1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tập trung của sinh viên trường đại học kinh tế quốc dân trong tiết học online

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tập trung của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong tiết học online
Tác giả Hoàng Thị Xuân Mai, Lê Thanh Minh, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thị Dương Lâm
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế lượng
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Chính bởi thấy được tầm quan trọng cũng như những ưu nhược điểm của việc học online, bài nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu thực trạng việc học online của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dâ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-   -

BÀI TẬP LỚN

MÔN KINH TẾ LƯỢNG

ĐỀ TÀI: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến

sự tập trung của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân

trong tiết học online

Giảng viên : ThS Nguyễn Thị Thu Trang Lớp học phần : Kinh tế lượng (121)_26 Sinh viên thực hiện :

Nhóm 4: Hoàng Thị Xuân Mai (nhóm trưởng) - 11202447

Lê Thanh Minh - 11202543 Trần Ngọc Anh – 11200382 Nguyễn Thị Dương Lâm – 11205677

Hà Nội - 2021

Trang 2

-MỤC LỤC

1 Giới thiệu: 1

2 Cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu: 1

2.1 Nêu lý thuyết kinh tế (hoặc nghiên cứu đã có hoặc bằng logic) giải thích tại sao các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc 1

2.2 Chỉ ra mô hình (viết phương trình hồi quy tổng thể) và mô tả các biến một cách cụ thể (đo lường như thế nào, đơn vị là gì) 3

2.3 Bảng kỳ vọng về xu hướng tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc 4

2.4 Nguồn dữ liệu và mô tả dữ liệu 4

2.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: 4

2.4.2 Kết quả nghiên cứu: 4

3 Kết quả ước lượng và kiểm định: 8

● Đồ thị scatter with regression 8

● Thống kê mô tả 9

● Kết quả ước lượng mô hình 10

○ Ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy: 10

○ Ý nghĩa kinh tế của các hệ số hồi quy 10

○ Khoảng tin cậy cho các hệ số hồi quy: 11

● Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy 12

● Kiểm định Ramsey 12

● Kiểm định White 12

● Kiểm định tính phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên - kiểm định Jarque Bera 14

● Đa cộng tuyến 15

4 Kiến nghị và kết luận: 17

4.1 Tăng cường sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên 18

4.2 Khuyến khích học tập theo nhóm và tăng số lượng bài tập thảo luận trên lớp 18

4.3 Sinh viên nên ngủ đủ giấc và ngủ khoa học 18

4.4 Sinh viên nên hạn chế việc sử dụng điện thoại 18

4.5 Sinh viên cần có kỹ năng quản lí thời gian 18

4.6 Giảng viên cần tổ chức tốt bài giảng và cách truyền đạt kiến thức nhằm tạo sự hứng thú cho sinh viên 18

LỜI CẢM ƠN 19

Trang 3

Link video thuyết trình:

về dạy và học phù hợp với tình hình thực tế, trong đó, giải pháp dạy học online đã được thực hiện trên toàn quốc và bước đầu có kết quả Nhờ tính linh hoạt và tiện dụng về thời gian lẫn địa điểm mà hình thức học tập này đã giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn khi người học có thể có thể học mọi lúc mọi nơi, ở văn phòng, ở nhà hoặc bất kỳ địa điểm nào thuận tiện Đây là điều mà các phương pháp giáo dục truyền thống không có được Tuy nhiên phương pháp này cũng tồn tại một số những nhược điểm gây cản trở trong việc tiếp nhận kiến thức của sinh viên Chính bởi thấy được tầm quan trọng cũng như những ưu nhược điểm của việc học online, bài nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu thực trạng việc học online của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay

Mục đích của việc nghiên cứu là tìm ra những nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến thời gian tập trung trong tiết học online của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục những yếu tố tiêu cực, góp phần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên

2 Cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu:

sao các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc

Đã có rất nhiều nghiên cứu về sự tập trung trong lớp học của học sinh, sinh viên, nhưng

do hình thức giảng dạy học tập trực tuyến vẫn mới nên số lượng nghiên cứu về đề tài này vẫn còn ít Tuy nhiên chúng ta có thể nhận thấy có một số biến độc lập gây ra sự mất tập trung trong học tập trong cả 2 hình thức học trực tiếp và trực tuyến Sau đây là một số các

cơ sở lý thuyết, chúng em rút ra từ các nghiên cứu đã có:

Nghiên cứu của Adrian F Ward (2017) chỉ ra rằng: “Những người có sự hiện diện của điện thoại bên cạnh trong quá trình học tập, làm việc thì không thể tập trung hoàn toàn vào nhiệm vụ của mình và có kết quả thể hiện kém hơn so với những người không có sự hiện diện của điện thoại bên cạnh.” Qua đây cho thấy việc sử dụng điện thoại trong giờ học gây ảnh hưởng đến sự tập trung học tập

Trang 4

Theo nghiên cứu của Kathryn M.Orzech PhD (2011), việc thiếu ngủ có liên quan đến việc mất tập trung và chú ý trong lớp học, do đó thời gian ngủ đêm trước buổi học có ảnh hưởng đến mức độ tập trung trong giờ học

Một nghiên cứu năm 2014 mang tên Impact of Teaching Time on Attention and Concentration đã chỉ ra sự tác động của thời gian tiết học đối với các sinh viên, học viên ở

2 nhóm tuổi, từ 18 - 22 và 23 - 27 Trong đó theo quan sát của nhóm nghiên cứu nếu tiết học dài 1 tiếng thì phần trăm số sinh viên tập trung là 87%, nhưng nếu độ dài tiết học tăng lên thành 2 tiếng thì số phần trăm này sẽ giảm mạnh và chỉ còn 13% Như vậy, ta thấy được

sự quan trọng của độ dài tiết học tới sự tập trung của sinh viên trong giờ học

Theo Nguyễn Hoài Nam, Cao Thị Quyên (2014): “Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của người học đối với đối tượng học tập và gắn với quá trình hoạt động học tập của họ, tạo

ra khoái cảm và thôi thúc người học chủ động chiếm lĩnh tri thức” Nếu sinh viên có hứng thú và yêu thích đối với môn học, sẽ nảy sinh nhu cầu tìm tòi, dành nhiều thời gian và tập trung hơn vào môn học đó

Nghiên cứu Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới điểm trung bình học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh của Nguyễn Quỳnh Trang và số liệu thu được từ khảo sát của chúng em (Khảo sát về Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tập trung của sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân trong tiết học online) đã cho thấy rằng các sinh viên đi làm thêm hay tham gia các câu lạc bộ, hoạt động ngoài khóa nhiều thường dễ mất tập trung hơn so với các sinh viên khác Lý giải cho điều này, ta thấy các sinh viên tham gia nhiều hoạt động ngoài khóa và làm thêm thường dành phải phân bổ thời gian, nỗ lực và sự tập trung cho nhiều hoạt động, chính vì vậy sự tập trung trong lớp học của họ bị loãng Các sinh viên này có thể dành quá nhiều thời gian cho đi làm, hoạt động ngoại khóa nên không có thời gian chuẩn bị bài, làm bài tập ở nhà cho nên khi đi học họ tiếp thu kém hơn so với các sinh viên khác, từ đó dẫn đến chán nản, không muốn học và mất tập trung trong giờ Học online có thể khiến nhiều sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa mất tập trung và làm các việc liên quan đến câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa trong giờ học

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự tập trung của sinh viên Tổng hợp các nhân tố đó được mô tả qua bảng “Khung lý thuyết cho nghiên cứu” dưới đây:

Trang 5

Khung lý thuyết cho nghiên cứu

cách cụ thể (đo lường như thế nào, đơn vị là gì)

o LT (LESSONTIME): thời gian một tiết học (đơn vị: phút)

o P (PHONEUSING): thời gian sử dụng điện thoại/các thiết bị điện tử không liên quan đến môn học (đơn vị: phút)

o I (INTEREST) : (biến định tính) sự hứng thú đối với môn học, có 2 lựa chọn “hứng thú” và “không hứng thú”

o ST (SLEEPTIME): thời gian ngủ ngày hôm trước (đơn vị: giờ)

Tham gia các hoạt động ngoại khóa (clb, làm thêm):

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình

học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP

Hồ Chí Minh (Nguyễn Quỳnh Trang) và từ quan sát

thực tế

Số giờ ngủ ngày hôm trước: The State of Sleep

Among College Students at a Large Public

University (Kathryn M Orzech PhD, David B

Salafsky MPH, and Lee Ann Hamilton MA, CHES,

2011)

Độ dài tiết học: Impact of Teaching Time on

Attention and Concentration (Sonika Lamba,

Archana Rawat, Jerry Jacob, Meena Arya, Jagbeer

Rawat, Vandana Chuahan, and Sucheta Panchal,

2014)

Sự hứng thú với môn học: Nâng cao hứng thú học

tập cho sinh viên trường nghề (Nguyễn Hoài Nam

và Cao Thị Duyên, 2014)

Sự tập trung trong giờ học online của sinh viên trường ĐH KTQD

Thời gian sử dụng điện thoại trong một tiết học:

Brain Drain: The Mere Presence of One’s Own

Smartphone Reduces Available Cognitive Capacity

(Adrian F Ward, Kristen Duke, Ayelet Gneezy, and

Maarten W Bos, 2017)

Trang 6

o EC (EXTRACURRICULAR): (biến định tính) có tham gia các hoạt động ngoại khóa hay làm thêm không, có hai lựa chọn “có” và

“không”

Bảng tổng hợp các biến với dấu kì vọng của hệ số trong mô hình các yếu tố

(-)

2.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Các bạn sinh viên đang học tại trường Đại học Kinh

tế quốc dân

- Số lượng quan sát sau khi chắt lọc là: 156 quan sát

- Hình thức điều tra: Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu định lượng, phi thực nghiệm (lập phiếu khảo sát) Sau khi chuẩn Phiếu được phát trên nền tảng facebook, trong các group học tập trong khoảng thời gian từ 28/10 - 4/11

2.4.2 Kết quả nghiên cứu:

- Độ dài tiết học

Trang 7

- Thời gian sinh viên sử dụng điện thoại trong một tiết học

Trang 8

- Sự hứng thú của sinh viên

- Thời gian ngủ

Trang 9

- Tham gia hoạt động ngoại khóa

Trang 10

3 Kết quả ước lượng và kiểm định:

● Đồ thị scatter with regression

⇒ Tương quan giữa biến FOCUS và LT (độ dài tiết học) là tương quan không chặt Nhìn vào đồ thị, có thể thấy thời gian tập trung của sinh viên tăng dần khi độ dài tiết học tăng Tuy nhiên khi độ dài tiết học quá lớn thì thời gian tập trung của sinh viên lại giảm

⇒ Tương quan giữa biến FOCUS và P (thời gian sử dụng điện thoại) là tương quan nghịch chiều, không chặt Thời gian sinh viên sử dụng điện thoại càng tăng thì thời gian sinh viên

đó tập trung trong tiết học lại càng giảm

Trang 11

⇒ Tương quan giữa biến FOCUS và ST (thời gian ngủ của sinh viên) là tương quan không chặt

● Thống kê mô tả

View/Descriptive Stats/Common Sample

Từ bảng thống kê mô tả, ta có thể thấy các giá trị trung bình của các biến FOCUS, LT,

P, I, ST, EC lần lượt là 37,66 ; 65,5 ; 22,15 ; 0,39 ; 7,51 ; 0,59 Các giá trị độ lệch chuẩn tương ứng với 6 biến là 14,9 ; 10,8 ; 18,4 ; 0,49 ; 4,9 ; 0,49

Median là giá trị trung vị; Skewness là hệ số bất đối xứng; Kurtosis là hệ số nhọn Thống kê Jarque-Bera và Probability (P-value) dùng để kiểm định về cặp giả thuyết Nhìn vào bảng thống kê:

Giá trị P-value của các biến độc lập LT, P, I, ST, EC EC < α = 0,05 ⇒ Các biến phân phối theo quy luật chuẩn

Trang 12

● Kết quả ước lượng mô hình

Hồi quy mô hình bằng phương pháp OLS

Sử dụng phần mềm eviews để ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính bội với các biến đã trình bày ở phần 2 cho kết quả như bảng trên Ta thu được mô hình hồi quy tổng thể như sau:

𝐹𝑂𝐶𝑈𝑆̂ = 1,821542 + 0,586494LT – 0,268783P + 3,584777I + 0,273596ST – 0,151659EC Kết quả hồi quy cho thấy khả năng giải thích của mô hình thông qua 𝑅2 là 30%, các biến độc lập đã giải thích được gần 28% sự biến thiên của biến phụ thuộc

○ Ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy:

● Prob(𝛽̂) = 0,7916 > 𝛼 = 0,05 => 𝛽0 ̂ 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑐ó ý 𝑛𝑔ℎĩ𝑎 𝑡ℎố𝑛𝑔 𝑘ê 0

● Prob(𝛽̂) < 𝛼 = 0,05 => 𝛽1 ̂ 𝑐ó ý 𝑛𝑔ℎĩ𝑎 𝑡ℎố𝑛𝑔 𝑘ê 1

● Prob(𝛽̂) < 𝛼 = 0,05 => 𝛽2 ̂ 𝑐ó ý 𝑛𝑔ℎĩ𝑎 𝑡ℎố𝑛𝑔 𝑘ê 2

● Prob(𝛽̂) = 0,0958 > 𝛼 = 0,05 => 𝛽3 ̂ 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑐ó ý 𝑛𝑔ℎĩ𝑎 𝑡ℎố𝑛𝑔 𝑘ê 3

● Prob(𝛽̂) = 0,1993 > 𝛼 = 0,05 => 𝛽4 ̂ 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑐ó ý 𝑛𝑔ℎĩ𝑎 𝑡ℎố𝑛𝑔 𝑘ê 4

● Prob(𝛽̂) = 0,9432 > 𝛼 = 0,05 => 𝛽5 ̂ 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑐ó ý 𝑛𝑔ℎĩ𝑎 𝑡ℎố𝑛𝑔 𝑘ê 5

 Có 2 biến định lượng ảnh hưởng đến thời gian tập trung của sinh viên trong một tiết học có ý nghĩa thống kê bao gồm: biến độ dài của một tiết học (LT) và biến thời gian sinh viên sử dụng điện thoại trong tiết học (P)

○ Ý nghĩa kinh tế của các hệ số hồi quy

Ta chỉ đi phân tích ý nghĩa kinh tế của các hệ số có ý nghĩa thống kê:

Trang 13

● 𝛽̂ = 0,586494 cho ta biết khi các yếu tố khác không đổi, thời gian của một tiết học 1kéo dài thêm 1 phút thì thời gian tập trung của sinh viên trong một tiết học sẽ kéo dài thêm 0,586494 phút 𝛽̂ tương quan thuận chiều với FOCUS (thời gian tập trung của 1sinh viên trong một tiết học)

● 𝛽̂ = - 0,268738 cho ta biết khi các yếu tố khác không đổi, thời gian sinh viên sử 2dụng điện thoại trong tiết học kéo dài thêm 1 phút thì thời gian sinh viên đó tập trung trong tiết học sẽ giảm đi 0,268738 phút 𝛽̂ tương quan ngược chiều với FOCUS 2(thời gian tập trung của sinh viên trong một tiết học), điều này phù hợp với lý thuyết, khi thời gian sử dụng điện thoại càng nhiều thì thời gian tập trung càng giảm

○ Khoảng tin cậy cho các hệ số hồi quy:

Khoảng tin cậy đối xứng cho các hệ số hồi quy được cho bởi công thức:

𝛽̂ − 𝑡𝑖 𝛼 2

(Ta chỉ đi tìm khoảng tin cậy của các hệ số có ý nghĩa thống kê)

- Khoảng tin cậy đối xứng cho hệ số hồi quy riêng 𝛽1 là:

𝛽1

̂ − 𝑡0,025(156−6) 𝑆𝑒(𝛽̂ ) < 𝛽1 1 < 𝛽̂ + 𝑡1 0,025(156−6) 𝑆𝑒(𝛽̂ ) 1 ⇔ 0,586494 − 1,976.0,094942 < 𝛽1 < 0,586494 + 1,976.0,094942

⇔ 0,398887 < 𝛽1 < 0,774099

⇨ Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thời gian của một tiết học kéo dài thêm 1 phút thì thời gian tập trung của sinh viên trong một tiết học sẽ tăng thêm trong khoảng (0,398887; 0,774099) (phút)

- Khoảng tin cậy đối xứng cho hệ số hồi quy riêng 𝛽2 là:

𝛽̂ − 𝑡2 0,025(156−6)

𝑆𝑒(𝛽̂ ) < 𝛽2 2 < 𝛽̂ + 𝑡2 0,025(156−6)

𝑆𝑒(𝛽̂ ) 2 ⇔ −0,268783 − 1,976 0,055788 < 𝛽2 < −0,268783 + 1,976 0,055788 ⇔ −0,37902 < 𝛽2 < −0,158546

⇨ Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thời gian sinh viên sử dụng điện thoại trong tiết học kéo dài thêm 1 phút thì thời gian sinh viên đó tập trung trong tiết học

sẽ giảm đi trong khoảng (0,158546; 0,37902) (phút)

Trang 14

● Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy

Có cặp giả thuyết sau:

{𝐻0: 𝐻à𝑚 ℎồ𝑖 𝑞𝑢𝑦 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑝ℎù ℎợ𝑝𝐻1: 𝐻à𝑚 ℎồ𝑖 𝑞𝑢𝑦 𝑝ℎù ℎợ𝑝 Prob = 0.00 < 0.05 do đó bác bỏ H0

Suy ra: hàm hồi quy phù hợp

Trang 15

Có cặp giả thuyết:

{𝐻0: 𝑃ℎươ𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑖 𝑠𝑎𝑖 𝑠ố đồ𝑛𝑔 đề𝑢𝐻1: 𝑃ℎươ𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑖 𝑠𝑎𝑖 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖

Có Prob=0.000768<0.05

Do đó bác bỏ H0, phương sai sai số thay đổi

Cách sửa: Phương pháp GLS: chia cho LT

LS FOCUS/LT C P/LT I/LT ST/LT EC/LT

Ở mô hình mới, kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy

Có cặp giả thuyết sau:

{𝐻0: 𝐻à𝑚 ℎồ𝑖 𝑞𝑢𝑦 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑝ℎù ℎợ𝑝𝐻1: 𝐻à𝑚 ℎồ𝑖 𝑞𝑢𝑦 𝑝ℎù ℎợ𝑝 Prob= 0.000002 < 0.05, chưa bác bỏ H0

 Suy ra mô hình hồi quy phù hợp

Tiếp tục kiểm định Ramsey

Trang 16

Có cặp giả thuyết:

{𝐻0: ướ𝑐 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑚ô ℎì𝑛ℎ 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑐ℎệ𝑐ℎ 𝐻1: ướ𝑐 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑚ô ℎì𝑛ℎ 𝑐ℎệ𝑐ℎ Prob = 0.313657 > 0.05, chưa bác bỏ H0,

 Suy ra mô hình hồi quy không chệch

Sau đó kiểm định White:

Có cặp giả thuyết:

{𝐻0: 𝑃ℎươ𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑖 𝑠𝑎𝑖 𝑠ố đồ𝑛𝑔 đề𝑢𝐻1: 𝑃ℎươ𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑖 𝑠𝑎𝑖 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 Prob = 0.377267 > 0.05, chưa bác bỏ H0

 phương sai sai số đồng đều

● Kiểm định tính phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên - kiểm định Jarque

Bera

Tiến hành kiểm định tính phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên bằng kiểm định Jarque Bera, được kết quả như sau:

Trang 17

Có cặp giả thuyết: {𝐻0: 𝑆𝑎𝑖 𝑠ố 𝑛𝑔ẫ𝑢 𝑛ℎ𝑖ê𝑛 𝑐ó 𝑝ℎâ𝑛 𝑝ℎố𝑖 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛

𝐻1: 𝑆𝑎𝑖 𝑠ố 𝑛𝑔ẫ𝑢 𝑛ℎ𝑖ê𝑛 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑝ℎâ𝑛 𝑝ℎố𝑖 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛 Prob = 0.505550 > 0.05 ➔ chưa bác bỏ H0

Suy ra sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn

● Đa cộng tuyến

Xác định bảng hệ số tương quan trong Eviews được kết quả sau:

Nhận thấy hệ số tương quan giữa các biến đều đang < 0.8, do đó chưa thể đưa ra kết luận

Có thể thấy giữa các cặp I/LT- EC/LT, ST/LT - EC/LT, ST/LT - I/LT, hệ số tương quan cao hơn các cặp còn lại, nên thực hiện hồi quy phụ giữa các cặp này để xác định xem có đa cộng tuyến cao hay không

+ Hồi quy ST/LT theo EC/LT

Ngày đăng: 20/08/2024, 14:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w