BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNBÁO CÁO TỔNG KẾT PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH LECTURE/ SEMINAR ĐẾN HIỆU QUẢ HỌ
Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh thời đại với những biến đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, nền giáo dục nói chung và Việt Nam nói riêng đang trải qua những cuộc cách mạng đổi mới liên tục để đáp ứng phù hợp với yêu cầu phát triển chung của nhân loại Đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, các phương pháp tiếp cận thông tin và học tập của đa số học sinh, sinh viên đã được mở ra thêm hướng mới đó là học tập trực tuyến qua các nền tảng học tập online như zoom, MS teams, google meeting,… Phương pháp giảng dạy chủ yếu bằng bài giảng truyền thống đang dần trở nên lạc hậu vì việc truyền đạt thông tin của giảng viên đơn điệu và không còn đủ hấp dẫn, người học không có môi trường tương tác nhiều mà chỉ đang thụ động tiếp nhận các kiến thức.
Nhận thức được vai trò của cải cách giáo dục, các trường đại học và đặc biệt là trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn đi đầu đón nhận các xu thế phát triển mới của nền giáo dục Việt Nam và trên thế giới nhằm đem lại môi trường học tập tốt nhất cho sinh viên Bên cạnh việc kết hợp hiệu quả phương pháp giảng dạy trực tiếp (offline) và trực tuyến (online), trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã triển khai một mô hình học tập mới mang tên “lecture/ seminar” Đây là mô hình giảng dạy kết hợp giữa bài giảng truyền thống và hội thảo, trong đó giáo viên đóng vai trò định hướng, hướng dẫn kiến thức và kỹ năng cho sinh viên, còn sinh viên đóng vai trò trung tâm trong lớp học với các buổi hội thảo, tương tác trao đổi thảo luận vấn đề Mô hình này sẽ giúp phát huy cao được tính chủ động, sáng tạo và khả năng tự học của mỗi sinh viên.
Vậy mô hình kết hợp bài giảng và hội thảo này sau khi áp dụng tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân sau hơn 1 năm đã thực sự đem lại hiệu quả đối với các sinh viên hay chưa? Chính vì thế, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài:
“ Nghiên cứu tác động của mô hình lecture/ seminar đến hiệu quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân” để tiến hành nghiên cứu Từ đó, giúp cho nhà trường và sinh viên nhận thức được mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên khi tham gia vào lớp học sử dụng mô hình lecture/ seminar và có thể điều chỉnh, cải thiện phương pháp giảng dạy tốt nhất, tăng cường hiệu quả học tập của sinh viên.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Với lý do lựa chọn đề tài ở trên, đề tài nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu chính sau:
Mục tiêu tổng quát: Xác định các nhân tố tác động của mô hình giảng dạy kết hợp lecture/ seminar đối với hiệu quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về mô hình lecture/ seminar, xây dựng mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu quả học tập của sinh viên NEU Từ đó, đề xuất được một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên khi tham gia vào mô hình lecture/ seminar.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu ở trên, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Có những yếu tố tác động nào ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên khi tham gia vào mô hình lecture/ seminar?
Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Mức độ tác động của mô hình lecture/ seminar đến hiệu quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân như thế nào?
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu với các bạn sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân và thảo luận trong nhóm nghiên cứu nhằm xây dựng các yếu tố trong mô hình đề xuất phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa biến để kiểm định các yếu tố tác động của mô hình lecture/ seminar đến hiệu quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tếQuốc dân
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Thứ nhất, tổng quát, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng của mô hình lecture/ seminar đến hiệu quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của mô hình lecture/ seminar đến hiệu quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Nghiên cứu nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả học tập của sinh viên thông qua mô hình lecture/ seminar tại trường Đại học Kinh tếQuốc dân.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
Phương pháp giảng dạy theo mô hình lecture/ seminar (bài giảng/ thảo luận) là phương pháp giảng dạy kết hợp giữa các buổi giảng dạy lý thuyết và các buổi thảo luận có hướng dẫn Lớp lecture gồm 1 hoặc nhiều lớp học phần có quy mô không quá 300 sinh viên; lớp Seminar là lớp học phần có quy mô từ 20 đến
30 sinh viên Thời lượng mỗi lớp lecture và lớp seminar chiếm 50% thời lượng học phần Giảng viên dạy lớp Lecture có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết kiến thức học phần Giảng viên lớp Seminar có trách nhiệm đánh giá điểm chuyên cần, điểm đánh giá quá trình của sinh viên.
Lớp lecture thường tập trung vào việc truyền đạt kiến thức cơ bản, giải thích các khái niệm Còn lớp Seminar thường được thiết kế để kích thích sự tương tác đa chiều giữa sinh viên và giáo viên, cũng như giữa các sinh viên với nhau Thông qua các hoạt động như thảo luận nhóm, bài thực hành, hoặc giải quyết vấn đề, sinh viên có thể ứng dụng và hiểu sâu hơn về những kiến thức đã học.
Mô hình kết hợp bài giảng truyền thống và hội thảo tập trung vào việc
“lấy người học làm trung tâm” Vai trò mới của giáo viên là tạo ra mối tương quan hiệu quả giữa các thành phần khóa học (bài giảng - hội thảo) (Almusaed, A., Almssad, A., Andersson, N., & Brunzell, L., 2022)
Cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về mô hình giảng dạy kết hợp bài giảng truyền thống và hội thảo này trong các bài nghiên cứu trước đây Nhìn chung, mô hình học tập mới này đều nhấn mạnh đến vai trò dẫn dắt của giảng viên và chuyên gia, và sự chủ động, sáng tạo của sinh viên trong học tập Mô hình này được xây dựng để hướng tới những tác động tích cực tới hiệu quả học tập của người học.
Kintu et al (2017) cho rằng hiệu quả học tập của người học được đánh giá qua bốn khía cạnh: (1) hiệu suất học tập, (2) động lực, (3) sự hài lòng và (4) kiến thức tiếp thu được Không những vậy, hiệu quả học tập còn được thể hiện qua kỹ năng và thái độ của người học Các kiến thức, kỹ năng này được tích lũy và phát triển từ mỗi tiết học trong suốt quá trình khóa học được quy định cụ thể trong chương trình đào tạo (Guay et al., 2008).
Dưới góc độ của người học, hiệu quả học tập được đánh giá qua các giá trị và kết quả học tập mà người học cảm nhận được khi tham gia lớp học (Tsang et al., 2021)
Theo Gray and DiLoreto (2016), để đo lường hiệu quả học tập tổng quát của người học, các nghiên cứu đo lường có thể đánh giá thông qua hành vi, thái độ và cảm nhận của người học trong các lớp học Bên cạnh đó, mức độ đạt được kết quả học tập của sinh viên trong các lớp học cũng được sử dụng để đo lường hiệu quả học tập Như vậy, hiệu quả học tập được đo lường và đánh giá thông qua cảm nhận của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ của các khóa học cũng như việc ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn
Tổng quan nghiên cứu
Xing-ju, W., Lin, Z., & Gui-feng, G (2013), đã thực hiện nghiên cứu về phương pháp giảng dạy truyền thống kết hợp với phương pháp dạy thảo luận trong giáo dục đại học Trong nghiên cứu, các tác giả chỉ ra rằng, phương pháp giảng dạy truyền thống chỉ ra vai trò hướng dẫn của giáo viên là vô cùng quan trọng, cho phép sinh viên tiếp thu được nhiều kiến thức hơn Nhưng phương pháp giảng dạy này lại làm mất đi tính chủ động và sáng tạo của họ” Bên cạnh đó,phương pháp dạy học hội thảo (seminar) là một phương pháp đang được chú ý và phổ biến ở châu Âu và Hoa Kỳ trong lớp học đại học Đó là một lộ trình giảng dạy tương tác mà sinh viên thảo luận với giáo viên và chuyên gia để nghiên cứu một chủ đề nhất định Cốt lõi của nó là đào sâu tiềm năng học thuật của những người tham gia khóa học, phát huy tối đa sự tương tác hiểu biết đa góc độ và đa cấp độ Sự kết hợp của hai phương pháp giảng dạy này đã nhấn mạnh vai trò hướng dẫn của giảng viên Giáo viên có thể truyền tải thông tin từ dễ đến khó,giúp sinh viên tiếp thu được kiến thức, trong khi đó, sinh viên được phát huy tính chủ động học tập và năng lực tự học dưới sự dẫn dắt của giảng viên Thông qua việc điều tra, phân tích và nghiên cứu trường hợp điển hình, các nhà nghiên cứu rút ra kết luận rằng phương pháp giảng dạy truyền thống và hội thảo có lợi trong việc nâng cao hiệu quả lớp học và nuôi dưỡng tính chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viên Nghiên cứu này cho thấy mô hình giảng dạy kết hợp này nên được phát triển ở nền giáo dục Trung Quốc để nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên.
Theo Mallik, G (2011) kết quả học tập tại trường Đại học của sinh viên phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân (ví dụ như giới tính, tuổi tác, quốc gia xuất xứ) và thành tích trước đây của họ như Điểm Chứng chỉ Trung học (High School Certificate), Chỉ số Tuyển sinh Đại học (UAI), điểm Kinh tế và trình độ tiếng Anh, Toán đã hoàn thành ở trường trung học Tuy nhiên, nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ tích cực đáng kể giữa việc tham gia bài giảng và buổi dạy kèm (lecture and tutorial) cũng như điểm số trong đơn vị định lượng năm đầu tiên - Giới thiệu về Phương pháp Kinh tế (IEM) Kết quả cho thấy việc tham gia đều đặn các buổi giảng và hướng dẫn ở trên lớp sẽ cải thiện rõ rệt điểm số của môn Toán HSC tại trường Kinh tế và tài chính Do đó, việc đi học tối thiểu có thể coi là bắt buộc để sinh viên xem việc đi học đều và tham gia các buổi giảng, hướng dẫn ở trường là một phần trong đánh giá của họ Đồng thời, giảng viên cũng nên tạo ra một môi trường học tập tốt, khuyến khích sinh viên và thu hút sự quan tâm của họ vào khóa học Từ đó nâng cao được hiệu quả dạy và học trong bộ môn đó.
Trong nghiên cứu của Sundbom, M., Hellstrom, P., & Graf, W (2021) về một chủ đề kết hợp mới, kết hợp các bài giảng và hội thảo tình huống (lectures and case-seminars), dẫn đến sự đánh giá cao từ sinh viên y khoa và giáo viên đại học Do xếp hạng của sinh viên giảm, một phương pháp giảng dạy mới đã được áp dụng cho khóa học về bệnh tiêu hóa dành cho sinh viên y khoa đại học Học tập dựa trên vấn đề đã được thay thế bằng một khái niệm mới, bao gồm một tuần lý thuyết với các bài giảng truyền thống và hội thảo tình huống Trong nghiên cứu này, các tác giả so sánh đánh giá của học sinh từ thời kỳ học tập dựa trên vấn đề với một khái niệm kết hợp mới Học sinh đánh giá các khái niệm bằng cách xếp hạng (1–6, 6 = tốt nhất) chín lĩnh vực chủ đề khác nhau Có thể bổ sung thêm nhận xét văn bản miễn phí Các giáo viên làm việc với cả hai khái niệm cũng làm như vậy Kết quả nghiên cứu cho thấy khái niệm học tập mới đã mang lại kết quả là đánh giá của học sinh được cải thiện và giáo viên hài lòng hơn Họ tin rằng khái niệm kết hợp, kết hợp các bài giảng và hội thảo tình huống, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc học và cải thiện môi trường học tập Nghiên cứu này cũng được mong đợi là truyền cảm hứng cho những người khác thông qua chương trình giảng dạy mới này đặc biệt là những người tham gia vào chương trình đào tạo y khoa đại học.
Nghiên cứu “Sử dụng các tiếp cận bài giảng và hướng dẫn trong giảng dạy các lớp học lớn của Darasawang, P., & Srimavin, W (2006) được thực hiện để tìm hiểu xem việc giảng dạy tiếng Anh có sử dụng hệ thống bài giảng và hướng dẫn có hiệu quả như thế nào trong một lớp học lớn Nghiên cứu có sự tham gia của 65 sinh viên đang tham gia khóa học tiếng Anh cuối cùng tại Đại học Công nghệ Thonburi của King Mongkut Dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy rằng trong cả ba loại hình học tập (bài giảng truyền thống, hướng dẫn, kết hợp bài giảng truyền thống và hướng dẫn), sinh viên ưa thích hình thức hướng dẫn hơn Tuy nhiên, nếu so sánh lớp học thông thường với sự kết hợp giữa giảng dạy và hướng dẫn thì sinh viên vẫn thích học ở lớp học thông thường hơn Do dó, nghiên cứu chưa thể đưa ra bất kỳ kết luận nào về các phương thức giảng dạy tiếng Anh phù hợp trong các lớp học quy mô lớn Như vậy, nghiên cứu cũng giúp ta nhìn thấy được mô hình kết hợp mới giữa bài giảng truyền thống với hướng dẫn không phải đem lại hiệu quả trong tất cả mọi trường hợp và nó có thực sự đem lại hiệu quả tích cực cho việc dạy và học tại các môi trường giáo dục đại học.
Trong bộ tài liệu giảng dạy “bài giảng - hướng dẫn” (lecture - tutorial) từ nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Prather, E E., Slater, T F., Adams, J P.,Bailey, J M., Jones, L V., & Dostal, J A (2004), người tham gia khóa học được cung cấp các hoạt động học tập trong đó người học làm trung tâm trong lớp học,giảng viên sẽ đóng vai trò định hướng trong suốt quá trình đó Các đánh giá định lượng và định tính đã được hoàn thành bằng cách sử dụng các công cụ trước khóa học, sau khóa học và sau “bài giảng - hướng dẫn”, cùng với các cuộc phỏng vấn nhóm tập trung tương ứng Dữ liệu đánh giá minh họa rằng chỉ riêng các bài giảng thông thường đã giúp học sinh đạt được mức độ hiểu biết đáng kể về mặt thống kê, nhưng chưa đạt được yêu cầu (sinh viên chỉ đạt điểm ở mức 50% sau bài giảng) Trong khi đó, việc sử dụng phương pháp kết hợp bài giảng và hướng dẫn đã giúp sinh viên đạt được những thành tựu đáng kể về mặt thống kê so với những gì đạt được sau bài giảng (với số điểm sinh viên đạt được ở mức 70% sau bài giảng - hướng dẫn) Đánh giá định lượng về thái độ của sinh viên cho thấy không có tiến bộ đáng kể nào trong học kỳ, nhưng sinh viên cho biết họ coi Bài giảng - Hướng dẫn là một trong những phần có giá trị nhất khóa học Kết quả của nghiên cứu này được kỳ vọng là đem lại hiệu quả to lớn cho sự thay đổi tích cực trong phương pháp dạy và học trong lĩnh vực thiên văn học và mở rộng ra là sự học của sinh viên, và người học ở các lĩnh vực khác.
Trong nghiên cứu của mình, Almusaed, A., Almssad, A., Andersson, N.,
& Brunzell, L (2022) nhấn mạnh vấn đề cấp thiết trong môi trường đại học là làm thế nào để ứng phó với các thách thức của kỷ nguyên mới thông qua những thay đổi trong hoạt động và khám phá các mô hình giáo dục đại học mới Nghiên cứu tập trung vào khái niệm môi trường học tập “lấy học sinh làm trung tâm” dựa trên môi trường học tập tích cực bằng cách sử dụng nghiên cứu để tạo ra sự tham gia hấp dẫn của sinh viên của quá trình học tập Vị trí, mục tiêu và mô hình học tập của công việc thúc đẩy sự cải thiện sự tham gia và phương thức học tập của sinh viên trong bối cảnh này, chú ý đến sự tương tác giữa khóa học và sinh viên trong quá trình, kích thích tính chủ động học tập của sinh viên và thúc đẩy cải cách giảng dạy về việc tham gia Cao đẳng Vai trò mới của giáo viên là tạo ra môi tương quan hiệu quả giữa các thành phần khóa học (bài giảng - hội thảo) Sự học được đặt trong quá trình toàn cầu hóa cùng với môi trường công nghệ phát triển không ngừng thúc đẩy người học học tập độc lập, giáo viên định hướng tương lai sẽ là người chuyển giao tri thức.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân khi tham gia mô hình lecture/ seminar
Theo Dương Thị Kim Oanh (2013), “Động cơ học tập là yếu tố tâm lý có khả năng thỏa mãn nhu cầu của người học, nó định hướng, thúc đẩy mà duy trì hoạt động học tập của người học nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó” Pintrich, P R.
(2003) cho rằng động cơ học tập là sự hứng thú, động lực tham gia tích cực vào hoạt động học tập nhằm hoàn thành và đạt được kết quả cao Biểu hiện của người có động cơ học tập là họ luôn cố gắng để hiểu sâu và áp dụng được kiến thức của môn học đó.
Giả thuyết H1: Động cơ học tập có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả học tập của sinh viên
Theo Nguyễn Đức Tiến (2002), “Hiểu biết và kiến thức là cơ sở của năng lực học thuật, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng trong các lĩnh vực học tập cụ thể Kỹ năng học tập cũng là một phần không thể thiếu, bao gồm khả năng tiếp thu thông tin mới, sử dụng các phương pháp học tập hiệu quả và tổ chức thông tin một cách có hệ thống Năng lực học thuật cũng bao gồm kỹ năng nghiên cứu, từ việc tìm kiếm thông tin đến đánh giá và sử dụng nguồn thông tin một cách kỹ lưỡng Khả năng viết và giao tiếp một cách rõ ràng và hiệu quả là yếu tố quan trọng trong việc trình bày ý kiến và ý tưởng của sinh viên Ngoài ra, khả năng phản biện và suy luận là khả năng quan trọng giúp sinh viên phân tích và đánh giá các ý kiến và thông tin một cách logic và chính xác.” Sự sáng tạo và cải thiện là khả năng tạo ra những ý tưởng mới và đóng góp vào lĩnh vực học thuật Cuối cùng, khả năng thích ứng và giải quyết vấn đề là yếu tố quan trọng giúp sinh viên thích nghi với môi trường học tập đa dạng và giải quyết các vấn đề phức tạp Tất cả những yếu tố này cùng nhau tạo thành năng lực học thuật của một sinh viên, và việc phát triển và cải thiện chúng là cần thiết để đạt được hiệu quả học tập cao nhất.
Giả thuyết H2: Năng lực học thuật có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả học tập của sinh viên
1.3.3 Cách tiếp cận giải quyết vấn đề
Phong cách tiếp cận - tránh né khi giải quyết vấn đề là phòng thái của một cá nhân khi tiếp cận hoặc có thái độ tránh né một vấn đề nào đó Higgins (1994) cho thấy những cá nhân có sự tiếp cận giải quyết vấn đề thể hiện là một người trưởng thành, có khả năng vượt qua những biến cố Những cá nhân cố gắng tiếp cận giải quyết vấn đề là những người cố gắng nỗ lực tìm hiểu về vấn đề, tình huống Yếu tố tiếp cận - tránh né có liên quan đến quyền tự quyết của cá nhân, sự tò mò, phong cách quyết định vấn đề theo những con số rõ ràng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trợ giúp (Heppner et al., 1995) Theo Baker (2003) cho thấy những cá nhân có xu hướng tích cực tiếp cận để hướng đến giải quyết vấn đề sẽ có ảnh hưởng tích cực đến động cơ học tập và kết quả học tập của bản thân Từ đó, nghiên cứu đề ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H3: Những sinh viên có cách tiếp cận giải quyết vấn đề tốt sẽ dẫn đến kết quả học tập tốt hơn.
1.3.4 Mức độ tham gia của sinh viên trên giảng đường
Theo Ngô Tuấn Quang (2011): “Sự tự giác, tham gia đầy đủ số tiết học có tác động lớn đến kết quả học tập của sinh viên thông qua kết quả của điểm trung bình học tập các môn học Điều này hoàn toàn hợp lý vì hiện nay đa số sinh viên đại học chủ quan và thường xuyên bỏ tiết dẫn đến lỗ hổng kiến thức" Việc tham gia đầy đủ số tiết học của sinh viên đảm bảo kiến thức được tiếp thu một cách liền mạch tránh tình huống bị ngắt quãng, bỏ dở dẫn đến sự khó tiếp thu và khối lượng kiến thức cần bổ sung tăng lên gây ra tình trạng học chống đối, học nhưng không hiểu bản chất vấn đề
Giả thuyết H4: Mức độ tham gia đầy đủ của sinh viên trên giảng đường sẽ dẫn đến kết quả học tập tốt hơn.
1.3.5 Cơ sở vật chất – kỹ thuật
Theo Young, E., Green, H A., Roehrich-Patrick, L., Joseph, L., & Gibson, T (2003), mối quan hệ giữa cơ sở vật chất kỹ thuật trường học và kết quả học tập của sinh viên là cực kỳ quan trọng Nghiên cứu chứng minh rằng các đặc điểm vật lý của trường học có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc học Đầu tiên, đặc điểm vật lý bên ngoài là nền móng và kết cấu công trình, tường ngoài, mái nhà, cửa sổ, tuổi xây dựng, bảo trì, sân trường Thứ hai, đặc điểm vật lý bên trong với cửa, sàn, tường bên trong, trần nhà, hệ thống HVAC, điện và đường ống nước, ánh sáng, bảo trì, tủ khóa, không gian lưu trữ Thứ 3 về an ninh và an toàn - nhân viên bảo vệ, sàng lọc vũ khí, ra vào, kiểm soát hỏa hoạn/báo động/kháng cự, chiếu sáng khẩn cấp, trật tự và kỷ luật trường học Thứ tư, về sức khỏe môi trường xung quanh với sự lưu thông/thông gió không khí,chất lượng không khí trong nhà, radon và sơn chì, độ sạch sẽ, an toàn vật liệu(hóa chất phòng thí nghiệm, dụng cụ vệ sinh) Thứ năm, lớp học vật lý - ánh sáng, chất lượng âm thanh, tiếng ồn bên trong/bên ngoài, kiểm soát nhiệt độ, thiết kế/sắp xếp Thứ sáu, tâm lý - cách phối màu, vẽ bậy, bong tróc sơn, thạch cao vụn, tình trạng phòng vệ sinh, cửa sổ vỡ, sự riêng tư, quy mô trường học, cảm giác hạnh phúc về mặt cảm xúc Cuối cùng là giảng dạy - giáo viên, hiệu trưởng, phòng thí nghiệm khoa học, máy tính, quyền truy cập vào thư viện, chương trình giảng dạy, quy mô lớp học, thời gian học tập.
Giả thuyết H5: Cơ sở vật chất kỹ thuật của trường học có tác động thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên.
1.3.6 Sự cạnh tranh trong học tập
Theo Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2010), cạnh tranh trong học tập xem xét trong quan hệ giữa các sinh viên với nhau, thường mang tính cạnh tranh phát triển Họ cạnh tranh với nhau để hướng đến thành tích cao hơn Người học có mức độ cạnh tranh trong học tập cao thường sử dụng yếu tố đó như là đòn bẩy để tự phát triển khả năng của mình Bản thân những người này quan niệm rằng cá nhân họ không thể tách khỏi những thành viên trong lớp, họ cần hợp tác và cạnh tranh công bằng với các thành viên khác trong lớp Như vậy cạnh tranh trong học tập làm việc học mang lại hiệu quả cao
Giả thuyết H6: Cạnh tranh trong học tập có ảnh hưởng cùng chiều với kết quả học tập của sinh viên
Năng lực của giảng viên đóng vai trò quan trọng trong giảng dạy và học tập (Biggs, 1999) vì năng lực này giúp sinh viên nắm bắt được mục tiêu và kỳ vọng của môn học.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu An và các cộng sự (2016) chỉ ra rằng yếu tố “năng lực giảng viên” bao gồm việc chuẩn bị bài giảng, giới thiệu rõ mục tiêu và nội dung học phần, sắp xếp nội dung học phần có hệ thống, tổ chức học phần và tương tác lớp học Theo nghiên cứu, năng lực của giảng viên còn giúp sinh viên hiểu được giá trị và lợi ích của việc học tập từ đó sẽ giúp sinh viên thích thú hơn trong quá trình học tập để có kết quả học tập tốt hơn.
Giả thuyết H7: Năng lực giảng viên có tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ MÔ
Phương pháp nghiên cứu định tính
Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng nằm trong phạm vi nghiên cứu nhằm khai thác chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân khi tham gia mô hình Lecture/ seminar,… Phương pháp phỏng vấn sâu được nhóm sử dụng trong nghiên cứu này thông qua hình thức phỏng vấn trực tuyến 1:1 Quá trình phỏng vấn sâu được thực hiện như sau, nhóm tác giả phỏng vấn 10 đối tượng sinh viên các khóa đang học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ yếu là năm nhất, năm hai, năm ba và năm tư.
Khi bắt đầu mỗi cuộc phỏng vấn, những đối tượng cung cấp thông tin được thông báo rằng họ là một phần của bài nghiên cứu và các vấn đề liên quan sẽ được giữ bí mật Mỗi cuộc phỏng vấn đều được ghi âm lại Mẫu phiếu phỏng vấn sâu được xây dựng theo kiểu bán cấu trúc (Phụ lục 1)
Kết quả
Qua phân tích dữ liệu sơ cấp Nhóm nghiên cứu thu thập được cho thấy rằng các yếu tố được đưa ra trong các giả thuyết (H1 – H7) ở chương tổng quan lý thuyết đều có tác động đến hiệu quả học tập của sinh viên khi tham gia vào mô hình giảng dạy lecture/seminar Bên cạnh đó, yếu tố về sự phân bổ giờ dạy lecture/ seminar được cho là có tác động không nhỏ đến hiệu quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân khi có 6 câu trả lời trên 10 người tham gia phỏng vấn (60%) có đề cập đến yếu tố này Sự phân bổ giờ dạy lecture/ seminar ở đây tức là có thể phân chia giờ giảng dạy một cách tối ưu để cải thiện hiệu quả học tập của sinh viên hoặc là số giờ học lecture nhiều hơn để đảm bảo có lượng kiến thức đủ lớn để thực hành hoặc là số giờ học seminar nhiều hơn để đảm bảo việc hiểu sâu kiến thức khi áp dụng vào các tình huống thực tiễn Từ đó nhóm tác giả đề xuất thêm giả thuyết mới đó là:
Giả thuyết H8: Sự phân bổ giờ dạy lecture/ seminar có tác động tích cực đến hiệu quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
Mục tiêu nghiên cứu định lượng
Nhóm nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp để đánh giá thang đo và kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu Đầu tiên, tác giả sử dụng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo và loại bỏ những biến không phù hợp Tiếp theo, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo Sau đó, để kiểm định giả thuyết của nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc và vai trò của biến điều tiết đối với mối quan hệ giữa các biến Cuối cùng, để kiểm tra sự khác nhau giữa các biến phụ thuộc với các biến kiểm soát,nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp T-test và ANOVA.
Phương pháp định lượng
Dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này đã được thu thập thông qua cả khảo sát trực tuyến và trực tiếp tại Việt nam vào tháng 3 năm 2024 Các câu hỏi đã được tải lên Google biểu mẫu và gửi đến cho các sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông qua mạng xã hội như facebook Kết quả sau đó được tổng hợp và đưa vào SPSS để phân tích.
Nội dung Số lượng câu hỏi
Năng lực học thuật 05 Động cơ học tập 04
Cách tiếp cận giải quyết vấn đề 04
Mức độ tham gia của sinh viên 03
Cơ sở vật chất – kỹ thuật 04
Sự cạnh tranh trong lớp học 04
Năng lực của giảng viên 04
Sự phân bổ giờ dạy lecture/ seminar 04
Bảng 3 1 Số lượng câu hỏi
Bảng câu hỏi gồm có 2 phần chính:
Phần 1: Thông tin nhân khẩu học của người trả lời: Giới tính, khóa học, ngành học
Phần 2: Phần này cũng được thiết kế dựa trên thang điểm Likert 5 để xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hiệu quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân khi tham gia vào mô hình lecture/ seminar
Bảng 3 1 Các biến quan sát của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân khi tham gia mô hình lecture/ seminar
Nhân tố Biến quan sát
Tôi là người có tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề trong học tập.
Tôi thường xuyên tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu tham khảo để nâng cao kiến thức phục vụ việc học tập.
Tôi là người thích ứng và hòa nhập nhanh với phương pháp học tập của mô hình lecture/seminar.
Tôi có thể cải thiện kết quả học tập nếu vận dụng tốt kỹ năng của bản thân trong lớp học sử dụng mô hình lecture/seminar. Động cơ học tập
Tôi cho rằng năng lực học thuật tốt giúp nâng cao hiệu quả học tập của mỗi cá nhân.
Tôi sẽ rất hứng thú khi bắt đầu tham gia vào lớp học sử dụng mô hình giảng dạy mới kết hợp bài giảng và thảo luận (Lecture/seminar).
Mô hình lecture/seminar giúp tôi có động lực tham gia vào các hoạt động trên lớp.
Tham gia vào lớp học sử dụng mô hình lecture/seminar giúp tôi muốn cố gắng áp dụng các kiến thức mình có vào các hoạt động thảo luận và trao đổi.
Cách tiếp cận giải quyết vấn đề
Tôi không ngại việc tiếp cận và giải quyết vấn đề trong học tập.
Việc tham gia vào lớp học sử dụng mô hình lecture/seminar giúp cho các sinh viên hỗ trợ lẫn nhau trong thảo luận để cùng giải quyết vấn đề của môn học. Phương pháp học tập của mô hình lecture/seminar giúp tôi chủ động tiếp cận vấn đề theo nhiều cách để có hướng giải quyết phù hợp.
Tôi cho rằng việc tiếp cận và giải quyết vấn đề tốt ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của tôi.
Mức độ tham gia của sinh viên
Cơ sở vật chất – kỹ thuật
Tôi thấy việc tham gia đầy đủ vào các buổi học (lecture/seminar) giúp tôi tiếp thu kiến thức một cách liền mạch.
Tôi cho rằng việc tích cực tham gia trao đổi thảo luận và đóng góp ý kiến trong các buổi học (lecture/seminar) khiến tôi hiểu sâu các kiến thức môn học.
Mỗi sinh viên được nghỉ không vượt quá số buổi quy định để đảm bảo hiệu quả học tập của mỗi sinh viên.
Tôi mong muốn được học tập trong môi trường có cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ.
Sự cạnh tranh trong lớp học
Cơ sở vật chất tốt giúp tạo điều kiện cho tôi tiếp thu kiến thức và bài giảng một cách hiệu quả.
Khi có sự đầy đủ về cơ sở vật chất, các môn học đề cao công việc thực hành, thí nhiệm, nghiên cứu sẽ được đảm bảo chất lượng.
Cơ sở vật chất tốt ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của mỗi sinh viên.
Tôi nghĩ rằng các lớp học kết hợp bài giảng truyền thống và thảo luận có sự cạnh tranh cao giữa các sinh viên.
Năng lực của giảng viên
Việc cạnh tranh giữa các nhóm thảo luận trên lớp giúp cho các sinh viên làm việc nhóm hiệu quả để đạt được điểm số cao.
Việc tham gia vào các lớp học mang tính cạnh tranh cao có thể sẽ khiến một số bạn sinh viên thụt lùi, bị bỏ lại. Việc tranh luận sôi nổi trong các buổi thảo luận giúp tôi hiểu sâu về chủ đề môn học.
Các giảng viên có chuyên môn cao giúp tôi tiếp thu được khối lượng kiến thức nhiều hơn.
Sự phân bổ giờ dạy Khi số tiết học bài giảng truyền thống (lecture) nhiều hơn số tiết học thảo luận (seminar) là cần thiết giúp tôi có lecture/ seminar kiến thức về chủ đề môn học.
Khi các tiết học thảo luận (seminar) nhiều hơn số tiết học bài giảng truyền thống (lecture) giúp tôi được thảo luận trao đổi nhiều hơn để hiểu sâu kiến thức.
Tôi muốn có thêm thời gian thảo luận (seminar) để trao đổi, tranh luận các chủ đề môn học trên giảng đường. Việc phân bổ giờ dạy lecture/seminar một cách phù hợp giúp tối ưu hiệu quả học tập của sinh viên.
Hiệu quả học tập của sinh viên
Tôi thấy việc học lớp thảo luận (seminar) giúp tôi hiểu rõ hơn về những lý thuyết mà tôi học trong giờ bài giảng (lecture).
Tôi có cảm nhận được sự phát triển trong khả năng tư duy phản biện do được thảo luận nhiều trong lớp học. Tôi đã tận dụng tốt các tiết học kết hợp lecture/seminar để tiếp thu và vận dụng kiến thức vào thực tế môn học và sau buổi học.
Kết quả các bài kiểm tra, đánh giá của tôi được cải thiện rõ rệt khi tham gia vào lớp học sử dụng mô hình lecture/seminar.
3.2.3 Phân tích dữ liệu Độ tin cậy và tính hợp lệ của thang đo được đánh giá nhờ SPSS Độ tin cậy của thang đo được kiểm tra thông qua hệ số Cronbach’s Alpha Tính hợp lệ của thang đo đã được kiểm tra thông qua phân tích yếu tố khám phá (EFA) Cuối cùng, tác động của các yếu tố đến nhu cầu cầu ăn chay Phật giáo được ước tính bằng cách sử dụng mô hình hồi quy.
3.2.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Hệ số Alpha của Cronbach được sử dụng để phân tích tính nhất quán của thang đo bao gồm nhiều biến quan sát được Thông qua phân tích hệ số này cho phép các nhà nghiên cứu loại bỏ các biến rác (không đảm bảo tính nhất quán khi phản ánh về cùng một khái niệm) Cụ thể, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại trừ khỏi tập hợp các biến quan sát được của thang đo Tiêu chí cho một thang đo tốt là thang đo có Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và không có bất kỳ hệ số tương quan biến tổng nào dưới 0.3 (Nunnally & Burnstein, 1994).
3.2.3.2 Phân tích nhân tố khám phá Để phân tích tính hợp lệ của thang đo, các nhà nghiên cứu sử dụng kỹ thuật EFA Công cụ này có thể đánh giá tính đồng nhất của các yếu tố thành phần (mục) dự kiến sẽ tương quan đáng kể với nhau trong cùng một thành phần Trong quá trình phân tích, các biến quan sát có hệ số tải nhỏ hơn 0,5 tiếp tục bị loại trừ khỏi tập hợp các biến quan sát được vì sự hội tụ của thang đo không được đảm bảo Phương pháp trích xuất là phương pháp Thành phần chính với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích xuất các yếu tố có giá trị Eigenvalue bằng 1. Theo Hair et al (1998), thang đo được chấp nhận (đảm bảo tính hợp lệ) khi hơn 50% tổng phương sai được trích xuất và không nhỏ hơn 0,5 hệ số tải.
Kết quả nghiên cứu định lượng
3.3.1 Thống kê mẫu nghiên cứu
126 câu trả lời được thu thập online qua các phương tiện như Facebook, Email,… Tổng số 126 trường hợp mẫu có thể phân tích được sử dụng trong nghiên cứu.
Hình 3.1 Cấu trúc mẫu theo giới tính
Kết quả thu về về giới tính phản ánh với 56.3% người thực hiện khảo sát là nữ và 42.9% người thực hiện khảo sát là nam, 0,8% giới tính khác.
Năm học Số lượng Tỷ lệ
Nhìn chung nhóm sinh viên năm 2 chiếm đa số trong tổng thể với tỷ lệ 36.5%, nhóm sinh viên năm 4 chiếm 28.6%, nhóm sinh viên năm 3 chiếm 24.6%, trong khi đó nhóm sinh viên năm 1 có tỷ trọng ít nhất với 10.3%.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xem xét sự khác nhau về kết quả trả lời các câu hỏi ở bảng khảo sát của đối tượng sinh viên Đồng thời xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập khi học theo mô hình lecture/seminar.
Thông tin là thông tin định lượng, có ý nghĩa về mặt thống kê, được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu thông qua một bảng câu hỏi được thiết kế.
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được đưa vào xử lý sử dụng phương pháp phân tích định lượng phân tích mối quan hệ giữa các biến theo hồi quy tuyến tính xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS Khởi đầu phân tích là đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach's Alpha, sau đó là phân tích nhân tố khám phá EFA, cuối cùng là phân tích hồi quy.
3.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Alpha của Cronbach
Kết quả phân tích độ tin cậy cho từng thang đo được sử dụng trong mô hình nghiên cứu được trình bày dưới đây.
Nhân tố năng lực học thuật gồm 5 biến quan sát từ NL1 đến NL5 Kết quả kiểm định cho thấy hệ số corrected item – total correlation đều lớn hơn
0.3, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.8 ≥ 0.6 Do đó, nó đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Bảng 3.3 Bảng hệ số Cronbach’s Alpha của năng lực học thuật
Nhân tố động cơ học tập gồm 4 biến quan sát từ DC1 đến DC5 Kết quả kiểm định cho thấy hệ số corrected item – total correlation đều lớn hơn 0.3, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.845 ≥ 0.6 Do đó, nó đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Bảng 3 4 Bảng hệ số Cronbach’s Alpha của động cơ học tập
3.3.2.3 Cách tiếp cận giải quyết vấn đề
Nhân tố tiếp cận giải quyết vấn đề gồm 4 biến quan sát từ TC1 đến TC4. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số corrected item – total correlation đều lớn hơn 0.3, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.815 ≥ 0.6 Do đó, nó đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Bảng 3 5 Bảng hệ số Cronbach’s Alpha của cách tiếp cận giải quyết vấn đề
3.3.2.4 Mức độ tham gia lớp học
Nhân tố Mức độ tham gia lớp học gồm 3 biến quan sát từ M1 đến M4 Kết quả kiểm định cho thấy hệ số corrected item – total correlation đều lớn hơn 0.3, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.789 ≥ 0.6 Do đó, nó đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Bảng 3.6 Bảng hệ số Cronbach’s Alpha của mức độ tham gia lớp học của sinh viên
3.3.2.5 Cơ sở vật chất – kỹ thuật
Nhân tố cơ sở vật chất – kỹ thuật gồm 4 biến quan sát từ VC1 đến VC4. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số corrected item – total correlation đều lớn hơn 0.3, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.879 ≥ 0.6 Do đó, nó đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Bảng 3 7 Bảng hệ số Cronbach’s Alpha của cơ sở vật chấy – kỹ thuật
3.3.2.6 Sự cạnh tranh trong học tập
Nhân tố Sự cạnh tranh trong học tập gồm 4 biến quan sát từ CT1 đến CT4. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số corrected item – total correlation đều lớn hơn 0.3, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.742 ≥ 0.6 Do đó, nó đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Bảng 3 8 Bảng hệ số Cronbach’s Alpha của sự cạnh tranh trong học tập
3.3.2.7 Năng lực của giảng viên
Thang đo năng lực của giảng viên gồm 4 biến quan sát, được ký hiệu từ N1 đến N4 Kết quả kiểm định cho thấy hệ số corrected item – total correlation đều lớn hơn 0.3, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.799 ≥ 0.6 Do đó, nó đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Bảng 3.9 Bảng hệ số Cronbach’s Alpha của năng lực giảng viên
3.3.2.8 Sự phân bổ giờ giảng lecture/ seminar
Nhân tố sự phân bổ giờ giảng lectur/seminar gồm 4 biến quan sát, được ký hiệu từ PB1 đến PB4 Kết quả kiểm định cho thấy hệ số corrected item – total correlation đều lớn hơn 0.3, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.818 ≥ 0.6 Do đó, nó đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá
Bảng 3 10 Bảng hệ số Cronbach’s Alpha của sự phân bố giờ dạy lecture/seminar
3.3.2.9 Hiệu quả học tập của sinh viên
Hiệu quả học tập gồm 4 biến quan sát, được ký hiệu từ H1 đến H4 Kết quả kiểm định cho thấy hệ số corrected item – total correlation đều lớn hơn 0.3, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.825 ≥ 0.6 Do đó, nó đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Bảng 3 11 Bảng hệ số Cronbach’s Alpha của hiệu quả học tập
Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy thang đo cho các yếu tố được sử dụng trong mô hình nghiên cứu được tóm tắt trong bảng dưới đây:
Bảng 3 12 Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy thang đo cho các yếu tố được sử dụng trong mô hình nghiên cứu
Nhân tố Biến quan sát Biểu hiện
Tôi là người có tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề trong học tập NL1 725
Tôi thường xuyên tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu tham khảo để nâng cao kiến thức phục vụ việc học tập NL2 618
Tôi là người thích ứng và hòa nhập nhanh với phương pháp học tập của mô hình lecture/seminar.
Tôi có thể cải thiện kết quả học tập nếu vận dụng tốt kỹ năng của bản thân trong lớp học sử dụng mô hình lecture/seminar.
Tôi cho rằng năng lực học thuật tốt giúp nâng cao hiệu quả học tập của mỗi cá nhân NL5 596 Động cơ học tập
Tôi sẽ rất hứng thú khi bắt đầu tham gia vào lớp học sử dụng mô hình giảng dạy mới kết hợp bài giảng và thảo luận (Lecture/seminar) DC1 702
Mô hình lecture/seminar giúp tôi có động lực tham gia vào các hoạt động trên lớp DC2 748
Tham gia vào lớp học sử dụng mô hình lecture/seminar giúp tôi muốn cố gắng áp dụng các kiến thức mình có vào các hoạt động thảo luận và trao đổi.
Sự hứng thú tham gia vào lớp học sử dụng mô hình lecture/ seminar ảnh hưởng tốt đến kết quả học tập của tôi DC4 602
Cách tiếp cận giải quyết vấn đề
Tôi không ngại việc tiếp cận và giải quyết vấn đề trong học tập TC1 591