1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phản Ứng của sinh viên nữ k68 lưu trữ học trước thông tin sai lệch về nữ quyền trên nền tảng facebook

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phản Ứng của Sinh Viên Nữ K68 Lưu Trữ Học Trước Thông Tin Sai Lệch Về Nữ Quyền Trên Nền Tảng Facebook
Tác giả Nguyễn Thị Kiều Oanh
Người hướng dẫn Trịnh Khánh Vân
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhập môn năng lực thông tin
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNTIỂU LUẬN CUỐI KỲ PHẢN ỨNG CỦA SINH VIÊN NỮ K68 LƯU TRỮ HỌC TRƯỚC THÔNG TIN SAI LỆCH VỀ NỮ QUYỀN TRÊN NỀN TẢNG Hà Nội, tháng 4

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

PHẢN ỨNG CỦA SINH VIÊN NỮ K68 LƯU TRỮ HỌC TRƯỚC THÔNG TIN SAI LỆCH VỀ NỮ QUYỀN TRÊN NỀN TẢNG

Hà Nội, tháng 4 năm 2024

Trang 2

BẢNG THU HẸP, MỞ RỘNG ĐỀ TÀI

Chủ đề giới hạn Sai lệch nữ quyền trên facebook

Chủ đề hẹp Phản ứng của sinh viên nữ K68 Lưu trữ học trước

thông tin sai lệch về nữ quyền trên nền tảng facebook

Câu hỏi nghiên cứu

chính K68 Lưu trữ học hiểu thế nào về nữ quyền và sai lệchnữ quyền?

Câu hỏi nghiên cứu

cụ thể - Biểu hiện và nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng sailệch thông tin nữ quyền trên nền tảng facebook?

- K68 Lưu trữ học nên làm gì trước các thông tin sailệch về nữ quyền trên mạng xã hội facebook hiện nay?

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

2.1 Mục đích nghiên cứu 5

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5

3.1 Đối tượng nghiên cứu 5

3.2 Khách thể nghiên cứu 5

3.3 Phạm vi nghiên cứu 5

3.3.1 Phạm vi thời gian 5

3.3.2 Phạm vi không gian 5

3.3.3 Phạm vi nội dung 6

4 Câu hỏi nghiên cứu 6

4.1 Câu hỏi nghiên cứu chính 6

4.2 Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể 6

5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6

6 Giả thuyết nghiên cứu 7

7 Phương pháp nghiên cứu 7

PHẦN 2 NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỮ QUYỀN 8

1.1 Những khái niệm cơ bản 8

1.1.1 Chủ nghĩa nữ quyền 8

1.1.2 Mạng xã hội facebook 8

1.1.3 Thông tin 9

1.1.4 Bất bình đẳng giới 9

2.2 Biểu hiện sai lệch về nữ quyền 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHẢN ỨNG CỦA K68 LƯU TRỮ HỌC ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯỚC THÔNG TIN SAI LỆCH VỀ NỮ QUYỀN TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK 9

2.1 Hiện trạng tham gia mạng xã hội facebook 9

2.2.Thực trạng hiểu biết về nữ quyền 10

2.3 Biểu hiện của sai lệch nữ quyền 11

2.4 Nguyên nhân (Hình 11) 12

2.5 Phản ứng của sinh viên nữ K68 Lưu trữ học trước thông tin sai lệch về nữ quyền trên mạng xã hội facebook 13

CHƯƠNG 3: ĐỄ XUẤT KIẾN NGHỊ 13

PHẦN 3 KẾT LUẬN 13

PHẦN 4 THẢO LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

BẢNG BIỂU, SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU, TRANH ẢNH MINH HỌA 17

Trang 4

Hình 1 17

Hình 2 17

Hình 3 18

Hình 4 18

Hình 5 18

Hình 6 19

Hình 7 19

Hình 8 19

Hình 9 20

Hình 10 20

Hình 11 20

Hình 12 21

Hình 13 21

Trang 5

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử nữ quyền bắt nguồn từ Châu Âu với mục đích xóa bỏ sự bất bìnhđẳng giới giữa nam giới và nữ giới trên các phương diện xã hội, kinh tế, giáo dục,văn hóa, Không biết từ bao giờ vai trò của nữ giới trong xã hội đã bị cánh màyrâu chi phối Trật tự xã hội chỉ tập trung vào các đặc điểm về mặt sinh học nhằm

hạ thấp vị thế của phụ nữ mà không xem xét một cách khách quan đến năng lựchay phẩm chất của họ Những sự kìm hãm và bất bình đẳng đó sau quá trình dài

đã đưa đến những làn sóng tranh chấp đòi quyền bình đẳng cho nữ giới, làn sóng

đó mang tên là “Chủ nghĩa nữ quyền”

Cuộc đấu tranh diễn ra vào thế kỷ về cơ bản đã dành được các quyền thiếtyếu cho phụ nữ Tuy nhiên vấn đề đặt ra là trong thời đại mọi người tham giamạng xã hội đông đảo, đặc biệt là trên facebook, còn tồn tại nhiều thành phầnxuyên tạc “chủ nghĩa nữ quyền” vốn đúng đắn trở thành tư tưởng sai lệch vàngày càng lan truyền rộng Ở nơi mà không ai biết đến mình là ai đó, họ mặc sứcbàn luận, bóp méo, xuyên tạc sự thật và dùng nó như một thứ vũ khí để công kíchlẫn nhau, đó là thứ được định nghĩa là “nữ quyền độc hại”

Các bài nghiên cứu trước đó về chủ nghĩa nữ quyền hay về sự bất bình đẳnggiới đều chỉ dừng ở thời kỳ thăng hoa nhất của cuộc đấu tranh hay phân tích tưtưởng trong các tác phẩm văn học phần nhiều ở dĩ vãng Vì vậy, tôi đã hướngnghiên cứu của mình đến vấn đề sai lệch nữ quyền trên không gian mạngfacebook - nơi có số lượng người truy cập khổng lồ, nơi mà mọi thông tin đềuđược truyền đi một cách nhanh chóng Với quan điểm rằng chính nữ giới lànhóm người nên chiếm phần nhiều sự hiểu biết về nữ quyền thực sự để bảo vệquyền lợi cũng như chống lại các sai lệch tư tưởng, và bởi vì điều kiện có hạn vềnguồn lực, vốn hiểu biết nên khách thể nghiên cứu tôi hướng đến là sinh viên nữK68 Lưu trữ học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Bài nghiên cứunày chỉ nhằm mô tả thực trạng mức độ hiểu biết của khách thể đối với nữ quyền

và sai lệch nữ quyền trên nền tảng facebook, đưa ra kết quả khảo sát về biểu hiện

Trang 6

và nguyên nhân dẫn đến sai lệch và gửi đến một vài đề xuất, kiến nghị Các nộidung khác nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài này nghiên cứu nhằm mục đích mô tả mức độ hiểu biết của khách thể

là sinh viên nữ K68 Lưu trữ học về nữ quyền và sai lệch nữ quyền, xác địnhnguyên nhân và biểu hiện dẫn đến sai lệch, cuối cùng là đề xuất và kiến nghị cácgiải pháp ứng phó trước các thông tin sai lệch

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích cơ sở lý luận về nữ quyền

- Khảo sát và phân tích thực trạng hiểu biết của của sinh viên nữ K68 Lưu trữhọc về sai lệch nữ quyền trên facebook và tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai lệch

- Đề xuất giải pháp để sinh viên nữ K68 Lưu trữ học ứng phó với sai lệch

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu này thông tin sai lệch về nữ quyền trên mạng xãhội facebook

Trang 7

Nghiên cứu được thực hiện ở phạm vi sinh viên nữ K68 Lưu trữ học trườngĐại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

4 Câu hỏi nghiên cứu

4.1 Câu hỏi nghiên cứu chính

- K68 Lưu trữ học hiểu như thế nào về nữ quyền và sai lệch nữ quyền?

4.2 Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể

- Biểu hiện và nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng sai lệch thông tin nữ quyềntrên nền tảng facebook?

- K68 Lưu trữ học nên làm gì trước các thông tin sai lệch về nữ quyền trên mạng

xã hội facebook hiện nay?

5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Phần nhiều những nghiên cứu về nữ quyền sau khi trải qua thời kỳ đấu tranhquyết liệt dần không còn được để cập dẫn đến việc các nghiên cứu xoay quanhcác vấn đề ở trục thời gian khá xa so với hiện tại

“Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ”

(1979) là một bước tiến lớn trong việc thúc đẩy quyền phụ nữ ở ở cơ bản cácđiều khoản thuộc các lĩnh vực giáo dục, việc làm, chăm sóc sức khỏe (xét đếnyếu tố thai sản) và cả trong lĩnh vực kinh tế, xã hội Công ước quy định các quốcgia đã ký kết buộc phải tuân theo mọi điều khoản được ghi nhận trong công ước

“Tiến bộ của phụ nữ thế giới 2015-2016: Chuyển đổi các nền kinh tế, thực hiện quyền con người” đưa ra khái niệm “bình đẳng thực chất” và đề xuất tiến

hành “10 ưu tiên cho can thiệp công” nhằm hiện thực hóa bình đẳng thực chấttrong lĩnh vực kinh tế - việc làm 10 ưu tiên bao gồm tạo thêm việc làm và việc

Trang 8

làm tốt hơn cho phụ nữ; giảm tách biệt đối xử về nghề nghiệp và khoảng cáchgiới trong trả lương; tăng cường sự ổn định thu nhập của phụ nữ trong suốt cuộcđời; công nhận, giảm thiểu và tái phân bổ việc chăm sóc không được trả công vàviệc nhà; đầu tư vào các dịch vụ xã hội có trách nhiệm giới; tối đa hóa nguồn lựcnhằm đạt được bình đẳng thực chất; hỗ trợ các tổ chức phụ nữ đấu tranh choquyền của phụ nữ và định hình chương trình nghị sự chính sách các cấp; tạo ramôi trường toàn cầu mang tính thúc đẩy việc thực hiện quyền phụ nữ; sử dụngcác chuẩn mực về quyền con người để định hình chính sách và tạo động lực thayđổi; đưa ra bằng chứng để đánh giá tiến độ thực hiện các quyền kinh tế - xã hộicủa phụ nữ.

Luận án Tiến sĩ Chính trị hoc của Nguyễn Thị Tố Uyên thực hiện năm 2020

có tên đề tài “Thực hiện quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay” đã chỉ

ra một đặc điểm của nữ quyền đó là trao quyền cho nữ giới trên phương diệnchính trị, mở rộng cơ hội cho phụ nữ tham gia vào công tác quản lý chính trị cáccấp

6 Giả thuyết nghiên cứu

- Sinh viên nữ K68 Lưu trữ học đã có hiểu biết cơ bản về sai lệch thông tin nữquyền trên nền tảng mạng facebook

- Sinh viên nữ K68 Lưu trữ học

7 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu thập thông tin là phương phápnghiên cứu tài liệu và phương pháp trưng cầu điều tra bằng bảng hỏi

Trang 9

PHẦN 2 NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỮ QUYỀN

1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1 Chủ nghĩa nữ quyền

Trong Lorber (được trích dẫn bởi Hồ, 2013) đã lý giải chủ nghĩa nữ quyền

là một phong trào của phụ nữ được nổi lên ở Châu Âu và Châu Mĩ vào cuối thế

kỷ XIX - đầu thế kỷ XX nhằm mục đích đòi quyền bình đẳng cho nữ giới Vị thế

xã hội của nam giới và nữ giới lúc bấy giờ không ngang nhau Dù cùng mang địa

vị là công nhân song giới nữ phải chịu sự bất công trong vấn đề thủ tục pháp lý.Như vậy, chủ nghĩa nữ quyền bao gồm các bất công mà giới nữ phải chịu và cácvấn đề nguyên tắc mà nữ giới nên được hưởng theo đúng quyền công dân và vaitrò riêng của mình

Nữ quyền là một cụm từ mang ý nghĩa là “trao quyền cho phụ nữ”(Vietnam Youth Alliance, 2022) Nữ quyền đề cập đến vấn đề quyền lợi vàviệc bảo hộ phụ nữ - một phái yếu trong xã hội được Liên Hợp Quốc thừa nhận,bên cạnh một đối tượng thiệt thòi khác là trẻ em

sử dụng facebook đã tạo cho mạng xã hội này một kho dữ liệu khổng lồ và điều

đó không khó để ta hình dung lượng thông tin được truyền đi với tốc cao nhưthế nào

Trang 10

1.1.3 Thông tin

Luật tiếp cận thông tin (2016) giải nghĩa về thông tin rằng “Thông tin làtin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dướidạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi âm, ghihình hoặc các dạng khác do cơ quan Nhà nước tạo ra.”

Theo giải nghĩa của Đoàn (2001) thông tin là cấp độ tổng hợp của các dữliệu vốn rời rạc và mang theo nội dung

1.1.4 Bất bình đẳng giới

Để hiểu được bất bình đẳng giới thì trước tiên cần xét đến định nghĩa vềbình đẳng giới - “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau,được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển củacộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triểnđó.” (Luật Bình đẳng giới, 2006, điều 5)

Cũng theo luật Bình đẳng giới, bất bình đẳng giới hay phân biệt đối xử vềgiới là “việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vịtrí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đờisống xã hội và gia đình.”

1.2 Biểu hiện sai lệch về nữ quyền

Các biểu hiện sai lệch vè nữ quyền hiện nay bao gồm tuyệt đối hóa vai tròcủa nữ giới, hạ thấp vai trò của nam giới; buộc phụ nữ phải phát triển độc lậpkinh tế; sai lệch trong nữ quyền tức là ghét nam giới (Vietcetera, 2024)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHẢN ỨNG CỦA K68 LƯU TRỮ HỌC ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯỚC THÔNG TIN SAI LỆCH VỀ NỮ QUYỀN TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK

Mẫu khảo sát được thu thập từ 52 khách thể là sinh viên nữ K68 Lưu trữ họcthuộc 2 nhóm độ tuổi bao gồm năm sinh 2005 (96.2%) và năm sinh 2004 (3.8%)

2.1 Hiện trạng tham gia mạng xã hội facebook của sinh viên nữ K68 Lưu trữ học

Trang 11

Kết quả khảo sát thu về cho thấy 100% khách thể tham gia sử dụng mạng xãhội facebook (Hình 1).

Thời lượng khách thể truy cập facebook chủ yếu dao động từ 2 tiếng đến 4tiếng một ngày, chiếm 55.8% Xếp sau đó lần lượt là thời lượng từ 4 đến 6 tiếngmột ngày (32.7%), truy cập dưới 2 tiếng một ngày chiếm 17.5%, ngoài ra không

có khách thể nào sử dụng mạng xã hội facebook nhiều hơn 6 tiếng một ngày(Hình 2)

Mục đích sử dụng mạng xã hội của nhóm đối tượng này tập trung 73.1%cho việc tìm kiếm các sản phẩm giải trí (xem review phim, đọc truyện, ); 9.6%khách thể chỉ đơn thuần lướt facebook xem chia sẻ của những người truy cậpkhác; mục đích khai thác thu thập thông tin chiếm 7.7%; tiếp đến là 5.9% sửdụng thời gian trên nền tảng vì cảm thấy chán và cuối cùng là 3.8% sử dụng vớimục đích đăng bài lên trang cá nhân (Hình 3)

Từ quỹ thời gian và mục đích các khách thể sử dụng mạng xã hội facebookcho thấy phần nhiều khả năng khách thể nhanh chóng được tiếp cận và nắm bắtcác thông tin nội dung cập nhật mỗi ngày Tuy nhiên việc sử dụng nền tảng tậptrung cho giá trị giải trí thể hiện sự thiếu hứng thú của sinh viên nữ K68 Lưu trữhọc Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về việc sử dụng các công cụ xã hội đẻtrau dồi kiến thức mà để thời gian trôi qua một cách lãng phí

2.2 Thực trạng hiểu biết về nữ quyền

Theo khảo sát, tỷ lệ chủ động tìm hiểu thông tin về nữ quyền không quá caonhưng vẫn chiếm hơn một nửa trong mặt bằng chung - 63.5% khách thể chủđộng tìm hiểu, trau dồi kiến thức cần thiết Điều này chứng tỏ rằng khách thể đãnhận thức dược giá trị của tư tưởng nữ quyền và chủ động tìm kiếm, tiếp thu biến

nó thành tri thức phục vụ mình Bên cạnh đó có 23.1% khách thể không bận tâm

và 13.5% đưa ra câu trả lời không chắc chắn về việc mình có từng biết đến nữquyền hay không (Hình 4)

Tuy nhiên cho dù khách thể có thuộc nhóm chủ động tìm hiểu, nhóm khôngbận tâm hay nhóm không chắc chắn thì tỷ lệ 100% lựa chọn đáp án đúng đã ghi

Trang 12

nhận khách thể đạt mức độ hiểu biết nền tảng và đã có kiến thức về căn bản nộidụng của khái niệm nữ quyền (Hình 5).

Trái ngược với sự chủ động tìm kiếm thông tin ở các nền tảng khác, trên nềntảng facebook chỉ ghi nhận 3.8% khách thể chủ động tìm kiếm (Hình 6) Mức tỷ

lệ này là dễ hiểu vì mọi người chỉ sử dụng facebook như một mạng xã hội kết nốigiao lưu, việc tra cứu các vấn đề có thể sử dụng đến google, vài năm trở lại đây

là công cụ Chat GPT Nhưng facebook ở vai trò của mình đã phát huy tốt thếmạnh thu thập dữ liệu người dùng và đề xuất nội dung - 69.2% khách thể thừanhận từng thấy các bài đăng trên nền tảng đề cập đến vấn đề nữ quyền và 11.5%không thấy các đề xuất đó (Hình 6) Như vậy trước mắt nhận thấy khách thể đãtiếp cận đến đối tượng nghiên cứu

Tuy 15.4% chưa thực sự hiểu hết về vấn đề (Hình 6) song khi trả lời câu hỏi

“Nếu bài đăng có đề cập đến vấn đề nữ quyền, bạn sẽ làm gì?” thì có 40.4%khách thể xác định sẽ xem cả bài đăng cùng phần bình luận thay vì chỉ xem bàiđăng (30.8%), tùy thuộc (21.2%) và không lựa chọn xem bài đăng (7.7%) - Hình

7 Việc lựa chọn này thể hiện nhóm khách thể thật sự quan tâm đến vấn đề nữquyền và có mong muốn thu thập thông tin từ các đối tượng bình luận Biểu đồhình 8 cho thấy 100% khách thể đều nhận thấy được biểu hiện của sự sai lệchthông tin nữ quyền Có 63.6% khách thể từng tiếp xúc với các bài đăng mangthông tin sai lệch về nữ quyền trên facebook và 32.7% lựa chọn không chắc chắn(Hình 9)

Từ các số liệu nêu trên cho thấy cho thấy nữ sinh viên K68 Lưu trữ học cóquan tâm đến vấn đề nữ quyền và sự sai lệch về nữ quyền trên mạng xã hộifacebook Đây là một hiện trạng tích cực đến việc kịp thời phát hiện và ngănchặn sự truyền thông tin nhanh chóng của các tư tưởng sai lệch về nữ quyền.Mạng xã hội hiện thực hóa việc tạo ra một bản sao số và giúp che dấu danh tính

cá nhân, tuy nhiên lại gây khó khăn cho việc kiểm soát và bảo mật thông tin,kiểm soát truyền tin đến người khác

2.3 Biểu hiện sai lệch thông tin nữ quyền

Các biểu hiện sai lệch thông tin về nữ quyền đã ghi nhận bao gồm (Hình 10):

Trang 13

Nâng cao vị thế của nữ giới và hạ thấp vị thế của nam giới: Tư tưởng sailệch về nữ quyền này gây căng thẳng lớn đến mối quan hệ giữa nam giới - nữgiới, gây ảnh hưởng đến quan hệ bình đẳng giới Nam giới và nữ giới đều cóquyền được đối xử công bằng, có cơ hội và tiếp cận vào các nguồn lực và quyềnlợi xã hội một cách bình đẳng.

Coi trọng phụ nữ tự lực kinh tế và coi thường phụ nữ nội trợ: Đây là một tứtưởng sai lầm về nữ quyền rất nghiêm trọng Nữ quyền đưa cho nữ giới cácquyền để phát huy giá trị của bản thân Hiểu về nữ quyền sẽ hiểu được nữ giớiđược quyền để lựa chọn làm điều mình muốn, trở thành người mình muốn trởthành chứ không phải một người buộc phải nắm giữ kinh tế trong tay Nhữngngười phụ nữ nội trợ sử dụng thời gian của mình cho việc chăm sóc, giáo dục concái, vun vén hạnh phúc gia đình Giá trị họ tạo ra là giáo dục những đứa trẻ tốt đểmai này đóng góp cho quê hương, xã hội, đất nước Người phụ nữ tự chủ kinh tếdành thời gian của mình cho công việc, họ sống với mong uốn của mình vàkhông bận tâm đến ánh mắt của người khác Giá trị mà họ tạo ra cho cuộc đời làtiền bạc, giá trị vật chất Mỗi một người phụ nữ đều tạo ra giá trị cho bản thân họ,cho xã hội, cho người mà họ yêu thương Vậy nên, tư tưởng coi trọng phụ nữ tựlực kinh tế và coi thường phụ nữ nội trợ là tư tưởng hoàn toàn sai lệch, làm lệchlạc đi nữ quyền thật sự

2.4 Nguyên nhân (Hình 11)

Có 51.9% khách thể tin rằng nguyên nhân chính dẫn đến sai lệch thông tin

về nữ quyền trên nền tảng facebook là do các thông tin không được kiểm soát vàđược truyền đi nhanh Nền tảng xã hội tồn tại nhiều

30.8% nghiêng về nguyên nhân do thiếu hiểu biết đúng về nữ quyền

9.6% tin rằng sự cố tình lan truyền sai thông tin từ phía các cá nhân, tổ chức

là nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch

7.7% lựa chọn nguyên nhân sai lệch do đa số mọi người không quan tâmđến vấn đề nữ quyền

Ngày đăng: 01/10/2024, 15:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN