10/1890: Osaka Boseki mua một nhà máy vải cotton và bắt đầu vận hành đồng thời hoạt động kinh doanh sản xuất dệt may.. 12/1927: Nhà máy Rayon Katata Otsu, Shiga, nơi đặt Trung tâm Nghiên
GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP, SẢN PHẨM
Giới thiệu chi tiết Công ty TNHH Toyobo Bình Dương
Hình 1 1 - Công ty TNHH Toyobo Bình Dương
Tên quốc tế: TOYOBO BINH DUONG COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: TOYOBO BINH DUONG CO., LTD
Người đại diện: Tổng giám đốc Shatoshi Yonekura
Mã số thuế: 3700525431 Địa chỉ: Lô 03, Khu công nghiệp Việt Hương, Phường Thuận Giao, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam Điện thoại: 02743715421
Quản lý bởi: Cục Thuế Tỉnh Bình Dương
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài NN
Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất hàng may mặc (trừ trang phục), sản xuất, gia công nón (trừ trang phục từ da lông thú).
1.1.2 Tổng quan về công ty
3/5/1882: Thành lập Osaka Boseki, tiền thân của Công ty, là công ty kéo sợi tư nhân đầu tiên ở Nhật Bản dựa trên kế hoạch kinh doanh kéo sợi do Eiichi Shibusawa xây dựng.
7/1883: Osaka Boseki bắt đầu vận hành doanh nghiệp kéo sợi bông tại Nhà máy
Sangenya (nằm ở Taisho-ku, Osaka ngày nay).
11/1886: Ra mắt Mie Boseki, tiền thân của Công ty
10/1890: Osaka Boseki mua một nhà máy vải cotton và bắt đầu vận hành đồng thời hoạt động kinh doanh sản xuất dệt may
7/1893: Osaka Boseki chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng 10/1893: Mie Boseki chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng.
26/6/1914: Osaka Boseki và Mie Boseki hợp nhất để thành lập Toyobo (Công ty có trụ sở chính tại Yokkaichi, Mie; vốn cổ phần: 14,25 triệu yên; đổi tên thành Toyobo Co., Ltd vào tháng 10 năm 2012)
11/1918: Thành lập Công ty TNHH Miyukikeori (hiện là công ty con hợp nhất) 1919: Thành lập Công ty TNHH Kyoto Some-saisei (đổi tên thành Công ty TNHH
Toyo Cloth vào tháng 2 năm 1926; hiện là công ty con hợp nhất)
1920: Trụ sở chính chuyển đến Kita-ku, Osaka (chuyển đến địa điểm hiện tại ở
Kita-ku vào tháng 4 năm 2022).
12/1927: Nhà máy Rayon Katata (Otsu, Shiga, nơi đặt Trung tâm Nghiên cứu hiện tại) bắt đầu sản xuất rayon
12/1929: Thành lập Công ty TNHH Toyo Iou Kogyo (đổi tên thành Công ty TNHH
Toyo Kasei Kogyo vào tháng 12 năm 1959, sáp nhập với Công ty vào tháng 3 năm
1931: Sáp nhập với Osaka Godo Boseki
12/1934: Nhà máy Tsuruga (Tsuruga, Fukui; hiện tại là Nhà máy Vật liệu Chức năng Tsuruga) bắt đầu hoạt động và sản xuất tơ nhân tạo
7/1937: Nhà máy Iwakuni (Iwakuni, Yamaguchi; hiện tại là Nhà máy Vật liệu Chức năng Iwakuni) bắt đầu hoạt động và sản xuất tơ nhân tạo
1940: Nhà máy Inuyama (Inuyama, Aichi) bắt đầu hoạt động và sản xuất bột giấy cho dệt may hóa học.
10/1948: Nhà máy Inuyama bắt đầu sản xuất thử men từ rượu đen (khởi đầu kinh doanh công nghệ sinh học)
1/1949: Thành lập Brasilana Productos Texteils Ltda (đổi tên thành Toyobo Do
Brasil Ltda vào tháng 12 năm 2001; hiện là công ty con hợp nhất) Niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo và Osaka
4/1955: Thành lập Toyobo Do Brasil Industria Textil Ltda (đổi tên thành Toyobo
Do Brasil Participacoes Ltda vào tháng 12 năm 2013; hiện là công ty con hợp nhất)
12/1955: Thành lập Industrias Unidas, SA (hiện là công ty con hợp nhất)
9/1956: Thành lập Japan Exlan Company, Limited (bắt đầu sản xuất sợi acrylic vào tháng 4 năm 1958; hiện là công ty con hợp nhất)
4/1960: Thành lập Ritto Seni (đổi tên thành Kureha Limited vào tháng 7 năm 1989; hiện là công ty con hợp nhất)
2/1963: Nhà máy Tsuruga bắt đầu sản xuất phim polypropylene đúc (việc sản xuất được chuyển giao vào tháng 1 năm 1981 cho Tsuruga Film Co., Ltd., trở thành Cast Film Japan Co., Ltd vào tháng 1 năm 2015; hiện tại công ty liên kết được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu)
12/1964: Nhà máy Tsuruga bắt đầu sản xuất màng polypropylene định hướng hai trục (việc sản xuất được chuyển giao cho Nhà máy Inuyama vào tháng 4 năm 1969).
4/1966: Hợp nhất với Kureha Boseki và tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nylon
(Nhà máy nylon Tsuruga; hiện tại là Nhà máy vật liệu chức năng Tsuruga).
1968: Nhà máy Inuyama ngừng kinh doanh bột giấy và chuyển sang kinh doanh phim.
1970: Thực hiện một bước đột phá đầy đủ vào kinh doanh nhựa
9/1971: Tham gia kinh doanh hóa sinh.
10/1971: Thành lập Công ty TNHH Bất động sản Toyobo (hiện là công ty con hợp nhất).
12/1971: Nhà máy Inuyama bắt đầu sản xuất phim polyester định hướng hai trục. 7/1972: Thành lập Toyobo Engineering Co., Ltd (hiện là công ty con hợp nhất) 1975: Tham gia kinh doanh sợi carbon hoạt tính
7/1976: Nhà máy Inuyama bắt đầu sản xuất màng nylon định hướng hai chiều
8/1976: Nhà máy Tsuruga bắt đầu sản xuất vải không dệt polyester spunbond
9/1976: Trung tâm nghiên cứu Katata và Trung tâm nghiên cứu Takatsuki được hợp nhất để tạo thành Trung tâm nghiên cứu
10/1977: Bắt đầu sản xuất tấm in nổi bằng nhựa nylon rửa bằng nước cảm quang
11/1978: Ra mắt Nhà máy Enzyme Tsuruga (hiện tại là Nhà máy Hóa sinh Tsuruga) 1980: Nhà máy Iwakuni bắt đầu sản xuất màng thẩm thấu ngược “HOLLOSEP” để khử mặn nước biển (hiện tại là Nhà máy màng Iwakuni)
11/1983: Ra mắt Nhà máy Màng Iwakuni
1984: Nhà máy màng Iwakuni bắt đầu sản xuất chính thức sợi rỗng thận nhân tạo 10/1985: Bước vào lĩnh vực kinh doanh dược phẩm
12/1985: Bắt đầu sản xuất chính thức nhựa kỹ thuật
4/1989: Tiếp quản đội ngũ bán hàng cho bộ phận sợi acrylic “Exlan” từ Diafibers
1990: Khánh thành Nhà máy Dược phẩm Otsu
4/1991: Bắt đầu sản xuất chính thức sợi polyetylen siêu bền “Dyneema”
4/1992: Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Hóa sinh Tsuruga
11/1995: Nhà máy Tsuruga và Nhà máy nylon Tsuruga được hợp nhất dưới tên Nhà máy Tsuruga
10/1998: Nhà máy Tsuruga bắt đầu sản xuất toàn bộ sợi hiệu suất cao “ZYLON” với độ bền và khả năng chịu nhiệt tuyệt vời
4/2001: Sáp nhập Nippon Magphane thông qua sáp nhập kiểu hấp thụ để thành lập
2/2002: Thành lập Toyobo Wool Co., Ltd (Toyobo Techno Wool Co., Ltd từ tháng
4 năm 2003; được sáp nhập bởi Miyukikeori Co., Ltd thông qua sáp nhập kiểu hấp thụ vào tháng 4 năm 2018)
4/2002: Giới thiệu hệ thống trung tâm sản xuất ở khu vực Tsuruga và Iwakuni, đồng thời tổ chức lại thành Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Tsuruga (Nhà máy Sợi Tsuruga, Nhà máy Phim Tsuruga, Nhà máy Vật liệu Chức năng Tsuruga, Nhà máy Polyme Tsuruga, Nhà máy Hóa sinh Tsuruga và Trung tâm Nghiên cứu Hóa sinh Tsuruga) và Trung tâm sản xuất Iwakuni (Nhà máy sợi Iwakuni, Nhà máy polyme Iwakuni và Nhà máy màng chức năng Iwakuni)
10/2003: Giới thiệu hệ thống trung tâm sản xuất tại khu vực Toyama và tổ chức lại ba nhà máy chế biến bông (Nyuzen, Inami, Shogawa) thành Trung tâm sản xuất Toyama
4/2006:Hợp nhất Nhà máy dệt Tsuruga thành Nhà máy vật liệu chức năng Tsuruga và đổi tên Nhà máy dệt Iwakuni thành Nhà máy vật liệu chức năng Iwakuni
4/2008: Tách các bộ phận phát triển/bán hàng dệt may và kinh doanh thương mại của Công ty và kinh doanh phim và polyme chức năng, kinh doanh vật liệu công nghiệp và dệt may và kinh doanh thương mại của Shinkoh Sangyo Ltd để thành lập Công ty TNHH Thương mại Đặc sản Toyobo (đổi tên thành Công ty Toyobo STC
Co ., Ltd vào tháng 10 năm 2013; hiện là công ty con hợp nhất) thông qua chia tách công ty theo kiểu hợp nhất
2010: Sáp nhập với Công ty TNHH Toyo Kasei Kogyo để khởi động Nhà máy Takasago
10/2012: Thay đổi tên công ty thành Toyobo Co., Ltd.
4/2018:Thành lập Công ty TNHH Xenomax - Nhật Bản chuyên sản xuất và kinh doanh màng polyimide chịu nhiệt cao “XENOMAX”
10/2019: Mua cổ phần của Teijin Film Solutions Limited và PT Indonesia Teijin
Film Solutions và chuyển đổi chúng thành các công ty con, với các công ty được đổi tên thành Toyobo Film Solutions Limited và PT Indonesia Toyobo Film Solutions (hiện là công ty con hợp nhất), tương ứng
4/2021: Công ty hợp nhất với Toyobo Film Solutions Limited thông qua sáp nhập kiểu hấp thụ để khởi động Nhà máy Utsunomiya
4/2022: Toyobo STC Co., Ltd tách khỏi hoạt động kinh doanh dệt may để thành lập
1.1.2.2 Loại hình dịch vụ của công ty
Công ty TNHH TOYOBO Bình Dương là công ty may mặc 100% vốn của Nhật chuyên sản xuất và gia công hàng xuất khẩu
Sản xuất, gia công nón (trừ trang phục từ da lông thú), sản xuất hàng may mặc (trừ trang phục), nhiều mặt hàng gia công quần áo cụ thể ở đây là áo Sơ mi nữ.
Tên sản phẩm, mô tả sản phẩm
Áo sơ mi nữ với 3 kích cỡ gồm: S, M và 3L được sản xuất và xuất khẩu qua Nhật Bản.
1.2.1 Phân tích ảnh hưởng vĩ mô của môi trường đối với Công ty TNHH Toyobo Bình Dương
Chính trị pháp luật ổn định ở Việt Nam quyết định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết nạn thất nghiệp, giúp tăng thu nhập cho người lao động, tăng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng Nó tác động tích cực trong việc tạo lập và phát triển những chiến lược của các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam nói chung và Công ty Toyobo Bình Dương nói riêng
Việt Nam là một thị trường có nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ và cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa đầy hứa hẹn đối với hàng may mặc Điều này đã làm Toyobo chú trọng hơn đối với thị trường trong nước Tốc độ đô thị hóa cùng với sự phát triển hạ tầng văn hóa xã hội, mở rộng mạng lưới thông tin đại chúng, tăng cường quan hệ làm ăn, buôn bán giữa các vùng miền,… Đã làm cho diện mạo người dân và đời sống tinh thần của họ ngày càng phong phú, đa dạng mức sống văn hóa và tham gia tạo văn hóa của người dân các vùng đô thị hóa Điều đó sẽ khiến cho mọi người biết đến việc sử dụng giữ sản phẩm tốt, có thương hiệu rõ ràng Đó chính là điều kiện thuận lợi cho Toyobo phát triển sản phẩm của mình
Kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong sự vận động và phát triển thị trường của quốc gia Các yếu tố kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát kinh tế,thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế và cơ sở hạ tầng kinh tế đối với các quốc gia nói chung và đối với Việt Nam nói riêng
Trong những năm qua thị trường thiết bị và công nghệ Việt Nam phát triển khá mạnh Chiến lược phát triển và chủ động trong việc cung cấp nguyên phụ liệu, có thể trong vài năm tới thị trường công nghệ và thiết bị ngành may sẽ thực sự bùng nổ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh chuyển giao công nghệ ngày càng phát triển mạnh điều này thuận lợi cho các doanh nghiệp sẽ được sử dụng những công nghệ tiên tiến hiện đại giúp giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.2.2 Phân tích ảnh hưởng vi mô của môi trường đối với Công ty TNHH Toyobo Bình Dương
⁃ Nhà cung cấp: Đối với công ty sản xuất hàng may mặc nhà cung cấp của họ chủ yếu là các doanh nghiệp cung cấp vải, sợi, kim chỉ,…
⁃ Khách hàng: Thị trường khách hàng rộng lớn, khách hàng mục tiêu là nữ có độ tuổi từ 18-40 đang đi làm Khi được hoàn toàn tự do lựa chọn hàng hóa, dịch vụ thích hợp từ vô số nhà cung cấp khác nhau, phản ứng của khách hàng sẽ là sức ép rất mạnh buộc Công ty TNHH Toyobo Bình Dương phải tuân thủ quy luật cạnh tranh kinh tế Đây cũng chính là động lực duy trì sự sáng tạo không ngừng của Công ty TNHH Toyobo Bình Dương Nhu cầu may mặc trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng Thị hiếu của họ luôn thay đổi Nếu như nhà sản xuất không đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì họ sẽ nhanh chóng rời bỏ và tìm nhà cung cấp khác tốt hơn Hiện nay, nhiều công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, giá cả rất cạnh tranh, chính sách tín dụng hấp dẫn Khách hàng có khả năng lựa chọn các sản phẩm khác nhau và gây áp lực cho công ty. Đối thủ cạnh tranh: Ngành may là một trong những ngành đang ở mức cạnh tranh rất gay gắt Các doanh nghiệp phải chịu rất nhiều áp lực trong sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển Những đối thủ cạnh tranh chính của công ty có thể kể đến làCông ty Chutex và Công ty CP Dệt May Thắng Lợi (Vigatexco) Tại Việt Nam thị trường này còn mới cũng một phần do rào cản văn hoá Các công ty may thời trang ngoài nước có ưu thế về chất lượng thương hiệu và kiểu dáng phù hợp với giới trẻ.
Từ đó ảnh hưởng đến Công ty TOYOBO Bình Dương.
Sản phẩm thay thế: Hiện nay, nhiều sản phẩm may mặc được làm từ chất liệu bằng vải và len xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường Các sản phẩm này có chất lượng tương đương nhưng giá phải chăng Một số khách hàng chọn sản phẩm này để thay thế sản phẩm áo sơ mi của Công ty TNHH Toyobo Bình Dương Đây cũng là một áp lực đòi hỏi Công ty phải không ngừng tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh để thu hút và giữ được khách hàng.
Quy trình xuất khẩu áo sơ mi nữ
Bảng 1 1 - Quy trình sản xuất áo sơ mi
(Nguồn: Công ty TNHH Toyobo Bình Dương)
Bước 1: Tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng
Bước 2: Lên mẫu thiết kế
1 Nhận đơn hàng 2 Lên mẫu thiết kế 3 Duyệt vải, may mẫu thử
4 Duyệt và chỉnh sửa hoàn thiện mẫu
5 Nhập nguyên liệu, chuẩn bị sản xuất
6 Công đoạn cắt vải và nguyên vật liệu
7 Công đoạn may sản xuất sản phẩm
8 Công đoạn hoàn thiện sản phẩm
9 Công đoạn kiểm tra chất lượng
11 Vận chuyển đơn hàng đến cho khách
Bước 3: Duyệt vải, may mẫu thử
Bước 4: Duyệt và chỉnh sửa hoàn thiện mẫu
Lên sơ đồ chính là việc sắp xếp các chi tiết quần áo của thiết kế đã chuẩn bị ở bước
1 trong quy trình sản xuất quần áo
Người thợ khi thực hiện bước này thường là những người am hiểu rất rộng về số lượng vải , khổ vải và cách tính toán để giải đáp được bài toán: Với thiết kế như vậy thì cần bao nhiêu vải, số lượng vải này sẽ trải thành bao nhiêu lớp.
Với bài toán này sẽ giúp cho các công ty, xí nghiệp sản xuất quần áo bố trí đúng
Bước Bước 5: Nhập nguyên liệu, chuẩn bị sản xuất
Hình 1 2 - Chuẩn bị nguyên vật liệu
(Nguồn: Internet) Bước chuẩn bị là bước cần thực hiện đầu tiên nhằm đảm bảo cho quy trình sản xuất quần áo ở các bước tiếp theo được thực hiện thuận lợi, đảm bảo tối đa tiến độ thực hiện, chất lượng sản phẩm nên đây là bước bất cứ doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc lớn nhỏ nào cũng không được bỏ qua.
Quá trình chuẩn bị cần thực hiện bao gồm nhiều công đoạn như:
Chuẩn bị nguyên liệu vải theo đúng số lượng, chủng loại và đảm bảo được chất lượng theo yêu cầu
Kiểm tra hoạt động của các máy móc, trang thiết bị tại xưởng xem máy móc có hoạt động tốt hay không? Có máy móc hư hỏng nào cần sửa chữa hay không? Máy móc có đáp ứng đủ cho thực hiện công việc và đảm bảo tiến độ công việc hay không?
Nhà thiết kế sẽ nghiên cứu thị trường và sử dụng các phần mềm 3D hỗ trợ để tạo ra những bản thiết kế hợp “mốt”, có bản thiết kế chi tiết, rõ ràng để chuẩn bị cho quá trình đi vào sản xuất quần áo.
Bước 6: Công đoạn cắt vải và nguyên vật liệu
Hình 1 3 - Công đoạn cắt vải
(Nguồn: Internet) Để chuẩn bị cho khâu may quần áo, người thợ tiến hành việc cắt vải thành các mảnh nhỏ, người thợ có tay nghề khéo léo và cẩn thận, có sự tập trung cao, để tạo nên những mảnh vải được cắt “chỉnh chu” nhất.
Nhằm hạn chế được các tình trạng cắt sai, vải bị thiếu hụt, vải bị hư,… các xưởng sản xuất thường chọn người có tay nghề lâu năm thực hiện công đoạn cắt vải Nếu trong yêu cầu sản xuất quần áo và bản thiết kế có các hình ảnh, họa tiết, người thợ cũng sẽ tiến hành in họa tiết lên vải đã cắt ngay trong bước thứ 3 này.
Hình 1 4 - Công đoạn may thành phẩm
(Nguồn: Internet) Để tạo thành sản phẩm quần áo, người thợ sẽ tiến hành may ráp vải đã cắt và in hình ảnh tạo ra sản phẩm đúng với mẫu thiết kế của sản phẩm đã đề ra.
Bước may ráp này đòi hỏi người thợ phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các mẫu mã, kích thước và thời gian quy định từ trước.
Bước 8: Hoàn thiện sản phẩm quần áo
Hình 1 5 - Công đoạn hoàn thiện sản phẩm
(Nguồn: Internet) Để sản phẩm quần áo sau khi xong quy trình sản xuất quần áo có tính thẩm mỹ cao và đẹp mắt, hoàn thiện hơn, sau khi các mảnh vải đã được may thành quần áo hoàn chỉnh cần được thực hiện “tân trang”.
Quần áo sau khi được may hoàn chỉnh thường sẽ được mang đi làm sạch và tiến hành là ủi phẳng phiu, đẹp mắt.
Bước 9, 10: Kiểm tra và đóng gói sản phẩm
Trước khi bắt đầu giao sản phẩm cho khách hàng thì bộ phận kiểm tra của xưởng cần xem lại các sản phẩm quần áo đã được sản xuất ra có đảm bảo được các yêu cầu hết chưa, có lỗi gì phát sinh hay không…
Trước khi sản phẩm được bàn giao cho vận chuyển đến tay khách hàng, cần có bước kiểm tra toàn bộ sản phẩm quần áo sản xuất ra về số lượng, chất lượng có được thực hiện, hoàn thiện đúng với yêu cầu hay không
Bộ phận đóng gói sẽ tiến hành gấp quy trình đóng gói quần áo hoàn thiện, di chuyển bằng xe nâng hàng để đảm bảo di chuyển nhanh chóng, dễ dàng, hàng hóa quần áo không bị hư hỏng đồng thời tiết kiệm chi phí và nhân công thực hiện
Sau khi sản phẩm được đóng gói, công ty sẽ tiến hành chất hàng lên xe và vận chuyển cho khách hàng tùy theo khu vực địa lý sẽ áp dụng hình thức đường bộ,đường hàng không hay đường thủy.
Phân tích SWOT của Công ty TNHH Toyobo Bình Dương
⁃ Nằm trong khu công nghiệp lớn ở Bình Dương, nguồn nhân lực có tri thức và trình độ cao
⁃ Công ty đã chủ động nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề, chuyển hướng sản xuất từ hình thức chỉ nhận gia công sang hình thức tự chủ nguồn nguyên liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm, tiếp tục đầu tư vào thiết bị, công nghệ tự động hóa
⁃ Công ty sản xuất nhiều mặt hàng đa dạng và chất lượng cao, tạo được sự uy tín đối với khách hàng trong thị trường.
Toyobo chưa được truyền thông quảng cáo, quảng bá rộng rải như các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh Toyobo cần thiết lập những kế hoạch marketing truyền thông trên các nền tảng Internet, báo chí, tivi,
Nguyên vật liệu cho sản xuất của công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài Vì vậy, Toyobo có thể sẽ gặp một số rủi ro khi giá thành nguyên vật liệu trên thế giới biến động, từ đó dẫn đến sự việc nguyên vật liệu sản xuất sẽ tăng giá khi Toyobo không có phương án dự phòng khác phù hợp với công ty.
Lao động chủ yếu ở Toyobo đều là lao động phổ thông, lao động chưa có tay nghề cao, không có kinh nghiệm nhiều trong việc sản xuất hàng may mặc.
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, không bị hạn chế bởi chế độ kim ngạch hàng may mặc, công ty có thể phát triển mở rộng sản xuất và xuất khẩu rất nhiều thị trường EU, Nhật Nguồn lao động dồi dào, nguồn cung cấp nguyên liệu tương đối ổn định Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân hàng, đầu tư công trình xử lý nước thải.
Nhu cầu hàng may mặc tăng cao ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát khiến công ty Toyobo Bình Dương ồ ạt tuyển dụng lao động Tuy nhiên, tình hình sản xuất hiện nay lại trở nên khá ảm đạm do thiếu hụt đơn hàng trầm trọng, thậm chí bị dừng đơn hàng đã khiến nhiều doanh nghiệp "ngậm ngùi" cắt giảm nhân sự.
Thêm vào đó công ty vẫn phải đối diện nhiều khó khăn, thách thức khi phụ thuộc nhiều vào chi phí đầu vào, giá nhân công lao động và suy thoái kinh tế.
PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp
Hình 2 1 - Sở đồ tổ chức Công ty TNHH Toyobo Bình Dương
(Nguồn: Công ty TNHH Toyobo)
Luồng hàng hóa di chuyển
Ở bất kỳ doanh nghiệp và công ty nào cũng phải có luồng hàng hoá cho riêng doanh nghiệp và công ty Có một số công ty sẽ sản xuất sản phẩm theo từng tháng nhưng lại có một số công ty khác sẽ sản xuất theo số lượng bán ra cho đơn hàng Toyobo
Bình Dương sẽ sản xuất theo đơn đặt hàng vì để công ty dễ dàng kiểm soát quá trình sản xuất cũng như số lượng hàng hoá xuất ra ngoài thị trường.
Ngày nhận dự kiến của đơn đặt hàng của khách hàng là 8/3/2023
Sau khi nhận được hàng thì công ty sẽ bắt đầu nhập hàng vào kho của công ty như sau: Vào ngày 26/2/2023 công ty tiến hành nhập kho với lô hàng đã sản xuất theo đơn hàng của Toyobo Textile CO, nhưng trước khi nhập thì công ty đều sẽ kiểm tra đơn đặt hàng Sau khi kiểm tra, công ty sẽ tiến hành nhập kho cho lô hàng.
Tên mặt hàng Số lượng (cái) Đơn giá bán Áo sơ mi size S 317 298922đ/cái Áo sơ mi size M 309 298922đ/cái Áo sơ mi size 3L 103 298922đ/cái
Sau khi Toyobo Bình Dương sản xuất đủ số lượng theo đơn đặt hàng của Toyobo Textile CO sẽ kiểm tra hàng hoá để tránh xảy ra sai sót trong khi xuất hàng đi Đồng thời, Toyobo Bình Dương sẽ kiểm tra xem có phát sinh thêm chi phí, chiết khấu thương mại và mã giảm giá Nếu không phát sinh gì thêm nữa thì Toyobo Bình Dương sẽ gửi phiếu thu cho Toyobo Textile CO.
Khi lô hàng được phân vào luồng vàng, nhân viên hải quan sẽ kiểm tra chi tiết bộ chứng từ và các chứng từ gốc khác như: Giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ Nhà xuất khẩu cần chuẩn bị hợp đồng ủy thác, mẫu tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, chứng từ chứng minh đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định để mang đến chi cục hải quan tiến hành kiểm tra, xem xét và cấp mã vạch cho lô hàng
Luồng hàng hóa của công ty Toyobo Bình Dương cứ tuần hoàn như vậy dù trong quá trình sản xuất hàng ra ngoài được nhiều hay ít thì quy trình sản xuất và xuất lô hàng.
Khách hàng chính
Khách hàng cá nhân: sản phẩm của Toyobo phù hợp cho mọi lứa tuổi, mọi giới tính, mọi tính cách.
Khách hàng doanh nghiệp: các doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm làm đồng phục,theo từng màu, kiểu dáng cho một tập thể, tổ chức, sản phẩm phù hợp với mọi người
PHẦN 3: ỨNG DỤNG MỘT GIAO DỊCH ĐIỂN HÌNH CỦA CÔNG TYTNHH TOYOBO BÌNH DƯƠNG BẰNG PHẦN MỀM ERP
Giao dịch
3.1.1 Nhập kho số lượng áo sơ mi nữ
3.1.2 Tiếp nhận đơn đặt hàng của khách
3.1.3 Xuất hàng và gửi cho khách
3.1.4 Gửi công nợ cần thanh toán cho khách hàng
3.1.5 Nhận tiền khách hàng thanh toán
Nhập – Xuất – Tồn của mặt hàng Áo sơ mi nữ size S
Nhập – Xuất – Tồn của mặt hàng Áo sơ mi nữ size M
Nhập – Xuất – Tồn của mặt hàng Áo sơ mi nữ size 3L
3.1.7 Báo cáo tổng kết bán hàng Tháng 2
Các bước thực hiện trong phần mềm ESBS (EPR)
Bước 1: Tạo mã hàng hóa, gồm 3 mã:
⁃ Tạo mã nhà sản xuất: TOYOBOBD – CÔNG TY TOYOBO BÌNH DƯƠNG
⁃ Tạo mã khách hàng: TOYOBOJP – CÔNG TY TOYOBO TEXTILE
Bước 2: Nhập 3 mặt hàng Áo sơ mi nữ vào kho
Bước 3: Tạo đơn đặt hàng của công ty TOYOBO TEXTILE
Bước 4: Tiến hành giao hàng
Bước 7: Báo cáo công nợ
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ERP ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH
Ưu điểm
Tất cả các dữ liệu đều được liên kết với nhau trên hệ thống phần mềm Từ đó giảm thiểu các sai sót trong quy trình nhập, tra cứu và đối chiếu dữ liệu Các số liệu, dữ liệu trong doanh nghiệp có độ chính xác cao, tăng tính minh bạch và hiệu quả trong quy trình quản lý và vận hành doanh nghiệp Hạn chế các rủi ro rò rỉ, đánh cắp dữ liệu, đảm bảo an toàn cho dữ liệu thông tin
Khi sử dụng phần mềm ESBS (ERP) vào trong quản lý các đơn hàng của công ty sẽ giúp cho việc quản lý trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn Có thể dễ dàng kiểm tra hàng tồn kho, những báo cáo về tổng kết bán hàng, công nợ của khách hàng cũng như công nợ của công ty,…
Nhược điểm
Phần mềm ESBS đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ chuyên môn nhất định: bởi đây là phần mềm tích hợp đa dạng các tính năng với nhau nên đòi hỏi nhân viên của doanh nghiệp cần có sự am hiểu và chuyên môn mới có thể sử dụng thành thạo, linh hoạt và tối ưu phần mềm, giúp doanh nghiệp quản lý kho tốt nhất, tiết kiệm nhất và phát triển Nếu doanh nghiệp không có đội ngũ nhân viên giỏi thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm việc và gây tổn thất cho doanh nghiệp.
Phần mềm ESBS là phần mềm phụ thuộc vào mạng Internet khá nhiều, mặc dù hệ thống điện Việt Nam khá ổn và ít xảy ra tình trạng mất điện, song khi mất điện thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quy trình của doanh nghiệp Và khi mất điện, nhân viên doanh nghiệp bắt buộc phải quản lý kho bằng cách thủ công như ghi chép ra sổ sách, giấy, điều này có rất nhiều nguy cơ sai sót, nhầm lẫn trong quy trình xử lý kho, gây tổn thất cho doanh nghiệp.
Phần mềm ESBS chưa tích hợp được tính năng theo dõi hạn sử dụng hàng hóa trong kho của doanh nghiệp Vì thế, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp khi không biết hạn sử dụng còn bao lâu để xuất ra ngoài thị trường hay cho đối tác, dẫn đến nhiều nguy cơ gây mất uy tín cho doanh nghiệp Nhân viên kho phải thêm một quy trình kiểm tra hạn sử dụng của hàng hóa gây tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc.
Dễ phải đối mặt với nguy cơ bị hack dữ liệu, sập server hoặc đường truyền server lỗi Tuy nhiên rủi ro này rất ít xảy ra.
Giải pháp
Doanh nghiệp trước hết nên tuyển những nhân viên có kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn nhất định để phù hợp với nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp Sau đó, doanh nghiệp có thể lập ra đội ngũ nhân viên ưu tối và giỏi để huấn luyện cũng như là giúp đỡ các nhân viên khác Giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên giúp doanh nghiệp quản lý kho tốt nhất, tiết kiệm nhất và phát triển.
Doanh nghiệp nên dựa vào nhu cầu sử dụng để chọn các tính năng của phần mềm sao cho phù hợp Bởi nếu đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng quá nhiều mô đun thì sẽ gây lãng phí tài nguyên công ty Nếu quy mô nhỏ, thì nên sử dụng hệ thống lưu trữ Cloudify vì tính phí theo tháng để tiết kiệm chi mà vẫn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp Và nếu sau này công ty phát triển hơn, hệ thống nhà kho phức tạp và cần nhiều hệ thống lưu trữ thì có thể chuyển qua hệ thống server để thuận tiện và bảo mật cao hơn.
Phần mềm còn phụ thuộc vào mạng wifi nên để hạn chế sự cố xảy ra trong quá trình làm việc, doanh nghiệp nên sửa đổi thành hệ thống mạng lan Hơn nữa, việc ghép nối các máy tính trong cùng một hệ thống thì sẽ cho phép các thiết bị trao đổi dữ liệu với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng Vì trên cùng một hệ thống nên khi có sai sót xảy ra sẽ dễ điều chỉnh hơn giữa các máy, giúp tiết kiệm thời gian và hạn chế các lỗi sai nếu phải kiểm đếm thủ công.
Công ty TNHH Toyobo nên cải tiến, thêm chức năng theo dõi hạn sử dụng các sản phẩm vào phần mềm vào hệ thống, điều này, giúp doanh nghiệp xử lý nhanh hơn các đơn hàng, đảm bảo chất lượng hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng, nâng cao khả năng cạnh tranh và còn tiết kiệm chi phí kiểm đếm thủ công cho các doanh nghiệp sử dụng.
Bộ phận IT nên có phương án phương án đối phó với các tình huống có thể xảy ra khi bị hacker xâm nhập, sập server để bảo mật tốt nhất cho bí mật thương mại của công ty Nếu có thể, công ty nên có bài mô phỏng để ứng phó với các tình huống xảy ra, hơn nữa, nhân viên IT phải luôn nâng cao trình độ chuyên môn và thích ứng kịp thời với sự nâng cấp và phát triển của phần mềm.