Lời nói đầu Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, các quốc gia đang không ngừng tìm kiếmcách thức để tối ưu hóa lợi ích từ thương mại quốc tế, việc nắm vững và hiểu rõ cácchính sách về th
Tính cấp thiết của đề tài
Tính cấp thiết của đề tài: “Phân tích , trình bày thực trạng, nêu khó khăn, thuận lợi và nguyên nhân của khó khăn về thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật thương mại các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của
Thái Lan” xuất phát từ việc thương mại quốc tế đang trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia Đối với Thái Lan, một nền kinh tế mở cửa, việc phân tích và hiểu rõ thực trạng, cũng như các khó khăn và thuận lợi liên quan đến thuế quan, hạn ngạch xuất nhập khẩu, và hàng rào kỹ thuật thương mại là hết sức quan trọng Nó không chỉ giúp xác định được các nguyên nhân gây ra khó khăn mà còn là cơ sở để đề xuất các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu hiệu quả, từ đó góp phần củng cố vị thế của Thái Lan trên thị trường quốc tế, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế trong nước Từ đó sẽ giúp cung cấp cái nhìn toàn diện về cách thức Thái Lan tận dụng các công cụ thương mại để tối ưu hóa lợi ích từ xuất khẩu, đồng thời đánh giá tác động của chúng đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Mục tiêu nghiên cứu
Nâng cao hiểu biết về thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật thương mại, các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu Phân tích những vấn đề trong thực trạng, khó khăn, thuận lợi và nguyên nhân của khó khăn, thuận lợi về thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật thương mại, các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của nước Thái Lan Từ đó đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong chính sách thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật thương mại và các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của nước Thái Lan
Đánh giá hiện trạng của các chính sách thuế quan, hạn ngạch xuất nhập khẩu, và hàng rào kỹ thuật thương mại tại Thái Lan, cũng như ảnh hưởng của chúng đến hoạt động xuất khẩu.
Xác định các thách thức và lợi ích mà Thái Lan gặp phải trong việc áp dụng các biện pháp thương mại này, bao gồm tác động đến doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các khó khăn trong việc thực thi các chính sách này, từ đó đề xuất giải pháp để cải thiện.
Đề xuất các chiến lược và giải pháp sáng tạo để thúc đẩy xuất khẩu, giúpThái Lan tận dụng tối đa lợi ích từ thương mại quốc tế và củng cố vị thế cạnh tranh của mình.
Phương pháp nghiên cứu & nguồn dữ liệu
Từ những thông tin trên các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp mà nhóm đã tự tìm hiểu, tìm kiếm được và tự tổng hợp lại trên nhiều phương tiện khác nhau (các bài nghiên cứu liên liên quan, sách, giáo trình, bài báo, tạp chí, các trang web, ) nhóm đã sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá, bên cạnh đó còn có những kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình tích lũy và học tập tại lớp Sau đó sử dụng phương pháp phân tích để phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không Và cuối cùng là đề xuất giải pháp cho những bấp cập còn tồn tại của pháp luật về bảo hiểm hóa vận chuyển bằng đường hàng không.
Ý nghĩa của đề tài
⁃ Ý nghĩa khoa học: Đề tài nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về các công cụ thương mại như thuế quan, hạn ngạch xuất nhập khẩu, và hàng rào kỹ thuật, qua đó mở rộng kiến thức trong lĩnh vực kinh tế quốc tế Bên cạnh đó có thể được sử dụng làm cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng sau này, giúp các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác hơn.
⁃ Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài phân tích thực trạng và đặc điểm của các vấn đề liên quan đến thuế quan,hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu và hàng rào kỹ thuật thương mại giúp chính phủ Thái Lan hiểu rõ hơn về tình hình thương mại quốc tế và có thể đưa ra các quyết định chính sách kinh tế và thương mại phù hợp Giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường thương mại, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp và tận dụng cơ hội xuất khẩu Thúc đẩy sự hợp tác và tạo dựng mối quan hệ đối tác thương mại bền vững giữa Thái Lan và các quốc gia khác.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận còn có phần nội dung được chia làm 3 chương sau:
Chương 1: Các lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Phân tích, trình bày thực trạng, nêu khó khăn, thuận lợi và nguyên nhân của khó khăn về thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật thương mại Các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của Thái Lan
Chương 3: Đề xuất các giải pháp
CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Thuế quan
1.1.1 Khái niệm của thuế quan trong thương mại quốc tế
Theo Nguyễn Trường Sơn (2007) cho rằng thuế quan là thuế chính phủ đánh vào hàng hóa được chuyên chở qua biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan Thuế quan gồm thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu (thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu) Thuế xuất khẩu là một công cụ mà các nước đang phát triển thường sử dụng để đánh vào một số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia Trái lại, ở nhiều nước phát triển người ta không sử dụng thuế xuất khẩu do họ không đặt mục tiêu tăng nguồn thu ngân sách từ thuế xuất khẩu Vì vậy, ở những nước đó, khi nói tới thuế quan người ta đồng nhất nó với thuế nhập khẩu Để xác định mức độ chịu thuế của các hàng hóa khác nhau mỗi nước đều xây dựng một biểu thuế quan.
Thuế quan là một loại thuế gián thu được áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu Thuế quan đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế như một công cụ điều tiết thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (Krugman, Obstfeld and Melitz, 2018)
“Thuế quan” có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập (tariffs )có nghĩa là “cho biết” Trong bối cảnh hiện đại hơn, 'thuế quan' được định nghĩa là “biểu đồ hoặc hệ thống nghĩa vụ được áp đặt.”("Dictionary.com," 2015, p 1) Điều này thường được định nghĩa là “thuế mà chính phủ quốc gia đặt lên hàng hóa hoặc dịch vụ xuất khẩu hoặc nhập khẩu để khuyến khích hoặc ngăn cản thương mại.”(Fontinelle, 2012, trang 1)
1.1.2 Phân loại thuế quan trong thương mại quốc tế
- Theo đối tượng đánh thuế: Thuế quan xuất khẩu, Thuế quan nhập khẩu, Thuế quan quá cảnh
- Theo phương pháp tính thuế: Thuế quan tính theo giá trị, Thuế quan tính theo số lượng, Thuế quan kết hợp
- Theo mức thuế: Thuế quan tối đa, Thuế quan tối thiểu, Thuế quan ưu đãi
- Theo mục đích: Thuế quan tài chính, Thuế quan bảo hộ [2]
1.1.3 Mục tiêu của thuế quan trong thương mại quốc tế
Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch:
- Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và Điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.
- Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
- Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại.
- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ.
- Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
Thuế xuất khẩu có thể được dùng để:
- Giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết.
- Thuế xuất nhập khẩu có thể được dùng để tăng thu ngân sách cho nhà nước [3]
1.1.4 Tác động của thế quan trong thương mại quốc tế
Thuế quan trước hết là nhằm Điều tiết hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu Lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu phụ thuộc vào sự tiêu thụ hàng hóa, yếu tố này lại phụ thuộc vào giá cả Giá cả lên xuống làm giảm hoặc tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Một bộ phận quan trọng tác động đến sự lên xuống của giá cả hàng hóa ngoại thương đó là thuế quan Thuế quan đánh thấp hay đánh cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa, do đó thông qua mức thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu người ta gián tiếp Điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Thuế quan có tác dụng bảo hộ thị trường nội địa vì đánh thuế cao vào những hàng hóa nhập khẩu, giúp các nhà sản xuất trong nước bằng giá rẻ có thể cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu Đặc biệt thuế quan giúp các xí nghiệp sản xuất non trẻ ở trong nước có thời gian để phát triển và sinh lời nhằm có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu trong tương lai Vì những xí nghiệp non trẻ thường phải chi phí ban đầu cao, chưa có thị trường rộng lớn nên những xí nghiệp này có thể bị bóp chết trong trường hợp thương mại tự do khi bị hàng nhập khẩu cạnh tranh.
Thuế quan có tác dụng tăng thu cho ngân sách quốc gia với chi phí rẻ hơn so với nhiều loại thuế tiêu dùng, vì điểm thu thuế nhập khẩu ít hơn nhiều so với các điểm của loại thuế tiêu dùng.
Thuế nhập khẩu có tác dụng giảm bớt nạn thất nghiệp vì sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu là do việc đánh thuế cao gây nên sẽ đòi hỏi mở thêm sản xuất tạo thêm công ăn việc làm giải quyết bớt nạn thất nghiệp trong nội địa.
Thuế quan là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực đối với các bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán [5]
Hạn ngạch xuất khẩu và nhập khẩu
1.2.1 Khái niệm của hạn ngạch xuất khẩu và nhập khẩu
Khái niệm về hạn ngạch xuất khẩu
Căn cứ quy định Điều 17 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.[12]
Theo Tianxiao Chen, Xiting Gong, Qing li, He Xu, 2020 cho rằng hạn ngạch xuất khẩu là hạn chế trực tiếp số lượng hàng hóa nhất định có thể được xuất khẩu và là một công cụ quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế [24].
Theo Nguyễn Hương và Nguyễn Đức Hùng (2024) cho rằng hạn ngạch xuất khẩu là một biện pháp được chính phủ áp dụng nhằm để giới hạn về số lượng, khối lượng hoặc giá trị của các sản phẩm hàng hoá quan trọng đối với quốc gia Mục đích của việc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu này là để bảo vệ, hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước và duy trì sự ổn định của nền kinh tế [8].
Khái niệm về hạn ngạch nhập khẩu
Căn cứ quy định Điều 17 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về Hạn ngạch nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam [12]. Theo TS Đinh Thị Thanh Long (2016) Hạn ngạch nhập khẩu (Import quota): là các hạn chế và giới hạn trần do nước nhập khẩu đặt ra cho tổng giá trị hoặc tổng khối lượng của một số sản phẩm nhất định được mang từ nước ngoài vào Nhiều khi hạn ngạch nhập khẩu còn được gọi là hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER), hay còn gọi thỏa thuận hạn chế tự nguyện (Voluntary Restrain Agreements- VRA) VER là một hạn ngạch trong thương mại được áp đặt từ bên nước xuất khẩu thay vì nước nhập khẩu Hạn chế xuất khẩu tự nguyện nói chung được áp đặt theo yêu cầu của nước nhập khẩu và được nước xuất khẩu chấp nhận nhằm chặn trước những hạn chế mậu dịch khác [13].
Theo Tim Vipond (2020) cho rằng hạn ngạch nhập khẩu là giới hạn do chính phủ áp đặt đối với số lượng một loại hàng hóa nhất định có thể được nhập khẩu vào một quốc gia Nói chung, hạn ngạch như vậy được đưa ra để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước và các nhà sản xuất dễ bị tổn thương Hạn ngạch ngăn cản thị trường nội địa của một quốc gia tràn ngập hàng hóa nước ngoài, thường rẻ hơn do chi phí sản xuất ở nước ngoài thấp hơn [25].
Hạn ngạch nhập khẩu là một giới hạn lên số lượng một hàng hóa có thể được nhập khẩu Giới hạn này thường được thực thi bằng cấp giấy phép hay quyền hạn ngạch. Hạn ngạch nhập khẩu ràng buộc sẽ đẩy giá nhập khẩu lên vì lượng cầu sẽ vượt quá lượng cung của nhà sản xuất nước Nhà và từ nhập khẩu Khi hạn ngạch được sử dụng thay cho thuế quan để hạn chế nhập khẩu, chính phủ không có nguồn thu.Thay vì vậy, nguồn thu từ bán hàng nhập khẩu với mức giá cao sẽ thuộc về người có giấy phép nhập khẩu Những nguồn thu vượt trội này được gọi là lợi tức nhập khẩu (quota rents). (Krugman, Obstfeld, Melitz: Chương 9) [20].
1.2.2 Phân loại và ý nghĩa của hạn ngạch
Hạn ngạch có thể được phân loại theo các tiêu chí sau:
- Theo đối tượng áp dụng: Hạn ngạch có thể áp dụng cho một mặt hàng cụ thể, một nhóm hàng hoặc toàn bộ hàng hóa nhập hoặc xuất khẩu.
- Theo cách thức áp dụng: Hạn ngạch có thể áp dụng theo lượng (giới hạn số lượng hàng hóa), theo giá trị (giới hạn tổng giá trị hàng hóa) hoặc theo thuế suất (áp dụng mức thuế khác nhau cho các khối lượng hàng hóa khác nhau).
- Theo cơ chế phân bổ: Hạn ngạch có thể được phân bổ theo thứ tự đến trước được ưu tiên (first-come, first-served), theo tỷ lệ phần trăm (pro rata), theo cơ chế đấu giá (auction) hoặc theo cơ chế cấp phép (licensing) [2].
Hạn ngạch có ý nghĩa quan trọng trong thương mại quốc tế, vì nó ảnh hưởng đến lưu lượng hàng hóa, giá cả, lợi ích của các bên tham gia và mối quan hệ giữa các quốc gia
Hạn ngạch nhập khẩu có thể mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất trong nước, bằng cách giảm sự cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu giá rẻ, tăng doanh thu và lợi nhuận, bảo vệ thị phần và tạo việc làm Tuy nhiên, hạn ngạch cũng có thể gây ra những bất lợi cho các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng và thị trường, bằng cách làm tăng giá cả, giảm lựa chọn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả, gây ra sự thiếu minh bạch và tham nhũng, cũng như gây ra những tranh chấp thương mại
Hạn ngạch xuất khẩu gây hại cho các nhà xuất khẩu vì chúng giới hạn số lượng hàng hóa mà nhà xuất khẩu có thể bán ở một quốc gia
Người tiêu dùng cũng có xu hướng cảm thấy những tác động bất lợi của hạn ngạch vì hạn ngạch có xu hướng làm tăng chi phí hàng hóa và dịch vụ Hạn ngạch tuyệt đối hạn chế việc cung cấp một sản phẩm, điều này thường làm tăng giá
Hạn ngạch cũng có thể buộc người tiêu dùng phải mua hàng hóa chất lượng thấp hơn vì các nhà xuất khẩu không thể bán sản phẩm chất lượng cao hơn của họ hoặc phải tăng giá của những mặt hàng chất lượng cao đó [2].
1.2.3 Điều kiện để áp dụng hạn ngạch thương mại Điều kiện được áp dụng Quota (hạn ngạch thương mại) theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO (World Trade Organization):
Tại điều XI của Hiệp định GATT 1994 phiên bản mới của GATT (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại) và là một phần Hiệp định về WTO điều chỉnh các vấn đề về thương mại hàng hóa có hạn chế việc áp dụng hạn ngạch trong xuất-nhập khẩu hàng hóa của các nước là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Tuy đã quy định các quốc gia không được sử dụng biện pháp hạn ngạch vì các lý do: không minh bạch, dễ bị biến tướng nhưng WTO vẫn cho phép các quốc gia sử dụng biện pháp hạn ngạch trong các trường hợp đặc biệt như: [14].
Hàng rào kỹ thuật thương mại
1.3.1 Khái niệm hàng rào kỹ thuật thương mại
Theo Donna Roberts, Timothy E Josling, và David Orden,1999 Hàng rào kỹ thuật thương mại được định nghĩa là các quy định và tiêu chuẩn quản lý việc bán sản phẩm vào thị trường quốc gia với mục tiêu ban đầu là điều chỉnh sự thiếu hiệu quả của thị trường xuất phát từ các tác động bên ngoài liên quan đến việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm này [19].
Theo Minh Anh (2018) cho rằng hàng rào kỹ thuật thương mại là Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (technical trade barriers) là các biện pháp áp dụng đối với hàng hóa khi lưu thông trong nước và qua biên giới (nhập khẩu hoặc xuất khẩu), như: quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn; yêu cầu về an toàn, chất lượng; yêu cầu về ghi nhãn, thông tin tiêu dùng; các thủ tục đăng ký nhập khẩu; các thủ tục kiểm tra, chứng nhận phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn;…[6].
Theo Hoàng Lê Khánh Linh (2021) Trong thương mại quốc tế, khái niệm “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) thực chất đó là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (sau đây gọi chung là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT) [4].
1.3.2 Các loại hàng rào kỹ thuật thương mại
Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO phân biệt 03 loại biện pháp kỹ thuật sau đây:
- Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ)
- Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được một tổ chức được công nhận chấp thuận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc.
- Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hoá với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure)
1.3.3 Tác động của hàng rào kỹ thuật đối với thương mại quốc tế
Tác động của việc áp dụng hàng rào kỹ thuật có thể là tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào mục đích, cách thức và mức độ thực hiện của chúng Một số tác động có thể kể đến như sau: Đối với nước nhập khẩu: Hàng rào kỹ thuật có thể giúp bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho sự đổi mới và cải tiến công nghệ, tăng cường sự tin cậy của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, hàng rào kỹ thuật cũng có thể gây ra những cản trở không cần thiết cho thương mại, làm tăng chi phí sản xuất và tiêu dùng, làm giảm lợi ích của người nhập khẩu và người tiêu dùng, làm mất cân bằng thị trường và gây ra những tranh chấp thương mại. Đối với nước xuất khẩu: Hàng rào kỹ thuật có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, khuyến khích sự đổi mới và cải tiến công nghệ, mở rộng thị trường và tăng cường uy tín của sản phẩm Tuy nhiên, hàng rào kỹ thuật cũng có thể gây ra những khó khăn cho việc tiếp cận thị trường, làm tăng chi phí sản xuất và xuất khẩu, làm giảm lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp, làm mất cơ hội hợp tác và hội nhập kinh tế.
Ngược lại với thuế quan (hàng rào thuế quan) vốn chỉ đơn giản nâng giá thành sản phẩm, hàng rào kỹ thuật có tác dụng hoàn toàn loại trừ sản phẩm khỏi thị trường nếu như các đòi hỏi không được đáp ứng [2]
1.3.4 Tầm quan trọng của các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại quốc tế
Theo Nguyễn Thị Xuân (2023) - Luật Minh Khuê : Tầm quan trọng của các rào cản kỹ thuật đối với thương mại quốc tế gia tăng trong 30 năm qua cả ở khía cạnh tương đối và khía cạnh tuyệt đối Nói một cách tương đối, thì rào cản kỹ thuật ngày càng trở nên quan trọng hơn, vì các rào cản truyền thống như thuế quan và những hạn chế về số lượng phần lớn đã được loại bỏ sau khi Hiệp định Chung về Thuế quan & Thương mại (GATT) và các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ra đời [9]
Chính phủ các nước ngày càng nhận thức sự cần thiết bảo hộ lao động, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường Nhận thức này đã dẫn tới sự ra đời quy chế pháp lý mới về kỹ thuật để điều chỉnh ngày càng nhiều sản phẩm với các yêu cầu nghiêm ngặt hơn Quy chế pháp lý này có thể và thường là hoàn toàn chính đáng song cũng lại tạo ra các rào cản đối với thương mại quốc tế.
Chiến lược thúc đẩy xuất khẩu
1.4.1 Khái niệm về chiến lược xuất khẩu
Theo Anton J, 2018 cho rằng Chiến lược xuất khẩu quốc gia là “toàn bộ đất nước” khuôn khổ đáp ứng một cách chiến thuật với hiện tại và nhu cầu mới nổi và cơ hội để cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngành xuất khẩu, tăng thu nhập ngoại hối và kích thích việc làm sáng tạo, thông qua các hoạt động có mục tiêu tại công ty, hệ sinh thái kinh doanh và các cấp chính sách, để hỗ trợ chuỗi giá trị có khả năng phục hồi cũng như tính bao trùm và thương mại xanh hơn.
Theo Cavusgil, Knight and Riesenberger, 2017 cho rằng chiến lược xuất khẩu là một kế hoạch tổng thể và dài hạn, trong đó xác định các mục tiêu, nguồn lực, chính sách và hành động cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của một quốc gia.
1.4.2 Một số chiến lược thúc đẩy xuất khẩu phát triển Để thúc đẩy xuất khẩu, một số chiến lược quan trọng mà các quốc gia và doanh nghiệp có thể áp dụng như sau:
- Nghiên cứu và khám phá thị trường: hiểu rõ nhu cầu và xu hướng của thị trường xuất khẩu là yếu tố quan trọng Nghiên cứu thị trường để tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, yêu cầu kỹ thuật và quy định, cũng như các yếu tố văn hóa và xã hội ảnh hưởng đến việc kinh doanh trên thị trường đó.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được các tiêu chuẩn cao nhất Điều này bao gồm việc cải thiện quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng, đào tạo nhân viên và tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng.
- Tìm kiếm đối tác quốc tế: Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với đối tác quốc tế là rất quan trọng Tìm kiếm đại lý, nhà phân phối và đối tác kinh doanh có thể giúp mở rộng mạng lưới tiếp thị và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường.
- Quảng bá và tiếp thị hiệu quả: Đầu tư vào hoạt động quảng bá và tiếp thị để tăng khả năng tiếp cận thị trường Sử dụng các công cụ quảng cáo truyền thống và kỹ thuật số như quảng cáo trên mạng xã hội, SEO, quảng cáo trực tuyến, tham gia triển lãm và sự kiện để quảng bá sản phẩm và thương hiệu của bạn.
- Tận dụng các thỏa thuận thương mại: Nếu có sẵn, tận dụng các thỏa thuận thương mại tự do hoặc các hiệp định thương mại quốc tế để giảm các rào cản thương mại và tăng cơ hội xuất khẩu sang các thị trường khác.
- Đào tạo và phát triển nhân lực: Đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân lực có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đảm bảo nhân viên có kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy xuất khẩu và làm việc với các thị trường quốc tế.
- Hỗ trợ từ chính phủ: Tìm hiểu các chính sách, chương trình và hỗ trợ từ chính phủ nhằm thúc đẩy xuất khẩu Các chương trình khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ tài chính, giảm thuế và thủ tục hải quan thuận lợi có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu.
THỰC TRẠNG, ƯU ĐIỂM, KHUYẾT ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN ƯU KHUYẾT ĐIỂM
Giới thiệu sơ lược về Thái Lan
Hình 2 1 - Sơ lược về Thái Lan
Thái Lan có diện tích 508.130 km², dân số vào khoảng 76 triệu người (ước tính
2023) Khoảng 75% là dân tộc Thái, 21% là người Thái gốc Hoa và 6% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm thiểu số như Môn, Khmer và các dân tộc khác. Thống kê có khoảng 2,1 triệu người nhập cư hợp pháp cũng như bất hợp pháp ở Thái Lan, trong đó, số bất hợp pháp có thể lên tới hơn 1 triệu người, dẫn đến những hệ quả như tội phạm gia tăng và khoảng cách của sự bất bình đẳng xã hội ngày một lớn
Sản xuất, lắp ráp, chế tạo hàng công nghiệp nhẹ, điện tử, xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, ngư nghiệp cùng du lịch là những lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế Kinh tế Thái Lan đã phát triển nhanh từ năm 1985 đến 1995 Thập niên 1990, quốc gia này từng được công nhận là một ‟Hổ mới châu Á”, nhưng kể từ sau khi hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 thì kinh tế nước này đã trở nên trì trệ với tốc độ tăng trưởng chậm chạp Đến đầu thập niên 2020, nước này bị coi là đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình bởi gánh nặng của già hóa dân số, hệ thống giáo dục suy thoái và nền nông nghiệp trình độ thấp.
Thái Lan là một trong những nước tham gia sáng lập ASEAN, thành viên của các Tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, WTO, APEC, Phong trào không liên kết, và là khách mời thường trực của Hội nghị thượng đỉnh G-20 Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao, cũng như là nền kinh tế lớn thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Indonesia, xếp hạng 25 toàn cầu theo GDP danh nghĩa, xếp thứ 21 thế giới xét theo sức mua tương đương, đứng thứ 28 trên thế giới về tổng giá trị thương hiệu quốc gia (2020)
Tuy nhiên hiện nay, Thái Lan đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng: kinh tế trì trệ suốt từ năm 1997 tới nay, bất ổn chính trị liên tiếp, nạn tham nhũng, sự yếu kém trong việc hoạch định chính sách pháp luật, sự lỏng lẻo trong quản lý an ninh, tình trạng nhập cư bất hợp pháp dẫn đến tội phạm gia tăng, tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, buôn người…) ngày càng lan rộng cùng nạn sở hữu súng đạn trái phép, sự phân hóa giàu nghèo cao và sự nổi lên của chủ nghĩa khủng bố do các phần tử Hồi giáo cực đoan ở khắp đất nước tiến hành đang là những vấn đề nhức nhối Đặc biệt, vấn nạn già hóa dân số do suy giảm sinh sản tại Thái Lan đang diễn ra với tốc độ nhanh nhất thế giới và sẽ khiến nước này ngày càng trì trệ trong dài hạn [26].
Thực trạng về thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật thương mại Các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của Thái Lan
2.2.1.1 Thuế quan của các mặt hàng nhập khẩu tại Thái Lan
Ngày 26/2/2009, Hiệp định ATIGA được ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 tại Thái Lan và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 17/5/2010 Lộ trình cam kết của các nước: ASEAN 6 (gồm Bru-nei, In-đô-nê-si-a, Ma-lai-si-a, Philipine, Sin-ga-po và Thái Lan) đã cơ bản hoàn thành việc xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm 2010.
Chính phủ Thái Lan vừa ban hành nhiều quy định mới đối với các hoạt động trao đổi thương mại để quản lý nhiều nhóm mặt hàng Một số quy định tiêu biểu bao gồm: (i) lệnh cấm nhập khẩu đối với 8 nhóm mặt hàng; (ii) tăng thuế đối với mặt hàng thuốc lá; (iii) giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng đá quý và ngọc trai; (iv) áp dụng nhiều biện pháp quản lý thương mại xuất khẩu đối với mặt hàng hoa quả của các nhà kinh doanh Trung Quốc [10].
Thông báo cấm nhập khẩu và xuất khẩu đối với 8 nhóm mặt hàng vừa được Bộ Thương mại Thái Lan đưa ra Các nhóm mặt hàng này bao gồm (i) sản phẩm nhái và làm giả thương hiệu nổi tiếng; (ii) cát-xét ghi âm, đĩa CD, băng video, các chương trình máy tính, sách và các sản phẩm chứa nội dung sao chép và lưu sao có chỉnh sửa các sản phẩm bản quyền của người khác; (iii) thiết bị làm bằng thủy tinh hút thuốc hoặc tương tự bằng điện tử; (iv) máy đánh bạc, máy trò chơi đua ngựa, máy trò chơi Pachinko, máy sử dụng xèng và các loại máy chơi khác sử dụng xèng một phần hoặc toàn bộ; (v) voi; (vi) tượng hoặc các phần của Thần và Phật; (v) cổ vật có nguồn gốc nước ngoài; và (vi) các chất kích thích [10].
Những mặt hàng trên đều thuộc danh mục những nhóm mặt hàng nhạy cảm cần hạn chế trao đổi thương mại thông qua hình thức xuất nhập khẩu hoặc áp dụng quản lý Riêng đối với nhóm hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ, việc cấm trao đổi hàng hóa thể hiện quyết tâm gần đây của Chính phủ Thái Lan mong muốn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định quốc tế - bước đệm cần thiết nếu Thái Lan quyết tâm tham gia đàm phán Hiệp định TPP.
Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan cũng quyết định tăng thuế đối với mặt hàng thuốc lá trong khoảng 5-10 Bạt/hộp Quyết định này nhằm giảm lượng thuốc lá tiêu thụ Mức điều chỉnh thuế mới của Chính phủ Thái Lan dự kiến sẽ tăng ngân sách chính phủ khoảng 12 tỉ Bạt đối với năm tài khóa 2016 và dự kiến đạt 15 tỉ Bạt đối với năm tài khóa tiếp theo [10]
2.2.1.2 Thuế quan xuất khẩu đối với các mặt hàng tại Thái Lan
Với Thái Lan, hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 15 quốc gia châu Á -Thái Bình Dương sẽ là FTA thứ 14 với các nước khác Vụ trưởng Vụ Đàm phán thương mại thuộc Bộ Thương mại Thái Lan, bà Auramon Supthaweethum, cho biếtThái Lan cũng sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 29.000 sản phẩm của các thành viên RCEP Theo bà, hàng hóa Thái Lan sẽ được miễn thuế nhập khẩu từ 5 nước ngoài ASEAN [27]
Cụ thể, đối với hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, 67,3% tất cả các sản phẩm sẽ được miễn thuế nhập khẩu như sản phẩm công nghiệp, linh kiện quang học, gỗ, linh kiện điện thoại, linh kiện máy tính, linh kiện điện, sản phẩm dầu mỏ và hạt polypropylene [27] Đối với hàng đến Hàn Quốc, 61,5% tất cả các sản phẩm sẽ được miễn thuế nhập khẩu như sản phẩm xăng dầu, máy giặt, tủ lạnh, linh kiện xe máy, thiết bị ảnh, thiết bị truyền tín hiệu, phụ tùng thiết bị ghi âm, cầu chì, máy biến áp điện, bông và vải tổng hợp và đường [27] Đối với hàng xuất sang Nhật Bản, 73% tất cả các sản phẩm sẽ được miễn thuế nhập khẩu như điện thoại, linh kiện máy tính, mạch tích hợp, máy in, điều hòa không khí, máy ảnh, máy ghi hình, thiết bị truyền tín hiệu, cửa và cửa sổ nhôm, dây điện, cao su tấm hun khói và thức ăn cho vật nuôi [27]. Đối với hàng đến New Zealand, 64,6% tất cả các sản phẩm sẽ được miễn thuế nhập khẩu như bánh xe ô tô, cá ngừ đóng hộp, thức ăn cho vật nuôi, sản phẩm dầu mỏ, dầu gội đầu, cao su lưu hóa, quần áo và phụ kiện, phụ tùng động cơ đốt trong, ắc quy, dây điện, cáp và ghế gỗ [27] Đối với hàng đến Australia, 75,3% tất cả các sản phẩm sẽ được miễn thuế nhập khẩu, như linh kiện điều hòa không khí, cá ngừ đóng hộp, tủ lạnh, máy giặt, phụ kiện kim loại quý, bánh xe ô tô, túi nhựa, thực phẩm có hương liệu, thiết bị quang học, mỹ phẩm, xà phòng, dầu gội và nước trái cây [27].
Giá trị hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan được thông quan trong tháng 3/2022 tăng 19,5% so cùng kỳ năm trước, đạt giá trị 28,8 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm
1991 Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của nước này cũng tăng 18%, đạt 27,4 tỷUSD, giúp Thái Lan đạt thặng dư thương mại 1,45 tỷ USD, theo thông tin từ BộThương mại Thái Lan [27].
Trong quý đầu tiên của năm 2022, xuất khẩu của Thái Lan đã tăng trưởng 14,9%, đạt 73,6 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 18,4% đạt 74,5 tỷ USD, tạo ra thâm hụt thương mại 944 triệu USD Như vậy, giá trị xuất khẩu trong lĩnh vực hàng hóa (không bao gồm vàng, các sản phẩm liên quan tới dầu mỏ và vũ khí) của Thái Lan đã liên tục đạt tăng trưởng trong 13 tháng liên tiếp [27].
Các sản phẩm xuất khẩu được ghi nhận có mức tăng mạnh trong tháng 3 bao gồm các loại hàng hóa được hưởng lợi từ giá xăng dầu và một số hàng hóa khác tăng như: Sắt, thép, dầu thô, dầu tinh luyện, hóa chất, nhựa dẻo, lốp cao su và các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm Ngoài ra, một số loại hàng hóa khác cũng có mức xuất khẩu tăng mạnh như: Thiết bị gia dụng, máy tính, tivi, điện thoại cũng như các sản phẩm y tế phòng, chống dịch Covid-19.
Giá trị xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan được cấp chứng chỉ theo RCEP là sang Nhật Bản, với tổng trị giá 540,36 triệu Baht Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu là cá đóng hộp, sau đó là rau đóng hộp và hàng dệt may Trung Quốc là nhà nhập khẩu hàng hóa Thái Lan cao thứ hai theo RCEP với 453,95 triệu Baht và Hàn Quốc đứng thứ ba với giá trị xuất khẩu 171,21 triệu Baht [27].
2.2.2 Thực trạng về hạn ngạch xuất khẩu
Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng dệt may, giày dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, xe máy, máy tính và thiết bị điện tử Thái Lan đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo chỉ sau Ấn Độ, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế, thị trường xuất khẩu gạo của Thái lan chủ yếu là Hoa kỳ, Nam phi, Angola, Trung Quốc và Nhật bản Lúa là loại cây lương thực chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được sử dụng để trồng lúa Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ du lịch (khoảng 5% GDP Thái Lan) Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân Tính đến năm 2012, ngành công nghiệp ô tô Thái Lan là ngành công nghiệp ô tô lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 9 trên thế giới, sự thành công trong việc xuất khẩu và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong lĩnh vực lắp ráp xe hơi (gần 90%) đã khiến cho quốc gia này được đặt biệt danh "Detroit của Đông Nam Á” Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan có sản lượng hàng năm gần 1,5 triệu xe, chủ yếu là xe thương mại.
Thái Lan là nước xuất khẩu chủ lực ở các mặt hàng nông nghiệp như đường, thịt gà và gạo, đang được hưởng lợi đặc biệt là sau khi nhiều nước châu Á hạn chế bán các mặt hàng nông sản ra các thị trường nước ngoài để bảo đảm nguồn cung trong nước, ngăn giá tăng cao.
Hạn ngạch xuất khẩu cũng được áp dụng cho nhiều mặt hàng nhau như sắn, cà phê, đường và thiếc như một phần của các hiệp định quốc tế Các hạn chế cụ thể nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp hạ nguồn và tránh tình trạng thiếu hụt trong nước được áp dụng đối với nhiên liệu, giấy, gỗ thô, quặng thiếc và xỉ thiếc
Thái Lan duy trì danh mục hạn ngạch thuế quan (TRQ) tương tự như các cam kết theo hiệp định nông nghiệp của WTO kể từ năm 2004
Thuận lợi và khó khăn của thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật thương mại các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của thái lan
2.3.1 Thuận lợi và khó khăn khi Thái Lan đặt ra thuế quan đối với các mặt hàng
Thuế quan là một nguồn thu quan trọng, giúp chính phủ có thêm ngân sách để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và dịch vụ công, giúp bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa khỏi sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu, qua đó hỗ trợ sự phát triển của các ngành sản xuất địa phương.
Thái Lan là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), giúp giảm hàng rào thuế quan và tạo điều kiện cho việc hợp tác xây dựng chuỗi sản xuất, giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Thuế quan có thể làm tăng giá cả hàng hóa nhập khẩu, khiến hàng hóa nhập khẩu kém cạnh tranh so với sản phẩm địa phương, nhưng cũng có thể làm tăng chi phí cho người tiêu dùng và doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập khẩu.
Việc áp dụng thuế quan có thể ảnh hưởng đến các cam kết trong các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) mà Thái Lan là thành viên, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Các quốc gia khác có thể đáp trả bằng cách áp dụng các biện pháp thuế quan tương tự hoặc các rào cản thương mại khác, gây ảnh hưởng đến xuất khẩu của TháiLan.
2.3.2 Thuận lợi và khó khăn mang lại cho Thái Lan khi áp dụng hạn ngạch xuất khẩu
Việc áp dụng hạn ngạch vào xuất khẩu đã giúp chính phủ có thể quản lý tốt hơn trong công cuộc xuất khẩu các mặt hàng, đảm bảo được sự ổn định của thị trường nội địa Hạn ngạch có thể bảo vệ các sản phẩm nội địa tránh khỏi sự cạnh tranh từ các ngành hàng nhập khẩu, qua đó giúp hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước phát triển.
Vì mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan là nông sản, việc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu để bảo đảm được lượng lương thực trong nước, trách tình trạng các nước khác đánh giá cao và xuất khẩu đi nhiều Giới hạn lượng hàng hóa nông sản nhập khẩu trách phá giá các mặt hàng trong nước Tạo điều kiện cho nông dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất và cung cấp nông sản trong nước.
Ngoài ra việc áp dụng hạn ngạch vào xuất khẩu còn giúp điều chỉnh cung cầu trên thị trường, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa Bên cạnh đó còn có thể giúp ổn định giá cả các mặt hàng xuất khẩu, tránh biến động giá do thị trường quốc tế.
Hiện nay các nước trên toàn thế giới đang phải chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, bên cạnh đó xung đột giữa Nga và Ukraine đã làm cho tình hình thế giới nói chung trở nên căng thẳng, tình hình lạm phát tại các nước nói riêng ngày càng cao, cùng với đó là biến động tiền tệ là những thách thức đối với triển vọng xuất khẩu của Thái Lan
Việc áp dụng và quản lý hạn ngạch xuất khẩu đòi hỏi hệ thống quản lý chặt chẽ và quy trình thực thi hiệu quả Điều này có thể gây nên sự phức tạp và tốn kém thời gian, đặc biệt là khi theo dõi số lượng, khối lượng và giá trị hàng hóa.
Các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường ngày càng cao từ các thị trường nhập khẩu lớn cũng là một vấn đề khó khăn đối với xuất khẩu gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác của Thái Lan.
2.3.3 Thuận lợi và khó khăn mang lại cho Thái Lan khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu
Việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với một số hàng hóa giảm sức cạnh tranh với các mặt hàng trong nước Đặc biêt là Thái Lan là nước sản xuất nông sản lớn để tránh việc các mặt hàng tiêu dùng nông sản bị phá giá trong nước nên nhà nước chính phủ Thái Lan mới đặt ra hạng ngạch nhập khẩu để tối ưu hàng nhập khẩu điều này giúp nền kinh tế trong nước luôn có sự ổn định và việc sản xuất được nâng cao hơn tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động và có mức thu nhập cao.
Hạn ngạch nhập khẩu của Thái Lan được áp dụng để đảm bảo an ninh quốc gia bằng cách kiểm soát lưu lượng hàng hóa nhập khẩu đặc biệt là các mặt hàng nhạy cảm và nguy hiểm thường được áp thuế quan
Hạn ngạch nhập khẩu hoặc cấm nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp đây là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển trong nước họ nên tập trung sản xuất tạo ra những sản phẩm độc quyền để phát triển mạnh trong nước.
Thái lan chưa thật sự áp dụng hạn ngạch nhập khẩu chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu quá hạn ngạch, việc nhập khẩu các mặt hàng lậu rất nhiều ở Thái Lan, hiện tượng bán phá giá đối với các mặt hàng cạnh tranh, hàng không chất lượng ảnh hưởng đến an toàn của người tiêu dùng.
Nguyên nhân của khó khăn, thuận lợi về thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật thương mại các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của thái lan
2.4.1 Nguyên nhân của thuận lợi và khó khăn về thuế quan
2.4.1.1 Nguyên nhân của thuận lợi
Thái Lan là nước thành viên của nhiều FTA (Hiệp định thương mại tự do) đã giúp giảm bớt các rào cản thuế quan và mở rộng quyền truy cập vào các thị trường mới.
Chính phủ Thái Lan đã triển khai các chính sách hỗ trợ như giảm thuế, hỗ trợ tài chính và đào tạo để tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Sự thay đổi trong nhu cầu thị trường quốc tế có thể tạo cơ hội cho các mặt hàng xuất khẩu của Thái Lan, đặc biệt là khi có sự thích ứng nhanh chóng với xu hướng mới.
2.4.1.1 Nguyên nhân của khó khăn
Nguyên nhân đầu tiên chính là sự không chắc chắn của nền kinh tế thế giới và các cuộc khủng hoảng kinh tế có thể ảnh hưởng đến giá cả và nhu cầu của các quốc gia, từ đó làm giảm khả năng xuất khẩu của các nước trên thế giới nói chung và Thái Lan nói riêng.
Nguyên nhân thứ hai chính là các quy định và chính sách thương mại nghiêm ngặt từ các quốc gia là đối tác có thể làm tăng chi phí và thủ tục hành chính, gây khó khăn trong việc xuất khẩu.
Nguyên nhân thứ ba đến từ việc cạnh tranh giữa các quốc gia với nhau, sự cạnh tranh từ các quốc gia khác có thể sản xuất hàng hóa với chi phí thấp hơn hoặc có chất lượng cao hơn dẫn đến tình trạng lợi nhuận mang lại không được cao.
2.4.2 Nguyên nhân của thuận lợi và khó khăn về hạn ngạch xuất khẩu
2.4.2.1 Nguyên nhân của thuận lợi Đầu tiên phải kể đến, Thái Lan là một nước nổi tiếng với chất lượng cao của các mặt hàng sản phẩm nông sản, đặc biệt là gạo, từ đó đã giúp Thái Lan chiếm được lợi thế trên thương trường quốc tế. Để có được những thuận lợi trong hạn ngạch xuất khẩu, chính phủ Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu, bao gồm cả việc áp dụng hạn ngạch để bảo vệ và thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước phát triển.
Thái Lan có vị trí địa lý thuận lợi và là thành viên của nhiều tổ chức thỏa thuận thương mại, từ đó đã giúp Thái Lan có thể tăng cường mối quan hệ với các quốc gia khác và có thể dễ dàng mở rộng thị trường xuất khẩu.
2.4.2.2 Nguyên nhân của khó khăn
Thái Lan là một nước xuất khẩu khá nhiều sang thị trường Trung Quốc, nhưng sự bất ổn kinh tế ở các quốc gia đối tác như Trung Quốc trong thời gian gần đây có thể ảnh hưởng đến lượng hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan.
Tình trạng thiếu hụt container và chi phí vận chuyển tăng cao làm cho chi phí xuất khẩu đặc biệt là đối với gạo cũng tăng cao, từ đó lợi nhuận thu về sẽ không còn đạt tối đa.
2.4.3 Nguyên nhân của thuận lợi và khó khăn về hạn ngạch nhập khẩu
2.4.3.1 Nguyên nhân của thuận lợi
Nhằm bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước Thái Lan đã áp dụng hạn ngạch nhập khẩu để trách các mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu với giá rẻ hơn và bán phá giá. Duy trì sản xuất trong nước ở mức độ phù hợp, tránh tình trạng cung vượt quá cầu và đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân Thái lan.
Một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu là mục tiêu ổn định thị trường của Thái Lan Và chính phủ Thái Lan đang đôn thúc các doanh nghiệp trong nước phát triển sản phẩm độc quyền đưa nền kinh tế trong nước lên phát triển mạnh mẽ.
2.4.3.2 Nguyên nhân của khó khăn
Hiện tượng lạm phát của Thái Lan đang diễn ra mạnh mẽ và lòng tham lam của con người diễn ra quá lớn việc có những hàng nhập khẩu lậu, ngoài hạn ngạch cho phép Việc này dễ gây hại cho người dân Thái Lan, các tệ nạn xã hội diễn ra ở TháiLan càng nhiều.
Con người có nhiều lựa chọn và sở thích khác nhau Đa số những mặt hàng có chất lượng tốt và giá rẻ họ sẽ lựa chọn Đặc biệt có một số mặt hàng nhập khẩu lại rẻ hơn các mặt hàng trong nước.
Thái Lan vẫn đang phân biết đối xử và làm khó đối với các mặt hàng của các nước như của Trung Quốc và một số nước khác, bởi vậy việc Thái Lan muốn xuất khẩu các mặt hàng vào Trung Quốc củng là rất khó.
2.4.4 Nguyên nhân của thuận lợi và khó khăn về hàng rào kỹ thuật thương mại
2.4.4.1 Nguyên nhân của thuận lợi
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHACWSPHUCJ NHỮNG KHÓ KHĂN
Giải pháp khi Thái Lan đặt ra thuế quan đối với một số mặt hàng
Thái Lan có thể áp dụng thuế quan chống bán phá giá đối với các mặt hàng được xác định là đang bị bán phá giá từ các quốc gia xuất khẩu Điều này giúp bảo vệ ngành sản xuất nội địa khỏi sự cạnh tranh không công bằng từ hàng hóa giá rẻ.
Thái Lan có thể cung cấp hỗ trợ và khuyến khích cho các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi việc đặt thuế quan, bằng cách cung cấp tài chính, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật để cải thiện sức cạnh tranh và sự phát triển của họ.
Thái Lan có thể tham gia đàm phán để thỏa thuận thương mại với các quốc gia khác nhằm giảm thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của mình và tạo ra môi trường thương mại thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong nước Ngoài ra, có thể xem xét việc áp dụng các biện pháp miễn giảm thuế để giảm bớt tác động của thuế quan đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng, như áp dụng thuế quan thấp hơn cho các mặt hàng có ý nghĩa chiến lược hoặc dùng thuế quan miễn giảm để khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng cần thiết.
Bên cạnh đó Thái Lan có thể xem xét việc điều chỉnh mức thuế để phản ánh đúng hơn giá trị thực của mặt hàng Từ đó có thể giúp cân nhắc giữa việc bảo vệ ngành công nghiệp nội địa và khuyến khích thương mại quốc tế ngày càng phát triển.
Giải pháp cho hạn ngạch xuất khẩu
Để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Thái Lan cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và nhu cầu của người tiêu dùng.
Thái Lan cần tìm kiếm và mở rộng thị trường mới cho sản phẩm xuất khẩu của mình Việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do có thể giúp Thái Lan mở rộng thị trường và tăng cường quan hệ thương mại với các quốc gia khác.
Bên cạnh đó, Thái Lan cần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp xuất khẩu thông qua việc đầu tư vào công nghệ, nâng cao kỹ năng lao động và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Cần đưa ra các biện pháp đối phó với các rủi ro và khủng hoảng kinh tế như khủng hoảng tài chính toàn cầu hoặc các đợt dịch bệnh xảy ra đột ngột Ngoải ra, Thái Lan nên tập trung vào phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thay vì chỉ tập trung vào các sản phẩm nguyên liệu hoặc sản phẩm có giá trị thấp Bằng cách này, họ có thể tăng giá trị xuất khẩu mà không phụ thuộc nhiều vào khối lượng.
Giải pháp cho hạn ngạch nhập khẩu
- Giải pháp cho vấn đề về quản lý hạn ngạch nhập khẩu chưa chặt chẽ xảy ra việc nhập khẩu hàng lậu và bán phá giá, củng như hàng không chất lượng ảnh hưởng người tiêu dùng
Chính phủ Thái Lan có thể tăng cường hoạt động kiểm tra và kiểm soát tại các cửa khẩu để ngăn chặn việc nhập khẩu lậu Điều này bao gồm việc nâng cao năng lực kiểm tra hàng hóa, tăng cường hợp tác với các cơ quan liên quan và sử dụng công nghệ hiện đại để phát hiện và ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu lậu, thành lập các cơ quan kiểm tra độc lập, đưa ra tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng và nghiêm ngặt, và áp dụng các biện pháp trừng phạt nếu hàng hóa không đáp ứng các quy định về chất lượng và an toàn. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các mặt hàng cạnh tranh để đảm bảo rằng các doanh nghiệp trong nước không bị ảnh hưởng bởi giá cả không công bằng. Điều này có thể bao gồm áp đặt thuế bổ sung hoặc các biện pháp pháp lý khác để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tình trạng bán phá giá.
Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, chính phủ Thái Lan và các tổ chức liên quan có thể tăng cường hoạt động giáo dục và tăng cường nhận thức của người tiêu dùng về việc nhận diện hàng hóa nhập khẩu lậu, hàng giả và hàng không chất lượng.Điều này có thể giúp người tiêu dùng làm lựa chọn thông minh và tránh các sản phẩm không an toàn hoặc không đáng tin cậy. Đối với các doanh nghiệp vi phạm quy định về nhập khẩu lậu, bán phá giá hoặc cung cấp hàng hóa không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, chính phủ Thái Lan nên áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải có hệ thống pháp luật rõ ràng và cơ chế thực thi hiệu quả để đảm bảo tuân thủ và trừng phạt các hành vi vi phạm.
- Giải pháp về hạn ngạch nhập và tác động tiềm năng của nó đến sự đa dạng và lựa chọn hàng hóa cho người tiêu dùng, cũng như cạnh tranh và giá cả của sản phẩm trong nước. Để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu và hạn chế ảnh hưởng của hạn ngạch, chính phủ có thể khuyến khích sự phát triển và đa dạng hóa ngành công nghiệp trong nước. Điều này có thể bao gồm việc hỗ trợ doanh nghiệp trong nước để nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, và tạo điều kiện thuận lợi để các ngành công nghiệp trong nước phát triển và cạnh tranh trên thị trường nội địa.
Chính phủ có thể thúc đẩy sự cạnh tranh và đổi mới trong nước bằng cách tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng và cạnh tranh Điều này có thể bao gồm việc ban hành các chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, và tạo điều kiện thuận lợi cho các startup và doanh nghiệp nhỏ và vừa để tham gia vào thị trường và cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.
Tăng cường hợp tác quốc tế, thông qua việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do và khuyến khích các cuộc gặp gỡ và trao đổi thương mại, các doanh nghiệp trong nước có thể có cơ hội tiếp cận các thị trường mới và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Giải pháp cho việc Thái Lan hạn chế nhập khẩu các mặt hàng với các nước khác thì việc Thái Lan muốn xuất khẩu hàng qua các nước lại củng có thể không được tiếp nhận.
Thái Lan có thể điều chỉnh chính sách thương mại của mình để tăng cường hợp tác và hòa nhập với các quốc gia khác thay vì hạn chế nhập khẩu Điều này có thể bao gồm việc ký kết các thỏa thuận thương mại tự do hoặc mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của mình
Tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia khác thông qua việc thúc đẩy các hoạt động như đầu tư chung, phát triển cơ sở hạ tầng vận tải và logistics, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Thái Lan cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của các sản phẩm xuất khẩu của mình để tạo ra sự thu hút và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tìm kiếm thị trường mới, thay vì phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường
- Việc phân bổ hạn ngạch cũng có thể ảnh hưởng đến cơ cấu ngành vì nó có xu hướng phân biệt đối xử với các công ty nhỏ và nhà cung cấp mới
Chính phủ và các cơ quan quản lý có thể đưa ra quy định và chính sách nhằm đảm bảo công bằng trong việc phân bổ hạn ngạch Điều này có thể bao gồm việc thiết lập quy định đối xử công bằng đối với các công ty nhỏ và nhà cung cấp mới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để họ tham gia vào quá trình cạnh tranh Cung cấp hỗ trợ và đào tạo cho các công ty nhỏ và nhà cung cấp mới để giúp họ nắm bắt được cơ hội và năng lực cạnh tranh bao gồm:tư vấn kinh doanh, hỗ trợ tài chính, đào tạo về kỹ năng quản lý và tiếp cận thị trường.
Khuyến khích sự đa dạng trong ngành công nghiệp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các công ty nhỏ và nhà cung cấp mới, có thể góp phần tạo ra một môi trường cạnh tranh khỏe mạnh và khám phá các giá trị mới.
Tạo ra mạng lưới kết nối trong ngành để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nhỏ và nhà cung cấp mới tiếp cận thông tin, tài nguyên và cơ hội kinh doanh Điều này có thể được thực hiện thông qua tổ chức hội thảo, sự kiện, các chương trình liên kết và các hoạt động giao lưu khác.
PHẦN KẾT LUẬN
luận, Tài liệu tham khảo (1,00 điểm)
Không trình bày phẩn kết luận và phần tái liệu tham khảo, hoạch ghi không đúng quy định (0,00 điểm)
Trình bày tương đối hợp lý phẩn kết luận và ghi tương đối đúng quy định về phần tái liệu tham khảo
Trình bày, hợp lý phẩn kết luận nhưng chứa đầy đủ và ghi đúng quy định về phần tái liệu tham khảo
Trình bày đúng đầy đủ, hợp lý phẩn kết luận và ghi đúng quy định về phần tái liệu tham khảo (0,8 - 1,00 điểm)
Trình bày không đúng quy định theo hướng dẫn
, mẫu trang bìa, Sử dụng khổ giấy A4, in dọc, cỡ chữ 12 – 13, font chữ Times New
Roman; khoảng cách dòng 1,5 line; lề trái 3 cm, lề phải 2 cm, lưới trên 2 cm, lề dưới 2,5cm. thủ thuật trình bày văn bản
Trình bày đúng quy định theo hướng dẫn , mẫu trang bìa, Sử dụng khổ giấy A4, in dọc, cỡ chữ 12 – 13, font chữ Times New Roman; khoảng cách dòng 1,5 line; lề trái 3 cm, lề phải 2 cm, lưới trên 2 cm, lề dưới 2,5cm thủ thuật trình bày văn bản đúng quy định
Trình bày đúng quy định theo hướng dẫn
, mẫu trang bìa, Sử dụng khổ giấy A4, in dọc, cỡ chữ 12 – 13, font chữ Times New Roman; khoảng cách dòng 1,5 line; lề trái
3 cm, lề phải 2 cm, lưới trên 2 cm, lề dưới 2,5cm thủ thuật trình bày văn bản đúng quy định
Trình bày đúng quy định theo hướng dẫn , mẫu trang bìa, Sử dụng khổ giấy A4, in dọc, cỡ chữ 12 – 13, font chữ Times New Roman; khoảng cách dòng 1,5 line; lề trái 3 cm, lề phải 2 cm, lưới trên 2 cm, lề dưới 2,5cm thủ thuật trình bày văn bản đúng quy định
Số trang của iv đúng quy định Số trang của Tiểu luận tối thiểu 15
Số trang của Tiểu luận < 15 trang.
Không có minh họa bằng biển, bảng, hình ảnh (0,1 - 0,25 điểm)
Không có minh họa bằng biển, bảng, hình ảnh (0,3 - 0,5 điểm)
Tiểu luận tối thiẻu15 trang Tối đa 25 trang Có minh họa bằng biển, bảng, hình ảnh nhưng không nhiều, không sắc nét (0, 6 - 0,75 điểm) trang Tối đa 25 trang
Có minh họa bằng biển, bảng, hình ảnh rõ ràng, sắc nét (0,8 - 1,0 điểm)
E Điểm hoạt động, chuyên cần: (1,00 điểm )
Sinh viên không trình cho giảng viên chỉnh sữa và duyệt đề cương (0.0 điểm)
Sinh viên trình cho giảng viên chỉnh sữa và duyệt đề cương tối thiểu 1 lần và nộp bài đúng thời hạn (0,1 - 0,50 điểm)
Sinh viên trình cho giảng viên chỉnh sữa và duyệt đề cương tối thiểu 2 lần và nộp bài đúng thời hạn (0,6 - 0,75 điểm)
Sinh viên trình cho giảng viên chỉnh sữa và duyệt đề cương tối thiểu 3 lần và nộp bài đúng thời hạn
DANH MỤC HÌNH ẢNH xi
2 Tính cấp thiết của đề tài 1
6 Phương pháp nghiên cứu & nguồn dữ liệu 3
8 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5
1.1.1 Khái niệm của thuế quan trong thương mại quốc tế 5
1.1.2 Phân loại thuế quan trong thương mại quốc tế 5
1.1.3 Mục tiêu của thuế quan trong thương mại quốc tế 6
1.1.4 Tác động của thế quan trong thương mại quốc tế 6
1.2 Hạn ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 7
1.2.1 Khái niệm của hạn ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 7
1.2.2 Phân loại và ý nghĩa của hạn ngạch 9
1.2.3 Điều kiện để áp dụng hạn ngạch thương mại 10
1.2.4 Tác động của hạn ngạch đối với thương mại quốc tế 11
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hạn ngạch 11
1.3 Hàng rào kỹ thuật thương mại 12
1.3.1 Khái niệm hàng rào kỹ thuật thương mại 12
1.3.2 Các loại hàng rào kỹ thuật thương mại 12
1.3.3 Tác động của hàng rào kỹ thuật đối với thương mại quốc tế 13
1.3.4 Tầm quan trọng của các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại quốc tế 13
1.4 Chiến lược thúc đẩy xuất khẩu 14
1.4.1 Khái niệm về chiến lược xuất khẩu 14
1.4.2 Một số chiến lược thúc đẩy xuất khẩu phát triển 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, ƯU ĐIỂM, KHUYẾT ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN ƯU KHUYẾT ĐIỂM 16
2.1 Giới thiệu sơ lược về Thái Lan 16
2.2 Thực trạng về thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật thương mại Các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của Thái Lan 17
2.2.1 Thuế quan của các mặt hàng tại Thái Lan 17
2.2.1.1 Thuế quan của các mặt hàng nhập khẩu tại Thái Lan 17
2.2.1.2 Thuế quan xuất khẩu đối với các mặt hàng tại Thái Lan 18
2.2.2 Thực trạng về hạn ngạch xuất khẩu 20
2.2.3 Thực trạng về hạn ngạch nhập khẩu của Thái Lan 28
2.2.4 Thực trạng hàng rào kỹ thuật thương mại của Thái Lan 37
2.2.5 Các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của nước Thái Lan 44
2.3 Thuận lợi và khó khăn của thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật thương mại các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của thái lan 48
2.3.1 Thuận lợi và khó khăn khi Thái Lan đặt ra thuế quan đối với các mặt hàng 48
2.3.2 Thuận lợi và khó khăn mang lại cho Thái Lan khi áp dụng hạn ngạch xuất khẩu 49
2.3.3 Thuận lợi và khó khăn mang lại cho Thái Lan khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu 50
2.3.4 Những thuận lợi và khó khăn về hàng rào kỹ thuật của Thái Lan mang lại.512.3.4.1 Thuận lợi 51
2.4 Nguyên nhân của khó khăn, thuận lợi về thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật thương mại các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của thái lan 53
2.4.1 Nguyên nhân của thuận lợi và khó khăn về thuế quan 53
2.4.1.1 Nguyên nhân của thuận lợi 53
2.4.1.1 Nguyên nhân của khó khăn 53
2.4.2 Nguyên nhân của thuận lợi và khó khăn về hạn ngạch xuất khẩu 54
2.4.2.1 Nguyên nhân của thuận lợi 54
2.4.2.2 Nguyên nhân của khó khăn 54
2.4.3 Nguyên nhân của thuận lợi và khó khăn về hạn ngạch nhập khẩu 54
2.4.3.1 Nguyên nhân của thuận lợi 54
2.4.3.2 Nguyên nhân của khó khăn 55
2.4.4 Nguyên nhân của thuận lợi và khó khăn về hàng rào kỹ thuật thương mại 55 2.4.4.1 Nguyên nhân của thuận lợi 55
2.4.4.2 Nguyên nhân của khó khăn 56
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHACWSPHUCJ NHỮNG KHÓ KHĂN 57
3.1 Giải pháp khi Thái Lan đặt ra thuế quan đối với một số mặt hàng 57
3.2 Giải pháp cho hạn ngạch xuất khẩu 57
3.3 Giải pháp cho hạn ngạch nhập khẩu 58
3.4 Giải pháp cho hàng rào kỹ thuật thương mại 60
Nhóm chúng em xin cam đoan đề tài “PHÂN TÍCH, TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG, NÊU KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA KHÓ KHĂN
VỀ THUẾ QUAN, HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU, HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU, HÀNG RÀO KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI CÁC CHIẾN LƯỢC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA THÁI LAN” là bài tiểu luận của nhóm chúng em thực hiện Nội dung của bài tiểu luận từ những quá trình tìm hiểu và có sự tham khảo của các nguồn dữ liệu internet, các thông tin được trích dẫn trong tiểu luận này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Nhóm chúng em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường về sự cam đoan này.
Bình Dương, ngày 08 tháng 4 năm 2024 Nhóm sinh viên thực hiện:
Bùi Thị Thanh Ngân Huỳnh Thị Mỹ Lệ
Trước hết chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và kính trọng sâu sắc đến thầy cô trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện để chúng em được học và tiếp thu được những kiến thức quý báu và tận tình truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học vừa qua để chúng em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận này Đặc biệt chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Đình Phú trong suốt học kì vừa qua đã tận tình giảng dạy môn Chính sách thương mại quốc tế đã truyền đạt những kiến thức bổ ích, luôn luôn hỗ trợ khi chúng em gặp khó khăn để nhóm chúng em thực hiện bài tiểu luận một cách tốt nhất Mặc dù nhóm em đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian để thực hiện bài tiểu luận còn hạn chế, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mongThầy sẽ thông cảm cho nhóm và chúng em hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ Thầy để chúng em có thể thực hiện tốt hơn ở những bài tiểu luận sau.
Bảng 2.1: Đơn xin phân bổ hạn ngạch theo Hiệp định WTO cho 6 mặt hàng nông sản năm 2023 23
Bảng 2.2: Phân bổ hạn ngạch xuất khẩu cho sản phẩm gia cầm Thái Lan đến thị trường
Bảng 2.3: Hạn ngạch nhập khẩu của một số sản phẩm từ Úc vào Thái Lan 30
Bảng 2.4: Hàng hóa hạn chế nhập khẩu 34
Bảng 2.5: Hàng hóa hạn chế nhập khẩu vào Thái Lan 35
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2 1 - Sơ lược về Thái Lan 16
Hình 2 2 - Hạn ngạch xuất khẩu chuối tươi của Thái Lan 24
Hình 2 3 - Tiêu chuẩn bắt buộc đối với dứa đóng hộp 39
Hình 2 4 - Dự thảo quy định đối với bộ giảm thanh ống xả cho xe máy (TIS 341 –
Hình 2 5 - Người dân thu hoạch thanh long chuẩn bị xuất khẩu 43
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, các quốc gia đang không ngừng tìm kiếm cách thức để tối ưu hóa lợi ích từ thương mại quốc tế, việc nắm vững và hiểu rõ các chính sách về thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu và hàng rào kỹ thuật thương mại là điều vô cùng quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Thái Lan, với vị thế là một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á, đã áp dụng một loạt các biện pháp như thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, và hàng rào kỹ thuật để điều chỉnh dòng chảy của thương mại và thúc đẩy xuất khẩu Đề tài này sẽ khám phá sâu hơn về các chiến lược mà Thái Lan đã và đang triển khai để củng cố vị thế trên trường quốc tế, đồng thời đánh giá tác động của chúng đối với nền kinh tế trong nước và quan hệ thương mại toàn cầu Bằng cách phân tích và đánh giá các chiến lược này, chúng ta có thể nhận thấy được những cơ hội và thách thức mà Thái Lan đang đối mặt trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.
Trong bối cảnh này, việc tìm hiểu và phân tích các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của Thái Lan không chỉ mang lại những thông tin hữu ích về hoạt động kinh doanh của quốc gia này mà còn giúp chúng ta rút ra những bài học quý báu cho việc phát triển kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu ở các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Nhóm quyết định chọn đề tài: “Phân tích , trình bày thực trạng, nêu khó khăn, thuận lợi và nguyên nhân của khó khăn về thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật thương mại các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của Thái Lan” để có thể tìm hiểu sâu hơn về các chiến lược mà Thái Lan đã và đang triển khai để củng cố vị thế trên trường quốc tế, đồng thời đánh giá tác động của chúng đối với nền kinh tế trong nước và quan hệ thương mại toàn cầu.
2 Tính cấp thiết của đề tài
Tính cấp thiết của đề tài: “Phân tích , trình bày thực trạng, nêu khó khăn, thuận lợi và nguyên nhân của khó khăn về thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật thương mại các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của
Thái Lan” xuất phát từ việc thương mại quốc tế đang trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia Đối với Thái Lan, một nền kinh tế mở cửa, việc phân tích và hiểu rõ thực trạng, cũng như các khó khăn và thuận lợi liên quan đến thuế quan, hạn ngạch xuất nhập khẩu, và hàng rào kỹ thuật thương mại là hết sức quan trọng Nó không chỉ giúp xác định được các nguyên nhân gây ra khó khăn mà còn là cơ sở để đề xuất các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu hiệu quả, từ đó góp phần củng cố vị thế của Thái Lan trên thị trường quốc tế, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế trong nước Từ đó sẽ giúp cung cấp cái nhìn toàn diện về cách thức Thái Lan tận dụng các công cụ thương mại để tối ưu hóa lợi ích từ xuất khẩu, đồng thời đánh giá tác động của chúng đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Nâng cao hiểu biết về thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật thương mại, các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu Phân tích những vấn đề trong thực trạng, khó khăn, thuận lợi và nguyên nhân của khó khăn, thuận lợi về thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật thương mại, các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của nước Thái Lan Từ đó đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong chính sách thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật thương mại và các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của nước Thái Lan
Đánh giá hiện trạng của các chính sách thuế quan, hạn ngạch xuất nhập khẩu, và hàng rào kỹ thuật thương mại tại Thái Lan, cũng như ảnh hưởng của chúng đến hoạt động xuất khẩu.
Xác định các thách thức và lợi ích mà Thái Lan gặp phải trong việc áp dụng các biện pháp thương mại này, bao gồm tác động đến doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các khó khăn trong việc thực thi các chính sách này, từ đó đề xuất giải pháp để cải thiện.
Đề xuất các chiến lược và giải pháp sáng tạo để thúc đẩy xuất khẩu, giúp Thái Lan tận dụng tối đa lợi ích từ thương mại quốc tế và củng cố vị thế cạnh tranh của mình.
4 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tình hình thực trạng, khó khăn, thuận lợi và nguyên nhân của khó khăn về thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật thương mại các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của Thái Lan.
⁃ Phạm vi nghiên cứu không gian: nghiên cứu trong phạm vi nước Thái Lan.
⁃ Phạm vi nghiên cứu thời gian: từ 03/3/2024 – 04/4/2024.
6 Phương pháp nghiên cứu & nguồn dữ liệu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ công thương Việt Nam (2016), “Thái Lan ban hành các quy định mới về quản lý thị trường” Truy cập ngày: 24/3/2024 Truy cập tại: https://moit.gov.vn/tin-tuc/quoc-te/thai-lan-ban-hanh-cac-quy-dinh-moi-ve-quan-ly- thi-truong.html
[2] Đỗ Sinh (23/11/2022) “ Thái lan thông qua chiến lược thúc đẩy đầu tư giai đoạn
5 năm tới” Truy cập ngày 02/04/2024 Truy cập tại: https://www.vietnamplus.vn/thai- lan-thong-qua-chien-luoc-thuc-day-dau-tu-giai-doan-5-nam-toi-post831840.vnp
[3] Giáo trình giảng dạy của TS Lê Đình Phú tại Trường Đại Học Thủ Dầu Một.
[4] Hoàng Lê Khánh Linh (2021) “Tầm quan trọng của các rào cản kỹ thuật đối với thương mại quốc tế” Truy cập ngày 01/04/2024 Truy cập tại: https://luatminhkhue.vn/tam-quan-trong-cua-cac-rao-can-ky-thuat-doi-voi-thuong- mai-quoc-te.aspx
[5] Luật sư Nguyễn Văn Dương (01/02/2024) “Thuế quan là gì? Vai trò, mục đích và tác động của thuế quan đến đất nước?” Truy cập ngày 30/03/2024 Truy cập tại: https://luatduonggia.vn/thue-quan-la-gi-vai-tro-muc-dich-va-tac-dong-cua-thue-quan- den-dat-nuoc/
[6] Minh Anh (2016) “Hàng rào thương mại là gì? Thế nào là hàng rào kỹ thuật trong thương mại?” Truy cập ngày 30/03/2024 Truy cập tại: https://vietnamfinance.vn/hang-rao-thuong-mai-la-gi-the-nao-la-hang-rao-ky-thuat- trong-thuong-mai-20180504224209431.htm
[7] Nhân dân vn (2/4/2024) “ Thái Lan tận dụng ưu đãi từ rcep để tăng xuất khẩu”.Truy cập ngày 03/4/2024 Truy cập tại: https://nhandan.vn/thai-lan-tan-dung- cac-uu-dai-tu-rcep-de-tang-xuat-khau-post757841.html
[8] Nguyễn Hương và Nguyễn Đức Hùng (2024) “Quota là gì? Thủ tục xin quota xuất khẩu, nhập khẩu” Truy cập ngày 30/03/2024 Truy cập tại: https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/giai-dap-quota-la-gi-883-96518-article.html
[9] Nguyễn Thị Xuân (2023) “Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế là gì? Ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật” Truy cập ngày 02/04/2024 Truy cập tại: https://luatminhkhue.vn/anh-huong-rao-can-ky-thuat-trong-thuong-mai-quoc-te-la- gi.aspx
[10] Nguyễn Trường Sơn (2007) “Vai trò và tác động của thuế quan khi nước ta gia nhập vào WTO” Truy cập ngày 18/3/2024 Truy cập tại: https://www.tapchicongsan.org.vn/en_US/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha- nuoc/-/2018/1346/vai-tro-va-tac-dong-cua-thue-quan khi-nuoc-ta-gia-nhap-wto.aspx
[11] Phương Nam (30/09/2020) “Thái Lan bất ngờ dựng "hàng rào" kỹ thuật đối với trái cây” Truy cập ngày 29/03/2024 Truy cập tại: https://vnbusiness.vn/thi-truong/thai-lan-bat-ngo-dung-hang-rao-ky-thuat-doi-voi-trai- cay-1073665.html
[12] Thư viện pháp luật “Hạn ngạch xuất khẩu là gì? Hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng khi nào?” Truy cập ngày 30/03/2024 Truy cập tại: https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/839FD35-hd-han-ngach-xuat-khau-la-gi- han-ngach-xuat-khau-duoc-ap-dung-khi-nao.html
[13] TS Đinh Thị Thanh Long (2016) “ Tìm hiểu về chính sách thương mại quốc tế”. Truy cập ngày: 01/04/2024 Truy cập tại: file:///C:/Users/Admin/Downloads/73221-
[14] Trang wed Redsunland (2023) “Quota là gì?Vai trò và hạn chế của Quota ?
Phân biệt Quota với thế quan?” Truy cập ngày: 01/04/2024 Truy cập tại: https://www.redsunland.vn/quota-la-gi-vai-tro-va-han-che-cua-quota-phan-biet-quota- voi-thue-quan/
[15] Trần Thanh Tùng (30/08/2021)-TBT.GOV.VN “Tiêu chuẩn bắt buộc đối với dứa đóng hộp” Truy cập ngày 29/03/2024 Truy cập tại:https://tbt.gov.vn/2021/08/thai-lan-tieu-chuan-bat-buoc-doi-voi-dua-dong-hop/
[16] Webxuatnhapkhau.com (20/03/2023) “Các lưu ý về hàng rào kỹ thuật của Thái
Lan” Truy cập ngày: 29/03/2024 Truy cập tại: https://webxuatnhapkhau.com/threads/ cac-luu-y-ve-hang-rao-ky-thuat-cua-thai-lan.15511/
[17] Anton J, 2018 “ WHAT IS A NATIONAL EXPORT STRATEGY?” Truy cập ngày 19/3/2024 Truy cập tại: https://intracen.org/file/nationalexportstrategyenpdf
[18] Bangkok Bank Public Company Limited, “Xem xét hạn ngạch xuất khẩu của
Thái Lan sang EU sau Brexit” Truy cập ngày 22/3/2024 Truy cập tại: https://www.bangkokbanksme.com/en/expect-thai-export-eu-after-brexit
[19] Donna Roberts, Timothy E Josling, và David Orden,1999 “A Framework for
Analyzing Technical Trade Barriers in Agricultural Markets” Truy cập ngày
18/3/2024 Truy cập tại: https://www-iatp-org.translate.goog/sites/default/files/Framework_for_Analyzing_Tec hnical_Trade_Barrie.htm?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
[20] Krugman, Obstfeld, Melitz: Chương 9 Truy cập ngày: 21/3/2024 Truy cập tại: https://fsppm.fulbright.edu.vn/cache/MPP8-552-L07V-Nhung%20cong%20cu%20cua
%20chinh%20sach%20thuong%20mai Vu%20Le%20Quan%20(2)-2016-03-10- 08495481.pdf
[21] THAILAND “Tariff Quotas for Certain Agricultural Sensitive Products
Thailand” Truy cập ngày 21/3/2024 Truy cập tại: https://www.dtn.go.th/file/get/file/1.20220401c384e29f9bf47d4c5e7035e4dae6144b11 4921.pdf
[22] “This report contains assessments of commodity and trade issues made by usda staff and not necessarily statements of official u.s government policy” ( 11/17/2009).
Truy cập ngày: 15/3/2024 Truy cập tại: https://apps.fas.usda.gov/newgainapi/api/Report/DownloadReportByFileName? fileName=Thailand%27s+Import+Procedures+for+Potatoes_Bangkok_Thailand_11-17-2009.pdf
[23] The Phom Penh Post (2022) “Thailand raises animal-feed raw material import quota” Truy cập ngày 23/3/2024 Truy cập tại: https://www-phnompenhpost- com.translate.goog/business/thailand-raises-animal-feed-raw-material-import-quota? _x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
[24] Tianxiao Chen, Xiting Gong, Qing li, He Xu, 2020 “ Multiseason production planning under export quotas” Truy cập ngày 18/3/2024 Truy cập tại: https://onlinelibrary-wiley-com.translate.goog/doi/abs/10.1002/nav.21959?
_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
[25] Tim vipond (2020) “ Import Quotas How supply restrictions can protect domestic industries” Truy cập ngày 17/3/2024 Truy cập tại: https://corporatefinanceinstitute-com.translate.goog/resources/economics/import- quotas/?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
[26] Trang web Thái Lan Truy cập ngày 02/04/2024 Truy cập tại: https://www.fao.org/3/Y4632E/y4632e0w.htm