1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tlck pháp luật logistics - ĐH Thủ Dầu Một

37 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
Tác giả Bùi Thị Thanh Ngân, Huỳnh Thị Mỹ Lệ
Người hướng dẫn Lê Văn Dũng
Trường học Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Logistics & QLCCƯ
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,09 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG (13)
    • 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG (13)
      • 1.1.1. Khái niệm pháp luật (13)
      • 1.1.2. Khái niệm Logistics (13)
      • 1.1.3. Khái niệm bảo hiểm hàng hóa đường hàng không (16)
    • 1.2. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG KHÔNG (16)
      • 1.2.1. Vai trò của bảo hiểm hàng không (16)
      • 1.2.2. Đặc điểm của bảo hiểm hàng không (17)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG HIỆN NAY (19)
    • 2.1. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG (19)
      • 2.1.1. Hợp đồng bảo hiểm (20)
      • 2.1.2. Giá trị bảo hiểm (21)
      • 2.1.3. Quyền và trách nhiệm (21)
    • 2.2. ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG (21)
      • 2.2.1. Điều 1. Các rủi ro được bảo hiểm (21)
      • 2.2.2. Điều 2. Các loại trừ (21)
      • 2.2.3. Điều 3. Thời hạn bảo hiểm (23)
      • 2.2.4. Điều 4. Khiếu nại bồi thường (24)
      • 2.2.5. Điều 5. Quyền lợi bảo hiểm (26)
      • 2.2.6. Điều 6. Hạn chế tổn thất (26)
      • 2.2.7. Điều 7. Tránh chậm trễ (26)
      • 2.2.8. Điều 8. Khiếu nại và giải quyết tranh chấp (26)
    • 2.3. THỰC TRẠNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG HIỆN NAY (27)
    • 2.4. NHỮNG RỦI RO (28)
    • 2.5. NHỮNG BẤT CẬP (29)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIÚP GIẢI QUYẾT NHỮNG BẤT CẬP VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG (32)
    • 3.1. GIẢI PHÁP CHO BẤT CẬP VỀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG TRONG TRƯỜNG HỢP MẤT MÁT HOẶC HƯ HỎNG HÀNG HOÁ (32)
    • 3.2. GIẢI PHÁP CHO BẤT CẬP VỀ QUY TRÌNH ĐỂ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TỪ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG (32)
    • 3.3. GIẢI PHÁP CHO BẤT CẬP VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG (32)
    • 3.4. GIẢI PHÁP CHO BẤT CẬP VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG (33)
    • 3.5. GIẢI PHÁP CHO BẤT CẬP VỀ TRANH CHẤP VÀ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT (33)

Nội dung

Do đó nhóm em đã quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không”, làm đề tài nghiên cứu lần này, nhằm mục đích học tập, tìm

CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội [9]

⁃ Cụ thể, định nghĩa về pháp luật gồm các yếu tố sau:

⁃ Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận đối với những tập quán ban đầu có sẵn

⁃ Là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội

⁃ Pháp luật mang tính bắt buộc áp dụng, bởi vậy các chủ thể sẽ không có quyền thực hiện hay không thực hiện pháp luật

⁃ Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị

Tóm lại, khi nói đến pháp luật thường sẽ nói đến những quy phạm mang tính bắt buộc và phổ biến, áp dụng trong toàn xã hội và được áp dụng nhiều lần [9]

Hình 1 1 - Tổng quan ngành logistics Việt Nam

Theo tài liệu của Liên hợp quốc, logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng [6]

Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics thì logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hóa, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng [6]

Theo quan điểm của WTO, Logistics được định nghĩa là chuỗi cung ứng dịch vụ, bao gồm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự dịch chuyển và lưu kho hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng Dịch vụ logistics truyền thống bao gồm các dịch vụ vận tải, kho bãi, giao nhận, các dịch vụ giá trị gia tăng của bên thứ ba (như làm việc theo yêu cầu của khách hàng) [6]

Theo cách gọi trước đây, trong Luật Thương mại năm 1997 của Việt Nam gọi dịch vụ logistics là dịch vụ giao nhận hàng hóa và được quy định như sau: “Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người người nhận hàng theo sự ủy thác của chủ hàng, của người

7 vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)”

[6] Đến Luật Thương mại năm 2005, lần đầu tiên pháp luật Việt Nam đưa quy định về dịch vụ logistics vào trong văn bản luật, theo Điều 233 Luật Thương mại năm 2005 quy định:

“Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, trong đó, thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã kí hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao” [6]

Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics thì logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hóa, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng [6]

Theo quan điểm của WTO, Logistics được định nghĩa là chuỗi cung ứng dịch vụ, bao gồm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự dịch chuyển và lưu kho hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng Dịch vụ logistics truyền thống bao gồm các dịch vụ vận tải, kho bãi, giao nhận, các dịch vụ giá trị gia tăng của bên thứ ba (như làm việc theo yêu cầu của khách hàng) [6]

Với nhiều khái niệm như trên, dịch vụ logistics được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau:

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng [6]

Theo nghĩa rộng, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ [6]

Như vậy, khái niệm về dịch vụ logistics ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp, coi đây chỉ tương tự như một hoạt động giao nhận hàng hóa Tuy nhiên cũng cần nhận thấy là định nghĩa trong Luật thương mại năm 2005 có tính mở, đó là quy định: “hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa” Theo đó, ngoài các dịch vụ được liệt kê ra trong điều luật thì các thương nhân cũng có

8 thể kinh doanh các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa cũng có thể thuộc kinh doanh dịch vụ logistics [6]

“Logistics ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu nhằm giải quyết bài toán hiệu quả kinh tế khi nhu cầu con người ngày càng tăng nhưng nguồn tài nguyên, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất lại có giới hạn Do đó, dịch vụ logistics đã và đang phát triển mạnh để phục vụ cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu, sản xuất ra sản phẩm với chất lượng tốt nhất, chi phí ít nhất” [6]

“Bản chất của hoạt động logistics là tổng hợp các hoạt động quản lý dòng luân chuyển hàng hóa, vật tư từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ và đến tay người tiêu dùng Trong chuỗi các hoạt động của dịch vụ logistics, vận tải là hoạt động kinh doanh chủ yếu nên đôi khi có một số quan niệm cho rằng logistics là một hoạt động vận chuyển hàng hóa, một loại hình vận tải đa phương tiện” [6]

1.1.3 Khái niệm bảo hiểm hàng hóa đường hàng không

VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG KHÔNG

1.2.1 Vai trò của bảo hiểm hàng không

Hình 1 2 Mô phỏng máy bay và hàng hóa

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người vận chuyển hoặc chủ sở hữu hàng hóa khỏi những tổn thất, hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển bằng đường hàng không Nó cung cấp một lớp an ninh cho các đối tác tham gia trong chuỗi cung ứng và đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng không [5]

Bảo hiểm này chủ yếu bảo vệ chống lại nhiều rủi ro khác nhau Trước hết, đó là mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa có thể phát sinh do tai nạn, va chạm, rơi vỡ, hoặc thậm chí cháy nổ Thứ hai, bảo hiểm này cũng bao gồm mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa có thể xuất phát từ hành động của con người như trộm cắp, cướp giật Cuối cùng, nó bảo vệ cả trước những tác động của nguyên nhân khách quan như thiên tai, thời tiết xấu [5]

1.2.2 Đặc điểm của bảo hiểm hàng không

⁃ Bảo Hiểm Đa Dạng

Bảo hiểm hàng không có thể áp dụng cho nhiều loại tài sản và nguy cơ khác nhau, bao gồm máy bay, hàng hoá, hành khách, cơ sở cơ sở hoặc bất kỳ rủi ro nào khác liên quan đến hoạt động hàng không

⁃ Phạm Vi Bảo Hiểm Rộng Rãi

Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm hàng không thường bao gồm các rủi ro như tai nạn, mất mát hoặc hỏng hóc của máy bay, hàng hoá hoặc tài sản khác trong quá trình vận chuyển

Bảo hiểm hàng không có thể được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng loại hoạt động, bao gồm cả vận chuyển hàng hoá thương mại, vận chuyển quân sự, và các dịch vụ hàng không khác nhau

⁃ Quy Trình Yêu Cầu Bồi Thường Phức Tạp

Do tính phức tạp của các vụ việc liên quan đến hoạt động hàng không, quy trình yêu cầu bồi thường trong bảo hiểm hàng không thường phức tạp và đòi hỏi sự tư vấn chuyên môn từ các chuyên gia bảo hiểm

⁃ Yếu Tố Rủi Ro Cao

Hoạt động hàng không liên quan đến nhiều rủi ro, bao gồm tai nạn, thời tiết xấu, hỏng hóc kỹ thuật và thậm chí là hành động kỹ thuật, do đó bảo hiểm hàng không thường có giá trị cao

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG HIỆN NAY

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

2.1 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Hình 2 1 - Hình ảnh máy bay và hàng hóa

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không là một phần trong ngành vận tải hàng hóa Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không thường được điều chỉnh bởi các quy tắc và quy định của Hiệp Hội Vận Tải Hàng Không Quốc tế (International Air Transport Association – IATA) và Hiệp Hội Bảo Hiểm Vận Chuyển hàng không quốc tế (International Cargo Insurance – ICI)

Tại Việt Nam, các quy định về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không được quy định trong luật hàng không dân dụng số 66/2006/QH11 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không là bắt buộc Theo điều 163 của luật hàng không dân dụng việc bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển Người vận chuyển phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ của hành khách, việc mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý và do vận chuyển chậm hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm khác đến mức giới hạn

12 trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển quy định tại Điều 166 của Luật này ( Đối với vận chuyển hàng hóa, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là mười bảy đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam hàng hóa; trường hợp người gửi hàng có kê khai giá trị của việc nhận hàng hóa tại nơi đến và trả một khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trị đã được kê khai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực tế) Một ví dụ giả định về trường hợp bồi thường thiệt hại của người vận chuyển về hàng hoá: Giả sử một hãng hàng không vận chuyển một lô hàng từ Sân bay A tại Việt Nam đến Sân bay B ở một quốc gia khác Trong quá trình vận chuyển, hàng hoá bị mất mát hoặc hư hỏng do sự cố không mong muốn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển sẽ được áp dụng theo các quy định pháp luật liên quan Nếu hãng hàng không đã mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự vận chuyển hàng hoá theo quy định của Luật Hàng không Dân dụng, họ có thể được bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi của người gửi hàng Trong trường hợp hàng hoá bị mất mát hoặc hư hỏng, người gửi hàng hoá có 1 quyền yêu cầu hãng hàng không hoặc công ty bảo hiểm đền bù Giới hạn trách nhiệm của hãng hàng không trong trường hợp này có thể được quy định dựa trên trọng lượng hàng hoá hoặc giá trị hàng hoá, tùy theo quy định của IATA (Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế) Giới hạn này sẽ xác định mức tối đa mà hãng hàng không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho thiệt hại gây ra cho hàng hoá

Hãng bảo hiểm và người mua bảo hiểm (người gửi hàng) sẽ ký kết một hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không Hợp đồng này sẽ xác định các điều khoản, điều kiện và phạm vi bảo hiểm

Bên bảo hiểm: Hợp đồng sẽ xác định rõ tên và thông tin liên hệ của công ty bảo hiểm, tức là hãng bảo hiểm chịu trách nhiệm cung cấp bảo hiểm

Bên được bảo hiểm: Hợp đồng sẽ xác định rõ tên và thông tin liên hệ của người mua bảo hiểm, tức là người gửi hàng hoá, người có quyền hưởng bảo hiểm trong trường hợp xảy ra sự cố

1 Điều 166 luật hàng không dân dụng 66/2002/QH11

Phạm vi bảo hiểm: Hợp đồng sẽ mô tả chi tiết các nguy cơ và rủi ro được bảo hiểm Điều này có thể bao gồm mất mát, hư hỏng, trộm cướp, cháy nổ và tai nạn trong quá trình vận chuyển bằng đường hàng không

Quy định về giá trị bảo hiểm xác định mức đền bù tối đa mà công ty bảo hiểm sẽ chi trả trong trường hợp mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa Giá trị bảo hiểm thường được xác định dựa trên giá trị thực của hàng hóa hoặc mức giới hạn tối đa đã được thỏa thuận trước

- Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu bên được bảo hiểm cung cấp thông tin chính xác về hàng hoá, bao gồm giá trị, mô tả, và các yếu tố khác liên quan Bên bảo hiểm có quyền xác định giá trị hàng hoá được bảo hiểm và đề xuất mức phí bảo hiểm dựa trên thông tin được cung cấp Trách nhiệm cung cấp hợp đồng bảo hiểm: Bên bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp hợp đồng bảo hiểm cho bên được bảo hiểm, bao gồm các điều khoản, điều kiện và phạm vi bảo hiểm Trong trường hợp xảy ra sự cố, bên bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán bồi thường cho bên được bảo hiểm theo quy định trong hợp đồng.

ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

hoặc tai nạn với hàng hoá Có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về hàng hoá cho bên bảo hiểm, bao gồm thông tin về giá trị, mô tả và các yếu tố khác liên quan và luôn tuân thủ các quy định và điều kiện trong hợp đồng bảo hiểm, bao gồm việc thực hiện các biện pháp an toàn phù hợp để giảm thiểu rủi ro cho hàng hoá

2.2 ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Điều khoản bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của Công ty logistics cước vận chuyển được đưa ra như sau:

2.2.1 Điều 1 Các rủi ro được bảo hiểm

Bảo hiểm này bảo hiểm mọi rủi ro về tổn thất hoặc tổn hại xảy ra cho đối tượng bảo hiểm trừ các điểm loại trừ quy định tại Điều 2 dưới đây [2]

2.1 Bảo hiểm này không bảo hiểm cho:

2.1.1 Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí được quy cho hành vi xấu cố ý của người được bảo hiểm;

2.1.2 Rò rỉ thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc giảm thể tích thông thường, hoặc hao mòn thông thường của đối tượng bảo hiểm;

2.1.3 Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra do đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng bảo hiểm chưa đầy đủ hay không thích hợp (theo chủ ý của điểm này

“đóng gói” phải được coi như bao gồm cả xếp hàng vào container hay thùng hàng nhưng chỉ khi nào việc xếp hàng đó được thực hiện trước khi bảo hiểm này có hiệu lực hoặc do người được bảo hiểm hay những người làm công cho họ thực hiện);

2.1.4 Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi khuyết tật hay tính chất sẵn có của đối tượng bảo hiểm;

2.1.5 Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí phát sinh từ tình trạng không thích hợp của máy bay, phương tiện vận chuyển, container hay thùng hàng cho việc chuyên chở an toàn đối tượng bảo hiểm, nếu người được bảo hiểm hay những người làm công cho họ biết được riêng về tình trạng không thích hợp đó vào điểm đối tượng bảo hiểm được xếp vào phương tiện như vậy;

2.1.6 Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ xảy ra do một rủi ro được bảo hiểm;

2.1.7 Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của người chủ, người quản lý, người thuê hoặc người khai thác máy bay;

2.1.8 Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh nào có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/hoặc phản ứng hạt nhân hay nguyên tử hoặc phản ứng khác tương tự hay các chất phóng xạ tương tự khác

2.2 Trong mọi trường hợp, bảo hiểm này không bảo hiểm cho những tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi:

2.2.1 Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự phát sinh từ những biến cố đó, hoặc bất kỳ hành động thù địch nào gây ra bởi hoặc chống lại một thế lực tham chiến;

2.2.2 Chiếm, bắt giữ, kiềm chế hay cầm giữ (trừ khi do không tặc) và hậu quả của những việc đó hoặc bất kỳ mưu toan nào vì thế mà có;

2.2.3 Mìn, thủy lôi, bom trôi dạt hoặc những vũ khí chiến tranh trôi dạt khác

2.3 Trong mọi trường hợp, bảo hiểm này không bảo hiểm cho những tổn thất, tổn hại hoặc chi phí:

2.3.1 Gây ra bởi những người đình công, công nhân bị cấm xưởng, hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, phá rối trật tự hoặc bạo động;

2.3.2 Là hậu quả từ các cuộc đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động, phá rối trật tự;

2.3.3 Gây ra bởi bất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc do bất kỳ người nào hành động vì động cơ chính trị [2]

2.2.3 Điều 3 Thời hạn bảo hiểm

3.1 Bảo hiểm này bắt đầu có hiệu lực kể từ khi hàng rời kho hoặc nơi chứa hàng tại địa đểm có tên ghi trong Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong quá trình vận chuyển thông thường và kết thúc tại một trong các thời điểm sau, tùy theo trường hợp nào xảy ra trước:

3.1.1 Khi giao hàng vào kho của người nhận hàng hay kho hoặc nơi chứa hàng cuối cùng khác tại nơi nhận có tên ghi trong Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm;

3.1.2 Khi giao hàng vào bất kỳ một kho hay nơi chứa hàng nào khác, dù trước khi tới hay tại nơi nhận có tên ghi trong Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm, mà người được bảo hiểm chọn dùng vào mục đích sau đây:

3.1.2.1 Để chứa hàng không còn nằm trong quá trình vận chuyển thông thường,hoặc

3.1.2.2 Để chia hay phân phối hàng, hoặc

3.1.2.3 Khi hết hạn ba mươi (30) ngày sau khi hoàn thành việc dỡ đối tượng được bảo hiểm khỏi máy bay tại nơi dỡ hàng cuối cùng

3.2 Nếu sau khi dỡ hàng khỏi máy bay tại nơi dỡ hàng cuối cùng, nhưng trước khi kết thúc bảo hiểm, hàng hóa được gửi tới một nơi nhận hàng không đúng với địa điểm nhận hàng ghi trong Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm thì bảo hiểm này trong khi giữ nguyên hiệu lực theo quy định kết thúc

16 nêu trên, sẽ không mở rộng giới hạn quá thời điểm bắt đầu vận chuyển tới nơi nhận khác đó

THỰC TRẠNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG HIỆN NAY

Hình 2 2 - Thực trạng bảo hiểm hàng hóa đường hàng không

Thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường hàng không hiện nay phản ánh sự tăng cường nhu cầu và sự cạnh tranh trong ngành Các công ty bảo hiểm đang phải điều chỉnh chính sách và sản phẩm của mình để đáp ứng với các yêu

20 cầu mới và thách thức trong ngành Với sự phát triển của thương mại và xuất nhập khẩu, nhu cầu bảo hiểm hàng hóa bằng đường hàng không đang tăng lên Doanh nghiệp và cá nhân ngày càng nhận thức được rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và cần có bảo hiểm phù hợp

Các công ty bảo hiểm đang đáp ứng nhu cầu này bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm hàng hóa Chúng cung cấp các gói bảo hiểm linh hoạt và phù hợp với các yêu cầu cụ thể của từng loại hàng hóa và quy trình vận chuyển

Các công ty bảo hiểm cũng đang điều chỉnh chính sách của mình để đáp ứng với các yêu cầu mới và thách thức trong ngành hàng không Điều này bao gồm việc cung cấp các điều khoản bảo hiểm linh hoạt, bao gồm phạm vi bảo hiểm, mức độ bồi thường và thời gian bảo hiểm

Sự cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm hàng hóa bằng đường hàng không đang tăng lên, khiến cho các công ty phải cung cấp các dịch vụ tốt hơn và giá cả cạnh tranh hơn để thu hút khách hàng Mặc dù có sự phát triển trong ngành bảo hiểm hàng hóa bằng đường hàng không, nhưng vẫn còn một số thách thức, bao gồm rủi ro liên quan đến tai nạn, mất mát và hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

NHỮNG RỦI RO

Theo bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không: Người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hoá được bảo hiểm, trừ những trường hợp đã quy định loại trừ ở Điều 2, 3 và 4 sau đây Trong mọi trường hợp Người bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không không chịu trách nhiệm đối với:

2.1 Những mất mát, hư hỏng hay chi phí được quy là việc làm xấu, cố ý của Người được bảo hiểm

2.2 Hàng hoá được bảo hiểm bị rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hay giảm thể tích thông thường hoặc hao mòn tự nhiên

2.3 Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do việc đóng gói hoặc chuẩn bị hàng hoá được bảo hiểm không đầy đủ hoặc không thích hợp (“đóng gói” quy định theo điểm 2.3 này bao gồm cả việc xếp hàng trong container và thùng hàng nhưng với điều kiện việc xếp hàng ấy phải do người được bảo hiểm hoặc người làm công cho họ thực hiện trước khi bảo hiểm này có hiệu lực)

2.4 Những mất mát, hư hỏng hay chi phí do khuyết tật vốn có hoặc do tính chất riêng của loại hàng hoá được bảo hiểm

2.5 Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do máy bay, phương tiện vận chuyển, container hay thùng hàng không đủ an toàn cho việc chuyên chở hàng, nếu Người được bảo hiểm hay những người làm công cho họ được biết riêng về trạng thái không thích hợp đó vào thời gian bốc xếp hàng hoá

2.6 Những mất mát, hư hỏng hay chi phí được quy cho là do chậm trễ, cho dù chậm trễ xảy ra do một rủi ro được bảo hiểm

2.7 Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do chủ máy bay, người quản lý, người thuê hay người điều hành máy bay không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính gây ra

2.8 Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/ hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ hoặc tương tự [2]

Trong mọi trường hợp người bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không không chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi:

3.1 Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, phản loạn hoặc quần chúng nổi dậy khi xảy ra những biến cố này hoặc do bất kỳ hành động thù địch nào khác của một thế lực tham chiến hay chống lại thế lực đó

3.2 Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế (trừ khi do cướp) và hậu quả hay bất kỳ mưu toan nào phát sinh từ những sự việc này

3.3 Mìn,thuỷ lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôi dạt

Trong mọi trường hợp Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng hay chi phí

4.1 Gây ra bởi những người đình công hay công nhân cấm xưởng hoặc do những người tham gia các vụ gây rối trong lao động, làm náo loạn hoặc náo động gây ra

4.2 Phát sinh từ những cuộc đình công, cấm xưởng, những vụ gây rối trong lao động, làm náo loạn hoặc xáo động gây ra

4.3 Gây ra do bất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc do bất kỳ người nào đang hành động vì một lý do chính trị nào gây ra [2].

NHỮNG BẤT CẬP

Việc những công ty hay doanh nghiệp họ không chọn vận chuyển bằng đường hàng không mà lại chọn vận chuyển biển bởi nó củng có một số nguyên nhân liên quan đến bảo hiểm hàng hóa Việc hàng hóa được bảo đảm an toàn và nếu có xảy ra rủi ro bảo hiểm cũng sẽ bồi thường thiệt hại về lô hàng của mình theo thỏa thuận của công ty Những bất cập mà bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không thường gặp phải như:

- Giới hạn trách nhiệm của hãng hàng không trong trường hợp mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá có thể khiến người gửi hàng không nhận được đủ bồi thường Các giới hạn này thường được xác định dựa trên trọng lượng hoặc giá trị hàng hoá và có thể không đáp ứng hoàn toàn giá trị thực của hàng hoá bị mất mát hoặc hư hỏng Theo quy định của Hiệp định Montreal, giới hạn trách nhiệm của hãng hàng không đối với mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được xác định dựa trên một đơn vị gọi là "Đơn vị Giá Đặc biệt" (SDR - Special Drawing Right) SDR là một đơn vị tiền tệ đặc biệt được sử dụng trong các giao dịch quốc tế và giá trị của nó thay đổi theo tỷ giá hối đoái

Ví dụ: Giả sử hãng hàng không xác định giới hạn trách nhiệm là 19 SDR cho mỗi kilogram hàng hoá bị mất mát hoặc hư hỏng Nếu một lô hàng có trọng lượng 1000kg và giá trị thực tế của nó là 50,000 SDR, khi hàng hoá bị mất mát hoặc hư hỏng, hãng hàng không chỉ chịu trách nhiệm tối đa 19,000 SDR (19 SDR x 1000kg) Điều này có nghĩa là người gửi hàng sẽ không nhận được đủ bồi thường cho giá trị thực tế của hàng hoá Trong trường hợp này, nếu giá trị thực của hàng hoá vượt quá giới hạn trách nhiệm, người gửi hàng có thể phải chịu một phần hoặc toàn bộ thiệt hại vượt quá giới hạn này, trừ khi họ đã mua một bảo hiểm bổ sung hoặc thỏa thuận khác với hãng hàng không

- Quy trình để yêu cầu bồi thường từ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không có thể phức tạp Người gửi hàng hoá cần tuân thủ nhiều yêu cầu và điều kiện, bao gồm việc cung cấp các tài liệu và chứng từ chứng minh thiệt hại bao gồm biên bản giao nhận, hình ảnh, thông tin từ hãng hàng không và bất kì tài liệu liên quan khác đến giá trị tình trạng hàng hóa trước và sau quá trình vận chuyển Nếu người gửi hàng hoặc hãng hàng không, không cung cấp đầy đủ các bằng chứng thì bên bảo hiểm sẽ không bồi thường thiệt hại về lô hàng

⁃ Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không có thể đòi hỏi mức phí bảo hiểm cao, tạo ra áp lực tài chính đối với người gửi hàng, đặc biệt là đối với các lô hàng có giá trị cao Ví dụ về một công ty điện tử ở Trung Quốc muốn vận chuyển một lô hàng đi Mỹ bằng đường hàng không Lô hàng này bao gồm

23 hàng điện tử có giá trị lớn là điện thoại thông minh và máy tính xách tay, tổng giá trị khoảng 1 triệu đô la Mỹ Để bảo hiểm lô hàng này, công ty cần mua một chính sách bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không Mức phí bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào giá trị của lô hàng, loại hàng hoá và các yếu tố rủi ro khác Trong trường hợp này, do lô hàng có giá trị cao và được vận chuyển bằng đường hàng không, mức phí bảo hiểm có thể rất cao

Ví dụ: Công ty có thể phải trả một khoản phí bảo hiểm khoảng 1 - 2% giá trị của lô hàng Với lô hàng có giá trị 1 triệu đô la Mỹ, mức phí bảo hiểm có thể lên đến 10.000 - 20.000 đô la Mỹ Điều này tạo ra một áp lực tài chính lớn đối với công ty, đặc biệt là khi vận chuyển các lô hàng có giá trị cao thường xuyên hoặc đối với các doanh nghiệp nhỏ

⁃ Chính sách bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không thường áp đặt các loại trừ và hạn chế đối với các trường hợp cụ thể Các loại trừ này có thể khiến cho một số trường hợp thiệt hại không được bồi thường, chẳng hạn như thiệt hại do lỗi đóng gói hoặc thiệt hại gây ra bởi tính chất của hàng hoá

⁃ Tranh chấp và thời gian giải quyết: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về bồi thường, quy trình giải quyết khiếu nại có thể kéo dài và phức tạp Người gửi hàng hoá có thể phải đối mặt với các thủ tục pháp lý và thời gian chờ đợi lâu để có được sự giải quyết

Những bất cập này có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia và chính sách của từng công ty bảo hiểm Điều quan trọng là người gửi hàng hoá nên thận trọng khi đọc và hiểu các quy định, điều khoản và điều kiện của bảo hiểm hàng hoá và nếu cần, tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến từ chuyên gia hoặc nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm

GIẢI PHÁP GIÚP GIẢI QUYẾT NHỮNG BẤT CẬP VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

GIẢI PHÁP CHO BẤT CẬP VỀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG TRONG TRƯỜNG HỢP MẤT MÁT HOẶC HƯ HỎNG HÀNG HOÁ

Hãng hàng không cần tăng cường thông tin cho khách hàng bằng cách cung cấp thông tin rõ ràng và chi tiết về các giới hạn trách nhiệm trong trường hợp mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá cho khách hàng trước khi họ quyết định sử dụng dịch vụ Bên cạnh đó hãng hàng không có thể cung cấp tùy chọn cho khách hàng mua bảo hiểm mở rộng để bổ sung cho giới hạn trách nhiệm của khách hàng trong trường hợp mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa

Trong trường hợp đặc biệt, hãng hàng không có thể thỏa thuận với khách hàng để tăng giới hạn trách nhiệm hoặc bồi thường đặc biệt nếu có yêu cầu cụ thể từ phía khách hàng Cần đảm bảo an toàn và chất lượng vận chuyển hàng hóa là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa, từ đó giúp giảm thiểu các khoản phải chi trả bồi thường.

GIẢI PHÁP CHO BẤT CẬP VỀ QUY TRÌNH ĐỂ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TỪ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, hãng hàng không và khách hàng có thể thực hiện đàm phán và thỏa thuận với nhau về các điều khoản liên quan đến quy trình yêu cầu bồi thường, từ đó sẽ giúp giảm bớt sự phức tạp và nâng cao khả năng đáp ứng của cả hai bên khi có sự cố xảy ra

Sử dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý thông tin để tự động hóa quy trình yêu cầu bồi thường có thể giảm bớt sự phức tạp và thời gian xử lý, các công cụ và phần mềm hiện đại có thể giúp tăng cường hiệu suất và giảm thiểu sai sót trong quy trình này

Bên cạnh đó hãng hàng không và công ty bảo hiểm có thể tổ chức các khóa đào tạo và hoạt động nâng cao nhận thức để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về quy trình yêu cầu bồi thường và biết cách xử lý khi có sự cố xảy ra.

GIẢI PHÁP CHO BẤT CẬP VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

25 Để giải quyết bất cập về mức phí bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không thì người gửi hàng có thể thảo luận và đàm phán với hãng hàng không và công ty bảo hiểm về mức phí và điều khoản bảo hiểm Việc này có thể giúp họ đạt được mức phí hợp lý và điều kiện bảo hiểm phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ Hãng hàng không và công ty bảo hiểm cần cải thiện và đơn giản hóa quy trình yêu cầu bồi thường bằng cách cung cấp hướng dẫn rõ ràng và đơn giản, hỗ trợ khách hàng trong quá trình yêu cầu bồi thường và tăng cường tính minh bạch trong việc xử lý các yêu cầu này.

GIẢI PHÁP CHO BẤT CẬP VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Hãng hàng không và công ty bảo hiểm có thể điều chỉnh chính sách bảo hiểm để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu cụ thể của khách hàng Điều này có thể bao gồm việc thay đổi phạm vi bảo hiểm, mức độ bồi thường, và điều khoản để phản ánh đúng các yêu cầu và rủi ro trong quá trình vận chuyển

Hãng hàng không và công ty bảo hiểm có thể cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết về các chính sách bảo hiểm cho khách hàng Việc giải thích rõ ràng và minh bạch về các điều khoản và điều kiện của chính sách sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn và dễ dàng đưa ra quyết định của mình.

GIẢI PHÁP CHO BẤT CẬP VỀ TRANH CHẤP VÀ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT

Việc giải quyết bất cập về tranh chấp và thời gian giải quyết trong bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không đòi hỏi sự hợp tác và nỗ lực từ cả hãng hàng không, công ty bảo hiểm và khách hàng Bằng cách thỏa thuận trước về quy định giải quyết tranh chấp, tăng cường minh bạch và thông tin, tích hợp công nghệ và tự động hóa, tổ chức đào tạo và tăng cường nhận thức, và hợp tác và đồng phối hợp chặt chẽ, chúng ta có thể tạo ra một môi trường giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả

PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không được nhóm em tìm hiểu và phân tích một cách hiệu quả và thành công việc tìm ra những bất cập, từ đó đưa ra một số hướng giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, có thể góp một phần nào đó cho pháp luật Việt nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không Để tìm hiểu rõ cũng như nhận biết những bất cập của pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, nhóm em đã làm rõ vấn đề qua 3 chương: Chương 1 tìm hiểu về cơ sở lý luật của pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, đây là cơ sở hình thành đầu tiên giúp nhận biết và hiểu rõ về pháp luật bảo hiểm hàng hóa Với chương 2, là phần quan trọng của bài, nhóm em đã đi sâu vào phân tích những quy định, những điều khoản của pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, từ phân tích đó nhóm em đã phát hiện ra những bất cập cho vấn đề này, nhằm hạn chế những bất cập xảy ra nhóm em đã đưa ra một số giải pháp ở Chương 3 để góp phần giải quyết những bất cập đó

Tóm lại qua đề tài được phân tích trên nhóm em nhận ra rằng việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không đến chở thành điểm mạnh của thị trường Việt Nam và các nước trên thế giới, nhằm giảm lãng phí thời gian và vận chuyển được số lượng lớn Bởi thế các công ty xuất nhập khẩu đang và sử dụng mô hình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không này Để nhằm bảo vệ hàng hóa và nhận được số tiền bồi thường nếu sự cố xảy ra thì các công ty khi xuất nhập hàng luôn phải mua bảo hiểm hàng hóa cho lô hàng của mình đặt biệt với các loại hàng hóa có khối lượng và giá trị lớn, cho nên các công ty cần nắm rõ các quy định của pháp luật về bảo hiểm hàng hóa để khi gặp sự cố xảy ra cho hàng hóa thì có thể lấy lại một số tiền bồi thường một cách nhanh chóng Để phát triển mạnh mẽ hơn pháp luật về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không, nhóm em có đưa ra một số kiến nghị như sau:

Cần liên tục cập nhật và điều chỉnh quy định về bảo hiểm hàng hoá hàng không để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của ngành hàng không và thực tế vận chuyển hàng hoá Các quy định cần đảm bảo tính linh hoạt để đáp ứng các yêu cầu mới, bao gồm cả yêu cầu về bảo vệ môi trường và an ninh hàng không

Tăng cường sự hợp tác giữa các bên liên quan, cần thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm các cơ quan quản lý, hãng hàng không, các nhà bảo hiểm và các tổ chức liên quan khác Sự hợp tác này giúp đưa ra các quy định và chính sách hiệu quả hơn, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thực thi và giám sát pháp luật về bảo hiểm hàng hoá

Tăng cường đào tạo và nâng cao nhận thức cho các chuyên gia và nhân viên liên quan đến bảo hiểm hàng hoá hàng không Điều này bao gồm việc đào tạo về quy định pháp luật, quy trình và các kỹ năng cần thiết để đảm bảo tuân thủ đúng quy định và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan

Cần tạo ra một môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi để thu hút các công ty bảo hiểm tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá hàng không Điều này có thể đạt được thông qua các chính sách kích cầu, giảm rủi ro và tạo điều kiện cạnh tranh công bằng trên thị trường

Nâng cao cơ chế giải quyết tranh chấp, tạo ra cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả và công bằng trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá hàng không Điều này giúp giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng và minh bạch, đồng thời tạo niềm tin và sự ổn định cho các bên liên quan

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Thị Hiền (2013) “ Bảo hiểm xuất nhập khẩu bằng đường biển” Truy cập ngày 29/02/2024 Truy cập tại: https://thuvienxuatnhapkhau.com/luan-van-bao-hiem-hang-hoa-xnk-van- chuyen-bang-duong-bien.html

[2] Cuocvanchuyen.vn “BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG” Truy cập ngày 28/02/2024 Truy cập tại: https://cuocvanchuyen.vn/tin-tuc/bao-hiem-hang-hoa-van-chuyen-duong- hang-khong-125.html

[3] Giang Bích Ngọc (2010) “ Bảo hiểm hàng hóa hàng không và triển vọng phát triển phát triển tại Việt Nam” Truy cập ngày 29/02/2024 Truy cập tại: https://luanvan.net.vn/luan-van/khoa-luan-bao-hiem-hang-khong-va-trien- vong-phat-trien-tai-viet-nam-64944/

[4] Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 số 66/2006/QH11 Truy cập ngày 05/03/2024 Truy cập tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van- tai/Luat-hang-khong-dan-dung-Viet-Nam-2006-66-2006-QH11-12983.aspx

[5] LT.Express “Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không”

Truy cập ngày 22/02/2024 Truy cập tại: https://giaonhanquocte.com.vn/bao- hiem-hang-hoa-van-chuyen-bang-duong-hang-khong/

[6] Luật Minh Khuê, Luật sư Lê Minh Trường (2022) “Khái niệm, đặc điểm và vai trò của dịch vụ logistics?” Truy cập ngày 27/01/2024 Truy cập tại: https://luatminhkhue.vn/khai-niem-dac-diem-va-vai-tro-cua-dich-vu- logistics.aspx

[7] Luật sư X, 21/12/2022 “Bảo hiểm hàng không là gì theo quy định pháp luật” Truy cập ngày: 22/02/2024 Truy cập tại: https://lsx.vn/bao-hiem-hang- khong-la-gi/

[8] Nguyễn Thị Thùy Trang (2019) “Quy trình giao hàng siêu trường, siêu trọng xuất khấu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần giao nhận toàn cầu DHL Việt Nam”.Truy cập ngày 29/02/2024 Truy cập tại: http://demo.dspace.vn/handle/11461/2950

[9] Thư viện pháp luật, Luật sư Nguyễn Thụy Hân “Pháp luật là gì? Các hình thức thực hiện pháp luật” Truy cập ngày 21/02/2024 Truy cập tại: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-

Ngày đăng: 29/10/2024, 10:03