1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài văn hoá giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền việt nam

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hoá Giao Tiếp Trong Kinh Doanh Của 3 Miền Việt Nam
Tác giả Vũ Thị Diệu Liên, Ngô Thuý Vy, Trương Đỗ Thị Tố Trinh, Lê Gia Bảo Ngân, Hồ Bảo Ngọc, Trương Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Thị Thanh Thương
Người hướng dẫn Đinh Hoàng Anh Tuấn
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giao Tiếp Trong Kinh Doanh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Giao tiếp là một hoạt động thiết yếu của con người, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng, có thể quyết định sự thành công hay thất bại

Trang 1

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI:

VĂN HOÁ GIAO TIẾP TRONG

KINH DOANH CỦA 3 MIỀN VIỆT NAM

GVHD: Đinh Hoàng Anh Tuấn Lớp: Thứ 4 ( tiết 12-15)

Nhóm SVTH: Nhóm 2

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 3 Năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023

Nhóm: 2

Đề tài: Văn hoá giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam

% HOÀN THÀNH

1 Vũ Thị Diệu Liên 22136021 Lời mở đầu, tổng

hợp bài 100%

2 Ngô Thuý Vy 22136095 1.1, 1.2, 1.3 100% 3 Trương Đỗ Thị Tố Trinh 22136083 2.3, 2.4, 2.5 100% 4 Lê Gia Bảo Ngân 22136035 3, tổng kết 100% 5 Hồ Bảo Ngọc 22136037 3.1,3.2, 3.3,3.4,3.5 100% 6 Trương Thị Tuyết Nhung 22136049 2.1, 2.2, 2.3 100%

7 Nguyễn Thị Thanh Thương 22136074 3.6, II.1, II.2 100% Nhận xét của giảng viên:

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

I VĂN HOÁ GIAO TIẾP KINH DOANH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 1

1.Khái niệm về giao tiếp ……… ……… …1

1.1 Khái niệm về giao tiếp : 1

1.2 Vai trò, chức năng của giao tiếp : 1

1.3 Các loại hình giao tiếp cơ bản : 3

2.Giao tiếp trong kinh doanh là gì?……… ……… … 6

2.1 Khái niệm 5

2.2 Tầm quan trọng trong giao tiếp kinh doanh 5

2.3 Phương tiện trong giao tiếp kinh doanh 6

2.4 Các nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh: 6

2.5 Phương thức ứng xử trong giao tiếp kinh doanh 9

3.Đặc trưng về văn hoá giao tiếp của người Việt Nam ………… ….10

3.1 Thái độ giao tiếp của người Việt Nam……… ….…….……10

3.2 Quan hệ của giao tiếp trong kinh doanh……… ….… 10

3.3 Đối tượng giao tiếp trong kinh doanh của người Việt Nam… 11

3.4 Chủ thể giao tiếp của người Việt Nam……… …….12

3.5 Cách thức giao tiếp của của người Việt Nam……… ………13

3.6.Nghi thức lời nói……… ……… 13

II ĐẶC TRƯNG VỀ VĂN HOÁ GIAO TIẾP KINH DOANH BA MIỀN 1 Văn Hóa Giao Tiếp Kinh Doanh Miền Bắc 15

2.Văn Hóa Giao Tiếp Kinh Doanh Miền Trung: 16

3 Văn Hóa Giao Tiếp Kinh Doanh Miền Nam 16

III Tổng kết: 19

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Giao tiếp là một hoạt động thiết yếu của con người, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng, có thể quyết định sự thành công hay thất bại của một công ty hoặc doanh nghiệp Trong nền kinh tế mở và hội nhập như ngày nay thì giao tiếp bị ảnh hưởng khá sâu sắc bởi phong cách sống và cách giao tiếp với đối tác xung quanh Vì vậy để đạt được thành công trong cuộc sống, nhất là lĩnh vực kinh doanh thì chúng ta nên chú trọng đến vấn đề giao tiếp Mỗi một quốc gia đều có một nền văn hoá, phong cách sống, thói quen, văn hoá khác nhau Chúng ta biết Việt Nam nằm ở Châu Á việc giao lưu mở rộng thị trường là điều cần thiết và mang lại nhiều lợi ích Văn hoá giao tiếp trong kinh doanh được hình thành từ lâu đời và phát triển phân hoá theo sự phát triển của xã hội Tuy nhiên Việt Nam được chia thành 3 vùng miền khác nhau luôn có sự khác biệt trong cách giao tiếp của mỗi vùng miền

Mà giao tiếp trong kinh doanh có quyết định cực kỳ quan trọng đói với sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó càng phát triển thì cần phải hiểu rõ, chi tiết trong văn hoá giao tiếp của vùng miền

kinh doanh đó Để tìm hiểu kĩ hơn về “ Văn Hoá Giao Tiếp Trong Kinh Doanh Của

3 Miền Việt Nam” nhóm chúng em đã chọn đề tài này để tìm hiểu khái quát hơn, nắm

bắt các nét cơ bản nhất trong văn hoá giao tiếp, đồng thời có thể giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn trong chính con đường phát triển sự nghiệp

Trang 5

I VĂN HOÁ GIAO TIẾP KINH DOANH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

1.Khái niệm về giao tiếp

1.1 Khái niệm về giao tiếp :

Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Với các biểu đạt thông qua lời nói hoặc hành vi, thể hiện với ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ Thực hiện với một hoặc nhiều các cách thức trên để phản ánh hiệu quả cảm xúc, thái độ Cũng như mang đến các thông tin cung cấp để đánh giá đối tượng Giao tiếp giúp con người có nhiều chủ đề để nói chuyện, quan tâm hoặc đánh giá lẫn nhau Giao tiếp là sự xác lập và vận hành các mối quan hệ trong cuộc sống Có thể xảy ra trong tính chất của mối quan hệ khác nhau một cách đa dạng Cùng một chủ thể có thể có nhiều cách thức khác nhau, mang đến tính chất mối quan hệ khác nhau với những chủ thể khác Nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định trong nắm bắt, đánh giá thông tin Cũng như làm nên tình trạng phản ánh của các mối quan hệ như thân thiết, xã giao,…

Giao tiếp có 3 khía cạnh chính:

Giao lưu: Khi đó, truyền tải thông tin qua cuộc trò chuyện là cách thức được lựa chọn Trong đó, các bên tìm hiểu những đặc thù trong quá trình tiến hành đó Gắn với các xác định với mục đích, tâm thế và ý định của nhau Kết quả của cuộc giao lưu, mỗi bên có thể nhận được các mục đích khác nhau xác định ban đầu Quá trình giao lưu sẽ làm giàu thêm về kiến thức, kinh nghiệm của những người tham gia giao tiếp Các thông tin được truyền tải và tiếp nhận Cũng như giao tiếp nhiều giúp rèn luyện hiệu quả của việc làm chủ cuộc trò chuyện Từ đó giúp con người có được nhiều lợi thế hơn với sự tự tin, bản lĩnh

Tác động qua lại giữa hai bên: Tác động được thực hiện với ngôn ngữ thống nhất Cùng hiểu biết về tình huống, hoàn cảnh giao tiếp là điều kiện cần thiết bảo đảm

sự tác động qua lại đạt hiệu quả Các bên có chung một chủ đề thảo luận có thể mang đến chất lượng tốt hơn trong xây dựng mối quan hệ Có nhiều kiểu tác động qua lại lẫn nhau Trước hết đó là sự hợp tác và sự cạnh tranh Tương ứng ứng với chúng là sự đồng tình hay sự xung đột Tác động có thể là xuôi hoặc không Tuy nhiên đều thể hiện rõ nét cho thái độ phản ánh của các bên Có thể mang đến kết quả mong muốn với giải quyết chủ đề đang trao đổi

Khía cạnh tri giác: Bao hàm quá trình hình thành hình ảnh về người khác Việc đánh giá về tính cách, thái độ,… Xác định được các phẩm chất tâm lý và đặc điểm hành vi của người đó thông qua các biểu hiện bên ngoài Có thể đến từ ngôn ngữ, điệu

bộ, hành vi, thái độ, cách ứng xử Cần chú ý tới các hiện tượng như: ấn tượng ban đầu, hiệu ứng cái mới, sự điển hình hóa,… Cũng như mang đến các thay đổi suy nghĩ khi đánh giá về người khác qua những lần tiếp xúc khác nhau

1.2 Vai trò, chức năng của giao tiếp :

* Chức năng của giao tiếp

- Các chức năng xã hội

Giao tiếp mang đến tiếng nói chung hay sự tôn trọng cần thiết với các chủ thể Bên cạnh giúp con người xác định cách ứng xử cần thiết và phù hợp cho từng trường hợp cụ thể Tổ chức, điều khiển, phối hợp hoạt động lao động tập thể Tức là mang

Trang 6

đến tinh thần đoàn kết hoặc các kết nối xã hội hiệu quả Các tiếng nói chung được tạo

ra bên cạnh phản ánh trong tiếp nhận hành vi và thái độ

Giao tiếp còn có chức năng thông tin, giúp trao đổi và tiếp nhận, đánh giá, khai thác thông tin hiệu quả Muốn quản lí một xã hội phải có thông tin hai chiều Từ trên xuống, từ dưới lên và cả thông tin giữa các nhóm, tập thể,… Từ đó mới có được sự nhìn nhận đúng về đối tượng và con người họ

- Các chức năng tâm lí – xã hội

Phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong xã hội Điều chỉnh cũng như tác động hiệu quả đến tâm lý được thể hiện Con người có đặc thù là luôn có giao tiếp với người khác, là nhu cầu của họ Từ đó mang đến các mối quan hệ nhất định cho mức

độ khác nhau giữa các chủ thể khác nhau

Chức năng này của giao tiếp gọi là chức năng nối mạch với người khác Tạo nên các điểm chung trong nhu cầu hoặc tư tưởng Đặc biệt khi con người có thể thực hiện các chia sẻ và cảm thông với nhau Trong cùng một nhóm, có thể hình thành hứng thú chung, mục đích chung, có nhu cầu gắn bó với nhau,… Làm cho các mối quan hệ trở thành các quan hệ thực Bảo đảm sự tồn tại thực của nhóm và các quan hệ ràng buộc con người Trong nhóm với người thân, với bạn bè, với công việc,…

- Chức năng đồng nhất qua giao tiếp

Thành viên đồng nhất với nhóm, chấp nhận và tuân thủ các chuẩn mực nhóm Mang đến phản ánh quan điểm hay ý chí thể hiện Dẫn đến sự thống nhất nhiều mặt trong nhóm, bên cạnh các ý kiến trong chia sẻ quan điểm cá nhân Tất cả đảm bảo cho con người họ được thể hiện, năng lực của họ được khai thác Người càng làm tốt được năng lực giao tiếp càng có sức nặng trong lời nói và hành động Họ nhận được nhiều

sự tôn trọng, ủng hộ và đồng tình hơn

* Vai trò của giao tiếp :

- Trong nhu cầu sinh hoạt hằng ngày

Giao tiếp với bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… và cả những người mới quen Với nhu cầu từ trao đổi thông tin, thể hiện cảm xúc, tâm tư tới khẳng định bản lĩnh Trong những hoàn cảnh và tình huống được thực hiện rất khác nhau Vì những mục đích trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề, thuyết phục,… Cũng như giúp con người tham gia vào các mối quan hệ thực tế Họ bị ràng buộc bởi gia đình, bạn bè, công việc

và những nhu cầu khác Và phải thông qua giao tiếp để phản ánh, thể hiện

Ông bà ta thương nói: “học ăn, học nói, học gói, học mở” Nghĩa là phải học

những điều thật cơ bản trong cuộc sống, mà ta tưởng là đơn giản và dễ dàng Cách học hiệu quả nhất là có người sửa để ta thay đổi theo hướng tích cực lên Do đó cần nói nhiều, tiếp xúc nhiều để gặp gỡ các chủ thể khác nhau Khi đó, ta có thể điều chỉnh hợp lý để mang đến hiệu quả với mỗi chủ thể ta gặp Học cách thức giao tiếp chính là một trong những môn học để làm người, mà ai ai cũng cần phải học

- Trong tâm lý học

Giao tiếp là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn Bởi vì giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người Giao tiếp có ảnh hưởng và tác động rất lớn lên suy nghĩ, hành động Như vậy, cần tìm kiếm hiệu quả của giao tiếp để đảm bảo cho các nhu cầu khác được thực hiện tốt Đồng thời giao

Trang 7

tiếp còn là phương tiện thể hiện nhân cách Tâm lý của con người được hình thành và phát triển trong giao tiếp với những người xung quanh

Với sự tự tin hay suy nghĩ chín chắn đều phải được rèn qua kinh nghiệm Từ đó

có tác động nhất định đến tâm lý của con người Tính cách, thái độ và suy nghĩ cũng được hình thành và tác động qua giao tiếp Mang đến tác động lớn đến các nhu cầu khác của con người

- Trong quản lý:

Nếu người lãnh đạo có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ đoàn kết được các cộng sự Với tính chất lao động và việc làm có sự tham gia của rất nhiều chủ thể Các tính cách thể hiện khác nhau cần có những tác động và hành xử của người quản lý là khác nhau Tạo ra được một bầu không khí tâm lý thuận lợi trong tổ chức Cũng như xây dựng các mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa cấp trên với cấp dưới

Trên cơ sở đó có thể tác động mạnh tới từng cá nhân trong tổ chức, nâng cao uy tín của mình Từ đó mang đến kính trọng và nể phục nhất định từ nhân viên Cũng là

cơ sở để nhân viên thấy cần nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong công việc Mang đến hiệu quả thể hiện với thương hiệu nội bộ và thương hiệu của doanh nghiệp

Giao tiếp là điều quan trọng đối với bất cứ mối quan hệ nào trong xã hội Là cần thiết với mỗi người trong các nhu cầu thể hiện khác nhau Hoạt động giao tiếp cho phép chúng ta phát triển xã hội văn minh, truyền kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác Cũng như hướng đến các nhu cầu và quyền lợi được thể hiện đảm bảo hơn Quá trình giao tiếp hữu hiệu rất quan trọng đối với sự thành công và mãn nguyện của chúng ta

1.3 Các loại hình giao tiếp cơ bản :

Hình thức giao tiếp mặt đối mặt:

Người mạnh về cách thức giao tiếp này thường là người hướng ngoại, có sự tự tin nhất định cũng như là người “nói giỏi hơn viết” Họ sử dụng ngôn ngữ cơ thể tốt, khả năng diễn đạt cũng như truyền tải cảm xúc khá hiệu quả, và nhiều khi có sự hài hước khiến người đối diện cảm thấy khá thu hút

Giao tiếp mặt đối mặt

Trang 8

Hình thức giao tiếp qua điện thoại:

Giao tiếp qua điện thoại là một hình thức khá phổ biến hiện nay Bao gồm hai dạng: nhắn tin và gọi điện Thường người thích nhắn tin có tính hướng nội nhiều hơn, hay suy nghĩ và cẩn thận Điều gì với họ cũng cần có thời gian, không thể quyết định nhanh chóng được Người nhắn tin điện thoại có thể hơi nhút nhát và không ưa mạo hiểm Họ khá e dè trong các mối quan hơn

Với những người thích giao tiếp bằng các cuộc gọi, tính thiếu kiên nhẫn là điều

dễ thấy ở họ Suy nghĩ của họ cũng kém sâu sắc hơn, đời sống nội tâm kém phong phú hơn Tuýp người này thích chia sẻ, giãi bày song không phải là người thích san sẻ tình cảm cho nhiều người

Giao tiếp qua điện thoại thông minh

Hình thức giao tiếp qua mạng xã hội:

Hình thức giao tiếp này ngày càng phổ biến và được rất nhiều đối tượng ưa chuộng Các phương thức giao tiếp qua mạng bao gồm: viết blog, chia sẻ status trên facebook, vào phòng chat, “tám” trên các forum, diễn đàn Bản thân các cá nhân thích hình thức này đều là người thích thể hiện bản thân xong lại không năng nổ khi ra xã hội bên ngoài Họ bất mãn, thất bại, cô đơn trong đời sống thực và muốn tìm một sự đồng cảm trên mạng xã hội ảo rộng lớn Dĩ nhiên chúng ta sẽ không nói đến những tay viết blog chuyên nghiệp hay xem blog là một nơi thể hiện ý kiến cá nhân về các vấn đề xã hội, kinh tế

Trang 9

Hình thức giao tiếp qua mạng xã hội

Hình thức giao tiếp qua mạng xã hội khá đặc biệt so với các hình thức giao tiếp kia vì người tiếp nhận ở đây không xác định cụ thể là ai cả Chính vì thế, cảm xúc,

sự kiện được chia sẻ trở nên thật hơn là ở hình thức giao tiếp khác Mặt khác, trong hình thức giao tiếp qua mạng xã hội, chúng ta có thể giả danh, không thừa nhận tên thật, giấu giếm thông tin cá nhân, trình độ Vì vậy, các mẫu người sử dụng hình thức giao tiếp này cũng đa dạng hơn

Hình thức giao tiếp qua email:

Hình thức giao tiếp này khác so với các loại hình thức giao tiếp thông thường khác và cũng thường dùng trong công việc nhiều hơn, dành cho những người bận rộn,

ít gặp mặt nhau Giao tiếp qua email đòi hỏi bạn phải có khả năng diễn đạt, trình bày

để thông điệp truyền đi đạt hiệu quả cao nhất Nếu như trong tin nhắn, chat, bạn có thể viết từ không dấu, chấm phẩy lộn xộn, dùng tiếng lóng… thì trong email, mọi người rất dị ứng điều này Nó có tính chất trang trọng hơn là các hình thức kia

Giao tiếp qua email thể hiện rất nhiều trình độ học vấn, năng lực ngôn ngữ và tính chuyên nghiệp trong công việc của một người Đây là một hình thức giao tiếp bạn phải học hỏi, chứ không phải một sớm một chiều mà bạn có thể thành thạo được

2.Giao tiếp trong kinh doanh là gì?

2.1 Khái niệm

Giao tiếp trong kinh doanh là quá trình trao đổi tiếp xúc giữ con người với nhau,

để trao đổi những thôn g tin, thông điệp, trao đi và nhận lại những phản hồi giữa các chủ thể nhằm đạt được mục đich nhất định trong hoạt động kinh doanh

2.2 Tầm quan trọng trong giao tiếp kinh doanh

2.2.1 Xúc tác để tăng doanh số ( Đối với khách hàng )

Giao tiếp là chất xúc tác chính giúp cho gia tăng doanh số bán hàng của các doanh nghiệp hiện nay Như các bạn đã biết, khách hàng chính là yếu tố giúp cho các doanh nghiệp đi lên và vững mạnh Một lượng khách hàng trung thành ngoài yếu tố tin tưởng sản phẩm còn chủ yếu đến từ việc hài lòng với dịch vụ mà các bạn đem lại

Vì vậy, các tư vấn viên, hay những nhân viên giao tiếp với khách hàng cần nắm giữ

Trang 10

nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh để chốt số lượng và gây dựng một lượng khách hàng trung thành cao hơn

2.2.2 Truyền đạt chiến lược và kế hoạch kinh doanh ( Đối với đồng nghiệp )

Đối với các đồng nghiệp, nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh giúp bạn nắm giữ được chìa khóa trong việc truyền đạt chiến lược và kế hoạch kinh doanh tới tập thể đồng nghiệp và cấp dưới của mình

Đây là điều quan trọng để tạo nên sự gắn kết cũng như tuân thủ theo chiến lược phát triển doanh nghiệp tốt nhất Ngoài ra, giao tiếp tốt sẽ giúp bạn có được những đóng góp hay sửa đổi cho những gì bạn còn thiếu sót trong công việc của mình Kĩ năng giao tiếp này chủ yếu được thể hiện thông qua việc thuyết trình và trao đổi thông tin tại các cuộc họp phòng ban và doanh nghiệp

2.2.3 Tạo mối quan hệ với đối tác

Việc giao tiếp và nắm giữ được những kỹ năng trong giao tiếp sẽ giúp bạn

- Ký kết hợp đồng thành công

- Tìm kiếm được những đối tác trong kinh doanh lâu dài và có giá trị lợi ích cao

- Đạt được những thỏa thuận có lợi cho công ty

- Giảm thiểu được các rủi ro trong kinh doanh

- Gây dựng doanh nghiệp lớn mạnh và vững chắc

- Tạo mối liên kết với đối tác trong thời gian dài

2.2.4 Học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong kinh doanh

2.3 Phương tiện trong giao tiếp kinh doanh

2.3.1 Giao tiếp bằng ngôn ngữ

2.4 Các nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh:

Để đạt được hiệu quả trong giao tiếp, chúng ta cần phải lưu ý đến một số nguyên tắc Tuy nhiên, không có nguyên tắc nào bất biến, mà phải tùy vào từng trường hợp sử dụng cho phù hợp, kết hợp và phát triển những nội dung này hướng đến giao tiếp một cách tích cực

2.4.1 Hợp tác hai bên cùng có lợi:

Trang 11

Trong giao tiếp kinh doanh cần phải quan tâm đến lợi ích của cả hai bên, biết điều hòa các quyền lợi cá nhân, tập thể và xã hội sao cho tương xứng, đúng với lẽ phải và đạo lý làm người Kinh doanh là trao đổi theo nguyên tắc thuận mua, vừa bán trong quan hệ hai bên cùng có lợi, bình đẳng và ngang giá Nếu bạn chỉ quan tâm đến lợi nhuận của bản thân mà quên đi lợi ích của người khác thì rất dễ thất bại Vì vậy cuộc giao tiếp khó mà đạt tới thỏa thuận, đồng thời quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng Bí quyết thành công trong kinh doanh là hãy cùng nhau hợp tác trên phương diện cả hai cùng có lợi để cùng nhau phát triển lâu dài

2.4.2 Tôn trọng đối tác như tôn trọng chính bản thân mình:

Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, bạn hãy nhớ rằng “ngàn người bạn còn ít, một kẻ thù đã nhiều” Để kinh doanh thành công, bạn cần phải tôn trọng đối tác của mình như chính bản thân mình, biết lắng nghe ý kiến của họ, cùng nhau trao đổi để đưa ra chiến lược tốt nhất, đưa công ty phát triển hơn Đừng vì những ý kiến bất đồng mà làm rạn nứt sợi dây kết nối giữa hai doanh nghiệp với nhau

2.4.3 Thảo luận, bàn bạc một cách dân chủ để tìm ra những quan điểm chung, lợi ích chung, để hai bên hiểu biết lẫn nhau

Chúng ta nên nhớ rằng bàn bạc, thảo luận chứ không phải cãi vã Bàn bạc có tranh luận, mỗi bên nên nhường nhịn lẫn nhau để cùng nhau thỏa hiệp Nhiều khi thỏa hiệp đó mang lại lợi ích cho cả hai bên Thông thường khi bàn bạc, mỗi bên đều có lập luận riêng để bảo vệ quyền lơi về phía mình Ví dụ, giữa chủ và thợ, giữa người mua và người bán cần bàn bạc để đi đến nhất trí về hàng hóa, về giá cả, về tiền lương

để tránh những mâu thuẫn, hai bên phải công khai hóa mọi vấn đề mới mong đi đến thỏa thuận Sự bàn bạc công khai hóa trên chắc chắn sẽ tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau và

sự hợp tác lâu dài

2.4.4 Thấu hiểu tâm lý khách hàng

Người bán hàng thông minh phải biết nắm bắt tâm lý khách hàng, đặt mình vào vị trí khách hàng Bỏ đi cái lợi trước mắt, nhắm vào tâm lý để lôi kéo khách hàng

và sinh lợi ở những mặt hàng đính kèm được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Việc thấu hiểu khách hàng là yếu tố, ưu tiên hàng đầu của bất kỳ thương hiệu nào Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay với mặt hàng sản phẩm đa dạng từ mẫu mã lẫn chất lượng, tâm lý khách hàng càng khó đoán, doanh nghiệp ngày càng khó xác định xu hướng hay thị hiếu của khách hàng

Chính vì thế, thấu hiểu thói quen và nắm bắt tâm lý khách hàng tốt, hiểu sự khác nhau trong nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng là nền tảng giúp các doanh nghiệp nghiên cứu, sáng tạo và khiến khách hàng dễ dàng chấp nhận sản phẩm của bạn hơn

2.4.5 Lắng nghe trong giao tiếp khách hàng

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe là cả một nghệ thuật Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua mà đòi hỏi người nghe phải biết chủ dộng trong buổi nói chuyện Ông bà ta

có câu: “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương” Trên thực tế, các cuộc nghiên cứu chứng minh rằng người ta lắng nghe nội dung chỉ được 25% hoặc ít hơn, hầu hết mọi người thích nói hơn là nghe Mục đích của việc lắng nghe là nắm bắt được nội dung vấn đề, thu thập được nhiều thông tin, đánh giá nội dung thông tin và tương tác qua lại trong quá trình diễn đạt

Trang 12

Trong giao tiếp, lắng nghe có vai trò quan trọng Nó là yếu tố quan trọng nhất

để thành công trong việc đàm phán Tập trung lắng nghe có nghĩa là chú ý đến không chỉ lời nói, mà còn là thái độ và ngôn ngữ cơ thể của khách hàng Hãy để khách hàng nói, chúng ta đơn giản chỉ bày tỏ thái độ quan tâm Điều này rất tự nhiên, trong cuộc sống, rất nhiều người thích nói nhưng rất ít người thích nghe Người thích nói lại rất muốn người khác nghe mình Hãy để khách hàng có cơ hội bộc lộ suy nghĩ của họ, bạn chỉ cần phải chú ý lắng nghe một cách trân trọng

2.4.6 Luôn tôn trọng khách hàng

Dù là môi trường trang trọng tại công sở hay không gian tiếp khách thân mật ở tiệc chiêu đãi, bạn đều phải thể hiện sự chân thành và trân trọng mối quan hệ hiện có với đối tác nhằm tạo bầu không khí thân thiện Phải tế nhị trong ứng xử và rèn luyện

kỹ năng nắm bắt tình hình, thái độ của khách hàng qua ánh mắt, nét mặt, câu từ – để linh hoạt trong trò chuyện và thay đổi chủ đề phù hợp Giảm nhẹ sự căng thẳng bằng những câu chuyện ngoài lề, gần gũi trước khi đi vào nội dung chính như hỏi thăm về cuộc sống, quê quán, sở thích… “Thêm một người bạn là thêm một cơ hội”, với suy nghĩ đó cùng sự tự nhiên, chân thành bạn sẽ dần được sự quý mến từ đối tác

Bình đẳng trong trao đổi hợp tác, khiêm nhường trong hợp tác là thái độ mà các chuyên gia đàm phán thành công thường áp dụng Mặc dù việc có được khách hàng với những hợp đồng mang lại lợi nhuận cho công ty là điều cần thiết, nhưng nên nhớ rằng “bạn mới chính là chuyên gia” Khách hàng tìm đến bạn cũng bởi họ cần sự tư vấn và muốn tìm một đối tác thật sự; hoặc bởi sản phẩm, dịch vụ của bạn cần cho họ Chính vì thế bạn đừng tỏ ra quá phục tùng, thỏa hiệp với mọi yêu cầu của khách hàng

2.4.7 Thể hiện sự quan tâm đến khách hàng

Khách hàng là vấn đề sống còn của bất kỳ doanh nghiệp Họ là lý do khiến cho các các kệ hàng luôn đầy ắp hàng hóa và cửa hàng mở cửa hàng ngày Khi bạn nhìn thấy doanh nghiệp phát triển nghĩa là khách hàng là tài sản lớn nhất của bạn Nếu cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm tích cực thì họ có khuynh hướng giới thiệu doanh nghiệp của bạn với người khác thông qua truyền miệng và đánh giá trực tuyến

Hãy chào đón từng khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn một cách thân thiện Cung cấp cho khách hàng một cách trải nghiệm mới về sản phẩm, dịch vụ của bạn Tổ chức một lớp học nấu ăn với đầu bếp trưởng hoặc một hội thảo với những nhân viên tài năng của bạn hoặc tổ chức một câu lạc bộ chạy bộ, câu lạc bộ đi xe đạp hàng tuần để khám phá cộng đồng chẳng hạn Hãy đề nghị khách hàng chia sẻ ảnh và video liên quan đến dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn với một biểu tượng độc đáo liên quan đến doanh nghiệp của bạn Sau đó, hãy chia sẻ hoặc đăng lại nội dung của họ và đừng quên ghi chú là đã tặng điểm thưởng cho họ Chính những việc làm ấy sẽ có ảnh hưởng to lớn đến tâm lý khách hàng, giúp họ cảm nhận được sự quan tâm từ doanh nghiệp đến nhu cầu thị hiếu của họ

2.4.8 Luôn bày tỏ thiện chí với khách hàng

Nếu nhìn thấy khách hàng đi vào, bạn nên đứng dậy chủ động tiến tới bắt tay

và sử dụng những ngôn ngữ nhiệt tình để chào đón khách hàng Ví dụ ‘’ rất hoan nghênh ông đến với công ty chúng tôi, giám đốc của chúng tôi đang chờ ông ở văn phòng, xin mời ông đi bên này…” Khi khách hàng rời khỏi công ty, bạn nên có lời

Ngày đăng: 27/10/2024, 20:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w