1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nhóm học phần giao tiếp trong kinh doanh chương 2 giao tiếp giữa các nền văn hóa

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Lợi ích của gia đình phải được đặt lên trên lợi ích cá nhân của họ.Việclàm việc nhóm và đóng góp vào lợi ích của cộng đồng có thể được coi là quan trọng hơnviệc theo đuổi lợi ích cá nhân

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÀNH VIÊN : ĐINH TRẦN HỒNG UYÊN TRẦN THỊ THÙY TRANG NGUYỄN THỊ KIM HỒNG NGUYỄN TRẦN HIẾU PHI PHAN THỊ KIM NGÂN

Đà Nẵng, 2024

Trang 2

I TỔNG QUAN CHUNG VỀ SRI LANKA

Sri Lanka, còn được gọi là Ceylon, là một quốc đảo nằm ở Nam Á Nó nằm trong Đại TâyDương, phía Tây Nam của Vịnh Bengal, được tách ra khỏi bán đảo Ấn Độ bởi VịnhMannar và eo biển Palk Mặc dù diện tích nhỏ, Sri Lanka lại có vô số địa điểm tham quanhấp dẫn và ấn tượng Đất nước này sở hữu đường bờ biển dài với những bãi biển cát trắngtrong xanh, vẫn còn giữ nét hoang sơ bình dị Ngoài ra, Sri Lanka còn có nhiều cảnh quanthiên nhiên khác nhau từ những khu rừng rậm với nhiều động vật hoang dã đến nhữngngọn đồi cao nguyên mù sương, bao phủ bởi những đồi chè.

Trang 3

3 Khí hậu:

Sri Lanka là một đảo quốc nhiệt đới khá nóng Nhiệt độ trung bình hằng năm rơi vàokhoảng 28 đến 30 độ C Tháng 1 được xem là tháng lạnh nhất và tháng 5 là tháng nóngnhất trong năm Do bị ảnh hưởng bởi gió mùa từ biển Ấn Độ Dương và vịnh Bengal, nênthường có mưa lớn ở các vùng núi cao và vùng Tây Nam của đảo

4 Thể chế chính trị:

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka theo chế độ cộng hòa, dân chủ nghị viện,với nhiều đảng chính trị Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka là sự kết hợpgiữa chế độ Tổng thống và chế độ Nghị viện.

Theo Hiến pháp Sri Lanka, Tổng thống là người đứng đầu nhà nước và cơ quan Hànhpháp Tổng thống được bầu có nhiệm kỳ 6 năm và có quyền chỉ định Thủ tướng và Nộicác

5 Ngôn ngữ chính thức:

Tiếng Sinhala chính là ngôn ngữ chính thức của quốc gia Sri Lanka cùng với đó là tiếngTamil Đến năm 1957, tiếng Anh bắt đầu giữ vai trò quan trọng trong ngôn ngữ tại quốcgia này và cho tới thời điểm hiện tại, đó cũng chính là ngôn ngữ phổ biến thứ 2 được phổcập trong các trường học tại Sri Lanka Tỷ lệ biết chữ chiếm khoảng 90,2% dân số

6 Tôn giáo:

Phật giáo chính là tôn giáo chính của người Sri Lanka, nơi đây chiếm lên tới 60% số dâncủa người Sri Lanka đều theo đạo phật giáo Còn lại, số người theo đạo Hindu xếp thứhai, sau đó là công giáo và hồi giáo.

PHÂN TÍCH VỀ VĂN HÓA CỦA SRI LANKA1 Chủ nghĩa cá nhân:

Sri Lanka là một quốc gia có lịch sử phong phú với nền văn hóa đa dạng, với nhiềunền tôn giáo khác nhau và nền chính trị dân chủ Việc xác định đất nước này có theo chủnghĩa cá nhân hay không thì khá phức tạp và không thể đưa ra kết luận chính xác Để cómột thông tin khách quan và chính xác, có thể nghiên cứu dựa trên kết quả đánh giá của

3

Trang 4

Web Hofstede Insights – một trang web dùng để nghiên cứu nền văn hóa của một quốcgia

Từ bảng đánh giá của Hofstede Insights, ta có thể thấy chỉ số chủ nghĩa cá nhân(Individualism Index) ở Sri Lanka chỉ ở mức thấp là 35 điểm Như vậy, chủ nghĩa tập thểở Sri Lanka vẫn được ưu tiên và có mức độ cao hơn chủ nghĩa cá nhân Điều này có thểdo sự tác động bởi các yếu tố văn hóa, xã hội của đất nước này

Trong nền văn hóa Á Đông, sự coi trọng gia đình và cộng đồng thường được đề cao.Cuộc sống của hầu hết người dân Sri Lanka đều xoay quanh gia đình Trong các nền vănhóa tập thể như ở Sri Lanka, gia đình là nhóm đầu tiên mà một người trở thành thành viênkhi mới sinh ra Lợi ích của gia đình phải được đặt lên trên lợi ích cá nhân của họ.Việclàm việc nhóm và đóng góp vào lợi ích của cộng đồng có thể được coi là quan trọng hơnviệc theo đuổi lợi ích cá nhân

Bên cạnh đó, Sri Lanka có một lịch sử dài với các giá trị xã hội và truyền thống màthường coi trọng sự hòa nhập và tương tác trong cộng đồng hơn là sự tự do cá nhân

Too long to read onyour phone? Save to

read later on yourcomputer

Save to a Studylist

Trang 5

2 Định hướng thời gian:

Trong văn hóa của Sri Lanka, thời gian thường được dùng một cách linh hoạt và khôngquá khắt khe Điều này được thể hiện ngay trong các buổi họp, bạn nên đi đúng giờ nhưnghãy chuẩn bị tinh thần để chờ đợi, bởi vì người Sri Lanka khá thoải mái và linh hoạt tronggiờ giấc Nhịp sống của người dân khá là chậm, từ việc lái xe đến sinh hoạt thường ngày,buôn bán, kinh doanh họ cũng rất từ tốn và bình tĩnh Nói như vậy, không có nghĩa là tácphong của họ lề mề, cách làm việc chậm chạp, mà một phần là do tính cách ung dung, tựtại, không chạy đua với thời gian của người dân nơi này.

Trong công việc của họ, đặc biệt là các công việc truyền thống lâu đời ở một số ngôilàng như câu cá bằng cà kheo, tuy không khó nhưng rất mất thời gian để thu được chiếnlợi phẩm Nhưng họ ưu tiên gìn giữ nét đẹp truyền thống và sẵn sàng dành rất nhiều thờigian cho công việc này Đối với Sri Lanka, người dân ở đây dành rất nhiều sự kính trọngđối với các nghi lễ, nghi thức truyền thống Họ thường tổ chức các lễ hội một cách cẩn

5

Trang 6

thận, không quan trọng tiến độ mà chủ yếu là để được trải nghiệm và bày tỏ lòngthành Tóm lại, định hướng về thời gian của Sri Lanka thường khá thoải mái, linh hoạt, vàcoi trọng các giá trị truyền thống hơn.

3 Khoảng cách quyền lực:

Theo bảng đánh giá của Hofstede Insights, khoảng cách quyền lực (Power DistancIndex) ở Sri Lanka là 80 điểm, được xem là khá cao so với các nước khác Phải kể đếnnguyên nhân là do, trước đó, Sri Lanka do Rajapaksa “giữ” ghế Tổng thống 17 năm liêntục, ngày càng nhiều chính trị gia thân hữu được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng, đếnnay Sri Lanka được điều hành bởi phương thức gia đình trị, triệt tiêu tính cạnh tranh, hạnchế tiếng nói phản biện nội bộ.

Cấu trúc quyền lực chính trị Sri Lanka tổ chức theo phương thức nhất viện, gồm có 225thành viên lập pháp, mô hình được sử dụng khá phổ biến, ưu điểm là gọn nhẹ, linh hoạtthực hiện các quyết sách lớn Nhưng chế độ nhất viện dễ nảy sinh tiêu cực, cục bộ nếunhư nội các không được bổ sung nhân sự mới định kỳ, đặc biệt Sri Lanka có rất nhiềuchính trị gia “cây nhà lá vườn” của Tổng thống Dần dần nhất viện mất quyền giám sát,phản biện, ngăn cản chính sách nguy hiểm, quyền lực thực tế nằm trong tay Tổng thống,người chỉ huy tối cao lực lượng vũ trang Ngay trong giới chính trị, chính sự phân bốquyền lực không đồng đều, đã khiến Sri Lanka nảy sinh ra khoảng cách quyền lực và dẫnđến các cuộc biểu tình của người dân.

Không chỉ là chính trị mà ở xã hội cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênhlệch này Ví dụ như:

Phân phối thu nhập không đồng đều: Có sự chênh lệch lớn giữa các tầng lớp xã

hội ở Sri Lanka Một số người giàu có sở hữu một phần lớn tài sản và quyền lựckinh tế, trong khi đa số dân cư phải đối mặt với tình trạng nghèo đói và thiếu hạnhphúc.

Xã hội phong kiến: Một số phong tục và truyền thống xã hội ở Sri Lanka vẫn duy

trì sự phân chia và khoảng cách giữa các tầng lớp Ví dụ, hệ thống phân lớp xã hội

Trang 7

dựa trên tầng lớp nghề nghiệp hay địa vị xã hội vẫn còn tồn tại, góp phần làm tăngsự chênh lệch quyền lực.

Giáo dục và tiếp cận tài nguyên: Sự khác biệt trong việc tiếp cận giáo dục và các

nguồn tài nguyên như y tế và hạ tầng cơ sở cũng tạo ra một khoảng cách lớn giữacác tầng lớp xã hội, tạo ra sự không đồng đều trong quyền lực và ảnh hưởng

Văn hóa nơi làm việc: Thay vì trao đổi trực tiếp với cấp trên, nhân viên sẽ trao đổi

gián tiếp thông qua việc gửi email hoặc thông qua nhân sự trung gian Ở trong cáccuộc họp, người có cấp bậc cao nhất sẽ bước vào phòng đầu tiên, tiếp đó là đếnngười có cấp bậc sau và tương tự, thứ tự giới thiệu tên cũng như thế.

Trong các vấn đề quản trị, các quyết định đều do những người có chức vụ cao nhất đưara, và sẽ không hỏi ý kiến của nhân viên nên sẽ khó đạt được kết quả trong những cuộcgặp ban đầu với nhân sự cấp trung nếu họ không được cấp trên ủy quyền.

4 Tránh xa những điều không chắc chắn:

Chỉ số tránh xa những điều không chắc chắn (UAI – Uncertainty Avoidance Index): chỉsố UAI của Sri Lanka được thống kê với 45 điểm, tương đối thấp nhưng cao hơn so vớinhiều quốc gia lớn khác như Thụy Điển (29 điểm) hay Đan Mạch (23 điểm) Sri Lankađược đánh giá có mức độ chấp nhận sự không chắc chắn ở mức trung bình, tức xã hội ởSri Lanka không hoàn toàn chống lại sự không chắc chắn, nhưng cũng không hoàn toànchấp nhận nó Có thể hiểu rằng, trong một số tình huống, người dân Sri Lanka có thể chấpnhận một mức độ nhất định của sự không chắc chắn, nhưng cũng cần sự ổn định và dựđoán trong cuộc sống hàng ngày.

Chính trị - xã hội: Sri Lanka đã trải qua một lịch sử chính trị phức tạp, bao gồm

chiến tranh nội bộ và xung đột dân tộc Các yếu tố này có thể ảnh hưởng đến mứcđộ chấp nhận của xã hội đối với sự không chắc chắn và mạo hiểm Trong một sốtrường hợp, người dân mong muốn về những điều chắc chắn xảy ra trong tương laibởi vì sự ổn định và an ninh là cần thiết đối với cuộc sống của họ

7

Trang 8

Tôn giáo: Sri Lanka là quốc gia có nhiều tôn giáo (Phật giáo, Ấn giáo, Hồi

giáo…), nên người dân ở đây họ rất tuân thủ về truyền thống và các quy tắc củatôn giáo, điều này góp phần tránh xa sự không chắc chắn.

Kinh tế: Sau khủng hoảng kinh tế từ Đại dịch COVID, người dân Sri Lanka họ dầnmong muốn về những điều xảy ra có thể dự đoán được để đảm bảo nền kinh tế cóthể đi lên để phát triển vững mạnh và tránh rơi vào khủng hoảng.

Giáo dục: Sri Lanka có tỷ lệ biết chữ cao nhất Nam Á và đa số các nước đang phát

triển khác Vì vậy, chất lượng giáo dục được đầu tư kỹ lưỡng tại quốc gia này, nênhầu hết người dân đều có ý thức được những sự việc rủi ro, mơ hồ trong tương lai,từ đó họ giảm bớt sự lo lắng, sợ hãi về những điều không chắc chắn trong tươnglai.

Kinh tế tăng trưởng cộng với sự cạnh tranh ngày càng lớn từ phía các nước phát triểnkhiến người Sri Lanka phải chuyển đổi cách thức sản xuất, tây phương hóa, đánh mất bảnsắc và bị đồng hóa Thực phẩm Sri Lanka cũng có ảnh hưởng từ Hà Lan và Bồ Đào Nha.Điều này có thể cho thấy sự linh hoạt và sẵn lòng thích ứng của người dân Sri Lanka vớithay đổi và biến động.

Sri Lanka có một nền văn hóa linh hoạt, ít cứng nhắc và thoải mái hơn trong việc xử lýcác tình huống không chắc chắn so với các quốc gia có chỉ số UAI cao hơn Vì vậy, ngườidân Sri Lanka vẫn có thể chấp nhận với những điều xảy ra không chắc chắn trong tươnglai nhưng trong một số lĩnh vực hay tình huống cần thiết thì họ sẽ mong muốn về nhữngđiều xảy ra có thể dự đoán được.

Trang 9

sống của bốn tôn giáo chính trên thế giới, “hòn ngọc Ấn Độ Dương” cũng là vùng đất củanhững lễ hội và sự kiện không bao giờ kết thúc nhằm tôn vinh mọi khía cạnh của cuộcsống.

Văn hóa Sri Lanka bao gồm rất nhiều phong tục và nghi lễ, có niên đại được lưu truyềnhơn 2.000 năm Đảo quốc này có rất nhiều lễ hội, phản ánh các giá trị văn hóa của ngườidân Sri Lanka Lễ hội năm mới Sinhala-Tamil vào tháng 4 là lễ hội văn hóa quan trọngnhất, đánh dấu sự bắt đầu của năm mới và kết thúc mùa thu hoạch Sri Lanka cũng tổchức lễ Phật đản vào rằm tháng 5 Vào tháng 8 là các lễ hội Esala ở Kandy vàKataragama Lễ hội Kataragama Esala là một lễ hội đa tôn giáo, nơi những người sùngđạo sử dụng bước đi trên lửa và tự sám hối cực độ để thể hiện lòng mộ đạo của họ đối vớiChúa Kataragama.

Bằng tất cả sự kính trọng và gìn giữ các nét đẹp truyền thông lâu đời, các lễ hội, nghilễ, nghi thức ở Sri Lanka được người dân tổ chức hết sức phô trương và rất cẩn thận Đâychính là dịp để các du khách đến thăm quan, chiêm ngưỡng và khắc ghi những nét đẹpvăn hóa, truyền thống ở đất nước này

Nghi lễ Paritta:

NSGN – Paritta, được gọi là pirit trong tiếng Sinhala, là một nghi lễ Phật giáo rất phổbiến ở Sri Lanka Từ Pāli Paritta bắt nguồn từ tiếng Sankrit Pari và kết hợp với sự tìmhiểu từ các trang mạng khác thì nó có nghĩa là sự bảo vệ; do đó paritta có thể diễn tả đúngnhất là một nghi lễ phòng hộ, được thực hiện với mục đích xua đuổi cái xấu và đón nhậnđiều may mắn, tốt lành.

Đặc điểm không thể thiếu của nghi lễ này là việc tụng đọc những bản kinh cụ thể từkinh tạng Pāli, mà chúng được tập hợp lại thành một tuyển tập được gọi làCatubhānavarapāli hay Piruvānapotvahanse Hợp tuyển này bao gồm 29 bản kinh, đượcgọi là những Paritta; nhưng những kinh quan trọng nhất được gọi là đại Paritta(mahāpirit) Chúng bao gồm kinh Ratana, liên quan đến việc cầu phước nhờ vào sứcmạnh của sự thật (sacca), của phẩm đức vẹn toàn của Phật, Pháp và Tăng; kinh Metta -

9

Trang 10

chủ trương sự tu tập từ bi (metta) đối với tất cả chúng sanh; và kinh Mahāmangala - mô tảvề những nguyên tắc đạo đức xã hội

Chủ đề thực sự cốt lõi của các kinh Paritta bao gồm sự thật (sacca) và từ bi (mettā) Sựthật khi được nói ra với tâm chân thành và niềm tin vững chắc được xem là có sức mạnhthần diệu lớn lao Tương tự, lòng từ bi khi được tu tập đối với tất cả chúng sanh là mộtlớp vỏ bảo vệ chống lại tất cả những loài gây hại Đây là hai chủ đề mà nó hình thành nênsự hiệu lực của nghi lễ Paritta.

Paritta có thể được thực hiện vào tất cả những dịp quan trọng Những dịp đó có thểmang tính chất thiêng liêng hay trần tục, thuộc xã hội hay tôn giáo Những vấn đề nhưsinh nở, kết hôn, bệnh tật và chết, tất cả có thể được cầu nguyện với Paritta.

Paritta được tụng cho một phụ nữ mang thai để bảo đảm việc sinh nở được an toàn, mẹtròn con vuông Kinh Angulimala là một bản kinh đặc biệt được tụng vào dịp này, và nó

Trang 11

không bao giờ được tụng cho bất kỳ sự việc nào khác Ngay trước một đám cưới, Parittacũng được tụng để chúc phúc cho đôi vợ chồng đảm đương những trách nhiệm mới Trong những trường hợp bệnh nặng, Paritta được thực hiện với hy vọng loại trừ tất cảnhững ảnh hưởng xấu Người dân Sri Lanka tin rằng việc điều trị y khoa sẽ phát huy đầyđủ tác dụng của nó mỗi khi những chướng ngại này được loại trừ

Khi một người sắp chết, thông thường chư Tăng sẽ được mời đến để tụng Paritta nhằmmục đích hướng suy nghĩ của người ấy đến những điều thiện, vì người ta tin rằng ý nghĩsau cùng của một người sắp chết sẽ ảnh hưởng đến sự tái sanh kế tiếp của người ấy Những sự việc và những thành công có ý nghĩa ở trong đời sống của một người chẳng hạnnhư việc xây dựng một căn nhà mới, thực hiện một chuyến xuất ngoại, đảm đương bổnphận ở một nhiệm vụ mới lần đầu tiên, hay những thành công nổi bật, họ cũng thường sửdụng nghi lễ này

Những lễ hội tôn giáo thường được tổ chức với những nghi lễ Paritta suốt đêm Nhữngsự kiện xã hội quốc gia chẳng hạn như ngày năm mới và những nhiệm vụ chung quantrọng khác như mở trường học hay bệnh viện mới cũng là những dịp mà việc tụng Parittađược thực hiện.

Như vậy, nghi lễ này được thực hiện vào những dịp khác nhau với những mục đích khácnhau Nó đóng một vai trò quan trọng trong tất cả những thực hành tôn giáo và trongnhững sinh hoạt thế tục ở nơi đời sống của một người Phật tử Sinhala Paritta giúp tạo nênmột lợi ích chung bằng việc tránh tất cả những loại nguy hiểm và sợ hãi, đưa đến mọiđiều tốt lành, nỗ lực thay thế sự huyền bí, chiêm tinh và sự tin tưởng vào những vị thầnẤn giáo, mặc dầu, tất nhiên, nó không thành công hoàn toàn trong việc loại bỏ hết thảynhững tín ngưỡng này của Ấn giáo.

Duruthu Perahera:

Đánh dấu sự khởi đầu của Phật lịch ở Sri Lanka, lễ rước lớn vào tháng Giêng (Duruthu)này là một trong những lễ hội văn hóa truyền thống lớn nhất và huy hoàng nhất ở SriLanka, được các tín đồ cũng như khách du lịch tham dự rất nhiệt tình Nếu bạn đang có kếhoạch đến thăm Sri Lanka vào tháng 1 thì bạn nên tham dự lễ hội này Duruthu Peraherađược tổ chức để kỷ niệm lần đầu tiên Đức Phật Gautam đến thăm đất nước này cách đây

11

Trang 12

2500 năm, với lễ hội kéo dài 3 ngày tại Kelaniya Raja Maha Viharaya Bạn có thể chứngkiến một cảnh tượng tráng lệ vào ngày cuối cùng với những chú voi, người nhào lộn, casĩ, tay trống và người cầm đuốc được trang hoàng và đeo trang sức gợi lên một đám rướclớn.

Ngày Độc Lập:

Ngày độc lập của bất kỳ quốc gia nào đều quan trọng đối với công dân của nước đó vàvì vậy đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của Sri Lanka Ngày 4 tháng 2 năm1948, Sri Lanka giành được độc lập khỏi ách thống trị của thực dân Hàng năm để kỷniệm ngày tốt lành này, cả nước đều tham gia các nghi lễ và diễu hành Trong khi khámphá đất nước, bạn có thể tham dự các cuộc diễu hành quân sự, lễ kéo cờ, bắn pháo hoa,trình diễn bắn đại bác và biểu diễn văn hóa Đây cũng là một trong những lễ hội tôn giáophổ biến nhất ở Sri Lanka.

Năm mới của người Sinhala và Tamil:

Thông thường vào khoảng giữa tháng 4 hàng năm cả nước đều được bao bọc trongkhông khí lễ hội để đánh dấu Tết Nguyên đán Trong số tất cả các lễ hội ở Sri Lanka,Năm mới Sinhala và Tamil được tổ chức đặc biệt với sự hoành tráng và hoành tráng đểđánh dấu sự kết thúc của mùa thu hoạch và mùa xuân Mọi người bận rộn dọn dẹp vàtrang trí nhà cửa, chuẩn bị đồ ngọt truyền thống, thưởng thức bữa ăn cùng gia đình vàkhoe quần áo mới Lễ kỷ niệm còn bao gồm việc xức dầu thảo dược cho trẻ em, đốt pháovà tổ chức các trò chơi cạnh tranh để tăng thêm niềm vui.

Lễ hội Poson:

Còn được gọi là Poson Paya, đây là lễ hội quan trọng thứ hai trong số các lễ hội đượccác Phật tử tổ chức ở Sri Lanka Vì nó kỷ niệm sự ra đời của Phật giáo trên đảo vào thế kỷthứ 3 nên Lễ hội Poson cũng có ý nghĩa lịch sử to lớn Cũng giống như ở Vesak, các lễ kỷniệm bao gồm đèn lồng, những người phá hoại và các quầy khất thực trên khắp hòn đảotheo đúng tinh thần của truyền thống và giáo lý Phật giáo Các lễ hội lớn nhất diễn ratrong và xung quanh mỏm đá Mihintale, nơi đệ tử của Đức Phật là Mahinda lần đầu tiên

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:41

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN