1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài hanbok và áo dài sự giao thoa trong nền văn hóa việt hàn

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 682,98 KB

Nội dung

Trải qua từng thời kì phát triển của lịchsử, áo dài luôn không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tôn được vẻđẹp dịu dàng truyền thống của người phụ nữ Việt.. Trang phục truyền thống Hàn Q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

- -ĐỒ ÁN NHÓM MÔN: HƯỚNG NGHIỆP 2 LỚP: DTE-LIN 152 BN

Đề tài: Hanbok và Áo dài

Sự giao thoa trong nền văn hóa Việt Hàn

GVHD: ThS NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

THỰC HIỆN: NHÓM 3

Hà Nguyễn Ny Na 29269757682 Nguyễn Thị Hoàng My 29206753775

Lê Huỳnh Yến Loan 29206755573

Lê Huỳnh Uyên Nhi 29206556976

Võ Thị Thu Nga 29206741296 Nguyễn Minh Lý 29206761694

Nguyễn Khánh Ly 29206754533

Nguyễn Lê Yến Ngọc 29206757767 Đoàn Thị Mỹ Ly 29204662056

Trang 3

I ÁO DÀI VIỆT NAM

Chiếc áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam từ trước đến nay đã trải qua rất nhiều thời kì phát triển, ở mỗi thời kì đều có một nét đặc trưng riêng biệt

Áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam Trải qua từng thời kì phát triển của lịch

sử, áo dài luôn không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tôn được vẻ đẹp dịu dàng truyền thống của người phụ nữ Việt

Áo dài đã phát triển qua rất nhiều năm tháng và trở thành nét đặc trưng của ngành công nghiệp thời trang Việt Nam, đồng thời là một danh tính chính trị và văn hoá kể từ lúc nó bắt đầu xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn

Đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào có thể xác định chính chính xác lịch sử áo dài và thời điểm xuất hiện của áo dài Theo nhận định cảm quan của người Trung Quốc thì áo dài xuất thân từ sườn xám nhưng sườn xám mới xuất hiện từ năm 1920 còn áo dài đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm

Có rất nhiều kiểu áo dài theo từng thời kì như:

+ Áo giao lĩnh

+ Áo dài tứ thân (thế kỉ 17)

+ Áo dài ngũ thân (thời Vua Gia Long)

+ Áo dài Lemur

+ Áo dài Lê Phổ

+ Áo dài Raglan

+ Áo dài truyền thống Việt Nam (từ 1970 đến nay)

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách Áo dài còn được biến chuyển thành

áo cưới, áo cách tân Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo

mà không trang phục nào mang lại được

Cùng với xu hướng năng động, thay đổi của lối sống hiện đại, tà áo dài truyền thống được các nhà thiết kế cách điệu với tà ngắn hơn, thay

Trang 4

đổi ở cổ áo, tay áo hoặc thậm chí là tà áo hoặc quần mặc chung với áo dài mang đến cho người phụ nữ Việt nhiều sự chọn lựa

Cũng chính vì sự cách điệu này mà áo dài ngày càng được phụ nữ Việt diện nhiều hơn trong đời sống hàng ngày

Bạn có thể bắt gặp tà áo dài đầy màu sắc với nhiều kiểu dáng mới lạ, độc đáo trong văn phòng, chốn chùa chiền linh thiêng hay thậm chí khi

đi dạo phố bên ngoài

Với lịch sử phát triển qua thời gian dài như vậy, chiếc áo dài Việt Nam đã hoàn thiện hơn bao giờ hết Áo dài trở thành biểu tượng của nền văn hóa, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt

Có thể nói, áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật Việt Nam

II HANBOK HÀN QUỐC

đảo Triều Tiên (từ năm 37 TCN đến năm 668)

Trong lịch sử của Hàn Quốc, tồn tại hai loại Hanbok phân biệt cho giai cấp quý tộc và dân thường Những giai cấp quý tộc thường ưa chuộng trang phục mang đậm ảnh hưởng phong cách từ ngoại quốc Trong khi đó, dân thường thì trung thành với trang phục truyền thống Hàn Quốc của mình Hanbok, với sự đặc trưng của màu sắc tươi sáng, đường may đơn giản và không có túi, trở thành biểu tượng của văn hóa Hàn

Với quan niệm về sự hòa hợp giữa các yếu tố như trời – đất, nước – lửa, cây – gió, Hanbok nổi bật với sự kết hợp tinh tế giữa đường nét và

sự phong phú của màu sắc tự nhiên Sự mộc mạc nhưng đầy sang trọng của Hanbok thể hiện trong mọi hoạt động hàng ngày củangười dân xứ Hàn

Trong lịch sử của Hàn Quốc, Hanbok không chỉ là một bộ trang phục truyền thống, mà còn là biểu tượng của sự phân biệt giai cấp thông qua màu sắc, hoa văn và chất liệu Hanbok của tầng lớpthượng lưu thường

Trang 5

được làm từ cây gai hoặc vải nhẹ cao cấp, trong khi người dân thường chỉ được phép mặc áo làm từ vải bông đơn thuần Ngày nay, Hanbok

sử dụng nhiều loại chất liệu như vải gai, bông, muslin, lụa và satin Vào mùa hè, trang phục truyền thống Hàn Quốc được làm từ những chất liệu mỏng và nhẹ hơn thường được ưa chuộng hơn để nhằm giúp giảm bớt sức nóng từ nhiều lớp áo Đặc biệt, vào mùa thu, phụ nữ Hàn Quốc thích những bộ Hanbok làm từ lụatơ, tạo ra âm thanh xào xạc như bước trên lá khô khi di chuyển

Vì khí hậu lạnh của đất nước hàn đới, vào mùa đông, người Hàn thường mặc thêm áo khoác dày bên ngoài hoặc chọn Hanbok làm từ vải bông dày Các cư dân ở khu vực phương Bắc còn thường thêm lớp lông ở bên trong áo để giữ ấm

Trang phục truyền thống Hàn Quốc có hai kiểu dáng khác nhau dành riêng cho nam và nữ:

+ Đối với Hanbok dành cho phụ nữ, bao gồm: jeogori (áo khoác ngắn phần thân trên), chima (váy xòe thắt eo cao) và sokchima (lớp váy lót bên trong) Ngoài ra, Hanbok phụ nữ còn có otgoreum, một bộ phận dây thắt lưng tinh tế

+ Hanbok dành cho nam bao gồm jeogori, quần baji và áo choàng durumagi Áo choàng durumagi có thể dài đến đầu gối, jeogori ngang hông, quần baji rộng và bó ở gấu Hanbok nam thường đi kèm với mũ gat, dây buộc ngang lưng dalleyong, và giày Giống như Hanbok nữ, Hanbok nam cũng được thiết kế một lớp "hanbok trong" màu trắng Hoa văn trên Hanbok thường tập trung vào các họa tiết thiên nhiên hoặc những hình ảnh sang trọng như rồng phượng Các mẫu hoa văn có thể xuất hiện dưới dạng in chìm trên nền vảinhư lụa, satin, hay gấm hoặc được thêu tay với những hình thù phức tạp và tinh tế Một họa tiết phổ biến khác trên Hanbok là hình tròn âmdương hoặc hình tròn chia thành ba phần với ba màu cơ bản là đỏ, vàng và lam

Người Hàn Quốc thường ưa chuộng năm sắc màu chính là đỏ, xanh

da trời, vàng, đen và trắng, theo triết lý âm dương và ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ của phương Đông Tầng lớp thượng lưu thường ưa chuộng Hanbok có màu sắc sặc sỡ, trong khi trẻ em thường mặc những

Trang 6

bộ Hanbok có màu tươi sáng như đỏ, vàng và người trung niên thì thích những màu trang trọng hơn

Phụ kiện đi kèm Hanbok không chỉ làm tăng vẻ đẹp cho bộ trang phục truyền thống của Hàn Quốc mà còn thể hiện sự tinh tế và phong cách cá nhân Dưới đây là một số phụ kiện phổ biến đi kèm Hanbok: + Samo: Một loại mũ độc đáo, thường kết hợp với Dalleyong (áo choàng), là một phần của trang phục hàng ngày cho các quan chức + Gat: Mũ truyền thống cho nam giới trong triều đại Joseon, thường được quan chức đeo kèm với po (áo choàng) khi rời khỏi nhà

+ Bokgeon: Mũ nam giới khác trong triều đại Joseon, cũng thường đi kèm với po (áo choàng) khi đi ra ngoài

+ Nambawi: Mũ đeo cả nam và nữ trong mùa đông, bảo vệ trán, cổ và tai Nambawi còn được gọi là pungdaengi

+ Jokduri: Vương miện dành cho phụ nữ, thường đeo khi mặc wonsam (áo choàng dài của cô dâu trong ngày cưới)

+ Jobawi: Nón với phần đỉnh mở rộng, giữ ấm tai vàthường được làm bằng lụa đen với dây tua trang trí

+ Hwagwan: Một loại vương miện được trang trí với họa tiết cánh bướm, hạt ngũ sắc và chỉ vàng dành cho phụ nữ

+ Gulle: Mũ dành cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi, được trang trí cẩn thận để giữ ấm, thường là lụa đen vào mùa đông và lụa ngũ sắc vào mùa xuân

và mùa thu

+ Ayam: Mũ dành cho phụ nữ trong mùa đông, không che phủ tai như Jobawi và đôi khi được lót bằng lông thú

+ Dwikkoji: Phụ kiện phụ nữ trong triều đại Joseon,được gắn vào bím tóc

+ Binyeo: Kẹp tóc giữ chặt vương miện đồng thời còn được sử dụng

để trang trí và thể hiện địa vị xã hội Chất liệu và kiểu dán được thiết

kế đa dạng

+ Norigae: Phụ kiện chính của phụ nữ, được đeo ở phía ngoài áo choàng hoặc ngang eo, tạo điểm nhấn sang trọng cho trang phục

Đối với người dân Hàn Quốc, Hanbok không chỉ là bộ trang phục truyền thống thể hiện vẻ đẹp tinh tế và cổ điển mà còn là biểu tượng

Trang 7

của tình yêu thủy chung đối với giá trị văn hóa truyền thống Mặc Hanbok là cách thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc Hàn Quốc, với vẻ đẹp độc đáo và giá trị văn hóa sâu sắc

Trong thời đại hiện đại, Hanbok ngày càngđược làm mới và đơn giản hóa Người dân Hàn Quốc hiện nay thường mặc Hanbok theo sở thích

và phong cách cá nhân của mình, không bị ràng buộc bởi các khái niệm

về giai cấp hay tầng lớp xã hội như trong quá khứ

Ngày nay, Hanbok thường chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt như sinh nhật, đám cưới, ngày thôi nôi, kỷ niệm 60 tuổi và các lễ hội truyền thống như Chuseok, Seollal, Mặc dù vậy, tại một số địa phương, truyền thống mặc Hanbok vẫn được duy trì, như ở khu vực Cheonghak-dong trên núi Jirisan Bên cạnh đó, ở các điểm du lịch và bảo tàng lịch sử như Làng Dân gian Hàn Quốc hay Cung điện Gyeongbokgung, nhân viên thường mặc Hanbok để tôn vinh và thể hiện tinh thần văn hóa truyền thống của dân tộc

III SO SÁNH GIỮA ÁO DÀI VÀ HANBOK

Áo dài vốn được biết đến là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong mọi thời đại Dù đi đâu, tà áo dài luôn được gắn liền với những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt "dịu dàng, trung hậu, đảm đang"

Khác với áo dài của người Việt, Hanbok không ôm sát vào người mặc

và trải qua một thời gian dài từ khi ra đời, Hanbok ngày nay giữ nguyên kiểu dáng của Hanbok từ thời Chosun Đặctrưng của trang phục Hanbok là những đường cong thanh thoát, thể hiện sựtrường thọ, phú quý, sinh sôi, quyền lực qua màu sắc và hoa văn Hanbok là trang phục truyền thống dành cho cả nam và nữ tại Hàn Quốc

Một đặc điểm dễ nhận thấy nhất đó là cả áo dài và hanbok đều là trang phục truyền thống của hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc Áo dài và hanbok là quốc phục, biểu trưng cho quốc hồn, quốc tuý của hai quốc gia này với một quá trình hình thành và phát triển lâu dài Vậy chúng hãy cùng xem áo dài và hanbok có điểmtương đồng gì đáng chú ý?

Trang 8

Nhắc đến áo dài và hanbok, người ta nhớ đến ngay hai loại trang phục nổi tiếng gắn liền với hình ảnh của người phụ nữ Vẫn có áo dài và hanbok dành cho nam giới nhưng thật sự áo dài và hanbok chủ yếu tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Và trong tiềm thức của đại đa số mọi người đây là trang phục của phái đẹp

Nếu xét về khía cạnh cụ thể, chúng ta sẽ thấy áo dài và hanbok có nhiều điểm giống nhau, ví dụ như: phong phú về kiểu dáng, thể loại; đa dạng về màu sắc Tuy vậy, màu sắc trong cả áo dài và hanbok đều được lựa chọn rất càng kỹ vì nó không chỉ phù hợp với tổng thể chiếc áo mà còn phù hợp với độ tuổi, tính cách của người mặc

Một điểm tương đồng nữa đó là trên thực tế hiện nay cả áo dài và hanbok đều không giữ được vẻ đẹp truyền thống vốn có của nó Hay nói cách khác, chúng đang được thương mại hoá, được cách tân một cách hơi"quá tay"và"lạm dụng quá đáng" Thiết kế thời trang đành rằng vẫn cần sáng tạo, cách tân, đột phá thậm chí là lập dị nhưng chỉ có thể đem lên trên sàn catwalk được chứ không thể áp dụng với những loại trang phục đã được khẳng định giá trị truyền thống của nó qua năm tháng Đúng là đã đến lúc chúng ta cần phải trả lại bản sắc, trả lại vẻ đẹp vốn có của những trang phục truyền thống

Xét trên phương diện lịch sử, cả áo dài Việt Nam và Hanbok Hàn Quốc đều có một quá trình hình thành và phát triển lâu đời Từ lúc xuất hiện cho đến lúc trở thành quốc phục cho một đấtnước như hiện nay, cả

Áo dài và Hanbok đều đã phải trải qua một quá trình đấu tranh quyết liệt để có thể chống lại sự du nhập hay Tây hóa của nhiều loại trang phục Hanbok và Áo dài đều gắn liền với lịch sử mỗi quốc gia Dựa vào những quan điểm nêu trên, chúng ta có thể biết được Việt Nam và Hàn Quốc – hai quốc gia riêng biệt lại có điểm tương đồng trong trang phục đến thế Những nét đẹp mà tạo hoá ban tặng cho áo dài và hanbok tuy đến nay đã được lội xác gọt vỏ nhiều lần nhưng những gì là quốc hồn quốc tuý, là tinh hoa dân tộc luôn được trân trọng và nâng niu

Trang 9

Sản phẩm hoàn thiện do Nhóm 3 thực hiện

Tuy nhiên, xét trên nhiều phương diện, chúng ta cũng không khó để tìm ra những điểm khác biệt giữa áo dài và Hanbok, từ quá trình hình thành và phát triển đến những đặc điểm trang phục

Nếu xét về thời gian ra đời, áo dài xuất hiện trước Hanbok một quãng thời gian không nhỏ Xét về cấu tạo thì Hanboktương đối phức tạp so với áo dài, lượng phụ kiện đi kèm cũng nhiềuhơn; cách mặc Hanbok cũng cần phải chú ý hơn khi mặc áo dài Bởi thế, giá thành và yêu cầu bảo quản Hanbok cũng caohơn so với áo dài Nhưng ngược lại, dù cả Hanbok và áo dài cùng được ưa chuộng và là ưu tiên hàng đầu trong các lễ hội truyền thống của hai đất nước, nhưng xét trên quy mô của một dân tộc thì áo dài lại phổ biến hơn Trên đường phố, bạn có thể dễ dàng gặp những cô nữ sinh trong bộ áo dài trắng thướt tha, các cô giáo thanh lịch trên giảng đường, hay cả những người lớn tuổi trong những ngày lễ hội quan trọng nhưng ở Hàn Quốc, bạn sẽ không thể nào tìm được một lớp học mà tất cả học sinh đang mặc Hanbok Áo dài được người Việt Nam chọn từ việc học, việc chơi rồi đến cả những khoảnh khắc quan trọng như lễ tốt nghiệp, lễ đính hôn, lễcưới Trong những

sự kiện quan trọng như vậy, việc thiếu đi tà áo dài dường như đã làm giảm bớt phần ý nghĩa quan trọng của ngày đặc biệt đó

Trang 10

Ở Hàn Quốc, mặc dù trong những dịp lễ tết hay những sự kiện quan

thiếu nhưng vì những đặc điểm cấu tạo riêng biệt mà nó không được sử dụng nhiều trong những hoạt động thường ngày như Áo dài ở Việt Nam

Hàn Quốc và Việt Nam, hai quốc gia, hai dân tộc khác nhau, với những quan điểm và suy nghĩ khác nhau trên nhiềuphương diện, đặc biệt là về trang phục; rất khó để có thể đem ra so sánh, đối chiếu Tuy nhiên, xét trên một mức độ nào đó, có thể thấy, ngoài những nét đặc trưng riêng biệt, tiêu biểu cho quốc hồn, quốc túy của mỗi đất nước thì giữa Hanbok và Áo dài đã có những điểm tương đồng đáng chú ý Để giải thích cho sự tương đồng ấy, có thể tìm về với lịch sử xa xưa, khi

mà cả Hàn Quốc và Việt Nam, đều là những nước phương Đông, với nền văn hóa đã từng bị ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa; bởi thế những quan niệm tương đồng cũng là điều tất yếu Nhưng chính bởi đặc trưng về đất nước và con người mỗi quốc gia một khác, qua quá trình, mới có thể tạo nên áo dài và Hanbok như ngày hôm nay - niềm tự hào lớn của Việt Nam và Hàn Quốc

Hình chụp sản phẩm trình bày cùng với các thành viên

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w