tiểu luận áo dài áo dài việt nam

15 1 0
tiểu luận áo dài áo dài việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN ÁO DÀI I MỞ ĐẦU 1 Lời mở đầu Thời trang là một lĩnh vực vô cùng linh hoạt, phát triển không ngừng nhất là thời điểm hiện nay Rất nhiều xu hướng thời trang xuất hiện và quay lại trên thị trường, từ những xu hướng cổ điển, trẻ trung, năng động hay những mốt thời trang lừng lẫy một thời như phong cách Y2K, quần ống loe, áo khoác da, quần cạp cao sau khi vắng bóng trong làng thời trang khoảng thời gian ngắn, hiện nay đã quay lại với sự biến tấu phù hợp với thời đại hơn, kết hợp cùng với các xu hướng thời đại làm cho các phong cách “cũ” trở nên mới mẻ, bắt mắt hơn Đó là những xu hướng thời trang loay hoay trong tầm 50 năm gần đây còn khoảng thời gian về trước, ông cha ta đã ăn vận như thế nào? Đó được gọi là trang phục truyền thống hay còn gọi là Việt phục, có thể nhắc đến như áo tứ thân, ngũ thân, áo chàm, bà ba và đặc biệt hơn hết là áo dài truyền thống ước tính đã xuất hiện được hơn 200 năm trước Bất kì ai trong chúng ta đều đã biết, áo dài là một trang phục lâu đời mang đậm nét văn hóa của người dân Việt Nam và tà áo dài không ngừng phát triển mình để vào gần hơn với đời sống nhân dân, trở thành một trong những di sản văn hóa Vậy điều gì đã giúp cho tà áo dài thước tha không bị mai một mà còn trở thành một biểu trưng tiêu biểu của Việt Nam, dần khẳng định vị thế của mình trên sàn quốc tế ? 2 Lý do chọn đề tài Như lời mở đầu chúng tôi đã nhắc rất rõ hình ảnh của chiếc áo dài Việt Nam trong lòng chúng tôi không chỉ đơn thuần là trang phục truyền thống , mà còn là biểu trưng cho toàn thể dân tộc VN cũng như là dáng vẻ của người con gái Việt Nam đoan trang trong tà áo dài mềm mại Chúng tôi yêu tà áo dài cũng như yêu chính đất nước của mình vậy , yêu cái cách áo dài đi theo suốt chiều dài lịch sử giữ nước của chúng tôi , yêu cái chuyển mình không ngừng của áo dài trong đời sống để linh hoạt với hoạt động sống hằng ngày của người dân, yêu dáng vẻ cô gái Việt diện áo dài nhẹ nhàng lả lướt qua con phố nhộn nhịp ngày nắng dịu hay đôi nam nữ hạnh phúc khoác lên mình bộ áo dài đỏ rực ngày dạm ngõ …vì yêu đến nỗi xem áo dài là biểu trưng nên chúng tôi quyết định lựa chọn áo dài Việt Nam là nụ hoa đẹp để chia sẻ, quảng bá đến bạn bè gần xa , kết nối “người thương” lại nhờ vào không gian văn hóa chúng tôi đem đến tiếp đây và một phần là sự kính trọng cũng như biết ơn sâu sắc với thế hệ đi trước vì đã lưu giữ nét đẹp văn hóa này vì không bị mai một theo thời gian … II MỞ ĐẦU 1 Nguồn gốc và các loại áo dài  Nguồn gốc Áo dài là một loại trang phục truyền thống của nước Việt Nam ta từ xưa đến nay, có nguồn gốc từ trang phục truyền thống của người Việt từ những thời kỳ đầu tiền khi khai thiên lập quốc Áo dài truyền thống của Việt Nam được cách tân từ áo “ngũ thân lập lĩnh”, hay còn được biết đến với tên gọi Áo Tân Thời  Các loại áo dài a) Áo dài giao lĩnh Đây là kiểu áo sơ khai của áo dài Việt Nam Áo giao lĩnh hay còn được gọi là áo đối lĩnh được may bằng 4 tấm vải, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng và thân dài chấm gót b) Áo dài tứ thân Khác với ngày nay thay vì được mặc trong các dịp Lễ hội, áo dài tứ thân ngày xưa là trang phục hàng ngày của phụ nữ miền Bắc vào những năm 20 của thế kỷ 20 Áo dài tứ thân được giản tiện từ áo đối khấm để thuận tiện hơn trong việc đồng áng của những người dân lao động c) Áo dài ngũ thân Áo dài ngũ thân xuất hiện dưới thời trị vì của vua Gia Long do cải cách trang phục Đàng Trong của chúa Nguyễn Phúc Khoát Áo ngũ thân được giai cấp quan lại mặc để phân biệt với những người dân lao động nghèo khổ.Áo có 4 vạt được may thành 2 tà như áo dài, ở tà trước có thêm một vạt áo cũng chính là vạt áo thứ 5 tựa như một lớp lót kín đáo d) Áo dài Lemur Áo dài Lemur là sản phẩm được đặt theo tên tiếng Pháp của họa sĩ Nguyễn Cát Tường vào những năm 1934 Với suy nghĩ cải cách y phục táo bạo, ông đã đưa yếu tố phương Tây vào áo dài để làm thay đổi quan niệm mỹ thuật đối với nữ phục vào thời điểm ấy Áo chỉ có hai vạt trước sau, đồng thời mang một trong những yếu tố: không cổ, tay ngắn, vạt áo ngắn,… e) Áo dài Lê Phổ Áo dài Lê Phổ là sự kết hợp mới từ áo tứ thân và biến thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ Yếu tố cải cách ở kiểu áo này nằm ở phần kỹ thuật dết may cho ra đời vỉa có khổ rộng, vạt áo được may dài, tay không phồng, cổ kín, ôm sát cơ thể Kiểu áo dài này được phụ nữ Việt Nam ưa thích suốt một khoảng thời gian dài f) Áo dài Raglan Áo dài Raglan( hay còn gọi là ráp-lăng) được nhà may Dung ở Đakao Sài Gòn mang ảnh hưởng của cấu trúc phương Tây kết hợp vào tạo ra kiểu áo dài này Áo dài Raglan ôm khít cơ thểm hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông, cổ áo to và dầy, phần eo có 1 sợi thun mỏng kéo vòng eo Đây là kiểu áo dài góp phần định hình phong các cho áo dài Việt Nam ngày nay g) Áo dài 1975 đến nay Trải qua nhiều thời kỳ, áo dài truyền thống Việt Nam chính thức ra đời vào những năm 1970 và được lưu giữ đến thiện tại Áo dài truyền thống thường được thiết kế cao, ôm sát cổ hơn so với áo dài cách tân hiện đại Ngày nay áo dài có rất nhiều kiểu cách hợp thời trang, tính cách Hơn thế nữa áo dài còn thể hiện được tính cá nhân hóa của mỗi một người mặc nó 2 Lịch sử hình thành và phát triển Sự xuất hiện của áo dài hiện nay là bắt nguồn từ áo giao lĩnh (năm 1744) – là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam ta Áo giao lĩnh còn có cái tên khác là áo đối lĩnh, được thiết kế may rộng, xẻ tà hai bên hông, cổ tay may rộng, thân dài chấm gót chân Thân áo và cổ áo được thiết kế gần giống với áo tứ thân Trải qua nhiều giai đoạn với nhiều chất liệu và kiểu dáng khác nhau:  Áo dài tứ thân: Áo tứ thân đã xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 1920-1930 thế kỷ 20, theo nghiên cứu và những hiện vật tại các bảo tàng áo dài thì để tiện hơn trong việc lao động sản xuất của người phụ nữ, chiếc áo giao lĩnh được may rời 2 tà trước để buộc vào với nhau, 2 tà sau thành vạt áo Mang ý nghĩa tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của 2 vợ chồng  Áo dài ngũ thân: Áo dài ngũ thân xuất hiện vào thời vua Gia Long Loại áo này thường sẽ được may thêm một tà nhỏ để thể hiện được địa vị xã hội của người mặc lúc bấy giờ  Áo tấc (ngũ thân tay phụng) : Nhưng đến sau này áo tấc được trọng dụng và trở thành phục trang dưới thời Nguyễn Trước khi xuất hiện áo dài, trang phục phổ biến của người Việt là áo giao lãnh Chúa Nguyễn Phúc Khoát được xem là người có công sáng chế ra chiếc áo dài và thiết kế của chiếc áo dài Việt Nam như ngày nay  Áo dài Lemur: Họa sĩ Cát Tường là người đã sáng tạo nên loại áo dài dài này vào năm 1939 Lemur là tên được đặt theo tên tiếng Pháp của bà, áo có hai vạt trước sau, vạt trước dài chấm đất, áo được may ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ Kiểu áo này thịnh hành đến năm 1943 thì bị lãng quên  Áo dài Lê Phổ: Đây cũng được coi là sự kết hợp của áo tứ thân và là biến thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ và cũng được gọi là áo dài Lê Phổ Bà đẫ khiến nó trở nên gợi cảm, tinh tế và thu hút Bà đã bỏ hết những ảnh hưởng đến từ phương Tây và đã thay thế bằng những chi tiết áo tứ thân để mang đậm bản sắc dân tộc Từ thời điểm này đến năm 1950, phong cách áo dài Việt Nam đã trở nên vô cùng nổi tiếng trong truyền thống nước nhà  Áo dài Raglan (Giắc lăng): Xuất hiện vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn tạo ra Loại áo dài này ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cahcs cho áo dài Việt Nam sau này  Áo dài truyền thống Việt Nam: Từ 1970 đến nay qua nhiều sự biến đổi về lẫn kiểu dáng và chất liệu, hiện đại đến phá cách Tà áo dài hiện nay đầy màu sắc với nhiều kiểu dáng mới lạ, độc đáo Áo dài đã trở thành biểu tượng của nền văn hóa, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt 3 Hình ảnh và nét đẹp của áo dài xưa và nay 4 Hình ảnh áo dài trong văn hóa, nghệ thuật Áo dài từ lâu đã trở thành nét son, di sản đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam Hình ảnh trang phục truyền thống luôn gắn liền với nền văn hoá của quốc gia ấy Ví như Hanbok của Hàn Quốc, Sườn xám của Trung Quốc hay Kimono của Nhật bản, tất cả những trang phục đó đều đã in dấu sâu đậm trong nền văn hoá trong mỗi quốc gia Và áo dài của Việt Nam cũng không ngoại lệ Áo dài trong suốt tiến trình lịch sử đã trở thành nét đẹp truyền thống và biểu tượng tinh hoa trong văn hoá dân tộc Lật lại những trang sử vàng của dân tộc, khi Hai Bà Trưng cưỡi voi đeo lọng ra chiến trận, hình ảnh tà áo dài đã hiện ra trên các trống đồng Ngọc Lũ, Hòa Bình, Hoàng Hạ và thạp đồng Đào Thịnh Trải qua ngàn năm văn hiến, ngày nay tà áo dài vẫn là trang phục truyền thống được mặc vào các ngày lễ long trọng của gia đình, dòng họ, cộng đồng Bên cạnh đó, áo dài cũng được các nữ sinh cấp 3 mặc đến trường hoặc các nhân viên mặc trong công sở, doanh nghiệp Đặc biệt trong các sự kiện trọng đại của quốc gia, các nguyên thủ quốc gia vẫn lựa chọn áo dài để xuất hiện trên các diễn đàn quốc tế Hình ảnh áo dài lúc bấy giờ vừa sang trọng lại vừa trang nghiêm Trong tâm trí của mỗi con dân Việt Nam, áo dài đã trở thành một điều không thể thay thế tựa như tiếng nói Việt: sâu đậm, thân thương và cũng đầy tự hào Trải qua hơn ngàn năm bắc thuộc, nhiều năm chống đế quốc, áo dài vẫn chưa hề mất đi vị trí độc tôn mà ngược lại ngày càng mang lại sự tự hào Chính vì niềm tự hào và thân thương ấy, từ bao đời nay, biết bao nghệ sĩ đã đưa tà áo dài vào tác phẩm của mình Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, duyên dáng, e ấp trong tà áo dài đã xuất hiện dịu dàng trong từng trang thơ, bản nhạc  Trong âm nhạc Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mê đắm hình ảnh tà áo dài, nâng niu và thương gửi vào bài hát “Hạ trắng” Ông đã tài tình, khéo léo kết hết mây trời gói vào vạt áo làm “lối em đi về trời không có mây” và “đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy…” Những hình ảnh tuyệt đẹp đó có lẽ sẽ còn đọng lại mãi trong tâm trí những người nghe nhạc và say mê tà áo dài Và cũng chính vẻ tuyệt mỹ đó đã hằn sâu trong tâm tưởng người nhạc sĩ họ Trịnh tài hoa, theo trọn cả một kiếp nhân sinh: “…Dài cho mãi sau… Áo xưa dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau…” Trong nhạc phẩm “Áo lụa Hà Đông” được người nhạc sĩ tài hoa Ngô Thuỵ Miên phổ nhạc từ thi phẩm của Nguyên Sa, hình ảnh tà áo dài được ca ngợi đầy chất thơ và chất tình:”Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát… Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…” Nối tiếp sau đó là nhạc phẩm của những nghệ sĩ tài hoa một đời mê đắm tà áo dài như Đinh Hùng và Phạm Đình Chương trong nhạc phẩm tuyệt tác “Mộng Dưới Hoa” Tà áo dài đã xuất hiện gợi lên bao xúc cảm “áo bay mở khép niềm tâm sự…” Lật lại những trang nhạc vàng, khó mà điểm hết được hình ảnh tà áo dài thướt tha, duyên dáng bay qua từng nốt nhạc  Trong thơ: Không chỉ trong âm nhạc, xuyên suốt sự phát triển của văn học, trong những trang thơ, ta vẫn thấy đâu đó phảng phất những tà áo dài duyên dáng Trong những trang văn thời tiền chiến, hình ảnh áo dài xuất hiện đằm thắm “Đôi tà áo lụa bay trong nắng” Trích “Áo lụa” của Bàng Bá Lân Hay “Nắng thơ dệt sáng trên tà áo lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài” “Áo trắng” của Huy Cận Những câu lục bát trữ tình mềm mại, ngọt ngào của Nguyễn Bính làm sao thiếu hình ảnh tà áo dài thướt tha “Hồn anh như bông cỏ may một chiều cả gió bám đầy áo em” Trích từ “Bông cỏ may” Những trang thơ lãng mạn, bi tráng của Quang Dũng cũng đâu đó phản phất hình áo dài dịu dàng “Em đi áo mỏng buông hờn tủi dòng lệ thơ ngây có dạt dào” Trích “Đôi bờ” Nhà thơ Trần Huy Sao cũng xao xuyến biết bao trước hình ảnh tà áo dài trên con đường rợp lá me bay “Đường em về vàng rụng lá me trưa anh ngơ ngẩn vời theo màu áo trắng” Trích “ Áo trắng học trò” Tà áo dài xanh biếc như làn nước hồ mùa thu, tà áo dài xanh thơ mộng ấy đã thổi vào hồn thơ của Bùi Giáng để cho ra đời những vần thơ lay động lòng người “Biển dâu sực tỉnh giang hà còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh” Trích “Áo xanh”  Trong hội hoạ: Trong nền hội hoạ Việt Nam, hẳn là ai cũng từng nghe qua câu:”Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn” Câu nói ấy tượng trưng cho vị thế cũng như là sự đóng góp của bốn danh hoạ tài ba đối với nền hội hoạ nước nhà Bốn vị hoạ sĩ tài hoa ấy là Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn Cả 4 danh hoạ kể trên đều có chung một đặc điểm là say mê hình ảnh tà áo dài Dưới đôi bàn tay tài tình của mình, họ đã biến hình ảnh áo dài trở nên bất tử trong nền hội hoạ, tạo nên một dấu ấn không trộn lẫn Đầu tiên và có lẽ nổi tiếng nhất phải kể đến bức hoạ “Thiếu nữ bên hoa huệ” của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân Có lẽ hình ảnh người phụ nữ trong tà áo dài trong tranh của Tô Ngọc Vân đã bất tử, là mốc son chói lọi trong sự nghiệp của ông Bức tranh mô tả hình ảnh người phụ nữ mang những vẻ đẹp Á Đông truyền thống với mái tóc đen dài đang nghiêng đầu về phía lọ hoa huệ tây trắng Cái màu trắng tinh khiết của đoá hoa và màu áo dài dường như đã hoà quyện vào nhau tạo nên nét đẹp riêng biệt cho bức tranh Bên cạnh “Thiếu nữ bên hoa huệ”, Tô Ngọc Vân còn đưa hình ảnh áo dài vào trong rất nhiều tác phẩm khác của mình như: Thiếu nữ bên hoa sen Hai thiếu nữ và em bé Thiếu nữ bên tranh tố nữ Bên cạnh Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí người được xem là cây đại thụ của nền tranh nghệ thuật sơn mài Mỗi tác phẩm của ông chất chứa tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc Trong suốt hành trình lao động sáng tạo nghệ thuật của mình, ông đã dành tất cả tâm hồn của mình để đi tìm ra linh hồn, đề tài cho xuyên suốt các tác phẩm của mình Và đó chính là: Áo dài Nhắc đến Nguyễn Gia Trí là nhắc đến hình ảnh tà áo dài đậm màu sắc Á Đông Bảo vật quốc gia “Vườn xuân trung nam bắc” Thiếu nữ bên Hồ Gươm Thiếu nữ trong vườn Nhắc đến những danh hoạ tài ba trong đề tài phụ nữ, ta la làm sao quên được Dương Bích Liên, người hoạ sĩ dành cả đời mình cho sáng tạo nghệ thuật Hình ảnh tà áo dài dịu dàng, đằm thắm đã xuất hiện trong tranh của Dương Bích Liên như: Tuyết mai Thiếu nữ áo trắng Ba cô gái Qua bao cuộc bể dâu, xuyên suốt tiến trình lịch sử hào hùng của dân tộc Dẫu trải qua bao thời khói lửa chiến tranh, hình ảnh tà áo dài vẫn giữ cho mình nét dịu dàng, đằm thắm Từ đó trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nền nghệ thuật nước nhà 5 Vai trò của áo dài trong việc quảng bá du lịch và hình ảnh đất nước  Áo dài góp phần khiến du lịch Việt Nam đa dạng : Áo dài đóng vai trò là một phần khiến cho du lịch việt nam thêm đa dạng Từ những lễ hội tôn vinh áo dài đến nhiều dự án quảng bá du lịch Việt Nam lớn trong nước và cả ngoài nước , áo dài đã góp phần không nhỏ trong việc đa dạng, phong phú cho hình thức giới thiệu quảng bá ngành du lịch Việt Nam  Áo dài góp phần tô điểm cho vẻ đẹp văn hóa , Hình ảnh mê say của Việt Nam trong Việc quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam Mang nét đẹp truyền thống , văn hóa phi vật thể của đất nước hình chữ S gợi hình ảnh nhẹ nhàng đầy màu sắc qua những chiếc áo dài thướt tha, nhẹ nhàng nhưng không kém phần lộng lẫy khiến du khách nước bạn phải mê mẫn và nhớ mãi Văn hóa đặc sắc của Việt Nam được thể hiện qua tà áo dài 1 cách lôi cuốn , khiến cho "bức tranh văn hóa " của Việt Nam hiện lên đầy màu sắc , chân dung đất nước Việt Nam được khắc họa quyến rũ một cách tuyệt đẹp  Vai trò thu hút khách du lịch: Nét đẹp nhẹ nhàng của bộ trang phục của người con gái Việt Nam được thể hiện qua các hình thức quảng bá , cho thấy tiềm năng khai thác không thua kém các trang phục truyền thống các nước lớn như "Hanbok" - Hàn Quốc và "Kimono"-Nhật Bản Áo dài Thu hút du khách nước ngoài mạnh mẽ qua những lễ hội tháng ba hàng năm Các lễ hội lớn nhỏ được tổ chức trong tháng 3 này rất đa dạng và diễn ra khắp đất nước nên nó được đặt tên là " Tháng áo dài " một lượng khách du lịch trong và ngoài nước đều tham dự trong dịp đặc biệt này để thưởng thức nét đẹp đầy cuốn hút, mê say của áo dài 6 Hình ảnh áo dài Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế: Trong mắt bạn bè quốc tế, áo dài – quốc phục của Việt Nam là đại diện cho vẻ đẹp tao nhã, thanh lịch, duyên dáng kèm theo nét quý phái của người phụ nữ Việt Nam Và thật vinh dự khi áo dài được đánh giá là một trong những trang phục truyền thống đẹp nhất thế giới trong nhiều cuộc thi như “Hoa hậu Quốc tế 2014” (Miss International) Áo dài không chỉ là “quốc phục” mà còn trở thành đồng phục của nữ sinh của một số trường học tại Việt Nam, đã tạo nên hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế Không chỉ áo dài cách tân, áo dài truyền thống Việt Nam cũng được đánh giá cao bởi bạn bè quốc tế Nhiều người nước ngoài rất ấn tượng với vẻ đẹp của áo dài Họ nhận xét áo dài tôn lên vẻ đẹp của phụ nữ Áo dài Việt Nam đã và đang là hình ảnh thiêng liêng mang đến những cung bậc cảm xúc khác nhau cùng với sự tự hào, lòng tự tôn dân tộc khi chia sẻ với bạn bè quốc tế, góp phần rất lớn quảng bá văn hóa, con người, đất nước Việt Nam tươi đẹp với bạn bè năm châu “National Colors on Ao dai” (18/7) được tổ chức đặc biệt giữa Đại sứ quán các nước để mang hình ảnh áo dài ngày càng gần gũi với bạn bè quốc tế

Ngày đăng: 28/03/2024, 08:59

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan