1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài pháp luật việt nam tác động đến sự phục hồi du lịchsau đại dịch covid

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

1.Ngành du lịch Việt Nam trong đại dịch Covid...52.Ngành du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid...6 Xu hướng phát triển du lịch sau thời gian đại dịch:...7 Tình hình thực tế Việt Nam sau

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG

KHOA LUẬT



TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ DU LỊCH

ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VIỆT NAM TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHỤC HỒI DU LỊCH

SAU ĐẠI DỊCH COVID

Hồ Uyên Hạo Trần Thị Kim Chi

Võ Duyên Anh Nguyễn Dương Ngọc Hân Mai Hồ Huy Hoàng

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 4

CHƯƠNG II: NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU ĐẠI DỊCH COVID-19 5

1 Ngành du lịch Việt Nam trong đại dịch Covid 5

2 Ngành du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid 6

Xu hướng phát triển du lịch sau thời gian đại dịch: 7

Tình hình thực tế Việt Nam sau đại dịch: 7

CHƯƠNG III: Tác động của pháp luật Việt Nam đối với sự phục hồi của ngành du lịch sau đại dịch Covid 9

1 Tổng quan về pháp luật du lịch Việt Nam: 9

2 Những chính sách của pháp luật Việt Nam 9

3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phục hồi du lịch sau đại dịch Covid 13 KẾT LUẬN 16

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

2

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành tiểu luận “Pháp luật việt nam tác động đến sự phục hồi du lịch sau đại dịch covid” nhóm em xin được gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn đến giảng viên Lê Đình Quang Phúc đã truyền đạt và dẫn dắt cho nhóm em những kiến thức và kỹ năng cần thiết

để hoàn thiện được bài tiểu luận này

Sự chỉ dạy, hướng dẫn từng kĩ năng cũng như những lời góp ý của thầy đã giúp nhóm

em trang bị được thêm nhiều bài học hữu ích cho quá trình hoàn thành tiểu luận và những thử thách mới trong tương lai Chúng em xin chúc thầy mạnh khỏe, thành công trong sự nghiệp giảng dạy cũng như trong cuộc sống

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận, dù đã cố gắng nhưng vì trình độ chuyên môn còn hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót Vì vậy, nhóm em rất mong nhận được những phản hồi và ý kiến đóng góp từ phía thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn và hỗ trợ chúng em rút kinh nghiệm cho những bài tập tiếp theo

Tập thể nhóm xin trân trọng cảm ơn!

3

Trang 4

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP và quảng bá hình ảnh đất nước trên thế giới Tuy nhiên, trong gần hai năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có do tác động của đại dịch COVID-19 Thị trường du lịch và các hoạt động du lịch bị đứt gãy, đình trệ, làm cho toàn ngành không đạt được các chỉ tiêu, chệnh hướng quỹ đạo tăng trưởng

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang dần được kiểm soát, ngành du lịch cũng như nền kinh tế cả nước hiện đang từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn Để hỗ trợ ngành du lịch phục hồi, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và biện pháp kích thích

du lịch Một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phục hồi du lịch là pháp luật Pháp luật là công cụ điều tiết xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan trong hoạt động du lịch Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của khách du lịch và các bên cung cấp dịch vụ du lịch

Vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật Việt Nam tác động đến sự phục hồi du lịch sau đại dịch COVID-19 là một đề tài cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn Đề tài này nhằm mục đích làm rõ vai trò và tác động của pháp luật đối với ngành du lịch trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về du lịch, góp phần thúc đẩy sự phục hồi và phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam

Vậy nên, chúng tôi cùng hướng đến nghiên cứu đề tài:

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

CHƯƠNG II: NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU ĐẠI DỊCH COVID-19

1 Ngành du lịch Việt Nam trong đại dịch Covid

Đại dịch COVID-19 được biết đến là một căn bệnh viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 gây nên, đây được xem là đại dịch lớn nhất toàn cầu trong vòng 100 năm trở lại đây Đại dịch COVID-19 đã trở nên nghiêm trọng vào đầu năm 2020, nó khiến mọi hoạt động của thế giới trở nên trì trệ, gây những thiệt hại nặng nề về con người và kinh tế, trong đó ngành du lịch của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã bị ảnh hưởng nặng nề

Giai đoạn từ 2016 – 2019, Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ về ngành

du lịch với những mốc tăng trưởng đạt kỷ lục về lượng khách nội địa, quốc tế và tổng thu

du lịch Cụ thể năm 2019, Việt Nam được xem là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh mẽ về du lịch như khách quốc tế đến Việt Nam tăng 16,2% so với năm

2018, khách nội địa đạt khoảng 85 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng, chiếm 10% GDP Từ đầu năm 2020 thì COVID-19, đã gây nên những ảnh hưởng1 nặng nề đến ngành du lịch

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) thì sự ảnh hưởng từ

COVID-19 sẽ khiến ngành du lịch toàn cầu có thể bị thiệt hại nặng vì chính phủ của các nước sẽ

áp dụng việc đóng cửa biên giới, tạm dừng các hoạt động vận tải đường hàng không quốc

tế và nội địa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, trong đó ngành du lịch Việt Nam

đã gặp những khó khăn, thách thức khi áp dụng những biện pháp ấy

Năm 2020, nhiều kế hoạch của ngành du lịch Việt Nam đã được đặt ra hầu như không thực hiện được, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy rằng lượng khách quốc tế của năm 2020 chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm đến 78,7% so với năm 2019, trong đó hơn 96%

là khách quốc tế đến trong quý I/2020; khách du lịch nội địa cũng giảm gần 50%; tổng thu du lịch cả nước thiệt hại lên đến 530 nghìn tỷ đồng (tương đương 23 tỷ USD)2 Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch thì từ 04/2020 đến 09/2021, thì tổng thu từ khách du lịch 7 tháng đầu năm đạt 136.300 tỷ đồng, giảm 34,2% so với cùng

kỳ năm 2020 Cuối tháng Tư khi dịch bùng phát trở lại khiến một số địa phương phải3 thực hiện giãn cách xã hội, nhiều khách du lịch hủy tour và nhiều sự kiện lễ hội văn hóa hủy bỏ, một số địa điểm thăm quan phải đóng cửa đã ảnh hưởng tớ doanh thu du lịch lữ hành Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng đầu năm 2021 giảm nhiều

so với cùng kỳ năm trước: Khánh Hòa giảm 85,6%; Quảng Nam giảm 68,4%; Thừa Thiên – Huế giảm 48,8%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 46,7%; Bắc Ninh giảm 38,1%;

1 Hồng Trang, Xuân Bách, Du lịch tìm cách gỡ khó để vượt qua đại dịch

2 Vũ Thị Kim Oanh, Tác động của đại dịch Covid-19 đến du lịch Việt Nam và giải pháp phát triển trong thời gian tới, 18/12/2021

3 Đoàn Mạnh Cương, Du lịch Việt Nam trong đại dịch Covid-19 năm thứ 2, 20/09/2021

5

Trang 6

Bình Định giảm 33%; Hà Nội giảm 29,7%; Quảng Ninh giảm 16,6%; Hải Phòng giảm 14,3%; Cần Thơ giảm 13,6% 4

Những ảnh hưởng từ dịch cũng đã khiến nhiều doanh nghiệp lữ hành đã phải đóng cửa, dừng hoạt động vì cạn kiệt nguồn tài chính Ở Hà Nội, số lượng doanh nghiệp, công

ty về lữ hành đóng cửa, tạm dừng hoạt động ước chừng khoảng 95% và trong đó 90% lao động nghỉ việc, Đà Nẵng có khoảng 90% doanh nghiệp du lịch ở đây đóng cửa; Tại TP

Hồ Chí Minh, chỉ có khoảng hơn một nửa số doanh nghiệp lữ hành là còn đang hoạt động cầm chừng sau 5 tháng đầu năm 2021, cụ thể toàn thành phố có 1.049 doanh nghiệp lữ hành, trong đó khoảng 52% doanh nghiệp đang hoạt động, 9,6% doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, 35,5% doanh nghiệp không hoạt động, 2,5% doanh nghiệp thay đổi trụ sở đi nơi khác 5

Tuy rằng COVID-19 đã đem lại những khó khăn, thiệt hai nặng nề, nhưng nếu nhìn

và đánh giá theo nhiều khía cạnh khác thì COVID-19 có thể là không phải sự hủy diệt mà

nó có thể được xem là một “đòn bẩy” khiến cho các nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng sẽ phải buộc thích ứng và thay đổi theo nhu cầu, tình huống của thị trường và khách hàng

2 Ngành du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid

Ngành du lịch Việt Nam đã phải chịu những hậu quả nghiêm trọng do hậu quả của bốn đợt đại dịch COVID-19 Thị trường du lịch trong và ngoài nước gần như “đóng băng”, ngừng sản xuất, kinh doanh Theo kết quả khảo sát lấy mẫu doanh nghiệp trên toàn quốc do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện trong quý IV/2021, trung bình 94% doanh nghiệp trên cả nước cho biết đã trải qua các tác động bất lợi từ dịch COVID-19 Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp du lịch (bao gồm du lịch, dịch vụ du lịch, dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống), tỷ lệ này tăng đáng kể lên 98,36% Biểu diễn số này minh họa một cách sinh động gánh nặng đáng kể đối với các doanh nghiệp du lịch Hơn nữa, một số chính sách nhất định nhằm giảm bớt thiệt hại do đại dịch gây ra đã không mang lại lợi ích đáng kể Ví dụ, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, một trong những chính sách như vậy, đã có tác động hạn chế đối với ngành du lịch do ngừng hoạt động và không có doanh thu cho phần lớn các doanh nghiệp du lịch trong thời gian hơn hai năm Các chính sách sai lầm đã khiến ngành du lịch trở nên ngày càng tồi tệ, nhưng Việt Nam đã kịp thời đưa ra những chính sách hợp lý để cải thiện sai lầm cũng như khôi phục lại du lịch sau đại dịch

Sau đại dịch, đã có một sự thay đổi đáng chú ý trong sự phát triển của du lịch Các doanh nghiệp du lịch đã tận dụng thời gian ngừng hoạt động du lịch để hiệu chỉnh lại chiến lược kinh doanh của họ, giới thiệu các sản phẩm sáng tạo, nâng cao chất lượng dịch

vụ và đào tạo toàn diện cho lực lượng lao động của họ Ngoài ra, đã có sự hợp tác chủ

4 Tổng cục thống kê, Doanh thu du lịch lữ hành giảm sâu do dịch Covid-19

5 Tường Bách, Covid bùng phát lần 4, doanh nghiệp lữ hành một lần nữa gặp khó, 27/05/2021

6

Trang 7

động giữa các địa phương và doanh nghiệp để khai thác sức mạnh tập thể Các địa phương và doanh nghiệp đã đánh giá nghiêm túc cảnh quan du lịch trong thời gian gần đây, cho phép họ vạch ra một lộ trình phù hợp với nhu cầu thị trường Sự thay đổi này đã mang lại những dấu hiệu đầy hứa hẹn cho thị trường du lịch

Bất chấp tác động bất lợi đáng kể của dịch COVID-19 đối với ngành du lịch vào năm

2020, điều đáng chú ý là cuộc khủng hoảng này cũng mang lại nhiều cơ hội cho ngành vượt qua những thách thức trước mắt

 Xu hướng phát triển du lịch sau thời gian đại dịch:

Liên quan đến dịch vụ du lịch, tồn tại xu hướng tăng nhu cầu về dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch y tế và du lịch chăm sóc sức khỏe trong năm 2022 Cụ thể, nhu cầu về trẻ hóa sức khỏe, du lịch chăm sóc sức khỏe và du lịch y tế

sẽ tăng vọt trong năm 2022 và những năm tiếp theo do các triệu chứng phát sinh từ thời

kỳ hậu COVID-19

Về hành vi của khách du lịch, xu hướng lựa chọn các điểm đến du lịch an toàn, du lịch xanh, du lịch sinh thái và các điểm nghỉ mát hẻo lánh sau đại dịch đã gia tăng Sở thích đi du lịch đến các điểm đến gần đó và bắt đầu hành trình với các nhóm nhỏ hoặc đơn vị gia đình vẫn là lựa chọn ưa thích của nhiều du khách

Liên quan đến việc sử dụng công nghệ trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý du lịch, điều đáng chú ý là các cơ quan quản lý du lịch cũng đã công nhận và tận dụng lợi ích của công nghệ thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi kỹ thuật số của quản

lý du lịch Các cơ quan này đã nỗ lực phát triển và triển khai các ứng dụng di động đảm bảo an toàn và an ninh cho khách du lịch, chẳng hạn như các ứng dụng cho hộ chiếu vắc xin điện tử Ngoài ra, công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) đã được sử dụng để cho phép khách hàng trải nghiệm hầu như các điểm đến trước khi đi du lịch thực

tế, do đó nâng cao hơn nữa trải nghiệm du lịch của họ

 Tình hình thực tế Việt Nam sau đại dịch:

Kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2022, khi Chính phủ cấp phép chính thức cho việc nối lại

du lịch quốc tế, các hoạt động du lịch trong nước cũng đã có sự gia tăng đáng kể Hai dịp đặc biệt, đó là Ngày Hùng Vương, 30 tháng 4 và 30 tháng 5, đã chứng kiến sự gia tăng du lịch Cả người dân và khách du lịch đã lấy lại được sự tự tin của họ và đã vượt qua những

lo ngại ban đầu của họ về du lịch Ngoài ra, các khuyến nghị và hướng dẫn của chính quyền về sức khỏe và du lịch đã trấn an hơn nữa khách du lịch, cho phép họ tham gia vào các hoạt động du lịch với sự yên tĩnh Do đó, ngành du lịch hiện đang hoạt động theo cách tương tự như thời kỳ trước đại dịch

Tính đến tháng 4 năm 2022, số lượng cá nhân từ nước ngoài đã tăng vọt lên gần 100.000 lần, vượt qua con số trong giai đoạn thí điểm chỉ đạt 10.000 Trong tháng 5 năm

7

Trang 8

2022, số lượng cá nhân đi du lịch từ nước ngoài đạt con số đáng kinh ngạc hơn 136.000 lượt khách, tăng đáng kể 67% so với tháng trước đó của tháng 4 Mặc dù sự gia tăng du khách quốc tế có thể không đáng kể, nhưng nó đóng vai trò là một chỉ số rất đáng khích

lệ, phản ánh niềm tin vững chắc của khách du lịch và cảm giác phổ biến về khả năng tiếp cận và dễ dàng đặc trưng cho cảnh quan du lịch ở Việt Nam

Các chiến lược được đưa ra để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nối lại du lịch cho các mục đích liên quan đến du lịch đã trở lại trạng thái ban đầu Do đó, lĩnh vực du lịch đã trải qua một sự phục hồi hoàn toàn, dẫn đến việc mở lại toàn diện các dịch vụ du lịch khác nhau Đáng chú ý, các điểm du lịch hiện đang có rất nhiều du khách, đặc biệt là trong thời gian lễ hội và các dịp lễ hội

Sau thời kỳ bị ảnh hưởng sâu sắc của dịch bệnh, khách du lịch đã thu được kinh nghiệm rất thuận lợi trong việc đảm bảo du lịch an toàn Mặc dù có lượng khách đáng kể trong kỳ nghỉ lễ, nhưng không có sự cố tái diễn như trong quá khứ, vì khách du lịch có nhiều kinh nghiệm và tỉ mỉ đưa ra các chiến lược để đi du lịch an toàn

Hơn nữa, tất cả các hoạt động cung cấp các dịch vụ nghiêm ngặt hơn và hoạt động dưới các biện pháp kiểm soát cao, do đó giảm thiểu các vấn đề phát sinh từ tắc nghẽn kỳ nghỉ Điều này chứng minh thực tế rằng cả khách du lịch và nhà cung cấp dịch vụ du lịch

đã đồng hóa các bài học có giá trị để điều hướng lĩnh vực du lịch một cách an toàn và hiệu quả

Ngành du lịch Việt Nam đang trở lại với diện mạo mới mẻ và tư duy mới, đi kèm với

sự chuẩn bị tỉ mỉ về phân bổ nguồn lực và các sáng kiến quảng bá nhằm giới thiệu và giới thiệu các dịch vụ du lịch Tác động tích cực của ngành du lịch Việt Nam trên trường quốc

tế đã được thể hiện rõ ràng, đáng chú ý là sự thành công vang dội của sự kiện SEA Games 31 được tổ chức gần đây, đã bị hoãn lại hai năm do hậu quả của đại dịch

COVID-19 Do đó, ấn tượng về Việt Nam đã trở nên không thể xóa nhòa trong trái tim của những người quen quốc tế

Những nỗ lực của ngành du lịch Việt Nam để bắt đầu hoạt động trở lại, tập trung vào việc truyền vốn, hồi sinh danh mục sản phẩm, tăng sức hấp dẫn của điểm đến, bên cạnh

sự thân thiện, tiếp nhận nồng nhiệt và sự chu đáo của người dân Việt Nam là những đặc tính đáng khen ngợi luôn thu hút được sự quan tâm cao đối với ngành du lịch Việt Nam, bao gồm các tổ chức chuyên ngành cho những người đi vòng quanh thế giới

8

Trang 9

CHƯƠNG III: Tác động của pháp luật Việt Nam đối với sự phục hồi của ngành du lịch sau đại dịch Covid

1 Tổng quan về pháp luật du lịch Việt Nam:

Pháp luật du lịch Việt Nam là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm điều chỉnh các quan hệ về tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch; quản lý nhà nước về du lịch Pháp luật du lịch Việt Nam được xây dựng trên cơ sở thừa nhận vai trò và ý nghĩa của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân

Pháp luật du lịch Việt Nam gồm hai loại văn bản quy phạm pháp luật chính là: Luật

Du lịch và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Du lịch Luật Du lịch hiện hành là Luật Du lịch số 09/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 19/06/2017 và có hiệu lực từ ngày 01/01/201845 Luật Du lịch 2017 có nhiều điểm mới và tiến bộ so với Luật Du lịch 2005, như: cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự đăng ký xếp hạng sao cho khách sạn; quy định rõ quyền và nghĩa vụ của khách

du lịch; tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động thống kê trong du lịch Pháp luật du lịch Việt Nam cũng không ngừng được bổ sung và hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh ứng phó với đại dịch COVID-19

2 Những chính sách của pháp luật Việt Nam

Đại dịch COVID-19 có mức độ nguy hiểm nghiêm trọng đối với nước ta cũng như trên thế giới Để khắc phục hậu quả thì ngành Du lịch cần phải chuyển đổi nhiều, từ tư duy đến hành động và phải có những phương thức mới để phù hợp cho sự hồi phục – phát triển ngành du lịch

Đầu năm 2020, COVID bùng phát mạnh mẽ trên toàn thế giới gây ảnh hưởng nặng

nề đến hầu hết các ngành nghề ở nước ta, chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất chính là ngành

du lịch Ngày 08/05/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch số 1749/KH-BVHTTDL về việc Phát động chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” Với mục tiêu “Kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện để người dân du lịch tới các vùng miền trong cả nước trong bối cảnh bình thường mới sau dịch Covid-19”, Bộ đã đặt

ra những yêu cầu cũng như các nhiệm vụ chính để các Sở, Hiệp hội, doanh nghiệp trong ngành ưu tiên đảm bảo thực hiện

Nhắm khắc phục những khó khăn mà dịch bệnh đem lại sau làn sóng COVID-19 lần thứ nhất, Chính phủ đã chỉ đạo đẩy mạnh du lịch nội địa Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký văn bản số 3455/BVHTTDL-TCDL, hay còn được gọi là chương

9

Trang 10

trình kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” với một số nội dung chính:

- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá các điểm đến, sản phẩm du lịch hấp dẫn;

- Các địa phương mở cửa lại du lịch, bảo đảm an toàn phòng chống dịch và sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch;

- Ngành du lịch xây dựng, triển khai các gói kích cầu: Giới thiệu các gói sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng với giá hợp lý kèm theo ưu đãi, cam kết của các nhà cung cấp dịch vụ theo chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần dịch vụ

- Các địa phương cần có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm phí, lệ phí tham quan

- Vận động các doanh nghiệp liên quan du lịch trên địa bàn tham gia; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện các cam kết khi tham gia Chương trình 6

Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát trở lại trong cộng đồng tại một số địa phương, sự lây nhiễm nhanh chóng này đã khiến tình hình du lịch trong nước có những chuyển biến tiêu cực Các doanh nghiệp du lịch chưa kịp phục hồi thì đã phải hứng chịu đợt dịch lần thứ 2 khiến khó khăn chồng chất Các chương trình, các gói kích cầu du lịch được đề ra trước đó hầu như bị đóng băng do số lượng hủy tour tăng đột ngột

Cũng trong năm 2020, Ngành du lịch phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa giai đoạn 2 theo hướng đề cao yếu tố an toàn và hấp dẫn để sớm phục hồi sau đợt dịch này Tổng cục Du lịch đã ban hành Bộ tiêu chí an toàn du lịch và cho ra mắt ứng dụng

“Du lịch Việt Nam an toàn”, và tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 1749/KH-BVHTTDL trong bối cảnh mới với các nội dung chính sau:

- Một là, các hoạt động kích cầu du lịch hướng theo chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn” Các địa phương, doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn thông điệp riêng phù hợp với tính hấp dẫn và sản phẩm đặc thù của điểm đến

- Hai là, đối tượng khách du lịch là người Việt Nam và người nước ngoài làm việc, sinh sống tại Việt Nam

- Ba là, phát động thị trường, giới thiệu điểm đến, thu hút khách trên cơ sở liên minh kích cầu giai đoạn trước, khuyến khích hình thành các liên minh kích cầu mới dựa trên sản phẩm phù hợp nhu cầu du lịch tham quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ngắn ngày, chăm sóc sức khỏe, du lịch golf và du lịch MICE …

baochinhphu.vn

10

Ngày đăng: 02/06/2024, 14:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w