1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

+ Giá, phương thức thanh toán+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng+ Quyền, nghĩa vụ của các bên+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng+ Phương thức giải quyết tranh chấp+ Khá ph

Trang 1

Đề tài: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn : Tăng Thị Thanh ThuỷLớp học phần : DHKTKT18BTTMã lớp học phần : 422001519102

TP.HCM, ngày 17 tháng 4 năm 2024

1

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LÀM VIỆC

MỨC ĐỘ HOÀNTHÀNH

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG KINH DOANH

1.1.Khái niệm hợp đồng (Theo điều 385 bộ Luật Dân sự)

Là sự thỏa thuận ý chí hai hoặc các bên với nhau về việc phát sinh ( xác lập), thay đổi, chấm2

Trang 3

dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

1.2.Phân loại hợp đồng (Theo điều 402 bộ Luật Dân sự)

1.2.1 Hợp đồng song vụ - đơn vụ:

- Hợp đồng song vụ: là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau

Ví dụ: Hợp đồng mua bán, vay, thuê,

- Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng chỉ một bên có nghĩa vụ, bên còn lại không có nghĩa vụ đối ứng

Ví dụ: Hợp đồng tặng cho tài sản,

1.2.2 Hợp đồng chính - hợp đồng phụ:

- Hợp đồng chính: là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ

- Hợp đồng phụ: là hợp đồng mà hiệu lực của nó phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính

Ví dụ: vay tiền ngân hàng -> hợp đồng chính: vay tiền; hợp đồng phụ: thế chấp

1.2.3 Hợp đồng có đền bù - không có đền bù:

- Hợp đồng có đền bù: là hợp đồng mà các bên đều đưa ra những cam kết thực hiện lợi ích cho nhau

Ví dụ: Hợp đồng cho vay có lãi, hợp đồng mua bán hàng hóa,

- Hợp đồng không có đền bù: là hợp đồng mà chỉ một bên đưa ra cam kết thực hiện lợi ích cho bên kia nhưng không nhận được cam kết lợi ích đối ứng nào

Ví dụ: hợp đồng gửi giữ không có thù lao, hợp đồng tặng cho tài sản,

1.2.4 Hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3

- Là loại hợp đồng mà lợi ích trong hợp đồng có thể có người thứ ba (không phải là các bên trong giao kết và thực hiện hợp đồng) thụ hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

Ví dụ: Bố mẹ mua bảo hiểm cho con,

1.2.5 Hợp đồng có điều kiện:

- Là loại hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào sự xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt một sự kiện nhất định

Ví dụ: Các đại lý bán vé máy bay hay các cửa hàng nhượng quyền thương mại chỉ được phép

hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật hoặc do nhà cung cấp quy Định,

Pháp luật về hợp đồng kinh doanh:- Luật chung

- Luật chuyên ngành+ Kế toán+ Bảo hiểm

-> Xác định quan hệ hợp đồng điều chỉnh theo thứ tự luật chuyên ngành > thương mại >luật chung

2.2 Nội dung của hợp đồng (Theo điều 398 Bộ luật dân sự 2015)

- Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.- Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

+ Đối tượng của hợp đồng+ Số lượng, chất lượng

3

Trang 4

+ Giá, phương thức thanh toán

+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng+ Quyền, nghĩa vụ của các bên

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng+ Phương thức giải quyết tranh chấp

+ Khá phổ biến trong đời sống xã hội và kinh doanh

+ Áp dụng cho các giao dịch phục vị sinh hoạt tiêu dùng, trị giá thấp, thời gian thực hiện ngắn, kết thúc ngay sau khi giao kết hoặc dựa vào độ tin tưởng của các bên tham gia+ Áp dụng trường hợp giá trị hợp đồng lớn, thời gian thực hiện dài

+ Một số trường hợp cần xác lập văn bản, chứng thực, công chứng, đăng ký hoặc xin phép

Ví dụ: Phương tiện điện tử, viết tay, văn bản có công chứng và không công chứng.

+ Trường hợp các bên chỉ cần thực hiện hành vi là được thừa nhận có sự thỏa hiệp ý chí, xác lập hợp đồng.

+ Áp dụng khi các bên có quy định, không cần xác lập hợp đồng.+ Chủ thể tham gia có năng lực phù hợp(1)

+ Chủ thể hoàn toàn tự nguyện khi tham gia

+ Mục đích và nội dung hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật(2)+ Không trái đạo đức xã hội(3)

+ Hình thức hợp đồng đúng quy định

2.4.Đề nghị giao kết hợp đồng (Theo điều 386 Bộ luật dân sự 2015)

- Đề nghị giao kết hợp đồng: là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộcvề đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).

- Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng: có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.

2.5.Chấp nhận giao kết hợp đồng (Theo điều 393 Bộ luật dân sự 2015)

- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

- Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.

2.6 Thời hạn giao kết hợp đồng (Theo điều 394 Bộ luật dân sự 2015)

- Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi đượcthực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hếtthời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.Khi bên đềnghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiệntrong một thời hạn hợp lý.

- Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bênđề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợpđồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

của bên được đề nghị.

- Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc quaphương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận,trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.

2.7.Thời điểm giao kết hợp đồng (Theo điều 400 Bộ luật dân sự 2015)

- Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.- Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trongmột thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dungcủa hợp đồng.

- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản haybằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

2.8 Địa điểm giao kết hợp đồng (Theo điều 399 Bộ luật dân sự 2015):

Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giaokết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giaokết hợp đồng.

2.9 Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực (Theo điều 388 Bộ luật dân sự 2015)

- Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:+ Do bên đề nghị ấn định

+ Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bênđược đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.- Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

+ Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đếntrụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

+ Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;

+ Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

2.10 Hiệu lực của hợp đồng (Theo điều 401 Bộ luật dân sự 2015)

- Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp cóthỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

- Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhautheo cam kết Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặctheo quy định của pháp luật.

2.11.Hợp đồng vô hiệu (Theo điều 407 Bộ luật dân sự 2015)

- Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũngđược áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

- Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên cóthỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính Quy định này không áp dụng đối vớibiện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

- Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bênthỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

2.11.1 Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều123 Bộ luật dân sự 2015)

- Hợp đồng dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

- Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

- Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng 5

Trang 6

thừa nhận và tôn trọng.

2.11.2.Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124 Bộ luật dân sự 2015)

- Khi các bên xác lập hợp đồng dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng dân sựkhác thì hợp đồng dân sự giả tạo vô hiệu, còn hợp đồng dân sự bị che giấu vẫn có hiệulực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc luậtkhác có liên quan.

- Trường hợp xác lập hợp đồng dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thìhợp đồng dân sự đó vô hiệu.

2.11.3 Hợp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dânsự, người có khó khắn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vidân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 Bộ luật dân sự 2015)

- Khi hợp đồng dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, ngườicó khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sựxác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịchđó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xáclập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

- Hợp đồng dân sự của những người trên không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:- Hợp đồng dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đápứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

- Hợp đồng dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thànhniên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hànhvi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

- Hợp đồng dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

2.11.4.Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126 Bộ luật dân sự 2015)

- Trường hợp hợp đồng dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bênkhông đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêucầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

- Hợp đồng dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đíchxác lập hợp đồng dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sựnhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng dân sự vẫn đạt được.

2.11.5.Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đen dọa, cưỡng ép (Điều 127 Bộ luật dân sự2015)

- Khi một bên tham gia hợp đồng dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyềnyêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự đó là vô hiệu.

- Lừa dối trong hợp đồng dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằmlàm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồngdân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

- Đe dọa, cưỡng ép trong hợp đồng dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ balàm cho bên kia buộc phải thực hiện hợp đồng dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sứckhỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.2.11.6.Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi củamình (Điều 128 Bộ luật dân sự 2015)

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm khôngnhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồngdân sự đó là vô hiệu.

2.11.7.Hợp đồng dân sự vô hiệu hóa do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129 Bộluật dân sự 2015)

- Hợp đồng dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừtrường hợp sau đây:

6

Trang 7

- Hợp đồng dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản khôngđúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụtrong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhậnhiệu lực của giao dịch đó.

- Hợp đồng dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về côngchứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ tronggiao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lựccủa giao dịch đó Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng,chứng thực.

2.11.8 Hợp đồng dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu,trừcác trường hợp sau (Điều 408 Bộ luật dân sự 2015)

- Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợpđồng này bị vô hiệu

- Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đốitượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giaokết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phảibiết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.

- Quy định trên cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đốitượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.

-> Vô hiệu từng phần: (Điều 130 Bộ luật dân sự 2015): Hợp đồng dân sự vô hiệu từng phần

có nghĩa là khi giao kết hợp đồng không phải tất cả các điều khoản giao kết trong hợp đồngđều có giá trị pháp luật Một trong số các điều khoản của hợp đồng có thể bị vô hiệu vìnhiều lí do khác nhau Khi đó hợp đồng sẽ được coi là vô hiệu một phần Những phần còn lạitrong hợp đồng sẽ vẫn có giá trị hiệu lực bình thường nếu không có thỏa thuận nào khác.(1)Năng lực phù hợp của chủ thể hợp đồng: năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể tham gia hợp đồng phải phù hợp với giao dịch được xác lập.

(2) Điều cấm của luật: quy phạm pháp luật cấm đoán, nội dung xác định hành vi không được làm.

(3) Đạo đức xã hội: những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống, được cộng đồng xã hội thừa nhận, tôn trọng.

+ Thực hiện hợp đồng được hiểu là hoạt động bắt buộc của chủ thể hợp đồng Việc các bên không tự giác thực hiện đúng cam kết là hành vi vi phạm hợp đồng và có thể bị xử lý bởicác chế tài được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.

Là cách thức để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ Các biện pháp bảo đảm được pháp luật dân sự quy dịnh gồm:

- Cầm cố tài sản (Điều 309 Bộ luật dân sự 2015): Là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

+ Hiệu lực của cầm cố tài sản (Điều 310 Bộ luật dân sự 2015):7

Trang 8

Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

 Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

 Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

+ Nghĩa vụ của bên cầm cố (Điều 311 Bộ luật dân sự 2015): Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.

 Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

 Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Quyền của bên cầm cố (Điều 312 Bộ luật dân sự 2015):

 Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quyđịnh tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật dân sự 2015 nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố cónguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

 Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụđược bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

 Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.+ Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố (Điều 313 Bộ luật dân sự 2015)

 Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thìphải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

 Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩavụ khác.

 Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sảncầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầmcố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

+ Quyền của bên nhận cầm cố (Điều 314 Bộ luật dân sự 2015):

 Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó. Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi

tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận

 Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

+ Chấm dứt cầm cố tài sản trong các trường hợp sau đây (Điều 315 Bộ luật dân sự 2015)

 Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

 Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Tài sản cầm cố đã được xử lý.

 Theo thỏa thuận của các bên.

 Trả lại tài sản cầm cố (Điều 316 Bộ luật dân sự 2015):

-> Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộluật dân sự 2015 hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tàisản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng đượctrả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

-> Dấu hiệu đặc trưng của cầm cố là sự chuyển giao tài sản (quyền chiếm hữu vật) từ ngườicầm cố sang cho người nhận cầm cố Tài sản dùng cho biện pháp này có thể là động sản

8

Trang 9

hoặc bất động sản Cũng có trường hợp các bên thỏa thuận trong giao dịch là bên cầm cố vẫntiếp tục quản lý tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố chỉ giữ các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữutài sản Ví dụ: việc cầm cố xe cơ giới, máy bay, tàu biển

- Thế chấp tài sản (Điều 317 Bộ luật dân sự 2015): Là việc một bên (sau đây gọi là bên thếchấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tàisản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ.Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp

+ Tài sản thế chấp (Điều 318 Bộ luật dân sự 2015):

 Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất độngsản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài

sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữucủa bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp cóthỏa thuận khác.

 Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổchức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp Tổ chức bảohiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản

bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợpđồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

+ Hiệu lực của thế chấp tài sản (Điều 319 Bộ luật dân sự 2015):

 Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuậnkhác hoặc luật có quy định khác.

 Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.+ Nghĩa vụ của bên thế chấp (Điều 320 Bộ luật dân sự 2015):

 Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừtrường hợp luật có quy định khác.

 Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

 Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụngtài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặcgiảm sút giá trị.

 Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữahoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuậnkhác.

 Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

 Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợpxử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật dân sự 2015.

 Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thếchấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồngthế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhậnquyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

 Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tạikhoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật dân sự.

+ Quyền của bên thế chấp (Điều 321 Bộ luật dân sự 2015):

 Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợitức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.

 Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

 Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp dobên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc đượcthay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

 Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong9

Trang 10

quá trình sản xuất, kinh doanh Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toántiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặcđược trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

 Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóatrong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong

quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy địnhcủa luật.

 Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượnbiết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báocho bên nhận thế chấp biết.

+ Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp (Điều 322 Bộ luật dân sự 2015):

 Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bênthỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

 Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật. Quyền của bên nhận thế chấp (Điều 323 Bộ luật dân sự 2015)

 Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khókhăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

 Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.

 Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sảntrong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khaithác, sử dụng.

 Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

 Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mìnhđể xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận,

trừ trường hợp luật có quy định khác.

 Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật dân sự2015.

+ Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp (Điều 324 Bộ luật dân sự2015)

 Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các quyền sau đây:*Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận;

*Được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏathuận khác.

 Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các nghĩa vụ sau đây

*Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặcgiảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường;

*Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai tháccó nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp;

*Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thỏa thuậnhoặc theo quy định của pháp luật.

+ Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất ( Điều 325 Bộluật dân sự 2015):

 Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất vàngười sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lýbao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sởhữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liềnvới đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền vànghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất

10

Ngày đăng: 26/05/2024, 06:10

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w