đề tài pháp luật việt nam về quyền tác giả

15 0 0
đề tài pháp luật việt nam về quyền tác giả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bên cạnh Công ước Berne, nhiều công ước, hiệp định, hiệp ước quốc tế về Quyền tác giả đã được ký kết.Công ước Rome năm 1961 bảo vệ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCMKHOA: KINH TẾ

-oOo -ĐỀ TÀI:

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TÁC GIẢ

GVHD: THS NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

NHÓM: 4

LỚP: BLAW232408_23_02TPHCM, Tháng 11, Năm 2023

Trang 2

STTHỌ VÀ TÊNMSSVCÔNG VIỆCTIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH

Tỷ lệ %= 100%: Mức độ phần trăm hoàn thành công việc của sinh viên tham giaNhận xét của giáo viên

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Kinh tế ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển, cạnh tranh ngàycàng gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp ngoài tìm hiểu các phương thức kinhdoanh phù hợp còn phải hiểu biết về pháp luật rõ ràng Do đó, các doanhnghiệp cần phải cẩn trọng trong kinh doanh đặc biệt là về các quyền bảo hộquyền tác giả để sản phẩm được hiệu quả, có tính cạnh tranh cao để tăng cườngquan hệ lợi ích kinh tế của bản thân doanh nghiệp Chình vì thế mà việc hiểu rõluật về vấn đề quyền bảo hộ ở Việt Nam hiện nay là vô cùng cấp thiết Chính vìthế, em chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả” làm đề tàitiểu luận.

Quyền tác giả là quyền dân sự cơ bản của các tác giả, nhằm bảo vệ công lao vàsáng tạo của họ Nghiên cứu về pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo hộ quyềntác giả là điều cần thiết và quan trọng để hiểu rõ hơn về quyền này và vai tròcủa nó trong việc thúc đẩy sự phát triển văn hóa và công nghiệp sáng tạo củamột quốc gia.

Việt Nam có hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả riêng, phù hợp với tìnhhình và phát triển của đất nước Nghiên cứu về pháp luật này sẽ giúp hiểu rõhơn về cơ chế bảo vệ quyền tác giả tại Việt Nam, quyền và trách nhiệm của cácbên liên quan, các quy định về khai thác và sở hữu quyền tác giả của tác phẩm.Việc nghiên cứu về pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả cũng có thể sosánh và đối chiếu với các quy định tương tự ở các quốc gia khác, từ đó đánhgiá và tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế Điều này giúp Việt Nam liên kết vàphát triển hơn trong quá trình hội nhập quốc tế và thúc đẩy sự cạnh tranh vàphát triển bền vững trong lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa và khoa học.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mặc dù đã có các quy định về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam, nhưng vẫn còntồn tại những thách thức và vấn đề liên quan đến việc thực hiện công tác bảo hộvà quản lý quyền tác giả Nghiên cứu về pháp luật này cũng có thể tìm hiểu về những khó khăn và hạn chế hiện tại, đồng thời đề xuất các giải pháp và cải tiến

Trang 5

để nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam Điều này giúp người đọc hiểu rõ được mục đích và phạm vi của nghiên cứu, từ đó nhận thức được giá trị và ý nghĩa của đề tài

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tài liệu nhằm nghiên cứu và đánh giá các nguồn tài liệucó liên quan, bao gồm sách, báo cáo, luật pháp, bài báo khoa học và các tư liệukhác Trong nghiên cứu về luật bảo hộ quyền tác giả, phân tích tài liệu giúphiểu rõ hơn về các quy định pháp lý hiện hành liên quan đến bảo hộ quyền tácgiả trong hệ thống pháp luật Việt Nam, như Luật Sở hữu trí tuệ, Luật bảo hộquyền tác giả và các văn bản pháp lý khác Phân tích tài liệu cũng giúp nghiêncứu về các vấn đề lý thuyết, quan điểm và thảo luận liên quan đến bảo hộquyền tác giả, từ đó xác định được các cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cậncho nghiên cứu.

Nghiên cứu thảo luận nhằm tập trung vào việc trao đổi, thảo luận và đánh giáquan điểm của các chuyên gia, người làm chính sách và các bên liên quan khácvề vấn đề nghiên cứu Trong nghiên cứu về luật bảo hộ quyền tác giả, nghiêncứu thảo luận có thể thực hiện qua trao đổi trực tiếp, gián tiếp hoặc phỏng vấncác chuyên gia trong lĩnh vực để thu thập quan điểm và thông tin từ các nguồncó chuyên môn Qua nghiên cứu thảo luận, có thể hiểu rõ hơn về các vấn đềngọn ngành liên quan đến bảo hộ quyền tác giả và từ đó đưa ra những kết luậnngắn gọn nhưng cụ thể hơn để nâng cao hiệu quả hiểu được quyền bảo hộ trongcác lĩnh vực có sử dụng và liên quan đến

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

Chương I Qui định của pháp luật việt nam về quyền tác giả1.1 Khái quát về quyền tác giả.

1.1.1 Lịch sử hình thành quyền tác giả.

Lịch sử phát triển của loài người cho thấy Từ xa xưa, thời kỳ Cổ đại và Thời kỳ Trung cổ chưa biết đến Quyền tác giả Trong các thời kỳ đó, một cuốn sách có thể bị sao chép Nhạc sĩ có thể bị người khác lấy, thay đổi tác phẩm Nhiều người có thể cùng làm việc trong một đề tài nào đó mà không bị, không có sự ngăn cản nào từ phía pháp luật Thời điểm đó, khi không muốn tác phẩm của mình bị thay đổi có tác giả đã gắn một lời nguyền rủa vào cuốn sách của mình Nguyền rủa những người giả mạo tác phẩm sẽ bị chết.

Khoảng năm 1440, ngành in đã bắt đầu xuất hiện, các tác phẩm được in, sao, sản xuất ở số lượng lớn, các tác giả được in tác phẩm và được trả tiền sáng tạo Nhưng các bản in đầu tiên bị các nhà in khác in lại, có những bản in còn bị sửa đổi… Việc này ảnh hưởng đến việc kinh doanh của nhà in đầu tiên, làm thay đổi tác phẩm không theo ý của tác giả Để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, các nhà in đã có những đề xuất và xin những đặc quyền về việc cấm in lại một tác phẩm trong một thời hạn về thời gian Việc này đã được một số nước chấp nhận và thực hiện như các nước Pháp, Đức

Đến giữa thế kỷ 16 khi các nhà xuất bản trả nhuận bút cho tác giả Lúc đó, họ tin rằng tác phẩm thuộc sở hữu của nhà xuất bản nên việc in lại bị cấm kể cả khi tác phẩm được mua lại từ tác giả.

Thế kỷ 18, các quyền giống như sở hữu, liên quan đến các tác phẩm văn hóa, học thuật được thừa nhận Tại nước Anh năm 1709, một bộ luật có tên Statute of Anne ra đời Lần đầu tiên, một độc quyền sao chép của tác giả được công nhận Tác giả có thể nhượng lại quyền này cho nhà xuất bản Sau một thời gian nhất định được thỏa thuận trước tất cả các quyền lại thuộc về tác giả Tác phẩm phải được ghi vào trong danh mục của nghiệp hội các nhà xuất bản và phải có thêm ghi chú Copyringht để được bảo vệ Phương pháp này được ứng dụng ở Mỹ năm 1795.

Trang 7

Vào năm 1791 và năm 1793 nước Pháp ra hai bộ luật Trong đó quyền của tác giả đối với tác phẩm được sáng tạo từ lao động của tư duy được coi là quyền sở hữu riêng tư của tác giả Năm 1837 ở nước Đức, Hội đồng liên bang quyết định thời gian bảo vệ từ khi tác phẩm ra đời là 10 năm Thời gian này được kéo dài thành 30 năm sau khi tác giả qua đời Một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển Quyền tác giả, năm 1886 Công ước Berne đã ra đời tại Thụy Sỹ Công ước bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật Đến nay, Công ước Berne đã qua 8 lần sửa đổi, bổ sung Nguyên nhân việc sửa đổi, bổ sung này là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, do nhu cầu nội tại của việc công nhận quyền tinh thần, hủy bỏ thủ tục, hình thức, bảo hộ sự sáng tạo dân gian, tiếp cận tác phẩm cho việc giáo dục, nghiên cứu khoa học.

Sau nhiều lần sửa đổi, Công ước Berne hiện nay đã đưa ra các quy định đạt mức hài hòa cao dựa trên nguyên tắc đối xử quốc gia kết hợp với những quy định về mức độ bảo hộ tối thiếu Các điều luật trong Công ước được điều chỉnh đã chi tiết hơn về quyền được bảo hộ, ngoại lệ và giới hạn, thời gian bảo hộ tối thiểu, chủ sở hữu nguyên thủy,v.v… Công ước Berne hiện có trên 160 thành viên.

Bên cạnh Công ước Berne, nhiều công ước, hiệp định, hiệp ước quốc tế về Quyền tác giả đã được ký kết.Công ước Rome năm 1961 bảo vệ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát thanh, truyền hình; Công ước Geneva năm 1971 bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống lại việc sao chép trái phép bản ghi âm; Hiệp ước toàn cầu về quyền tác giả năm 1971 ; Công ước Brussels năm 1974 liên quan đến tín hiệu mang chương trình truyền hình qua vệ tinh; Hiệp định TRIPs năm 1994 các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ; Hiệp ước về quyền tác giả của WIPO; Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm, năm 1996 Hiện nay, trước các tiến bộ về khoa học, phát triển hiện đại về công nghệ cộng với việc nâng cao nhận thức về các quyền cá nhân, quyền sở hữu của con người, tổ chức Nhiều nước trên thế giới đã có những quy định chặt chẽ, khắt khe hơn về Quyền tác giả, để mong muốn bảo đảm cho các tác giả, tổ chức có được sự trọn vẹn các quyền của mình đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu Vì vậy, khi xã hội phát triển thì những quy định về Quyền tác giả cũng sẽ phải thường xuyên thay đổi để đáp ứng thực tế Điều đó dẫn tới việc Quyền tác giả sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai.

Trang 8

1.1.2 Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả.

Bảo hộ quyền tác giả đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc khích lệ sự sáng tạo và bảo vệ quyền lợi của những người làm nghệ thuật và sáng tạo Chính sách này không chỉ tạo ra động lực cho người sáng tạo mà còn đảm bảo rằng họ sẽ hưởng lợi công bằng từ thành công của tác phẩm của mình Nhờ vào việc bảo vệ quyền sở hữu, những người sáng tạo có khả năng kiểm soát việc sử dụng, phân phối và bán quyền của tác phẩm một cách công bằng và có lợi.

Đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư, việc có bảo hộ quyền tác giả là quan trọng để đảm bảo rằng họ có thể đầu tư một cách an tâm vào các ý tưởng sáng tạo mà không sợ mất quyền lợi Điều này thúc đẩy sự đầu tư và phát triển trong nhiều lĩnh vực kinh tế Hơn nữa, bảo hộ quyền tác giả cũng góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo rằng họ nhận được thông tin chính xác và sản phẩm chất lượng từ các nguồn đáng tin cậy.

Trong bối cảnh này, bảo hộ quyền tác giả không chỉ là một cơ sở pháp lý mà còn là một yếu tố thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững trong xã hội và kinh tế Điều này tạo ra một môi trường làm việc tích cực cho những người sáng tạo và cung cấp cơ hội cho họ để tiếp tục đóng góp vào văn hóa và kinh tế toàn cầu.

1.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả.

a Khái niệm.

Quyền tác giả được hiểu theo nghĩa hẹp là tác giả, chủ sở hữu, người được sử dụng tác phẩm, các chủ thể có quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định của pháp luật đối với những tác phẩm mà họ nghiên cứu Hiểu theo nghĩa rộng, Quyền tác giả là một chế định pháp luật tổng hợp các quy phạm pháp luật xác nhận và bảo hộ các quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm hại Như vậy, có thể hiểu đơn giản rằng quyền tác giả là tập hợp các quyền giúp tác giả và những chủ sở hữu tác phẩm chống lại những hành vi sao chép, nhân bản bất hợp pháp

b Đặc điểm của quyền tác giả

Quyền tác giả có những đặc điểm chung với quyền sở hữu trí tuệ:

Trang 9

- Đối tượng của quyền tác giả là thành quả của lao động sáng tạo, là sản phẩm của hoạt động trí tuệ của con người.

- Đối tượng của quyền tác giả là tài sản vô hình phi vật chất chỉ có thể được thể hiện và nhận biết thông qua một hình thức vật chất hữu hình nhất định.

Ngoài ra quyền tác giả có những đặc điểm riêng như:

- Có tác dụng ngay khi một tác phẩm ra đời mà không cần đơn yêu cầu công nhận, không cần phải có bất kì thẩm định nào của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bất kì thủ tục đăng kí nào Ngoài ra, quyền tác giả còn khuyến khích sự sáng tạo của mọi cá nhân, không có nghĩa là một nhà văn, đạo diễn nổi tiếng nào mới có quyền tác giả, tác phẩm phải do chính tác giả trực tiếp thực hiện bằng lao động trí tuệ của mình, không sao chép tác phẩm của người khác Nếu tác phẩm có nội dung trái pháp luật, đi ngược lại với đạo đức của xã hội thì sẽ không được quyền tác giả bảo hộ

- Quyền tác giả chỉ bảo vệ hình thức, không bảo vệ nội dung ý tưởng, tức là khi một tác phẩm được ra đời và định hình dưới một hình thức cụ thể thì sẽ được quyền tác giả bảo hộ Khi một cuốn sách được bảo hộ bởi quyền tác giả, thì cái được bảo hộ là lời văn và cách hành văn của câu chuyện, không phải là nội dung hay bố cục xây dựng nội dung của cuốn Chính vì thế, quyền tác giả phát sinh khi một tác phẩm ra đời dưới một hình thức cụ thể.

1.2.2 Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả

Theo quy định tài điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, đối tượng đượcpháp luật bảo hộ bao gồm:

- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học: + Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

Trang 10

+ Tác phẩm kiến trúc;

+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học; Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

+ Chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu.

- Các tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm gốc, theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ, vẫn có một số ngoại lệ, vì tính chất đặc biệt và cần được phổ biến rộng rãi, nên các đối tượng sau không được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:

- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Ngoài ra, còn có quy định về các đối tượng không thuộc phạm qui quyền tác giả tại điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ gồm: tin tức thời sự thuần túy đưa tin, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó, quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu Những đối tượng này không được bảo hộ vì chúng không phải là thành quả lao động trí tuệ mà là những thông tin cần được phổ biến, phổ cập cho cộng đồng, giúp cho cộng đồng thêm hiểu biết.

1.2.3 Chủ thể của quyền tác giả

Theo khoản 1 điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ qui định: “ Tổ chức, cá nhân có tác

phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả” Như vậy có hai loại chủ thể là :

Trang 11

- Tác giả: là người đã sáng tác ra một công trình nghệ thuật, văn học, hoặc khoa học, theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt, tác giả được hiểu là những người trực tiếp sáng tạo ra một phần hay toàn bộ các tác phẩm về văn học, nghệ thuật hay khoa học nào đó Một tác giả chị được bảo hộ khi người đó trực tiếp sáng tác ra tác phẩm, những trường hợp không trực tiếp sáng tạo hay tác giả sao chép từ một tác phẩm khác thí sẽ không được quyền tác giả bảo hộ Những trường hợp như người dịch, phóng tác, cải biên hoặc chuyển thể sang tác phẩm khác cũng được coi là tác giả - Chủ sở hữu quyền tác giả: là tổ chức hoặc cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản đối với tác phẩm do họ sáng tạo ra hoặc sở hữu Chủ sở hữu quyền tác giả có thể là tác giả nguyên thủy hoặc là người được giao nhiệm vụ hoặc hợp đồng với tác giả Các chủ sở hữu quyền tác giả như là:

+ Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật của mình

+ Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm + Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả

+ Tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền tác giả.

+ Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả trong các trường hợp như đối với tác

phẩm khuyết danh; tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản; tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao cho nhà nước

Trang 12

1.2.4 Nội dung bảo hộ quyền tác giả

Quyền tác giả đối với tác phẩm được luật pháp qui định bao gồm quyền nhân thân ( Điều 19 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 ) và quyền tài sản ( Điều 20 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 ).

a Quyền nhân thân

Là những quyền bao gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút

danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được

công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố

tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

b Quyền tài sản

là quyền gồm: làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả sẽ có toàn bộ các quyền nhân thân và quyền tài sản Trường hợp tác giả không phải là chủ sở hữu

quyền tác giả sẽ có các quyền nhân thân gồm quyền đặt tên cho tác phẩm;

đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, còn những quyền tài sản và quyền công bố hoặc cho người khác được pháp công bố tác phẩm thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả.

Các quyền nhân thân phi tài sản (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm) có thời hạn bảo hộ là vô hạn, các

Ngày đăng: 28/04/2024, 17:39

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan