Quyền tác giả là gì vì sao phải bảo hộ quyền tác giả quyền tác giả và bản quyền có giống nhau không

17 1 0
Quyền tác giả là gì vì sao phải bảo hộ quyền tác giả quyền tác giả và bản quyền có giống nhau không

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặcsở hữu.CSPL: Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019,2022.- Bảo hộ

MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC 1 Nguyễn Thị Huyền Như 2173801010245 100% 2 Nguyễn Trần Khánh Linh 2173801070158 100% 3 Đặng Kim Nguyệt 2173801010203 100% 4 Nguyễn Lê Quỳnh Nhi 2173801010085 100% 5 Trần Hải Ninh 2173801070199 100% 6 Nguyễn Ngọc Khoa 2173801070314 100% 7 Lê Thị Thanh Thảo 2173801010163 100% 8 Nguyễn Quỳnh Như 2173801010158 100% 9 Vương Thị Phương Mai 2173801010169 100% 10 Phạm Phương Nhi 2173801070188 100% DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM CÓ MẶT TẠI BUỔI HỌC Bài làm: Phần 1: Cho biết nhận định dưới đây là đúng hay sai? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích ngắn gọn a) Biên kịch, đạo diễn được hưởng quyền nhân thân (trừ quyền công bố) đối với tác phẩm điện ảnh Nhận định đúng, căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 21*** Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) là Biên kịch, đạo diễn được hưởng quyền quy định tại các khoản 1,2 và 4 Điều 19 của Luật này b) Sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ, tác phẩm thuộc về Nhà nước Nhận định sai, căn cứ theo khoản 1 Điều 43*** Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) thì tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này và cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã kết thúc thời hạn hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 43 của Luật này thì thuộc về công chúng c) Tòa án chỉ có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bồi thường thiệt hại về vật chất Nhận định sai, căn cứ theo khoản 3 điều 205** Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) ngoài yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bồi thường thiệt hại về vật chất, thì chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư d) Tòa án là cơ quan duy nhất xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Nhận định sai, căn cứ theo khoản 1 Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) thì ngoài Tòa án ra còn có Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ e) Cơ quan quản lý thị trường có thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Nhận định đúng, căn cứ theo khoản 3 Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) thì việc áp dụng biện pháp hành chính để xử lý hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp Phần 2: Trả lời các câu hỏi sau kèm cơ sở pháp lý a) Quyền tác giả là gì? Vì sao phải bảo hộ quyền tác giả? Quyền tác giả và Bản quyền có giống nhau không? - Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu CSPL: Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) - Bảo hộ quyền tác giả vì việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ là cơ sở để khi xảy ra tranh chấp thì quyền lợi của tác giả được bảo đảm Ngoài ra, việc đăng ký quyền tác giả tạo điều kiện cho đảm bảo quyền lợi, khuyến khích chủ thể sáng tạo phát huy tài năng của bản thân tác giả Pháp luật luôn tạo điều kiện để tôn trọng trí tuệ của tác giả Và nó cho thấy, các nhà làm luật thể hiện sự trân trọng đối với tác giả về các quyền liên quan đến kinh tế, xã hội và sẽ đương nhiên được hưởng những lợi ích mà tác phẩm của mình đem lại Tuy nhiên, chỉ có một số các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả ( Theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) và các loại đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả ( Theo Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) - Quyền tác giả và Bản quyền giống nhau Vì hai khái niệm này đều dùng chỉ các quyền của tác giả, chủ sở hữu đối với tác phẩm của mình thế nhưng có người gọi là quyền tác giả, có người gọi là bản quyền Còn trong các văn bản pháp luật chính thức của Việt Nam như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự … thì thuật ngữ quyền tác giả là thuật ngữ chính thức được sử dụng b) Giảng viên hướng dẫn sinh viên làm Đồ án tốt nghiệp Hỏi giảng viên có phải là tác giả hoặc đồng tác giả của tác phẩm này không? - Giảng viên không phải là tác giả hoặc đồng tác giả Bởi vì giảng viên chỉ là người đóng góp ý kiến, hướng dẫn sinh viên Theo Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học Người sáng tạo ra các tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn (Tác giả của tác phẩm phái sinh) Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học Vì vậy, giảng viên không phải là tác giả hay đồng tác giả c) Kể tên các chủ thể quyền tác giả và cho ví dụ cụ thể - Trường hợp 1: Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả (Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) Ví dụ: Trường ĐH Luật TPHCM giao nhiệm vụ cho một số giảng viên viết giáo trình Luật SHTT và có trả công cho việc đó  Các giảng viên đã trực tiếp viết là các đồng tác giả của cuốn giáo trình  Đại học Luật TPHCM là chủ sở hữu quyền tác giả đối với giáo trình - Trường hợp 2: Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế (Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) Ví dụ: Bản quyền các tác phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thuộc quyền thừa kế và sở hữu của bà Trịnh Vĩnh Trinh (em gái ông, sống tại Việt Nam) và ông Trịnh Xuân Tịnh d) A là sinh viên trường Đại học X A mua giáo trình của trường và ra tiệm photo in với số lượng lớn để bán cho bạn bè để kiếm thêm tiền lo sinh hoạt phí Hỏi: hành vi của A có vi phạm pháp luật SHTT không? Giải thích vì sao - Hành vi của A vi phạm pháp luật SHTT Vì theo điểm a khoản 1 Điều 14 Luật SHTT giáo trình của trường là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, qua đó căn cứ Điều 18 Luật SHTT quy định quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản - Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 20 Luật này quy định thì cá nhân cần phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp ngoại lệ tại Điều 25 Luật SHTT Như vậy việc A ra tiệm photo in giáo trình với số lượng lớn để bán cho bạn bè cấu thành hành vi sao chép tác phẩm nhằm mục đích thương mại, hành vi này vi phạm pháp luật SHTT e) Quyền liên quan là gì? Vì sao phải bảo hộ quyền liên quan? Hành vi re-up chương trình RAP VIỆT lên kênh Youtube của bản thân có là vi phạm pháp luật ? a) Nếu có bật chức năng kiếm tiền b) Nếu không bật chức năng kiếm tiền -> Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật SHTT thì Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa + Xã hội ngày càng phát triển, phương tiện thông tin đại chúng cũng càng phát triển và như một hệ quả tất yếu, hành vi bất hợp pháp xâm phạm đến quyền liên quan ngày càng xảy ra phổ biến, với nhiều cách thức hơn Vì vậy, nhu cầu bảo hộ quyền liên quan được đặt ra như một sự tồn tại khách quan cần có Hơn nữa, việc bảo hộ quyền liên quan sẽ thúc đẩy sự sáng tạo trong lĩnh vực này Điều này có nghĩa là cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá phải do chính các chủ thể quyền liên quan đầu tư, sáng tạo bằng lao động trí tuệ Bên cạnh đó các đối tượng bảo hộ bởi quyền liên quan phải có tính nguyên gốc, tính nguyên gốc phán ánh dấu ấn cá nhân của các chủ thể quyền liên quan đối với đối tượng được bảo hộ Những người như ca sĩ, diễn viên, nhà sản xuất, ghi âm, ghi hình chính là những người bỏ ra công sức, trí tuệ để đưa tác phẩm đó và làm cho tác phẩm đó thành công hơn, đến gần hơn với công chúng Do đó, pháp luật mới đặt ra quy định của quyền liên quan để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ + Hành vi re-up chương trình RAP VIỆT lên kênh Youtube của bản thân là vi phạm pháp luật nếu có bật chức năng kiếm tiền Vì theo khoản 7 Điều 29 Luật SHTT có quy định trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, bên cạnh đó Điều 32 Luật SHTT cũng quy định về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm đến quyền liên quan Như vậy thì việc re-up lại chương trình RAP VIỆT trên Youtube nhằm mục đích kiếm tiền đã vi phạm đến quyền liên quan, đồng thời vi phạm pháp luật SHTT + Hành vi re-up chương trình RAP VIỆT lên kênh Youtube của bản thân là không vi phạm pháp luật nếu không bật chức năng kiếm tiền Theo Điều 32 Luật SHTT thì việc re- up không nhằm mục đích thương mại thì không vi phạm quyền liên quan, đồng thời không vi phạm pháp luật SHTT Phần 3: Đọc bản án ở phần phụ lục và trả lời các câu hỏi sau: a) Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được quyền bảo hộ tác giả không? Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt thuộc loại hình tác phẩm văn học được bảo hộ quyền tác giả tại điểm a khoản 1 Điều 14 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2022 Theo Luật SHTT thì truyện tranh Thần Đồng Đất Việt là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả Tác phẩm này được tác giả Lê Linh trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác, đảm bảo tính nguyên gốc theo khoản 3 Điều 14 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2022 Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt đã được định hình bằng vật chất nhất định là chữ viết, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc theo khoản 3 Điều 3 NĐ 22/2018/NĐ-CP  Do đó, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt được bảo hộ quyền tác giả b) Ai là chủ sở hữu bộ truyện tranh này? Ai là tác giả bộ truyện tranh này? Công ty Phan Thị Là chủ sở hữu của bộ truyện tranh Chủ sở hữu trong đăng ký quyền tác giả của tác phẩm Thần Đồng Đất Việt là Công ty Phan Thị vì ông Lê Linh là người làm việc cho công ty Phan Thị và trong quá trình làm việc thì ông được công ty giao thực hiện bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt mà theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2019, 2022 "1 Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác" Tổ chức mà giao nhiệm vụ cho thành viên của tổ chức mình là tác giả của tác phẩm là chủ sở hữu của tác phẩm  Như vậy, công ty Phan Thị là chủ sở hữu của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt Ông Lê Linh là tác giả của bộ truyện tranh Căn cứ vào khoản 1 Điều 13 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2022 "1 Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này” Theo đó, ông Lê Linh là người đã trực tiếp sáng tạo ra nó bằng trí tuệ của mình mà không có sự sao chép từ các tác phẩm khác và được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định đó là bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt Có thể là bộ truyện tranh này hình thành trên cơ sở ý tưởng của bà Hạnh; tuy nhiên khi là người đại diện cho công ty Phan Thị giao nhiệm vụ cho ông Lê Linh sáng tạo ra bộ truyện tranh mà không trực tiếp tạo ra nó  Do vậy ông Lê Linh sẽ là tác giả của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt c) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt? Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2019, 2022 quy định “1 Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.” Nên công ty Phan Thị thuộc loại chủ sở hữu là tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả, vì vậy nếu các bên không có thỏa thuận khác, Công ty Phan Thị sẽ có các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 Luật SHTT Cụ thể, công ty Phan Thị có toàn bộ quyền tài sản bao gồm: Quyền làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng phương tiện thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính Bên cạnh đó, công ty Phan Thị cũng có một phần quyền nhân thân là quyền công bố tác phẩm d) Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi có phù hợp với quy định pháp luật không? Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi không phù hợp với quy định pháp luật, vì: Các bị đơn không nêu được việc thực hiện các tập từ tập 79 trở đi của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt, cũng như thực hiện các bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt Mỹ Thuật, Thần Đồng Đất Việt Khoa Học là hoạt động nào trong hoạt động làm tác phẩm phái sinh nên Hội đồng xét xử không có cơ sở xem đây là hoạt động làm tác phẩm phái sinh Tuy Công ty Phan Thị là chủ sở hữu tác phẩm là hình thức thể hiện của 4 nhân vật, được quyền sử dụng hình tượng 4 nhân vật này vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình nhưng phải tôn trọng quyền nhân thân của tác giả là sự toàn vẹn của tác phẩm Việc đưa hình ảnh các nhân vật này vào nội dung truyện mà không có sự đồng ý của tác giả, đồng thời Công ty Phan Thị không ghi chú rõ việc sử dụng hình thức thể hiện của 4 nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo là tác phẩm của tác giả Lê Phong Linh  Công ty Phan Thị đã có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả Lê Phong Linh theo quy định tại Điều 19, khoản 5 Điều 28 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2019, 2022 e) Căn cứ bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở nào? Bản án sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về quyền tác giả và chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn phải chấm dứt việc tự tạo ra và sử dụng các biến thể của hình thức thể hiện các nhân vật tranh chấp cũng như việc buộc Công ty Phan Thị phải xin lỗi và bồi thường cho ông Lê Phong Linh Bị đơn kháng cáo toàn bộ án sơ thẩm nhưng nội dung kháng cáo không được chấp nhận như đã phân tích nêu trên nên bị đơn phải có nghĩa vụ thanh toán chi phí thuê luật sư cho nguyên đơn theo quy định tại khoản 3 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ Phần 4: Viết đề tài sau: Hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của Luật SHTT VN – Thực trạng và kiến nghị I Quy định pháp luật Việt Nam về “Hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ VN” Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu1” Hay nói cách khác, quyền tác giả được lập ra để bảo vệ cho những tác phẩm không bị vi phạm bản quyền, bao gồm các bài viết về khoa học - văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh… Vậy xâm phạm quyền tác giả là gì? Xâm phạm quyền tác giả có thể hiểu đơn giản là việc sử dụng trái phép các tác phẩm được bảo vệ bởi pháp luật Sở hữu trí tuệ, trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm vào một số quyền độc quyền của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm Những hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả được quy định trong Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2022) Ngoài ra, pháp luật cũng quy định một số trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả được nêu trong Điều 25 của Luật này Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm mà có thể xem xét để xử lý bằng biện pháp dân sự được quy định tại Điều 1 Khoản 1, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2022 202 hoặc hành chính Điều 211 Trong một số trường hợp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát, ngăn chặn các hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ Đồng thời, bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định liên quan II Thực trạng Hiện nay, việc xâm phạm quyền tác giả xuất hiện ngày càng nhiều với đa dạng hình thức khác nhau và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả cũng như chủ sở hữu tác phẩm III Quy định của pháp luật nước ngoài Về Nga - Biện pháp hành chính: Các hành vi xâm phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 7.12 của Luật về hành chính Nga Mức phạt tiền đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả có thể lên tới 500.000 rúp (khoảng 17 triệu đồng) - Biện pháp dân sự: Chủ sở hữu quyền tác giả có thể khởi kiện người xâm phạm quyền tác giả để yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, bồi thường thiệt hại Mức bồi thường thiệt hại có thể được xác định dựa trên các yếu tố như giá trị của tác phẩm, mức độ thiệt hại thực tế và mức độ lỗi của người xâm phạm quyền tác giả - Biện pháp hình sự: Các hành vi xâm phạm quyền tác giả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật hình sự Nga Tội xâm phạm quyền tác giả có thể bị phạt tiền từ 100.000 đến 500.000 rúp (khoảng 35 triệu đến 17 triệu đồng), phạt lao động không quá 180 giờ hoặc phạt tù không quá 3 năm.2 IV Kiến nghị Hành vi xâm phạm quyền tác giả là hành vi đang diễn ra phổ biến hiện nay, ta có thể dễ dàng thấy trên mạng xã hội hoặc đời sống xung quanh chúng ta đã không ít người không quan tâm đến việc quyền tác giả mà tự ý copy toàn bộ ý tưởng của người khác nhằm phục vụ cho nhu cầu của chính bản thân họ Điều này mặc dù nhà nước đã có những biện pháp khắc phục là ban hành ra pháp luật Sở hữu trí tuệ tương đối chặt chẽ nhằm hạn chế những hành vi đó Tuy nhiên sẽ có không ít những trường hợp sẽ gặp khó khăn trong việc xác định những quy phạm về Luật Sở hữu trí tuệ Chính vì thế nhóm em xin đề xuất một vài kiến nghị về Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay khi xem xét những hành vi xâm phạm cần phải đối chiếu một cách kĩ càng, đặc trưng riêng biệt cho từng đối tượng, cụ thể như sau: 1 Cần phải xác định cũng như quy định rõ về những hành vi cắt xén, hoặc sửa chữa tác phẩm một phần nhưng không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả nhằm biến tác phẩm đó thành sản phẩm của chính mình  Việc này được quy định cụ thể tại Khoản 4 điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 Cần phải được quy định rõ ràng hơn về việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì lí do nào dù có gây 2 Bộ Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất của Nga thông qua ngày 24/12/2022, có hiệu lực 1/7/2023 phương hại hay không gây phương hại đến tác giả thì việc cắt xén, sửa chữa hoặc xuyên tạc tác phẩm là điều không được chấp nhận, tránh những trường hợp cố ý sử dụng những xuyên tạc, sửa chữa tác phẩm đó với lí do không gây phương hại và biến nó thành chính tác phẩm của mình 2 Ban hành thêm những quy định cụ thể về thủ tục xử phạt xâm phạm quyền tác giả một cách nghiêm trọng trong bộ Luật Tố tụng hình sự  Điểm hạn chế của Luật Sở hữu trí tuệ khi chưa quy định rõ về việc xử lý những hành vi xâm phạm quyền tác giả nghiêm trọng bằng biện pháp hình sự, mở rộng thêm thẩm quyền giải quyết các hành vi xâm phạm phù hợp với những quy định quốc tế, hiệp định quốc tế  Xây dựng và ban hành thêm văn bản pháp luật cụ thể hướng dẫn hoạt động kiểm soát việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ 3 Bổ sung hòa giải, thương lượng trong việc giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ  Việc giải quyết bằng phương pháp hòa giải, thương lượng có thể dễ dàng và giảm chi phí và thời gian khởi kiện, xét xử, dễ dàng hơn cho các bên  3Nếu hai bên không thương lượng, hòa giải được với nhau thì để giải quyết tranh chấp quyền SHCN sẽ phải bằng biện pháp hành chính hoặc tòa án Với việc khởi kiện ra toà hoặc nhờ các cơ quan hành chính giải quyết bằng bản án hoặc quyết định hành chính, thường các bên tranh chấp phải chịu nhiều tổn thất về tài chính, tinh thần và thời gian 3 Phạm Thị Hồng Đào, Những bất cập, hạn chế của pháp luật về sở hữu trí tuệ và kiến nghị hoàn thiện Phụ lục: Trong lĩnh vực giải trí Thời gian vừa qua đã có cuộc tranh chấp về bản quyền bộ truyện Thần đồng đất việt Đối tượng của vấn đề này là bộ truyện Thần đồng đất việt, bên nguyên đơn là hoạ sĩ Lê Linh, bị đơn là bà Phan Thị Mỹ Hạnh (giám đốc công ty Phan Thị) Lê Linh là hoạ sĩ làm việc dưới công ty Phan Thị và là hoạ sĩ chính của bộ truyện tranh Sau 78 tập phát hành, hoạ sĩ Lê Linh đã chấp dứt cộng tác với công ty, công ty Phan Thị đã thuê một hoạ sĩ khác để phát hành tập 79 trở đi và không được sự đồng ý của hoạ sĩ Lê Linh Sau đó công ty Phan Thị đã bị kiện và nguyên đơn đòi lại quyền tác giả về phía mình, yêu cầu phía công ty không được phát hành tiếp bộ truyện vào năm 2007 Phiên toà ngày 18/2/2019, HĐXX đã tuyên bố công nhận tác giải duy nhất của bộ truyện Thần đồng đất việt là hoạ sĩ Lê Linh với 4 nhân vật chính là Tí Sửu Dần Mẹo, phía công ty Phan Thị được yêu cầu công khai xin lỗi hoạ sĩ Lê Linh dừng phát hành bộ truyện tranh và thanh toán phí thuê luật sư cho ông Lê Linh.4 Về lĩnh vực phần mềm máy tính Cùng với phát triển của thời đại 4.0 và ngành công nghệ thông tin thì nhu cầu sử dụng các phần mềm bản quyền, trả phí ngày càng cao đi đôi với nó là những phần mềm bẻ khoá càng được sử dụng nhiều “Trong năm 2010, lực lượng thanh tra liên ngành đã tổ chức thanh tra tại 60 doanh nghiệp, kiểm tra lại 2361 máy tính Hầu hết các doanh nghiệp đều vi phạm sử dụng phần mềm máy tính không hợp pháp và đã bị xử phạt vi phạm hành 4 Họa sĩ Lê Linh thắng kiện quyền tác giả Thần đồng Đất Việt chính, yêu cầu dừng sử dụng phần mềm bất hợp pháp5 Việc xâm phạm quyền tác giả của các phần mềm ảnh hưởng rất nhiều đến sức sáng tạo của ngành công nghệ thông tin Có thể thấy việc vi phạm quyền tác giả đã ảnh hưởng không hề nhỏ đến chủ sở hữu cũng như các mặt tiêu cực đến đội ngũ sáng tạo kéo theo đó là sự phát triển chậm trễ của nền kinh tế Việt Nam nói riêng thế giới nói chung 5 Việt Nam xử lý vi phạm bản quyền phần mềm mạnh tay hơn

Ngày đăng: 23/03/2024, 06:45

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan