Mục đích nghiên cứu Đóng góp các giải pháp, kiến nghị có thể đưa ra để hoàn thiện các khuyết điểm trong pháp luật về bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm âm nhạc theo góc độ nhìn nhận c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM ÂM NHẠC GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ LÂM NGHI
THÀNH VIÊN NHÓM
1 Trần Hồng Hạnh _ K195042281
2 Đặng Quốc Trung Hiếu _ K195042283
3 Nguyễn Thanh Thư _ K195042302
4 Ngô Trần Hiếu Quỳnh _ K195042321
5 Nguyễn Thị Ánh Linh _ K205042266
TP Hồ Chí Minh, Ngày 07 tháng 12 năm 2022
Trang 21
LỜI CẢM ƠN
Nhóm xin trân thành gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn
Nguyễn Thị Lâm Nghi đã hướng dẫn, giảng dạy những nội dung
có liên quan trong đề tài
Nhóm cảm ơn cô đã giành thời gian để đọc bài viết, nhận xét và
chấm điểm bài viết của nhóm
Ho Chi Minh, Ngày 07 tháng 12 năm 2022
Trang 32
BẢNG PHÂN CHIA, ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC
HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ MỨC ĐỘ HOÀN
THÀNH
Trần Hồng Hạnh K195042281
Chương 3 Kết luận Thuyết trình
10/10
Đặng Quốc Trung Hiếu K195042283
Phần mở đầu Chương 1 Thuyết trình
10/10
Nguyễn Thanh Thư K195042302
Chương 2 Powerpoint
10/10
Ngô Trần Hiếu Quỳnh K195042321
Chương 2 Thuyết trình 10/10
Nguyễn Thị Ánh Linh K205042266
Chương 3 Word
10/10
Trang 43
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Giới hạn của đề tài 5
3 Câu h i nghiên c u 5 ỏ ứ 4 Mục đích nghiên c u 6 ứ 5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Ý nghĩa nghiên cứu 6
7 B c c 6 ố ụ PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 01: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC 8
1.1 Khái niệm chung 8
1.1.1 Khái niệm v ề tác ph m âm nhẩ ạc 8
1.1.2 Khái ni m v quy n tác gi 9 ệ ề ề ả 1.2 B o hả ộ quyề n tác gi trong tác ph m âm nhả ẩ ạc 10
1.2.1 Định nghĩa về bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 10
1.2.2 Điều kiện 10
1.2.3 Đặc điểm 12
1.2.4 Vai trò của bảo h quy n tác gi ộ ề ả đố ới v i tác ph m âm nh c 14 ẩ ạ 1.3 Xâm ph m quy n tác gi trong tác ph m âm nhạ ề ả ẩ ạc 15
1.3.1 Khái ni m v hành vi xâm ph m quy n tác gi trong tác ph m âm nh c 15 ệ ề ạ ề ả ẩ ạ 1.3.2 Phân lo i mạ ức độ xâm ph m quy n tác gi ạ ề ả trong tác phẩm âm nh c 16 ạ 1.3.3 Ảnh hưởng bởi sự xâm ph m quy n tác giạ ề ả trong tác phẩm âm nh c 18 ạ CHƯƠNG 02: THỰC TIỄN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI V I TÁC PH M ÂM NH C 21 Ớ Ẩ Ạ
Trang 54
2.1 Pháp lu t hiậ ện hành quy định về ả b o h ộ quyề n tác gi v i tác ph m âm nhả ớ ẩ ạc 21
2.1.1 Chủ thể ủ c a quy n tác gi trong tác ph m âm nh c 21 ề ả ẩ ạ2.1.2 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 22 2.1.3 N i dung b o h quy n tác gi ộ ả ộ ề ả đối với tác ph m âm nh c 23 ẩ ạ
2.2 Pháp lu ật quy định về ử lý vi phạm đối vớ x i xâm ph m quy n tác gi vạ ề ả ới tác
Trang 65
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là loại hình giải trí gắn liền với sự phát triển lịch sử, văn
hóa truyền thống của mỗi quốc gia dân tộc Ngay cả trong âm nhạc
cũng tồn tại mặt sở hữu trí tuệ Tuy nhiên trên thực tế, âm nhạc truyền
thống, âm nhạc điện tử đều phát triển mạnh mẽ với phạm vi toàn cầu
Đặc biệt sự phát triển thông qua các công cụ kết nối Internet, điều đó
dẫn đến việc kiểm soát, quản lý vấn đề “bản quyền” trong âm nhạc trở
nên phức tạp và khó khăn
Hiện nay, pháp luật nước ta đã có các quy định cụ thể để điều chỉnh
vấn đề “bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc dựa vào các ”,
điều khoản quy để xác định phạm vi và nội dung bảo hộ quyền tác giả
đối với đối tượng này Hơn thế nữa, trên thực tế Việt Nam đã có hệ
thống hỗ trợ thực thi hoạt động bảo vệ quyền tác giả trong thời kỳ
chuyển đổi kinh tế 4.0, các tổ chức đại diện tập thể: “Trung tâm Bảo
vệ quyền tác giả âm nhạc, Hội Nhạc sĩ Việt Nam…” Tuy nhiên, nhận
thấy việc áp dụng pháp luật trong quản lý, kiểm soát và điều chỉnh vấn
đề này còn nhiều bất cập Do đó, nhóm quyết định chọn đề tài: “Bảo
hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc” Nhóm tiến hành tìm hiểu
và khái quát lại các quy định hiện hành; phân tích những mặt tiêu cực
hay tích cực; đưa ra các bất cập còn tồn tọng trong thực tế; đưa ra các
đề xuất kiến nghị có thể thực hiện nhằm hoàn thiện hơn về khung
pháp luật về bản quyền tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam
2 Giới hạn của đề tài
Bài viết đi nghiên cứu tập trung vào quy định của Pháp Luật Việt
Nam, các quy định hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đi tìm hiểu, phân tích đề tài, nhóm phân chia đề tài thành các
câu hỏi chính như sau:
3.1 Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
Trang 76
nhạc như thế nào?
3.2 Những quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh về bảo hộ
quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc như thế nào; thực trạng áp
dụng và bất cập trong quy định pháp luật như thế nào?
3.3 Các giải pháp và kiến nghị nào có thể đề xuất thực hiện, phù
hợp được để hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc?
4 Mục đích nghiên cứu
Đóng góp các giải pháp, kiến nghị có thể đưa ra để hoàn thiện các
khuyết điểm trong pháp luật về bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm
âm nhạc theo góc độ nhìn nhận của nhóm Góp phần vào việc sẽ nâng
cao được một phần hiệu quả trong thực thi pháp luật trong thực tiễn
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và trình bày đề tài bài
viết, nhóm đã kết hợp và sử dụng rất nhiều các phương pháp nghiên
cứu khoa học Trong đó, phương pháp chính là phân tích; phương
pháp tổng hợp, diễn giải…
6 Ý nghĩa nghiên cứu
Bài viết nghiên cứu thực tiễn thực thi pháp luật đối với hoạt động
bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm âm nhạc ở Việt Nam trên cơ sở
đó cân nhắc, so sánh cũng như đối chiếu với thực trạng pháp luật và
tìm ra những lỗ hổng, vướng mắc trong pháp luật ở nước ta cũng như
quá trình thực thi luật bảo vệ bản quyền và so sánh với các quốc gia
khác Trên cơ sở nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện cơ bản pháp luật về quyền tác giả và bảo hộ quyền
tác giả của nhà nước ta, đặc biệt là đối với tác phẩm âm nhạc, cũng
như góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền
tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam
7 Bố cục
Trang 87
CHƯƠNG 01: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM ÂM NHẠC
CHƯƠNG 02: THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU CHỈNH VỀ
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC
CHƯƠNG 03: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ BẢO
HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ÂM NHẠC
Trang 98
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 01: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM ÂM NHẠC
1.1 Khái niệm chung
1.1.1 Khái niệm về tác phẩm âm nhạc
Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, tác phẩm âm nhạc
được định nghĩa “Bất kỳ tác phẩm nào bao gồm âm thanh hoặc chỉ :
chứa các ký tự âm nhạc ngay cả khi không bao gồm lời hay bất kỳ
hành động nào nhằm mục đích được hát, nói hay biểu diễn với âm
nhạc” Như vậy tác phẩm âm nhạc được hiểu là một loại âm thanh
được sáng tạo không phụ thuộc vào có lời hoặc không
Đối với khái niệm tác phẩm, theo Từ điển Luật học đưa ra khái
niệm tác phẩm: “Sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ
thuật, khoa học được thể hiện dưới hình thức và bằng phương tiện nào
đó, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ
thủ tục nào” Theo Công ước Berne “Tác phẩm văn học và nghệ 1 :
thuật bao gồm toàn bộ các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học
và nghệ thuật mà không phụ thuộc vào cách thức và hình thức thể hiện
như sách… và các tác phẩm ngôn ngữ khác; các bài thuyết trình, diễn
thuyết, diễn văn và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm âm nhạc,
kịch, nhạc kịch…”2
Tác phẩm âm nhạc xuất phát là một đoạn nhạc, cấu trúc âm nhạc
của một đoạn nhạc hay quá trình sáng tạo ra một đoạn nhạc mới Một
tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh thường bao gồm ba yếu tố: “giai điệu”,
“hòa âm” và “tiết tấu” Những người tạo ra các đoạn nhạc được gọi là
Trang 109
“Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt
trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên
bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc
trình diễn hay không trình diễn.”
1.1.2 Khái ni m v quy n tác gi ệ ề ề ả
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005,
sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019: “Quyền tác giả là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”
Trong đó, tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao
gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả
quy định tại khoản 1, Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi,
bổ sung năm 2009, 2019
Quyền tác giả là quyền độc quyền dành cho người sáng tạo tác
phẩm Nghĩa là được pháp luật quy định và được bảo vệ bởi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền Nói cách khác, quyền tác giả được bảo hộ
thông qua việc bảo vệ các quyền độc quyền dành cho người sáng tạo
tác phẩm Số lượng và nội dung quyền độc quyền dành cho tác giả sẽ
thể hiện phạm vi bảo hộ quyền tác giả Pháp luật về bảo hộ quyền tác
giả phải ghi nhận, đảm bảo cho tác giả quyền độc quyền sử dụng, khai
thác tác phẩm được bảo hộ Đồng thời, phải đảm bảo lợi ích công
cộng thông qua quy định pháp luật về các trường hợp khai thác tác
phẩm đã công bố mà không phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả
Bản quyền hay Quyền tác giả (copyright) là một hình thức bảo hộ
của luật pháp đối với tác giả của các tác phẩm như các bài viết về
khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp,
phim và các chương trình truyền thanh và các sản phẩm trí tuệ khác,
bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối
liên quan với tác phẩm Theo Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm
văn học và nghệ thuật, tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng
thêm tối thiểu 50 năm sau khi qua đời
Trang 1110
1.2 B o hả ộ quyề n tác gi trong tác ph m âm nh c ả ẩ ạ
1.2.1 Định nghĩa về bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi là bổ sung
năm 2009 và 2019 (sau đây sẽ gọi là Luật sở hữu trí tuệ): “Quyền tác
giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo
ra hoặc sở hữu.”
Như vậy, bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là sự bảo
hộ của pháp luật đối với tác giả và các tác phẩm âm nhạc thuộc quyền
tác giả Và, quyền tác giả trong tác phẩm âm nhạc quyền hợp pháp của
tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc tác giả của tác phẩm âm nhạc
được pháp luật công nhận và bảo vệ, bao gồm cả các quyền được pháp
luật sở hữu trí tuệ ghi nhận
Quan hệ pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là
quan hệ pháp lý dân sự tuyệt đối giữa chủ thể quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc và các chủ thể khác còn lại trong xã hội có nghĩa vụ:
tôn trọng quyền của chủ thể quyền
1.2.2 Điều kiện
Tác phẩm âm nhạc là tài sản trí tuệ và sẽ được pháp luật bảo vệ như
quyền tác giả Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ
thì quyền tác giả được bảo hộ từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo và
thể hiện dưới một hình thức vật chất nào đó Nói cách khác, khi một
tác phẩm được tạo ra và con người xác định được sự tồn tại của nó thì
tác phẩm đó sẽ được bảo vệ quyền tác giả
Vì vậy, đối với tác phẩm âm nhạc, khi tác giả sáng tạo ra giai điệu
trong tâm trí thì tác phẩm âm nhạc này chưa được bảo hộ Chỉ khi tác
phẩm âm nhạc được diễn giải thể hiện dưới một hình thức vật chất ,
nhất định (viết giai điệu, nốt nhạc trên giấy, lưu trữ qua bản ghi âm,
v.v.) thì quyền tác giả phát sinh và sự bảo hộ cũng phát sinh
Trong nội dung chính sách nhà nước về sở hữu trí tuệ được quy
định tại Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 1 quy định như sau: “Việc
Trang 1211
công nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ của tổ
chức, cá nhân trên cơ sở hài hòa giữa các lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ
đối với quyền tài sản có lợi ích công cộng; không bảo vệ đối tượng sở
hữu trí tuệ trái đạo đức xã hội, trật tự công cộng, phương hại đến quốc
phòng, an ninh” Ngoài ra việc sản phẩm trí tuệ được sáng tạo và thể
hiện dưới một hình thức vật chất nhưng nội dung của tác phẩm đó
không được trái đạo đức, trật tự công cộng, không phương hại đến
quốc phòng, an ninh
Tóm lại, đối với tác phẩm âm nhạc, điều kiện để được bảo hộ
quyền tác giả bao gồm:
“i) Được sáng tạo và thể hiện dưới dạng một dạng vật chất nào đó;
ii)Nội dung không trái đạo đức xã hội, trật tự công cộng, không
làm thiệt hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.”
Và khi hai điều kiện này được đáp ứng thì quyền tác giả của tác
phẩm âm nhạc được phát sinh
Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc
là việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý
cho việc xác lập, công nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các
tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm âm nhạc do họ sáng tạo ra
Trong đó, bao gồm các nội dung về xác lập, công nhận quyền tác
giả đối với tác phẩm âm nhạc, quản lý, sử dụng, khai thác quyền tác
giả đối với tác phẩm âm nhạc và bảo vệ quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc chống lại các hành vi xâm phạm
Các Điều ước quốc tế đa phương về bảo hộ quyền tác giả, quyền
liên quan mà Việt Nam tham gia ký kết và gia nhập có thể kể đến như:
“i Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật
ii Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại
việc sao chép trái phép bản ghi âm của họ
iii Công ước Brussels về phân phối tín hiệu mang chương trình
Trang 1312
truyền qua vệ tinh
iv Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản
ghi âm, tổ chức phát sóng
v Hiệp định Trips về những khía cạnh liên quan tới thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ”
1.2.3 Đặc điểm
Về chủ thể
Đối tượng của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là tác giả
của tác phẩm âm nhạc Khi tác phẩm âm nhạc đạt đủ các điều kiện để
phát sinh quyền tác giả thì chủ thể đó có những quyền nhất định đối
với tác phẩm âm nhạc đó Trong trường hợp không có thỏa thuận
chuyển nhượng bản quyền, chủ sở hữu bản quyền của tác phẩm có thể
là nhạc sĩ hoặc trong một số trường hợp là người khác
Về khách thể
Đối tượng của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là tác phẩm
âm nhạc do tác giả sáng tạo ra bằng tác phẩm trí tuệ Các tác phẩm âm
nhạc ra đời trước hết là để đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần và giải
trí của quần chúng nhân dân
Về nội dung
Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng là tổng thể
các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định tại Điều 19,20
Luật Sở hữu trí tuệ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền
tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Trong các quyền nhân thân, quyền đặt tên, bút danh cho tác phẩm
âm nhạc là quyền đặc biệt quan trọng của nhạc sĩ Lĩnh vực âm nhạc
là một hoạt động nghệ thuật và giải trí phổ biến trong đời sống con
người, trong đó danh tiếng là quan trọng Tác phẩm âm nhạc không
chỉ là công trình sáng tạo của tác giả, mà còn là uy tín và danh dự của
tác giả Mặt khác, tác phẩm âm nhạc dễ lan truyền, phổ biến rộng rãi
Trang 1413
trong xã hội nên khó kiểm soát tính toàn vẹn của tác phẩm cũng như
tên tác giả
Ngoài nhạc sĩ có quyền tác giả đối với tác phẩm của mình mà bên
cạnh đó, bất cứ cá nhân, tổ chức sáng tạo sở hữu tác phẩm âm nhạc thì
đều sẽ được pháp luật Việt Nam bảo hộ
Ngoài điều kiện về hình thức thể hiện thì điều kiện về chủ thể cũng
là một trong những điều kiện được pháp luật Việt Nam quy định cụ
thể trong Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ:
“1 Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm
người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả
quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này
2 Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này
gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có
tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được
công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt
Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được
công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có
tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền
tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên”
Các điều kiện bảo hộ liên quan khác theo pháp luật quy định tại
Điều 16, Luật sở hữu trí tuệ:
“1 Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình
bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu
diễn)
2 Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại
Khoản 1 Điều 44 của Luật này
3 Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc
biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà
sản xuất bản ghi âm, ghi hình)
Trang 1514
4 Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng”
1.2.4 Vai trò c a b o h quy n tác giủ ả ộ ề ả đối v i tác phớ ẩm âm nh c ạ
Bảo hộ quyền tác giả thúc đẩy hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực
văn học, nghệ thuật nói chung và âm nhạc thông qua việc biểu dương
và bảo vệ thành quả của các tập thể, cá nhân đã tham gia sáng tạo, tận
tụy đóng góp cho công ích và phát triển xã hội được đặc biệt khuyến
khích Bảo vệ bản quyền là vì một cộng đồng tôn trọng “sở hữu trí
tuệ” và chỉ có ý nghĩa nếu quyền nhân thân, quyền tài sản và lợi ích
thu được từ tác phẩm của người sáng tạo thực sự được tôn trọng
Bảo hộ quyền tác giả là công cụ hữu hiệu nhất để phát huy, làm
phong phú và phổ biến di sản văn hóa dân tộc và di sản văn hóa nhân
loại Sự phát triển của một quốc gia chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động
sáng tạo của con người và khuyến khích sự sáng tạo của các cá nhân,
sự lan tỏa sáng tạo này là điều kiện tất yếu của quá trình phát triển
Bản quyền là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển
Thực tiễn đã chỉ ra rằng việc làm phong phú và phổ biến di sản văn
hóa quốc gia trực tiếp phụ thuộc vào mức độ bảo hộ các tác phẩm văn
học và nghệ thuật Đất nước càng có nhiều trí tuệ sáng tạo thì đất nước
càng vẻ vang, càng có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, sức mạnh
tổng hợp của những con người (người biểu diễn, người sản xuất
chương trình, người ghi chương trình, người phát sóng) trong công
nghiệp văn hóa (sách, băng hình, ca nhạc, truyền hình giải trí) càng
nhiều càng tốt, và cuối cùng là bồi dưỡng trí tuệ sáng tạo là một trong
những điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, văn hóa Thực tế đã
chứng minh ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hoạt động
bảo hộ quyền tác giả đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh
thần và vật chất của nhân dân, đóng góp ngân sách nhà nước, góp
phần tăng trưởng GDP và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi
quốc gia
Thực tế, thị trường các sản phẩm văn hóa và công nghiệp giải trí ở
Việt Nam vẫn đang bị đe dọa bởi vấn nạn vi phạm bản quyền Trong
Trang 1615
nhiều lĩnh vực như âm nhạc, phim ảnh, sách, tranh vẽ…nạn vi phạm
bản quyền đã khiến các nhà sáng tạo và nhà sản xuất đánh mất nhiều
cơ hội kiếm lời Nếu không làm tốt công tác bảo hộ quyền tác giả,
những người sáng tạo sẽ không còn tâm huyết sáng tạo ra những tác
phẩm chất lượng cao, đủ sức chinh phục thị trường và trở thành những
“siêu phẩm” văn hóa, báo cáo tiết kiệm lớn Và do đó, ngành công
nghiệp văn hóa sẽ không thể phát triển Riêng trong lĩnh vực âm nhạc,
công tác bảo vệ thực thi quyền tác giả trong thời gian qua đã góp phần
rất lớn vào việc giảm thiểu nạn làm giả, tạo niềm tin cho tác giả,
khuyến khích sự sáng tạo và tạo ra một sân chơi lành mạnh, công
bằng, hài hòa lợi ích giữa người sáng tạo và người sử dụng
1.3 Xâm ph m quy n tác gi trong tác ph m âm nh c ạ ề ả ẩ ạ
1.3.1 Khái ni m v hành vi xâm ph m quy n tác gi trong tác phệ ề ạ ề ả ẩm
âm nh c ạ
Vi phạm bản quyền là việc sử dụng trái phép tác phẩm được bảo vệ
bởi luật sở hữu trí tuệ vi phạm một số quyền độc quyền của tác giả
hoặc chủ sở hữu tác phẩm Vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam
hiện nay rất phổ biến Không thể phủ nhận nghệ thuật là sáng tạo, tuy
nhiên nghệ sĩ đã vay mượn nó
Quyền nghệ sĩ không còn xa lạ với mọi người Vi phạm bản quyền
trong lĩnh vực âm nhạc cũng là một trong những lực cản đối với sự
phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Ở nước ta, đặc biệt trong
lĩnh vực quyền tác giả âm nhạc đã có một cơ quan chuyên môn là
Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc trực thuộc Hội Nhạc sĩ Việt
Nam, nhưng tình trạng vi phạm quyền tác giả vẫn diễn ra phổ biến
Nguyên nhân của tình trạng vi phạm bản quyền ở nước ta thời gian
qua, trước hết, là do ý thức chấp hành pháp luật của người tiêu dùng
chưa cao Mặc dù biết là sách lậu, sách nối bản, băng đĩa lậu…nhưng
một bộ phận người dân ham giá rẻ vẫn cố tình mua Đây là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền tác giả,
đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản phẩm, âm nhạc…
Trang 1716
1.3.2 Phân lo ại mức độ xâm ph m quy n tác gi trong tác ph m âm ạ ề ả ẩ
nhạc
Theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất năm 2019 quy định về
các hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm:
“1 Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học
2 Mạo danh tác giả
3 Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả
4 Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được
phép của đồng tác giả đó
5 Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức
nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả
6 Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1
Điều 25 của Luật này
7 Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái
sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật
này
8 Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền
tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo
quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25
của Luật này
9 Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và
quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả
10 Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền
đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương
tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả
11 Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền
Trang 1817
tác giả
12 Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở
hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm
của mình
13 Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện
tử có trong tác phẩm
14 Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu,
bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó
làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực
hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình
15 Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo
16 Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không
được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”
Theo Khoản 8 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ thì “Tác phẩm phái
sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm
phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn” Như
vậy, tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra dựa trên một tác phẩm
đã có, có sáng tạo nhất định về nội dung, về hình thức, về ngôn ngữ…
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được sáng
tạo và được thể hiện dưới một hình thức nhất định, không phân biệt
nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố
hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi làm tác phẩm
phái sinh mà không được phép của tác giả là hành vi xâm phạm quyền
tác giả, trừ trường hợp chuyển sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho
người khiếm thị Người không phải là chủ sở hữu quyền tác giả khi
làm tác phẩm phái sinh khác phải xin phép (nếu tác phẩm chưa được
công bố), trả tiền nhuận bút, thù lao… cho chủ sở hữu quyền tác giả
gốc
Trang 1918
“Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền
tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo
quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25
của Luật này
Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và
quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả
Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền
đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương
tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả
Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền
tác giả
Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở
hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm
của mình
Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện
tử có trong tác phẩm
Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu,
bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó
làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực
hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình
Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo
Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không
được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”
1.3.3 Ảnh hưởng b i s xâm ph m quy n tác gi trong tác phở ự ạ ề ả ẩm
âm nh c ạ
Tình trạng ca sĩ, nhạc sĩ mâu thuẫn nhau về quyền sở hữu, sử dụng
ca khúc (tác phẩm âm nhạc) ngày càng phổ biến ở nước ta Điều này
thể hiện cả mặt tích cực và tiêu cực
Trong quá trình chuyển quyền sở hữu (bán) thì quyền khai thác tác
Trang 2019
phẩm được chuyển giao cho chủ sở hữu mới, trong quá trình chuyển
quyền sử dụng (cho thuê) có thể xảy ra 02 trường hợp: trao quyền sử
dụng độc quyền hoặc không độc quyền của quyền tài sản.3
Chẳng hạn, hợp đồng giữa ca sĩ Nguyễn Đình Thanh Tâm và nhạc
sĩ Phạm Toàn Thắng trong trường hợp chương trình Giọng hát Việt
2013 sử dụng ca khúc Chạy mưa, nội dung hợp đồng có đoạn như sau:
“Bên B đồng ý để các tác phẩm ghi âm nêu trên thuộc quyền sở hữu
của Bên B và cho Bên A được độc quyền, toàn quyền khai thác, kinh
doanh trong lĩnh vực sản xuất bản ghi âm, ghi hình, đĩa phim và các
chương trình biểu diễn ca nhạc Bên A có quyền hoạt động trong lĩnh
vực nhạc chuông, nhạc chuông với các quyền liên quan đến Bên A.”
Trong lĩnh vực âm nhạc, khi nhạc sĩ sử dụng thời gian, tài chính,
vật chất và phương tiện kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm thì
nhạc sĩ là tác giả, đồng thời là chủ sở hữu của tác phẩm Trường hợp
nhạc sĩ sáng tạo tác phẩm do được giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp
đồng sáng tác thì nhạc sĩ là tác giả và tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ
hoặc giao kết hợp đồng với nhạc sĩ là tác giả của tác phẩm
Do đó, ca sĩ có thể trở thành chủ sở hữu của tác phẩm âm nhạc
hoặc người sử dụng quyền tài sản bằng cách ký kết hợp đồng với nhạc
sĩ Hợp đồng giữa ca sĩ và nhạc sĩ có thể là hợp đồng sáng tác ca khúc,
hợp đồng chuyển quyền sở hữu tác phẩm hoặc hợp đồng chuyển
quyền sử dụng tác phẩm
Bất kỳ tác phẩm âm nhạc nào cũng có ý nghĩa “ca khúc độc
quyền”, tức là chỉ có chủ sở hữu mới có quyền khai thác hoặc cho
phép người khác khai thác ca khúc đó Ngoài ra, có thể xảy ra trường
hợp ca sĩ không sở hữu tác phẩm nhưng được cấp "độc quyền sử
dụng" một trong các quyền sở hữu
Thời gian gần đây, các thỏa thuận về việc cho thuê, bán hoặc cho
thuê quyền tài sản đối với tác phẩm âm nhạc thường được các bên
3 Chu Mạnh Quân, “Tại sao "ca khúc độc quyền" hay bị xâm phạm quyền?”
[https://vietnamnet.vn/tai-sao- -khuc- ca doc -quyen-hay- bi-xam-pham-quyen-131667.html],
truy cập này 7/12/2022
Trang 2120
giao kết bằng “miệng” hoặc giấy tay sơ sài, không đáp ứng đầy đủ các
yếu tố cơ bản của một hợp đồng chuyển nhượng quyền phù hợp với
quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ
Có nhiều vấn đề trong việc xử lý vi phạm bản quyền trong môi
trường kỹ thuật số Điều này không có gì ngạc nhiên, bởi việc chống
vi phạm bản quyền trong môi trường truyền thống ở Việt Nam vốn đã
khó, chưa nói đến môi trường kỹ thuật số Thông thường, người sao
chép tác phẩm không có bản quyền cần có nơi in ấn, vận chuyển và
phân phối tác phẩm cho người mua thì trên môi trường số họ chỉ cần
một chiếc máy tính có kết nối Internet Những tiến bộ nhanh chóng
của khoa học, Internet và viễn thông đã giúp các đơn vị phạm tội dễ
dàng hơn bao giờ hết Ngoài ra, việc hack trên môi trường mạng rất
khó kiểm soát, dễ tái phạm và phương thức xâm phạm rất đa dạng
Nội dung vi phạm có thể bị xóa nhưng ngay lập tức xuất hiện lại do
tính chất đơn giản của việc đăng tải và chia sẻ tài nguyên trên
Internet4
4 Nguyễn Đức Hùng, “Vấn nạn vi phạm bản quyền trên Internet: Lỗ hổng trong việc thực hiện quyền sao chép tác phẩm”, [https://lsvn.vn/van-nan- -pham-ban-quyen-tren-internet- -hong-trong-viec-thuc-hien-quyen-sao-chep-tac- vi lo pham1658023486.html], truy cập ngày 7/12/2022
Trang 2221
CHƯƠNG 02: THỰC TIỄN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PH M ÂM NH C Ẩ Ạ
2.1 Pháp lu t hiậ ện hành quy định v b o hề ả ộ quyề n tác gi v i tác ả ớ
phẩm âm nh c ạ
2.1.1 Ch ủ thể ủ c a quy n tác gi trong tác ph m âm nhề ả ẩ ạc
Chủ thể của quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc là tác giả
của các tác phẩm âm nhạc Các chủ thể này có những quyền nhất định
đối với tác phẩm âm nhạc khi tác phẩm đó đã được thể hiện dưới hình
thức vật chất nhất định Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm có
thể chính là nhạc sĩ, trong trường hợp không có hợp đồng chuyển
nhượng quyền tác giả hoặc có thể là người khác trong một số trường
hợp được chuyển nhượng quyền tác giả, thuê tác giả sáng tạo tác
phẩm theo hợp đồng sáng tạo Quyền tác giả đối với tác phẩm âm 5
nhạc được trao chủ yếu cho hai loại chủ thể bao gồm : tác giả tác 6
phẩm (nhạc sĩ và người viết lời) và chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc nếu
tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc Bên cạnh đó,
đôi khi một số nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng
được chủ sở hữu quyền cho phép hoặc chuyển giao cho chủ thể khác
trong quá trình khai thác quyền (nhóm chủ thể quyền); Nếu chủ thể là
cá nhân thì có thể đóng vai trò là chủ sở hữu hoặc tác giả, hoặc cả hai
Còn chủ thể là tổ chức thì có quyền tác giả với tư cách là chủ sở hữu
Về khách thể của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là tác
phẩm âm nhạc do tác giả sáng tạo ra bằng sự lao động trí tuệ của họ
Nếu như đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh
doanh, nhãn hiệu hay tên thương mại và chỉ dẫn địa lý là những sản
phẩm gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp thì đối tượng của quyền tác giả trong trường hợp này lại là tác