1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đánh bại quan điểm việt nam cần nhiều nghiên cứu hơn về biến đổi khí hậu mới đạt giải pháp hiệu quả

22 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Việt Nam Cần Nhiều Nghiên Cứu Hơn Về Biến Đổi Khí Hậu Mới Đạt Giải Pháp Hiệu Quả
Tác giả Hồ Nguyễn Tiểu Đan, Nguyễn Trí Cường, Hồ Thị Mỹ Duyên
Người hướng dẫn Phạm Thị Minh Hải
Trường học Trường Đại Học Nha Trang
Chuyên ngành Tư Duy Phản Biện
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Khánh Hòa
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 85,87 KB

Nội dung

Nhiều nghiên cứu cũng đã được tiến hành ở các mức độ khác nhau, hỗ trợ quá trìnhứng phó và hiểu rõ hơn về nguy cơ và giải pháp [1].Tuy nhiên, vô số ý kiến cho rằng Việt Nam cần nhiều hơn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TIỂU LUẬN ĐÁNH BẠI QUAN ĐIỂM: "VIỆT NAM CẦN NHIỀU NGHIÊN CỨU HƠN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MỚI ĐẠT GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ"

(BẢN NHÁP)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHẠM THỊ MINH HẢI

HỌC PHẦN: TƯ DUY PHẢN BIỆN

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

-HỒ NGUYỄN TIỂU ĐAN - 64130239

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TIỂU LUẬN ĐÁNH BẠI QUAN ĐIỂM: "VIỆT NAM CẦN NHIỀU NGHIÊN CỨU HƠN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỂ ĐẠT GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ"

(BẢN NHÁP)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHẠM THỊ MINH HẢI

HỌC PHẦN: TƯ DUY PHẢN BIỆN

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

-HỒ NGUYỄN TIỂU ĐAN - 64130239

-NGUYỄN TRÍ CƯỜNG – 64130226

-HỒ THỊ MỸ DUYÊN - 64130449

LỚP : 64.MARKT-2

Khánh Hòa – 2023

Trang 3

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

Biến đổi khí hậu đã trở thành một vấn đề lớn được toàn nhân loại quan tâm, tác động

trực tiếp đến mọi khía cạnh của cuộc sống kinh tế-xã hội và môi trường toàn cầu Thiên

tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng cực kỳ dữ dội, lũ lụt, hạn hán và các điều kiện khí

hậu khắc nghiệt ngày càng gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và tài sản Các

nghiên cứu gần đây đã chiếu sáng mối liên hệ giữa những hiện tượng này và biến đổi khí

hậu

Trong bối cảnh thế giới ngày càng ấm lên và sự xuất hiện ngày càng nhiều thiên tai nguy

hiểm, những nghiên cứu về biến đổi khí hậu trở nên ngày càng quan trọng Đặc biệt, các

hoạt động của con người đã được xác định là nguyên nhân chính đằng sau sự biến đổi

khí hậu, khiến cho việc thực hiện các biện pháp hợp lý để ngăn chặn và giảm nhẹ những

biến đổi này trở nên cấp bách Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu

ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong khu vực đồng bằng sông Cửu

Long, nơi nước biển dâng gây tổn thương lớn Nhận thức về tác động của biến đổi khí

hậu, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra và triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia nhằm

ứng phó với thách thức này Các cơ quan chính phủ và địa phương đã và đang xây dựng

Trang 4

kế hoạch hành động để đối mặt với những tác động cấp bách và lâu dài của biến đổi khí

hậu Nhiều nghiên cứu cũng đã được tiến hành ở các mức độ khác nhau, hỗ trợ quá trình

ứng phó và hiểu rõ hơn về nguy cơ và giải pháp [1]

Tuy nhiên, vô số ý kiến cho rằng Việt Nam cần nhiều hơn nữa các nghiên cứu liên quanđến biến đổi khí hậu thì mới có thể có giải pháp hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu.Liệu điều này có đúng hay còn gặp phải một số hạn chế trong cách tiếp cận vấn đề? Nhóm chúng tôi sẽ chứng minh rằng quan điểm này không phản ánh đúng bức tranh toàncảnh và có thể dẫn đến việc lạc quan hóa tình trạng hiện tại

B NỘI DUNG

1 Khái niệm biến đổi khí hậu

Từ xa xưa, đã có những giai đoạn khi khí hậu trên Trái đất trải qua sự thay đổi, tuynhiên, những biến đổi này diễn ra vô cùng chậm rãi và kéo dài suốt hàng nghìn năm.Trong vài thập kỷ gần đây, các bảng ghi chép về khí tượng tại nhiều khu vực đã cho thấy

sự biến động không bình thường của các tham số liên quan đến khí hậu

Những nhà khoa học đã lưu ý rằng, trong một vài thập kỷ gần đây, nhiệt độ trung bìnhcủa khí quyển xung quanh Trái đất và các sự kiện thiên tai đã có sự tăng cao đáng kể, vớicường độ mạnh mẽ hơn và thời gian xuất hiện biến động (sớm hơn hoặc muộn hơn) sovới quy luật khí hậu trước đây Hiện tượng Trái đất nóng lên được coi là dấu hiệu của

Trang 5

biến đổi khí hậu, khiến cho các đặc điểm khí hậu ở nhiều vùng trên thế giới thay đổi Sựtăng nhiệt độ toàn cầu đồng thời làm thay đổi phân bố năng lượng trên bề mặt Trái đất vàtrong khí quyển, ảnh hưởng đến hệ thống hoàn lưu không khí và nước trên bề mặt Tráiđất.

Biến đổi khí hậu được định nghĩa là sự thay đổi trạng thái của hệ thống khí hậu trongmột khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của conngười, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiệntượng khí tượng thủy văn cực đoan [2]

Kết quả của biến đổi khí hậu làm tăng mực nước biển do sự tan chảy của băng trên Tráiđất và sự dãn nở của nước ở biển và đại dương

Nhiều nghiên cứu đã xác nhận mối liên quan đặc biệt giữa tình trạng thiên tai (bão, lụt,hạn hán, lốc xoáy, sấm sét, ) và các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng kéo dài,mưa lớn xuất hiện không đều, mưa trái mùa, mùa đông khắc nghiệt hơn, ) với các dấuhiệu biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại nhiều địa điểm trên toàn cầu

2 Tình hình biến đổi khí hậu

Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng biến đổi khí hậu đáng lo ngại và các tác độngcủa biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt hơn Những thực trạng đáng phải lưu tâm:

Trang 6

-Nhiệt độ tăng: Những năm gần đây nhiệt độ trung bình ở Việt Nam ngày càng tăng, cómột số khu vực có kỷ lục tăng nhiệt độ cả mùa hè lẫn mùa đông.

-Tăng mực nước biển: Đây là đều đáng lo ngại khi Việt Nam là nước ven biển trong khimực nước biển trung bình ở Việt Nam tăng mỗi năm là 03-05mm, cao hơn so với toàncầu Điều này dẫn tới nguy cơ cao như: lũ lụt, ngập mặn và nguồn nước ngọt bị mất tạinhững vùng đồng bằng ven biển

-Thiên tai ngày càng nhiều: Tần suất về thiên tai như bão, lũ lụt và hạn hán xảy ra càngnhiều ở Việt Nam trong những năm vừa qua Hậu quả của thiên tai liên tục gây thiệt hại

về người và kinh tế của quốc gia

-Mất mát đa dạng sinh học: Biến đổi khí hậu gây tăng nhiệt độ và thiên tai xảy ra, dẫn tớirừng tự nhiên, vùng đầm lầy và hệ sinh thái biển bị xáo trộn Nhiều giống loài không cóthời gian để thích nghi với môi trường dẫn đến nguy cơ biến mất

-Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phát triển đô thị, các khu công nghiệp và nhà ở, mức độảnh hưởng tùy thuộc vào từng vùng, từng địa phương và từng vị trí theo địa hình phân

bố Nghiên cứu tổng thể cho thấy khu vực ven biển chịu tác động chính của bão, vùngmiền núi chịu tác động của lũ quét, lốc xoáy, sạt lở, vùng trung du và đồng bằng chủ yếu

là ngập lụt, lốc xoáy, mưa đá

Trang 7

- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng…và nhiều hoạt độngkinh tế khác tại Việt Nam

- Đối với công nghiệp, các hoạt động chế biến những sản phẩm nông nghiệp cũng chịuảnh hưởng từ biến đổi khí hậu Khi nhiệt độ tăng cao, từ đó tăng tiêu thụ năng lượng kéotheo nhiều hoạt động khác tăng theo như tăng công suất nhà máy phát điện, tăng sử dụngcác thiết bị làm mát, ảnh hướng tới an ninh năng lượng quốc gia

3 Nội dung phản biện:

Việt Nam cần nhiều hơn nữa các nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu thì mới có thể có giải pháp hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu.

Như đã nói, Việt Nam, được đánh giá là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề

từ biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà nước

biển dâng gây ra những tác động nghiêm trọng Nhận thức về ảnh hưởng của biến đổi khí

hậu, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra và thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia nhằm

ứng phó với thách thức này[3] Tuy nhiên, một số quan điểm cho rằng để có thể hiệu quả

trong việc giải quyết tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam, cần phải đẩy mạnh các côngtrình nghiên cứu Điều này là chưa đủ và không hợp lí

Trang 8

Về bản chất, nghiên cứu chuyên sâu có thể mang lại hiểu biết sâu sắc về các vấn đề,chứng minh vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ nguyên nhân, tác động và kích thướccủa biến đổi khí hậu Từ việc phân tích dữ liệu, mô phỏng môi trường, đến việc dự báo

xu hướng tương lai, cung cấp bản đồ chi tiết cho các vấn đề môi trường và khí hậu.Song, nó chưa đủ để giải quyết hiệu quả các thách thức về biến đổi khí hậu tại Việt Nam.Điều này có lẽ đặt ra do sự kỳ vọng rằng sự hiểu biết sâu rộng từ nghiên cứu sẽ tự nhiêndẫn đến các giải pháp hiệu quả

Mặc dù nghiên cứu cung cấp bối cảnh rộng lớn và chi tiết, nhưng để ứng phó với tháchthức thực tế, cần sự kết hợp giữa kiến thức lý thuyết và khả năng áp dụng trong bối cảnhViệt Nam Quá trình này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà nghiên cứu và nhữngngười làm quyết định, nhằm đưa ra những giải pháp hành động cụ thể

Dưới đây là một số luận điểm giải thích tại sao nếu chỉ tăng cường nghiên cứu mà không

có các giải pháp thực tế và dự tính các yếu tố liên quan khác thì không đủ để đưa ra cácgiải pháp hiệu quả cho vấn đề biến đổi khí hậu tại Việt Nam

1.Tăng cường học hỏi kết quả nghiên cứu các quốc gia thế giới sẽ hiệu quả và ít tốn chiphí nghiên cứu hơn:

Mỗi quốc gia trên thế giới đối mặt với những thách thức riêng biệt từ biến đổi khí hậu,

và những giải pháp mà họ triển khai đều mang những đặc điểm độc đáo Thay vì tốn chi

Trang 9

phí vào việc chỉ tăng cường nghiên cứu về biến đổi khí hậu, học hỏi từ những kinhnghiệm và thành tựu của các quốc gia này có thể cung cấp những thông điệp quan trọngcho Việt Nam trong việc ứng phó với thách thức biến đổi khí hậu.

-Hà Lan, một quốc gia nằm dưới mực nước biển, đã phải đối mặt với nguy cơ lụt lội do

biến đổi khí hậu và từ đó đã đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng chống lụt Kinh nghiệm của Hà

Lan không chỉ giới hạn ở việc đối phó với hậu quả của biến đổi khí hậu mà còn bao gồm

nhiều giải pháp sáng tạo để thích ứng với biến đổi khí hậu và đem lại sự phồn vinh và

giàu mạnh cho đất nước Quốc gia này đã nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp độc

đáo, như xây dựng nhà nổi để chống lụt, phát triển thành phố nổi để quản lý mực nước

biển biến đổi, xây dựng hệ thống hồ chứa nước để ứng phó với tình trạng khô hạn, và

xây dựng hệ thống đê cống ngăn mặn Ngoài ra, Hà Lan còn đưa ra những giải pháp đối

với vấn đề nước dâng ở bờ biển, bờ sông, cửa sông bằng cách nâng cao chúng dựa trên

mực nước dự kiến, đồng thời nghiên cứu và triển khai các biện pháp như đưa bến cảng

tiến dần ra biển sâu, trồng cỏ, cây để bảo vệ môi trường và sử dụng đụn cát để gia cố bờ

biển Từ những kinh nghiệm đặc sắc này, Việt Nam có thể rút ra những bài học quý báu

và tìm kiếm những giải pháp sáng tạo và phù hợp với tình hình đất nước mình Việc này

đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo trong việc ứng dụng những giải pháp đã được kiểm

chứng từ quốc gia có kinh nghiệm để tối ưu hóa hiệu quả trong việc đối phó với biến đổi

khí hậu.[4]

Trang 10

-Đức, với chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo và giảm lượng khí nhà kính, là một nguồncảm hứng cho Việt Nam về cách thức thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng sạch và giảmthiểu ảnh hưởng đến môi trường.

-Costa Rica, một quốc gia nhỏ ở Trung Mỹ, đã đặt ra một tiêu chuẩn cao về bảo vệ môitrường và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo Các chiến lược của họ có thể truyền cảmhứng cho Việt Nam trong việc xây dựng một hệ thống năng lượng bền vững và bảo vệmôi trường

-Nhật Bản, với kinh nghiệm đối mặt với thảm họa tự nhiên, có thể cung cấp những họcđặc biệt về cách quốc gia này ứng phó với hậu quả của biến đổi khí hậu và xây dựng hệthống cảnh báo hiệu quả

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có một lượng lớn các nghiên cứu liên quan đến biến đổikhí hậu, bao gồm cả nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cũng như giải phápthích ứng và giảm nhẹ Nói riêng trong lĩnh vực nghiên cứu đánh giá Biến đổi Khí hậu(BĐKH), Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hợp tác mật thiết với nhiều đối tác quốc tế,

bao gồm Vương Quốc Anh, Na Uy, Đan Mạch, Australia, Nhật Bản, và Cộng hòa Liên

bang Đức Những mối quan hệ này không chỉ giúp Việt Nam nhận được sự hỗ trợ kỹ

thuật và chuyển giao công nghệ mà còn mang đến mô hình và số liệu toàn cầu hỗ trợ

trong việc nghiên cứu mô phỏng khí hậu khu vực và xây dựng các kịch bản BĐKH cụ

Trang 11

thể cho đất nước Những mối quan hệ hợp tác này ngày càng phát triển và sâu rộng, đánh

dấu sự tăng cường vai trò và vị thế của đội ngũ nhà khoa học Việt Nam trong lĩnh vực

này Việc xây dựng cộng đồng quốc tế, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, đã góp phần

quan trọng vào sự thành công của nghiên cứu và ứng phó với thách thức Biến đổi Khí

hậu một cách hiệu quả và bền vững.[3]

Do đó, việc tăng cường nghiên cứu không phải là hướng tiếp cận duy nhất để đối mặt vớithách thức biến đổi khí hậu Trong trường hợp nghiên cứu lặp đi lặp lại mà không đemlại hiệu quả, chi phí tốn kém có thể là một vấn đề đáng lo ngại Việc thực hiện các dự ánnghiên cứu đòi hỏi nguồn lực về tài chính, nhân sự và cơ sở hạ tầng, bao gồm chi phí chothiết bị, vật liệu, nghiên cứu, và cơ sở hạ tầng Với Việt Nam, một nền kinh tế đang pháttriển và đối mặt với nhiều ưu tiên khác nhau, việc đầu tư lớn vào nghiên cứu có thể gặpkhó khăn

Trong ngữ cảnh này, tập trung vào việc học hỏi và áp dụng những kiến thức đã có vàocác hoạt động thực tế cũng là một hướng đi khôn ngoan Điều này giúp giảm thiểu chiphí đầu tư lớn và tận dụng tối đa các giải pháp đã có sẵn Việc ứng dụng những giải phápnày mang lại kết quả trực tiếp và thấy rõ tác động tích cực Đồng thời, việc này còn giúpgiải quyết nhanh chóng các thách thức mà không cần phải chờ đợi kết quả từ nhữngnghiên cứu dài hạn

Trang 12

2.Cần Tập Trung vào Ứng Dụng Thực Tế:

Trước những thách thức lớn của biến đổi khí hậu, Việt Nam đang đối mặt với quyết địnhquan trọng về sự chú trọng vào nghiên cứu hoặc tập trung vào việc biến nghiên cứuthành các giải pháp thực tế Thay vì chỉ tăng cường nghiên cứu, quan điểm rằng ViệtNam nên chú trọng vào chuyển đổi nghiên cứu thành các giải pháp thực tế trở nên hợp lýhơn Điều này là do việc chỉ nghiên cứu nhiều chưa đủ, đặc biệt khi một số nghiên cứu

có sẵn có thể không đạt được ảnh hưởng mong đợi nếu không được triển khai và ứngdụng một cách hiệu quả

Chống nước dâng và chống xâm thực là hai vấn đề cốt yếu cần được ưu tiên đối phó để

tối ưu hóa hiệu quả trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu Hai khía cạnh này có mối

liên hệ mật thiết, và để giải quyết một vấn đề, chúng ta cũng phải đồng thời xem xét và

giải quyết vấn đề khác

-Chống nước dâng đặt ra những thách thức lớn, đặc biệt là đối với các vùng đất thấp nơi

nước biển dâng lên do tác động của biến đổi khí hậu Đối mặt với vấn đề này, các biện

pháp cần tập trung vào việc ngăn chặn nước biển xâm nhập, tháo lưu nước lũ hiệu quả,

ngăn chặn sự xâm mặn và xây dựng hệ thống lưu trữ nước ngọt

-Chống xâm thực, hay chống mất đất, là một khía cạnh quan trọng của việc đối phó với

biến đổi khí hậu Nó bao gồm việc ngăn chặn sự vỡ đê, bờ bao, và giữ đất, đặc biệt là

Trang 13

vấn đề quản lý rừng Rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, và rừng đầu nguồn đều đóng một

vai trò quan trọng trong việc giữ đất và giảm thiểu tác động của xâm thực

-Đồng thời, việc chống bão lũ là một phần không thể thiếu của chiến lược tổng thể Nó

bao gồm cả việc tháo lưu hiệu quả và xây dựng hệ thống chống sóng và dòng chảy để

giữ vững hệ thống đê biển và đê sông trước những tác động mạnh mẽ từ bão lũ

Những biện pháp đối phó này cần được đánh giá và triển khai một cách toàn diện, đồng

thời đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan chính trị, nghiên cứu khoa học, và cộng

đồng để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững trong thời gian dài [5]

Việc chuyển đổi nghiên cứu thành giải pháp thực tế mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.Thứ nhất, việc này giúp tận dụng hiệu quả tri thức đã có, đặc biệt là những nghiên cứu đãđược thực hiện trong ngữ cảnh quốc gia Điều này không chỉ giảm thời gian triển khai

mà còn giảm bớt chi phí, mở ra cơ hội để ngay lập tức ứng dụng những giải pháp có thểđáp ứng nhanh chóng với thách thức biến đổi khí hậu

Mặc dù việc chuyển đổi nghiên cứu thành giải pháp thực tế mang lại nhiều lợi ích, nhưngcũng đồng thời đặt ra một số thách thức Sự thách thức lớn nhất có thể xuất phát từ tính

lý thuyết và khả năng áp dụng của nghiên cứu Nhiều nghiên cứu đang chìm đắm trong

lý thuyết và không dễ áp dụng trong bối cảnh thực tế Do đó, việc tập trung vào cách ápdụng kiến thức hiện có vào các dự án và chiến lược hành động có thể mang lại kết quả

Ngày đăng: 24/04/2024, 23:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w