Nên có sự thông thạo 2 tiếng Anh và Pháp khi giao tiếp với người Canada 2 thứ tiếng chính thức ở nơi đây, việc nói bằng tiếng nước ngoài trước sự lắng nghe từ những người khác không hiểu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM:
HỌC PHẦN: GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
TRONG KINH DOANH CỦA CANADA VÀ
KẾ HOẠCH ĐÓN TIẾP ĐỐI TÁC
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngọc Ly
Thành viên: 1 Hà Thị Vân Anh
2 Lê Thị Mỹ Linh
3 Lê Thị Hồng Nhung
4 Nguyễn Thị Minh Thảo
5 Nguyễn Minh Tâm
6 Hồ Thúy Vi
Trang 2MỤC LỤC:
I VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI CANADA: 3
1 Văn hóa giao tiếp hằng ngày: 3
1.1 Văn hóa lời chào: 3
1.2 Ứng xử trong giao tiếp: 3
1.3 Ngôn từ trong giao tiếp: 3
1.4 Những điều cần tránh: 4
2 Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh: 4
2.1 Ngôn ngữ: 4
2.2 Quy định thời gian làm việc: 4
2.3 Phương thức liên lạc: 4
2.4 Lắng nghe và ra quyết định: 4
2.5 Trang phục: 4
2.6 Cử chỉ khi giao tiếp: 4
2.7 Văn hóa quà tặng: 4
III KẾ HOACH ĐÓN TIẾP ĐỐI TÁC: 9
1 Bảng kế hoạch cụ thể: 9
2 Bảng dự trù chi phí: 12
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO: 13
Trang 3I VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI CANADA:
1 Văn hóa giao tiếp hằng ngày:
1.1 Văn hóa lời chào:
Người Canada nói tiếng Anh có xu hướng bắt tay nhiều hơn, trong khi người gốc Pháp có xu hướng hôn lên má hoặc ôm khi chào hỏi Người Canada cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn lúc nói chuyện khi họ có thể nhìn thẳng vào mắt bạn và nở
nụ cười thân thiện
1.2 Ứng xử trong giao tiếp:
- Tôn trọng không gian cá nhân: người Canada rất coi trọng quyền riêng tư của người khác Họ thường tránh hỏi những câu hỏi quá cá nhân, đặc biệt là trong lần đầu gặp mặt Khoảng cách giao tiếp thông thường giữa hai người nên là 2 feet Tuy nhiên, người Canada gốc Pháp có xu hướng đứng gần hơn một chút
- Thẳng thắn và chân thành: họ có xu hướng bình đẳng và cởi mở, điều đó có nghĩa là họ sẽ không ngần ngại chia sẻ ý kiến của mình với bạn hoặc yêu cầu bạn đưa ra ý kiến ngược lại, nhưng vẫn giữ thái độ tôn trọng đối phương
- Khéo léo tránh tranh cãi: người Canada thường tránh tranh cãi một cách trực tiếp và thích giữ sự hòa hợp trong giao tiếp hàng ngày Họ thường tìm kiếm giải quyết xung đột bằng cách đối thoại và tìm ra sự thỏa thuận chung
1.3 Ngôn từ trong giao tiếp:
Phong cách giao tiếp của Canada rất trang trọng Mọi người có xu hướng gọi nhau bằng họ và chức danh với những người họ mới gặp Nên có sự thông thạo 2 tiếng Anh và Pháp khi giao tiếp với người Canada (2 thứ tiếng chính thức ở nơi đây), việc nói bằng tiếng nước ngoài trước sự lắng nghe từ những người khác không hiểu những gì đang được nói được coi là đặc biệt thô lỗ
1.4 Những điều cần tránh:
- Tuyệt đối không nên xức bất kỳ loại mùi hương nào Nó có thể là mối đe dọa đối với những người mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng, những bệnh thường gặp ở người Canada
- Tránh sử dụng cử chỉ tay hay những thứ gì mang ký hiệu “V” – nó thể hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng
2 Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh:
2.1 Ngôn ngữ:
Canada chính thức là một quốc gia song ngữ và thực tế này cần được ghi nhận trong các giao dịch của bạn với quốc gia này Điều quan trọng là phải cung cấp bản dịch tiếng Pháp của bất kỳ tài liệu tiếp thị và quảng cáo nào được sử dụng khi
cố gắng thâm nhập thị trường (đặc biệt là ở vùng Quebec) Đôi khi có thể hơi khó tìm được bản sao, bản dịch chính xác các thuật ngữ kỹ thuật khó, trong trường hợp đó việc sử dụng các cụm từ tiếng Anh sẽ được chấp nhận
2.2 Quy định thời gian làm việc:
Giờ làm việc thông thường là từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ hai đến thứ sáu Buổi sáng có xu hướng là thời điểm ưa thích cho các cuộc hẹn Trong các cuộc họp, đúng giờ là ưu tiên hàng đầu Đối với một sự kiện xã hội vào buổi tối, bạn
có thể đến muộn 15 phút nhưng không muộn hơn 30 phút
Trang 42.3 Phương thức liên lạc:
Giao tiếp trong kinh doanh khá trực tiếp ở Canada Email và cuộc gọi điện thoại cũng phải diễn đạt trực tiếp và ngắn gọn Danh thiếp của bạn phải có cả bản dịch tiếng Pháp và tiếng Anh
2.4 Lắng nghe và ra quyết định:
- Lưu ý rằng việc tôn trọng ý kiến của mọi người rất quan trọng Bất kể cấp bậc và địa vị, mọi người đều mong muốn có quyền được lắng nghe
- Các quyết định thường không được đưa ra cho đến khi có đầy đủ thông tin thực tế
2.5 Trang phục:
- Tại nơi làm việc, người Canada ăn mặc kín đáo, nam giới mặc vest và đeo
cà vạt còn phụ nữ mặc đầm hoặc váy
- Người Canada rất quan tâm đến thời tiết và ăn mặc theo thời tiết nên sẽ tốt hơn nếu bạn tự mình theo dõi thời tiết để ăn mặc phù hợp tránh những ánh nhìn không tốt
2.6 Cử chỉ khi giao tiếp:
Trong các cuộc họp kinh doanh, cái bắt tay là lời chào thích hợp Nó phải đi kèm với ánh mắt mạnh mẽ niềm nở Giao tiếp bằng mắt rất quan trọng trong các cuộc họp kinh doanh ở Canada Việc không giao tiếp bằng mắt có thể khiến người khác nghĩ rằng bạn là người nhút nhát, thiếu an toàn hoặc thậm chí là không thành thật
2.7 Văn hóa quà tặng:
- Theo truyền thống, quà tặng kinh doanh được tặng sau khi bạn chốt giao dịch Chúng thường được mở ra ngay lập tức và cho mọi người xem Sự lựa chọn tốt nhất là một món quà từ quê hương của bạn hoặc một lời mời đi ăn, một hình thức giải trí khác
- Lưu ý rằng nếu bạn quyết định tặng hoa, hãy cẩn thận không chọn hoa huệ trắng vì chúng gắn liền với đám tang Tránh hoa hồng đỏ; chúng được dành riêng cho những khung cảnh lãng mạn
II ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU:
Trong giao tiếp, mỗi nền văn hóa đều đề cao những giá trị khác nhau Tuy nhiên, sự giống hay khác nhau giữa các nền văn hóa đều được phản ánh rõ qua 7 giá trị trong giao tiếp: sự nhấn mạnh về chủ nghĩa cá nhân, định hướng thời gian, khoảng cách quyền lực, tránh xa điều không chắc chắn, nghi thức, chủ nghĩa vật chất và độ nhạy cảm của bối cảnh Chúng ta có thể nhìn vào những khác biệt sâu sắc hơn thông qua lăng kính của các nền văn hóa “ngữ cảnh cao” và “ngữ cảnh thấp”, cụ thể qua 7 giá trị:
- Chủ nghĩa cá nhân: Những nền văn hóa mà trong đó mọi người nhìn thấy
chính họ đầu tiên và tin rằng quyền lợi của chính họ được ưu tiên trước
- Định hướng thời gian: các nền văn hóa nhâ~n thức thời gian như một
nguồn tài nguyên khan hiếm và có xu hướng thiếu kiên nhẫn, ngại chờ đợi
- Khoảng cách quyền lực: các nền văn hóa trong đó những quyết định
quản trị được các ông chủ tạo ra đơn giản vì ông ta/bà ta là ông chủ
Trang 5- Tránh xa những điều không chắc chắn: Các nền văn hóa trong đó mọi
người muốn những gì xảy ra trong tương lai là chắc chắn và có thể dự đoán được
- Nghi thức: Các nền văn hóa cực kì xem trọng truyền thống, nghi lễ, các
nguyên tắc xã hô~i và địa vị xã hô~i
- Chủ nghĩa vật chất: các nền văn hóa nhấn mạnh sự quyết đoán và sự
thâu tóm của tiền bạc và các mục tiêu vâ~t chất
- Đô nhạy của bni cảnh l : Các nền văn hóa nhấn mạnh những khung cảnh/ngữ cảnh xung quanh, sử dụng nhiều ngôn ngữ cơ thể và dành thời gian cho xây dựng các mối quan hệ và thiết lập sự tin tưởng
Dựa vào 7 giá trị văn hóa trong giao tiếp trên, ta có thể thấy rõ được những điểm giống và khác nhau của nền văn hóa của Canada với Việt Nam Theo bảng thống kê của Hofstede, ta có thể thấy được các giá trị trong văn hóa giữa Canada và Việt Nam rất khác nhau về Chủ nghĩa cá nhân, định hướng thời gian, khoảng cách quyền lực, nghi thức, độ nhạy cảm bối cảnh và chủ nghĩa vật chất
Tuy nhiên, trong văn hóa giao tiếp của Canada và Việt Nam đều giống nhau
về giá trị “Tránh xa những điều không chắc chắn” Với khía cạnh này, điểm của Việt Nam là 30, Canada là 48 cho thấy rằng đây là 2 quốc gia có văn hóa “chấp nhận sự không chắc chắn” hơn Các nước này thường có ít ham muốn trong việc tránh sự
mơ hồ, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, những điều không lường trước Mọi người luôn
có thái độ thoải mái, trong đó thực tế là quan trọng hơn nguyên tắc, hạn chế những quy tắc không cần thiết, không hiệu quả, một là bỏ nó, hai là thay đổi nó Họ được khuyến khích tự do phát triển và tự chịu trách nhiệm cho những rủi ro Điều này cho thấy sự dễ dàng chấp nhận những ý tưởng mới, sản phẩm đổi mới và sẵn sàng thử những điều mới mẻ hoặc khác biệt, cho dù nó liên quan đến công nghệ, thực tiễn kinh doanh hay sản phẩm tiêu dùng Việc thử nghiệm, mắc lỗi sai là cách để họ học hỏi, phát triển
Bên cạnh điểm giống nhau đó, do sự khác biệt về vùng miền, châu lục nên các giá trị về văn hóa giao tiếp giữa Canada và Việt Nam được so sánh chi tiết ở bảng dưới:
Trang 6trị văn
hóa
Chủ
nghĩa cá
nhân
Theo Hofstede, Canada đạt 80
điểm ở khía cạnh này và có thể
được mô tả là có nền văn hóa chủ
nghĩa cá nhân Trong thế giới kinh
doanh, nhân viên được kỳ vọng
phải tự chủ và thể hiện sáng kiến
Ngoài ra trong thế giới công việc
dựa trên trao đổi, các quyết định
tuyển dụng và thăng chức đều
dựa trên thành tích hoặc bằng
chứng Một ví dụ đưa ra là đối với
các quốc gia có chỉ số cá nhân
cao như Canada, bạn có thể thấy
khá thân thiện và dễ kết bạn, vì
với họ, các mối quan hệ thường
chỉ mang nhất thời vì vậy họ sẽ
không ngại thẳng thắn và làm mất
lòng bạn
Theo Hofstede, Việt Nam có chỉ số tính cá nhân là 20 nên là một xã hội mang tính tập thể Ở một quốc gia với chủ nghĩa tập thể, sự thành công của một tập thể bảo chứng cho sự thành công của mỗi cá nhân; do đó cá nhân phải có trách nhiệm khi làm việc trong môi trường tập thể Sự hòa thuận, đoàn kết luôn được ưu tiên khi làm việc và có sự phân định rạch ròi giữa “người trong nhóm” với
“người ngoài nhóm” Với các quốc gia như Việt Nam thì bạn ngại góp
ý thẳng hắn vì sợ sẽ làm mất lòng người khác Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và nhân viên được nhìn nhận theo khía cạnh đạo đức
sĐịnh
hướng
thời gian
Canada đạt 36 điểm trong khía
cạnh này, đánh dấu đây là một xã
hội chuẩn mực Mọi người trong
những xã hội như vậy có mối
quan tâm sâu sắc đến việc thiết
lập chân lý tuyệt đối, họ có tính
chuẩn mực trong suy nghĩ của
mình Họ thể hiện sự tôn trọng
lớn đối với truyền thống, xu
hướng tiết kiệm tương đối nhỏ
cho tương lai và sự tập trung vào
việc đạt được kết quả nhanh
chóng
Khác với Canada, Việt Nam sở hữu số điểm 57 thuộc nhóm văn hóa thiên về định hướng lâu dài, tập trung vào mục tiêu dài hạn Họ cho rằng chân lí phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh, có xu hướng liên kết các kinh nghiệm trong quá khứ để giải quyết các vấn đề trong thực tại và tương lai Con người
do đó sẽ có tính tiết kiệm, nỗ lực như một cách để chuẩn bị cho tương lai và luôn chú trọng sự bền
bỉ, nhất quán trong công việc và kiên nhẫn để đạt được kết quả Là quốc gia có định hướng thời gian không cao
Khoảng
cách
quyền
lực
Với con số 39 ở khía cạnh này,
văn hóa Canada được đánh dấu
bởi sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các cư dân và chủ nghĩa bình
Việt Nam đạt điểm cao (70) về chỉ
số khoảng cách quyền lực cho thấy đây là quốc gia chấp nhận việc hệ thống phân cấp, mọi người
Trang 7quân bình được coi trọng Điều
này cũng được phản ánh qua việc
thiếu địa vị công khai và/hoặc sự
phân biệt gia cấp trong xã hội
Điển hình của các nền văn hóa
khác có điểm thấp ở khía cạnh
này, hệ thống phân cấp trong các
tổ chức của Canada được thiết
lập để thuận tiện, cấp trên luôn dễ
dàng tiếp cận và các nhà quản lý
dựa vào chuyên môn của từng
nhân viên và nhóm Theo thông
lệ, các nhà quản lý và nhân viên
sẽ tham khảo ý kiến lẫn nhau và
chia sẻ thông tin một cách tự do
Về vấn đề giao tiếp, người
Canada coi trọng việc trao đổi
thông tin một cách thẳng thắn
chấp nhận một trật tự phân cấp, điều này phản ánh sự bất bình đẳng cố hữu Cấp dưới là những người sẵn sàng chấp nhận mệnh lệnh từ cấp trên, việc nhân viên thách thức lãnh đạo không được mọi người ủng hộ Các quyết định trong quản trị được ông chủ tạo ra đơn giản vì họ là ông chủ và buộc những người dưới quyền phải làm theo và tôn trọng quyết định của họ
Chủ
nghĩa vật
chất
Người Canada có thói quen tặng
quà cho nhau vào các dịp đặc
biệt Nếu được mời đến nhà ăn
tối tại Canada, hãy đáp lại sự
thiện chí của chủ nhà bằng cách
mang tặng một bó hoa, một chai
rượu hay một hộp chocolate Và
nên tránh tặng hoa Lily trắng vì nó
được dùng cho đám tang
Trong giao tiếp ứng xử người Việt luôn nhấn mạnh việc đặt tình cảm lên trên, lấy tình cảm là chuẩn mực ứng xử Họ coi trọng việc xây dựng các mối quan hệ bằng sự tin tưởng hơn là nhu cầu vật chất Vì vậy trong kinh doanh, việc tặng quà cho đối tác, khách hàng không quan trọng là mắc hay rẻ mà là sự phù hợp, vì nó chỉ được xem là hoạt động ngoài lề nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp, mong đợi một sự thành công trong các cuộc gặp gỡ, thương thảo
Nghi
thức Nghi thức chào hỏi phổ biến nhấtlà bắt tay Tuy nhiên ở một số khu
vực như Quebec hay các thành
phố nói tiếng Pháp, khi gặp bạn
bè thân thiết hay người trong gia
đình, người Canada thường ôm
và hôn nhẹ lên gò má, hôn lên má
trái rồi lên má phải, họ cho rằng
như thế sẽ thân thiện hơn Người
Theo truyền thống, người Việt Nam thường chào nhau bằng cách bắt tay và cúi đầu nhẹ Người Việt thường có thói quen bắt tay lâu và lắc nhiều để thể hiện tình cảm chân thành và sự vui mừng khi gặp gỡ; việc bắt tay nhanh gọn dễ gây hiểu lầm là chưa biểu hiện
Trang 8Canada giao tiếp chú trọng đến
ánh mắt Ánh mắt không nhìn
thẳng vào người đối diện có thể
được xem là lơ là, không chú ý
đến nội dung đang nói đến Người
Canada có xu hướng nhanh
chóng xưng hô bằng tên thay vì
họ, nhưng vì phép lịch sự, hãy
xưng hô bằng họ cho đến khi giao
tiếp đủ thân mật và bạn được cho
phép gọi bằng tên Bên cạnh đó,
bạn sẽ bị coi là bất lịch sự khi hỏi
các vấn đề cá nhân
được sự nhiệt tình và hơi lạnh lùng; nữ giới thường không bắt tay trước; người Việt thường chào hỏi đối tác bằng việc bắt hai tay, đặc biệt là với người lớn tuổi hoăc người có địa vị xã hội cao hơn nhằm thể hiện sự tôn trọng Bên cạnh đó, những cử chỉ động chạm, thân mật gần gũi thường rất hạn chế giữa những người chưa đủ thân thiết Do văn hóa doanh nghiệp Việt Nam coi trọng thứ bậc, nên mọi người thể hiện sự tôn trọng và đặc biệt đối với các nhân viên cấp cao (về thứ hạng, kinh nghiệm và tuổi tác)
Độ nhạy
của bni
cảnh
Canada là quốc gia có văn hóa
nghèo ngữ cảnh, ở quốc gia này
họ làm việc qua các phương tiện
công nghệ được lựa chọn nhiều
hơn là làm việc trực tiếp, mặt đối
mặt, chú trọng truyền tải thông
điệp bằng lời nói Họ thường diễn
tả nội dung bằng cách nhấn mạnh
vào các ngôn từ trong lời nói Với
họ để thể hiện quan điểm và tư
tưởng của mình, càng rõ ràng,
logic và thuyết phục càng tốt thì
việc sử dụng lời nói là ưu tiên
Người Canada sử dụng lối giao
tiếp trực tiếp và thẳng thắn, coi
trọng sự hiểu biết và hành động
cụ thể, giúp các cuộc đàm phán
đạt hiệu quả nhất có thể
Việt Nam là nước có nền văn hóa ngữ cảnh cao, nơi mà bên cạnh dựa vào giao tiếp bằng ngôn ngữ thì giao tiếp phi ngôn ngữ là hết sức quan trọng Người Việt Nam khi giao tiếp có thói quen mở đầu dài dòng, sau đó mới đề cập đến vấn đề cần truyền tải Chúng ta thường có xu hướng giao tiếp vòng vo, sử dụng cách nói giảm nói tránh, cũng như hay chú ý đến ngữ cảnh cùng các ngôn ngữ hình thể để thể hiện sự tôn trọng, quan tâm lẫn nhau Điều này giải thích tại sao văn hóa Việt không thường chọn cách nói “không” khi họ muốn thể hiện sự từ chối Chúng ta tránh trả lời trực tiếp mà thích cách trả lời mập mờ Đối với nền văn hóa ngữ cảnh cao, giao tiếp có tính ngầm định và nhấn mạnh mối quan hệ giữa người với người Các yếu tố phi ngôn ngữ như giọng điệu, cử chỉ, nét mặt và ánh mắt có ý nghĩa rất lớn Im lặng không phải là không bình thường
Trang 9trong nền văn hóa này mà có thể hàm ý
III KẾ HOACH ĐÓN TIẾP ĐỐI TÁC:
1 Bảng kế hoạch cụ thể:
Ngày 09/10/2023 22h15 – 23h00 Đón đối tác từ sân
bay Quốc tế Tân Sơn Nhất – Việt Nam
23h00 – 23h30 Di chuyển đến khách
sạn lưu trú
Khách sạn: Eden Star Saigon Hotel (38 Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP HCM, Việt Nam)
23h30 – 23h40 Check in khách sạn
23h40 Đối tác nghỉ ngơi
Ngày 10/10/2023 07h00 – 08h00 Buffet sáng tại khách
sạn lưu trú
08h00 – 08h30 Chuẩn bị đồ đạc khởi
hành
08h30 – 08h45 Bắt đầu khởi hành
08h45 – 10h00 Di chuyển xuống
trang trại cá của công ty
Địa chỉ: Bình Dương
10h00 – 11h30 Tham trang trại cá
của công ty
11h30 – 13h00 Dùng bữa trưa cùng
nhân viên trang trại
cá của công ty
13h00 -13h30 Nghỉ ngơi tại khu nghỉ
trưa của nhân viên
13h30 – 14h45 Di chuyển đến nhà
máy chế biến tại khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Khu công nghiệp Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
14h45 – 16h15 Tham quan nhà máy
chế biến tại khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh
16h15 – 17h00 Di chuyển về lại
Trang 10khách sạn lưu trú.
17h00 – 18h30 Nghỉ ngơi tại khách
sạn
18h30 – 19h00 Di chuyển đến nhà
hàng tham gia tiệc thân mật cùng Hội đồng quản trị công ty
Nhà hàng: Ngọc Sương Sài Gòn (106 Sương Nguyệt Ánh, Phường Bến Thành, Quận 1, TP
Hồ Chí Minh) 19h00 – 21h00 Tiệc thân mật tại nhà
hàng
21h00 – 21h30 Di chuyển về lại
khách sạn lưu trú
21h30 Nghỉ ngơi tại khách
sạn lưu trú
Ngày 11/10/2023 07h00 – 08h00 Buffet sáng tại khách
sạn lưu trú
08h00 – 08h15 Chuẩn bị đồ đạc khởi
hành
08h15 – 08h30 Bắt đầu khởi hành
08h30 – 09h15 Di chuyển đến trụ sở
chính của công ty
Địa chỉ: Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
09h15 – 11h30 - Họp bàn tổng kết
chuyến tham quan trang trại cá và nhà máy chế biến của công ty
- Ký kết hợp đồng xuất khẩu
11h30 – 11h45 Di chuyển đến nhà
hàng dùng bữa trưa thân mật
Địa chỉ: Nhà hàng Hai Châu (18b Đường Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP
Hồ Chí Minh)
11h45 – 13h00 Dùng bữa trưa thân
mật cùng Hội đồng quản trị công ty
13h00 – 13h30 Di chuyển về lại
khách sạn lưu trú
13h00 – 14h00 Nghỉ ngơi tại khách