1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn giao tiếp trong kinh doanh tên đề tài kỹ năng làm việc nhóm trong kinh doanh

23 51 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ năng làm việc nhóm trong kinh doanh
Tác giả Nguyễn Hồng Anh, Trần Đức Anh, Phạm Tùng Anh, Nguyễn Quang Minh, Vũ Tuấn Minh, Phạm Tiến Quốc, Ngô Quốc Việt
Người hướng dẫn Nguyễn Thảo Duyên
Trường học Học viện Ngân hàng, Khoa Quản trị Kinh doanh
Chuyên ngành Giao tiếp trong kinh doanh
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 672,64 KB

Nội dung

Vì vậy, chìa khóa để thành công phụ thuộc toàn bộ vào năng lực, trình độ, ưu thế… khác nhau của từng thành viên và sự hiểu biết về mục tiêu chung của nhóm.Tại bậc đại học, làm việc nhóm

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN MÔN GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

TÊN ĐỀ TÀI: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

TRONG KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thảo Duyên

Nhóm: 09

Lớp niên chế: K26NHSA

HÀ NỘI 04/2024

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN MÔN GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

TÊN ĐỀ TÀI: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

TRONG KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thảo Duyên

7 Ngô Quốc Việt

Mã sinh viên: 26A4012299

Mã sinh viên: 26A4012302

Mã sinh viên: 26A4012301

Mã sinh viên: 26A4012751

Mã sinh viên: 26A4012752

Mã sinh viên: 26A4012761

Mã sinh viên: 26A4012768

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

- Thuyết trình

2 Trần Đức Anh 26A4012302 - Làm nội

dung, word

- Lên kịch bản quay video

- Làm đạo diễn, diễn viên, edit video.

3 Phạm Tùng Anh 26A4012301 - Tham gia

Trang 4

4 Nguyễn Quang Minh 26A4012751

5 Vũ Tuấn Minh 26A4012752

6 Phạm Tiến Quốc 26A4012761

7 Ngô Quốc Việt 26A4012768

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

I TỔNG QUAN VỀ NHÓM 7

1 Khái niệm nhóm 7

2 Các giai đoạn hình thành nhóm 8

3 Các nguyên tắc cơ bản khi làm việc nhóm 10

4 Tầm quan trọng của làm việc nhóm 11

II KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM 11

1 Phân công nhiệm vụ 11

2 Giao tiếp trong nhóm 12

3 Điều hành nhóm 12

3.1 Phong cách điều hành nhóm 12

3.2 Công cụ điều hành nhóm 14

4 Thảo luận và đưa ra quyết định trong nhóm 16

5 Giải quyết các xung đột 17

5.1 Khái niệm xung đột 17

5.2 Phân loại xung đột 17

5.3 Cách giải quyết xung đột 17

6 Đánh giá kết quả 19

7 Cải thiện bản thân trong nhóm làm việc 19

III SO SÁNH GIỮA LÀM VIỆC ĐỘC LẬP VÀ LÀM VIỆC NHÓM 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Làm việc nhóm là một yếu tố tốt và thiết yếu, nhưng không phải nhóm nào làm việc cũng thành công đạt hiệu quả trong quá trình làm việc Đôi khi chúng ta thắc mắc rằng: Làm thế nào một số nhóm làm việc hoạt động rất hiệu quả và đạt kết quả tốt hơn những nhóm khác? Và một số nhóm làm việc lại phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như làm việc rời rạc, thiếu liên kết?

Khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho những câu hỏi này vì xây dựng một nhóm làm việc thành công cần rất nhiều yếu tố khác nhau Trên thực tế, có rất nhiều sinh viên có năng lực tốt nhưng lại không phát huy được hết khả năng của bản thân khi làm việc nhóm Xây dựng một nhóm làm việc không khó nhưng làm thế nào để các cá nhân phát huy hết tiềm năng của bản thân và đóng góp cho mục tiêu chung của nhóm đạt được hiệu quả cao, lại là điều ít nhóm nào làm được Nhóm làm việc là những cá nhân luôn tương trợ, giúp đỡ nhau để cùng nhau phát triển, giữa các thành viên có sự tương tác với nhau Vì vậy, chìa khóa để thành công phụ thuộc toàn bộ vào năng lực, trình độ, ưu thế… khác nhau của từng thành viên và sự hiểu biết về mục tiêu chung của nhóm

Tại bậc đại học, làm việc nhóm là phương pháp học tập quen thuộc và là kỹ năng không thể thiếu của sinh viên Mặc dù các sinh viên đều đã tiếp cận với hình thức làm việc nhóm, tuy nhiên một số học sinh từ cấp THPT mới lên cấp bậc đại học vẫn chưa thích ứng với mô hình này Từ hiện trạng này, nhóm 1 tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Kỹ năng làm việc nhóm” Vì vậy, đề tài sẽ giới thiệu những

kỹ năng làm việc nhóm nhằm nâng cao hiệu quả, phát triển kỹ năng cá nhân của từng thành viên

Trang 8

Nhóm có thể được phân 3 loại phổ biến:

Theo tính chất: Nhóm có thể là chính thức hoặc không chính thức Nhóm

chính thức là nhóm được thành lập với mục đích cụ thể và có cấu trúc rõràng Nhóm không chính thức là nhóm hình thành tự phát và không có cấutrúc rõ ràng

Theo quy mô: Nhóm có thể là nhỏ hoặc lớn Nhóm nhỏ thường có quy mô

từ 2 đến 10 người, trong khi nhóm lớn có quy mô hơn 10 người

Theo thời gian tồn tại: Nhóm có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn Nhóm ngắn

hạn là nhóm tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như nhóm

dự án hoặc nhóm nghiên cứu Nhóm dài hạn là nhóm tồn tại trong mộtkhoảng thời gian dài, chẳng hạn như gia đình hoặc nhóm bạn bè

2 Các giai đoạn hình thành nhóm

Hình thành (Forming): Trong giai đoạn này, hầu hết các thành viên trong

nhóm đều tích cực và lịch sự Một số lo lắng, vì họ chưa hiểu rõ công việc củanhóm sẽ làm gì Những người khác chỉ đơn giản là vui mừng về nhiệm vụ phíatrước Giai đoạn này có thể kéo dài một thời gian, khi mọi người bắt đầu làm việccùng nhau và khi họ cố gắng tìm hiểu đồng nghiệp mới

Biến động (Storming): Tiếp theo, nhóm của bạn sẽ tiến vào giai đoạn thử

thách, nơi mọi người bắt đầu đẩy mạnh các ranh giới được thiết lập trong giai đoạnhình thành Đây là giai đoạn mà nhiều nhóm không thành công

Biến động thường bắt đầu khi có xung đột giữa phong cách làm việc tự nhiên củacác thành viên trong nhóm Mọi người có thể làm việc theo những cách khác nhaucho mọi loại lý do, nhưng nếu những phong cách làm việc khác nhau gây ra nhữngvấn đề không lường trước, họ có thể trở nên nản lòng

Chuẩn hóa (Norming): Đây là lúc mọi người bắt đầu giải quyết sự khác biệt

của họ, đánh giá cao thế mạnh của đồng nghiệp, và tôn trọng thẩm quyền của bạnvới tư cách là một nhà quản lý Bây giờ các thành viên trong nhóm của bạn hiểunhau hơn, họ có thể giao tiếp với nhau, và họ có thể nhờ người khác giúp đỡ vàcung cấp phản hồi mang tính xây dựng Mọi người phát triển cam kết mạnh mẽ hơn

Trang 9

cho mục tiêu nhóm, và bạn bắt đầu thấy được những tiến bộ tốt đẹp Thường có sựchồng chéo kéo dài giữa hai giai đoạn thử thách và định hình, bởi vì khi nhiệm vụmới được đưa ra, nhóm của bạn có thể trở lại với hành vi từ giai đoạn biến động.

Hoạt động (Performing): Giai đoạn này đến khi mọi người bắt đầu chấp

nhận nhau, chấp nhận sự khác biệt, cố gắng giải quyết các mâu thuẫn, nhận biết thếmạnh của các thành viên khác và tôn trọng lẫn nhau Các thành viên bắt đầu traođai với nhau suôn sẻ hơn, tham khảo ý kiến lẫn nhau và yêu cầu sự trợ giúp khi cầnthiết Có thể bắt đầu có các ý kiến mang tính xây dựng Mọi người bắt đầu nhìn vàomục tiêu chung và có cam kết mạnh mẽ hơn trong công việc Có thể có các quy tắcmới được hình thành và tuân thủ để giảm thiểu mâu thuẫn, tạo không gian thuận lợi

để các thành viên làm việc và cộng tác

Kết thúc (Ending): Điều này xảy ra trong các tình huống khác nhau, ví dụ

như khi dự án kết thúc, khi phần lớn thành viên rời bỏ nhóm để nắm các vị trí khác,khi tổ chức được tái cấu trúc… Đối với các thành viên tâm huyết của nhóm, đây làmột giai đoạn “đau thương”, “lưu luyến”, “tiếc nuối”,… nhất là đối với các thànhviên mà chưa nhìn thấy một tương lai tốt đẹp hơn

Trang 10

3 Các nguyên tắc cơ bản khi làm việc nhóm

Nguyên tắc định hướng: Xác định tầm nhìn của nhóm

 Lên trên: Đúng đắn, phù hợp với giá trị, khuôn mẫu xã hội

 Bên trong: Khơi dậy đam mê, hứng thú của các thành viên nhóm

 Phía sau: Gắn kết giá trị, kinh nghiệm trong quá khứ của nhóm

 Phía trước: Thể hiện tương lai phát triển của nhóm

 Xung quanh: Thể hiện vị thế của nhóm trong môi trường, tận dụng hợp lýnguồn lực bên ngoài

Nguyên tắc liên kết: Xây dựng mối liên kết bền vững bằng cách xử lý những

mắt xích yếu nhất, với những đặc điểm:

 Không bắt kịp tốc độ của những thành viên khác

 Không phát triển trong lịch vực họ đảm nhận

 Không có tầm nhìn xa

 Không thể khắc phục được những điểm yếu cá nhân

 Không thể làm gì khác ngoài phần việc của họ

 Không tự xây dựng và thực hiện được những triển vọng trong lĩnh vực củahọ

Nguyên tắc phù hợp: Phát huy hết khả năng của các thành viên thông qua

việc bố trí sắp xếp đúng người - đúng việc, bằng cách:

Đối với người lãnh đạo cần hiểu rõ:

• Nhóm: Mục tiêu, văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển

• Tình hình nhóm: môi trường, thực trạng, giải pháp…

• Thành viên trong nhóm: Kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ…

Đối với các các nhân: Tự tin, hiểu rõ chính mình, có niềm tin vào lãnh đạo,

Trang 11

 Tài năng

 Trí tuệ

 Sáng tạo

 Tinh thần trách nhiệm

4 Tầm quan trọng của làm việc nhóm

Làm việc nhóm hiệu quả không chỉ mang lại lợi ích cho tổ chức mà còn cótác dụng rất lớn đối với cá nhân:

Đối với tổ chức:

 Làm việc theo nhóm giúp tăng năng suất, hiệu quả công việc

 Khi làm việc các kỹ năng và kinh nghiệm của mỗi người thường bổ trợ lẫnnhau

 Gia tăng sự cam kết, tinh thần trách nhiệm và sự hài lòng trong công việc củamỗi cá nhân

Đối với cá nhân:

 Hoàn thiện hơn nhờ quá trình tương tác với nhóm (đặc biệt là các kĩ năngmềm)

 Vượt qua khó khăn và hạn chế khi làm việc độc lập

 Học hỏi được kiến thức từ người khác

 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, giúp giải quyết xung độthiệu quả

II KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Kỹ năng làm việc nhóm (hay Teamwork skills) là khả năng hợp tác và tương

tác hiệu quả với các thành viên khác trong một nhóm để đạt được mục tiêu chung,thường diễn ra trong các cuộc thảo luận, dự án, cuộc họp hay các hoạt động hợp táckhác Bao gồm khả năng giao tiếp, hợp tác, thích ứng, lãnh đạo, giải quyết xung đột

và nhiều khía cạnh khác liên quan đến việc làm việc trong môi trường nhóm

1 Phân công nhiệm vụ

Trang 12

Hoạt động nhóm ngày càng cần thiết trong các tổ chức để phân công và phốihợp công việc Đôi khi, có những công việc mà một người không thể giải quyếtmột mình hoặc không hiệu quả Do đó, làm việc nhóm là phương pháp tốt nhất đểhoàn thành nhiệm vụ Mỗi thành viên đóng góp vào công việc chung để đảm bảohoàn thành nhiệm vụ Phân công công việc không chỉ làm việc độc lập mà còn là

sự phối hợp Để đạt được mục tiêu, mỗi thành viên được phân công nhiệm vụ phùhợp với thái độ, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của họ Điều này phụ thuộc vàomục tiêu chung của nhóm và ý đồ của người lãnh đạo Để việc phân công nhómhiệu quả, cần tổng hòa các yếu tố cá nhân với mục tiêu chung và ý đồ của lãnh đạo

2 Giao tiếp trong nhóm

Giao tiếp trong nhóm là quá trình trao đổi thông tin để phối hợp hoạt độngcủa các thành viên Giao tiếp càng rõ ràng, chính xác thì mọi người sẽ hiểu nhau vànhiệm vụ để hợp tác Việc sử dụng kênh giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp cần đượccân nhắc Quá trình này xảy ra giữa các thành viên và với nhóm trưởng Mục đích

là thực hiện công việc và thỏa mãn nhu cầu xã hội Giao tiếp trong nhóm phải kếthợp hài hòa giữa giao tiếp chính thức và không chính thức Các cá nhân cần xemxét cẩn thận về tư cách phát ngôn của mình Hiệu quả của hoạt động nhóm đượcthể hiện qua hoạt động giao tiếp giữa các cá nhân Điều này có thể thấy qua việccác thành viên nắm rõ thông tin cơ bản của nhau, tương tác thường xuyên quanhiều hình thức, có ảnh hưởng đến nhau, được công nhận là thành viên của nhóm

Trang 13

Phong cách “quyết đoán”:

Phong cách này chính là “Hãy đi cùng tôi” Họ muốn mọi người sẵn lòng đitheo hướng mới với những quan điểm rõ ràng của nhóm Phong cách này thể hiện

sự mong muốn được hiểu bản thân và các thành viên trong nhóm, được thể hiệnqua khả năng tư duy và cảm xúc của người lãnh đạo Phong cách này đặc biệt phùhợp khi nhóm cần thay đổi và đề ra mục tiêu rõ ràng

Phong cách “hợp tác”:

Phong cách này mang ý nghĩ “lo cho dân trước đã” Nó tạo ra sự hòa hợp vàxây dựng mối quan hệ cảm xúc giữa người lãnh đạo và thành viên trong nhóm, thểhiện qua sự đồng cảm, mối quan hệ và giao tiếp trong nhóm Phong cách này đặcbiệt hữu ích để hàn gắn các thành viên sau xung đột hoặc động viên họ trong nhữngthời điểm khó khăn Nó tạo ra phản hồi tích cực và phù hợp trong môi trường làmviệc

Phong cách “dân chủ”:

Phong cách này được hiểu theo “Mọi người nghĩ thế nào?” Phong cách dânchủ đòi hỏi sự đồng thuận qua việc mọi người tham gia đóng góp ý kiến Phongcách này giúp xây dựng tinh thần đồng đội và sức mạnh từ sự đồng lòng Lãnh đạothường áp dụng phong cách này khi cần sự hợp tác tích cực để đóng góp ý tưởngcho một dự án hoặc nhiệm vụ mới

Phong cách “kích thích”:

Phong cách "kích thích" có tính chất "Hãy làm như tôi" được sử dụng đểthiết lập các tiêu chuẩn cao nhất cho mọi người, bao gồm cả lãnh đạo Khả năng tưduy và cảm xúc kèm theo là động lực thúc đẩy sự sáng tạo và nhiệt tình trong côngviệc Phong cách này thích hợp khi nhóm muốn đạt được kết quả nhanh chóng từcác thành viên tự chủ, vì họ không cần nhiều sự hướng dẫn

Phong cách “huấn luyện”:

Phong cách "huấn luyện" thường thúc đẩy bằng cách nói: "Hãy thử đi",nhằm giúp mọi người phát triển và tiến xa hơn trong tương lai Lãnh đạo thườnggiao nhiệm vụ thách thức để kích thích sự sáng tạo của nhân viên Phong cách này

Trang 14

phù hợp khi muốn phát triển năng lực của các thành viên, nhưng không hiệu quảnếu họ không sẵn lòng học hỏi hoặc thay đổi cách làm việc của mình, và khi lãnhđạo không đủ khả năng hỗ trợ họ Thường được áp dụng khi chuẩn bị cho việc kếthừa vị trí lãnh đạo trong tương lai.

3.2 Công cụ điều hành nhóm

Động não

Động não là kỹ thuật thu thập ý tưởng từ các thành viên Nguyên tắc là càngnhiều ý tưởng được thu thập càng tốt, vì vậy người điều hành cần tạo điều kiệnthuận lợi để nhận ý tưởng Kỹ thuật này ưu tiên số lượng ý tưởng hơn là chấtlượng, không đánh giá, phê bình hoặc loại bỏ bất kỳ ý tưởng nào, và chấp nhận mọi

ý tưởng, dù có thể là lạ lùng hoặc trái ngược

Bản đồ tư duy

Bản đồ tư duy là một công cụ phân tích vấn đề bằng cách khởi điểm từ mộtvấn đề chính, sau đó phân tích các mối liên hệ với các vấn đề khác cụ thể hơn, vàtiếp tục phân tích các vấn đề chi tiết hơn cho đến khi đạt được ý kiến chi tiết, cụthể Hình vẽ của nó thường được miêu tả như một loạt nhánh, từ nhánh lớn nhấtđến các nhánh nhỏ hơn và cuối cùng đến các nhánh nhỏ nhất, tạo thành một dạngdây thần kinh

Tư duy sáu chiếc mũ

Trang 15

Đây là một phương pháp đánh giá sự việc từ nhiều góc độ khác nhau nhằmđưa ra quyết định tốt hơn bằng cách kết hợp cảm tính và lý tính, khuyến khích sựsáng tạo trong quyết định Phương pháp này giúp nhóm hoặc các thành viên hiểusâu hơn về mọi khía cạnh của vấn đề, nhận biết nguy cơ và cơ hội, tránh sai lầmtrong quản lý nhân sự và đề xuất những điểm yếu của một kế hoạch hành động.Trong đó:

(1) Mũ trắng: đại diện cho việc đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trênnhững sự kiện có sẵn

(2) Mũ đỏ: đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc chấm phẩy

(3) Mũ đen: đánh giá vấn đề theo nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè

(4) Mũ vàng: suy nghĩ một cách tích cực, lạc quan sẽ giúp thấy thấy hết đượcnhững lợi ích và cơ hội mà quyết định nó mang lại

(5) Mũ xanh lá cây: tượng trưng cho sự sáng tạo lối tư duy tự do và cởi mở sẽ giúptìm ra những giải pháp về để giải quyết vấn đề

(6) Mũ xanh dương: đây là chiếc mỗi người chủ tọa đội để kiểm soát tiến trình cuộchọp phải khi gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, chủ tọa có thể linh hoạt điều

chỉnh cách tư duy của mọi người dự sang hướng mũ xanh lá cây Vậy còn khi

là kế hoạch dự phòng chủ đạo sẽ yêu cầu mọi người tư duy theo cách mũ đen

4 Thảo luận và đưa ra quyết định trong nhóm

Ra quyết định từ trên xuống

Trang 16

Theo cách này, người lãnh đạo hoặc cấp cao hơn quyết định một cách tuyệtđối, không cần thảo luận hay tư vấn từ nhóm, chỉ cần thông báo quyết định thôngqua các kênh phù hợp Phương pháp này tiết kiệm thời gian vì quyết định được đưa

ra nhanh chóng, đặc biệt là trong những trường hợp tiêu chuẩn Tuy nhiên, phươngpháp này có thể gây hậu quả tiêu cực nếu người ra quyết định thiếu thông tin, chủquan và độc đoán, dẫn đến các vấn đề không lường trước được hoặc sự bất mãn từcác thành viên, gây khó khăn trong việc đạt mục tiêu chung

Ra quyết định nguyên tắc đa số

Theo cách này, quyết định trong nhóm được đưa ra bằng cách mỗi thànhviên tham gia bằng một phiếu bình đẳng Tuy nhiên, vì quyết định dựa trên đa số,các thành viên thiểu số có thể cảm thấy bị cô lập và dẫn đến sự thiếu quyết tâmtrong nhóm

Ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận

Theo phương pháp này, quyết định chỉ được đưa ra sau khi thảo luận mọi ýkiến, không bỏ qua bất kỳ ý kiến nào, kể cả các ý kiến trái chiều Quyết định đượcđưa ra với sự tham gia của tất cả các thành viên và chỉ có thể đạt được khi toàn bộnhóm đồng ý Phương pháp này thúc đẩy sự sáng tạo và quyết tâm từ tất cả cácthành viên Tuy nhiên, nó có thể mất nhiều thời gian hơn, nhưng đạt được sự đồngthuận hoàn toàn, đặc biệt yêu cầu các thành viên có kỹ năng làm việc nhóm cao

5 Giải quyết các xung đột

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong làm việc nhóm là kỹ năngquản lý xung đột và mâu thuẫn do sự khác biệt giữa các thành viên về tư tưởng,

Ngày đăng: 05/05/2024, 11:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w