1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo bài tập nhóm học phần hệ thống thông tin quản lý tên Đề bài hệ thống quản lý chuỗi cung Ứng trong doanh nghiệp vinamilk

31 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp Vinamilk
Tác giả Nguyễn Hữu Thùy Sang, Hồ Thị Anh Thư, Nguyễn Thị Huyền Trang, Trương Hoàng Nguyên Thảo, Đinh Thị Tú Uyên
Người hướng dẫn Võ Thị Thanh Vân
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý
Thể loại Báo cáo bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,81 MB

Cấu trúc

  • 1. Tổng quan doanh nghiệp Vinamilk (3)
    • 1.1 Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp (3)
    • 1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh (5)
    • 1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty (0)
    • 1.4 Phân tích mô hình lực lượng cạnh tranh của Porter tại doanh nghiệp. Trình bày các chiến lược về HTTT công ty đã triển khai để đối phó với các lực cạnh tranh này (7)
    • 2.1 Tổng quan về hệ thống (10)
    • 2.2 Trình bày chức năng của hệ thống (11)
    • 2.3 Thành phần cấu thành nên hệ thống (11)
    • 2.4 Tác động/Tầm quan trọng của HTTT ứng dụng này đến doanh nghiệp (12)
    • 2.5 Cơ hội, thách thức gặp phải khi triển khi hệ thống thông tin này trong doanh nghiệp VINAMILK (13)
    • 3.1 Lựa chọn, mô tả quy trình kinh doanh và vẽ lưu đồ làm việc của hệ thống liên (14)
    • 3.2 Trình bày vai trò của ứng dụng odoo trong việc thực hiện quy trình bán hàng. .13 (15)
    • 3.3 Trình bày các thực thể liên quan trong quy trình bán hàng và mối quan hệ giữa các thực thể trong quy trình này (17)
    • 3.4 Xây dựng và khai báo dữ liệu liên quan đến quy trình đã chọn vào hệ thống (19)
    • 3.5 Khai thác các thông tin đầu ra từ hệ thống. Hãy cho biết, các thông tin đầu ra đó, hỗ trợ cho việc ra quyết định như thế nào? (27)

Nội dung

Trình bày các chiến lược về HTTT công ty đã triển khai để đối phó với các lực cạnh tranh này trong doanh nghiệp...5 2 Giới thiệu hệ thống quản lý chuỗi cung ứng...8 2.1 Tổng quan về hệ t

Tổng quan doanh nghiệp Vinamilk

Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp

Vinamilk là thương hiệu thuộc công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, được thành lập vào năm 1976

Trụ sở chính: Số 10, đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Ngoài ra Vinamilk còn có 3 chi nhánh chính tại Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”

Sứ mệnh : “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”

Logo mới nhất của Vinamilk được cập nhật vào 6/7/2023

Slogan cũng được thay đổi từ “Vươn cao Việt Nam” thành “Vui Khỏe Mỗi Ngày”

Email: vinamilk@vinamlilk.com.vn

Website: https://www.vinamilk.com.vn/vi

Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Vinamilk là công ty lớn là công ty dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam mà còn đứng thứ 5 trong Top 10 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu 2023 theo Brand Finance, cũng là đại diện duy nhất đến từ ngành sữa khu vực Đông Nam Á

Chiến lược phát triển trong thời gian tới:

Hội đồng Quản trị Vinamilk xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn để định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh Tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam, Vinamilk xác định chiến lược phát triển với 3 trụ cột chính được thực thi, bao gồm:

- Trở thành 1 trong 30 công ty sữa lớn nhất Thế giới về doanh thu

- Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao: Nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cách tân, mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm phong phú và tiện lợi.

- Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam: Ưu tiên tập trung vào việc phát triển thị trường nội địa, có tiềm năng phát triển còn rất lớn Mở rộng thâm nhập và bao phủ khu vực nông thôn với các dòng sản phẩm phổ thông, nơi tiềm năng tăng trưởng còn rất lớnTăng cường tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia tăng, đặc biệt tại các khu vực thành thị Tiếp tục phát triển hệ thống phân phối nội địa mạnh mẽ, tăng cường thị phần và duy trì vị trí dẫn đầu của Vinamilk trên thị trường.

- Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á: Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội hoạt động mua bán sáp nhập M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh số Tăng cường sự hợp tác mạnh mẽ với các đối tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc và kết hợp Tiếp tục mở rộng các thị trường xuất khẩu mới với chiến lược chuyển đổi từ xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với các đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới.

Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm sữa và các sản phẩm dinh dưỡng khác tại Việt Nam Sản phẩm của Vinamilk bao gồm các sản phẩm chính là sữa tươi, sữa bột và các sản phẩm giá trị gia tăng như sữa đặc, sữa chua ăn và sữa chua uống, kem và phô mai

Hệ thống phân phối rộng rãi, năm 2020 hệ thống phân phối của Vinamilk có tổng số điểm lẻ toàn quốc đạt hơn 240.000 (kênh truyền thống) và 7.800 (kênh hiện đại) Có khoảng 500 cửa hàng trên cả nước, phủ cả 63 tỉnh thành Sản phẩm của Vinamilk còn được xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia trên thế giới, bao gồm khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và các nước khác.

Công ty trang bị hệ thống trang trại bò sữa với các tiêu chuẩn chất lượng và quy mô hàng đầu thế giới để chủ động nguồn nguyên liệu tươi ngon giàu dinh dưỡng với chất lượng vượt trội Đây là yếu tố giúp gia tăng sức cạnh tranh cho Vinamilk trong ngành hàng này, đặc biệt là với sản phẩm nhập khẩu Hệ thống ở 13 trang trại liên tục mở rộng, được đầu tư, áp dụng các công nghệ 4.0 trong chăn nuôi, quản lý và đạt các chuẩn quốc tế như Globalgap, Organic châu Âu Cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng tốt nhất

Vinamilk đầu tư vào chiến lược tiếp thị và quảng cáo sản phẩm để xây dựng thương hiệu mạnh mẽ thông qua các kênh truyền thông và mạng xã hội Các quảng cáo của Vinamilk hướng đến đối tượng trẻ em Khuyến mãi cũng là một hình thức quảng cáo nổi bật sản phẩm của Vinamilk

1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty: a) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: b) Chức năng của mỗi bộ phận: Đại hội cổ đông: Những người có quyền biểu quyết từ cổ đông phổ thông đến cổ đông ưu đãi biểu quyết Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần Có quyền quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụ đảm bảo sản xuất dựa trên các định hướng phát triển của công ty Ngoài ra, đại hội đồng cổ đông còn có thể quyết định sửa đổi hay bổ sung vào vốn điều lệ của công ty Một số quyền hạn khác như bầu hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hay quyết định giải thể, tổ chức lại công ty.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chức Vinamilk.Vị trí này có toàn quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến mục tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp đại hội đồng cổ đông

Giám đốc, Tổng giám đốc công ty: Là người phân công công việc và điều hành kinh doanh của công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk

Ban kiểm soát: Có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực, mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh Các hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cách hợp pháp. c) Phân loại các nhà quản trị vào các nhóm: Quản trị cấp cao, quản trị cấp trung, quản trị cấp tác nghiệp

Quản trị cấp cao của Vinamilk: Bộ máy quản trị cấp cao bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các giám đốc kiểm toán, kiểm soát nội bộ, giám đốc nội bộ.

Quản trị cấp trung của Vinamilk: Bộ máy quản trị cấp trung bao gồm các giám đốc các bộ phận của công ty như: Giám đốc hoạch định chiến lược, Giám đốc công nghệ thông tin, Giám đốc quản lý chi nhánh nước ngoài, Giám đốc điều hành dự án,….

Quản trị cấp cơ sở: Bộ máy quản trị cấp cơ sở của Vinamilk bao gồm các trưởng các bộ phận, tổ sản xuất trong các phân xưởng d) Đặc điểm về việc ra quyết định của các nhà quản trị này Ở Vinamilk, quyết định dài hạn thường được đưa ra bởi các nhà quản trị cấp cao như Ban Giám đốc (Board of Directors) và Hội đồng Quản trị ( Board of Management ).

Quyết định trung hạn thường được đưa ra bởi Ban giám đốc và các bộ phận quản lý chức năng trong công ty Các bộ phận này có thể bao gồm các phòng ban như Kế hoạch chiến lược, Kinh doanh và tiếp thị, Tài chính, Sản xuất và Nghiên cứu phát triển.

Quyết định ngắn hạn thường được đưa ra bởi các nhà quản lý và chuyên gia trong các bộ phận chức năng của công ty Các bộ phận này có thể bao gồm Kế hoạch chiến lược, Kinh doanh và tiếp thị, Tài chính, Sản xuất, Nghiên cứu và phát triển, Vận hành, và các bộ phận khác.

1.4 Phân tích mô hình lực lượng cạnh tranh của Porter tại doanh nghiệp Trình bày các chiến lược về HTTT công ty đã triển khai để đối phó với các lực cạnh tranh này trong doanh nghiệp a) Phân tích mô hình lực lượng cạnh tranh của Porter

- Đối thủ cạnh tranh trong ngành:

Hiện tại thị trường sữa Việt Nam có quy mô khoảng 3 tỷ đồng Vì vậy Vinamilk đang phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu nội địa, ngoại nhập có thể tạo sức ép mạnh mẽ như TH True Milk, Abbott, Nestle, Mead Johnson, Thị trường sữa trong tương lai chắc chắn sẽ tiếp tục mở rộng dẫn đến mức độ cạnh tranh hiện tại ngày một tăng cao.

Về mặt hàng sữa nước, tuy Vinamilk hiện đang chiếm thị phần lớn nhất, với nhiều phân khúc thị trường, một số thị phần gần như là độc quyền Mặc dù như thế nhưng vẫn phải ra sức tranh giành thị trường với những thương hiệu tầm cỡ như Mộc Châu,

Cô gái Hà Lan, Những doanh nghiệp này đều có tên tuổi lớn và những chiến lược marketing ấn tượng, nguồn tài chính dồi dào.

Phân tích mô hình lực lượng cạnh tranh của Porter tại doanh nghiệp Trình bày các chiến lược về HTTT công ty đã triển khai để đối phó với các lực cạnh tranh này

a) Phân tích mô hình lực lượng cạnh tranh của Porter

- Đối thủ cạnh tranh trong ngành:

Hiện tại thị trường sữa Việt Nam có quy mô khoảng 3 tỷ đồng Vì vậy Vinamilk đang phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu nội địa, ngoại nhập có thể tạo sức ép mạnh mẽ như TH True Milk, Abbott, Nestle, Mead Johnson, Thị trường sữa trong tương lai chắc chắn sẽ tiếp tục mở rộng dẫn đến mức độ cạnh tranh hiện tại ngày một tăng cao.

Về mặt hàng sữa nước, tuy Vinamilk hiện đang chiếm thị phần lớn nhất, với nhiều phân khúc thị trường, một số thị phần gần như là độc quyền Mặc dù như thế nhưng vẫn phải ra sức tranh giành thị trường với những thương hiệu tầm cỡ như Mộc Châu,

Cô gái Hà Lan, Những doanh nghiệp này đều có tên tuổi lớn và những chiến lược marketing ấn tượng, nguồn tài chính dồi dào.

→ Qua đó cho thấy đối thủ cạnh tranh trong ngành hiện tại của Vinamilk là cực kì lớn, đây cũng chính là rào cản lớn của Vinamilk hiện tại và trong tương lai.

- Đối thủ cạnh tranh tiềm năng:

Mặc dù ngành sữa đang tăng trưởng nhanh nhưng vẫn có nhiều rào cản đối với các doanh nghiệp mới muốn gia nhập như sau:

+ Đòi hỏi vốn nhiều cho sản xuất, nghiên cứu, quảng bá và đặc biệt là phân phối sản phẩm.

+ Đòi hỏi các doanh nghiệp mới phải có những nỗ lực, đầu tư mạnh mẽ để vượt qua rào cản khi mà các sản phẩm nổi tiếng đã có chỗ đững trong lòng người tiêu dùng như: Vinamilk, Dutch Lady,…

+ Những doanh nghiệp mới khi muốn tiếp cận các kênh phân phối sẽ phải tốn nhiều chi phí do các doanh nghiệp sữa lớn hiện nay ở Việt Nam hầu hết đều có một hệ thống phân phối rộng khắp và chuyên nghiệp.

+ Không dễ dàng để có thể tạo dựng thương hiệu, giành được sự trung thành của người tiêu dùng từ tay những ông lớn khác trong ngành.

→ Áp lực đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Vinamilk là rất thấp.

Nhu cầu của khách hàng đối với khẩu vị và sức khỏe đang ngày càng gia tăng Vì vậy để đáp ứng nhu cầu của khách hàng rất nhiều các sản phẩm thay thế sữa ra đời như ngũ cốc, nước giải khát, các loại sữa chua,…Yếu tố này tác động tới công ty cũng như ngành sữa, Tuy nhiên tác động này còn nhỏ vì các sản phẩm thay thế này tuy có thể cung cấp các dưỡng chất cần thiết cũng như có giá trị dinh dưỡng cao nhưng thời gian bảo quản của chúng ngắn, không thể sử dụng giống như đặc thù riêng của sản phẩm sữa truyền thống Vinamilk.

→ Áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế là thấp.

Hiên nay thương hiệu này đã có hệ thống trang trại chuẩn quốc tế lớn nhất châu Á trải dài khắpViệt Nam với 12 trang trại, cùng đàn bò có số lượng 130 nghìn con (bao gồm cả hàng nghìn nông dân trên cả nước) Hệ thống trang trại của Vinamilk được ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý trang trại và chăn nuôi bò sữa, đàn bò cũng được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, Úc, New Zealand mang đến cho Vinamilk những sản phẩm sữa tươi chất lượng nhất Mỗi ngày hệ thống trang trại này cung cấp cho Vinamilk 950-1000 tấn sữa.

Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 đã tác động lớn tới nguồn cung. Hoạt động thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk từ hộ chăn nuôi ở một số địa phương gặp khó khăn do giãn cách xã hội kéo dài Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, một số loại không có nguồn cung nên khẩu phần ăn của bò thay đổi làm ảnh hưởng nhiều đến chăn nuôi nông hộ, dẫn tới nhiều hộ nông dân buộc phải dịch chuyển ngành nghề

Hiện nay Vinamilk đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức liên quan tới tình trạng khan hiếm nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào, giá cả hàng hóa thức ăn chăn nuôi leo thang, giá cước vận tải tăng cao…

→ Áp lực của nguồn cung lại trở nên mạnh mẽ.

Hiện nay khách hàng có nhiều nhu cầu uống sữa khác nhau, họ có thể muốn thử nhiều loại khác nhau hoặc muốn thay đổi hương vị Họ có nhiều sự lựa chọn bởi thị trường sữa khá lớn nên giá thành không quá chênh lệch Khách hàng cũng có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin trên các trang mạng internet, có thể cân nhắc đưa ra một lựa chọn phù hợp với một mức giá hợp lý, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của Vinamilk bởi sự cân nhắc của khách hàng.

Khách hàng mua trực tiếp tại các cửa hàng sẽ có khả năng thương lượng giá đối với Vinamilk là thấp Thay vào đó là các khách hàng như các đại lý phân phối lớn, họ sẽ có khả năng thương lượng giá lớn hơn bở họ chính là đối tượng khách hàng quyết định đến khả năng mua hàng của các khách hàng lẻ qua cách tư vấn, giới thiệu của khách hàng mua với số lượng lớn. b) Chiến lược về HTTT công ty đã triển khai để đối phó với các lực cạnh tranh này trong doanh nghiệp

- Dẫn đầu chi phí thấp:

Hệ thống ERP của Vinamilk đã giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh Nhờ vào việc tự động hóa nhiều công việc và theo dõi tiến trình sản xuất trực tiếp, Vinamilk đã nhanh chóng tăng cường năng suất và giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất Vinamilk đã có khả năng quản lý tồn kho một cách hiệu quả hơn Hệ thống còn cho phép theo dõi chính xác lượng hàng tồn kho, giúp đưa ra quyết định chính xác về việc mua hàng và quản lý hàng tồn kho một cách thông minh Điều này giúp tránh tình trạng hàng tồn kho dư thừa hoặc thiếu hụt, từ đó đơn giản hóa, tinh gọn nhiều nghiệp vụ tốn kém thời gian, chi phí.

Vinamilk sử dụng hệ thống thông tin CRM để thu thập và phân tích dữ liệu thị trường, nhu cầu khách hàng và xu hướng tiêu dùng để nắm bắt thông tin chi tiết về ngành công nghiệp sữa và thị trường, Vinamilk có thể đưa ra các quyết định chiến lược về nghiên cứu và phát triển sản phẩm Ngoài ra còn hỗ trợ cho các hoạt động tiếp thị của Vinamilk Tiếp thị hỗn hợp ( 4P: Product, Price, Promotion, Place ) từ đó điều chỉnh và cải thiện chiến lược sản phẩm khác biệt hoá Vinamilk tạo ra các sản phẩm khác biệt

- Tập trung vào phân khúc thị trường và tăng cường cộng tác với khách hàng:

Vinamilk sử dụng hệ thống thông tin CRM để quản lý thông tin khách hàng, bao gồm dữ liệu về sở thích, thị hiếu, tuổi tác, phản hồi và phản ánh của khách hàng Bằng cách theo dõi và phân tích thông tin này, Vinamilk có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng Hệ thống này giúp Vinamilk tạo ra các chiến lược tập trung vào từng phân khúc thị trường cụ thể, tùy chỉnh sản phẩm, dịch vụ và chiến dịch tiếp thị để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng, tăng cường công tác với khách hàng

2 Giới thiệu hệ thống quản lý chuỗi cung ứng

Tổng quan về hệ thống

Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) là quá trình tích hợp quản lý cung và cầu, bao gồm việc lập kế hoạch, quản lý các hoạt động như tìm nguồn cung ứng, sản xuất, hoạt động logistics, để biến đổi từ nguyên liệu thô thành sản phẩm và giao cho khách hàng Mục tiêu là đảm bảo mang lại giá trị cho doanh nghiệp, khách hàng và đạt lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Mục tiêu của việc quản trị chuỗi cung ứng nhằm tối đa tổng giá trị của chuỗi được tạo ra bằng cách làm hài lòng khách hàng thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn lực, bao gồm phân phối, lao động, và lưu trữ, đồng thời giữ mức chi phí chuỗi cung ứng ở mức tối thiểu.

Trình bày chức năng của hệ thống

Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) có nhiệm vụ tối ưu hóa các hoạt động, tăng cường tính linh hoạt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua việc quản lý các hoạt động từ nguồn cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng, đảm bảo hoạt động hiệu quả và liên tục của chuỗi cung ứng:

- Quản lý dự báo và kế hoạch trong SCM đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo nhu cầu và lên kế hoạch cho sản xuất, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa Duy trì cân bằng giữa nguồn cung và nguồn cầu, đảm bảo rằng sản phẩm sẽ được cung cấp đúng lúc và đúng lượng Quản lý dự báo và kế hoạch trong SCM đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo nhu cầu và lên kế hoạch cho sản xuất, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa

- Chức năng quản lý mua hàng trong SCM tập trung vào việc chọn nhà cung cấp, thương thảo các hợp đồng và quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp Đảm bảo rằng nguồn cung đáp ứng đủ các yêu cầu về chất lượng, giá cả và thời gian.

- Quản lý kho và lưu trữ trong SCM có nhiệm vụ quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến việc lưu trữ và quản lý hàng tồn kho Chức năng này bao gồm việc kiểm soát hàng tồn kho, xử lý đơn hàng, đóng gói sản phẩm, thực hiện đánh giá về chất lượng và quản lý thông tin liên quan đến các sản phẩm.

- Quản lý vận chuyển đảm bảo việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa diễn ra một cách hiệu quả Lựa chọn các phương tiện và theo dõi quá trình vận chuyển.

- Quản lý thông tin trong SCM là quá trình thu thập, xử lý và quản lý thông tin liên quan đến chuỗi cung ứng Sử dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý để đảm bảo truyền tải thông tin chính xác và đúng thời hạn giữa các bên.

- Quản lý quan hệ đối tác trong SCM liên quan đến việc xem xét và quản lý mối quan hệ với các đối tác trong chuỗi cung ứng, bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và khách hàng Việc xây dựng và duy trì quan hệ đối tác tốt giữa các bên là quan trọng để đạt được sự hợp tác và tối ưu hóa hiệu quả của chuỗi cung ứng.

Thành phần cấu thành nên hệ thống

Sản xuất: Doanh nghiệp cần biết mình cần làm gì và cách thực hiện ra sao, thời gian như thế nào Giai đoạn sản xuất cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia có kinh nghiệm để có được sản phẩm phù hợp với thị trường nhất Đồng thời phải đảm bảo được số lượng sản phẩm đưa ra thị trường là đủ và không bị lãng phí.

Vận chuyển: là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển như nguyên vật liệu, sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền Cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn phương thức thức vận chuyển. Các phương thức vận chuyển cơ bản: Đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không,…

Tồn kho: là việc hàng hoa hóa được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty Nếu tồn kho ít nghĩa là sản phẩm của công ty được sản xuất bao nhiêu sẽ được tiêu thụ bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa Định vị: Nguồn nguyên vật liệu ở đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Những địa điểm nào chúng ta nên đặt phương tiện cho sản xuất và cho kho bãi? Địa điểm nào là hiệu quả về mặt chi phí để sản xuất và đặt kho bãi? Một khi tất cả những quyết định được thực hiện thì sẽ xác định được các con đường tốt nhất để sản phẩm có thể vận chuyển tới nơi tiêu thụ đầu cuối một cách hiệu quả Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền cung ứng Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả

Thông tin đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống SCM Việc khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và thu thập lượng thông tin cần thiết là quan trọng Đối với doanh nghiệp, việc đặt ra câu hỏi: Cần thu thập bao nhiêu dữ liệu và nên chia sẻ bao nhiêu thông tin? Thông tin chính xác và kịp thời có thể tạo cơ hội cho sự phối hợp và quyết định tốt hơn Thông tin "tốt" giúp con người đưa ra quyết định hiệu quả về việc sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, nơi nào nên đặt hàng và cách vận chuyển tốt nhất.Khi thông tin là đáng tin cậy, hệ thống SCM có khả năng cung cấp kết quả chính xác.Ngược lại, nếu thông tin không chính xác, hệ thống SCM sẽ không hoạt động hiệu quả.

Tác động/Tầm quan trọng của HTTT ứng dụng này đến doanh nghiệp

Quản lý quan hệ khách hàng: Hệ thống CRM giúp cho doanh nghiệp nắm rõ thông tin về khách hàng như: Thị hiếu,tuổi tác, nhu cầu, các thông tin phản hồi của khách hàng Từ đó giúp cho doanh nghiệp có những định hướng sản xuất kinh doanh khi hợp tác với những nhu cầu của khách hàng.

Nâng cao năng suất làm việc: Phần mềm CRM giúp cải thiện quá trình gửi email trở nên nhanh lẹ hơn Nhờ vậy, các nhân viên kinh doanh và bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ biết được ngay thời điểm khách hàng mở email, để tiến hành cuộc gọi chăm sóc khách hàng nhanh nhất.

Tăng cường liên kết giữa các bộ phận doanh nghiệp: Nhờ vào phần mềm CRM có khả năng liên kết các bộ phận của doanh nghiệp chẳng hạn như: team sale, team marketing có thể cùng nhau đưa ra những chiến lược, đề xuất thêm thông tin, ý tưởng sáng tạo hơn về kịch bản phân phối và bán sản phẩm. b)Tầm quan trọng:

SCM giải quyết đầu ra lẫn đầu vào cho Vinamilk một cách hiệu quả

Giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho Vinamilk nhờ SCM có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ

Hỗ trợ cho các hoạt động tiếp thị của Vinamilk: Tiếp thị hỗn hợp ( 4P: Product, Price, Promotion, Place ) Đóng vai trò then chốt trong việc đưa ra sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp

Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty Vinamilk và tạo điều kiện cho các chiến lược thương mại điện tử phát triển

Cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng và phân tích dữ liệu thu thập được/ lưu trữ hồ sơ với chi phí tối ưu nhất

Cung cấp khả năng trực quan hóa đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch

Cơ hội, thách thức gặp phải khi triển khi hệ thống thông tin này trong doanh nghiệp VINAMILK

Hệ thống SCM giúp Vinamilk tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng dẫn đến tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Quản lý hiệu quả các hoạt động logistics, từ đó giảm thiểu chi phí vận chuyển và phân phối Hệ thống SCM giúp Vinamilk mở rộng thị trường ra các khu vực và quốc gia mới.

Vinamilk nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng nhờ hệ thống SCM Nhờ vậy mà nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Hệ thống SCM kết nối VINAMILK với các nhà cung cấp và đối tác liên quan, tạo ra cơ hội cải thiện tương tác, đàm phán giá cả và đầu vào, đồng thời tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng b) Thách thức:

- Thách thức khâu cung ứng đầu vào

Giá thành sản xuất, giá nguyên liệu sữa đầu vào có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào biến động của thị trường Theo như cam kết gia nhập WTO, mức nhập khẩu sữa bột thành phẩm phải ở mức 25% nhưng hiện nay vẫn còn thấp hơn cam kết này khiến nhiều dòng sản phẩm sữa nhập khẩu cạnh tranh mạnh với doanh nghiệp nội địa.

Nguồn nguyên liệu thu mua từ nước ngoài cũng gây ra các thách thức choVINAMILK Những đàn bò có sức khỏe yếu khiến cho chất lượng sữa giảm mạnh Người nuôi có thể sử dụng các loại thuốc kích thích để làm tăng trưởng đàn bò và tạo ra hương vị mới cho sữa Môi trường xung quanh trang trại nuôi dưỡng không hợp vệ sinh, ô nhiễm Các loại bệnh dịch cũng một phần gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa Sai sót của công nghệ trong quá trình lấy sữa cùng làm cho những con bò nhiễm trùng, bị bệnh

- Các thách thức trong khâu sản xuất

Những rủi ro liên quan đến hợp đồng giữa trang trại nuôi dưỡng và nơi thu mua nguyên liệu sản xuất Chất lượng sản phẩm và quy trình kiểm tra không đảm bảo, bảo quản không đúng cách Các tình huống tai nạn không thể tính trước như : cháy, ngập, ẩm mốc trong nơi lưu trữ nguyên liệu Quá trình xử lý nước thải không đúng quy định.

- Thách thức khâu phân phối đầu ra

Nguồn cung không đủ Hiệu quả của marketing không tốt, khiến cho doanh nghiệp có nhiều hàng tồn kho Việc quản lý không chặt chẽ, có các sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển, giao hàng Khách hàng không hài lòng với thái độ làm việc của nhân viên, gây ra các khiếu nại phàn nàn của khách hàng đến doanh nghiệp Thị hiếu của khách hàng trong tương lai có thể thay đổi Mạng lưới cung ứng vẫn còn nhiều nấc trung gian, do đó làm tăng chi phí giao dịch, tăng giá bán Thị trường rộng nên chưa bao quát hết Thiếu công ty cung cấp dịch vụ logistics trọn gói để tiết kiệm chi phí vận chuyển và vận chuyển một cách hiệu quả Ngay cả trong quá trình vận chuyển sản phẩm cũng chưa đảm bảo được các yêu cầu Công ty vẫn chưa tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các cửa hàng, siêu thị Các hạn chế trong bản quản sản phẩm Nhiều nguyên liệu đầu vào nhập từ nước ngoài nên giá thành cao

3 Ứng dụng HTTT đã chọn trong việc thực hiện quy trình kinh doanh cụ thể trong doanh nghiệp ( TRIỂN KHAI PHẦN MỀM ODOO)

Lựa chọn, mô tả quy trình kinh doanh và vẽ lưu đồ làm việc của hệ thống liên

a) Lựa chọn: Quy trình bán hàng b) Mô tả quy trình

Giới thiệu sản phẩm: Sử dụng chiến dịch tiếp thị và quảng cáo để tạo nhận thức về sản phẩm và thương hiệu Quảng cáo qua các kênh truyền thông và mạng xã hội nhằm tiếp cận khách hàng nhanh chóng.

Tạo yêu cầu báo giá: Sau khi khách hàng đã lựa chọn và đặt đơn sản phẩm, hệ thống sẽ hiển thị một báo giá cần xem xét Đầu tiên kiểm tra số lượng kho tồn để đảm bảo sản phẩm có đủ để giao cho khách hàng Sau đó kiểm tra thông tin, xác nhận ngày giao hàng và tạo báo giá.

Xử lý đơn hàng: Gửi yêu cầu báo giá cho khách hàng, gửi yêu cầu về tồn kho Xác nhận đơn hàng sẽ được đóng gói cẩn thận sản phẩm thành bưu kiện để giao đến cho khách hàng và dự kiến ngày giao hàng Đảm bảo được chất lượng sản phẩm vẫn còn tốt.

Giao hàng và theo dõi đơn: Tổ chức vận chuyển, sử dụng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, đảm bảo rằng sản phẩm sữa được theo dõi từ nguồn gốc đến khách hàng sử dụng một cách an toàn và hiệu quả.

Ghi nhận thanh toán cho khách hàng: Xác nhận khách hàng đã chọn thanh toán khi nhận hàng hay là chọn thanh toán khi đặt hàng.

Lưu trữ dữ liệu khách hàng: Lưu trữ lại thông tin cá nhân của khách hàng đã từng mua để có thể xác nhận lòng trung thành của khách với thương hiệu cũng như sản phẩm Qua đây chúng ta có thể cải thiện và phát triển. c) Vẽ lưu đồ

Trình bày vai trò của ứng dụng odoo trong việc thực hiện quy trình bán hàng .13

- Bán hàng hiệu quả hơn:

Odoo Sales giúp tăng cường hiệu suất bán hàng Với giao diện hiện đại cung cấp cho người bán một trải nghiệm trực quan và nhanh chóng Tất cả thông tin cần thiết được hiển thị đúng tại vị trí bạn cần Khả năng sử dụng trên di động cũng là một điểm mạnh của Odoo Sales Bạn có thể sử dụng không bị cố định ở một chỗ Giảm thiểu thao tác nhập dữ liệu Bạn có thể gửi báo giá chỉ trong vài cú nhấp chuột Chức năng chuyển đổi báo giá thành đơn đặt hàng và hóa đơn từ cùng một màn hình giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc Đồng thời, tích hợp với ứng dụng CRM giúp bạn quản lý quy trình bán hàng từ việc xác định tiềm năng đến việc hoàn tất, đảm bảo không bỏ sót bất kỳ khách hàng tiềm năng nào.

- Tạo báo giá chuyên nghiệp và thuận tiền:

Giao hàng & theo dõi đ n ơ nh n Ghi ậ thanh toán

Odoo cho phép bạn gửi hóa đơn Pro-forma cho khách hàng giúp khách hàng có cái nhìn rõ ràng về chi phí và dịch vụ mà bạn cung cấp Tính năng Upselling của Odoo Sales được tối ưu hóa để giúp công ty bán được nhiều hơn Bạn có thể đề xuất tùy chọn bổ sung, sản phẩm phụ, áp dụng các khuyến mãi và giảm giá để kích thích khách hàng mua sắm nhiều hơn Điều này giúp tăng doanh thu và tăng cường mối quan hệ với khách hàng Với chữ ký điện tử (Electronic Signature), bạn có thể bán hàng nhanh chóng hơn bằng cách cho phép khách hàng xem xét và ký báo giá của bạn trực tuyến. Không cần phải mất nhiều thời gian và công sức để gặp gỡ và trao đổi giấy tờ, việc ký báo giá trở nên đơn giản và tiện lợi hơn bao giờ hết.

- Dễ dàng quản lý đơn hàng và hợp đồng:

Odoo Sales cung cấp những tính năng hữu ích giúp tổ chức và theo dõi các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả Trong đó, 5 tính năng nổi trội nhất phải kể đến tính năng Sale Orders, Manage Invoicing from Sales Orders, Customer Portal, Order- Specific Routes, và Contracts. Đơn đặt hàng bán hàng (Sales Orders) cho phép bạn chuyển đổi báo giá thành đơn đặt hàng bán hàng chỉ trong một cú nhấp chuột Bạn cũng có thể cho phép khách hàng tự thực hiện việc này thông qua báo giá trực tuyến và Odoo eSign Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tăng tính linh hoạt trong quy trình bán hàng Bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa đơn đặt hàng, bán các bộ sản phẩm và gửi đơn hàng một phần nếu cần thiết.

Quản lý thanh toán từ đơn đặt hàng bán hàng (Manage Invoicing from Sales Orders) cho phép bạn lập hóa đơn dựa trên số lượng đã đặt hàng hoặc đã giao hàng, dựa trên thời gian và nguyên vật liệu Bạn có thể quản lý điều khoản thanh toán theo từng khách hàng hoặc từng hóa đơn Đồng thời, Odoo Sales cung cấp khả năng theo dõi và theo dõi tình trạng của hóa đơn một cách dễ dàng.

Cổng thông tin khách hàng (Customer Portal) cho phép khách hàng truy cập vào một cổng thông tin trực tuyến để xem báo giá, đơn đặt hàng bán hàng và theo dõi tình trạng của đơn hàng giao hàng theo thời gian thực Điều này giúp tăng tính minh bạch và tương tác với khách hàng.

Odoo Sales cũng cung cấp tính năng Lộ trình cụ thể cho đơn đặt hàng (Order-Specific Routes) Bạn có thể áp dụng các lộ trình đặc biệt từ các dòng đơn hàng như giao hàng trực tiếp, cung cấp lại khi có đơn đặt hàng và nhiều hơn nữa Điều này giúp tối ưu hóa quy trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa.

Tính năng hợp đồng (Contracts) cho phép bạn theo dõi từng giai đoạn của hợp đồng như lập hóa đơn, gia hạn và upselling Odoo Sales tích hợp hoàn toàn với Odoo Subscriptions để quản lý các hóa đơn định kỳ như thành viên hoặc hợp đồng dịch vụ. Bạn cũng có thể tạo các mô hình hợp đồng tùy chỉnh để đáp ứng các yêu cầu riêng của bạn.

- Duy trì sản phẩm, giá cả và vận chuyển:

Odoo Sales cung cấp các tính năng quản lý sản phẩm để duy trì và hiển thị đầy đủ thông tin về sản phẩm của mình Tạo cấu hình các biến thể sản phẩm, cho phép bạn đáp ứng đa dạng yêu cầu của khách hàng với các thuộc tính như kích thước, màu sắc, hoàn thiện và nhiều hơn nữa Ngoài ra, cũng có thể tùy chỉnh sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của khách hàng thông qua cấu hình sản phẩm Điều này giúp linh hoạt trong việc quản lý danh mục sản phẩm và tăng cường tương tác với khách hàng.

- Báo cáo trực quan và chi tiết, cho phép bạn theo dõi hiệu suất kinh doanh, quản lý hoạt động bán hàng, phân tích đơn hàng và hóa đơn, theo dõi quá trình báo giá và xem các báo cáo chung về doanh số, sản phẩm và khách hàng Điều này giúp bạn có cái nhìn toàn diện về quá trình bán hàng và đưa ra các quyết định dựa trên thông tin phân tích chi tiết.

Trình bày các thực thể liên quan trong quy trình bán hàng và mối quan hệ giữa các thực thể trong quy trình này

a) Các thực thể liên quan trong quy trình bán hàng

- Nhà cung cấp nguyên liệu: Là thành phần quan trọng giúp đảm bảo yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp.

- Nhà sản xuất: Là thành phần giúp biến nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Do đó, nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên liệu có mối liên kết chặt chẽ Nếu một trong hai bên gặp trục trặc thì đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng.

- Nhà phân phối: Để thành phẩm đến được tay khách hàng thì bắt buộc phải có nhà phân phối Họ sẽ đảm nhận hoạt động phân phối hàng hóa đến đại lý bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hàng tạp hóa,… để họ chuyển tiếp hàng đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

- Đại lý bán lẻ: Nhiệm vụ của họ là phân phối hàng hóa đến cho người dùng Do đó, họ thường nhập hàng số lượng lớn, đảm bảo tồn kho và bán lẻ cho từng khách hàng.

- Khách hàng: Là những người cuối cùng trong chuỗi, đồng thời cũng là người tiêu thụ cuối cùng Họ có thể mua hàng trực tiếp từ nhà phân phối hoặc đại lý bán lẻ trong cùng một chuỗi cung ứng. b) Mối quan hệ giữa các thực thể trong quy trình bán hàng

Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu từ nhiều nhà cung cấp bên ngoài hoặc từ các nhà máy trong hệ thống doanh nghiệp (công ty con sản xuất nguyên vật liệu cho công ty mẹ) Nhà cung cấp nguyên liệu thô được xem là một phần quan trọng trong 1 chuỗi cung ứng.

Nếu ta chỉ có nguyên liệu thô thì không thể nào bán được cho khách hàng, vì thế một nhà sản xuất sẽ giúp ta hoàn thiện những nguyên liệu thô đó thành một thành phẩm Nhà cung cấp nguyên liệu thô và nhà sản xuất có mối liên kết chặt chẽ với nhau, vì có nguyên liệu thì mới có thể sản xuất và một trong 2 nhà gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng đến một chuỗi cung ứng.

Sau đó doanh nghiệp sẽ có được sản phẩm, một mình chúng ta sẽ không thể nào đưa sản phẩm đến tay từng khách hàng Một nhà phân phối sẽ giúp chúng ta làm việc này. Một nhà phân phối cũng không thể nào đưa sản phẩm đến được tất cả khách hàng trên thị trường Vì họ thường giao hàng hóa với số lượng nhiều, ít khi bán lẻ cho khách hàng Vì vậy thường các nhà phân phối sẽ liên kết với đại lý bán lẻ (tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…) của họ đến phân phối hàng hóa đến tay người dùng. Đại lý bán lẻ sẽ có nhiệm vụ bán lẻ các hàng hóa đó cho người tiêu dùng, họ thường sẽ nhập một lượng lớn hàng hóa trong tồn kho, sau đó sẽ bán lẻ cho từng khách hàng.

Ví dụ: các tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…

Khách hàng sẽ là người cuối cùng tiêu thụ hàng hóa Khách hàng cũng có thể mua hàng tại nhà phân phối nếu họ mua với số lượng nhiều, nhưng tỉ lệ này khá thấp Đa số họ chỉ mua hàng tại các đại lý bán lẻ, và nhà phân phối họ cũng ít khi bán hàng cho khách hàng lẻ.

→ Với 5 thành phần này, cứ xoay vòng sẽ tạo thành một chuỗi cung ứng như hiện nay.

Xây dựng và khai báo dữ liệu liên quan đến quy trình đã chọn vào hệ thống

Thượng lưu: Sử dụng phần mềm odoo đã chọn để tạo trang web Tạo các sản phẩm cần bán và cung cấp thông tin, giá cả cụ thể của các sản phẩm đến người tiêu dùng

Chờ khách hàng đặt hàng

Hiển thị khách hàng đã đặt sản phẩm, cần được xem xét

Sau đó kiểm tra hàng hiện có trong kho tồn,

Tạo yêu cầu báo giá, kiểm tra thông tin và xác nhận đơn hàng để có thể hoàn thành đơn đặt hàng.

Trung lưu: Vào tồn kho, xác nhận đơn hàng cần vận chuyển Kiểm tra chất lượng sản phẩm có sẵn và đóng gói

Hạ lưu: In hóa đơn bán hàng và hoàn thành bưu kiện Sau đó giao chúng đến cho khách hàng.

- Đối với khách hàng thanh toán khi nhận hàng

- Đối với khách hàng đã thanh toán khi đặt hàng

Lưu dữ liệu khách hàng , thông tin cá nhân họ từng mua

Báo cáo kết quả bán hàng

Bảng cân đối kế toán

Khai thác các thông tin đầu ra từ hệ thống Hãy cho biết, các thông tin đầu ra đó, hỗ trợ cho việc ra quyết định như thế nào?

ra đó, hỗ trợ cho việc ra quyết định như thế nào?

Doanh số bán hàng: Hệ thống Odoo giúp theo dõi và báo cáo chi tiết về doanh số bán hàng theo nhiều tiêu chí khác nhau như doanh thu theo sản phẩm, nhóm sản phẩm, kênh bán hàng, khu vực, thời gian, và khách hàng Thông tin này giúp hiểu rõ hơn về hiệu suất bán hàng của mình

→ Hỗ trợ ra các quyết định liên quan đến chính sách giá cả, quảng cáo, và chiến lược tiếp thị.

Lợi nhuận: Odoo cung cấp các báo cáo về lợi nhuận từ hoạt động bán hàng, có thể xem lợi nhuận theo sản phẩm, dự án, kênh bán hàng, hoặc khách hàng cụ thể Thông tin này giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh

→ Hỗ trợ ra quyết định về việc tối ưu hóa hoạt động để tăng lợi nhuận.

Thông tin về khách hàng: Hệ thống Odoo lưu trữ thông tin chi tiết về khách hàng như lịch sử mua hàng, dữ liệu liên hệ, Các thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi của khách hàng.Từ đó tăng cường quan hệ với khách hàng hiện tại, xác định khách hàng tiềm năng

→ Hỗ trợ ra quyết định về chiến dịch tiếp thị mục tiêu

Tồn kho: Odoo cho phép theo dõi và quản lý tồn kho của mình, có thể xem thông tin về số lượng hàng tồn kho, vị trí kho, tổng giá trị tồn kho và dòng chảy hàng hóa. Thông tin này giúp định rõ tình trạng tồn kho của mình,.

→ Hỗ trợ ra quyết định về việc giảm tồn kho hoặc tái cấu trúc quy trình cung ứng.

Hoạt động bán hàng: Odoo cung cấp các công cụ để theo dõi và quản lý hoạt động bán hàng, tạo và quản lý đơn đặt hàng, theo dõi vận chuyển và giao nhận, quản lý hợp đồng Các thông tin này giúp kiểm soát quy trình bán hàng, nắm bắt tình hình thời gian.

→ Hỗ trợ quyết định: quyết định nhanh chóng về việc cải thiện hiệu quả hoạt động bán hàng.

4 Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống trong doanh nghiệp. a) Điểm mạnh

Tự động hóa quy trình kế toán Các báo cáo được giải quyết nhanh chóng dễ dàng hơn mà không có chỗ cho sai sót Giúp cho các nhà quản ly Vinamilk đưa ra các quyết định đúng đắn, nhanh chóng hơn.

Tối ưu hóa công tác quản lí kho, không chỉ hỗ trợ việc tăng hiệu suất hiệu quả mà còn tăng mức độ chính xác của các sản phẩm đầu ra của Vinamilk.

Tiết kiệm chi phí, tăng hiệu suất làm việc Thay vì phải thuê và bỏ ra khoản tiền lớn trả lương cho nhân công để làm các công việc một cách thủ công, Vinamilk có thể sử dụng phần mềm quản lý kho để tự động hóa các hoạt động.

Cung cấp số liệu và báo cáo chính xác, dữ liệu về nguyên liệu sản xuất, vật tư, hàng tồn kho, đơn đặt hàng và thông tin khách hàng được cập nhật và lưu trữ sẽ được ghi nhận các dữ liệu với độ chính xác cao, ít sai lệch.

Quản lý hàng tồn kho, với số liệu cập nhật thường xuyên và chính xác, các nhà quản lý Vinamilk có thể dễ dàng biết được các mặt hàng tồn kho từ đó nhanh chóng triển khai các kế hoạch thanh lý b) Điểm yếu:

Nhân viên gặp khó khăn trong việc thiết lập, đòi hỏi nhân viên Vinamilk phải có kĩ năng lập trình thật tốt để có thể hiểu được cách sử dụng phần mềm Odoo Điều này có thể gây cản trở tới doanh nghiệp khi vừa mất thời gian vừa mất công sức và quan trọng nhất tiền bạc cho các nhân sự của doanh nghiệp bạn, chỉ để xử lí vấn đề cài đặt

Không nhận được sự hỗ trợ từ Odoo, có số lượng hơn 4 triệu doanh nghiệp sử dụng trên toàn thế giới, việc nhận được sự hỗ trợ từ Odoo thật sự khó khăn và hiếm có. Điều đó khiến doanh nghiệp Vinamilk gặp nhiều khó khăn mỗi khi có vấn đề với phần mềm Và nếu Vinamilk có nhận được sự hỗ trợ từ Odoo đi chăng nữa thì chắc cũng sẽ không được hài lòng bởi nhân viên hỗ trợ của họ một ngày phải hỗ trợ hàng trăm người Điều này dẫn tới các vấn đề của doanh nghiệp có thể không được xử lý trọn vẹn hoặc chi tiết

Gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hệ thống Không chỉ Vinamilk mà đây cũng là một khó khăn điển hình mà các doanh nghiệp khác có thể mắc phải trong quá trình sử dụng phần mềm Odoo Phải kể đến những khó khăn như chức năng không đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải liên kết với một số phần mềm bên thứ ba hay không biết cách tích hợp hay thêm các tính năng Nhân viên Vinamilk đã mất nhiều thời gian trong việc giải quyết những vấn đề trên bởi phần mềm này quá phức tạp, buộc những nhân viên lập trình của Vinamilk phải có kiến thức tốt về phần mềm mới có thể xử lí được những vấn đề trên

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phần 1: Tổng quan về doanh nghiệp https://vi.wikipedia.org/wiki/Vinamilk https://www.vinamilk.com.vn/vi https://everest.org.vn/chien-luoc-kinh-doanh-vinamilk/ https://www.vinamilk.com.vn/vi/mobile/he-thong-quan-tri https://amis.misa.vn/57107/co-cau-to-chuc-vinamilk/ https://brademar.com/mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-vinamilk/ https://mecifactory.com/chien-luoc-kinh-doanh-cua-vinamilk/

Phần 2: Giới thiệu hệ thống đã chọn https://luanvan.net.vn/luan-van/trinh-bay-mo-hinh-he-thong-quan-ly-chuoi-cung-ung- scm-9680/ https://fr.slideshare.net/ThQun4/vinamilk-supply-chain https://chuyengiamarketing.com/chuoi-cung-ung-cua-vinamilk/

#THANH_CONG_TRONG_CHUOI CUNG UNG CUA VINAMILK

Ngày đăng: 26/10/2024, 20:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w