1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài hệ thống quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp điện máy duy hiền

35 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Họ phân chia từng công việc cụ thể từ những chiến lược, chiến thuật màcấp trên đã đề ra cho từng nhân viên trong bộ phận, động viên, hướng dẫn, hỗtrợ nhân viên khi cần thiết để đảm bảo t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

HỌC PHẦN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

Tên đề tài

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG DOANH NGHIỆP ĐIỆN MÁY DUY HIỀN

Lê Minh NguyênHồ Thị Ngọc AnhNguyễn Thị Hồng DuyênĐỗ Duy Hùng

Đà Nẵng, ngày 4 tháng 4 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

DANH SÁCH HÌNH ẢNH 3

I Tổng quan về doanh nghiệp 4

1 Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp 4

2 Định hướng và mục tiêu phát triển 4

3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 5

4 Đặc điểm tổ chức quản lý tại doanh nghiệp 5

a) Sơ đồ bộ máy quản lý 5

b) Phân loại nhà quản trị và chức năng của mỗi bộ phận 5

5 Chiến lược hệ thống thông tin của doanh nghiệp 7

6 Phân tích mô hình lực lượng cạnh tranh của Porter 7

II Giới thiệu hệ thống thông tin đã chọn 8

1 Tổng quan về hệ thống SCM 8

2 Chức năng của hệ thống 10

3 Thành phần cấu thành nên hệ thống 11

4 Tác động/ Tầm quan trọng của SCM đến doanh nghiệp 12

5 Cơ hội, thách thức khi triển khai hệ thống thông tin này trong doanh nghiệp 13

a) Cơ hội 13

b) Thách thức 13

III Ứng dụng HTTT đã chọn trong việc thực hiện quy trình kinh doanh cụ thể trong doanh nghiệp 14

1 Lựa chọn và mô tả quy trình kinh doanh 14

a) Quá trình thượng nguồn - Quy trình mua hàng từ nhà cung cấp 14

b) Quy trình quản lý hàng tồn kho 15

c) Quá trình hạ nguồn - Quy trình bán hàng gồm 6 bước 17

2 Nhận xét các công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp hiện tại 18

3 Ứng dụng phần mềm Odoo vào quản lý chuỗi cung ứng doanh nghiệp 18

a) Lý do 18

b) Xây dựng và khai báo dữ liệu liên quan đến quy trình đã chọn 19

c) Khai thác các thông tin đầu ra từ hệ thống Hãy cho biết, các thông tin đầu ra đó, hỗ trợ cho việc ra quyết định như thế nào? 27

d) Vai trò của Odoo trong việc thực hiện quy trình kinh doanh 29

IV Điểm mạnh và điểm yếu của Odoo trong doanh nghiệp 30

1 Điểm mạnh 30

2 Điểm yếu 31

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CỦA TỪNG THÀNH VIÊN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 3

Hình 10 Nhập thông tin đơn đặt hàng 20

Hình 11 Gửi đơn nhà cung cấp 20

Hình 17 Xác định điều khoản, phương thức thanh toán và thông tin liên quan 23

Hình 18 Lựa chọn phương thức thanh toán 24

Hình 19 Cập nhật trạng thái giao nhận hàng 24

Hình 20 Ghi nhận doanh thu 25

Hình 21 Vào kho vận 25

Hình 22 Xác nhận đơn hàng 25

Hình 23 Website của điện máy Duy Hiền 26

Hình 24 Sản phẩm của Duy Hiền 26

Hình 25 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi 27

Trang 4

I Tổng quan về doanh nghiệp

1 Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp

Cửa hàng điện máy Duy Hiền là nhà bán lẻ các thiết bị, linh kiện điện tử và điện gia dụng ở thị trấn A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Suốt 17 năm qua, Điện máy Duy Hiền đã mang đến khoảng 20.000 sản phẩm khác nhau, đáp ứng được nhu cầuvà trở thành địa điểm mua sắm uy tín đối với người dân thị trấn A Lưới.

 Mặt hàng kinh doanh: các thiết bị, linh kiện điện tử và điện gia dụng

cấp thiết bị điện tử và điện gia dụng hàng đầu trong khu vực và trở thành điểmđến tin cậy của khách hàng Ngoài ra, cửa hàng cũng có mục tiêu quyết tâm mởrộng quy mô kinh doanh, phát triển thương hiệu và tạo ra giá trị cho cộng đồng.

phẩm chất lượng, giá cả hợp lý đi kèm với những dịch vụ tiện ích nhất tronglĩnh vực điện máy nhằm nâng cao chất lượng đời sống, đảm bảo sự hài lòngtuyệt đối của khách hàng.

 Giá trị cốt lõi:

 Bảo vệ và phát triển thương hiệu  Xây dựng sự uy tín và đáng tin cậy Đảm bảo chất lượng sản phẩm Lấy khách hàng làm trung tâm Lấy hiệu quả làm nền tảng

2 Định hướng và mục tiêu phát triển

Điện máy Duy Hiền đang trong giai đoạn thực hiện đa dạng hóa danh mụcsản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhiều hơn yêu cầu và đảm bảo sự hài lòng củakhách hàng từ các phân khúc khác nhau.

Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thôngtin, cửa hàng cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của việc tận dụng các kênh truyềnthông trực tuyến để tiếp cận khách hàng Thay vì chỉ dựa vào các hình thức quảngcáo truyền thống như treo băng rôn ngoài trời, cửa hàng cần sử dụng cơ hội này đểtăng cường sự nhận diện của doanh nghiệp đến khách hàng thông qua việc xâydựng và quản lý các trang mạng xã hội Bằng cách có thể tích cực đăng các bài viếtchứa thông tin hấp dẫn về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ cũng như các chươngtrình ưu đãi, từ đó thu hút sự chú ý và tạo ra một mối liên kết mạnh mẽ với cáckhách hàng tiềm năng Từ đó có thể giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàngmới, và xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

Không thể không kể đến việc cửa hàng tập trung đầu tư công nghệ tiên tiếnđể ứng dụng vào quản lý bán hàng, chăm sóc khách hàng,…, xây dựng các hệthống website hoặc ứng dụng để nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Đồng thời, nâng cao chất lượng môi trường làm việc giúp khơi dậy tiềmnăng và tinh thần sáng tạo của nhân viên Từ đó, nâng cao hiệu quả công việc, thúcđẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

thành lập vào năm 2007 tại thị trấn A Lưới

cạnh đó, còn cung cấp các dịch vụ khác như thu hộ tiền điện, tiền nước, Dùxuất hiện trên thị trường chưa lâu, nhưng Điện máy Duy Hiền ngày càng chứngtỏ được sự uy tín của mình tại thị trấn A Lưới

máy tăng tưởng 20% doanh thu và 14% về sản lượng so với năm 2022

biểu như: điện thoại, tivi, tủ lạnh, máy giặt,

4 Đặc điểm tổ chức quản lý tại doanh nghiệpa) Sơ đồ bộ máy quản lý

Hình 1 Sơ đồ bộ máy quản lý của điện máy Duy Hiền

b) Phân loại nhà quản trị và chức năng của mỗi bộ phận

Nhìn vào Sơ đồ 1, nếu phân loại theo hệ thống giai cấp, ta có thể thấy bộ máyquản lý của Điện máy Duy Hiền được thể hiện qua 3 cấp như sau:

Nhà quản trị cấp cao – Chủ doanh nghiệp: Vì bản chất của Điện máy Duy

Hiền là doanh nghiệp tư nhân nên chủ doanh nghiệp sẽ là người đại diện phápnhân của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trực tiếp trước toàn bộ hoạt động củadoanh nghiệp Họ cũng chịu trách nhiệm thiết lập các mục tiêu của doanh

Trang 6

nghiệp, xác định các chiến lược để đạt mục tiêu, giám sát và giải thích về môitrường bên ngoài: tình hình môi trường, cơ hội, thách thức cho doanh nghiệpkhi kinh doanh trong điều kiện môi trường đó và ra quyết định có ảnh hưởngđến toàn bộ doanh nghiệp Các quyết định này đều mang tính chiến lược dựatrên sự nhìn nhận về tương lai dài hạn (5 năm trở lên), về môi trường tổng quátvà sự thành công chung của doanh nghiệp.

Nhà quản trị cấp trung – Quản lý: Quản lý là “cầu nối” cung cấp thông tin

cho cả cấp trên (Chủ doanh nghiệp) và cấp dưới (các bộ phận và nhân viên tácvụ) để đảm bảo tính liền mạch thông tin xuyên suốt doanh nghiệp Quản lý chịutrách nhiệm triển khai các chiến lược tổng thể của Chủ doanh nghiệp bằng cáckế hoạch cụ thể, liên kết các bộ phận trong doanh nghiệp để tiến hành phân bổnguồn lực để đạt được mục tiêu và dẫn dắt, hỗ trợ cấp dưới thực hiện đúngcông việc được phân công, cũng là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạtđộng của cấp dưới trước Chủ doanh nghiệp Bên cạnh đó, quản lý còn thu thậpvà truyền đạt những ý kiến, sáng tạo của nhân viên đến chủ doanh nghiệp đểcải thiện quy trình làm việc và nâng cao hiệu quả Họ đo lường, tổng hợp kếtquả và báo cáo lên cấp trên Đồng thời, họ cũng nhìn nhận về tương lai gầncủa doanh nghiệp (từ 1 – dưới 5 năm) ra quyết định mang tính chiến thuật trongphạm vi phân cấp của họ.

Nhà quản trị cấp cơ sở: có chức năng điều hành hoạt động hàng ngày của

doanh nghiệp và quản lý các nhân viên không có chức năng quản lý Họ ra cácquyết định ngắn hạn (dưới 1 năm) và tập trung vào thực hiện mục tiêu hàngngày Họ phân chia từng công việc cụ thể từ những chiến lược, chiến thuật màcấp trên đã đề ra cho từng nhân viên trong bộ phận, động viên, hướng dẫn, hỗtrợ nhân viên khi cần thiết để đảm bảo thực hiện theo đúng với chính sách củadoanh nghiệp; và chịu trách nhiệm trực tiếp toàn bộ hoạt động của nhân viêntrước cấp trên.

 Kỹ thuật: đảm bảo việc thiết lập, lắp đặt sản phẩm hoạt động tốt và hỗ trợsửa chữa, bảo hành khi sản phẩm gặp lỗi kỹ thuật.

 Kế toán: chịu trách nhiệm về sổ sách, ghi chép và phân loại tài chính, quảnlý nguồn tài chính của doanh nghiệp, xử lý thanh toán và thu tiền, phân tíchvà báo cáo tài chính với cấp trên về tình hình tài chính hiện tại của doanhnghiệp, lập ngân sách chi tiết cho hoạt động kinh doanh trong giai đoạn sắptới của doanh nghiệp, đánh giá quản lý chi phí, tuân thủ quy định pháp lý vàThuế, theo dõi công nợ.

 Bán hàng: tìm kiếm và thu hút khách hàng, tư vấn, giải đáp thắc mắc củakhách hàng về thông tin, chất lượng sản phẩm, xây dựng mối quan hệ tốtvới khách hàng trong cả 3 giai đoạn trước – trong – sau khi mua hàng, tiếpnhận phản hồi từ khách hàng về sản phẩm và dịch vụ để cải thiện hay pháttriển doanh nghiệp.

 Vận chuyển: Đảm bảo vận chuyển sản phẩm đến khách hàng

Nhân viên: những người không nắm giữ quyền quản lý doanh nghiệp, họ thực

hiện các công việc do cấp trên đã giao và hướng dẫn để hoàn thành mục tiêuhàng ngày của doanh nghiệp.

Trang 7

5 Chiến lược hệ thống thông tin của doanh nghiệp

Doanh nghiệp đã triển khai các hệ thống thông tin nhằm hạn chế áp lực từ cáclực lượng cạnh tranh trên:

này giúp theo dõi tiến độ và tương tác với khách hàng.

 Dịch vụ thanh toán (Payoo): Cho phép online, nhanh chóng, dễ dàng, bảomật thông tin khách hàng, liên kết được với nhiều ngân hàng.

 Báo cáo doanh số bán hàng: Theo dõi doanh số bán hàng theo thời gian, sảnphẩm, và khách hàng.

 Phân tích dữ liệu khách hàng: Hiểu hành vi của khách hàng để tối ưu hóachiến dịch tiếp thị và dịch vụ.

6 Phân tích mô hình lực lượng cạnh tranh của Porter

 Với sự phát triển của xã hội và sự gia tăng nhu cầu về các thiết bị điện tửnhư hiện nay, ngành bán lẻ điện máy, điện lạnh là một ngành hấp dẫn nênthu hút nhiều rất đối thủ mới tham gia thị trường.

 Doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu và tạo dựng lợi thế cạnh tranh đểgiữ chân khách hàng.

 Các thương hiệu lớn như: TCL, Samsung, Sony, Toshiba, Sunhouse…thường có một số chính sách về bán hàng như chính sách giá, chính sách tíndụng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà cung cấp trực tiếp cho doanh nghiệp là các nhà phân phối như Phương

Tuấn Hưng, Thúy Mai Việt Tuấn, SAMNEC… Các nhà phân phối này cóthể có sức mạnh tương đối lớn với doanh nghiệp do họ là cầu nối giữa cácnhà sản xuất và doanh nghiệp bán lẻ.

 Doanh nghiệp có thể tìm nhiều nhà cung cấp hơn cho một sản phẩm và xâydựng các mối quan hệ hợp tác với nhà cung cấp.

 Các mặt hàng điện máy, điện lạnh hiện nay chủ yếu là máy tính, điện thoại,tủ lạnh, TiVi, điều hòa đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng và không cósản phẩm thay thế hiện hữu.

Trang 8

 Doanh nghiệp cần cập nhật xu hướng thị trường và cung cấp các sản phẩmđáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 Một số đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành có thể kể đến như Điện máyxanh, FPT Shop, Điện máy chợ lớn, Siêu thị điện máy Pico… Đều là nhữngthương hiệu bán lẻ chiếm thị phần đáng kể trên thị trường hiện nay Mặc dùđều có cùng nhà cung ứng nhưng như đã đề cập ở trên, mỗi thương hiệuđiện máy đều có những chính sách khuyến mãi và tặng kèm khác nhau Bêncạnh đó, với những mặt hàng có giá trị cao người mua thường sẽ tìm đếnnhững nhà phân phối uy tín trên thị trường với chính sách bảo hành, đổi trảđáng tin cậy

 Doanh nghiệp nhỏ cần có chiến lược cạnh tranh phù hợp để tồn tại và pháttriển trong ngành.

II Giới thiệu hệ thống thông tin đã chọn1 Tổng quan về hệ thống SCM

con người liên quan trong việc di chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cungcấp đến tay người tiêu dùng Nó bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà cungứng vận tải, kho bãi, nhà phân phối/ người bán lẻ và khách hàng

Hình 2 Mô hình hệ thống SCM

 Thượng nguồn: Bao gồm các hoạt động mua giữa nhà sản xuất và các nhàcung cấp của công ty và các nhà cung cấp của nhà cung cấp.

Trang 9

 Trung nguồn: Bao gồm các hoạt động bên trong công ty để biến các nguyênvật liệu thành sản phẩm và được phân phối ra khỏi tổ chức.

 Hạ nguồn: phần này bao gồm tất cả các hoạt động nhằm cung cấp, phânphối sản phẩm đến tay khách hàng cuối cùng.

thức: thiết kế, lập kế hoạch và triển khai hiệu quả các hoạt động của nhà cungcấp, nhà sản xuất, kho bãi và cửa hàng bán lẻ Mục tiêu của SCM là tập trungvào việc đưa sản phẩm đến đúng thời gian, đúng địa điểm với chất lượng tốtnhất, đồng thời giảm thiểu chi phí và thỏa mãn nhu cầu khách hàng Và SCMcho phép công ty giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhà cung cấp ở cả phươngdiện mua bán và chia sẻ thông tin.

khuyến mãi).

 Phối hợp các hoạt động trong chuỗi cung ứng để đảm bảo sản phẩm đượcgiao đến đúng địa điểm, đúng thời gian theo yêu cầu của khách hàng. Giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được lượng sản xuất có giới hạn của

doanh nghiệp, đảm bảo sản xuất hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thị trường. Lập kế hoạch sản xuất tối ưu dựa trên dự báo nhu cầu, khả năng cung ứng

và các yếu tố khác.

bộ phận đều có ảnh hưởng đến hiệu quả của SCM, vì vậy hiểu biết về SCMgiúp cho mỗi bộ phận phối hợp hiệu quả, góp phần vào thành công chung củachuỗi cung ứng.

 Chiến lược Just in Time: các thành phần sẽ đến khi được yêu cầu và thànhphẩm sẽ được vận chuyển đi khi rời khỏi dây chuyền lắp ráp, điều này giúpthiểu tối đa chi phí dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu.

 Dự trữ an toàn: dự trữ nguyên vật liệu hay sản phẩm trong kho nhiều hơn đểđối phó với những sự bất ổn trong chuỗi cung ứng.

 Hiệu ứng Bullwhip: Thông tin về nhu cầu sản phẩm bị bóp méo hay khuếchđại lên qua các khâu trong chuỗi cung ứng.

 Ở đây thì doanh nghiệp chỉ mua nguyên vật liệu về từ nhà cung cấp, tự sảnxuất ra sản phẩm và bán trực tiếp cho khách hàng Trong mô hình này thì

Trang 10

doanh nghiệp chỉ xử lý quá trình mua nguyên liệu và sản xuất đầu ra bằngmột hoạt động tại một nơi duy nhất.

 Mô hình này phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, sản phẩm đặc thù, muốnkiểm soát chất lượng và xây dựng mối quan hệ trực tiếp với khách hàng.

Hình 3 Mô hình SCM đơn giản

 Doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật liệu từ nhiều nhà cung cấp bao gồm:thành phẩm từ các đơn vị cung ứng, vật tư từ các nhà phân phối, sản phẩmtừ các nhà máy “chị em” Sau đó doanh nghiệp tự sản xuất sản phẩm và tiếpnhận nguồn cung từ nhà thầu phụ và đối tác sản xuất theo hợp đồng. SCM xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp/qua trung gian và đưa đến các nhà

máy chị em để sản xuất sản phẩm hoàn thiện Doanh nghiệp bán và vậnchuyển sản phẩm trực tiếp hoặc qua kênh bán hàng.

 Doanh nghiệp cần có tầm nhìn về danh mục hàng hóa/dịch vụ trong hệthống phân phối vì sẽ có nhiều đơn hàng đến từ nhiều nơi khác nhau. Mô hình này phù hợp với doanh nghiệp lớn, sản phẩm đa dạng, muốn tối ưu

hóa hiệu quả và cạnh tranh trên thị trường

Hình 4 Mô hình SCM phức tạp

2 Chức năng của hệ thống

cung cấp của họ SCM giúp các nhà cung cấp chia sẻ các thông tin về đơn đặthàng, sản xuất, mức tồn kho, phân phối sản phẩm và dịch vụ để họ có thể tìmnguồn, sản xuất và phân phối một cách có hiệu quả Hệ thống SCM giúp tối ưuhóa hoạt động, tăng cường sự linh hoạt, giải quyết đầu ra lẫn đầu vào củadoanh nghiệp một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua

Trang 11

quản lý các hoạt động từ nguồn cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng mộtcách liên tục.

nghiệp nhờ SCM có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưuhóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ Hệ thống SCMđóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng địa điểm cần đến vàthời gian thích hợp, điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việclên kế hoạch sản xuất nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.SCM giúp dự báo nhu cầu và lập kế hoạch sản xuất, vận chuyển và lưu trữhàng hóa Quản lý dự báo và kế hoạch giúp đạt được cân bằng giữa nguồn cungvà nhu cầu, đảm bảo rằng hàng hóa được cung cấp đúng lúc và đúng lượng

nhà cung cấp, thương thảo hợp đồng và quản lý quan hệ với các nhà cung cấp.Quản lý mua hàng đảm bảo rằng nguồn cung cấp đáp ứng được yêu cầu chấtlượng, giá cả và thời gian cung cấp.

trữ và quản lý kho hàng Chức năng này bao gồm kiểm soát hàng tồn kho, xử lýđơn hàng, đóng gói, đánh giá chất lượng và quản lý thông tin về lô hàng.

quả Chức năng này bao gồm lựa chọn phương tiện vận chuyển, lập kế hoạch lộtrình, quản lý đơn vị vận chuyển và theo dõi quá trình vận chuyển.

 Đối với việc quản lý thông tin thì SCM thu thập, xử lý và quản lý thông tin liênquan đến chuỗi cung ứng Điều này bao gồm việc sử dụng công nghệ thông tinvà hệ thống quản lý để đảm bảo sự truyền tải thông tin chính xác và kịp thờigiữa các bên liên quan.

cung ứng, bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và khách hàng.Việc xây dựng và duy trì quan hệ đối tác tốt giữa các bên là quan trọng để đạtđược sự hợp tác và tối ưu hóa hiệu quả của chuỗi cung ứng.

kết nối giữa các thiết bị trong hệ thống.

cung ứng như kho hàng, phương tiện vận chuyển, hoặc các vị trí sản xuất.

2) Phần mềm

quản lý hàng tồn kho trong kho hàng.

dõi và quản lý quá trình vận chuyển hàng hóa từ nguồn cung đến điểm đích.

Trang 12

 Hệ thống quản lý đơn đặt hàng (OMS - Order Management System): Quản lý cácđơn hàng từ việc đặt hàng cho đến giao hàng.

dữ liệu từ các nguồn khác nhau trong chuỗi cung ứng để đưa ra quyết định hiệuquả.

 Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM - Customer RelationshipManagement): Theo dõi và quản lý thông tin về khách hàng và mối quan hệ vớihọ.

phân tích dữ liệu và dự báo nhu cầu, tồn kho, hoặc xu hướng thị trường để đưa racác quyết định chiến lược.

bảo tính tương thích giữa các hệ thống và giao tiếp thông tin giữa các bộ phậntrong chuỗi cung ứng.

Tất cả các phần cứng và phần mềm này hợp tác với nhau để tạo ra một hệthống SCM hoàn chỉnh, giúp tối ưu hóa quá trình quản lý và vận hành trong chuỗicung ứng.

4 Tác động/ Tầm quan trọng của SCM đến doanh nghiệp

Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt về giá bán và giá nguyên liệu khiếnnhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức Và trong bối cảnh này thìchuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và bánhàng, và nếu hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tốt thì doanh nghiệp có thể lợi thếcạnh tranh cao hơn Tầm quan trọng có thể được thể hiện qua các điểm sau:

và lên kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm và phân phốisản phẩm đến khách hàng nhanh chóng, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu chokhách hàng

chỉ sản xuất và vận chuyển thành phẩm dựa trên đơn hàng thực tế từ kháchhàng, điều này vừa linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừagiảm tồn kho và các chi phí liên quan đến nó.

nghiệp dự báo được về nhu cầu sử dụng của khách hàng, sản xuất dựa trên dựbáo, tạo ra một lượng thành phẩm trước cần thiết, sau đó thì nếu cần thì sẽ vậnchuyển nhanh chóng hơn đến tay khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hànghiệu quả và đúng thời điểm nhất Đồng thời đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩmra thị trường.

doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản vốn, bao gồm các thiết bị sản xuất, phươngtiện vận tải một cách tối ưu và hiệu quả nhất Thay vì sử dụng các thiết bị sảnxuất không cần thiết, gây hao mòn thì doanh nghiệp nên sản xuất theo nhu cầucủa khách hàng.

hàng giúp doanh nghiệp sản xuất vừa đủ, điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi

Trang 13

phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu mà còn giảm chi phí hàng tồn kho và chiphí vận chuyển.

doanh nghiệp đáp ứng kịp thời vào đúng thời điểm khách hàng cần, mở rộngnguồn doanh thu.

5 Cơ hội, thách thức khi triển khai hệ thống thông tin này trong doanhnghiệp

a) Cơ hội* Đối với doanh nghiệp

 Giảm thiểu thời gian, chi phí, các quy trình từ đặt hàng đến giao hàng Khi tích hợp các phần mềm quản lý kho, quản lý đơn hàng, quản lý vận

chuyển có thể giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất

 Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận đến mức tốiưu.

 Giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp. Nâng cao sức cạnh tranh cho các công ty.

 SCM có thể cung cấp thông tin liên tục về tình trạng đơn hàng, lịch trìnhgiao hàng và cập nhật hàng tồn kho, giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm củakhách hàng.

 Phân tích dữ liệu từ SCM có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầuvà ưu tiên của khách hàng.

 Đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường và giảm các yếu tố cácloại tác động đến khách hàng.

 SCM giúp dự đoán và quản lý chính xác các mức tồn kho, giúp tránh tồnkho dư thừa hoặc thiếu hụt một cách tối đa.

 Sử dụng phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định thông minh về việc đặt hàngvà quản lý chuỗi cung ứng.

 Giảm chi phí lưu kho sản phẩm của doanh nghiệp.

* Đối với nhà cung ứng và đối tác

cung cấp với nhau.

b) Thách thức

 Nếu lựa chọn một hệ thống SCM sai có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạtđộng kinh doanh của công ty, từ nguyên liệu sản xuất đến hệ thống phânphối Hệ thống SCM không tương thích với các công cụ quản trị như hệthống sổ sách, các phần mềm kinh doanh đang được sử dụng có thể dẫn đếnviệc phá hủy toàn bộ hoạt động kinh doanh.

Trang 14

 Cần có một kế hoạch tích hợp cẩn thận để đảm bảo rằng dữ liệu có thểchuyển đổi và truy cập một cách hiệu quả.

 SCM thường liên quan đến việc chia sẻ dữ liệu giữa nhiều bên trong vàngoài doanh nghiệp, vì vậy cần phải có các biện pháp bảo mật đủ mạnh đểđảm bảo rằng thông tin không bị lộ ra ngoài.

 Cần xây dựng các cơ sở hạ tầng mạng an toàn và có kế hoạch phòng chốngtấn công mạng.

 SCM có thể làm tăng nguy cơ về rủi ro liên quan đến quản lý tồn kho, vậnchuyển và tính sẵn có của sản phẩm.

 Cần thiết kế các chiến lược dự phòng và quản lý rủi ro để giảm thiểu tácđộng của các vấn đề không mong muốn lên hoạt động kinh doanh.

 Triển khai SCM có thể đòi hỏi thay đổi văn hóa tổ chức, bao gồm việc ápdụng các quy trình mới và tạo ra sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận khácnhau trong doanh nghiệp Các hình thức kinh doanh với đa chi nhánh, đốitác, văn phòng đại diện có thể dẫn tới sự xáo trộn không phân tích nổi. Cần có sự hỗ trợ và đào tạo đầy đủ để nhân viên thích nghi với các thay đổi

này và hiểu rõ giá trị mà SCM mang lại.

III Ứng dụng HTTT đã chọn trong việc thực hiện quy trình kinh doanh cụ thểtrong doanh nghiệp

1 Lựa chọn và mô tả quy trình kinh doanh

a) Quá trình thượng nguồn - Quy trình mua hàng từ nhà cung cấp

ứng của mỗi doanh nghiệp, họ cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất, từ đócó ảnh hưởng đến chất lượng, giá cả sản phẩm đầu ra

cung tiên quyết, quan trọng nhất, ảnh hưởng rất lớn và quyết định đến việc kinhdoanh của doanh nghiệp Công ty có 2 hình thức thu mua:

 Thu mua qua các doanh nghiệp tư nhân Thu mua trực tiếp từ khách hàng

nhất vào nguồn cung này vì nó đáp ứng đủ cả về số lượng lẫn chất lượng cácthiết bị điện tử Doanh nghiệp hiện đang có 23 nhà cung cấp khác nhau nhưCông ty Phương Quốc Hưng, Công ty Thúy Mai, SAMNEC, Việt Tuấn, QuangNiên… Các nhà cung cấp này đóng vai trò là các kênh phân phối sau khi thumua các sản phẩm khác nhau như điện thoại, laptop, tủ lạnh và các linh kiệnđiện tử từ nhiều nhãn hàng như Samsung, Sony, … tiến hành phân phối lại chocác cửa hàng bán lẻ như Điện máy Duy Hiền, sau đó doanh nghiệp tiến hànhbán sản phẩm đến tay khách hàng.

với nhau môt cách chính xác, và đáng tin cậy, đặc biệt khi có thông tin mới.Các thông tin được trao đổi môt cách đầy đủ bao gồm sản lượng bán, hoạch

Trang 15

định sản xuất, kế hoạch giao hàng (lịch giao hàng, phương tiên vận chuyển, sốlượng hàng hóa, thời gian ước tính, ), giá cả,

như: điện thoại, fax, hệ thống thông tin nội bộ hoặc gặp mặt trực tiếp để kiểmtra hàng hóa.

cam kết hợp tác dài hạn bằng văn bản, nên có rất ít nhà cung cấp tiềm năngkhác có thể thay thế nhà cung cấp lâu năm hiên tại Vì vậy, công ty cần có kếhoạch quản lí hàng tồn kho môt cách hợp lý, để tránh tình trạng thiếu hụt hàngtồn kho vào mùa cao điểm.

đổi với công ty các thông tin khác về chính sách khuyến mãi, các phản hồi củakhách hàng, nhu cầu thị trường,…

chung trên toàn chuỗi cung ứng như đáp ứng được chất lượng và số lượng hàngmua và bán, cũng như thống nhất về tầm quan trọng của việc hợp tác, cải tiếntrên chuỗi cung ứng Để đáp ứng được mục tiêu chung của chuỗi cung ứngmang tính chất hai bên cùng có lợi làm tăng doanh thu, lợi nhuân cũng như uytín cho cả hai bên Nhà cung cấp phối hợp với công ty trong viêc đảm bào yêucầu về chất lượng, nếu có bất cứ sự cố xảy ra do lỗi kĩ thuât của sản phẩm, nhàcung cấp sẽ tiến hành đổi trả sản phẩm hoăc chịu phí sửa chữa, bảo hành

b) Quy trình quản lý hàng tồn kho

tay khách hàng và cả những nguyên vật liệu sử dụng để hoàn thiện sản phẩm

ráo, thoáng mát với những trang thiết bị phụ trợ tân tiến Đồng thời sắp xếphàng tồn kho theo nguyên tắc FIFO để đảm bảo sử dụng hàng hóa theo dòngchảy hàng hóa, dễ dàng cho việc bán hàng.

tự thời gian, các mặt hàng được nhập trước sẽ được xuất trước Phương phápnày giúp hạn chế tối đa những rủi ro hư hỏng hay quá hạn sử dụng của sảnphẩm, nó phù hợp với những mặt hàng có giá cả ổn định đang được sử dụngphổ biến nhờ vào những ưu điểm mà nó mang lại và phạm vi áp dụng khá rộngtừ các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày đến những mặt hàng thời trang và cảnhững mặt hàng công nghệ hiện đại

 Ưu điểm: Phương pháp FIFO đơn giản và dễ thực hiện, phù hợp với hầu hếtcác doanh nghiệp FIFO giúp bán các sản phẩm được nhập trước, hàng hóaluôn được kiểm tra kỹ lưỡng từ đó tránh tình trạng hư hỏng, hàng tồn kholỗi thời, giảm chi phí lưu trữ và hao hụt theo thời gian và các chi phí phátsinh khác Trong nền kinh tế luôn biến động, FIFO giúp làm giảm ảnhhưởng của biến động giá cả đến giá trị của hàng tồn kho, trong thời kỳ lạmphát mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp Phương pháp này phản ánhsát hơn giá trị thực tế của hàng tồn kho, đảm bảo rằng giá trị hàng tồn khođược tính dựa trên giá mua của các sản phẩm thực tế sẽ được bán ra, giúpnhà quản lý/ chủ doanh nghiệp nắm bắt tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

Trang 16

 Nhược điểm: FIFO đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp khi lạm phát nhưngkhi giảm phát sẽ dẫn đến lợi nhuận thấp hơn Hàng hóa theo thời gian sẽ bịhao hụt về giá trị, nếu doanh số bán ra của doanh nghiệp không đạt mục tiêuđặt ra có thể khiến cho doanh nghiệp không có lợi nhuận, hàng tồn khocàng khó bán ra và dễ bị cộng dồn làm tăng các chi phí quản lý tồn kho vàcác vấn đề quá hạn

Hình 5 Nguyên tắc FIFO

chuyển của các sản phẩm tồn kho Bao gồm quá trình nhập kho, xuất kho, kiểmkê định kỳ và báo cáo thống kê hàng tồn kho nhằm đem lại hiệu quả tốt nhấttrong phục vụ khách hàng và lợi ích tối đa cho công ty, không chỉ giảm chi phímà còn tối ưu hóa không gian lưu trữ của kho.

hàng của nhà cung cấp và hóa đơn (nếu có) của nhà cung cấp, quản lý sẽ kiểmtra số lượng và chủng loại của các sản phẩm nhập kho, sau khi kiểm kê hoàn tấtthì sẽ lập phiếu nhập kho hàng hóa Tất cả thông tin về sản phẩm sẽ được ghichép và lưu trữ tại phần mềm quản lý hàng tồn kho và cả ghi sổ, sau đó thì sảnphẩm được sắp xếp và phân bổ vào vị trí cụ thể Cuối cùng là nhân viên sẽ tiếnhành in tem và dán chúng lên thùng hoặc pallet chứa sản phẩm, việc đó sẽ giúpquá trình tìm kiếm và quản lý kho hàng dễ dàng hơn.

kiểm tra tồn kho để xác định đủ số lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu xuấtkho hay không, việc này thường diễn ra nhanh chóng thông qua phần mềmquản lý và sổ Trong trường hợp không đủ tồn kho thì cần báo lại cho quản lý,sau đó quản lý sẽ lập kế hoạch nhập kho để đủ sản phẩm đáp ứng khách hàng.Sau khi kiểm tra đảm bảo đủ số lượng thì lập phiếu xuất kho và xuất kho sảnphẩm theo yêu cầu Kế toán sẽ cập nhật thông tin về xuất kho trên phần mềmquản lý kho.

sánh số lượng sản phẩm thực tế với số lượng sản phẩm ghi trên phần mềm vàsổ sách Sau khi kiểm kê xong nếu có chênh lệch thì lập tức kiểm tra và xácđịnh nguyên nhân Cuối cùng là nhân viên sẽ lưu trữ thông tin kiểm kê trongphần mềm quản lý và cả sổ sách.

số lượng sản phẩm hư hỏng, thiếu hụt và cung cấp thông tin về nguyên nhân

Trang 17

gây ra sự thất thoát, điều này giúp cải thiện quy trình quản lý kho và giảm thiểusự tổn thất.

Hình 6 Báo cáo kiểm kho

c) Quá trình hạ nguồn - Quy trình bán hàng gồm 6 bướcBước 1: Lên kế hoạch bán hàng cụ thể

khi tiếp cận khách hàng, nhân viên, quản lý của Điện máy Duy Hiền cần hiểurõ về sản phẩm hoặc dịch vụ mà đang bán Điều này bao gồm thông tin về tínhnăng, lợi ích, giá cả, chất lượng, hình thức và cách sử dụng.

tài liệu hỗ trợ như brochure, hoặc bảng giá để sử dụng trong quá trình giới thiệusản phẩm.

Bước 2: Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng

qua gặp mặt trực tiếp hoặc thông qua nền tảng trực tuyến như Facebook,Messenger, Gmail…

Bước 3: Giới thiệu sản phẩm / dịch vụ

giải thích về tính năng, lợi ích, và cách sử dụng Có thể sử dụng kèm theo tàiliệu hỗ trợ giúp khách hàng hiểu rõ hơn nếu cần.

Bước 4: Báo giá và thuyết phục khách hàng

vụ Đảm bảo rằng báo giá được tính toán chính xác và minh bạch.

mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ và tập trung vào giải quyết vấn đề hoặcnhu cầu của họ.

Bước 5: Chốt đơn hàng

thủ tục mua bán như lập hợp đồng trả góp thông qua nhân viên ngân hàng tạicửa hàng, thanh toán, và giao hàng bởi nhân viên của cửa hàng.

Bước 6: Chăm sóc khách hàng sau khi bán sản phẩm

Ngày đăng: 28/05/2024, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN