Đề tài báo cáo quản lý chuỗi cung ứng bền vững trong ngành khách sạn và du lịch tại thành phố đà nẵng

33 0 0
Đề tài báo cáo quản lý chuỗi cung ứng bền vững trong ngành khách sạn và du lịch tại thành phố đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: TỔNG QUAN 3

I TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHÁCH SẠN VÀ DU LỊCH 3 II KHÁI NIỆM CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG: 6

III GIỚI THIỆU VỀ CÁC KHÁI NIỆM QUAN TRỌNG TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC KHÁCH SẠN VÀ DU LỊCH: 7

IV VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG TRONG DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN: 10

V.GIỚI THIỆU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH KHÁCH SẠN & DU LỊCH ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG: 12 VI MỤC TIÊU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC KHÁCH SẠN & DU LỊCH: 14

PHẦN 2: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: KHÁCH SẠN SALA DANANG BEACH HOTEL 15

I TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN SALA DANANG BEACH HOTEL 15 II VẼ SƠ ĐỒ CHUỖI CUNG ỨNG-MÔ TẢ CÁC THÀNH PHẦN VÀ DÒNG DỊCH CHUYỂN TRÊN CHUỖI 23 III KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG CỦA KHÁCH SẠN SALA DANANG BEACH HOTEL: 24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 DANH MỤC HÌNH ẢNH 32

Trang 3

PHẦN 1: TỔNG QUAN

I TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHÁCH SẠN VÀ DU LỊCH 1 Khái niệm:

Trang 4

Du lịch: Du lịch có thể được hiểu là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của

mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một thời gian nhất định

Khách sạn: Khách sạn là những công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, có nhiều phòng ngủ

được trang bị sẵn các thiết bị đồ đạc tiện nghi, dụng cụ chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác

• Phát triển đào tạo nguồn nhân lực

• Phát triển kỹ thuật và công nghệ thông tin

 Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành Khách sạn & Du lịch được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, Phát triển cơ sở hạ tầng, Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch, Tài nguyên du lịch, Phát triển đào tạo nguồn nhân lực, Phát triển kỹ thuật và công nghệ thông tin Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với những thách thức và biến đổi từ các sự kiện toàn cầu Du lịch Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của khách nội địa 2022 khi đạt 101,3 triệu lượt, tăng 168,3% so với kế hoạch, vượt mức trước dịch Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Du lịch, trước Covid-19, lượng khách nội địa tăng đều qua các năm và đạt đỉnh vào 2019 với 85 triệu lượt Năm 2022, sau khi gỡ bỏ mọi hạn chế đi lại, lượng khách nội địa cả năm đã đạt 101,3 triệu lượt, tăng 168,3% so với mục tiêu 60 triệu và vượt con số của 2019 Riêng ba tháng hè, lượng khách

Trang 5

đạt hơn 35 triệu Doanh thu đạt 495.000 tỷ đồng, vượt 23% kế hoạch Nhiều chuyên gia khẳng định, đây là năm hồi sinh của du lịch nội địa

Hình 1- Lượng khách nội địa qua các năm của du lịch Việt Nam

Theo Cục Thống kê TP Đà Nẵng, 6 tháng đầu năm, tổng lượt khách du lịch do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 3,5 triệu lượt, tăng 116,6% với cùng kỳ năm 2022 Trong đó, khách quốc tế ước đạt 930.000 lượt, tăng 11,3 lần so với cùng kỳ; khách nội địa ước đạt 2,578 triệu lượt, tăng 67,7% so với cùng kỳ năm 2022

Tổng doanh thu doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 10.618 tỷ đồng, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2022 Thành phố Đà Nẵng, cho biết tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2022 của thành phố ước đạt 90.984 tỷ đồng, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm 2021

Trang 6

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 54.543 tỷ đồng, chiếm 60,0% tổng mức và tăng 18,3%; dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 15.114 tỷ đồng, chiếm 16,6% tổng mức và tăng 78,0%; du lịch lữ hành và hỗ trợ du lịch đạt 1.751 tỷ đồng, chiếm 1,9% và gấp 8,4 lần cùng kỳ; dịch vụ tiêu dùng khác đạt 19.576 tỷ đồng, chiếm 21,5% và tăng 156,5%

Hoạt động du lịch, dịch vụ, lữ hành có mức tăng so với các năm trong đại dịch covid 19, 10 tháng năm 2022, tổng lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt gần 3,1 triệu lượt, tăng 182,4% so với cùng kỳ Trong đó, khách quốc tế đạt 354,4 nghìn lượt, tăng 275,5%; khách trong nước hơn 2,73 triệu lượt, tăng 173,6% Số ngày lưu trú bình quân tính chung cho khách ngủ qua đêm 10 tháng ước đạt 2,3 ngày/lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt 2,1 ngày/lượt; khách trong nước 2,3 ngày/lượt

Đáng chú ý, hoạt động lữ hành và các hoạt động hỗ trợ du lịch đã dần phục hồi, doanh thu 10 tháng ước đạt 1.751 tỷ đồng, gấp 8,4 lần so với cùng kỳ năm 2021

(Nguyễn Nam, 2022)

II KHÁI NIỆM CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG:

SSCM bao gồm các hoạt động quản lý bao gồm: Tác động đến môi trường là một điều bắt buộc; xem xét các giai đoạn trong tất cả trong toàn bộ chuỗi giá trị cho từng sản phẩm và quan điểm đa

ngành bao trùm toàn bộ vòng đời sản phẩm (Gupta & Palsule – Desai, 2011)

SSCM là quản lý các dòng vật chất, thông tin và vốn cũng như sự hợp tác giữa các công ty trong chuỗi cung ứng Đồng thời, thực hiện các mục tiêu từ cả 3 trụ cột của khả năng phát triển bền vững

về xã hội, môi trường và kinh tế, xuất phát từ yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan (Seuring & Muller, 2008)

SSCM là sự tích hợp mang tính chiến lược, minh bạch và đạt được các mục tiêu xã hội, môi trường và kinh tế của tổ chức trong sự phối hợp có hệ thống của các quy trình kinh doanh liên quan tổ

Trang 7

chức nhằm cải thiện hiệu quả kinh tế lâu dài của cá nhân và tổ chức chuỗi cung ứng (Carter & Rogers, 2008)

Chuỗi cung ứng du lịch: là một mạng lưới các tổ chức du lịch tham gia vào các hoạt động khác nhau, từ cung cấp các thành phần khác nhau của các sản phẩm/dịch vụ du lịch như các chuyến bay và chỗ ở cho đến việc phân phối và tiếp thị sản phẩm du lịch cuối cùng tại một điểm đến cụ thể, và có sự tham gia của nhiều cá nhân hoặc tố chức trong cả lĩnh vực tư nhân và công cộng

(Vietnambiz.vn)

Hình 2 - Chuỗi cung ứng bền vững

III GIỚI THIỆU VỀ CÁC KHÁI NIỆM QUAN TRỌNG TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC KHÁCH SẠN VÀ DU LỊCH:

Như chúng ta đã biết thì việc quản lý chuỗi cung ứng bền vững là một vấn đề rất quan trọng hiện nay bởi nó giúp quản lý và tạo ra hiệu quả về kinh doanh và mang lại nguồn lợi kinh tế nhất định

Trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, quản lý chuỗi cung ứng bền vững đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hoạt động của ngành này đáp ứng được yêu cầu môi trường, xã hội và kinh tế Dưới đây

Trang 8

là một số khái niệm quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững trong lĩnh vực khách sạn và du lịch:

1 Chuỗi cung ứng (Supply chain): Chuỗi cung ứng là quá trình liên kết các bước từ sản xuất đến

tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh Trong khách sạn và du lịch, chuỗi cung ứng bao gồm các bước như sản xuất thực phẩm, vận chuyển, lưu trú, quảng cáo và phân phối dịch vụ du lịch

2 Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM): Đây là quá trình quản lý toàn bộ hoạt động liên kết từ nguồn cung cấp nguyên liệu cho đến sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng được giao tới khách hàng Trong ngành du lịch và khách sạn, SCM nhằm tối ưu hóa việc điều phối các hoạt động như mua hàng, vận chuyển, kho hàng và dịch vụ để đảm bảo sự liên tục và hiệu quả của chuỗi cung ứng

3 Bền vững (Sustainability): Bền vững trong ngành du lịch và khách sạn ám chỉ việc phát triển và thực hiện các hoạt động kinh doanh mà không gây hại cho môi trường xã hội hay kinh tế trong thời gian dài Đây là tiêu chí quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực của ngành này đến tự nhiên, văn hóa và cộng đồng

4 Quản lý chuỗi cung ứng bền vững (Sustainable supply chain management): Đây là việc quản lý các hoạt động trong chuỗi cung ứng nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội Điều này có thể bao gồm việc tăng cường quy trình tái chế, sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo, tối ưu hóa vận chuyển và giảm khí thải carbon

5 Quản lý môi trường (Environmental Management): Đây là quá trình quản lý và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường Trong ngành du lịch và khách sạn, việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường như tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải và sử dụng nguồn tài nguyên bền vững là rất quan trọng

Trang 9

6 Xã hội hóa (Socialization): Xã hội hóa trong chuỗi cung ứng bền vững có ý nghĩa là tích cực tham gia vào việc xây dựng các mối quan hệ xã hội tích cực trong toàn bộ chuỗi cung ứng Đây có thể là việc tạo ra công việc cho người lao động địa phương, góp phần vào phát triển kinh tế và xã hội của khu vực

7 Chính sách công khai (Transparency): Chính sách công khai trong chuỗi cung ứng bền vữnghàm chỉ việc thông tin liên quan đến hoạt đông của doanh nghiêp được tiết lột ra cho công chúng Điều này giúp tạo ra sự minh bạch và tin cậy trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững

8 Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng (Supply chain risk management): Đây là quá trình đánh giá, ứng phó và giảm thiểu các rủi ro trong chuỗi cung ứng Trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, các rủi ro có thể bao gồm thay đổi khí hậu, sự cố vận chuyển, sự cố tự nhiên, hoặc các vấn đề về an ninh và sức khỏe công cộng

9 Đánh giá hiệu quả môi trường (Environmental performance assessment): Đây là quá trình đo lường và đánh giá tác động của các hoạt động kinh doanh đến môi trường Trong ngành khách sạn và du lịch, đánh giá hiệu quả môi trường có thể bao gồm việc đo lường tiêu thụ năng lượng, quản lý chất thải và tài nguyên nước, và đánh giá hiệu quả sử dụng đất

10 Xã hội hóa chuỗi cung ứng (Socialization of the supply chain): Đây là quá trình tích hợp các giá trị xã hội vào hoạt động của chuỗi cung ứng Trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, xã hội hóa chuỗi cung ứng có thể bao gồm việc tạo ra việc làm công bằng, tôn trọng quyền của lao động lao động, và thúc đẩy sự công bằng và cộng đồng địa phương

11 Hợp tác chuỗi cung ứng (Supply chain collaboration): Đây là quá trình hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng để tăng cường hiệu quả và đạt được mục tiêu bền vững Trong lĩnh vực

Trang 10

khách sạn và du lịch, hợp tác chuỗi cung ứng có thể bao gồm chia sẻ thông tin, tài nguyên và kỹ năng để tối ưu hóa hoạt động và giảm thiểu lãng phí

12 Chính sách quản lý chuỗi cung ứng bền vững (Sustainable supply chain governance): Đây là các quy định, chính sách và tiêu chuẩn được thiết lập để định hướng và quản lý hoạt động chuỗi cung ứng theo hướng bền vững Chính sách này có thể bao gồm các tiêu chuẩn môi trường, quy định về quyền lao động và quyền con người, và các cam kết về trách nhiệm xã hội

(Sách: Chuỗi cung ứng bền vững, tác giả Nguyễn Trung Thuần, 2019)

IV VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG TRONG DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN:

1 Kiểm soát chi phí:

• Quản lý năng lượng và tài nguyên: Áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong khách sạn như sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu quả, thiết bị tiết kiệm nước, điều chỉnh nhiệt độ hợp lý và xây dựng hệ thống quản lý năng lượng Điều này không chỉ giúp giảm chi phí hoạt động hàng ngày mà còn làm giảm tác động đến môi trường

• Tối ưu hoá quá trình vận chuyển: Nếu khách sạn có các hoạt động liên quan đến vận chuyển như đưa đón khách hoặc cung cấp dịch vụ du lịch, việc tối ưu hóa quá trình vận chuyển có thể giúp giảm chi phí nhiên liệu và giảm khí thải carbon Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, chia sẻ xe hoặc sử dụng các biện pháp vận chuyển xanh khác là một cách để tăng tính bền vững và kiểm soát chi phí

• Quản lý tồn kho: Kiểm soát tồn kho hiệu quả để giảm lãng phí và chi phí liên quan đến việc duy trì tồn kho Khách sạn có thể áp dụng các hệ thống quản lý tồn kho thông minh, theo dõi

Trang 11

chi tiết và dự báo nhu cầu của khách hàng để đảm bảo hàng tồn kho được duy trì ở mức tối thiểu và đáp ứng yêu cầu của khách hàng

• Hợp tác với nhà cung cấp bền vững: Xây dựng mối quan hệ lâu dài và tin cậy với các nhà cung cấp bền vững có thể giúp khách sạn đàm phán giá cả và điều kiện tốt hơn, đồng thời đảm bảo nguồn cung ổn định Các nhà cung cấp bền vững thường có các giải pháp và sản phẩm tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, giúp giảm chi phí hoạt động của khách sạn

2 Bảo vệ môi trường:

• Chuỗi cung ứng bền vững giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên Các doanh nghiệp trong ngành cần xem xét tác động của hoạt động của họ đến tài nguyên và môi trường, từ việc quản lý nước, rác thải, năng lượng đến bảo vệ động, thực vật hoang dã và các khu vực sinh thái quan trọng Việc áp dụng các biện pháp bền vững trong chuỗi cung ứng giúp bảo vệ môi trường và duy trì nguồn tài nguyên cho thế hệ tương lai

3 Xây dựng lòng trung thành

• Thống kê gần đây được công bố trên tạp chí Forbes cho thấy người tiêu dùng có khả năng trung thành với các công ty thể hiện trách nhiệm xã hội và môi trường cao hơn tới 88% Nhận thức của người tiêu dùng và sự ưa thích đối với các doanh nghiệp bền vững đã tăng đều đặn ngay cả trước khi đại dịch xảy ra Chuỗi cung ứng bền vững cung cấp thông tin rõ ràng về các gói dịch vụ giúp khách hàng tự tin hơn khi mua sắm Từ đó đáp ứng được mong muốn và tăng mức độ hài lòng của khách hàng dẫn đến những mối quan hệ tốt hơn với khách hàng

4 Tạo lợi ích cộng đồng địa phương

• Chuỗi cung ứng bền vững trong du lịch và khách sạn có thể giúp tạo ra việc làm, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng sống cho cộng đồng địa phương Điều này có thể được đạt được thông qua việc hợp tác với các nhà cung cấp địa phương để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng hóa

Trang 12

và dịch vụ địa phương Những hoạt động này không chỉ giúp tạo ra công ăn việc làm mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương

5 Tạo lợi thế cạnh tranh và danh tiếng thương hiệu

• Việc thực hiện chuỗi cung ứng bền vững có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp Khách hàng ngày càng quan tâm đến các giá trị bền vững và môi trường Doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn và biện pháp bền vững trong chuỗi cung ứng sẽ có thể xây dựng được một hình ảnh tích cực giúp tăng cường thương hiệu của mình và thu hút khách hàng mới Điều này giúp doanh nghiệp phát triển và nâng cao lợi nhuận

6 Giảm thiểu rủi ro và tính dễ bị tổn thương:

• Chuỗi cung ứng bền vững trong du lịch và khách sạn giúp giảm thiểu rủi ro và tăng tính ổn định cho doanh nghiệp Việc xây dựng mối quan hệ lâu dài và tin cậy với các nhà cung cấp đảm bảo nguồn cung uy tín và đáng tin cậy Ngoài ra, việc đầu tư vào các biện pháp dự phòng và ứng phó với khủng hoảng và thay đổi xã hội, kinh tế, môi trường giúp doanh nghiệp du lịch và khách sạn thích ứng và tồn tại trong thời gian dài

(Tạp chí Cộng Sản; PGS, TS: Phạm Thị Thanh Bình, 2019)

V.GIỚI THIỆU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH KHÁCH SẠN & DU LỊCH ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG:

1.Tích cực:

Ngành du lịch và khách sạn có tác động lớn đến cộng đồng địa phương Dưới đây là một số tác động quan trọng:

1.1 Tạo ra việc làm và thu nhập: Ngành du lịch và khách sạn tạo ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương, đóng góp vào giảm nghèo và tăng cường thu nhập của cộng đồng Việc này có thể

Trang 13

cung cấp lợi ích kinh tế cho các gia đình và cộng đồng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện cho sự phát triển

1.2 Phát triển hạ tầng và dịch vụ công cộng: Để đáp ứng nhu cầu của du khách, ngành du lịch và khách sạn thường yêu cầu phát triển hạ tầng và các dịch vụ công cộng như cơ sở vật chất, giao thông, điện, nước, v.v Việc này không chỉ mang lại lợi ích cho du khách mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương

1.3 Bảo tồn và phát triển văn hóa địa phương: Du lịch có thể giúp bảo tồn và phát triển văn hóa địa phương thông qua việc du khách tìm hiểu, tôn trọng và tham gia vào các hoạt động văn hóa Điều này có thể góp phần duy trì và bảo vệ di sản văn hóa của cộng đồng địa phương, đồng thời tạo điều kiện để những nét đặc trưng của văn hóa địa phương được lan tỏa

1.4 Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương: Du lịch và khách sạn là một nguồn doanh thu quan trọng cho cộng đồng địa phương, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phát triển địa phương Việc tăng cường số lượng du khách và thu hút đầu tư trong ngành có thể mang lại lợi ích tài chính cho cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế

2.Tiêu cực:

Ngoài những tác động tích cực của du lịch và khách sạn, cũng có một số tác hại có thể ảnh hưởng đến địa phương Dưới đây là một số tác hại phổ biến:

2.1 Ô nhiễm môi trường: Sự tăng cường hoạt động du lịch và xây dựng khách sạn có thể gây ra ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất đai Sự tăng cường giao thông, khai thác tài nguyên và sản xuất rác thải có thể gây hại cho môi trường tự nhiên và ảnh hưởng đến các hệ sinh thái địa phương

Trang 14

2.2 Thay đổi văn hóa địa phương: Một lượng lớn du khách và khách sạn có thể gây ra sự thay đổi trong văn hóa và cộng đồng địa phương Mô hình du lịch khối lượng lớn có thể làm mất đi bản sắc văn hóa địa phương và tạo ra một môi trường mua sắm du lịch tiêu chuẩn hóa

2.3 Tăng cường cạnh tranh: Sự phát triển quá mức của ngành du lịch và khách sạn có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt Điều này có thể gây áp lực lên các doanh nghiệp nhỏ hơn, gây ra sự mất cân đối trong kinh tế địa phương và dẫn đến tình trạng tiêu cực như mất việc làm và giảm thu nhập

2.4 Đập tan quy hoạch đô thị: Một sự gia tăng về cơ sở hạ tầng du lịch có thể dẫn đến thay đổi không mong muốn trong quy hoạch đô thị của một khu vực Việc xây dựng quá mức có thể ảnh hưởng đến bản sắc kiến trúc địa phương và cản trở sự phát triển bền vững của khu vực

2.5 Sự phụ thuộc vào du lịch: Sự phát triển quá mức của du lịch và khách sạn có thể tạo ra sự phụ thuộc quá mức vào ngành này Nếu có sự biến đổi đột ngột trong ngành du lịch (ví dụ: khủng hoảng kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt), địa phương có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi và tìm kiếm nguồn thu khác

(Môi trường Hợp Nhất, 2022)

VI MỤC TIÊU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC KHÁCH SẠN & DU LỊCH:

Nghiên cứu về chuỗi cung ứng trong ngành du lịch và khách sạn rất quan trọng để đạt được mục tiêu của dự án Sala Danang Beach Hotel và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành này Dưới đây là tầm quan trọng của việc nghiên cứu về chuỗi cung ứng:

1 Tăng cường quản lý và điều phối: Nghiên cứu chuỗi cung ứng giúp cải thiện quy trình quản lý và điều phối các hoạt động từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối cùng Điều này giúp

Trang 15

đảm bảo tính liên kết và sự hài hòa trong các hoạt động của các đơn vị cung ứng khác nhau, từ việc đặt hàng và vận chuyển đến lưu trú và dịch vụ

2 Tối ưu hóa hiệu quả: Nghiên cứu chuỗi cung ứng cho phép xác định các quy trình không hiệu quả, tìm ra các vấn đề tiềm năng và đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu suất Điều này có thể làm giảm chi phí, thời gian và tạo ra sự linh hoạt trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ

3 Đảm bảo chất lượng: Một chuỗi cung ứng được quản lý tốt đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ cuối cùng Các nghiên cứu về chuỗi cung ứng giúp xác định và theo dõi các tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo rằng mọi đơn vị cung ứng đều tuân thủ các quy định và tiêu chí chất lượng

4 Đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt: Các nghiên cứu về chuỗi cung ứng giúp nhận biết các rủi ro tiềm năng và xây dựng kế hoạch để đối phó với chúng Điều này giúp tăng cường khả năng đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt của các doanh nghiệp trong ngành du lịch và khách sạn khi xuất hiện các biến động hoặc tình huống bất ngờ

Tóm lại, việc nghiên cứu về chuỗi cung ứng trong ngành du lịch và khách sạn có tầm quan trọng lớn để đạt được mục tiêu của dự án Sala Danang Beach Hotel Nó giúp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và tăng cường khả năng đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt của ngành này

(MIT Sloan Management Review 2019 The Power of Supplier Collaboration)

PHẦN 2: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: KHÁCH SẠN SALA DANANG BEACH HOTEL

I TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN SALA DANANG BEACH HOTEL

Trang 16

Tọa lạc ngay trước bãi biển Mỹ Khê – Một bãi biển đẹp nổi tiếng của thành phố ĐàNẵng, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 4,8km và trung tâm thành phố chỉ 2,5km, có thể thấy Sala Danang Beach Hotel là một điểm đến tuyệt vời và tiện nghi cho du khách trong và ngoài nước

Ngoài ra, khách sạn còn nằm khá gần với các điểm du lịch thú vị: Cầu sông Hàn cách 2,24km, Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng cách 2,39km, Cầu khóa tình yêu Đà Nẵng cách 1,7km, Cầu Rồng cách 2,1km, Ngũ Hành Sơn cách 6,7km

1.2 Kiến trúc của khách sạn:

Kiến trúc khách sạn được thiết kế đối xứng với các góc không đồng đều và với sự kết hợp vừa 2 gam màu chủ đạo là trắng và xanh lá, ngoại thất của Sala Danang Beach Hotel đã tạo được ấn tượng ngay từ ánh mắt đầu tiên của người xem

Vào bên trong các phòng ngủ, du khách sẽ bị choáng ngợp trước vẻ trang nhã và lịch lãm toả ra từ bên trong khách sạn 4 sao này Sử dụng tông màu trắng làm chủ đạo, kết hợp với màu nâu của nội thất gỗ để tạo lên vẻ thanh lịch và sang trọng cho không gian

Ngày đăng: 15/04/2024, 22:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan