CHƯƠNG 2.PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN SẢN XUẤT 2.1 Qui trình cơ bản của hệ thống sản xuấtQuy trình 1: Quy trình cơ bản của HTQLTT sản xuấtBước 1: Lập kế hoạch sản xuất Lập kế hoạ
HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN SẢN XUẤT
Giới thiệu về hệ thống quản lý thông tin sản xuất
Hệ thống quản lý sản xuất, hay MES, là một hệ thống phần mềm linh hoạt, toàn diện giúp giám sát, theo dõi, ghi chép và kiểm soát quá trình sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu thô đến thành phẩm Cung cấp một lớp chức năng giữa hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và hệ thống kiểm soát quy trình, MES cung cấp cho những người ra quyết định dữ liệu họ cần để giúp nhà máy hoạt động hiệu quả hơn và tối ưu hóa sản xuất. Đặt trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, MES được xem là xu hướng tất yếu giúp các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời kỳ Hội nhập kinh tế quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0 MES mang đến đến cái nhìn toàn diện và sâu sắc về mọi hoạt động sản xuất của nhà máy, giúp các nhà quản trị sản xuất theo dõi, quản trị vâ •n hành các hoạt đô •ng sản xuất trong nhà máy theo thời gian thực.
MES là điều cần thiết để thúc đẩy hiệu suất tối ưu trong môi trường sản xuất cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng ngày nay Báo cáo Nghiên cứu Thị trường Minh bạch dự đoán rằng thị trường MES toàn cầu sẽ “tạo ra doanh thu 18,06 tỷ USD vào cuối năm2025” Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự gia tăng sử dụng tự động hóa công nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến và riêng biệt, nhu cầu tuân thủ quy định ngày càng tăng và chi phí triển khai thấp của các hệ thống thực hiện sản xuất.
Vai trò của hệ thống quản lý thông tin sản xuất trong chuỗi cung ứng
Hệ thống quản lý thông tin sản xuất đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng bằng cách thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin liên quan đến quá trình sản xuất các sản phẩm trong chuỗi cung ứng Vai trò chính của hệ thống này bao gồm:
Quản lý thông tin về dự định sản xuất: Hệ thống quản lý thông tin sản xuất giúp quản lý thông tin về kế hoạch sản xuất, các đơn hàng từ khách hàng, yêu cầu sản xuất từ các bộ phận trong tổ chức Nó cho phép quản lý và sắp xếp công việc sản xuất theo ưu tiên và thời hạn cần đáp ứng.
Theo dõi tiến độ sản xuất: Hệ thống giúp theo dõi tiến độ sản xuất thông qua việc cập nhật thông tin về quá trình sản xuất, từ việc mua nguyên liệu, gia công, lắp ráp đến kiểm tra chất lượng Điều này giúp cho việc quản lý sản xuất và có những cải tiến nếu cần thiết để đảm bảo tiến độ được đáp ứng.
Quản lý vận chuyển và lưu trữ: Hệ thống quản lý thông tin sản xuất cũng giúp quản lý thông tin về vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến kho hàng, từ kho hàng đến khách hàng cuối cùng Ngoài ra, nó cũng lưu trữ thông tin về kho hàng, số lượng và trạng thái hàng tồn kho.
Theo dõi chất lượng sản phẩm: Hệ thống quản lý thông tin sản xuất giúp theo dõi và ghi nhận thông tin về chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất Điều này giúp cho việc kiểm tra chất lượng, phân loại sản phẩm và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đưa ra.
Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Hệ thống quản lý thông tin sản xuất giúp đánh giá hiệu quả và tối ưu hóa quy trình sản xuất Nó sẽ cung cấp thông tin về thời gian, nguồn lực và hiệu suất sản xuất để quản lý sử dụng và phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả nhất.
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN SẢN XUẤT
Qui trình cơ bản của hệ thống sản xuất
Quy trình 1: Quy trình cơ bản của HTQLTT sản xuất
Bước 1: Lập kế hoạch sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất là quá trình tổng hợp các ý tưởng, tạo lập hay xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh cho dự án sản xuất của doanh nghiệp.
- Lợi ích khi lập kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp:
• Giúp các cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ.
• Giảm thiểu chi phí không cần thiết cho quá trình sản xuất.
• Giúp tối ưu hóa năng suất sản xuất bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
• Giúp các công ty giảm thiểu lãng phí trong sản xuất bằng cách hoạch định hướng sản xuất cụ thể cũng như kế hoạch sử dụng tài nguyên.
Lập kế hoạch sản xuất
Kiểm tra NVL và thiết bị
Quản lý quá trình sản xuất
Quản lý chất lượng thành phẩm Phân tích hiệu quả sản xuất Báo cáo kết quả
- Một quy trình Lập kế hoạch sản xuất gồm 5 bước:
+ Tiếp nhận đơn hàng: Tiếp nhận yêu cầu đơn hàng từ khách hàng báo gồm nhận yêu cầu sản phẩm (mẫu mã, số lượng…) và xác nhận đơn hàng.
+ Ước tính nhu cầu NVL cần thiết: Ước tính tài nguyên cần thiết (số lượng, chất lượng) và cách sử dụng cho việc sản xuất.
+ Lập kế hoạch quản lý hàng tồn kho: Lập kế hoạch quản lý hàng tồn kho để tránh tình trạng thiếu hoặc thừa hàng.
+ Hoạch định nguồn lực: Nắm được số lượng nhân lực tối thiểu, yêu cầu về nguyên liệu thô để sản xuất sản phẩm.
+ Giám sát: Giám sát xuyên suốt quá trình sản xuất
Quy trình 2: Quy trình Lập kế hoạch sản xuất
Bước 2: Kiểm tra nguyên vật liệu và thiết bị sản xuất
Là quy trình kiểm tra liên quan đến thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất để duy trì dòng sản xuất
• Đảm bảo sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, tránh tình trạng tồn kho quá mức hoặc thiếu hụt.
• Đảm bảo nguyên vật liệu tránh thất thoát. Đảm bảo thiết bị sản xuất hoạt động bình thường
• Đảm bảo công tác quản lý khác đạt hiệu quả cao.
- Một quy trình Kiểm tra nguyên vật liệu và thiết bị sản xuất gồm 3 bước:
Tiếp nhận đơn hàng Ước tính nhu cầu
Lập kế hoạch quản lý tồn kho
Hoạch định nguồn lực Giám sát
+ Kiểm tra các chứng từ cần thiết: Kiểm soát các nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp có đạt tiêu chuẩn hay không (xuất xứ, được nhập đúng quy định pháp luật)
+ Duyệt và mua nguyên vật liệu: Duyệt và mua nguyên vật liệu sau khi đảm bảo yêu cầu cần thiết.
+ Kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng: Kiểm tra tình trạng của thiết bị sản xuất cũng như chất lượng của nguyên vật liệu.
Quy trình 3: Sơ đồ quy trình Kiểm tra NVL và thiết bị sản xuất
Bước 3: Lập lịch sản xuất
Lập lịch sản xuất là bản kế hoạch chi tiết về công tác triển khai sản xuất hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định dựa trên khả năng của doanh nghiệp.
- Lợi ích của việc lập lịch sản xuất:
• Thiết lập khung thời gian nhất định đảm bảo thực hiện công việc đúng tiến độ.
• Tối thiểu hóa thời gian cho việc sản xuất ra sản phẩm.
• Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp.
- Một quy trình Lập lịch sản xuất mẫu gồm 3 bước:
+ Lập danh sách công việc cần thực hiện trong thời gian yêu cầu (trong ngày, trong tháng, trong năm).
Kiểm tra chứng từ liên quan
Duyệt và mua NVL Kiểm tra trước khi sử dụng
+ Thực hiện công việc theo thứ tự ưu tiên: Để tiết kiệm thời gian sản xuất thì ưu tiên thực hiện công việc theo trình tự sắp xếp hợp lý.
+ Đặt mục tiêu hoạt động tương ứng: Đặt mục tiêu hoàn thành các hoạt động trong thời gian đề ra tương ứng với danh sách công việc cần làm.
Quy trình 4: Sơ đồ quy trình Lập lịch sản xuất
Bước 4: Quản lý quá trình sản xuất
Quản lý quá trình sản xuất là quá trình chuyển hóa nguyên vật liệu thô thành sản phẩm thành phẩm Đó là việc quản lý nguyên vật liệu, tuân thủ các thông số kỹ thuật của thiết kế, sử dụng thiết bị, hiệu suất và lao động để thực hiện chiến lược sản xuất của công ty Quản lý sản xuất đòi hỏi sự phối hợp và giám sát của con người, vật tư và thiết bị
- Lợi ích của quản lý quá trình sản xuất:
• Giúp doanh nghiệp quản lý xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu nhập NVL - sản xuất - đóng gói - giao hàng.
• Giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho tốt hơn, hỗ trợ nhà quản trị đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp.
• Giúp doanh nghiệp quản lý sản xuất theo định lượng sẵn hoặc theo nhu cầu đơn hàng; quản lý lệnh sản xuất phục vụ cho việc theo dõi tiến độ sản xuất.
Lập danh sách công việc cần thực hiện
Thực hiện công việc theo thứ tự ưu tiên Đặt mục tiêu hoàn thành
• Phân quyền quản lý nhân viên, giới hạn thao tác nhân viên, đảm bảo đúng người đúng việc, tránh tình trạng nhân viên gian lận trong công việc.
• Dữ liệu được backup hằng ngày theo điện toán đám mây, an toàn thông tin tuyệt đối, doanh nghiệp không cần lo lắng tình trạng mất, cắp dữ liệu.
- Một quy trình Quản lý quá trình sản xuất gồm 5 bước:
+ Áp dụng kế hoạch sản xuất + Áp dụng lịch sản xuất + Quản lý từng công đoạn trong quá trình sản xuất: Quản lý mỗi công đoạn sản xuất từ sử dụng nguyện liệu, sản xuất sản phẩm, đóng gói sản phẩm
+ Quản lý chất lượng sản phẩm được tạo ra: Quản lý sản phẩm được sản xuất ra có đáp ứng được chất lượng mong muốn hay không, nếu chưa đáp ứng thì phải sản xuất lại hoặc hủy bỏ sản phẩm lỗi.
+ Kiểm soát quá trình sản xuất: Kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, thời hạn hoàn thành đúng như mục tiêu đề ra hay chưa.
Quy trình 5: Sơ đồ quy trình Quản lý quá trình sản xuất
Bước 5: Quản lý chất lượng thành phẩm
Là sự phối hợp của các yếu tố định hướng và kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm như chính sách chất lượng, hoạch định chất lượng, mục tiêu chất lượng, kiểm soát chất Áp dụng kế hoạch sản xuất Áp dụng lịch sản xuất
Quản lý từng công đoạn sản xuất
Quản lý chất lượng từng sản phẩm Kiểm soát lượng, đảm bảo chất lượng… Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể quản lý tốt hoạt động sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh.
• Đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng như tiêu chuẩn đề ra
• Giảm thiểu lỗi sản xuất
• Tăng cường hiệu suất và năng suất
• Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn chất lượng
• Giảm thiểu chi phí và lãng phí
• Xây dựng lòng tin và hài lòng khách hàng - Một quy trình Quản lý chất lượng thành phẩm gồm 4 bước:
+ Hoạch định chất lượng: Có chính sách cụ thể cho mục tiêu chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra.
+ Đảm bảo chất lượng: Giám sát, quản lý, tập trung kiểm tra quy trình sản xuất đạt chuẩn chất lượng
+ Kiểm soát chất lượng: Kiểm tra sản phẩm có đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu đã đặt ra hay không.
+ Cải tiến chất lượng: Sau mỗi quá trình sản xuất sẽ tiến hành đánh giá hoạt động để cải thiện chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn, nâng cao hiệu quả của quy trình nhằm mục tiêu tăng doanh số và gia tăng lợi nhuận trong dài hạn.
Quy trình 6: Quy trình Quản lí chất lượng thành phẩm
Bước 6: Phân tích hiệu quả sản xuất
Là quá trình nhận thức hoạt động sản xuất, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động sản xuất để đạt các mục tiêu sản xuất Cũng là biện pháp quan trong để phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp trong tương lai.
- Lợi ích của phân tích hiệu quả sản xuất:
• Giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt nguồn ngân sách
• Giúp doanh nghiệp ra quyết định sáng suốt trong tương lai
• Tạo dựng hiệu quả sản xuất thông qua khả năng đánh giá thành tích so với các mục tiêu được đề ra
• Luôn nắm bắt luồng thông tin mới trên thị trường - Một quy trình Phân tích hiệu quả sản xuất gồm 4 bước:
+ Đánh giá tổng quan: Đánh giá khái quát sơ bộ về hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
+ Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất: Xác định tác nhân (nhân tố) ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp (nhân tố chủ quan hay khách quan).
Q ua li ty P la nn in g
Q ua li ty A ss ur an ce Đảm bảo chất lượng
Q ua li ty C on tr o l
Q ua li ty I m pr ov em en t
+ Tổng hợp kết quả phân tích: Tổng hợp kết quả trên cơ sở tính toán, xác định ảnh hưởng của nhân tố đến hiệu quả sản xuất.
+ Nhận xét, kết luận hiệu quả sản xuất: Rút ra nhận xét, kết luận chỉ rõ nguyên nhân thiếu sót sai lầm Đồng thời vạch ra những điểm tốt, tiềm năng còn chưa khai thác tối ưu trong quy trình.
Quy trình 7: Quy trình Phân tích hiệu quả sản xuất
Bước 7: Báo cáo kết quả
Là báo cáo dựa trên kết quả phân tích hiệu quả sản xuất ở bước 6, dùng để khái quát tình hình sản xuất của quy trình HTQLTT sản xuất cho doanh nghiệp.
- Lợi ích của báo cáo kết quả hoạt động HTQLTT sản xuất:
• Trợ giúp trong việc ra quyết định
• Trợ giúp trong việc xác định xu hướng
• Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về tình hình hoạt động của HTQLTT sản xuất
• Trợ giúp trong việc lập kế hoạch thuế - Một quy trình Báo cáo kết quả gồm 2 bước:
+ Sắp xếp thống kê phân tích: Sắp xếp thống kê phân tích hiệu quả sản xuất của HTQLTT sản xuất ở bước 6. Đánh giá tổng quan
Xác định nhân tố ảnh hưởng
Tổng hợp kết quảNhận xét, kết luận
+ Lập báo cáo: Lập báo cáo dựa trên phân tích đã sắp xếp để báo cáo kết quả hoạt động của HTQLTT sản xuất cho doanh nghiệp.
Quy trình 8: Quy trình Báo cáo kết quả
Các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý thông tin sản xuất
Thiết lập lịch sản xuất
Thiết lập lịch sản xuất cho từng máy móc, dây chuyền sản xuất trong nhà máy Đây là khâu quan trọng, giúp giảm thiểu các sự cố diễn ra cũng như tránh tình trạng phân bổ không đều các nguồn lực.
Phân bổ và trạng thái nguồn lực
Sử dụng dữ liệu thời gian thực để theo dõi và phân tích trạng thái của các nguồn lực, bao gồm máy móc, vật liệu và lao động, để thực hiện các điều chỉnh phân bổ.
Quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Xây dựng định mức nguyên vật liệu cho các sản phẩm, quản lý toàn bộ quá trình thay đổi định mức, ban hành các phiên bản sản phẩm mới
Xây dựng và quản lý BOM (Bill of Materials- định mức nguyên vật liệu) nhiều cấp, xác định các công đoạn sản xuất và các nguồn lực tương ứng sử dụng trong từng công đoạn đối với từng sản phẩm.
Sắp xếp thống kê phân tích
Quản lý toàn bộ quy trình sản xuất từ khi xuất đơn hàng đến thành phẩm Hiểu rõ hơn về các điểm nghẽn và điểm ảnh hưởng đến chất lượng đồng thời tạo khả năng truy xuất nguồn gốc sản xuất đầy đủ. Điều phối các đơn vị sản xuất
Quản lý luồng dữ liệu sản xuất theo thời gian thực để dễ dàng thực hiện các điều chỉnh nhanh chóng, có tính toán trong việc điều độ sản xuất.
Theo dõi tiến độ sản xuất
Hệ thống quản lí thông tin sản xuất ghi nhận thực trạng của bán thành phẩm, thành phẩm, tỉ lệ lỗi hư hỏng tại từng ca, từng chuyền, từng phân xưởng.
So sánh kết quả và mục tiêu để xác định điểm mạnh và điểm yếu trong quy trình tổng thể và sử dụng dữ liệu đó để làm cho hệ thống hiệu quả hơn.
Theo dõi sản phẩm và phả hệ
Theo dõi tiến trình sản phẩm và phả hệ của chúng để đưa ra quyết định sáng suốt.
Việc có dữ liệu về lịch sử đầy đủ của sản phẩm cực kỳ hữu ích cho các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định của chính phủ hoặc ngành.
Kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất
Kiểm soát chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm hỏng, tỷ lệ hỏng cho phép và thống kê hao hụt, sản phẩm hỏng thực tế đồng thời ghi nhận nguyên nhân làm cho sản phẩm hỏng từ đó cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thiết lập kế hoạch bảo trì bảo trì bảo dưỡng
Thiết lập kế hoạch bảo dưỡng máy móc thiết bị phù hợp với kế hoạch sản xuất Mặt khác hệ thống quản lí thông tin sản xuất có thể hỗ trợ cảnh báo nhu cầu bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo thời gian hoạt động hoặc tần suất sử dụng máy.
Hỗ trợ công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Hệ thống quản lí thông tin sản xuất cho phép ghi nhận công đoạn sản xuất sản phẩm từ nguyên vật liệu đến quy trình sản xuất, các công đoạn QC (Quality Control- Kiểm soát chất lượng) sẽ được ghi nhận và cho phép truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi cần. Điều này góp phần gia tăng niềm tin của khách hàng do thông tin về nguồn gốc sản phẩm, quá trình hình thành sản phẩm đều được minh bạch.
Tạo ra các báo cáo tức thời và tin cậy:
Giúp lãnh đạo doanh nghiệp có cái nhìn bao quát về hoạt động sản xuất, năng lực làm việc của nhân viên, năng lực máy móc, tiến độ sản xuất từ đó có được những định hướng mang tính chiến lược phát triển hoạt động sản xuất một cách tối ưu nhất.
Lợi ích của hệ thống quản lý thông tin sản xuất
Hệ thống quản lý thông tin sản xuất trong chuỗi cung ứng mang lại nhiều lợi ích, như sau:
Tăng năng suất sản xuất: Hệ thống quản lý thông tin sản xuất giúp định lượng và kiểm soát tốt hơn công đoạn sản xuất, từ đó tăng khả năng sản xuất hàng hoá trong thời gian ngắn.
Tăng hiệu quả vận hành: Bằng cách theo dõi các quy trình sản xuất, hệ thống quản lý thông tin giúp tối ưu hoá hoạt động trong chuỗi cung ứng, giúp đẩy nhanh quy trình sản xuất và giảm thiểu số lượng lỗi.
Tăng sự linh hoạt: Hệ thống quản lý thông tin sản xuất cho phép các doanh nghiệp thay đổi công đoạn và quy trình sản xuất nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu thị trường và các yếu tố biến đổi khác.
Giảm đáng kể sai sót và rủi ro: Bằng cách tự động hóa quy trình và ghi chép thông tin liên quan đến sản xuất, hệ thống giảm thiểu nguy cơ sai sót và rủi ro trong dữ liệu.
Tăng tính minh bạch: Hệ thống quản lý thông tin sản xuất cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về quy trình sản xuất, từ đó đảm bảo tính minh bạch cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu: Hệ thống quản lý thông tin sản xuất cho phép các doanh nghiệp đáp ứng nhanh chóng yêu cầu sản xuất từ các khách hàng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và giữ chân khách hàng.
Tối ưu hóa quản lý và lưu trữ dữ liệu: Hệ thống quản lý thông tin sản xuất giúp doanh nghiệp quản lý và lưu trữ dữ liệu quy trình sản xuất một cách hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tài nguyên.
Dữ liệu và thông tin trong hệ thống quản lý thông tin sản xuất
2.4.1 Sơ đồ DFD cấp 0 của hệ thống thông tin sản xuất
2.4.2 Sơ đồ luồng dữ liệu vào ra của hệ thống thông tin sản xuất
Hệ thống quản lý thông tin sản xuất theo quy trình gồm 7 cấp:
Cấp 1: Hệ thống lập kế hoạch sản xuất Cấp 2: Hệ thống kiểm tra nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị Cấp 3: Hệ thống lên lịch sản xuất
Cấp 4: Hệ thống quản lý quá trình sản xuất Cấp 5: Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm Cấp 6: Phân tích hiệu suất và báo cáo sản xuất
Luồng dữ liệu vào – ra của hệ thống quản lý thông tin sản xuất theo các cấp như sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ DFD cấp 0
• Dữ liệu về sản xuất
• Các dữ liệu từ bên ngoài về dây chuyền, công nghệ sản xuất mới…
• Báo cáo kiểm tra chất lượng
• Kế hoạch nguyên vật liệu
• Mẫu thiết kế sản phẩm
• Thông tin đơn đặt hàng
CSDL SXKD HTTT QUẢN LÝ SẢN XUẤT Thông tin ra
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổng quát Sơ đồ 2: Sơ đồ tổng quát
CSDL SXKD HỆ THỐNG LẬP KẾ HOẠCH
SẢN XUẤT Thông tin ra Đầu vào:
- Yêu cầu sản xuất: Đây là thông tin về sản phẩm mà khách hàng yêu cầu sản xuất Dữ liệu này sẽ được chuyển đến hệ thống để bắt đầu quy trình lập kế hoạch sản xuất - Thông tin đặt hàng: Nếu khách hàng đặt hàng, thông tin về đơn hàng bao gồm số lượng sản phẩm, ngày đặt hàng, phương thức thanh toán, v.v cũng được cung cấp. Đầu ra:
- Lệnh sản xuất: Lệnh sản xuất được hệ thống lập kế hoạch sản xuất tạo ra và chuyển đến xưởng sản xuất để thông báo về sản phẩm cần sản xuất, số lượng, thời gian hoàn thành, v.v.
• Yêu cầu kiểm tra thiết bị, nguyên vật liệu
• Thông tin về thiết bị, nguyên vật liệu
• Ghi chú về nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc
• Báo cáo kiểm tra thiết bị, nguyên vật liệu
• Dữ liệu về lịch sử kiểm tra
• Báo cáo kiểm tra tổng hợpSơ đồ 3: Sơ đồ cấp 1 Đầu vào:
- Yêu cầu kiểm tra thiết bị, nguyên vật liệu: Khách hàng có thể gửi yêu cầu kiểm tra cho hệ thống Yêu cầu này sẽ chứa thông tin về các thiết bị, nguyên vật liệu cần kiểm tra và các yêu cầu đặc biệt (nếu có) về quy trình kiểm tra.
- Thông tin về thiết bị, nguyên vật liệu cần kiểm tra: khách hàng cung cấp thông tin về nguyên vật liệu, thiết bị để hệ thống có kế hoạch kiểm tra, bảo trì, sửa chửa phù hợp.
- Ghi chú/Cần đưa ra: Khách hàng có thể gửi các ghi chú hoặc yêu cầu đặc biệt khác liên quan đến quá trình kiểm tra Các ghi chú này có thể bao gồm yêu cầu đặc biệt về quy trình kiểm tra, các chỉ dẫn về việc xử lý kết quả kiểm tra, hoặc các yêu cầu khác mà khách hàng muốn đưa ra. Đầu ra:
- Báo cáo kiểm tra thiết bị, nguyên vật liệu: Đây là báo cáo liệt kê tất cả các thiết bị, nguyên vật liệu đã được kiểm tra và kết quả kiểm tra (đạt/chưa đạt) Báo cáo này sẽ được gửi đến xưởng sản xuất để họ có thể biết được thiết bị nào đã được kiểm tra và sẵn sàng sử dụng.
CSDL SXKD HỆ THỐNG KIỂM TRA NVL,
MÁY MÓC, THIẾT BỊ Thông tin ra
Sơ đồ 4: Sơ đồ cấp 2
- Dữ liệu về lịch sử kiểm tra: Đây là dữ liệu về lịch sử kiểm tra của các thiết bị và nguyên vật liệu Dữ liệu này sẽ giúp xưởng sản xuất có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả của quá trình kiểm tra và quyết định liệu có cần điều chỉnh hoặc cải thiện quy trình kiểm tra hay không.
- Báo cáo kiểm tra tổng hợp: Đây là báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra của tất cả các thiết bị và nguyên vật liệu Báo cáo này sẽ giúp xưởng sản xuất có thể đánh giá tổng quan về chất lượng sản phẩm và quyết định liệu có cần điều chỉnh hoặc cải thiện quy trình sản xuất hay không.
• Thông tin thiết bị và máy móc
• Thông tin nguyên vật liệu
• Số lượng đơn đặt hàng
• Bảng phân công công việc
• Độ chính xác và hiệu quả Đầu vào:
- Kế hoạch sản xuất: Kế hoạch sản xuất là yếu tố quan trọng nhất để xác định lịch trình sản xuất, kế hoạch sản xuất quyết định số lượng sản phẩm cần sản xuất, thời gian sản xuất và số lượng sản phẩm được sản xuất.
CSDL SXKD HỆ THỐNG LÊN LỊCH
SẢN XUẤT Thông tin ra
Sơ đồ 5: Sơ đồ cấp 3
- Thiết bị và máy móc: Thiết bị và máy móc là yếu tố quan trọng trong việc xác định lịch trình sản xuất Các thông số kỹ thuật của thiết bị và máy móc như tốc độ, công suất và hiệu suất ảnh hưởng đến thời gian sản xuất và số lượng sản phẩm được sản xuất.
- Vật liệu: Vật liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng trong việc xác định lịch trình sản xuất Số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng của vật liệu ảnh hưởng đến thời gian và số lượng sản phẩm được sản xuất.
- Nhân lực: Nhân lực tham gia vào quá trình sản xuất cũng là yếu tố quan trọng trong việc xác định lịch trình sản xuất Số lượng, kỹ năng và hiệu suất của nhân viên ảnh hưởng đến thời gian và số lượng sản phẩm được sản xuất.
- Tiêu chuẩn chất lượng: Tiêu chuẩn chất lượng cần được đáp ứng để đảm bảo chất lượng của sản phẩm Yếu tố này ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra chất lượng và thời gian sản xuất.
- Số lượng đơn đặt hàng: Hệ thống cần có số lượng đơn đặt hàng để đưa ra lịch trình sản xuất chính xác.
- Dự trữ đầu kì: Dựa vào dự trữ đầu kì để xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất thêm. Đầu ra:
- Lịch trình sản xuất: Lịch trình sản xuất là kết quả đầu ra chính của hệ thống lập lịch trình sản xuất, bao gồm thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc và các công đoạn sản xuất cần thực hiện.
- Bảng phân công công việc: Hệ thống lập lịch trình sản xuất cũng có thể tạo ra bảng phân công công việc cho từng nhân viên, giúp quản lý và phân chia công việc một cách hiệu quả.
Quản lý thông tin sản xuất trên phần mềm Giải pháp Điều hành và Thực thi sản xuất – 3S MES
2.5.1 Giới thiệu tổng quan về phần mềm 3S MES
Phần mềm quản lý sản xuất 3S MES là một trong 4 hệ thống lõi của giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY - một sản phẩm "made in Việt Nam" được phát triển bởi Công ty Cổ phần Công nghệ ITG Được kiến trúc theo mô hình ISA-95 tiêu chuẩn quốc tế về giao diện tự động giữa doanh nghiệp và hệ thống điều khiển, kết hợp giữa IT - OT và tích hợp những thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 như AI, Big Data, IIoT,….3S iFACTORY cung cấp cho doanh nghiệp một chiến lược chuyển đổi số toàn diện thông qua việc tối ưu hóa các yếu tố S - Q - C - D (Speed (Tốc độ) – Quality (Chất lượng) – Cost (Chi phí) – Delivery (Tiến độ).
Phần mềm 3S MES được phát triển dựa trên 16 năm kinh nghiệm đúc kết qua những lần triển khai giải pháp công nghệ cho hơn 1000 khách hàng trong nước cũng như các doanh nghiệp FDI Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam Phần mềm hiện được ứng dụng tại nhiều nhà máy lớn như: Panasonic, Sunhouse; Sunlin Electronics, Kimsen, HTMP, APP PrintCo, Ricco….
Hệ thống điều hành và quản lý sản xuất MES (Manufacturing Execution System) là hệ thống máy tính - phần mềm được dùng để giám sát, theo dõi và lưu trữ thông tin xuyên suốt trong quá trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra.
Hệ thống này cung cấp các thông tin về các hoạt động sản xuất như: sản xuất, vận hành, kiểm tra chất lượng và bảo trì thiết bị để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách hiệu quả và đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng Từ đó kiểm soát được chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu thời gian chết trong quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.5.2 Giao diện của phần mềm 3S MES
Phần mềm 3S MES (Manufacturing Execution Systems) có giao diện người dùng dễ sử dụng và thân thiện Giao diện được thiết kế để cung cấp cho người dùng một cái nhìn tổng quan về quy trình sản xuất và cho phép họ tương tác với các chức năng và thông tin liên quan.
Giao diện trang chủ của 3S MES thường bao gồm các biểu đồ, chỉ số và thông tin tổng quan về sản xuất Cung cấp thông tin tổng quan về trạng thái sản xuất và các hoạt động đang diễn ra Người dùng có thể xem các chỉ số điều khiển và báo cáo quan trọng như tình trạng sản xuất, chất lượng, các chỉ số hiệu suất và năng suất.
Phần mềm 3S MES thường có một menu điều hướng hoặc thanh công cụ dọc/ngang được đặt ở cạnh hoặc phía trên giao diện Menu này cho phép người dùng truy cập vào các chức năng chính như Quản lý sản xuất, Quản lý chất lượng, Quản lý vật liệu và tiêu thụ, Quản lý thiết kế, Báo cáo và cài đặt Người dùng có thể chọn và chuyển đến các chức năng cụ thể theo nhu cầu.
Khi người dùng chọn một chức năng từ thanh điều hướng, một khung làm việc chính sẽ hiển thị để người dùng làm việc và tương tác Khung này chứa thông tin chi tiết về chức năng tương ứng Người dùng có thể tìm kiếm, xem và chỉnh sửa thông tin trong bảng điều khiển.
2.5.2.4 Các bảng, biểu đồ và đồ thị
Giao diện của 3S MES thường sử dụng các bảng, biểu đồ và đồ thị để trực quan hóa thông tin về hiệu suất, năng suất, chất lượng và các chỉ số khác một cách rõ ràng và dễ hiểu Điều này giúp người dùng dễ dàng theo dõi và phân tích dữ liệu quan trọng để quản lý quy trình sản xuất một cách hiệu quả.
2.5.2.5 Thanh công cụ và nút điều khiển
Giao diện 3S MES có các thanh công cụ và nút điều khiển để người dùng thực hiện các tác vụ cụ thể như lưu dữ liệu, xóa, in, nhập/xuất dữ liệu, và tìm kiếm Người dùng có thể tương tác với các thanh công cụ và nút điều khiển này để hoàn thành các tác vụ và cập nhật thông tin Các nút điều khiển thường được đặt gần với các bảng hoặc khung làm việc chính để tiện cho người dùng tương tác.
2.5.3 Các chức năng của hệ thống điều hành thực thi sản xuất 3S MES
Tùy vào từng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp hệ thống 3S MES sẽ được điều chỉnh và thiết kế riêng sao cho phù hợp nhất với mô hình sản xuất của từng nhà máy,phân xưởng Từ đó mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
Tại chức năng này, hệ thống 3S MES có thể tiến hành tối ưu và tự động lập lịch sản xuất, quản lý năng lực sản xuất với bộ chỉ số hiệu suất thông minh Smart – KPI, phân tích hiệu suất và hoạch định năng lực sản xuất, quản trị dữ liệu sản xuất theo thời gian thực từ đó phát hiện sớm vấn đề trong sản xuất, đưa ra quyết định sản xuất dễ dàng và chính xác hơn.
2.5.3.2 Quản lý kho thông minh
Với công nghệ xuất kho tự động bằng Barcode/QRCode/RFID, quản lý tồn kho và cảnh báo hàng tồn theo Min/Max, quản lý kho thông minh theo lô/lót/vị trí, trực quan hóa năng lực lưu kho cùng với tích hợp công nghệ 4.0 (các thiết bị IoT, công nghệPTL, G2P, Robotics, AS/RS…) cải tiến nghiệp vụ trong kho, tăng tốc độ lấy hàng,chọn hàng, vận chuyển hàng 3S MES giúp quản lý kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm – bán thành phẩm và đặc biệt là có thể quản lý tồn kho trên từng công đoạn và báo cáo trực quan, tức thì.
Tích hợp bộ công cụ 7 QC Tools giúp phân tích nguyên nhân lỗi/hỏng hàng hóa, hỗ trợ cải tiến chất lượng, cung cấp khả năng phân tích cũng như quản lý chất lượng trước – trong – sau sản xuất (IQC – PQC – OQC), quản lý hồ sơ sản xuất xuyên suốt chuỗi cung ứng nội bộ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo 5M1E Bên cạnh đó kết nối các thiết bị IoT và công nghệ 4.0, thu thập dữ liệu tự động, giúp phát hiện các lỗi sản xuất.
Chức năng này cho phép người sử dụng khai báo tiêu chuẩn chất lượng của từng nguyên vật liệu/thành phẩm Điều này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng xây dựng các báo cáo về chất lượng sản phẩm, truy vết thông tin chất lượng khi cần.
2.5.3.4 Quản lý, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị
TRIỂN KHAI VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN SẢN XUẤT
Một số thách thức khi triển khai và vận hành hệ thống thông tin sản xuất
Việc triển khai và vận hành phần mềm MES có thể đi kèm với những rủi ro và thách thức nhất định Dưới đây là một số trở ngại phổ biến:
Chi phí đầu tư: Triển khai và vận hành MES đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu đáng kể, bao gồm cả phần mềm, phần cứng, và quá trình đạo tạo nhân viên Do đó, chi phí có thể là một hạn chế đối với một số doanh nghiệp nhỏ Khi doanh nghiệp triển khai giải pháp công nghệ tiên tiến đó là chi phí cần bỏ ra quá lớn Một số chi phí có thể nhắc tới đó là khoản đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối dữ liệu hay phí duy trì hệ thống.
Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng: Để tạo ra một nền tảng cho phép các thiết bị giao tiếp tự do, doanh nghiệp cần tạo ra một cấu trúc kết nối có tính bền vững Đó là một khoản chi phí lớn khiến cho các doanh nghiệp còn rụt rè khi áp dụng hệ thống điều hành sản xuất vào quá trình sản xuất và quản lí của mình.
Chi phí kết nối dữ liệu: MES dựa vào khả năng kết nối dữ liệu phủ trên diện rộng nhằm giám sát và kiểm soát các hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp tại nhà máy Do đó vật tư sử dụng nhằm đảm bảo khả năng kết nối là rất lớn Không chỉ vậy, lỗi phần mềm, sự cố máy chủ, độ trễ mạng và các thách thức về cơ sở hạ tầng cũng có thể làm tăng chi phí liên quan gấp 10 lần Do đó chi phí kết nối rất khó để dự đoán và sẽ tăng lên nhanh chóng.
Chi phí duy trì hệ thống: Sai sót hay khó khăn khi sử dụng luôn xảy ra, nhất là khi doanh nghiệp không có một kế hoạch rõ ràng ở giai đoạn đầu khi phát triển sản phẩm, điều đó khiến cho kỹ thuật viên phải xuất hiện thường xuyên và trực tiếp sửa chữa, đây chính là một khoản phí thường trực và vô cùng đắt đỏ.
Phụ thuộc vào dữ liệu đầu vào: MES yêu cầu dữ liệu đầu vào chính xác và liên tục từ các thiết bị và hệ thống khác trong quy trình sản xuất Nếu dữ liệu không chính xác hoặc không đủ, hiệu quả của MES có thể bị ảnh hưởng.
Triển khai phức tạp: Việc mua sắm và triển khai phần mềm MES có thể phức tạp và tốn thời gian Nó đòi hỏi phải lập kế hoạch, cấu hình, tích hợp đáng kể với các hệ thống hiện có và tùy chỉnh để phù hợp với các quy trình sản xuất cụ thể.
Tích hợp dữ liệu: Việc tích hợp phần mềm MES với các hệ thống khác như ERP,
PLM hoặc SCM là một khó khăn lớn Bởi, để đảm bảo đồng bộ hóa dữ liệu liền mạch giữa các hệ thống khác nhau có thể yêu cầu các ánh xạ dữ liệu và tích hợp rộng rãi Dữ liệu không nhất quán hoặc sai sót trong quá trình tích hợp có thể dẫn đến thông tin không chính xác và cản trở việc ra quyết định hiệu quả.
Bảo mật dữ liệu: Bởi dữ liệu là tài nguyên quan trọng của doanh nghiệp Do đó, khi triển khai phần mềm MES, doanh nghiệp cần chú trọng tới khả năng bảo mật hệ thống mà phần mềm đem lại Phần mềm MES xử lý khối lượng lớn dữ liệu sản xuất nhạy cảm, bao gồm sở hữu trí tuệ, thông số quy trình và thông tin chất lượng nên vẫn tồn tại những rủi ro về bảo mật.
Thay đổi hệ thống khó khăn khi nhu cầu hoạt động của bạn thay đổi : Các nhà máy hiện đại cần linh hoạt để thích ứng với những thay đổi trên thị trường và nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, do kiến trúc cứng nhắc của nó, MES có thể làm chậm tốc độ cải tiến vì chúng cần được tùy chỉnh để phù hợp với các quy trình mới Điều này có thể khiến MES tụt hậu so với nhu cầu hoạt động.
Cần thay đổi quy trình công việc của mình để phù hợp với MES: Như đã đề cập, hệ thống MES cứng nhắc nên việc thay đổi các hoạt động của bạn để phù hợp với MES dễ dàng hơn là thay đổi cách sử dụng hệ thống MES để phù hợp với yêu cầu của bạn.
Tất nhiên là việc này phải mất phí và MES của bạn có khả năng tùy chỉnh Bạn không chỉ phải thay đồi hoạt động của mình mà còn phải dừng các quy trình không cần thiết cho hoạt động sản xuất bởi vì MES không hỗ trợ cho các lựa chọn thay thế khác Việc áp dụng các quy trình phụ có thể cần tới chi phí dài hạn vượt xa lợi ích của hệ thống thực hiện sản xuất hoàn toàn.
MES không di chuyển theo tốc độ của công nghệ: Vạn vật kết nối (IIoT) và điện toán đám mây là một trong những công nghệ nhiều hứa hẹn nhất trong sản xuất Tuy nhiên, MES đã xuất hiện trước những công nghệ mới này, vì vậy hầu hết các nhà cung cấp MES đều bị tụt hậu khi muốn tích hợp chúng vào giải pháp của họ Trên thực tế,ước tính chỉ có 50% giải pháp MES bao gồm IoT công nghiệp Hơn nữa, hầu hết MES được xây dựng như giải pháp tại chổ Dù một số nhà cung cấp đang bắt đầu cung cấp các giải pháp dựa trên đám mây, nhưng họ cũng đứng sau các giải pháp hoặc ngành công nghiệp khác về vấn đề này.
Yêu cầu của doanh nghiệp khi triển khai và vận hành hệ thống quản lý thông
3.2.1 Yêu cầu về phần cứng
Khi triển khai và vận hành HTQLTT sản xuất 3S MES, doanh nghiệp cần có những yêu cầu về phần cứng, cụ thể:
+ Mainboard: Nơi kết nối các linh kiện như RAM, CU, bo mạch, Card hỗ trợ…
Khuyến khích sử dụng Mainboard Server ASUS, Intel hoặc Supermicro cho máy chủ + CPU: Là bộ phận quan trọng, nơi lưu trữ thông tin, quản lý dữ liệu và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp Vì vậy khuyến nghị sử dụng CPU Intel (CPU Intel Xeon) hoặc CPU AMD (CPU AMD EPYC).
+ Số lõi (Core): 2 nhân hoặc nhiều hơn + RAM: Sử dụng RAM DIMM 4G hoặc 8G + Lưu trữ: Sử dụng thiết bị lưu trữ có dung lượng tối thiểu 1TB hoặc sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây (Cloud-Storage)
+ Hệ điều hành: Window Server của Microsoft, MAC OS X Server, Linux hoặc hệ điều hành tương tự có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
- Máy trạm (Workstation): Máy tính dành cho doanh nghiệp + Có nhiều khe cắm RAM và khay ổ cứng
+ Màn hình phân giải thông thường hoặc Full HD + Có thể sử dụng ổ đĩa SSD
+ Hệ thống tản nhiệt: Có bộ tản nhiệt chất lượng tốt - Mạng:
+ Router: Hỗ trợ kết nối mạng cục bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN) + Thiết bị tưởng lửa Firewal
+ Cáp mạng: Cần dây cáp đảm bảo tốc độ đường truyền cho máy tính của doanh nghiệp
- Hệ thống mạng (Network): Hỗ trợ tốc độ tối thiếu 1GB vì cần nhiều lưu lượng cho máy chủ.
- Thiết bị thu thập dữ liệu: Được sử dụng trong việc thu thập dữ như: máy quét mã vạch, máy đọc thẻ RFID, các thiết bị IoT
- Thiết bị cá nhân: Các thiết bị di động hỗ trợ duyệt Web, điển hình như: Điện thoại, máy tính xách tay, máy tính bảng, …
3.2.2 Yêu cầu về phần mềm
Khi triển khai và vận hành hệ thống quản lý thông tin sản xuất, doanh nghiệp có những yêu cầu cụ thể về phần mềm
Tính đơn giản và dễ sử dụng: Hệ thống thông tin quản lý sản xuất cần phải có giao diện thân thiện và dễ sử dụng để người dùng có thể nhanh chóng tìm hiểu và thao tác trên hệ thống, tối ưu hóa quy trình sản xuất
Tính linh hoạt và tùy chỉnh: Hệ thống cần có tính linh hoạt để phù hợp với các quy trình sản xuất cụ thể của doanh nghiệp Có khả năng tùy chỉnh và thay đổi các công đoạn, quy trình sản xuất, theo sự thay đổi của nhu cầu kinh doanh.
Tính bảo mật và ổn định: Phần mềm của hệ thống quản lý thông tin sản xuất phải đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu, không bị rò rỉ thông tin hoặc tấn công bởi các hacker Đồng thời, phần mềm cần ổn định và không gặp lỗi, giúp máy móc và nhân viên trong quá trình sản xuất hoạt động liên tục và hiệu quả.
Tính tương thích và tích hợp: Cần tương thích và đồng bộ dữ liệu với các hệ thống hệ thống thông tin khác trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp
Tính tương thích và chia sẻ dữ liệu: phần mềm quản lý thông tin sản xuất cần có khả năng tương thích với các hệ thống phần mềm khác trong doanh nghiệp, để việc chia sẻ dữ liệu và làm việc đồng thời trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Một số phần mềm quản lý sản xuất:
- Phần mềm điều hành và thực thi sản xuất 3S MES - Phần mềm quản lý sản xuất ERP Fast Business Online - Phần mềm quản lý sản xuất Bravo
- Phần mềm VNSolution - Phần mềm quản lý sản xuất SimERP - Phần mềm Faceworks
- Phần mềm quản lý sản xuất MekongSoft
3.2.3 Yêu cầu về dữ liệu
Khi triển khai hệ thống MES (Manufacturing Execution System), doanh nghiệp cần có các yêu cầu về dữ liệu và thông tin sau:
Dữ liệu sản xuất: Hệ thống MES cần thu thập dữ liệu về quá trình sản xuất như số lượng sản phẩm được sản xuất, thời gian sản xuất, tốc độ sản xuất, các lỗi sản xuất và các thông tin khác liên quan đến quá trình sản xuất.
Dữ liệu về vật liệu và thành phần: Hệ thống MES cần thu thập dữ liệu về các vật liệu và thành phần được sử dụng trong quá trình sản xuất, bao gồm số lượng, nguồn gốc, chất lượng và giá cả.
Dữ liệu về nhân viên và thiết bị: Hệ thống MES cần thu thập dữ liệu về nhân viên và thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất, bao gồm thông tin về nhân viên, thiết bị, tình trạng sử dụng và thông tin khác liên quan đến việc quản lý nhân viên và thiết bị.
Dữ liệu về chất lượng sản phẩm: Hệ thống MES cần thu thập dữ liệu về chất lượng sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng được đặt ra.
Dữ liệu về tiêu chuẩn và quy trình sản xuất: Hệ thống MES cần có dữ liệu về tiêu chuẩn và quy trình sản xuất để đảm bảo rằng quá trình sản xuất được thực hiện đúng theo quy trình và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Dữ liệu về kế hoạch sản xuất: Hệ thống MES cần có dữ liệu về kế hoạch sản xuất để đảm bảo rằng quá trình sản xuất được điều chỉnh và phù hợp với kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
Dữ liệu về an toàn lao động: Hệ thống MES cần có dữ liệu về an toàn lao động để đảm bảo rằng quá trình sản xuất được thực hiện đúng theo quy định an toàn lao động.
3.2.4 Yêu cầu vê hệ thống mạng và truyền thông Đảm bảo độ tin cậy: Hệ thống mạng và truyền thông cần hoạt động một cách ổn định và tin cậy, không gây ra sự cố hoặc gián đoạn trong quá trình vận hành Điều này đảm bảo rằng dữ liệu sản xuất được ghi nhận và truyền tải chính xác và kịp thời.