Nghiên cứu thị trường là một bộ phận rất quan trọng trong Marketing nó quyết định chiến lược kinh doanh của từng loại doơanh nghiệp đối với từng sản phẩm , dịch vụ của mình Heineken là m
Trang 1TRƯỜNG:ĐẠI HỌC DUY TÂN
LỚP:MGO 301 D
- - -
-TIỂU LUẬN
CHỦ ĐỀ 1
ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG SẢN XUẤT BIA HeiNeKen TẠI
ĐÀ NẴNG
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN HUY TUÂN
-Nguyễn Gia Huy:27212223580(100%)
-Nguyễn Trà My:27212254149(100%)
-Đỗ Quang Hưng : 27212233528(100%)
-Nguyễn Kim Quang : 27212200840(100%) -Nguyễn Thị Ánh Tuyết: 27207228136(100%) -Nguyễn Văn Kiên: 27218639469(100%)
-Lê Hoàng Long :25212110473(100%)
Năm học 2022-2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……….3
I.YẾU TỐ ĐẦU VÀO……….4
1.Cơ sở lý luận……… 4
2.Giới thiệu về doanh nghiệp ………… 4,5 3.Phân tích yếu tố đầu vào của hệ thống sản xuất bia….5,6 4.Phân tích quá trình chuyển hóa của hệ thống sản xuất bia….6,7,8,9 II QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ………10
1.Nguyên vật liệu trong quy trình sản xuất bia ….10 1.1.Malt(Đại Mạch)……….10
1.2.Hoa houblon……….11
1.3.Men bia (A YEAST) ………12
2.Quá trình sản xuất bia Heineken……….12
2.1 Quá trình sản xuất bia Heineken là quá trình tự động….12 2.2Qúa trình sản xuất bia Heineken là quá trình liên tục….13,14 III.QUÁ TRÌNH ĐẦU RA CỦA HỆ THỐNG SẢN XUẤT 1.Ưu điểm , nhược điểm và giải pháp ………15
2.Thách thức………16
3.Cơ hội………16
4 Đánh giá………16
4.1 Thành công và hạn chế thành công ………16 4.2 Nguyên nhân hạn chế ………16,17
KẾT LUẬN ……… 17,18,19,20
Trang 3MỞ ĐẦU
Bia là loại nước giải khát có truyền thống lâu đời , có giá trị dinh dưỡng cao và có
độ cồn thấp , mùi vị thơm ngon và bổ dưỡng Uống bia với một lượng thích hợp không chỉ có lợi cho sức khoẻ , ăn cơm ngon , dễ tiêu hoá mà còn giảm được sự mệt mỏi sau những ngày làm việc mệt mỏi Khi đời sống kinh tế - xã hội phát triển nhu cầu tiêu thụ bia đối với con người ngày càng nhiều , thậm chí đó là loại nước giải khát không thể thiếu hàng ngày đối với mỗi người dân phương Tây
Ngày 16/12/1863, chàng thanh niên 22 tuổi Gerard Adrian Heineken đã mua được xưởng sảnxuất bia De Hooiberg ở Amsterdam Từ năm 1592, De Hooiberg đã từng
là xưởng bia lớn nhất khu vực Amsterdam vào thời bấy giờ Và 16/12/1863 được coi là ngày khai sinh ra tập đoàn biaHeineken lừng danh thế giới
Năm 1869, Công ty Heineken có khoảng 80 thương hiệu bia khác nhau được bán ở
170 nướctrên thế giới và 110 nhà máy bia đang hoạt động sản xuất ở trên 50 nước
Ba thương hiệu nổitiếng nhất của Heineken là Heineken (phổ thông nhất ở châu Âu), Amstel (phổ thông hạng 3 ởchâu Âu) và Murphy’s
Năm 1992, bia Heineken nổi tiếng thế giới được nhập trực tiếp từ Hà Lan vào Việt Nam Năm1994, lần đầu tiên bia Heineken được công ty Vietnam Brewery Limeted (VBL – là liên doanhgiữa Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA), Công ty Asia Pacific Breweries Ltd có trụ sở tạiSingapore (ABP) và Heineken N.V tại Hà Lan), sản xuất ngay tại Việt Nam dưới hình thức liêndoanh với Công ty Bia Việt Nam Cho đến nay, Heineken đã xây dựng thành công hình ảnh biacao cấp trong tâm trí người dân Việt và đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường bia ViệtNam Nghiên cứu thị trường là một bộ phận rất quan trọng trong Marketing nó quyết định chiến lược kinh doanh của từng loại doơanh nghiệp đối với từng sản phẩm , dịch vụ của mình
Heineken là một doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới về sản phẩm bia và đã có ở thị trường Việt Nam hơn 10 năm qua Và đây cũng là thương hiệu bia cao cấp đã và đang giữ một vị trí khá quan trọng trong tâm trí khách hàng Việt Nó được quan tâm không chỉ bởi chất lượng , sự bắt mắt của nhãn hàng mà còn hình ảnh đẹp mà nó đã
nổ lực tạo ra trong suốt thời gian vừa qua
Với mục đích muốn tìm hiểu sự lớn mạnh của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và cũng như cách định vị thương hiệu của nó trong lòng người dân Việt Hiện nay Heineken đã xây dựng được 6 nhà máy và chủ đề nhóm chúng tôi nghiên cứu là
1 trong 6 nhà máy trên chính là Đà Nẵng
Chính vì vậy , từ lâu nay bia đã trở thành nhu cầu và là thứ đồ uống được rất nhiều người ưa thích
Trang 4I.Yếu tố đầu vào
1.Cơ sở lý luận
Với cơ cấu dân số từ 25-64 tuổi chiếm 68% Việt Nam là thị trường màu mỡ cho các công ty bia trong và ngoài nước phải quan tâm Các hãng bia lớn trên thế giới cũng đã và đang có những kế hoạch lớn cho cuộc xâm nhập vào thị trường bia đầy tiềm năng như Việt Nam
Kể từ năm 2001 -2006 tốc độ tăng trưởng của khối lượng bia được tieu tự hằng năm trung bình (CARG) 8% trong đó bia hơi và bia thường (mainstream ) vẫn là hai dòng sản phẩm chủ đạo với CARG lần lượt là 13% và 6% Tuy nhiên dòng sản phẩm bia cao cấp với các nhãn hiệu như Tiger ,Heineken , carlsberg ,… mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng 12% những lại có mức giá trị đóng góp 20%
Hơn 50% thị phần sản xuất bia tại Việt Nam chịu sự chi phối của các công ty liên doanh Bia Việt Nam ( Vietnam Brewery Ltd) ( 20,1%) và Sabeco (31,4%) Các nhãn hiệu bia phổ biến hiện nay là Heineken (10%) ,Tiger (9,7%) , saigon(sabeco) (16,8%) và bia hà nội (Habeco) (9,5%)
Trong thị trường bia Việt Nam hiện nay , các loại bia là dành cho giới bình dân và trung lưu chiếm đa số trên thị trường Khách hàng dù ở trong một phân khúc thị trường với nhiều sản phẩm , dịch vụ đa dạng vẫn cảm thấy không hài lòng và chờ đợi một cái gì mới mẻ và khác biệt Điều đó làm cho các nhà sản xuất Heineken hướng đến việc tìm kiếm một thị trường mới một thị trường ít đối thủ cạnh tranh hơn có thể đem lại doanh số lớn hơn
Do phải đầu tư vào hoạt động marketting và bán hàng , nên phân khúc thị trường này cần phải có những cá nhân đủ khả năng chỉ tiêu xứng đáng với những nỗ lực của họ Tốt nhất là những người phân khúc đó sẽ là người tích cực sử dụng bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào mà họ cung cấp
Và thị trường cao cấp đã được Heineken lựa chọn Với một nền kinh tế Việt Nam năng động và ngày càng phát triển , đời sống ngày càng nâng cao thì chúng ta có thể tin tưởng về sự tăng trưởng số lượng của các doanh nhân thành đạt trong tương lai , tin tưởng số lượng khách hàng tiềm năng trong phân khúc ngày càng tăng, đối với khách hàng cao cấp, uống bia không chỉ đơn giản là uống bia mà họ còn tiềm kiếm trong đó sự thoả mãn, sự mong muốn thể hiện mình sự hãnh diện vượt trên mọi đẳng cấp.Vì vậy họ sẵn sàng trả thêm tiền để có được cảm giác của một doanh nhân thành đạt
2.Giới thiệu về doanh nghiệp
Nhà máy bia Đà Nẵng - tiền thân là Công ty liên doanh giữa Công ty BGI (Société des Brasseries et Glacieres Internationales) và Nhà Máy Bia Nước ngọt Đà Nẵng -được thành lập từ tháng 01/1994 Năm 1997, BGI -được cấp phép chuyển đổi thành
Trang 5công ty 100% vốn nước ngoài với tên gọi là Công ty TNHH Foster’s Đà Nẵng Năm
2007, Công ty TNHH Nhà Máy Bia HEINEKEN Việt Nam đã mua lại toàn bộ Công
ty TNHH Foster’s Đà Nẵng Nhà máy bia Đà Nẵng trở thành một trong những Công
ty thành viên của Công ty TNHH Nhà Máy Bia HEINEKEN Việt Nam
Hiện nay, Nhà máy bia Đà Nẵng có diện tích 7,7 héc ta, đặt tại Khu Công nghiệp Hòa Khánh - Liên Chiểu - Đà Nẵng Nhà máy bia Đà Nẵng bắt đầu sản xuất sản phẩm bia Larue vào năm 1995 và bia Tiger vào năm 2011
Nhà máy bia Đà Nẵng cũng dẫn đầu trong hệ thống các nhà máy bia HEINEKEN trên toàn thế giới về hiệu quả sử dụng nước Kể từ năm 2014, nhà máy đã được công nhận thuộc top 5 nhà máy sử dụng nước hiệu quả nhất trong hệ thống các nhà máy bia HEINEKEN, sánh ngang với các nhà máy ở Bồ Đào Nha, Mexico và Vương quốc Anh Nhà máy bia Đà Nẵng nấu bia bằng 100% năng lượng tái tạo Nhà máy bia Đà Nẵng đã đạt được nhiều chứng nhận chất lượng và an toàn, gồm có:
+Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001
+Chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm: FSSC 22000
+Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường: ISO 14001
ISO (International Stander Organization), hay gọi là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế,
là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế bao gồm các đại diện từ các tổ chức tiêu chuẩn của các quốc gia, để cho các nước muốn giao lưu thương mại phải tuân theo Nhà máy Bia Heineken Việt Nam – Đà Nẵng có các hệ thống ISO về quản lý chất lượng, về môi trường và an toàn thực phẩm
Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam ĐN đã luôn gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và không ngừng là một trong những đơn vị
có nhiều đóng góp vào sự phát triển văn hóa, kinh tế xã hội tại địa phương, nhất là một đơn vị luôn đi đầu trong công tác hoàn thành trách nhiệm đóng góp ngân sách nhà nước liên tục từ nhiều năm qua
Địa chỉ: Đường số 6 & số 2, KCN Hòa Khánh, Phường Hòa Khánh Bắc, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, Việt Nam
ĐT: 84-236 3 842 353
Fax: 84-236-3842 216
3 Phân tích yếu tố đầu vào của hệ thống sản xuất bia
Nguyên liệu đầu vào: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất bia Nguyên liệu chính bao gồm lúa mạch, hoa bia, nước và men bia.Các thành phần này được cố định ở Đức theo luật quản lý sản xuất bia thương mại, Reinheitsgebot (Luật
về độ tinh khiết) Công nghệ sản xuất bia trên toàn thế giới dựa trên công thức này, mặc dù các nhà sản xuất bia ở các quốc gia khác có thể linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nguồn cung cấp tinh bột
Trang 6•Lúa mạch thường được sử dụng làm nguồn tinh bột nhưng nó phải được ủ để hòa tan tinh bột trong ngũ cốc trước khi ủ Các bước làm mạch nha là ngâm, ủ và nung Các enzym tiêu hóa các thành phần hạt trong quá trình này và chuẩn bị tinh bột cho các quá trình tiếp theo Gia nhiệt trong quá trình nung tạo ra các chất tạo màu và hương liệu Các enzyme khác chuyển đổi tinh bột của mạch nha đã xay thành đường
có thể lên men trong quá trình nghiền Thủ tục này dẫn đến wort được đun sôi Hoa bia được thêm vào trong giai đoạn đun sôi này Men chuyển đường thành rượu trong quá trình lên men của nước ép đã nguội
•Thiết bị và máy móc: Hệ thống sản xuất bia cần nhiều thiết bị và máy móc để thực hiện các quy trình sản xuất Các thiết bị cơ bản bao gồm phễu hạt ngũ cốc, đường ống hạt, bột tách và nồi Sắc tố
•Nguồn nước: Nước là thành phần quan trọng của bia, nên đầu vào của nước cũng
là một yếu tố quan trọng Nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng để đảm bảo chất lượng sản phẩm
•Năng lượng: Nhiệt lượng yêu cầu để sản xuất bia rất lớn, vì vậy đầu vào năng lượng cũng là một yếu tố quan trọng
•Nhân lực: Nhân lực trong hệ thống sản xuất bia bao gồm các kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên sản xuất và dịch vụ Chất lượng của nhân lực cũng ảnh hưởng đến chất lượngcủa sản phẩm
4 Phân tích quá trình chuyển hóa của hệ thống sản xuất bia
Đến thập niên 80 này, con số các nhãn hiệu bia nhập khẩu đã tăng đến hơn 300 Những năm 90, sau khi chính phục những thị trường tương đối dễ dàng ở Châu
Âu, Heineken quyết định đến với nhưng thị trường phức tạp, đầy những cuộc cạnh tranh khốc liệt như Đức – thị trường chỉ có vài nhãn hiệu bia nội địa nhưng lại có đến hơn 1200 nhà máy bia giành được doanh thu lớn trong nước
Với sự quốc tế hóa nhãn hiệu và những phản ứng nhạy bén trước sự thay đổi của thị trường, vào năm 2000, trên 98 triệu hectolít bia đã được sản xuất dưới sự quản lý của tập đoàn Heineken Với sản lượng trên 19 triệu hectolít, Heineken là một nhãn hiệu mang tính toàn cầu nhất hiện nay Cùng với vị trí hàng đầu trong thị phần bia cao cấp, tương lai của bia Heineken hứa hẹn sẽ ngày càng phát triển Bước 1: Malt (Đại Mạch) được nhập khẩu từ nước ngoài về sẽ đưa vào hồ chứa Malt theo băng tải đưa qua sàng trống loại bỏbớt tạp chất, và được đưa vào nam châm điện để loại bỏ kim loại lẫn bên trong Cuối cùng Malt được đưa vào cân để xác định khối
Trang 7Bước 2: Malt được đem đi nghiền, nghiền nhỏ malt để tăng diệntích tiếp xúc với nước, phá vỡ cấu trúc của tinh bột, tăng khả năng thủy phân tinh bột Không nên xay malt trước thời gian dài vì malt rất dễ hút ẩm
Bước 3: Nấu bia
1 Công đoạn đầu tiên của quá trình nấu bia được thực hiện trong bồn nấu, mục đích chính của tất cả các thao tác trong bồn nấu là nhằm tạo ra được dịch đường Trong quá trình chuẩnbị này với sự trợ giúp một cách tự nhiên của các enzyme, dịch đường sẽ được hình thành từ sự phân hủy hòa vào dung dịch nấu Quá trình này người ta gọi là quá trình đường hóa trong môi trường nhiệt độ thay đổi Dòng mật (dịch đường) tách ra khỏi những phần còn lại của lúa mạch và được nấu chung với hublon làm cho bia có vị đắng êm dịu và tạo hương thơm
2 Dịch đường còn nóng được bơm vào bồn tiếp theo, gọi là bồn khuấy lắng.Tại bồn này các chất cặn bã còn lại từ công đoạn trước trong dịch đường sẽ lắng đọng xuống dưới
3 Tiếp theo dịch đường sẽ được bơm qua máy làm lạnh nhanh, nhiệt độ của dịch đường sau khi làm lạnh sẽ từ 8 đến 10C
4.Dịch đường sẽ được bơm sang bồn lên men và tại đây người ta thường bổ sung thêm men bia với tỷ lệ từ 0,5 đến 1 lít men trên 100 lít dịch đường và bắt đầu quá trình len men quan trọngnhất của bia, trong quá trình này men sẽ chuyển hóa đường thành ethanol và CO2 đồng thời một loạt chất khác xuất hiện như ester, aldehyd, cồn có nồng độ cao… Chúng có những tác động cụ thể để tạo lên vị ngon của bia Bước 4: Ủ bia
Quá trình lên men chính thường xảy ra qua 4 giai đoạn:
+Giai đoạn đầu : Tạo bọt tráng và mịn chung quanh bề mặt dịch lên men, men đâm chồi
+Giai đoạn thứ 2 : Giai đoạn tạo bọt thấp, giai đoạn này xuất hiện hiều bọt đặc và trắng
+Giai đoạn thứ 3 : Giai đoạn bọt cao, giai đoạn này quá trình lên men diễn ra mạnhmẽ nhất
+Giai đoạn cuối : Ở giai đoạn này bọt xẹp xuống dần, bề mặt dịch đường phủ một lớp bọt màu nâu Kết thúc quá trình lên men chính, sản phầm thu được lúc này gọi
là bia non Quá trình lên men phụ là quá trình tiếp tục lên men phần chất khô còn
Trang 8lạisau khi đã lên men chính, làm tăng mùi và hương vị chi bia, bãohòa CO2, làm ổn định chất lượng bia để thu được một loại nước uống bão hòa CO2, tạo cho người uống sự dễ chịu và có hương thỏm Trong quá trình lên men phụ ở nhiệt độ thấp diacetyl sẽ dần dần giảm đi, diacetyl là sản phẩm phụ trong quá trình lên men, gây cho bia có hương vị khó chịu Trong suốt quá trình nổi bọt, CO2 góp phần đẩy O2
ra làm giảm hiện tượng oxi hóa khử :Hạn chế các sinh vật hiếu khí phát triển làm giảm chất lượng bia Quá trình “ chín bia ” khi mùi vị của bã hèm biến mất, vị ngọt
sẽ biến mất khi đã lên men hết các chất khô còn lại Vị đắng gắt sẽ mất dần do sự tác dụng tương hỗ giữa các protein và tannin hình thành các phức chất, kết tủa Nấm men sẽ lắng xuống đáy khi quá trình lên men kết thúc Yêu cầu sau khi kết thúc quá trình lên men:
•+ Bia không được lẫn những vật lạ
+ Bọt trắng, mịn , xốp, dày và có độ bền bọt
+ Có mùi thơm đặc trưng của bia
Quá trình lên men bia được thực hiện trong môi trường có nhiệt độ từ 9 đến 12oC
và kéo dài từ 8 đến 10 ngày, quá trình lên men bia sẽ sản sinh ra nhiệt độ cho nên nhất thiết người ta giải nhiệt cho các bồn lên men này tiếp theo người ta bơm bia non này sang bồn ủ được đặt cố định trong kho lạnh bắt đầu của giai đoạn ủ Giai đoạn này sẽ diễn ra trong các bồn ủ, trong các bồn ủ này các chất cặn và men còn
dư thừa sẽ lắng đọng xuốngđáy bồn và lúc này bia chứa đầy khí CO2 tự nhiên Giai đoạn này được thực hiện trong môi trường nhiệt độ từ 0 đến 2C và thường thường
sẽ kéo dài từ 6 đến 8 tuần Lúc này bia đã chín hoàn toàn và vị ngon của bia đã đạt đến mức cao nhất Phương pháp ủ bia bồn ngangthay cho bồn thẳng đứng giúp các thành phần nguyên liệu sẽ được gia tăng bề mặt tiếp xúc với bia, đồng thời tạo ra áp suất hoàn hảo để men Heineken A-Yeast phát huy tối đa công dụng Như vậy quy trình sản xuất bia từ lúc bắt đầu nấu cho đến khi ra thành phẩm kéo dài tối thiểu là
45 ngày Trong công đoạn cuối cùng này người ta có thể tiến hành tiếp giai đoạn lọc
và hấp bia thành phẩm rồi đóng chai
•Bước 5: Đóng góiQuá trình đóng gói được thực hiện bằng dây chuyền tự động với
độ chính xác cao.Bia chai:
1 Chuyển két lên băng tải :Pallet chứa chai sẽ được vận chuyển đên băng tải và được băng tải đưa tới máy và két Mỗi pallet chứa 40 két và mỗi két chứa 20 chai
2 Gắp chai : Sử dụng máy innopack để tách chai ra khỏi két ,máy dựa vào áp lực gió để hút chai ra khỏi két mỗi lần hút được 80 chai tương đương 4 két, tốc độ máy khoảng 1000-1500chai/h
Trang 93 Rửa chai : Dựa trên 3 yếu tố là nhiệt độ,chất tẩy rửa và áp lực phun với nguyên tắc là chai lần lượt đi qua các vùng với nhiệt độ,nồng độ NAOH và áp lực phun khác nhau (vùng 1 có chức năng chủ yêu là phun và rửa chai,vùng 2 có chức nằn là tẩy rửa bên trong và tráng rửa xút , vùng 3 Có chức năng là rửasạch xút,vùng 4 có chức năng tráng lại chai
4 Kiểm tra chai: Chai sau khi rửa sẽ được băng tải vận chuyển tới máy kiểm tra chai,với những chai không đạt yêu cầusẽ bị loại ra khỏi hệ thống ,sau đó chuyển sang giai đoạn kiểmtra chai bằng huỳnh quang và mắt thường để lại bọ chai có cặn,tủa,không đạt tiêu chuẩn
5 Chiết và đóng nắp: Bia được chiết theo nguyên tắc đẳng áp (dựa trên sự chênhlệch áp suất chai và bồn phân phối bia), sau đó được vận chuyển đến thiết bị đóng nắp
6 Kiểm tra thể tích bia :Bia sau khi đóng nắp sẽ qua thiết bị kiểm tra thể tích,những chai bia không hợp tiêu chuẩn của heineken sẽ bị loại rakhỏi hệ thống
7 Thanh trùng: Được thực hiện bằng phương pháp thanh trùng Pasteu nhằm ổn định chất lượng sản phẩm Bia lon:
1 Rã lon
2 Rửa lon
3 Chiết rót, đóng nắp và thanh trùng
4 Kiểm tra và in date lon
5 Xếp hộp Sau đó, những chai bán thành phẩm sẽ được đem đi dán nhãn thương hiệu của nhà sản xuất Trên dây chuyền sản xuất này cólắp các cảm biến có thể kiểm tra xem nắp đã được đóng và nhãn đã được dán hay chưa … Nếu công việc này chưa được thực hiện thì chai đó sẽ được loại bỏ trước khi đóng thùng Từng chai sẽ được vận chuyển xuống bang tải và thả xuống từng chiếc thùng
Quá trình sản xuất bia Heineken rất nghiêm ngặt nhằm tạo nên thương hiệu và đưa công ty lên tầm cao mới thể hiện bản lĩnh của mình Heineken là thương hiệu bia nhiều người biết đến vì hương thơm và vị bia độc đáo nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùngc
Trang 10II.Quá trình chuyển hoá
1.Nguyên vật liệu trong quy trình sản xuất bia
- Nguyên liệu công ty sử dụng để sản xuất đa số được nhập về từ nước ngoài như:Malt, hoa Houblon, men bia Heineken A
- Nước được công ty sử dụng là nước giếng khoan đã qua xử lý và kiểm định Ngoài ra để sản xuất ra bia Tiger và bia Vina, công ty sử dụng một lượng gạo muatrong nước để thay thế cho Malt, để hạ giá thành sản phẩm
1.1 MALT (Đại Mạch)
Đại mạch được chia ra làm 2 nhóm : mùa đông và mùa xuân, có chu kỳ sinhtrưởng 100-120 ngày
Trong đó :
+ Đại mạch 2 hàng : dùng trong sản xuất bia
+ Đại mạch 4 hàng : một số chưng được dùng trong sản xuất bia
+ Đại mạch 6 hàng : đa số được dùng trong sản xuất thức ăn gia súc
- Malt là hạt đại mạch được nảy mầm trong điều kiện nhân tạo Hạt đại mạch được ngâm trong nước , sau đó được tạo môi trường ẩm để thích hợp cho việc nảy mầm Quá trình nẩy mầm, một lượng lớn các enzyme xuất hiện và tích tụ trong hạt đạimạch như : enzyme amylaza, enzyme proteaza Các enzyme này là những nhân tốthực hiện việc chuyển các chất trong thành phần hạt đại mạch thành nguyên liệu mànấm men có thể sử dụng để tạo thành sản phẩm là bia, khi hạt đại mạch đã nảy mầm,người ta đem sấy khô ở nhiệt độ cao, trong thời gian ngắn, tùy theo nhiệt độ sấy mà ta thu được những loại malt khác nhau: Malt vàng : sấy ở nhiệt độ 800C, Malt socola :sấy ở nhiệt độ 1000C
-Yêu cầu lựa chọn đại mạch
+ Phải chọn đại mạch chứa ít protein, làm ướt đến 42-48%, nảy mầm ở nhiệt độtương đối ( 13-180C) và phải thông gió tốt Trong điều kiện đó, hạt sẽ tích tụ nhiềuenzyme, tiêu hao đạm và polysaccharit, đường cũng tích tụ với số lượng vừa đủ
+ Quá trình sấy thực hiện nhanh trong 24 giờ Sau đó loại bỏ mầm vì mầm có thểmang lại cho bia vị không bình thường Không thể dùng malt vừa sấy xong để làm biamà phải qua quá trình bảo quản , vì trong quá trình bảo quản malt sẽ hút ẩm
từ khôngkhí, độ ẩm dần dần tăng lên, trong malt lúc này xuất hiện một số hiện tượng hóa lý ngược với lúc sấy khô Tất cả những thay đổi dẫn đến một sản phẩm hoàn chỉnh đó là malt chín tới
- Thành phần hóa học của malt (tính theo % chất thô )
+ Tinh bột : 58%
+ Chất khoáng : 2,5%
+ Lipid : 2,5%
+ Saccharose : 5%
+ Đường khử : 4%
+ Protid : 10%
+ Pentoza: 6%
+ Cellulose : 8%
- Malt được sử dụng ở dạng chất khô hòa tan thành dịch đường Malt là nguyên liệu truyền thống, thiết yếu, không thể thiếu được trong quá trình sản xuất bia