1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn học phần kinh tế lượng 1 Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng tới tiết kiệm của người trẻ Độ tuổi 18 22 phạm vi thành phố hà nội

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tiết kiệm của người trẻ độ tuổi 18-22 phạm vi thành phố Hà Nội
Tác giả Vũ Quỳnh Chi, Nguyễn Thị Ngọc Bảo, Nguyễn Mai Duyên, Nguyễn Thùy Linh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Hồng Nhật
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Lượng
Thể loại Bài tập lớn
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 344,97 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNVIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH ⁎⁎⁎ BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN KINH TẾ LƯỢNG 1 ĐỀ TÀI: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tiết kiệm của người trẻ độ tuổi 18-22 phạm vi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH

⁎⁎⁎

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN KINH TẾ LƯỢNG 1

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tiết kiệm của người trẻ độ tuổi 18-22 phạm vi thành phố

Hà Nội

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Hồng Nhật

Lớp Lecture 01 - Lớp Seminar 03 – Nhóm 6

Trang 2

BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ NHÓM 6 ST

BẢNG CHẤM ĐIỂM Điểm Chủ đề -

Mục tiêu Tham khảo Dữ liệu Kết quả Phân tích Trình bày

Trang 3

MỤC LỤC

1 Mở đầu 4

1.1 Lý do lựa chọn: 4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 4

1.3 Câu hỏi nghiên cứu: 5

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5

1.5 Dữ liệu nghiên cứu: 5

2 Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu trước 5

2.1 Lý thuyết 5

2.2 Một số nghiên cứu tham khảo 7

2.3 Mô hình tổng quát 8

3 Dữ liệu và kết quả ước lượng mô hình 8

3.1 Dữ liệu 8

3.2 Kết quả ước lượng mô hình 9

3.3 Phân tích kết quả 18

4 Tổng kết 19

Tài liệu in 21

Tài liệu online 21

Trang 4

1 Mở đầu

1.1 Lý do lựa chọn:

Tiết kiệm tài chính cá nhân là một trong những vấn đề quan trọng trong thời đại mứcsống cao như hiện nay, đặc biệt là đối với người trẻ chưa có tiềm lực tài chính vững chắc, ổnđịnh Theo đó, việc tiết kiệm tài chính sao cho hiệu quả có ý nghĩa rất lớn đối với đời sốngcủa mỗi cá nhân Khi sử dụng hợp lý nguồn tiền sẵn có, mỗi người có thể chủ động ứng phóvới những tình huống rủi ro trong cuộc sống mà không lâm vào khủng hoảng tài chính đi kèm.Đối với người trẻ, độ tuổi từ 18 đến 22 được coi là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời, khi họbước chân vào thế giới độc lập và tự quyết định Trong bối cảnh kinh tế đang phát triển mạnh

mẽ ở thủ đô Hà Nội, việc tiết kiệm và quản lý tài chính cá nhân đối với người trẻ trở nên càngquan trọng hơn

thác nhiều ở Việt Nam, chính vì vậy đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề tiếtkiệm tài chính cá nhân của người trẻ từ độ tuổi 18 – 22 trên phạm vi toàn thành phố Hà Nội”

đã được chọn lựa để tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định tiết kiệmcủa những người trẻ trong thành phố Đây là một đề tài quan trọng, bởi vì sự hiểu biết và kỹnăng tiết kiệm tài chính từ khi còn trẻ có thể ảnh hưởng lớn đến tài chính trong tương lai củathế hệ trẻ và cả xã hội nói chung

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiết kiệm của người trẻ như thu nhập; chi tiêucho nhà ở, sinh hoạt, mua sắm-giải trí; khoản đầu tư; độ tuổi, giới tính, kế hoạch chi tiêu đãảnh hưởng như thế nào đến quyết định tiết kiệm của người trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 22 ởthành phố Hà Nội Bằng việc phân tích các yếu tố này, chúng ta sẽ đánh giá tầm quan trọngcủa từng yếu tố trong quyết định tiết kiệm của người trẻ trong độ tuổi 18 đến 22 trên địa bànthành phố Hà Nội và xác định những mối tương quan giữa chúng

Từ đó, đề ra giải pháp để cải thiện khoản tiết kiệm cũng như năng lực quản lý tài chính

cá nhân của người trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 22 trên địa bàn thành phố Hà Nội, giúp họ cókhoản tiền dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp trong tương lai, có khả năng thực hiệnnhững mục tiêu tài chính xa hơn như mua nhà, đầu tư, hoặc tiến xa trong sự nghiệp của họ,

Trang 5

đồng thời tạo sự tự chủ, ổn định tài chính, nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, góp phầnvào sự phát triển và ổn định của xã hội.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu:

Ngoài việc xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tiết kiệm của người trẻ trong độ tuổi từ

18 đến 22 trên địa bàn thành phố Hà Nội, để có thể hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

đó, nhóm 6 chúng em đề ra một vài câu hỏi quan trọng như sau:

- Đầu tiên, khi thu nhập của người trẻ tăng thì tiết kiệm của họ sẽ tăng hay giảm

và dao động trong khoảng nào?

- Tiếp theo, có phải khi chi tiêu cho nhà ở, sinh hoạt, mua sắm-giải trí tăng sẽlàm giảm tiết kiệm hay không? Nếu có thì giảm tối đa bao nhiêu?

- Cuối cùng, khi thu nhập và chi cho nhà ở, sinh hoạt, mua sắm-giải trí cùng tăngthì tiết kiệm sẽ thay đổi như thế nào?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng chính của nghiên cứu là tiết kiệm cá nhân của những người trẻ có độ tuổi từ

18 đến 22

Phạm vi nghiên cứu người trẻ có độ tuổi từ 18 đến 22 trên địa bàn thành phố Hà Nội một trong những trung tâm văn hóa và kinh tế quan trọng của Việt Nam

-1.5 Dữ liệu nghiên cứu:

Dữ liệu cho nghiên cứu được thu thập từ kết quả của một cuộc khảo sát sơ cấp Khảosát này đã được thiết kế cẩn thận và tiến hành trên một mẫu ngẫu nhiên của người trẻ độ tuổi

từ 18 đến 22 trên phạm vi toàn thành phố Hà Nội, Việt Nam

Dữ liệu sơ cấp này bao gồm thông tin chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếtkiệm tài chính cá nhân, như thu nhập, chi tiêu cho nhà ở, chi tiêu cho sinh hoạt, chi tiêu chomua sắm-giải trí, đầu tư, giới tính, tuổi, kế hoạch chi tiêu của người trẻ cũng như mong muốncải thiện tiết kiệm cá nhân

Trang 6

2 Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu trước

2.1 Lý thuyết

Thuật ngữ tiết kiệm (tiếng Anh: Savings), trong kinh tế học, được định nghĩa là phầnthu nhập được giữ lại, chứ không chi cho tiêu dùng hiện tại Tiết kiệm cá nhân là hành vi màmỗi người có khả năng kiểm soát tốt kế hoạch chi tiêu của mình, cố gắng giảm chi tiêu, giảmchi phí định kỳ để tạo ra một khoản tích lũy tài chính trong tương lai

Tiết kiệm có tầm quan trọng lớn cả về mặt vi mô và vĩ mô Tiết kiệm giúp mỗi cá nhântrở nên an toàn về tài chính Những cá nhân muốn sống trong điều kiện tốt, bằng cách đảmbảo tương lai của mình, phải tiết kiệm Tiết kiệm không chỉ làm tăng phúc lợi cá nhân trongdài hạn mà còn giúp các quốc gia đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô dễ dàng hơn Tiết kiệmđóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như phúc lợi

xã hội, bằng việc tạo ra các khoản đầu tư mới, tăng sản xuất, đảm bảo việc làm, …

Đối với đề tài nghiên cứu lần này, nhóm 6 đã xác định được sáu yếu tố có tác độngđến việc tiết kiệm của người trẻ (từ 18 đến 22 tuổi), bao gồm: độ tuổi, giới tính, thu nhập, chitiêu (bao gồm chi tiêu cho nhà ở, sinh hoạt, mua sắm-giải trí), đầu tư và kế hoạch thu chi

- Về giới tính:

Giới tính là đặc điểm sinh học tạo nên sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới Có nhiềunghiên cứu giải thích sự khác biệt trong tiết kiệm giữa nam và nữ, tập trung vào các yếu tốkinh tế, xã hội và văn hóa Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ thường tiết kiệm nhiềuhơn nam giới Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2017 cho thấy phụ nữ ở các nướcđang phát triển tiết kiệm trung bình 20% thu nhập của họ, trong khi nam giới chỉ tiết kiệm15%, nguyên nhân có thể do phụ nữ thường được cho là có tính cách thận trọng và chu đáohơn nam giới, điều này có thể dẫn đến việc họ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn Tuy nhiên,không phải tất cả phụ nữ đều tiết kiệm nhiều hơn nam giới Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằngnam giới tiết kiệm nhiều hơn phụ nữ ở các nước phát triển Họ thường có mục tiêu tiết kiệmdài hạn hơn phụ nữ, chẳng hạn như mua nhà, mua xe hoặc đầu tư, điều này có thể khiến họ cóđộng lực tiết kiệm nhiều hơn

Trang 7

Trong kinh tế học vi mô, thu nhập là khoản thu được (của cải) và thường được quythành tiền của các cá nhân, tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định từ các hoạt động nhưcông việc, kinh doanh, đầu tư thu lời Tuy nhiên, trong nghiên cứu khảo sát lần này, kháiniệm “thu nhập” dùng để nói đến mức tiền mà hàng tháng người trẻ nhận được, có thể đến từviệc được gia đình chu cấp hàng tháng, tiền lương, học bổng, trợ cấp, và được dùng để chitiêu hàng ngày.

Keynes đã định nghĩa khái niệm tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập sau khi tiêudùng Theo Keynes, yếu tố chính quyết định mức tiêu dùng và tiết kiệm là thu nhập quốc dâncủa một quốc gia Khi mức thu nhập tăng lên, dự kiến mức tiêu dùng và tiết kiệm sẽ tăng lên.Tương tự như vậy, Keynes lập luận rằng mức thu nhập hàng ngày sẽ quyết định tới mức độtiết kiệm của cá nhân Thu nhập càng cao thì khả năng tiết kiệm của cá nhân càng lớn Điềunày là do khi thu nhập cao hơn, mọi người có nhiều tiền hơn để dành cho các mục tiêu tàichính, chẳng hạn như mua nhà, nghỉ hưu,

là khoản tiền mà những người trẻ chi trả cho các hoạt động phục vụ đời sống hằng ngày củamình như là tiền nhà, sinh hoạt phí, mua sắm, giả trí…

Chi tiêu có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiết kiệm Tiết kiệm là phần thu nhập khôngđược chi tiêu Do đó, chi tiêu càng nhiều thì tiết kiệm càng ít

- Về đầu tư:

Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, vật chất, lao động, vào các sảnphẩm tài chính với mục đích thu được lợi nhuận và lợi ích kinh tế trong tương lai Trongnghiên cứu khảo sát này, đầu tư có thể bao gồm việc đầu tư vào bất động sản, trái phiếu hay

cổ phiếu,

Đầu tư có thể ảnh hưởng đến tiết kiệm theo cả hai chiều hướng Một mặt, đầu tư có thểgiúp tăng tiết kiệm bằng cách tạo ra nguồn thu nhập thụ động, tăng giá trị tài sản (bất độngsản), Mặt khác, đầu tư cũng có thể làm giảm tiết kiệm theo một số cách: tạo ra rủi ro, yêucầu nhiều vốn,

- Về kế hoạch thu chi:

Kế hoạch tài chính cá nhân là một bản kế hoạch về việc sử dụng ngân sách cân đốidòng tiền thu nhập - chi tiêu – tiết kiệm - đầu tư của một cá nhân, thường gắn với tình hình tàichính hiện tại và có tính đến các rủi ro tài chính hoặc các sự kiện trong tương lai Kế hoạch tàichính cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến việc tiết kiệm: giúp xác định mục tiêu tiết kiệm để

có động lực tiết kiệm nhiều hơn, giúp kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm được nhiều hơn cũng như

có thể đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn Vì vậy, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân

là rất quan trọng để giúp cá nhân tiết kiệm hiệu quả

Trang 8

Cả 6 yếu tố trên có tác động rất lớn đến việc tiết kiệm của người trẻ, vừa thúc đẩy việctăng tiết kiệm song cũng vừa kìm hãm việc tiết kiệm Đây là những cơ sở để nhóm 6 nghiêncứu, đánh giá và rút ra kết luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu

2.2 Một số nghiên cứu tham khảo

Tống Quốc Bảo, 2015, “PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP

CỦA LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM”, tham khảo cách

trình bày, lập luận, mô hình tổng quát

John Maynard Keynes, 1936, “Lý thuyết về thất nghiệp, lãi suất và tiền tệ” - Mối quan

hệ vòng tròn giữa chi tiêu và thu nhập (tổng cầu), tiết kiệm, tỷ lệ thất nghiệp

Nhóm nghiên cứu đã quyết định thực hiện khảo sát 100 … ngẫu nhiên từ độ tuổi 18 đến

22 trên toàn thành phố Hà Nội dưới hình thức biểu mẫu qua trực tuyến Kết quả thu về được 92phiếu hợp lệ (loại bỏ 8 phiếu do bị lỗi thông tin) Toàn bộ những dữ liệu thu được đã được nhómnghiên cứu tập hợp, thống kê, mô tả và phân tích thông qua phần mềm Eview

Bảng 3.1.1 Chi tiết về các biến Biến phụ thuộc

S Biến số tiền tiết kiệm trung bình 1 tháng của người trẻ

C H Biến chi tiêu nhà ở trung bình 1 tháng của

Trang 9

trẻ (Có = 1, Không = 0)

Bảng 3.1.2 Thống kê mô tả các biến

Bảng 3.1.3 Hệ số tương quan giữa các biến

● r s,y = 0.765889 ⇒ Tiết kiệm và thu nhập có tương quan mạnh, khi giá trị thu nhập tăng

thì giá trị tiết kiệm sẽ tăng

● r S,I = 0.609203 ⇒ Tiết kiệm và đầu tư có tương quan mạnh, khi giá trị đầu tư tăng thì

giá trị tiết kiệm sẽ tăng

● r S,CH = 0.456448 ⇒ Tiết kiệm và chi tiêu nhà ở có tương quan trung bình, khi chi nhà ở

tăng thì giá trị tiết kiệm sẽ tăng

● r S,CL = 0.202057 ⇒ Tiết kiệm và chi sinh hoạt có tương quan yếu, khi chi sinh hoạt

tăng thì giá trị tiết kiệm sẽ tăng

● r S,CS = 0.277909 ⇒ Tiết kiệm và chi mua sắm, giải trí có tương quan yếu, khi chi mua

sắm, giải trí tăng thì giá trị tiết kiệm sẽ tăng

Trang 10

● r S,G = 0.196335 ⇒ Tiết kiệm và giới tính có tương quan yếu.

● r S,A = 0.262541 ⇒ Tiết kiệm và độ tuổi có tương quan yếu.

● r S,P = -0.072054 ⇒ Tiết kiệm và việc lên kế hoạch thu chi có tương quan yếu (gần như

không tương quan)

3.2 Kết quả ước lượng mô hình

Bảng 3.2.1 Ước lượng hệ số của mô hình MH01-MH04

(vi phạm GT2)

PSSS thay đổi

(vi phạm GT3)

Có quan hệ cộng tuyến

(vi phạm GT4)

SSNN không phân phối chuẩn

Trang 11

Dựa vào kết quả Bảng 3.2.2, cả 4 mô hình MH01, MH02, MH03 và MH04 đều cóhiện tượng kỳ vọng phương sai sai số khác không và thay đổi, sai số ngẫu nhiên không phânphối chuẩn, vi phạm 3 giả thiết trên 5 giả thiết của phương pháp ước lượng OLS Mặt khác,qua các kiểm định bỏ bớt biến mà hệ số ước lượng của chúng không có ý nghĩa thống kê, biếnđộc lập không tác động tới biến phụ thuộc với các mô hình từ MH01-MH04, cùng với mức ýnghĩa 5%, ta nhận thấy rằng MH04 gồm các biến độc lập đều có ý nghĩa Vậy nên, ta sẽ tìmnguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi ở MH04.

⇒ Với mức ý nghĩa 5%, MH04 có phương sai sai số thay đổi (không đồng đều)

Hồi quy phụ: Resid04 i 2 = 𝛿 1 + 𝛿 2 Y i + 𝛿 3 Y i 2 + n i (MH04.2)

H0: 𝛿2=𝛿3=0: Y không phải là nguyên nhân khiến phương sai sai số MH04 thayđổi

H0: 𝛿2 + 𝛿3 ≠0: Y là nguyên nhân khiến phương sai sai số MH04 thay đổi

⇒ Với mức ý nghĩa 5%, Y là nguyên nhân khiến phương sai sai số MH04 thay đổi

Để kiểm tra MH05 đã khắc phục được hiện tượng phương sai sai số thay đổi hay chưa,

sử dụng kiểm định White:

Trang 12

⇒ Với mức ý nghĩa 5%, MH03 có phương sai sai số thay đổi (không đồng đều)

Hồi quy phụ: (MH03.2) Resid03 i 2 = 𝛿 1 + 𝛿 2 Y i + 𝛿 3 Y i 2 + n i

H0: 𝛿2=𝛿3=0: Y không phải là nguyên nhân khiến phương sai sai số MH03 thayđổi

H0: 𝛿2 + 𝛿32 ≠0: Y là nguyên nhân khiến phương sai sai số MH03 thay đổi

⇒ Với mức ý nghĩa 5%, Y là nguyên nhân khiến phương sai sai số MH03 thay đổi

Trang 13

Để kiểm tra MH06 đã khắc phục được hiện tượng phương sai sai số thay đổi hay chưa,

sử dụng kiểm định White:

⇒ Với mức ý nghĩa 5%, MH06 khắc phục được hiện tượng phương sai sai số thay đổi.MH06 là đã khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi từ MH03 Ta tiếp tục tiếnhành kiểm định các hiện tượng còn lại của MH06

● Kiểm định hiện tượng kỳ vọng của sai số ngẫu nhiên khác 0 bằng kiểm định

Ramsey (RESET):

H0: MH06 có dạng hàm đúng (không thiếu biến)

H1: MH06 có dạng hàm sai (thiếu biến)

⇒Với mức ý nghĩa 5%, MH06 có dạng hàm đúng (không thiếu biến), không có hiệntượng kỳ vọng của sai số ngẫu nhiên khác 0

● Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến cao bằng cách xem hệ số tương quan giữa các

C L Y

I Y

1

CH

Trang 14

C L

I

⇒ MH06 không có hiện tượng đa cộng tuyến cao

Tuy nhiên, nhìn Bảng 3.2.5 ở dưới, ta có thể thấy với mức ý nghĩa 5%, biến độc lập CH Y

H0: 𝛽3 =0: có thể bỏ biến CH YH1: 𝛽3 ≠0: không thể bỏ biến CH Y

⇒ Với mức ý nghĩa 5%, nên bỏ biến CH Y ra khỏi mô hình

Tiến hành bỏ biến CH Y ra khỏi MH06, ta tiến hành hồi quy lại mô hình mới sau khi bỏbiến được MH07 Tuy nhiên, nhìn Bảng 3.2.5 ở dưới, ta có thể thấy với mức ý nghĩa 5%, biến

độc lập Y I ở MH07 không có ý nghĩa nên tiến hành kiểm định bỏ bớt biến Y I ở mô hình này Xét MH07: Si Yi= 𝛽 11

Yi + 𝛽 2 + 𝛽 3 C Li

Yi + 𝛽 4 I i

Yi+

ui Yi

H0: 𝛽4 =0: có thể bỏ biến Y IH1: 𝛽4 ≠0: không thể bỏ biến Y I

Trang 15

⇒ Với mức ý nghĩa 5%, nên bỏ biến Y I ra khỏi mô hình.

Nhìn vào Bảng 3.3.5, với mức ý nghĩa 5%, kiểm định T kiểm định các hệ số củaMH08 cho thấy các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê, tức là hàm số hồi quy có ý nghĩa.Nhưng trái lại, với mức ý nghĩa 5%, kiểm định F cho rằng hàm hồi quy là không phù hợp ỞMH08 xuất hiện mâu thuẫn giữa kiểm định T và kiểm định F, nên MH08 có hiện tượng đacộng tuyến cao Cùng với đó, hệ số xác định của MH08 khá thấp, điều đó có ý nghĩa rằng sựbiến động của các biến độc lập không giải thích nhiều cho sự biến động của biến phụ thuộc

Để hệ số xác định tăng lên, ta tiến hành thêm biến vào mô hình MH08

● Kiểm định thêm biến CS Y vào MH08:

H0: 𝛽4=0: không nên thêm biến CS Y vào mô hìnhH1: 𝛽4 ≠0: nên thêm biến CS Y vào mô hình

⇒ Với mức ý nghĩa 5%, nên thêm biến CS Y vào mô hình

● Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi- Kiểm định White:

Ngày đăng: 26/10/2024, 17:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ NHÓM 6 - Bài tập lớn học phần kinh tế lượng 1 Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng tới tiết kiệm của người trẻ Độ tuổi 18 22 phạm vi thành phố hà nội
6 (Trang 2)
BẢNG CHẤM ĐIỂM Điểm Chủ đề - Bài tập lớn học phần kinh tế lượng 1 Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng tới tiết kiệm của người trẻ Độ tuổi 18 22 phạm vi thành phố hà nội
i ểm Chủ đề (Trang 2)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w