1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến học từ vựng tiếng pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng pháp thương mại tại đại học thương mại

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Học Từ Vựng Tiếng Pháp Của Sinh Viên Chuyên Ngành Tiếng Pháp Thương Mại Tại Đại Học Thương Mại
Tác giả Đào Thị Hồng Ánh, Phạm Hà Linh, Nguyễn Hải Linh, Long Thị Diệu Linh, Bùi Cẩm Tú
Người hướng dẫn Cô Lê Thùy Dương
Trường học Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại
Thể loại bài báo cáo nghiên cứu khoa học
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 323,48 KB

Nội dung

Đặc biệt, tiếng Pháp, là một trong những ngôn ngữ phổ biến trong lĩnh vực thương mại, đòi hỏi sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại phải có kiến thức vững về từ vựng và cấu trúc n

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan bài báo cáo nghiên cứu khoa học này do chính chúng tôi

viết ra và chúng tôi không sao chép bất kỳ bài viết của tổ chức và cá nhân nào Chúng tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm nếu phát hiện hành vi gian lận, sao chép nghiên cứu của tổ chức, cá nhân khác

Đào Thị Hồng Ánh Phạm Hà Linh Nguyễn Hải Linh Long Thị Diệu Linh Bùi Cẩm Tú

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình lên ý tưởng và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, nhóm đã

nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, quan tâm và chỉ dẫn nhiệt tình từ giáo viên hướng dẫn,

cô Lê Thùy Dương Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô.Tuy nhóm đã rất cố gắng và nỗ lực để bài nghiên cứu khoa học này đạt

kết quả tốt nhất nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót Nhóm kính

mong quý Thầy cô, các bạn sinh viên và tất cả những ai quan tâm đến đề tài này

tiếp tục đưa ra những ý kiến, nhận xét và đánh giá để giúp đề tài của nhóm được

hoàn thiện hơn nữa

Nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên Khoa tiếng Pháp Thương mại, Trường Đại học Thương Mại đã nhiệt tình tham gia giúp điền khảo sát và tham gia phỏngvấn giúp nhóm thu thập được những tài liệu quý giá phục vụ cho nghiên cứu

Một lần nữa, nhóm xin chân thành cảm ơn!

Đào Thị Hồng Ánh Phạm Hà Linh Nguyễn Hải Linh Long Thị Diệu Linh Bùi Cẩm Tú

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, việc nắm vững kiến thức về ngônngữ và văn hóa nước ngoài là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công trong lĩnh vựckinh doanh và thương mại Đặc biệt, tiếng Pháp, là một trong những ngôn ngữ phổ biến trong lĩnh vực thương mại, đòi hỏi sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại phải

có kiến thức vững về từ vựng và cấu trúc ngôn ngữ để có thể hiểu và sử dụng trong các tình huống giao tiếp và kinh doanh thực tế

Tuy nhiên, trong quá trình học từ vựng tiếng Pháp, sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại tại trường Đại học Thương mại thường phải đối mặt với nhiều thách thức và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học Những yếu tố này có thể bao gồm môi trường học tập, phương pháp giảng dạy, tài liệu học, động lực học tập và các yếu tố cá nhân khác Để tối ưu hóa quá trình học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại, việc hiểu rõ những yếu tố này và cách chúng ảnh hưởng là điều

cần thiết Vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng tôi tập trung vào đề tài "Nghiên cứu các yếu tố

ảnh hưởng đến học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại tại Đại học Thương mại" Mục tiêu là tìm hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các biện pháp cụ thể để cải thiện kỹ năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này sẽ xác định rõ các yếu tố có ảnh hưởng tới việc học từ vựng, quá trình học từ vựng những yếu tố có thể cải thiện hiệu quả học tập tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại tại trường Đại học Thương mại, từ đó tìm ra giải pháp hữu ích để góp phần nâng cao hiệu quả học tập, giúp các bạn sinh viên trường Đại học Thương mại nắm vững và sử dụng từ vựng tiếng Pháp một cách tự tin và hiệu quả

Từ đó nâng cao hiệu quả học tiếng pháp của sinh viên ngành tiếng Pháp thương mại trường Đại học Thương mại

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng học từ vựng tiếng Pháp

Trang 4

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang học chuyên ngành tiếng Pháp thương mại tại trường Đại học Thương mại.

4 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này khảo sát thông tin từ sinh viên nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viênchuyên ngành tiếng Pháp thương mại?

- Những giải pháp nào có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả học từ vựng tiếngPháp?

5 Giả thuyết nghiên cứu

Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra các giả thuyết sau:Giả thuyết 1: Lợi ích học tập ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên

Giả thuyết 2: Phương pháp tự học ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên

Giả thuyết 3: Tự học ngoài giờ ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp củasinh viên

Giả thuyết 4: Môi trường học tập ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên

Giả thuyết 5: Giảng viên ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên

Giả thuyết 6: Tài liệu học tập có ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên

6 Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Phạm vi không gian: Trường Đại học Thương mại

- Phạm vi thời gian: từ 5/10/2023 đến 25/2/2024

7 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

Nghiên cứu sẽ sử dụng cách tiếp cận kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng để có cái nhìn đầy đủ về vấn đề.

Phỏng vấn bán cấu trúc (Entretien semi-directif)

7.3.2 Nghiên cứu định lượng

Phiếu điều tra khảo sát

7.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

7.3.3.1 Phương pháp phân tích dữ liệu phỏng vấn

7.3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu khảo sát

- Phân tích các nhân tố

- Chọn lọc các biến đưa vào phân tích và đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi

- Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis gọi tắt EFA)

- Phân tích kết quả bảng điều tra định lượng

7.3.3.3 Phân tích thống kê mô tả

- Phân tích hồi quy

8 Nơi thực hiện nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Thương mại, nơi sinh viên ngành tiếng Pháp thương mại đang học tập

9 Bố cục của đề tài

Trang 6

Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1 : Cơ sở lý luận

Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 3 : Kết luận và đề xuất giải pháp

10 Tính mới của đề tài

Đề tài đặt ra một góc nhìn mới về quá trình học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên ngành tiếng Pháp, tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất những chiến lược học tập phù hợp để nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên

11 Tổng quan đề tài

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới

Năm 2013, tác giả Wu, Lin-Fang với đề tài “A study of factors affecting college student’s use of ESL vocabulary learning strategies” đã nói về những nhân tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng của sinh viên đại học Các phân tích dữ liệu cho thấy động lực, hoạtđộng tự học và một số yếu tố khác chắc chắn có tác động đến chiến lược học từ vựng Động lực là yếu tố quan trọng nhất khi học ngôn ngữ thứ 2 vì nó quyết định mức độ thamgia tích cực và thái độ của người học đối với việc học Những người trả lời có động lực cao đã sử dụng các chiến lược học từ vựng thường xuyên hơn những người ít có động lựchơn Hơn nữa, những người học thành thạo còn dành nhiều thời gian để tham gia các hoạtđộng học tập ngoại khóa Động lực học tập thấp chắc chắn có tác động tiêu cực đến trình

độ ngôn ngữ của học sinh Các chiến lược giảng dạy nhằm nâng cao động lực học tập củahọc sinh sẽ là một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên các môn ngôn ngữ thứ 2 Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học từ vựng của học sinh

là hoàn cảnh gia đình Theo Wu (2004), sự tham gia của gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc học ngoại ngữ Những người học thành thạo có nhiều thành viên trong gia đìnhdạy kèm bằng tiếng Anh đã áp dụng chiến lược học từ vựng tốt hơn so với những sinh viên kém thành thạo hơn Ngoài ra, những người học thành thạo sử dụng tốt các chiến lược học từ vựng với động lực cao hơn những người học kém hơn Họ thường tham gia vào các hoạt động học tập tự khởi xướng để tiếp thu từ vựng Tóm lại, động lực và hoàn cảnh gia đình là những yếu tố chính ảnh hưởng đến không chỉ thành tích học tập, trình độngoại ngữ mà còn cả chiến lược học từ vựng

Trang 7

Nghiên cứu trong nước

Năm 2012, tác giả Phùng Văn Đệ với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp học từ vựng tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh trường Đại họcTrà Vinh”.Nghiên cứu này tập trung vào khó khăn phổ biến nhất mà sinh viên gặp phải,

đó là thiếu vốn từ vựng cần thiết để học tốt các kỹ năng ngôn ngữ Điều này phản ánh sự quan trọng của việc nắm vững từ vựng trong quá trình học tập và sử dụng ngoại ngữ Tuynhiên, nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng do động cơ học tập, thái độ và phong cách học tập của sinh viên đều đặc thù, vì vậy cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, khó khăn và bản chất việc học từ vựng của từng sinh viên để thiết kế phương pháp học phù hợp Nghiên cứu đã

đề xuất hai phương pháp được thiết kế để giải quyết vấn đề này, đó là sử dụng thẻ từ vựng và viết lặp lại từ Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cả hai phương phápnày đều hiệu quả và có khả năng áp dụng rộng rãi trong cộng đồng sinh viên Ngoài ra, qua việc phân tích một số câu trả lời của sinh viên trong phần đọc hiểu và nghe trong các bài kiểm tra, kì thi, nghiên cứu đã nhận thấy rằng nhiều câu trả lời sai thường liên quan đến vốn từ vựng Điều này cho thấy sự quan trọng của việc nắm vững từ vựng trong quá trình kiểm tra và học tập nói chung Phương pháp học bằng cách lặp đi lặp lại đã bị đánh giá không hiệu quả và chỉ đưa sinh viên đến mức độ luyện tập nói, không giúp họ lưu lại

từ vựng trong trí nhớ Tuy nhiên, việc áp dụng hai phương pháp đề xuất đã đem lại hiệu quả và khả năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả hơn Nghiên cứu cũng đã xem xét ý kiến của sinh viên về tầm quan trọng của từ vựng, tình hình học từ vựng của họ, và phương pháp học từ vựng mà họ sử dụng Điều đáng ngạc nhiên là đa số sinh viên cho rằng họ không có khả năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả, mặc dù họ ý thức được tầm quan trọng của từ vựng Tác giả cũng đưa ra một giả thuyết rằng việc ít học từ vựng thường xuyên

có thể là nguyên nhân tại sao điểm số trong các kỳ kiểm tra không cao Theo đó, nghiên cứu này đã đưa ra những thông tin quan trọng về tình trạng học từ vựng của sinh viên và cách thiết kế phương pháp học từ vựng hiệu quả Mặc dù hai phương pháp học được đề xuất không vượt trội so với các phương pháp khác, chúng vẫn có tiềm năng giúp sinh viên nâng cao vốn từ vựng và khả năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả Tuy nhiên, việc áp dụng chúng cho nhiều đối tượng sinh viên khác nhau vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để tìm

ra phương pháp học tập phù hợp với đa dạng đối tượng sinh viên

Đề tài nghiên cứu “Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ghi nhớ từ tiếng Anh của học sinh lớp 6” của tác giả Đào Thị Diệu Linh, Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội đăng ngày 28 tháng 09 năm 2017 đã chỉ rõ những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới việc ghi nhớ từ vựng tiếng Anh của học sinh lớp

6 Bài viết này khảo sát hai nhóm đối tượng chính là giáo viên và học sinh, bằng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn

Trang 8

Kết quả nghiên cứu chỉ ra có hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng tới kỹ năng ghi nhớ từ Tiếng Anh của học sinh lớp 6 : yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan Các yếu tố chủ quan bao gồm: Nhận thức của học sinh lớp 6 về vai trò của từ trong hoạt động lời nói tiếng Anh, Hứng thú học tiếng Anh của học sinh lớp 6 Kết quả nghiên cứu cho thấy nhậnthức của HS về vai trò của từ vựng có ảnh hưởng tới việc HS ghi nhớ từ và cách dùng từ nhưng sự ảnh hưởng này không mạnh Còn hứng thú học tiếng Anh có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của kĩ năng ghi nhớ từ tiếng Anh Mức độ hứng thú học tiếng Anh có ảnh hưởng mạnh đến mức độ HS ghi nhớ được từ và cách dùng từ tiếng Anh đã học HS càng hứng thú học tập bao nhiêu thì càng dễ dàng ghi nhớ được từ và các cách sử dụng từ

đó bấy nhiêu Về mặt yếu tố khách quan, đa số học sinh cho rằng phương pháp dạy học của giáo viên không tạo hứng thú cho việc học tiếng Anh của các em, vì giáo viên dùng phương pháp giảng dạy chủ yếu là thuyết trình, vấn đáp và trực quan Về yếu tố phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho học tập tiếng Anh, bài nghiên cứu chỉ ra rằng các phương tiện, trang thiết bị có mối tương quan thuận tới kết quả ghi nhớ từ tiếng Anh của học sinh,trong đó tương quan giữa phương tiện bên trong là mức độ thường xuyên sử dụng tiếng Anh để trò chuyện, giao tiếp với kỹ năng ghi nhớ từ tiếng Anh là chặt chẽ và mạnh hơn

so với các phương tiện bên ngoài ( tivi và đầu video, đài cát xét, máy chiếu, ) Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, các yếu tố đều có mối tương quan thuận với khả năng ghi nhớ từ tiếng Anh của HS lớp 6, nhưng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này là khác nhau, trong đó hứng thú học tiếng Anh của học sinh là yếu tố có tác động mạnh nhất và phương pháp giảng dạy của giáo viên là yếu tố ít tác động tới khả năng ghi nhớ của học sinh nhất Bài nghiên cứu này giúp ta nhìn nhận rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng ghi nhớ từ vựng của học sinh lớp 6 nói riêng, học sinh nói chung Từ đó, ta có thể

đề xuất những phương pháp học tập và giảng dạy hợp lí Tuy nhiên, việc khảo sát này chỉmang tính tương đối, chúng ta vẫn cần nghiên cứu và khảo sát bằng nhiều cách khác nhau, phương diện khác nhau để có cái nhìn khách quan hơn

Năm 2020, tác giả Đỗ Thị Thu Giang với đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Pháp thương mại tại trường Đại học Ngoại Thương” Nghiên cứu đánh giá một cách tổng quát, chất lượng giảng dạy Tiếng Pháp thương mại hiện nay chưa cao với những bất cập trong chương trình, nội dung giảng dạy, đội ngũ giảng viên

và sinh viên cũng như giáo trình học liệu Theo đó, việc giảng dạy Tiếng Pháp thương mại ở Đại học Ngoại thương hiện nay chưa hiệu quả bởi những bất cập trong từng yếu tố cấu thành của quá trình dạy và học, trong đó chủ yếu là do phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, chưa đúng với phương pháp luận của giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành: chưa tập trung vào tất cả các kỹ năng giao tiếp, tiếp cận bài giảng theo hướng tập trung vào

Trang 9

giảng viên, sinh viên và giáo trình học liệu, trong đó phương pháp dạy học của giảng viêntrên cơ sở tuân thủ nguyên tắc giáo học pháp của giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành đóngvai trò then chốt Và khâu đột phá là xây dựng Bộ năng lực ngôn ngữ chuyên ngành, trong đó thống kê các kiến thức và năng lực giao tiếp tiếng Pháp cần thiết cũng như các hoạt động, bài tập ứng dụng cụ thể để giúp người học có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ này trong môi trường kinh doanh như mục tiêu của chương trình đào tạo.

Năm 2022, tác giả Phan Thị Phượng và Đào Thị Ngân Huyền với đề tài “Một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả học từ vựng tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội” Nghiên cứu cung cấp khái niệm về

từ vựng, từ vựng không được hiểu chỉ bao gồm một từ duy nhất như: ngủ, học, viết mà cũng có thể được tạo thành từ hai hoặc ba từ nhưng thể hiện một nghĩa duy nhất Ta có thể hiểu từ vựng là tổng số từ được sử dụng để truyền đạt ý tưởng của người nói Với điều kiện đạt chuẩn đầu ra A2, đòi hỏi sinh viên trường đại học sư phạm thể dục thể thao phải lĩnh hội đủ các kiến thức và ứng dụng ngôn ngữ tiếng anh vào cuộc sống Về thực trạng, việc học từ vựng tiếng anh của sinh viên còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vốn từ vựng, điều này được thể hiện rõ thông bốn kỹ năng nghe nói đọc viết Kỹ năng nghe: Đốivới các bài học trên lớp, sinh viên phải thông qua sự hướng dẫn của giảng viên mới có thể làm được bài Còn đối với bài thi học kì, nhiều người bỏ qua phần nghe do thiếu vốn

từ vựng để làm bài.Vậy phương pháp là sinh viên có thể nghe hoặc xem những video Tiếng anh hoặc những chương trình thể thao quốc tế mà bản thân yêu thích Kỹ năng nói:Một số sinh viên không thể nói được, phải sử dụng ngôn ngữ hình thể hoặc nhờ sự hỗ trợ

từ giảng viên và bạn Trong kì thi cuối học kì, mặc dù đã được chuẩn bị sẵn nội dung các topic nhưng sinh viên vẫn không thể nhớ được từ vựng để diễn đạt ý dẫn đến kết quả không cao Kỹ năng đọc: Trong các bài học xuất hiện nhiều từ vựng thuộc thuật ngữ chuyên ngành thể thao với nội dung khá dài Sinh viên có thể tra từ điển nhưng với số lượng từ mới nhiều sẽ dẫn đến nhàm chán hoặc đoán nghĩa của từ thông qua ngữ cảnh và hình ảnh nhưng không sát với nội dung bài đọc Kỹ năng viết: Vốn từ hạn chế khiến sinh viên không thể diễn đạt được ý, câu văn sai chính tả, lỗi ngữ pháp, Nghiên Nghiên cứu

đã chỉ ra các phương pháp cải thiện: Ngữ pháp - Dịch: Học thuộc từ vựng, làm các bài tập ngữ pháp, dịch văn bản, đọc các tác phẩm văn học, viết luận, Ưu điểm là sinh viên

có phản xạ giao tiếp tốt, có thể ứng dụng vào cuộc sống đời thường Nhược điểm là nhanh quên, khó áp dụng khi gặp tình huống tương tự khi giao tiếp, không diễn đạt được chính xác ý muốn nói sau một thời gian dài học tiếng anh Giao tiếp: Luyện tập giao tiếp trong quá trình học sẽ giúp sinh viên phát triển vốn từ vựng một cách tự nhiên và ứng dụng được lượng từ đã có vào bốn kỹ năng nghe nói đọc viết Ngoài ra còn một số

phương pháp khác: liệt kê từ vựng theo mô hình cây, ghi âm hoặc viết đoạn văn

Trang 10

Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số nhận định sau:

Các đề tài đã tiếp cận các mức độ khác nhau về được các nghiên cứu về học tập và giảng dạy từ vựng ngoại ngữ nói chung và từ vựng tiếng Pháp nói riêng

Các đề tài nghiên cứu về từ vựng đều nhấn mạnh tầm quan trọng của từ vựng và sử dụng từ vựng trong học tập ngoại ngữ

Mặc dù các đề tài nghiên cứu trên đã đưa ra nhiều thông tin quan trọng về quá trình học tập từ vựng trong các ngữ cảnh khác nhau, nhưng chưa ghi nhận một nghiên cứu nào

về khía cạnh nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Pháp

12 Tài liệu tham khảo

Tài liệu trong nước:

Dung, N T M (2017) Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nói của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại [Thesis, Bộ môn tiếng Pháp, khoa Đào tạo quốc tế,

Trường Đại học Thương mại]

Bình, N H (2014) Chiến lược học tập ngôn ngữ của sinh viên Đại học Đà Nẵng học tiếng Pháp như là ngoại ngữ Tạp chí Khoa Học Và Công Nghệ Đại học Đà Nẵng,

8(81), 2014

Hạnh, N T T (2021) Vấn đề tự học của sinh viên Khoa Ngoại Ngữ, Trường Đại Học Quy Nhơn: Học tiếng Pháp như là ngoại ngữ 2 Tạp chí Khoa Học Trường ĐHSP

TPHCM

Dương, L T (2023) Vấn đề chuyển dịch thuật ngữ kinh tế Pháp - Việt, Việt - Pháp.

[Thesis, Trường Đại học Thương mại]

Sự, N D (2023) Thực trạng tự học của sinh viên học tiếng Pháp tại trường Đại học Nha Trang hiện nay Tạp chí Khoa học Và Công nghệ.

Hà, N T (2022) Thực trạng năng lực nói tiếng Pháp và một số đề xuất để phát triển năng lực nói cho sinh viên học ngoại ngữ hai tiếng Pháp - Đại học Ngoại ngữ Linh, Đ T D (2017) Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ghi nhớ từ tiếng Anh của học sinh lớp 6 [Thesis, Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Ngoại ggữ,

ĐHQGHN]

Thư, Đ N Á (2022) Nghiên cứu chiến lược học từ vựng phổ biến của sinh viên năm thứ nhất, Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.

Trang 11

Hồng, B T X (2009) Khảo sát về cách học từ vựng môn tiếng Anh giai đoạn một của sinh viên trường Đại học Kinh tế TP HCM.

Hương, N T H (2016) Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên Đại học Công Đoàn Tạp chí nghiên cứu Khoa học Công Đoàn, (4), 5-

2016

Tài liệu quốc tế:

Nation, I.S.P (2001) Learning Vocabulary in Another Language Cambridge

University Press

Schmitt, N., & McCarthy, M (Eds.) (1997) Vocabulary: Description,

Acquisition and Pedagogy Cambridge University Press.

Laufer, B., & Hulstijn, J (2001) Incidental Vocabulary Acquisition in a Second Language: The Construct of Task-Induced Involvement Applied Linguistics, 22(1), 1–26 Nagy, W., Herman, P., & Anderson, R (1985) Learning Words from Context

Reading Research Quarterly, 20(2), 233–253

Webb, S (2007) The Effects of Receptive and Productive Learning of Word Pairs on Vocabulary Knowledge RELC Journal, 38(2), 131–144.

Laufer, B (2006) Comparing Focus on Form and Focus on Forms in Language Vocabulary Learning Canadian Modern Language Review, 63(1), 149–166 Cobb, T (2007) Computing the Vocabulary Demands of L2 Reading Language

Second-Learning & Technology, 11(3), 38–63

Paribakht, T.S., & Wesche, M (1999) Reading and “Incidental” L2 Vocabulary Acquisition: An Introspective Study of Lexical Inferencing Studies in Second Language

Acquisition, 21(2), 195–224

Hulstijn, J.H., Hollander, M., & Greidanus, T (1996) Incidental Vocabulary Learning by Advanced Foreign Language Students: The Influence of Marginal Glosses, Dictionary Use, and Reoccurrence of Unknown Words Modern Language Journal, 80(3),

327–339

Daudet, L., & Matthey, M (2010) L’apprentissage du vocabulaire en français langue étrangère : étude comparative des stratégies utilisées par des apprenants

japonais et suisses Cahiers de l'ILSL, 28, 79-102.

Porquier, R (1995) Acquisition lexicale et corpus d'apprentissage AILE, 7(1),

111-134

Chastain, K (1998) L'enseignement des mots de vocabulaire Paris: Hachette.

Trang 12

Marchand, H (1996) La mémorisation du vocabulaire: processus et stratégies

AILE, 9(1), 33-51

Gombert, J E (1992) Le développement métalinguistique Paris: Presses

Universitaires de France

Vigner, G (2003) L'acquisition du vocabulaire: entre mémorisation et

compréhension Le français dans le monde, 335(3), 30-35.

David, J., & Kéïta, I (2007) Stratégies d'apprentissage du lexique chez des apprenants adultes de français langue seconde Les Langues Modernes, 3, 61-76.

De Villiers, J., & Leclercq, P (2001) Apprentissage du vocabulaire chez des apprenants avancés de français langue étrangère: Analyse de stratégies Études de

linguistique appliquée, 123(3), 315-330

Durand, C (1996) L'enseignement du vocabulaire en contexte AILE, 8(1), 11-32 Candelier, M (2003) L'acquisition du vocabulaire chez l'apprenant en français langue étrangère Paris: Didier.

Trang 13

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trang 14

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Từ mô hình nghiên cứu và lý thuyết đã được xây dựng từ Chương 1, Chương 2 sẽgiới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá các thang đolường và các khái niệm nghiên cứu, kiểm định mô hình lý thuyết nghiên cứu

2.1 Thiết kế nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu hổn hợp gồm: Nghiên cứu định tính vànghiên cứu định lượng

2.1.1.1 Nghiên cứu định tính

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đã nêu ở Phần mở đầu,chúng tôi xây dựng mô hình nghiên cứu gồm sáu nhân tố: “ Nhận định về lợi ích họctiếng Pháp”, “Môi trường học tập”, “Tự học ngoài giờ”, “Phương pháp tự học”, “Giảngviên”, “Tài liệu học tập” ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Pháp hiệu quả của sinhviên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại trường Đại học Thương mại Phương phápthực hiện khảo sát ý kiến là: Phỏng vấn bán cấu trúc sinh viên chuyên ngành tiếng Phápthương mại trường Đại học Thương mại Qua phỏng vấn, chúng tôi tổng hợp các ý kiến

và quyết định xây dựng mô hình gồm sáu yếu tố:

Trang 15

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Pháp

hiệu quả

2.1.1.2 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp khảo sát sinh viênchuyên ngành Tiếng Pháp thương mại trường Đại học Thương mại

Mục đích của việc sử dụng phương pháp định lượng:

- Đánh giá mức độ chính xác của thang đo trong nghiên cứu chính thức

- Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng nghiên cứu định lượng

2.1.2 Qui trình nghiên cứu

Trang 16

Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Pháp

hiệu quả 2.2 Xây dựng thang đo

Với phạm vi nghiên cứu, chúng tôi kết luận được sáu nhân tố ảnh hưởng đến việchọc từ vựng tiếng Pháp hiệu quả: lợi ích học tiếng Pháp, môi trường học tập, tư học ngoàigiờ, phương pháp học tập, giảng viên, tài liệu học tập

2.2.1 Thang đo nhận định về lợi ích

Thang đo nhận định về lợi ích kí hiệu là LI và được đo lường bằng 4 biến quan sátnhư sau:

LI1: Cơ hội phát triển nghề nghiệp tương lai (xin việc, )

LI2: Là công cụ để học chuyên ngành kinh tế (làm luận văn, học thạc sỹ )

LI3: Sử dụng trong cuộc sống (du lịch, giao tiếp, )

Trang 17

2.2.2 Thang đo phương pháp tự học

Thang đo phương pháp tự học kí hiệu là PP và được đo lường bằng 5 biến quan sátnhư sau:

PP1: Phương pháp học từ vựng hiệu quả

PP2: Mức độ thường xuyên học từ vựng ngoài giờ trên lớp

PP3: Mức độ thường xuyên làm bài tập về từ vựng mà giảng viên yêu cầu ngoài giờhọc trên lớp

PP4: Thói quen áp dụng từ vựng đã học vào các hoạt động thực hành tiếng khác(nói, viết, nghe, đọc hiểu…)

PP5: Thói quen tự học, rèn luyện nâng cao vốn từ vựng

2.2.3 Thang đo tự học ngoài giờ

Thang đo tự học ngoài giờ kí hiệu là TH và được đo lường bằng 9 biến quan sát nhưsau:

TH1: Nghe tiếng Pháp (nhạc, hội thoại, bài tập ) ở nhà

TH2: Xem youtube (phim phụ đề, hội thoại ) ở nhà

TH3: Viết (trước hoặc sau) khi nói

TH4: Học nhiều từ vựng và cấu trúc câu mới

TH5: Luyện tập nói đều đặn ở nhà

TH6: Luyện tập nghe đều đặn ở nhà

TH7: Luyện tập viết đều đặn ở nhà

TH8: Ôn luyện ở nhà khi sắp kiểm tra, thảo luận môn tiếng Pháp

TH9: Các hoạt động cộng đồng, đi làm thêm hoặc giải trí (đi chơi, xem tivi, chơigame )

2.2.4 Thang đo giảng viên

Thang đo giảng viên kí hiệu là GV và được đo lường bằng 9 biến quan sát như sau:GV1: Giảng viên thường xuyên động viên, khích lệ

GV2: Giảng viên có có phương pháp giảng dạy từ vựng dễ hiểu, đa dạng

Trang 18

GV3: Giảng viên thường xuyên giao bài tập từ vựng về nhà.

GV4: Giảng viên giải thích từ vựng kĩ, dễ hiểu trong quá trình dạy trên lớp

GV5: Giảng viên hướng dẫn, định hướng về ý, từ vựng trước khi làm bài viết hoặcnói

GV6: Giảng viên chữa bài cẩn thận sau khi nói, viết

GV7: Giảng viên khai thác nhiều bài nghe, đọc hiểu, diễn đạt nói trong quá trìnhgiảng dạy

GV8: Giảng viên kiểm tra và cho điểm thường xuyên cả lớp về phần từ vựng

GV9: Giảng viên tổ chức thường xuyên các hoạt động về từ vựng

2.2.5 Thang đo tài liệu học tập

Thang đo tài liệu học tập kí hiệu là GT và được đo lường bằng 6 biến quan sát nhưsau:

GT1: Giáo trình cung cấp trường từ vựng chủ đề đa dạng

GT2: Giáo trình cung cấp bài nghe với tình huống và chủ đề đa dạng

GT3: Giáo trình cung cấp cấu trúc câu

GT4: Giáo trình có chủ đề nói thực tế phù hợp

GT5: Giáo trình phù hợp với sinh viên mới bắt đầu học tiếng Pháp

GT6: Giáo trình trình bày rõ ràng (tranh ảnh, phông chữ )

2.2.6 Thang đo môi trường học tập

Thang đo môi trường học tập kí hiệu là MT và được đo lường bằng 8 biến quan sátnhư sau:

MT1: Câu lạc bộ tiếng Pháp tổ chức nhiều hoạt động giao tiếp

MT2: Các lớp học thêm tiếng Pháp ngoài giờ học

MT3: Giao lưu tiếp xúc với người nước ngoài nói tiếng Pháp

MT4: Thực hành nói tiếng Pháp nhiều với bạn bè ngoài giờ học

MT5: Trang thiết bị (máy chiếu, đài, video )

Trang 19

MT6: Sắp xếp bàn ghế, trang trí phòng học.

MT7: Đối tác, nhóm làm việc ở lớp thân thiện

MT8: Không khí học tập trong lớp cởi mở, thân thiện

2.3 Mẫu khảo sát

2.3.1 Phương pháp chọn mẫu

2.3.1.1 Xác định phương pháp chọn mẫu định lượng

Đối với đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, cụ thể làphương pháp chọn mẫu thuận tiện và phương pháp quả bóng tuyết Chúng tôi gửi mẫukhảo sát cho bạn bè trong cùng khoa của các thành viên trong nhóm nghiên cứu (phươngpháp chọn mẫu thuận tiện) Sau đó, chúng tôi thông qua họ gửi bảng khảo sát đến các đốitượng tiếp theo (cũng học chuyên ngành Tiếng Pháp Thương Mại - Đại học Thương Mại)(phương pháp quả bóng tuyết) Ưu điểm của phương pháp này là tiếp xúc được đến vớinhiều đối tượng hơn, tiết kiệm thời gian hơn

2.1.3.1.2 Xác định phương pháp chọn mẫu định tính

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu theo mục đích, tiến hành bằngphương pháp phỏng vấn từng cá nhân để bổ sung cho những thông tin sẽ thu thập quaphương pháp khảo sát Nhóm nghiên cứu sẽ không tham gia vào phỏng vấn nên dữ liệu

sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan

2.3.2 Kích thước mẫu

Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa trên yêu cầu của phân tíchnhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hồi quy đa biến Theo các nhànghiên cứu Hair và ctv năm 1998, để chọn kích thước quan sát nghiên cứu phù hợp đốivới phân tích nhân tố khám phá EFA, cỡ quan sát tối thiểu là n>5*x (x là tổng số biếnquan sát) Như vậy, với tổng số 35 biến quan sát, số lượng mẫu khảo sát tối thiểu để thựchiện nghiên cứu trong luận văn này là: 5*35=175 Tuy nhiên để đảm bảo tính thực hànhtrong luận văn và tính sai sót trong khảo sát, số lượng phiếu khảo sát dự kiến phát ra là

220 phiếu

Qua thống kê quá trình khảo sát, số phiếu phát ra là 214 phiếu, số phiếu thu về là

214 phiếu (đạt 100%), số phiếu hợp lệ là 210 phiếu (đạt 98,13%)

Trang 20

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1 Kết quả nghiên cứu định lượng

3.1.1 Đánh giá thang đo

Như đã trình bày ở mục 3.1, thang đo gồm 4 thành phần: (1) Nhận định về lợi ích, (2) Phương pháp tự học, (3) Tự học ngoai giờ, (4) Yếu tố giảng viên, (5) Tài liệu học tập, (6) Môi trường họctập

Nhóm nghiên cứu chúng tôi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đơn giản và dễ hiểu hơn đối với sinh viên Thang đo được quy ước từ 1: “Hoàn toàn không đồng ý” đến 5: “Hoàn toàn đồng ý” Kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, sinh viên hiểu được nội dung và ý nghĩa của từng câu phát biểu của tất cả các thang đo Vì vậy, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng để tiếp tục đanh giá thông qua hai công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

và phân tích nhân tố khám phá EFA

Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại trừ các biến có

hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 Theo nhiều nhà nghiên cứu, thang đo có hệ số

Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,6 là sử dụng được nhưng tốt nhất là lớn hơn 0,7

(Nunnally và Burnstein, 1994) (dẫn theo Châu Thị Lệ Duyên và Nguyễn Minh Cảnh, 2012)[9]

Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy) Cronbach’s Alpha của các thang đo thành phần được trình bày trong các bảng dưới đây

3.1.1.1 Cronbach’s Alpha của thang đo nhận định về lợi ích

Thang đo nhân tố nhận định về lợi ích được đo lường qua 4 biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) là 0,730> 0,7 Đồng thời, cả 4 biến quan sát đều có tương quan biến - tổng > 0,3 Như vậy, thang đo nhân tố nhận định về lợi ích đáp ứng độ tin cậy

và các biến được sử dụng cho các phép phân tích tiếp theo (xem bảng 3.1)

Bảng 3.1: Cronbach’s Alpha của thang đo nhận định về lợi ích

3.1.1.2 Cronbach’s Alpha của thang đo phương pháp tự học

Thang đo nhân tố phương pháp tự học có 5 biến quan sát Kết quả phân tích hệ số tin cậy

Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0,946 > 0,7 Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến - tổng > 0,3 Do vậy, thang đo nhân tố độ đáp ứng đáp ứng độ tin cậy và các biến được

sử dụng cho các phép phân tích tiếp theo (xem bảng 3.2)

Bảng 3.2: Cronbach’s Alpha của thang đo phương pháp tự học

Cronbach's Alpha nếuloại biến

Trang 21

3.1.1.3 Cronbach’s Alpha của thang đo tự học ngoài giờ

Thang đo nhân tố tự học ngoai giờ có 9 biến quan sát Kết quả phân tích hệ số tin cậy

Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0,814 > 0,7 Đồng thời, cả 9 biến quan sát đều có tương quan biến - tổng > 0,3 Do vậy, thang đo nhân tố sự đảm bảo đáp ứng độ tin cậy và các biến được sử dụng cho các phép phân tích tiếp theo (xem bảng 3.3)

Bảng 3.3: Cronbach’s Alpha của thang đo tự học ngoài giờ

3.1.1.4 Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố giảng viên

Thang đo nhân tố giảng viên có 9 biến quan sát Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0,933 > 0,7 Đồng thời, cả 9 biến quan sát đều có tương quan biến - tổng > 0,3 Do vậy, thang đo nhân tố sự đảm bảo đáp ứng độ tin cậy và các biến được sử dụng cho các phép phân tích tiếp theo (xem bảng 3.4)

Bảng 3.4: Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố giảng viên

Ngày đăng: 01/06/2024, 18:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w