1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn học phần kinh tế vi mô phân tích thị trường cà phê việt nam giai đoạn 2020 2023

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thị trường cà phê Việt Nam giai đoạn 2020-2023
Tác giả Lê Đại Long
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh tế vi mô
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 799,02 KB

Nội dung

d Các yếu tố tác động đến cungGiá hàng hóa PGiá tăng nhà sản xuất sẽ bán nhiều hàng hóa dịch vụ hơn.Giá của hàng hóa có liên quan trong sản xuấtGiá của hàng hóa bổ sung trong sản xuất tă

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔ

TÊN ĐỀ TÀI:

“ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2020-2023”

Họ và tên: Lê Đại Long- MSV: 21A4011274

Giáo viên :

Trang 2

1 Cơ sở lý thuyết

1.1 Cơ sở lý thuyết đường cung

a) Khái niệm cung

Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoản thòi gian nhất định, cp

Lượng cung là lượng hàng hóa dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng bán tại một mức giá nhất định, trong khoảng thời gian nhấ định, cp

Cung thị trường là tổng số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà tất cả người bán muốn bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau, trong khoảng thời gian nhất định, cp

b) Luật cung

Nội dung quy luật: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá một hàng hóa tăng lên, lượng cung về hàng hóa đó sẽ tăng lên và ngược lại

c) Phương trình và đồ thị đường cung

Biểu diễn dưới dạng biểu thức toán học: QS = f(P)

Hàm cung tuyến tính: P = a + bQS hay QS = c + dP

d) Các yếu tố tác động đến cung

Giá hàng hóa (P)

Giá tăng nhà sản xuất sẽ bán nhiều hàng hóa dịch vụ hơn

Giá của hàng hóa có liên quan trong sản xuất

Giá của hàng hóa bổ sung trong sản xuất tăng làm cho cung tăng và ngược lại

Giá của hàng hóa thay thế trong sản xuất tăng làm cho cung giảm và ngược lại

Công nghệ sản xuất

Khi có tiến bộ công nghệ thì cung sẽ tăng

Giá các yếu tố đầu vào

Trang 3

Giá của yếu tố đầu vào tác động ngược chiều đến cung.

Số lượng người sản xuất

Thị trường càng nhiều người bán hay sản xuất cung sẽ càng tăng và ngược lại

Kỳ vọng (E)

Kỳ vọng về giá cả hàng hóa đang xét tăng làm cho cung giảm và ngược lại

Chính sách thuế và trợ cấp

Thuế có tác động nghịch đến cung

Trợ cấp có tác động thuận đến cung

1.2 Cơ sở lý thuyết đường cầu

a Khái niệm cầu

- Cầu là số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, với giả định các yếu tố khác không đổi

- Lượng cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua có khả năng mua ở một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, với giả định các yếu tố khác không đổi

Cầu thị trường là tổng số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà tất cả người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau, trong khoản thời gian nhất định, cp

b Luật cầu

Nội dung quy luật: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá một hàng hóa tăng lên, lượng cầu về hàng hóa đó sẽ giảm xuống và ngược lại

c Phương trình và đồ thị đường cầu

Phương trình đường cầu : QD= f(P)

Hàm cầu dạng tuyến tính: QD = a - bP ( Hàm cầu thuận )

Hoặc: P = a - bQD ( hàm cầu nghịch )

Trang 4

d Các yếu tố tác động đến cầu

- Giá cả hàng hóa (P)

- Thu nhập (I)

Đối với hàng hóa thông thường, thu nhập tăng sẽ làm cầu tang

Đối với hàng hóa thứ cấp, thu nhập tăng sẽ làm cầu giảm

- Giá hàng hóa liên quan (Px,Py)

Y là hàng hóa thay thế cho X thì PY tăng sẽ làm cầu về X tăng

Y là hàng hóa bổ sung cho X thì PY tăng sẽ làm cầu về X giảm

- Số lượng người tiêu dung (N)

Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu sẽ càng tăng và ngược lại

- Thị hiếu (T)

Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng có tác động thuận chiều đến cầu

- Kỳ vọng (E)

Kỳ vọng về thu nhập tương lai tăng sẽ làm cho cầu hiện tại tăng

Kỳ vọng về giá PX tương lai tăng sẽ làm cầu hiện tại tăng

- Chính sách của chính phủ

Thuế có tác động nghịch đến cầu

Trợ cấp có tác động thuận đến cầu

1.3 Cân bằng thị trường

Khái niệm:

Cân bằng thị trường là trạng thái trong đó không có sức ép làm cho giá và sản lượng thay đổi Giá cân bằng là mức giá tại đó lượng cung bằng với lượng cầu

Sản lượng cân bằng là lượng hàng hóa trao đổi tại mức giá cân bằng

Công thức: tại trạng thái cân bằng PD= PS và QD = QS

2 Thực trạng thị trường cafe Việt Nam

2.1 Phân tích cầu cafe Việt Nam

a) Số lượng

Trang 5

năm 2020 năm 2021 năm 2022 năm 2023 0

50

100

150

200

250

Sản lượng tiêu thụ cà phê trong nước

giai đoạn 2020-2023

Sản lượng tiêu thụ cà phê trong nước ( đơn vị: nghìn tấn) Linear (Sản lượng tiêu thụ cà phê trong nước ( đơn vị: nghìn tấn)) Qua biểu đồ ta thấy sản lượng tiêu thụ cà phê Việt Năm tăng dần qua các năm Giai đoạn 2020- 2021 sản lượng tiêu thụ tăng do người d

b) Thu nhập người tiêu dùng

Thu nhập của người tiêu dùng cà phê liên quan mật thiết đến tình trạng kinh tế xã hội và phản ánh số tiền họ có sẵn để chi tiêu cho các mặt hàng Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, lượng cầu đối với các hàng hóa cũng tăng theo Hơn nữa, giá cả của các hàng hóa cơ bản có thể ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người mua

0

1000000

2000000

3000000

4000000

5000000

6000000

7000000

4,200,000.00 4,250,000.00 4,500,000.00

4,700,000.00 5,500,000.00 5,600,000.00 5,900,000.00

6,100,000.00

3,200,000.00 3,300,000.00 3,500,000.00 3,700,000.00 Thu nhập bình quân 1 người/ tháng qua các năm 2020-2023

Đơn vị: VNĐ

Trang 6

Khi nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, giai đoạn 2020 đến 2023 thu nhập bình quân 1 người/ tháng tăng dần qua các năm, số liệu này tương quan với sản lượng tiêu thụ, có thể nói cà phê là hàng hóa thông thường Vì khi tăng thu nhập thì tăng cầu hàng hóa Đối với thành thị lượng tiêu thụ cà phê sẽ nhiều hơn vì có thu nhâp cao hơn so với nông thôn

c) Hàng hóa thay thế

Là hàng hóa mà người tiêu dùng lựa chọn thay thế cho cà phê, khi cầu hàng hóa thay thế tăng làm cho cầu cà phê giảm và ngược lại, dưới đây là một số hàng hóa thay thế cà phê tiêu biểu có thể nêu ra:

Trà sữa

Phổ biến: Rất phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ và học sinh, sinh viên

Giá cả: Trung bình từ 25,000 đến 60,000 VND cho một ly trà sữa tùy thuộc vào thương hiệu và loại topping

Chi phí cơ hội so với cà phê: Thường cao hơn so với một ly cà phê truyền thống (khoảng 15,000 đến 30,000 VND), nhưng tương đương hoặc cao hơn so với cà phê pha máy (30,000 đến 50,000 VND)

Trà đá

Phổ biến: Rất phổ biến và được ưa chuộng ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trong môi trường văn phòng và các quán ăn

Giá cả: Rất rẻ, thường chỉ từ 3,000 đến 10,000 VND cho một ly

Chi phí cơ hội so với cà phê: Rẻ hơn nhiều so với cà phê, là lựa chọn kinh tế cho nhiều người tiêu dùng

Sinh tố

Phổ biến: Rất phổ biến, đặc biệt vào mùa hè

Giá cả: Trung bình từ 20,000 đến 40,000 VND cho một ly sinh tố

Chi phí cơ hội so với cà phê: Cao hơn so với cà phê truyền thống, nhưng tương đương hoặc cao hơn cà phê pha máy

d) Thị hiếu người dùng

Cà phê chứa rất nhiều caffeine giúp con người tỉnh táo khi làm việc, nên nhiều người chọn cà phê như công cụ hỗ trợ cho công việc của mình thay cho các loại đồ uống khác Đối với văn hóa, cà phê còn là phương tiện để mọi người kết nối trò truyện, người ta sẽ chọn đi uống cà phê trong những lần tụ họp, gặp mặt với nhau

Đối với du lịch, việc chế biến ra những thức cà phê độc lạ mang thương hiệu Việt Nam nổi tiếng trong và ngoài nước được rất nhiều người đón nhận như: cà phê sữa đá, cà phê trứng, cà phê cốt dừa, cà phê muối… làm đa dạng hóa sản phẩm từ cà phê gây kích tích người tiêu dùng cà phê nhiều hơn

e) Kì vọng người tiêu dùng

Chất lượng sản phẩm cao

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng cà phê Họ mong đợi cà phê có nguồn gốc rõ ràng, quy trình sản xuất minh bạch, và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Đa dạng sản phẩm

Trang 7

Người tiêu dùng mong muốn thị trường cung cấp nhiều lựa chọn cà phê, từ cà phê phin truyền thống, cà phê hòa tan, cà phê pha máy (espresso, cappuccino, latte, v.v.), đến cà phê đặc sản và cà phê hữu cơ Sự đa dạng này giúp họ có nhiều lựa chọn phù hợp với sở thích cá nhân và mục đích sử dụng

Giá cả hợp lý

Giá cả luôn là yếu tố quan trọng Người tiêu dùng mong muốn có nhiều phân khúc giá để phù hợp với khả năng tài chính của họ Cà phê truyền thống có thể vẫn phổ biến do giá cả phải chăng, trong khi các loại cà phê cao cấp sẽ hấp dẫn đối với những người có thu nhập cao hơn

Dịch vụ tốt và trải nghiệm mua hàng

Trải nghiệm tại các quán cà phê, từ không gian thoải mái, dịch vụ chu đáo đến việc thưởng thức cà phê chất lượng, đều quan trọng Người tiêu dùng cũng kỳ vọng vào sự tiện lợi khi mua hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi, đặc biệt là trong bối cảnh dịch vụ giao hàng phát triển mạnh mẽ

Phát triển bền vững và thân thiện với môi trường

Ý thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngày càng cao Người tiêu dùng mong muốn các nhà sản xuất và nhà cung cấp áp dụng các phương thức canh tác bền vững, sử dụng bao bì thân thiện với môi trường và có chính sách tái chế

Sáng tạo và đổi mới

Người tiêu dùng yêu thích sự sáng tạo và đổi mới trong sản phẩm Họ mong muốn thị trường cung cấp những sản phẩm cà phê mới lạ, những cách pha chế độc đáo và sáng tạo, cũng như các loại cà phê kết hợp với hương vị mới

Truyền thống và văn hóa

Đối với một số người tiêu dùng, giữ gìn truyền thống và văn hóa cà phê phin Việt Nam vẫn rất quan trọng Họ mong muốn các quán cà phê truyền thống được duy trì và phát triển song song với các xu hướng hiện đại

Giá trị dinh dưỡng và sức khỏe

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của cà phê

Họ mong muốn thông tin rõ ràng về thành phần dinh dưỡng, cách cà phê được chế biến để đảm bảo không mất đi các chất dinh dưỡng có lợi

2.2 Phân tích cung cafe Việt Nam

Diện tích cà phê ở Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích cà phê của Việt Nam trong giai đoạn từ 2020-2023 luôn giữ ở mức khoảng 660,000 hecta Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất, chiếm hơn 90% tổng diện tích Trong đó 3 tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai vẫn là những khu vực trồng cà phê chủ đạo, với nhiều chương trình cải thiện chất lượng và bền vững được triển khai

Trang 8

năm 2020 năm 2021 năm 2022 năm 2023 658000

659000

660000

661000

662000

663000

664000

665000

Diện tích gieo trồng cà phê 2020-2023

(Đơn vị Hecta)

(Số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)

Năm 2021 có sự giảm nhẹ do một số khu vực chuyển đổi sang cây trồng khác và chương trình tái canh cây cà phê Việc này nhằm nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng Đến năm 2022 và

2023 duy trì sự ổn định với một chút giảm nhẹ do các biện pháp cải thiện và tái canh Chính phủ

và nông dân tập trung vào các giống cà phê chất lượng cao và phương pháp canh tác bền vững

Sản lượng cà phê

Sản lượng cà phê của Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2023 có sự dao động nhưng vẫn duy trì ở mức ổn định tương đối cao Cụ thể:

(Nguồn Tổng cục thống kê) Nhìn chung, mặc dù có một số biến động nhỏ vào năm 2021 do ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết bất lợi như mưa lũ và hạn hán, sản lượng cà phê của Việt Nam vẫn ổn định và có xu hướng tăng trong các năm gần đây Sự tăng trưởng này phản ánh nguồn cung của cà phê Việt không hề

bị khan hiếm bằng chứng là Việt Nam hiện là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil, chủ yếu là cà phê Robusta

Bên cạnh đó, chính phủ chủ trương thực hiện mục tiêu giảm diện tích trồng cà phê ở những vùng không hiệu quả và cải thiện năng suất và chất lượng cà phê ở những vùng phù hợp Kết quả là sản lượng cà phê của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, trong khi diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm nhẹ hoặc ổn định

*Ngoài ra còn có các chỉ tiêu khác tác động về cung cà phê của Việt Nam

Số lượng các nhà sản xuất trong ngành

Tính đến nay, cả nước Việt Nam có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan, và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn Tổng công suất thiết kế của các cơ sở này lần lượt là 1,503 triệu tấn cà phê nhân, 51,7 nghìn tấn cà phê

Trang 9

rang xay, 36,5 nghìn tấn cà phê hòa tan, và 139,9 nghìn tấn cà phê phối trộn mỗi năm Như vậy, với nguồn lực sản xuất dồi dào, cà phê có thể đáp ứng đươc nhu cầu của thị trường và xuất khẩu, đem lại nhiều giá trị to lớn

Tiến bộ công nghệ (ứng dụng công nghệ mới làm tăng năng suất)

Hiện nay, ngành trồng cà phê đang ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Các công nghệ mới nhất đang được ứng dụng rộng rãi có thể kể đến bao gồm:

-Hệ thống tưới nhỏ giọt và tự động hóa: Công nghệ tưới nhỏ giọt sử dụng trí thông minh

nhân tạo để theo dõi độ ẩm và nhu cầu dinh dưỡng của cây, giúp tiết kiệm nước và phân bón

Hệ thống này có thể tự động điều chỉnh lượng nước tưới dựa trên điều kiện thực tế, giúp cây

cà phê phát triển tối ưu

-Các phần mềm quản lý trang trại: Tiêu biểu như phần mềm FARMS giúp nông dân quản

lý dữ liệu trực tiếp từ các trang trại, theo dõi chi phí sản xuất và lợi nhuận Ứng dụng này cho phép nông dân nhập liệu qua điện thoại di động, giúp giám sát và tối ưu hóa quy trình canh tác

-Sử dụng máy bay không người lái (drone): Drone được sử dụng để lập bản đồ và giám sát

cây trồng, cung cấp hình ảnh chi tiết về tình trạng của trang trại từ trên cao Công nghệ này giúp phát hiện sớm các vấn đề như sâu bệnh, thiếu nước, hoặc thiếu dinh dưỡng

-Công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô: Giống cà phê được nhân giống bằng công nghệ

nuôi cấy mô đảm bảo chất lượng cao, giúp tăng năng suất và chất lượng hạt cà phê Cây giống được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa vào trồng đại trà

Giá của các yếu tố đầu vào (chi phí sản xuất)

Chi phí nhân công lao động trong những năm qua hay thay đổi trong các năm qua thường trong khoản 200 đến 250 nghìn đồng/ người/ ngày, ngoài ra còn có thuốc trừ sâu, thuốc bảo

vệ thực vật và cá loại hành hóa liên quan Các loại hàng hoá này có tính chất ổn định, không thay đổi quá nhiều, chính vì thế ít làm ảnh hưởng tới giá của cà phê

Chính sách của chính phủ

Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách kích thích sản xuất cà phê nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam:

-Chương trình Tái Canh Cà Phê

Mục tiêu: Thay thế các vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp bằng giống mới có năng suất

và chất lượng cao hơn

Hỗ trợ: Cung cấp giống cây, kỹ thuật trồng và chăm sóc, tài chính ưu đãi cho nông dân

- Hỗ trợ Tài Chính và Tín Dụng

Ngân hàng Chính sách Xã hội và các Ngân hàng Thương mại: Cung cấp các khoản vay

ưu đãi cho nông dân để đầu tư vào giống cây, công nghệ và cơ sở hạ tầng sản xuất

Hỗ trợ lãi suất: Giảm lãi suất vay vốn cho nông dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực cà phê

Trang 10

Nâng Cao Chất Lượng và Giá Trị Gia Tăng

Chứng nhận chất lượng: Khuyến khích và hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp đạt các chứng nhận quốc tế như UTZ, Rainforest Alliance để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.Thương hiệu cà phê đặc sản: Phát triển và quảng bá các sản phẩm cà phê đặc sản,

cà phê hữu cơ nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu

- Đào Tạo và Chuyển Giao Công Nghệ

Chương trình khuyến nông: Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo, cung cấp thông tin kỹ thuật và phương pháp canh tác tiên tiến

Chuyển giao công nghệ: Hỗ trợ nông dân tiếp cận các công nghệ mới trong trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch cà phê

- Phát Triển Hạ Tầng và Logistics

Đầu tư hạ tầng: Phát triển hệ thống giao thông, kho bãi, và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho việc vận chuyển, bảo quản cà phê

Logistics: Nâng cao hiệu quả logistics để giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam

- Chính Sách Thương Mại và Xúc Tiến Xuất Khẩu

Hiệp định thương mại tự do (FTA): Ký kết và thực thi các FTA để giảm thuế quan và mở rộng thị trường xuất khẩu cho cà phê Việt Nam

Xúc tiến thương mại: Tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế để quảng bá và tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho cà phê Việt Nam

- Hỗ Trợ Ứng Phó Biến Đổi Khí Hậu

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ: Hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ canh tác bền vững, thân thiện với môi trường

Đào tạo kỹ năng: Đào tạo nông dân về kỹ năng quản lý rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu

Giá của hàng hóa liên quan trong sản xuất

-Giá của hàng hóa thay thế trong sản xuất:

Cà phê đã gặp phải không ít những thông tin nghiên cứu tiêu cực như tác động tăng huyết

áp và khả năng gây lo lắng, gián đoạn giấc ngủ Nó cũng được biết đến là chất gây nghiện Chính những điều tiêu cực này đã khiến một số người không còn lựa chọn cà phê nữa Thay vào đó, họ chuyển sang các loại đồ uống từ nước ép trái cây tươi, trà, sữa và các loại thức uống khác Các loại đồ uống này trở thành hàng hóa thay thế của cà phê và

đã tác động rất lớn đến giá cả cà phê trong sản xuất cũng như ảnh hưởng đến lượng cung trên thị trường

-Giá của hàng hóa bổ sung trong sản xuất

Trong quá trình sản xuất, các nguyên liệu như đường, sữa, kem béo thực vật và cà phê được xem là những yếu tố bổ sung cho nhau Khi giá của cà phê tăng lên, các nhà sản xuất cà phê thường tăng lượng cung ra thị trường Điều này dẫn đến việc tăng lượng cung của các nguyên liệu bổ sung như đường, sữa, kem béo thực vật Ngược lại, khi giá cà phê giảm, lượng cung cà phê ra thị trường cũng giảm đi Nếu nhà sản xuất vẫn duy trì hoặc tăng lượng cung trong khi giá bán ra thị trường quá thấp, lợi nhuận sẽ giảm, thậm chí có thể gánh lỗ Khi lượng cung cà phê giảm, lượng cung của các nguyên liệu bổ sung như đường, sữa, kem béo thực vật cũng sẽ giảm theo

Kỳ vọng về giá

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w