Tính đến nay, ngành cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu của cả văn hóa và kinh tế Việt Nam.Là một thị trường tiềm năng, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu về sản lượng
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Lý thuyết về cung
- Cung (S) :Là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong cùng một khoảng thời gian nhất định, với giả định các nhân tố khác không đổi
- Lượng cung (Q S ) : Là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán muốn bán và có khả năng bán tại mức giá đã cho (một mức giá) trong một khoảng thời gian nhất định
- Cung được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cung ở các mức giá khác nhau.
- Hàm cung dạng hàm tuyến tính: Q S = a + b.P ( hàm cung thuận ) hoặc P S = m + n.Q
- Nội dung quy luật: Giả định các yếu tố khác không đổi, số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên và ngược lại.
- Giá và lượng cung có mối quan hệ thuận chiều.
1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến cung a Chi phí sản xuất
- Giá của các yếu tố sản xuất ( yếu tố đầu vào): Khi giá của các yếu tố sản xuất tăng lên có nghĩa là chi phí sản xuất tăng, khiến cung hàng hóa đó giảm đi, đường cung dịch trái và ngược lại.
- Công nghệ: công nghệ tiến bộ hơn góp phần làm giảm chi phí sản xuất, tăng cung hàng hóa.
- Các chính sách của chính phủ: Thuế có tác động nghịch đến cầu Trợ cấp có tác động thuận đến cầu b Giá của hàng hóa có liên quan trong sản xuất
- Giá của hàng hóa bổ sung trong sản xuất tăng làm cho cung tăng và ngược lại.
- Giá của hàng hóa thay thế trong sản xuất tăng làm cho cung giảm và ngược lại. c Kỳ vọng của người sản xuất
Kỳ vọng về giá cả hàng hóa đang xét tăng làm cho cung hiện tại giảm và ngược lại. d Số lượng người sản xuất
Thị trường càng nhiều người bán thì cung sẽ càng tăng và ngược lại.
1.6 Sự di chuyển và dịch chuyển của đường cung
1.6.1 Sự di chuyển dọc theo đường cung
- Sự thay đổi của giá hàng hóa nghiên cứu dẫn đến sự thay đổi của lượng cung , gây ra sự di chuyển dọc theo đường cung.
1.6.2 Sự dịch chuyển của đường cung
- Bất kì yếu tố nào khác ngoài giá hàng hóa đang nghiên cứu (chẳng hạn chi phí sản xuất, giá của hàng hóa liên quan trong quá trình sản xuất, kì vọng của người bán hay số lượng người bán) sẽ làm cho cung thay đổi điều đó khiến đường cung dịch chuyển.
Lý thuyết về cầu
- Cầu là số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, với giả định các yếu tố khác không đổi.
- Lượng cầu là số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua và có khả năng mua ở một mức giá cụ thể trong khoảng thời gian nhất định, với giả định các yếu tố khác không đổi
- Cầu cá nhân và cầu thị trường:
+ Cầu cá nhân là cầu của từng người mua đối với thị trường hàng hóa.
+ Cầu thị trường về một hàng hóa hoặc dịch vụ là tổng tất cả các cầu cá nhân của hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
- Hàm cầu là sự mô tả cầu bằng hàm số.
- Dạng phương trình hàm tuyến tính: Q D = a.P+b ( a ≥ 0 ) hoặc: P D = c.Q+d ( c ≥ 0 ) 2.3 Luật cầu
- Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá một hàng hóa tăng lên, lượng cầu về hàng hóa đó sẽ giảm xuống và ngược lại.
- Giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch biến: P tăng thì Q giảm hoặc P giảm thìD
2.5 Các yếu tố tác động đến cầu a Số lượng người tiêu dùng trên thị trường
- Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu sẽ càng tăng và ngược lại. b Thu nhập của người tiêu dùng
- Đối với hàng hóa thông thường, thu nhập tăng sẽ làm cầu tăng.
- Đối với hàng hóa thứ cấp, thu nhập tăng sẽ làm cầu giảm. c Giá hàng hóa có liên quan
- Y là hàng hóa thay thế cho X thì P tăng sẽ làm cho cầu về X tăng.Y
- Y là hàng hóa bổ sung cho X thì P tăng sẽ làm cho cầu về X giảm.Y d Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng
- Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng có tác động thuận chiều đến cầu. e Kỳ vọng của người tiêu dùng
- Kỳ vọng về thu nhập tương lai tăng sẽ làm cho cầu hiện tại tăng.
- Kỳ vọng về giá P tương lai tăng sẽ làm cầu hiện tại tăng X
2.6 Sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu
2.6.1 Sự di chuyển dọc theo đường cầu
- Sự thay đổi của giá hàng hóa nghiên cứu dẫn đến sự thay đổi của lượng cầu, gây ra sự di chuyển dọc theo đường cầu
2.6.2 Sự dịch chuyển đường cầu
- Sự thay đổi các yếu tố ngoài giá của hàng hóa đang xét làm cho cầu về hàng hóa đó thay đổi, dẫn đến sự dịch chuyển của đường cầu.
+ Cầu tăng: đường cầu dịch lên trên (sang phải).
+ Cầu giảm: đường cầu dịch xuống dưới (sang trái).
Mối quan hệ cung cầu và cơ chế hình thành giá
3.1 Mối quan hệ giữa cung và cầu
- Trên thị trường, cung - cầu - giá cả có mối quan hệ mật thiết với nhau, quyết định và chi phối lẫn nhau
- Khi giá cả hàng hóa tăng lên sẽ dẫn đến lượng cung tăng lên, cầu giảm.
- Khi giá hàng hóa giảm dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút thì lượng cung cũng giảm nhưng cầu có xu hướng tăng.
- Ở một tình huống khác, nếu lượng cung hàng bất chợt tăng lên mà lượng cầu không tăng theo thì giá hàng hóa giảm và ngược lại.
- Ngoài ra, ở một thời điểm nào đó lượng cầu tăng lên nhưng cung không theo kịp sẽ dẫn đến khan hàng, giá tất yếu sẽ tăng cao
- Ba yếu tố cung - cầu và giá luôn gắn kết chặt chẽ và chi phối lẫn nhau trong nền kinh tế.
3.2 Cơ chế hình thành giá
Khi cung hoặc cầu thay đổi, áp lực tăng hoặc giảm giá sẽ xuất hiện, khiến thị trường điều chỉnh đến điểm cân bằng mới với mức giá và khối lượng mua bán khác.
- Nếu cung > cầu sẽ tạo ra sức ép giảm giá thì ấn định E’ ( P’ ; Q’ ), P’ > P , Q’ > Q 0 0 0 0 0 0
- Nếu cung < cầu sẽ tạo ra sức ép tăng giá thì ấn định E’’ (P'’ ; Q'’ ), P'’ < P , Q’' < Q0 0 0 0 0 0.
CÁCH THỨC TRA CỨU , THU NHẬP THÔNG TIN , DỮ LIỆU
Chương 1
- Các cơ sở lý thuyết được dựa trên giáo trình , các bài báo , các tài liệu và trang web uy tín.
Chương 3
- Các số liệu nghiên cứu được dựa trên Tổng cục thống kê , các bài báo cáo uy tín.
Chương 4
- Các hạn chế và khuyến nghị được dựa trên cơ sở tìm hiểu từ các bài báo cáo , các tài liệu và trang web uy tín.
THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ( 2019-2023)
Phân tích diễn biến về cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung cà phê Việt
1.1 Diễn biến về cung cà phê tại Việt Nam
1.1.1 Diê Jn tích trKng cà phê ở Việt Nam
Theo số liê ‰u của Bô ‰ Nông Nghiê ‰p và Phát triển Nông thôn, diê ‰n tích cà phê của Việt Nam trong giai đoạn 2019-2023 có mô ‰t số những biến đô ‰ng, nhìn chung có xu hướng tăng Diê ‰n tích gieo trồng cà phê lớn đã đáp ứng được nhu cầu thị trường và không rơi vào tình trạng thiếu hụt Tuy nhiên, diê ‰n tích gieo trồng cà phê năm 2020 đã giảm 2% so với năm 2019 do những năm gần đây giá cà phê thấp nên người dân trồng xen canh với các loại cây khác và những yếu tố khách quan khác
Trong năm 2021, diện tích gieo trồng cà phê đã tăng mạnh, mở ra một năm đầy hứa hẹn cho thị trường cà phê Trong khi đó, vào các năm 2022 và 2023, diện tích gieo trồng có tăng nhẹ và ổn định, đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong những năm tiếp theo.
710.6 710.7 710 diện tích Đơn vị: ha
Biểu đồ 1: Diện tích gieo trồng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2019-2023
Ngu n: T ng h p t T nh h nh kinh t - x hôi- T ng c c th ng kê 1.1.2 Sản lượng cà phê
Lượng sản xuất cà phê ở nước ta đã có sự thay đổi đáng kể trong 5 năm qua được thể hiê ‰n qua bảng số liê ‰u sau:
Bảng 1: Sản lượng cà phê ở Việt Nam từ niên vụ 2018-2019 đến 2022-2023
Niên vụ Sản lượng (triệu tấn)
Ngu n: T ng h p t T nh h nh kinh t - x hôi- T ng c c th ng kê
Qua các số liê ‰u được thống kê, năng suất cà phê đang tăng và dần cải thiê ‰n Theo số liê ‰u của Tổ chức Cà phê Quốc tế, Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới về thị phần xuất khẩu
Tuy nhiên, niên vụ 2022-2023 được đánh giá là năm “mất mùa được giá” của ngành cà phê, bởi theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA) sản lượng cà phê của nước ta trong niên vụ vừa qua ước tính chỉ khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn, giảm 10 - 15% so với niên vụ trước do thời tiết không thuận lợi và làn sóng chuyển dịch cây trồng sang các loại cây ăn trái Sản lượng thu h‹p cộng với dự trữ ở mức thấp là nguyên nhân chính dẫn đến khối lượng cà phê xuất khẩu giảm so với niên vụ trước, nhưng bù lại giá mặt hàng này liên tục tăng cao và chạm mức cao nhất trong vòng 30 năm qua Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2030, Việt Nam có chủ trương không tăng diê ‰n tích, giảm diê ‰n tích cà phê ở những vùng không có lợi thế Tâ ‰p trung chế biến sâu, đẩy mạnh phát triển thương mại tăng giá trị ngành cà phê Việt Nam.
1.1.3 Số lượng các nhà sản xuất trong ngành
Cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, với tổng công suất có thể đạt trong các điều kiện sản xuất bình thường là 1,503 triê ‰u tấn 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, với tổng công suất thiết kế là 51,7 nghìn tấn sản phẩm Tám cơ sở chế biến cà phê hòa tan, với tổng công suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm 11 cơ sở chế biến cà phê phối trô ‰n, với tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm Nhìn chung với nguồn lực sản xuất dồi dào, cà phê có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường và xuất khẩu, đem lại lợi ích và giá trị cao
1.1.4 TMnh hMnh xuất khOu cà phê
Bảng 2: Tình hình xuất khẩu cà phê ở VN giai đoạn 2019-2023
Trong giai đoạn 2019-2023, tình hình xuất khẩu cà phê ở Việt Nam theo chiều hướng tăng lên Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, và Việt Nam một trong những nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Ngành cà phê đóng góp quan trọng vào kinh tế Việt Nam, tạo việc làm cho hàng triệu người lao động Tuy nhiên ngành cà phê Việt Nam đang đối mặt với một số thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, cạnh tranh từ các nước xuất khẩu cà phê khác Vì thế Việt Nam cần có chiến lược phát triển bền vững để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cà phê.
1.1.5 TMnh hMnh nhập khOu ở Việt Nam
Việt Nam là một những nước lớn về xuất khẩu cà phê trên thế giới, nhưng song song đó cà phê ở Việt Nam chủ yếu là sản xuất thô, chưa mang lại chuŠi giá trị và xứng tầm với vị thế trên thế giới Việt Nam nhập khẩu cà phê ở các nước Lào, Campuchia,Brazil, Indonesia, Mỹ, Trung Quốc… để phục vụ cho chuŠi bán lẻ cà phê cao cấp Theo như các nhà kinh doanh cho biết, lâu nay Việt Nam vẫn nhập khẩu số lượng lớn về cà phê Phần lớn cà phê nhập khẩu là cà phê đã qua chế biến, là loại hàng chất lượng cao để phục vụ tại khách sạn, nhà hàng, các tiệm cà phê cao cấp mà Việt Nam chưa đáp ứng được
Việt Nam nhập khẩu số lượng nhỏ cà phê nhân xanh cũng như cà phê rang và cà phê hòa tan từ Lào, Indonesia, Brazil và Hoa Kỳ Nhập khẩu cà phê rang xay của Việt Nam từ Hoa Kỳ đã tăng lên gần đây do lĩnh vực bán lẻ cà phê mở rộng.Tổng lượng cà phê nhập khẩu trong niên vụ 2019-2020 tăng nh‹, khoảng 50.000 bao, lên 1,21 triệu bao Green Bean Equivalent (GBE), do sự mở rộng nói trên của các quán cà phê và quán cà phê ở Việt Nam Trong tổng số, khoảng 160.000 bao GBE là cà phê hòa tan, 550.000 bao GBE là cà phê rang xay, và 500.000 bao là đậu xanh nhập khẩu.
Cafe hòa tan Cafe rang xay Tổng nhập khẩu
Biểu đồ 2: Nhập khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2019-2023 (đơn vị: nghìn bao; 60kg/bao)
Do tác động của dịch COVID-19, niên vụ 2020-2021 ghi nhận sự sụt giảm đáng kể của nhập khẩu với số lượng 550 nghìn bao có giá trị nhập khẩu cà phê đạt 3.447,0 triệu USD Niên vụ 2021-2022, Việt Nam nhập khẩu 600 bao cà phê,với giá trị nhập khẩu cà phê đạt 4.311,0 triệu USD, tăng 25,1% so với niên vụ 2020-2021
Trong nửa đầu niên vụ 2022-2023, lượng cà phê nhập khẩu vào Việt Nam ghi nhận mức tăng nhẹ Tuy nhiên, đến cuối năm, tổng khối lượng nhập khẩu tăng đáng kể, khoảng 102.100 tấn, tương ứng mức tăng 14% so với niên vụ trước Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu cà phê của Việt Nam đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
Nhìn chung, số lượng cà phê nhập khẩu từ các nước khác ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng của thị trường Việt Nam tăng lên, tuy nhiên khâu sản xuất Việt Nam vẫn còn hạn chế và xuất khẩu sản phẩm thô nên nước ta cần phải nhập khẩu nhiều cà phê từ các nước khác Thêm vào đó giá cà phê trong nước tăng cao nhưng chất lượng lại thấp hơn so với các loại cà phê nhập khẩu nên người dân hiện nay có xu hướng chọn cà phê nước ngoài.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cà phê ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có năng suất cà phê cao nhất thế giới Để đạt được những thành tựu trên, Việt Nam cần ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, có thể kể đến những công nghệ mới đang được áp dụng một cách hiệu quả trong quá trình sản xuất cà phê:
+ Công nghệ nhiệt phân: Công nghệ này đã được ứng dụng trong sản xuất cà phê tại Việt Nam Nó không chỉ cải thiện chất lượng cà phê mà còn giúp bảo vệ môi trường Quá trình nhiệt phân tạo ra khí gas và than sinh học, được sử dụng làm phân bón cải tạo đất.
+ Cơ giới hóa và tự động hóa: Sử dụng máy móc và thiết bị hiện đại giúp giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và cải thiện chất lượng cà phê.
+ Kết hợp công nghệ thông tin: Theo dõi thông tin về cây trồng, quản lý cỏ dại, dịch hại, tưới tiêu thông qua ứng dụng di động giúp nông dân tối ưu hóa quá trình canh tác.
Phân tích diễn biến giá thị trường cà phê Việt Nam giai đoạn 2019-2023
1 Hạn chế của thị trường cà phê Việt Nam
Thị trường cà phê Việt Nam có một số hạn chế và thách thức nhất định, bao gồm những yếu tố sau:
- Cạnh tranh gay gắt: Thị trường cà phê có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thương hiệu lớn như Starbucks, Highlands, cũng như từ các quán cà phê địa phương Điều này có thể làm giảm lợi nhuận và tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nhỏ.
- Sự biến đổi của khOu vị và phong cách sống: Khẩu vị và phong cách sống của người tiêu dùng có thể thay đổi theo thời gian, ảnh hưởng đến sự ưa thích về loại cà phê và trải nghiệm ở quán.
- Thay đổi trong phong cách ăn uống và sức khỏe: Xu hướng ăn uống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe có thể ảnh hưởng đến thị trường cà phê, khiến một số người tiêu dùng chuyển sang các loại thức uống ít đường và ít calo.
- Biến đổi khí hậu và sản xuất: Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến năng suất của cây cà phê, dẫn đến tăng giá nguyên liệu và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp cafe.
- Chính sách và quy định: Các quy định về an toàn thực phẩm, vệ sinh, lao động và môi trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động và chi phí của các doanh nghiệp cà phê.
- Các vấn đề về bảo vệ môi trường và bền vững: Các doanh nghiệp cafe phải đối mặt với áp lực từ người tiêu dùng và các tổ chức bảo vệ môi trường để tăng cường bền vững trong chuŠi cung ứng và hoạt động kinh doanh Vào cuối năm 2022, Liên minh Châu Âu (EU) ra sắc lệnh nghiêm cấm nhập khẩu cà phê có liên quan đến nạn chặt phá rừng đã gây ra những lo ngại về lượng cà phê Việt Nam có thể xuất sang thị trường này và đặt ra bài toán về việc phát triển cà phê một cách bền vững hơn.
- Các thay đổi công nghệ: Công nghệ có thể tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp cà phê, nhưng cũng có thể tạo ra thách thức trong việc cạnh tranh và duy trì sự hấp dẫn của mình đối với người tiêu dùng.
HẠN CHẾ VÀ KHUYẾN NGHỊ
Hạn chế của thị trường cà phê Việt Nam
Thị trường cà phê Việt Nam có một số hạn chế và thách thức nhất định, bao gồm những yếu tố sau:
Thị trường cà phê chứng kiến cuộc cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn lớn như Starbucks, Highlands và cả các quán cà phê địa phương Sức ép cạnh tranh này có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận và gây áp lực lên các doanh nghiệp nhỏ, tạo ra thách thức trong việc giành thị phần và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững.
- Sự biến đổi của khOu vị và phong cách sống: Khẩu vị và phong cách sống của người tiêu dùng có thể thay đổi theo thời gian, ảnh hưởng đến sự ưa thích về loại cà phê và trải nghiệm ở quán.
- Thay đổi trong phong cách ăn uống và sức khỏe: Xu hướng ăn uống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe có thể ảnh hưởng đến thị trường cà phê, khiến một số người tiêu dùng chuyển sang các loại thức uống ít đường và ít calo.
- Biến đổi khí hậu và sản xuất: Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến năng suất của cây cà phê, dẫn đến tăng giá nguyên liệu và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp cafe.
- Chính sách và quy định: Các quy định về an toàn thực phẩm, vệ sinh, lao động và môi trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động và chi phí của các doanh nghiệp cà phê.
Các vấn đề về bảo vệ môi trường và bền vững đang tác động trực tiếp đến ngành cà phê Người tiêu dùng và các tổ chức bảo vệ môi trường ngày càng quan tâm đến tính bền vững trong chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cà phê Đặc biệt, lệnh cấm nhập khẩu cà phê liên quan đến nạn chặt phá rừng của Liên minh Châu Âu (EU) vào cuối năm 2022 đã làm dấy lên lo ngại về triển vọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về phát triển mô hình sản xuất cà phê bền vững hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường và đảm bảo tương lai cho ngành cà phê Việt Nam.
- Các thay đổi công nghệ: Công nghệ có thể tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp cà phê, nhưng cũng có thể tạo ra thách thức trong việc cạnh tranh và duy trì sự hấp dẫn của mình đối với người tiêu dùng
- Thị trường lao động và chi phí vận hành: Chi phí nhân công và chi phí vận hành có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp cà phê, đặc biệt là trong bối cảnh tăng lương tối thiểu và chi phí sinh sống gia tăng.
- Thuế đặc biệt hoặc thuế cao: Đặt thuế cao đối với các sản phẩm cà phê có thể là một biện pháp để giảm tiêu thụ, đặc biệt là đối với các loại cà phê có hàm lượng caffeine cao hoặc các sản phẩm cà phê có thể gây hại cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá mức.
- Hạn chế về địa điểm kinh doanh: Chính phủ có thể áp dụng các quy định về địa điểm kinh doanh, giới hạn số lượng quán cà phê trên một khu vực cụ thể hoặc không cho phép mở quán mới trong các khu vực nhạy cảm như gần trường học.
- Nước ta là một quốc gia có nền văn hóa cà phê phong phú, thế nhưng lượng cà phê sử dụng đầu người lại chỉ đạt khoảng 0,7kg/người/năm Con số này thấp hơn đáng kể so với các nước dẫn đầu như Phần Lan (11kg/người/năm) và thậm chí còn thấp hơn cả Nhật Bản, quốc gia tiêu thụ cà phê nhiều nhất trong khu vực (3,3kg/người/năm).
- Chưa phân hóa rõ ràng: Động thái của thị trường cà phê và cơ hội phân tán.Hiện tại thị trường cà phê của Việt Nam chưa phân hóa rõ ràng hai thị trường cà phê là cà phê đại trà và cà phê đặc biệt Cà phê đại trà có thể kể đến như Trung Nguyên ở Việt Nam hay cà phê Taster’s choice của Nestlé tại Mỹ Cà phê đặc biệt có thể kể đến nhưHighLand ở Việt Nam hay Starbucks ở Mỹ Vì cà phê đặc biệt tại Việt Nam còn rất nhỏ nên chưa tạo nên ảnh hưởng lớn so với thị trường chiếm hơn 40% tại Mỹ để họ có thể thành lập nên hiệp hội cà phê đặc biệt của Hoa Kỳ (SCAA).
Một số khuyến nghị nhằm phát triển thị trường cà phê Việt Nam
2.1 Về sản xuất, chế biến
Chúng ta cần tập trung thúc đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành cà phê một cách hiệu quả, như: khoanh vùng, xây dựng và tạo nên các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển các ngành công nghiệp chế biến; áp dụng, kết hợp với các tiến bộ công nghệ cao; doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao chất lượng, quy chuẩn, đáp ứng các yêu cầu, quy định của nước nhập khẩu.
Để hỗ trợ vượt khó cho người nông dân, các doanh nghiệp cần tìm giải pháp tháo gỡ Đồng thời, họ cần tích cực thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Song song đó, tăng cường hợp tác trong sản xuất và kinh doanh cà phê là yếu tố then chốt để ổn định xuất khẩu, giữ vững thị phần và tạo đà phát triển.
2.2 Chú trọng xây dựng thương hiệu
Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác xây dựng thương hiệu phải được chú trọng nhiều hơn nữa Hiện nay, công tác xây dựng, phát triển thương hiệu riêng chưa được doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và tập trung khai thác một cách triệt để và hiệu quả, đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến nền nông sản nói chung và thị trường cà phê nói riêng của Việt Nam chưa được người tiêu dùng trên thế giới biết đến. Cho nên vị thế trong thương mại quốc tế của hàng hóa do vậy mà cũng khó mà so kè với các đối thủ cạnh tranh.
Các doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu của thị trường về bốn lĩnh vực, đó là bao gồm: thị phần, thị hiếu người dùng, chất lượng, cuối cùng là giá cả Từ đó, ta có thể xác định được tỷ trọng chế biến các loại sản phẩm để định hướng phát triển, xây dựng chiến lược (hình ảnh) quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình.
Nhà nước sẽ hŠ trợ cho doanh nghiệp có cơ hội xây dựng và phát triển thương hiệu của mình thông qua các chiến dịch quảng bá hình ảnh; các chương trình đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực, định dạng sản phẩm; và cách thức tạo dựng cũng như quảng bá thương hiệu Đặc biệt, các doanh nghiệp cần phải tập trung vào chế biến sâu, tăng giá trị của sản phẩm, xây dựng chuŠi giá trị đảm bảo hàng nông sản Việt Nam đến tận tay người dùng trên cả thị trường tiêu dùng toàn thế giới.
2.3 Về công tác thúc đẩy thương mại
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần chú trọng tuyển dụng và đào tạo cán bộ có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn; chủ động tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương định hướng cũng như do các Bộ, ngành, Hiệp hội tổ chức
Không những vậy, cũng cần tham dự các hội chợ hoặc triển lãm quốc tế ở cả trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm, quảng bá sản phẩm, mặt hàng của doanh nghiệp mình và tìm kiếm bạn hàng để học hỏi thêm và ưu điểm của doanh nghiệp khác và nhận ra được nhưng khuyết điểm để có thể rút kinh nghiệm cho sản phẩm của mình; xây dựng kênh nghiên cứu và dữ liệu riêng về thị trường xuất khẩu thông qua sự hŠ trợ của cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước để cập nhật thông tin, để có thể kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp để có thể thích ứng một cách linh hoạt với mọi sự biến động của thị trường.
2.4 Về xuất khẩu Để hŠ trợ ngành cà phê tăng giá trị, duy trì vị thế thứ hai thế giới trong thời gian tới ngành cà phê cần tập trung vào các giải pháp như:
Một là, các Bộ, ngành và địa phương liên quan cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn, người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời khuyến khích, tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.
Hai là, tiếp tục rà soát, bổ sung kế hoạch tái canh các vườn cà phê già cŠi, năng suất thấp, chất lượng kém tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025.
Ba là, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại; chú trọng và quan tâm hơn trong việc xây dựng thương hiệu phát triển sản phẩm.
B n là, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần thực hiện có hiệu quả các Hiệp định FTA Việt Nam đã tham gia ký kết vào hoạt động xuất khẩu cà phê, qua đó tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm xuất khẩu cà phê Việt Nam.