1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

diễn biến cung cầu và giá cả thị trường cà phê việt nam giai đoạn 2019 2023

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Chương I: Cơ sở lý thuyết và các yếu tố tác động đến cung - cầu (6)
    • 1.1 Cơ sở lý thuyết về cung (7)
      • 1.1.1 Một số khái niệm (7)
      • 1.1.2 Các phương pháp biểu diễn cung (7)
      • 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung (8)
    • 1.2 Cơ sở lý thuyết về cầu (9)
      • 1.2.1 Một số khái niệm (9)
      • 1.2.2 Các phương pháp biểu diễn cầu (9)
      • 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu (11)
    • 1.3 Sự kết hợp của cung và cầu (11)
  • Chương II: Diễn biến cung - cầu và giá cả thị trường cà phê Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023 (6)
    • 2.1 Diễn biến giá cả thị trường cà phê giai đoạn 2019 - 2023.9 (13)
    • 2.2 Diễn biến cung thị trường cà phê Việt Nam giai đoạn (16)
      • 2.2.1 Thực tế diện tích cà phê Việt Nam (16)
      • 2.2.2 Sản lượng cà phê (17)
      • 2.2.3 Các yếu tố tác động (17)
    • 2.3 Diễn biến cầu thị trường cà phê Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023 và các yếu tố tác động (19)
      • 2.3.1 Tình hình cầu thị trường cà phê (19)
      • 2.3.2 Các yếu tố tác động (22)
  • Chương III: Tình hình cạnh tranh thị trường (6)
    • 3.1 Hoàn cảnh xã hội (25)
    • 3.2 Cạnh tranh thị trường (25)
      • 3.2.1 Cạnh tranh thị trường trong nước (25)
      • 3.2.2 Cạnh tranh của thị trường xuất khẩu (26)

Nội dung

Lời mở đầuNgành cà phê là một trong các ngành chiếm vị trí và vai trò rấtlớn trong nền nông nghiệp hàng hóa, cà phê là sản phẩm đứng thứ 5về giá trị tiêu thụ của thị trường thế giới với

Cơ sở lý thuyết và các yếu tố tác động đến cung - cầu

Cơ sở lý thuyết về cung

Cung: là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, với giả định các yếu tố khác không đổi.

Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn và có thể bán với một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định Điều này giả định rằng các yếu tố khác như thu nhập của người tiêu dùng, giá cả của hàng hóa thay thế, công nghệ và kỳ vọng của người bán về giá cả tương lai vẫn không đổi.

Luật cung: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá hàng hóa tăng lên, lượng cung hàng hóa sẽ tăng lên và ngược lại. Kết luận: Giữa mức giá và lượng cung tồn tại mối quan hệ đồng biến với nhau.

1.1.2 Các phương pháp biểu diễn cung

Biểu cung: Là sự mô tả cung bằng bảng, có thể là bảng dọc hoặc ngang, trong đó có một cột (hàng) thể hiện mức giá (ký hiệu là

(hàng) còn lại biểu thị lượng cung (ký hiệu là QS).

Hàm cung tuyến tính có dạng:

QS: lượng cung hàng hóa. c: hằng số phản ánh giá cung khi giá hàng hóa bằng 0. d: hệ số biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cung.

Nguồn: Chienluocsong.com 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung a Chi phí sản xuất:

Giá của các yếu tố sản xuất: Khi giá các yếu tố sản xuất (lao động, đất đai, vốn, nguyên vật liệu, ) tăng khiến cho cung hàng hóa đó giảm đi dẫn đến đường cung dịch trái.

Công nghệ: Công nghệ tiến bộ giúp chi phí sản xuất giảm đi khiến cho cung hàng hóa tăng dẫn đến đường cung dịch phải. Các chính sách của Chính phủ:

Thuế: Khi Chính phủ đánh thuế hoặc tăng thuế đối với hàng hóa bán ra khiến chi phí sản xuất tăng làm cho cung hàng hóa giảm đi dẫn tới đường cung dịch trái

Trợ cấp: Khi Chính phủ quyết định trợ cấp hoặc tăng trợ cấp cho người sản xuất khiến chi phí sản xuất giảm làm cho cung hàng hóa tăng dẫn tới đường cung dịch phải. b Giá hàng hóa có liên quan:

Hàng hóa thay thế: Giá hàng hóa này giảm khiến lợi nhuận hàng hóa này ít hơn so với hàng hóa kia làm cho cung hàng hóa kia tăng Khi đó giá hàng hóa này với cung của hàng hóa kia có mối quan hệ nghịch biến.

Hàng hóa bổ sung: Giá hàng hóa này giảm khiến lợi nhuận giảm làm cho cung hàng hóa kia cũng giảm Khi đó giá hàng hóa này và cung của hàng hóa kia có mối quan hệ đồng biến. c Kỳ vọng của người sản xuất:

Nếu các kỳ vọng về thị trường trong tương lai thuận lợi thì cung hiện tại sẽ giảm. d Số lượng người sản xuất:

Thị trường càng nhiều người sản xuất dẫn đến quy mô lớn làm cho cung hàng hóa tăng dẫn đến đường cung dịch phải.

Cơ sở lý thuyết về cầu

Cầu: là số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, với giả định các yếu tố khác không đổi.

Lượng cầu: là số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua và có khả năng mua ở một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, với giả định các yếu tố khác không đổi.

Luật cầu: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá một hàng hóa tăng lên, lượng cầu về hàng hóa đó sẽ giảm xuống và ngược lại.

Kết luận: Giữa mức giá và lượng cầu tồn tại mối quan hệ nghịch biến với nhau.

1.2.2 Các phương pháp biểu diễn cầu

Biểu cầu là phương pháp mô tả cầu dưới dạng bảng, bao gồm bảng dọc và bảng ngang Trên bảng này, một cột (hoặc hàng) biểu thị mức giá (ký hiệu P), trong khi cột (hoặc hàng) còn lại biểu thị lượng cầu (ký hiệu Q).

Hàm cầu tuyến tính có dạng:

QD: lượng cầu hàng hóa. a: hằng số phản ánh lượng cầu khi hàng hóa bằng 0 b: hệ số biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cầu.

Nguồn: Chienluocsong.com 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu a Giá hàng hóa liên quan:

Hàng hóa thay thế: Hai hàng hóa là thay thế thì giá của hàng hóa này và cầu của hàng hóa kia có mối quan hệ đồng biến: PS↑→QD

Hàng hóa bổ sung: Hai hàng hóa là bổ sung thì giá của hàng hóa này và cầu của hàng hóa kia có mối quan hệ nghịch biến: PC↑ →

Hàng hóa thông thường: Có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập

I↑ → QD↑ tại mọi mức giá (đường cầu dịch phải).

I↓→ QD↓ tại mọi mức giá (đường cầu dịch trái).

Hàng hóa thứ cấp: Có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập.

I↑→ QD↓ tại mọi mức giá (đường cầu dịch trái).

I↓→ QD↑ tại mọi mức giá (đường cầu dịch phải). c Thị hiếu:

Nếu người dùng ưa chuộng sản phẩm hơn thì cầu về hàng hóa tăng. d Kỳ vọng của người tiêu dùng:

Nếu các kỳ vọng về thị trường trong tương lai thuận lợi thì cầu hiện tại sẽ tăng. e Số lượng người tiêu dùng:

Số lượng người tiêu dùng càng nhiều thì cầu về hàng hóa đó càng tăng.

Diễn biến cung - cầu và giá cả thị trường cà phê Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023

Diễn biến giá cả thị trường cà phê giai đoạn 2019 - 2023.9

Năm 2019: Giá cà phê trong nước nhiều biến động có xu hướng giảm với mức giảm chủ yếu là: 2.200 - 2.300 đồng/kg so với cuối năm 2018.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Năm 2020: Giá cà phê trong nước biến động giảm trong 6 tháng đầu năm và có xu hướng tăng nhẹ trong 6 tháng cuối năm.

Biểu đồ 2: Giá cà phê năm 2020

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Năm 2021, thị trường cà phê chứng kiến sự gia tăng đáng kể về giá cả Trong quý II, giá cà phê tăng trung bình khoảng 10% do sự sụt giảm về nguồn cung Trong khi đó, nhu cầu tại các thị trường lớn như EU và Mỹ tăng mạnh, nhờ vào việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Sự phục hồi kinh tế và nhu cầu tiêu thụ tăng đã dẫn đến sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường cà phê trong thời gian này.

Biểu đồ 3: Giá cà phê quý II năm 2021

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Năm 2022: Trong 6 tháng đầu năm mức giá cà phê có nhiều biến động mạnh, ghi nhận mức tăng 16% so với năm 2021.

Biểu đồ 4: Giá cà phê nửa đầu năm 2022

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong nửa cuối năm 2023, giá cà phê dự đoán sẽ tăng mạnh, vượt mốc 70.000 đồng/kg Đây sẽ là mức giá cao kỷ lục chưa từng có trước đây, tăng đáng kể so với những tháng đầu năm.

Biểu đồ 5: Giá cà phê nửa cuối năm 2023

Nguồn: Tổng cục Hải quan Niên vụ 2019 – 2023 giá cà phê có nhiều biến động:

Năm 2020, giá cà phê trong nước biến động giảm trong 6 tháng đầu năm và có xu hướng tăng nhẹ vào 6 tháng cuối năm So với thời điểm năm 2019, giá cà phê có xu hướng ổn định hơn Giá cà phê cao nhất tại khu vực Đăk Lăk (khoảng 33.500 đồng/kg) và thấp nhất tại Lâm Đồng (khoảng 32.500 đồng/kg) - tháng 8/2020 Tại cảng TP.HCM giá cà phê giao tại cảng ổn định ở ngưỡng 34.500 đồng/kg Năm

2023, giá cà phê có nhiều biến động mạnh có xu hướng tăng vượt mốc 70.000 đồng/kg mức giá cao kỷ lục nhất so với các năm gần đây So với tháng 10/2023 giá cà phê tăng 13.500 - 14.000 nghìn đồng.

Diễn biến cung thị trường cà phê Việt Nam giai đoạn

2019 - 2023 và các yếu tố tác động

2.2.1 Thực tế diện tích cà phê Việt Nam

Các khu vực trồng cà phê được mở rộng và phát triển trong những năm gần đây.

Biểu đồ 6: Diện tích trồng cà phê Việt Nam giai đoạn 2019 -

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới (sau Brazil) Trong 5 năm canh tác giai đoạn 2019 - 2023 diện tích cà phê tăng từ 680000 ha đến trên 710660 ha So với năm 2019 thì diễn tích cà phê năm 2023 tăng hơn 30.000 ha.Trong giai đoạn này do chịu nhiều tác động của đại dịch Covid -

19, cùng với điều kiện thời tiết không thuận lợi: mưa bão, nắng nóng, khô hạn đặc biệt là cuộc khủng năm 2019 năm 2020 năm 2021 năm 2022 năm 2023

Diện tích trồng cà phê Việt Nam

Diện tích trồng cà phê Việt Nam(đv:ha) hoảng dư thừa đã khiến cho diện tích trồng cà phê những năm này biến đổi nhẹ, người dân có xu hướng chuyển sang các cây trồng công nghiệp khác.

Lượng sản xuất của cà phê đều tăng nhẹ qua mỗi năm trong giai đoạn 2019 - 2022 và giảm nhẹ vào năm 2023:

Sản lượng cà phê năm 2022 đạt mức cao nhất với 1.84 triệu tấn So với năm 2022, sản lượng cà phê năm 2023 có xu hướng giảm 0.06 triệu tấn Tuy nhiên, trong giai đoạn 2019 - 2023, thời điểm Covid - 19 diễn ra phức tạp, đã dẫn đến sự giảm phần nào của cung sản xuất cà phê Nguồn cung hạn chế hơn tuy nhiên nhu cầu vẫn tăng lên vì vậy cung sản xuất tăng nhỏ hơn lượng cầu của con người điều này được thể hiện qua mô hình cung tăng nhỏ hơn cầu dưới đây:

Hình 4: Mô hình cung tăng nhỏ hơn cầu tăng

Theo mô hình ta thấy tuy lượng cung nhỏ hơn lượng cầu, nhưng nhìn chung chất lượng và giá cả vẫn có xu hướng tăng.

Nguồn: Sinh viên tự vẽ 2.2.3 Các yếu tố tác động a Chi phí sản xuất

Công nghệ chế biến, trồng trọt, chăm sóc cây cà phê:

Trong giai đoạn 2019 - 2023, công nghệ chế biến, trồng trọt, chăm sóc cây cà phê đã được phát triển mạnh mẽ với quy mô rộng lớn, khoa học công nghệ áp dụng ngày càng mang tính chất ứng dụng và phù hợp cao hơn, chất lượng tốt hơn Nhờ có công nghệ kỹ thuật phát triển mà sản lượng cà phê tăng dẫn đến cung cà phê cũng tăng.

Yếu tố thời tiết: thời tiết nắng nóng, khô hạn, lượng mưa đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng cà phê gây nên tình trạng mất mùa hay được mùa Đặc biệt là niên vụ 2022 -2023 được đánh giá là năm “mất mùa được giá” của ngành cà phê (giảm 10 - 15% sản lượng so với niên vụ trước) nhưng bù lại là giá liên tục tăng cao và chạm mức cao nhất trong 30 năm qua.

Giá các yếu tố đầu vào:

Bên cạnh yếu tố về các yếu tố về diện tích trồng cà phê, khoa học công nghệ, thời tiết, khí hậu,… thì giá của các yếu tố sản xuất (tiền thuê lao động, nhân công, giá cây cà phê giống, giá phân bón và các máy móc thiết bị khác) cũng ảnh hưởng đến cung của cà phê Việt Nam Khi giá của các yếu tố đầu vào tăng lên trong mấy năm gần đây đã khiến chi phí sản xuất tăng, làm cho cung cà phê giảm đi, đường cung cà phê dịch trái.

Chính sách của Chính phủ

Chính phủ đã áp dụng nhiều chính sách cho ngành cà phê nhằm giúp ngành cà phê tại Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh, phát triển như: các chính sách hỗ trợ sản xuất (các gói hỗ trợ tái cơ cấu, tái canh,…), chính sách hỗ trợ đầu vào thủy lợi phí( giống, phân bón, ), hỗ trợ cho việc sản xuất theo tiêu chuẩn VGAP, GAP chính sách đổi mới, chính sách thương mại,…đã khiến cho nông dân trồng cà phê cũng như các doanh nghiệp cung cấp cà phê yên tâm phát triển khiến cho cung cà phê tăng.

Trong niên vụ 2022 - 2023, các ngân hàng tại Đắk Lắk đã giải ngân mạnh mẽ cho hoạt động trồng mới, chăm sóc, thu mua, xuất khẩu cà phê Trong thời gian cao điểm (tháng 11 - 12/2023), tổng vốn giải ngân đạt 24.017 tỷ đồng, tăng 15,7% so với niên vụ trước Đến thời điểm hiện tại, dư nợ cho vay cây cà phê đạt 19.2339 tỷ đồng, chiếm hơn 13,6%, phản ánh sự quan tâm lớn của các ngân hàng đối với ngành cà phê tại Đắk Lắk.

% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn, với 115,544 khách hàng còn dư nợ. b Kỳ vọng của người sản xuất:

Với tình hình giá cà phê của những giai đoạn vừa qua (năm

2022 - 2023, giá cà phê Robusta đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua: 48.400 đồng/kg), người sản xuất hoàn toàn có kỳ vọng giá tiếp tục tăng cao khiến cho họ sẽ cung ứng cà phê tương đối cầm chừng để chờ giá lên Kết quả là cung về hàng hóa trong giai đoạn này giảm.

Tình hình cạnh tranh thị trường

Hoàn cảnh xã hội

Việc dẫn đến sự cạnh tranh trong thị trường cà phê xuất phát từ nhiều yếu tố bởi xã hội Giai đoạn 2019 - 2023, thị trường cà phê có những biến động nhất định khi dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp tác động không nhỏ đến mặt hàng xuất - nhập khẩu cà phê Việt Nam đòi hỏi phải có sự thay đổi đối với việc kinh doanh mặt hàng này về các phương thức hoạt động, sản phẩm, chất lượng đổi mới.

Thứ nhất, sự khác biệt trong việc phát triển hoạt động, triển khai kênh phân phối bán hàng tạo ra những luồng gió mới trong thị trường cà phê giữa các doanh nghiệp, chủ sở hữu.

Thứ hai, thị hiếu sử dụng cà phê của người tiêu dùng không ngừng thay đổi, kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt về sự đa dạng của sản phẩm cà phê Nhu cầu ngày càng khắt khe của người dùng về chất lượng, hương vị, xuất xứ, phương pháp chế biến buộc các nhà sản xuất phải liên tục đổi mới và cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Thứ ba, những quy định trong việc sản xuất cà phê, sử dụng cà phê và mức giá cả của hàng hóa này trên thị trường.

Có thể thấy, các yếu tố trên đã tạo ra nhiều những cơ hội cũng như thách thức cho sự cạnh tranh của thị trường cà phê Việt Nam.

Cạnh tranh thị trường

3.2.1 Cạnh tranh thị trường trong nước

Trong giai đoạn từ 2019 - 2023, thị trường cà phê Việt Nam đã chứng kiến sự tăng cường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và thương hiệu cà phê trong nước a Sự tăng trưởng của các thương hiệu cà phê

Trong thập kỷ qua, thị trường cà phê Việt Nam đã trở nên sôi động với sự ra đời của nhiều thương hiệu mới, đồng thời các thương hiệu lâu đời cũng mở rộng mạnh mẽ Điển hình có thể kể đến Trung Nguyên Legend Café, Chén trà Phúc Long, Cà phê Highland,

Sự đa dạng hóa của thị trường đã tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi động, với các thương hiệu cố gắng để thu hút và giữ chân khách hàng thông qua các chiến lược tiếp thị sản phẩm. b Cạnh tranh về chất lượng và nguồn gốc

Cạnh tranh trong lĩnh vực cà phê Việt Nam không chỉ là về giá cả mà còn là về chất lượng và nguồn gốc (có nhiều loại cà phê đến từ nhiều vùng miền khác nhau đáng chú ý phải kể đến cà phê Arabica, Bourbon, Robusta, Typica,…)

Các doanh nghiệp cà phê phải tập trung vào việc cung cấp cà phê chất lượng cao và có nguồn gốc bền vững để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về sản phẩm chất lượng. c Chuỗi cung ứng cạnh tranh

Để tối ưu hóa hoạt động, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê cần đổi mới và sáng tạo trong quy trình sản xuất, vận chuyển và lưu trữ Qua đó, họ có thể giảm chi phí, cải thiện hiệu suất và nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường Bằng cách áp dụng những công nghệ và phương pháp mới, các doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng và giảm thời gian giao hàng.

Các doanh nghiệp cà phê phải liên tục đổi mới và cải tiến sản phẩm, dịch vụ và chiến lược tiếp thị để nắm bắt xu hướng tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu của thị trường (có nhiều sản phẩm mới từ cà phê được tung ra thị trường như cà phê nguyên hạt, cà phê rang, xay, cà phê đóng gói,…) e Phản ứng đối với thách thức

Cạnh tranh trong ngành cà phê cũng bao gồm việc đối phó với các thách thức như biến đổi khí hậu, biến động giá cà phê trên thị trường thế giới và các quy định về bảo vệ môi trường và lao động. Các doanh nghiệp cà phê cần phải linh hoạt và sẵn lòng thích nghi để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy thách thức này.

Trong giai đoạn 2019-2023, cạnh tranh trong ngành cà phê Việt Nam diễn ra khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp tập trung nâng cao chất lượng, chú trọng nguồn gốc xuất xứ, thường xuyên cải tiến và sáng tạo sản phẩm để giữ vững và mở rộng thị phần.

3.2.2 Cạnh tranh của thị trường xuất khẩu a Cạnh tranh về giá cả

Việc cạnh tranh về giá cả đã đặt ra thách thức cho các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam để tìm kiếm sự cân nhắc giữa việc giữ vững lợi nhuận và giữ chân khách hàng trên thị trường quốc tế Trong giai đoạn 2019 - 2023 giá cả cà phê Việt Nam khá thấp (chủ yếu là bán thô và không có thương hiệu) dẫn đến nỗi buồn cà phê Việt:

Xuất khẩu top đầu thế giới, giá xếp chót bảng Năm

Việt Nam xuất khẩu giảm mạnh xếp chót bảng với

2.323 EUR/tấn thấp hơn Pháp khoảng 13.643 EUR/tấn.

Biểu đồ 11: Giá cà phê các thị trường xuất khẩu vào EU năm 2022

Nguồn: Tổng cục hải quan b Cạnh tranh về chất lượng

Thị trường cà phê thế giới ngày càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm Các nhà sản xuất cà phê Việt Nam phải đối mặt với áp lực để cải thiện chất lượng sản phẩm của mình để cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế.

Chứng nhận hữu cơ, bền vững và công bằng cũng trở thành yếu tố quan trọng để nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam. c Cạnh tranh về thương hiệu và tiếp thị

Các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam phải đầu tư vào chiến lược tiếp thị để tạo ra nhận thức và niềm tin đối với thương hiệu của họ trên thị trường quốc tế.

Trên thị trường thế giới có nhiều thương hiệu lớn như Starbucks, McCafe, Dunkin Donuts,… cần được các thương hiệu Việt Nam học hỏi theo. d Cơ hội từ thị trường mới

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, nhưng thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng có cơ hội từ việc mở rộng vào các thị trường mới và tiềm năng.

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w