1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích diễn biến cung cầu và giá cả thị trường ô tô ở việt nam

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích diễn biến cung – cầu và giá cả thị trường ô tô ở Việt Nam
Tác giả Lê Anh Dũng, Vũ Thái Đức, Đỗ Bá Mạnh, Trần Nam Phúc, Lò Anh Tùng, Nguyễn Hoàng Lâm, Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Trần Tuần Huy
Người hướng dẫn Đàm Thị Ngọc Vân
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Kinh tế vi mô
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 6,28 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU (3)
  • PHẦN II: NỘI DUNG (3)
    • 1. Cơ sở lý thuyết (3)
    • 2. Khái quát thị thị trường ô tô hiện nay (5)
      • 2.1 Phân tích SWOT ngành ô tô Việt Nam (5)
      • 2.2 Vai trò và tầm ảnh hưởng của ô tô hiện nay (9)
    • 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung ô tô (9)
      • 3.1 Giá ô tô (9)
      • 3.2 Giá các yếu tố đầu vào (10)
      • 3.3 Công nghệ sản xuất (10)
      • 3.4 Số lượng nhà sản xuất (11)
      • 3.5 Chính sách thuế của chính phủ (12)
      • 3.6 Kì vọng của nhà sản xuất (13)
    • 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu ô tô (14)
      • 4.1 Giá ô tô (14)
      • 4.2 Thu nhập của người tiêu dùng (16)
      • 4.3 Quy mô thị trường, dân số (17)
      • 4.4 Giá của hàng hóa liên quan (20)
      • 4.5 Thị hiếu người tiêu dùng (21)
      • 4.6 Kì vọng của người mua (23)
      • 5.1 Các kết luận thông qua nghiên cứu, tìm hiểu (0)
      • 5.2 Tầm nhìn, xu hướng phát triển trong tương lai (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (30)

Nội dung

NỘI DUNG

Cơ sở lý thuyết

− Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sang mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

− Lượng cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sang mua ở một mức giá trong một khoảng thời gian nhất định.

− Luật cầu: với giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi,số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của dịch vụ, hàng hóa giảm xuống và ngược lại

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu

Giá cả của chính hàng hóa đó (Px): Theo quy luật cầu, khi giá tăng, cầu giảm và ngược lại

Thu nhập của người tiêu dùng (I): Khi thu nhập tăng, cầu đối với hàng hóa thông thường cũng tăng, đặc biệt là hàng hóa xa xỉ Ngược lại, cầu đối với hàng hóa thứ cấp sẽ giảm.

Giá hàng hóa liên quan (Py): Một số thay đổi trong giá của hàng hóa liên quan có thể làm tăng hoặc giảm cầu đối với hàng hóa nghiên cứu, tùy thuộc vào việc hai hàng hóa đó là thay thế hay bổ sung.

Kỳ vọng (E): Kỳ vọng về giá cả và thu nhập trong tương lai ảnh hưởng đến quyết định mua hàng hiện tại của người tiêu dùng.

Sở thích hay thị yếu (T): Sở thích của người tiêu dùng thay đổi theo thời gian do văn hóa, giáo dục, quảng cáo, v.v., dẫn đến thay đổi về cầu Nếu người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm hơn thì cầu về hàng hóa tăng lên và ngược lại.

Quy mô thị trường hay dân số: Khi dân số tăng, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng tăng lên, đặc biệt là đối với nhóm dân số trẻ.

Các yếu tố khác: Chính sách chính phủ, điều kiện thời tiết, sự kiện thiên tai cũng có thể ảnh hưởng đến cầu.

− Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sang bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

− Lượng cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở một mức giá trong một khoảng thời gian nhất định.

− Luật cung: Luật cung biểu diễn số lượng hàng hóa được cung ứng trong khoảng thời gian nhất định sẽ tăng lên khi giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đó tăng lên và ngược lại.

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung

Giá của bản thân hàng hóa dịch vụ đó (P x ): Khi giá hàng hóa tăng lên, lượng cung hàng hóa sẽ tăng lên và ngược lại.

Giá cả của các yếu tố sản xuất (P i ): Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp cần thuê các yếu tố sản xuất bao gồm lao động, đất dai, vốn,…Khi giá của các yếu tố sản xuất tăng lên có nghĩa là chi phí sản xuất tăng, khiến cho cung hằng hóa đó giảm đi, đường cung dịch trái.

Công nghệ sản xuất (T): Trình độ công nghệ có tác động mạnh mẽ đến năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Công nghệ tiến bộ hơn góp phần làm giảm chi phí sản xuất, tăng cung hàng hóa

Chính sách thuế và trợ cấp: Chính phủ thông qua thuế hoặc trợ cấp có thể tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp tăng/giảm cung ứng hàng hóa.

Số lượng nhà sản xuất (N): Thị trường càng nhiều người sản xuất, quy mô càng lớn, cung về sản phẩm càng tăng và ngược lại

Kỳ vọng của người sản xuất (E): Nếu các kỳ vọng về thị trường trong tương lai thuận lợi thì cung trong hiện tại sẽ giảm và ngược lại Ví dụ khi người bán kỳ vọng giá hàng hóa sẽ tăng mạnh trong tương lai thì trong hiện tại họ sẽ cung ứng hàng hóa tương đối cầm chừng để chờ giá lên.

1.3 Trạng thái cân bằng thị trường

Trạng thá cân bằng thị trường xảy ra ở mức giá mà tại đó lượng cung bằng lượng cầu.Tại trạng thái cân bằng này, không có sức ép làm cho giá và sản lượng thay đổi.

Khái quát thị thị trường ô tô hiện nay

2.1 Phân tích SWOT ngành ô tô Việt Nam Điểm mạnh : Ngành ô tô Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế nổi bật, mở ra tiềm đến nhu cầu về phương tiện di chuyển cá nhân, đặc biệt là ô tô, ngày càng gia tăng Đây là thị trường vô cùng tiềm năng cho ngành công nghiệp ô tô trong nước.Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và chi phí lao động thấp so với các nước trong khu vực Đây là lợi thế cạnh tranh giúp ngành ô tô Việt Nam thu hút đầu tư và hạ giá thành sản phẩm.Chính phủ Việt Nam ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp ô tô như giảm thuế, ưu đãi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô.Việt Nam đang đầu tư mạnh vào phát triển hạ tầng giao thông, bao gồm đường bộ, đường cao tốc, cảng biển, sân bay, góp phần thúc đẩy nhu cầu sử dụng ô tô và tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa Nhiều tập đoàn ô tô lớn trên thế giới đã và đang đầu tư vào Việt Nam, mang theo công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và nguồn vốn dồi dào, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của ngành ô tô Việt Nam. Điểm yếu : Bên cạnh những điểm mạnh, ngành ô tô Việt Nam cũng tồn tại một số điểm yếu cần được khắc phục để phát triển bền vững.Ngành công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp linh kiện, phụ tùng cho ngành sản xuất ô tô Tuy nhiên, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn non trẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng và số lượng, dẫn đến việc phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, làm tăng giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành ô tô Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là thiếu hụt lao động có trình độ cao về kỹ thuật, thiết kế, quản lý Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và khả năng sáng tạo của ngành Hạ tầng giao thông ở một số khu vực, đặc biệt là ở các thành phố lớn, còn nhiều bất cập như tắc đường, ùn tắc giao thông, gây khó khăn cho việc sử dụng ô tô và ảnh hưởng đến môi trường.Thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, kiểm định, mua bán ô tô còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.Việc sử dụng ô tô ngày càng tăng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Cơ hội : Ngành ô tô Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai nhờ vào những yếu tố thuận lợi sau:Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP, RCEP, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu ô tô sang các thị trường mới, đặc biệt là các thị trường khó tính ở châu Âu và châu Á.Xu hướng phát triển xe xanh (xe điện, xe hybrid) đang ngày càng phổ biến trên thế giới, mở ra cơ hội cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam tham gia vào thị trường tiềm năng này.Thương mại điện tử ngày càng phát triển, tạo ra kênh bán hàng mới cho các doanh nghiệp ô tô, giúp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.Thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện cho việc mua sắm ô tô, thúc đẩy nhu cầu thị trường.Nhu cầu về dịch vụ hậu mãi như sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng ô tô ngày càng tăng.

- Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng doanh số bán hàng của thị trường ô tô Việt Nam là 122,659 xe Chỉ tính riêng trong tháng 6 lượng tiêu thụ đạt 21,913 xe và tăng 10% so với tháng 6/2017.

Biểu đồ: Sản lượng tiêu thụ ô tô toàn thị trường năm 2016, năm 2017 và 6 tháng 2018

(nguồn: http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/100-11879-nua-dau-nam-2018 luong-o-to-tieu- thu toan-thi-truong-dat-125_659-chiec.html)

- Kinh tế vĩ mô Việt Nam tiếp tục đà phục hồi với nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ phát triển Bên cạnh các điểm sáng về cơ sở hạ tầng, dân số, thu nhập bình quân đầu người, dung lượng thị trường đang tăng trưởng nhanh (đạt 24%) trong 5 năm vừa qua hứa hẹn tiềm năng cho ngành ô tô phát triển

- Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là công cụ để cải tiến quy trình hiện có của ngành ô tô Ngành công nghiệp này sẽ tạo ra sự thay đổi toàn diện về cách thức sản xuất, chế tạo ô tô và quy trình và tạo ra giá trị trong ngành công nghiệp ô tô Đồng thời tăng tính tự chủ và độc lập của các công đoạn sản xuất để ứng phó với sự phức tạp ngày càng gia tăng của ngành.

- Theo Hiệp định thương mại tự do (FTA) của các nước trong ASEAN, thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực này về Việt Nam sẽ giảm theo lộ trình về 0% vào năm 2018

- Trong Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, thuế nhập khẩu linh kiện ô tô về Việt Nam sẽ giảm còn 0% (tuy nhiên để được hưởng mức ưu đãi này, các doanh nghiệp phải đạt được một số điều kiện)

- Khi có nhiều đơn vị kinh doanh cùng một mặt hàng thì thị trường sẽ cạnh tranh hơn, từ đó giá cả, chi phí dịch vụ cũng sẽ tốt hơn và người tiêu dùng được nhiều lựa chọn hơn

- Quy mô thị trường Việt Nam còn quá nhỏ Tỉ lệ nội địa hóa thấp, trung bình chỉ đạt 15-18%

- Sự kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất ô tô và doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu

- FTA tạo ra sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa các nhà lắp ráp trên thị trường, giữa xe trong nước và xe nhập khẩu Sự phức tạp trong ngành đòi hỏi doanh nghiệp và Chính phủ có đối sách và chính sách có tầm chiến lược hơn.

2.2 Vai trò và tầm ảnh hưởng của ô tô hiện nay

- Đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của con người trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa

- Đóng góp lớn trong phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia và nền kinh tế thế giới

- Đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa thông qua việc quốc tế hóa của các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới và xúc tiến quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển

● Tầm ảnh hưởng của ô tô

- Do đặc trưng gắn liền với thành tựu khoa học kỹ thuật, ngành công nghiệp ô tô có tác động thúc đấy khoa học kỹ thuật phát triển đặc biệt là các ngành tự động hóa, khoa học điện tử, công nghệ mới, hóa chất, cơ khí chế tạo,… từ đó thúc đẩy nhiều ngành, lĩnh vực liên quan cùng phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của nhân loại.

- Công nghiệp ô tô là khách hàng lớn của nhiều ngành công nghiệp phụ cận như: kim loại, hóa chất, điện tử,… và giải quyết được vấn đề việc làm cho một số quốc gia

- Với việc ra mắt sản phẩm ô tô thương hiệu Việt đầu tiên tại sự kiện danh tiếng triển lãm quốc tế thường niên Paris Motor Show 2018, Vinfast Việt Nam đã trở thành niềm tự hào dân tộc và ghi điểm với người tiêu dừng trong và ngoài nước.Cùng với sự xáo trộn chuyển dịch của một số hãng xe lớn, việc cạnh tranh thị phần, chiếm lĩnh sự tin tưởng của người tiêu dùng sẽ trở nên gay gắt hơn và chắc chắn điều này có lợi cho thị trường.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cung ô tô

3.1 Giá ô tô Ô tô ở Việt Nam là hàng hoá cao cấp vì vậy giá ô tô thuộc mức tương đối cao đối với đa số người dân Việt Nam Khi giá ô tô tăng thì lượng cung mặt hàng này tăng, khi giá giảm thì lượng cung giảm (trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi) Hiện nay, thị trường ô tô Việt Nam có hai phân khúc xe chính là xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu từ nước ngoài (chủ yếu như nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản, Đức…)

Với giá thành cao, khách hàng tiềm năng mà mặt hàng ô tô hướng tới là tầng lớp trung - thượng lưu.

Đối với xe nhập khẩu từ nước ngoài, giá thành một chiếc ô tô > 1 tỉ thì cung chủ yếu là hướng tới phân khúc khách hàng thượng lưu, có thu nhập cao.

Đối với xe lắp ráp trong nước, với mức giá phải chăng, dao động từ 300-800 triệu hoặc lớn hơn thì cung chủ yếu mà mặt hàng này hướng tới là tầng lớp trung lưu trở lên, có thu nhập ổn định.

Việt Nam là đất nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP cao, với cơ cấu dân số trẻ, đây là thị trường tiềm năng mà mặt hàng ô tô hướng tới

3.2 Giá các yếu tố đầu vào Đối với một doanh nghiệp thì giá yếu tố đầu vào rất quan trọng , giá các loại máy móc, thiết bị, lao động tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng ngay đến giá bán và tình trạng hoạt động của doanh nghiệp Nếu giá các yếu tố đầu vào tăng lên thì chi phí cho một sản phẩm cũng tăng dẫn đến giá sản phẩm đó tăng làm lợi nhuận của doanh nghiệp đó giảm xuống. Ngược lại, nếu chi phí sản xuất, linh kiện giảm thì sẽ hạ chi phí sản xuất dẫn đến giá thành sản phẩm cũng giảm, từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Đối với mặt hàng ô tô trong nước, trang thiết bị chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành khi về nước phải chịu thêm các loại thuế nên khác cao Hiện các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất được các linh kiện, phụ tùng ô tô đơn giản như: săm, lốp, dây điện, Các vật liệu như thép tấm, thép hình, thép đặc biệt… để làm phụ tùng nội địa hóa nước ta chưa chế tạo được mà hoàn toàn nhập khẩu về Tuy nhiên, từ năm nay khi thuế nhập khẩu linh kiện về 0% dự báo giá nhập khẩu linh kiện ô tô sẽ giảm.

Về lao động, thị trường nước ta hiện nay là một thị trường tiềm năng với cơ cấu dân số trẻ, nhân công dồi dào, giá thuê nhân công rẻ Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở việc lắp ráp đơn giản Ngành ô tô là ngành đòi hỏi công nghệ kĩ thuật cao thì lao động nước ta còn hạn chế, chưa đáp ứng được số lượng cần thiết.

VD : “Giải đáp về việc tăng giá bán xe, ông Toru Kinoshita, Tổng giám đốc Công ty Toyota Việt Nam cho biết: đơn vị đã cân nhắc đến tất cả các yếu tố trong đó có tỷ giá, chi phí sản xuất, nhập khẩu Tuy nhiên, các mẫu xe mới này hãng đã có nhiều nâng cấp đáng chú ý về công nghệ, tiện nghi, khả năng vận hành cũng như khả năng an toàn trên xe nên đây là mức giá hoàn toàn tương xứng khi so sánh với phiên bản cũ.”

Cho đến trước thời điểm Vinfast thành lập, Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào trực tiếp sản xuất ô tô, mà chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài và gia công lắp ráp xe trong nước Do đó, Vinfast ra đời đánh dấu một bước tiến mới cho ngành công nghiệp ô tô nước nhà, với công nghệ sản xuất châu Âu, Vinfast được dự báo sẽ phát triển trong tương lai.

- Toàn bộ quy trình sản xuất xe Vinfast được đặt tại Nhà máy VINFAST Hải Phòng Trong đó, các cấu phần quan trọng như động cơ và hệ thống kết cấu chính sẽ được mua thiết kế từ những nhà thiết kế hàng đầu châu Âu và Mỹ Riêng kiểu dáng xe được sáng tạo bởi các studio danh tiếng của Italy - nơi sáng tạo nên những thiết kế sang trọng cho: Audi, Bentley, BMW, Cadillac, Ferrari,Lamborghini, Mercedes-Benz,…

- Với chủ trương đón đầu công nghệ và thân thiện với môi trường, VINFAST sẽ ứng dụng công nghệ hiện đại nhất thế giới vào sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn khí thải khắt khe Euro 5.0 và Euro 6.0; đồng thời ưu tiên tối đa sử dụng năng lượng xanh trong quy trình sản xuất tại nhà máy Công ty cũng chủ động đầu tư dây chuyền xử lý pin và ắc quy đã qua sử dụng để bảo vệ môi trường.

- Các đối tác của Vinfast: Magna Steyr, AVL, hai thương hiệu tư vấn về công nghệ sản xuất ôtô nổi tiếng thế giới.

- Mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ một trong ba nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới BMW nhằm phát triển sản xuất

3.4 Số lượng nhà sản xuất

- Sự thâm nhập hoặc rút khỏi thị trường làm cho số lượng người cung ứng trên thị trường của một loại sản phẩm có thể thay đổi và ảnh hưởng đến sự thay đổi mức cung của thị trường về sản phẩm đó.

- Theo thống kê năm 2015, Việt Nam có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ô tô, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 47%, còn lại là doanh nghiệp trong nước có quy mô vừa và nhỏ.

- Năm 2018: Thaco và Huyndai Thành Công là hai doanh nghiệp dẫn đầu thị phần ô tô lắp ráp, lần lượt là 30% và 19.5% vượt qua Toyota.

- Trong khi đó, Toyota, Honda và Ford là các doanh nghiệp dẫn đầu về xe nhập khẩu, tuy nhiên trong năm nay do ảnh hưởng từ nghị định 116 nên số lượng xe nhập khẩu kém ưu thế hơn xe lắp ráp.

- Các doanh nghiệp như Toyota, Ford lên kế hoạch đẩy mạnh lắp ráp ở Việt Nam.

- Ngoài ra, với sự ra nhập của Vinfast vào thị trường ô tô, dự báo thị trường sẽ có nhiều biến động trong những năm tới, khi mà người Việt có dòng xe “made in Vietnam”

3.5 Chính sách thuế của chính phủ

- Giai đoạn những năm trước, xe nhập khẩu về nước phải chịu thuế rất cao Trong giá xe bán ra khoảng 55% là vốn và 45% còn lại là các loại thuế và chi phí bán hàng, lợi nhuận của đại lý.

- Tuy nhiên từ năm 2018, chính sách thuế của chính phủ đã có nhiều thay đổi.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu ô tô

 Giá của một chiếc ô tô là một yếu tố quan trọng trực tiếp dẫn đến lựa chọn mua ô tô của khách hàng Thị trường ô tô có hai phân khúc xe chính là xe lắp ráp và xe nhập khẩu Giá xe nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thuộc mức cao so với thế giới Do điều kiện đặc thù, ô tô Việt Nam đang là sản phẩm phải chịu hơn 10 loại thuế, phí khác nhau Theo số liệu của tổng cục hải quan, giá xe về Việt Nam cao gấp 3 lần ở Mỹ, gấp 3.5 lần ở Nhật bản và gấp 1.7 lần ở Thái Lan…

 Giá ô tô cao dẫn đến nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng này giảm do thu nhập có hạn Tuy nhiên, năm 2018 khi thuế nhập khẩu ô tô từ các nước Asian (chủ yếu là Thái Lan, Indonesia) giảm về 0% với xe có tỉ lệ nội địa hóa từ 40% trở lên, người tiêu dùng mong chờ được mua ô tô giá rẻ Tuy nhiên do các tác động ngoại sinh, khiến giá ô tô không thể giảm sâu.

Cụ thể, sau 7 tháng thuế nhập khẩu ô tô giảm về 0%, chỉ có một số ít dòng xe từ Thái Lan, Indonesia… về Việt Nam, nhưng với số lượng nhỏ giọt, giá bán không những giảm mà còn tăng hàng chục triệu đồng, thậm chí còn tăng giá với cả một số mẫu xe lắp ráp trong nước.

Giá và cầu có mối quan hệ tỉ lệ nghịch: Khi giá ô tô tăng, người tiêu dùng sẽ mua ít xe hơn, dẫn đến giảm cầu Ngược lại, khi giá ô tô giảm, người tiêu dùng sẽ mua nhiều xe hơn, dẫn đến tăng cầu.

+Lợi nhuận cao hơn: Doanh nghiệp sản xuất ô tô có lợi nhuận cao hơn khi giá ô tô tăng, dẫn đến kích thích họ sản xuất nhiều xe hơn để đáp ứng nhu cầu thị trường.

+Thu hút doanh nghiệp mới: Mức lợi nhuận cao trong ngành sản xuất ô tô sẽ thu hút các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường, dẫn đến tăng cung ô tô.

+Giảm khả năng chi trả: Khi giá ô tô tăng, khả năng chi trả của người tiêu dùng sẽ giảm xuống, dẫn đến giảm cầu Người tiêu dùng có thể chuyển sang mua các loại xe khác rẻ hơn hoặc hoãn việc mua xe.

+Thay đổi sở thích: Giá ô tô tăng có thể khiến người tiêu dùng thay đổi sở thích, ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc các phương tiện di chuyển cá nhân khác như xe máy, xe đạp.

+Lợi nhuận thấp hơn: Doanh nghiệp sản xuất ô tô có lợi nhuận thấp hơn khi giá ô tô giảm, có thể dẫn đến việc họ giảm sản xuất để hạn chế thiệt hại.

+Thoát khỏi thị trường: Một số doanh nghiệp có thể thoát khỏi thị trường sản xuất ô tô do không thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện giá thấp.

+Tăng khả năng chi trả: Khi giá ô tô giảm, khả năng chi trả của người tiêu dùng sẽ tăng lên, dẫn đến tăng cầu Người tiêu dùng có thể mua xe mới hoặc nâng cấp xe cũ.

+Kích thích nhu cầu: Giá ô tô giảm kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp và trung bình

=> Giá ô tô là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu ô tô Khi giá ô tô tăng, cầu ô tô sẽ giảm Ngược lại, khi giá ô tô giảm, cầu ô tô sẽ tăng Ngoài giá ô tô, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu ô tô như thu nhập, giá cả hàng hóa thay thế, sở thích và mong muốn, quảng cáo, chính sách của chính phủ, v.v.

(So sánh Giá Ford Fiesta ở Việt Nam và một số nước)

4.2 Thu nhập của người tiêu dùng

Thu nhập của người tiêu dùng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến cầu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua hàng của người tiêu dùng.

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày một phát triển, cùng với nó thu nhập của người tiêu dùng ngày càng được tăng lên qua các năm và đời sống của người dân ngày càng được cải thiện Chính vì lẽ đó, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao Cùng với sự phát triển kinh tế, người dân Việt đã quen dần với việc sở hữu một chiếc xe ô tô cá nhân Tuy nhiên, ô tô vẫn là hàng hóa cao cấp thậm chí là hàng hóa xa xỉ đối với dân cư ở khu vực nông thôn, nhưng nó sẽ là hàng hóa bình thường đối với một bộ phận dân cư có thu nhập cao.

- Theo tổng cục thống kê, GDP bình quân đầu người theo giá tăng từ 2.389 USD/người năm 2017 (tăng 174 USD) và đạt 2.540 USD/người năm 2018 (tăng 151 USD) GDP bình quân đầu người năm 2018 gần gấp 1,21 lần so với năm 2015 Măc dù GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm nhưng nó vẫn thấp xa so với mục tiêu đạt 3.2000-3.500 USD vào năm 2020.

- Hiện nay, thị trường ô tô Việt Nam đang thực sự sôi động, hầu hết các thương hiệu mới đều có mặt Mỗi người có một mức thu nhập khác nhau vì vậy cầu về mặt hàng ô tô cũng khác nhau Đối với những người có thu nhập vừa phải thì họ chỉ mua một chiếc xe đời cũ có chất lượng tốt vừa với khả năng của mình như Kia Morning, Honda, mazda, chevrolet,… Đối với những người có thu nhập cao thì họ muốn mua những chiếc xe đời mới, chất lượng tốt, an toàn, thông minh, tiết kiệm nhiên liệu,… như BMW, Lexus, Mitsubishi, Audi, Toyota,

Ngày đăng: 30/04/2024, 10:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w