Mục tiêu nghiên cứu
- Biết được thực trạng và nguyên nhân dẫn tới quá trình biến động của xăng dầu Việt Nam và thế giới.
- Đưa ra dự đoán giá cả, định hướng cho doanh nghiệp khi ra nhập thị trường xăng dầu bằng cách phân tích, đề xuất phương án, giải pháp.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích từ đó tổng hợp lại các thông tin, liên kết cơ sở lý thuyết và vận dụng thực tiễn với nhau.
- Nghiên cứu, tìm kiếm thông tin, các số liệu cụ thể qua sách vởi, giáo trình, phương tiện truyền thông khác.
LÍ THUYẾT VỀ CUNG, CẦU
Cung và các yếu tố tác động tới cung
Cung (Supply) là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Lượng cung (Quantity Supplied) là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở một mức giá trong một khoảng thời gian nhất định.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới cung
Giá cả của hàng hóa - dịch vụ
Giá cả là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp muốn sản xuất và cung ứng
Khi giá cả tăng cao, doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn, dẫn đến tăng sản lượng cung ứng do doanh nghiệp tăng nguồn lực sản xuất (máy móc, nhân công) Ngược lại, khi giá cả giảm thấp, doanh nghiệp chịu mức lợi nhuận thấp, buộc phải cắt giảm sản xuất hoặc thậm chí đóng cửa kinh doanh hoàn toàn, khiến lượng cung giảm dần cho đến khi chạm mức 0.
Giá cả các yếu tố sản xuất (yếu tố đầu vào) Để sản xuất ra sản phẩm doanh nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào khác nhau như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, lao động, nguyên vật liệu
Nếu giá của một trong các yếu tố đầu vào tăng lên thì chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm sẽ cao hơn làm cho doanh nghiệp lãi ít hơn. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ phải giảm sản lượng sản xuất. Ngược lại, nếu giá của các yếu tố đầu vào giảm xuống thì việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ lãi nhiều hơn và doanh nghiệp sẽ sản xuất nhiều sản phẩm hơn.
Như vậy, cung về một mặt hàng hóa có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với giá cả của các yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó. Công nghệ
Nếu sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại thì năng suất lao động và chất lượng sản phẩm sẽ tăng lên, chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ ít đi, lãi nhiều hơn và do đó số lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường sẽ tăng lên.
Lượng sản phẩm cung ứng hôm nay cũng có thể bị ảnh hưởng bởi kì vọng của người sản xuất về tương lai Chẳng hạn nếu dự kiến giá bán sản phẩm trong thời gian tới tăng lên thì người bán sẽ để lại một phần sản phẩm vào kho và hiện tại lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường sẽ ít hơn. Chính sách của chính phủ
Mức thuế cao sẽ làm chi phí sản xuất tăng lên, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ ít hơn và do đó doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng sản xuất. Ngược lại, chính phủ có sự ưu đãi về thuế thì thu nhập của doanh nghiệp sẽ tăng lên và doanh nghiệp sẽ muốn sản xuất nhiều hơn.
Khi chính phủ tăng trợ cấp cho người sản xuất, chi phí sản xuất của doanh nghiệp giảm, khiến cho cung hàng hóa tăng lên.
Cầu và các yếu tố tác động tới cầu
Cầu là đại lượng thể hiện số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua có nhu cầu và khả năng mua tại những mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định.
Lượng cầu là một khái niệm trong kinh tế học chỉ tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng có nhu cầu trong một khoảng thời gian nhất định.
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới cung
Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập càng cao, nhu cầu sẽ càng lớn Tuy nhiên, ảnh hưởng của thu nhập tới nhu cầu phụ thuộc vào bản chất của hàng hóa được xét.
Nếu là hàng hóa bình thường, thì sự gia tăng thu nhập sẽ dẫn đến tăng nhu cầu về hàng hóa đó Nhưng đối với hàng hóa thứ cấp, thu nhập tăng sẽ làm giảm nhu cầu.
Ví dụ, giữa điện thoại cảm ứng và điện thoại phổ thông (dạng bấm phím) Nếu giá tăng, nhu cầu về điện thoại phổ thông sẽ giảm, trong khi đó nhu cầu điện thoại cảm ứng sẽ tăng Điều này xảy ra bởi vì người tiêu dùng hiện có thu nhập cao hơn và có xu hướng chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn để sử dụng.
Tuy nhiên, việc phân biệt hàng hóa thứ cấp, thông thường hay cao cấp chỉ là tương đối, nó phụ thuốc rất lớn vào thu nhập mỗi cá nhân. Giá cả hàng hóa có liên quan
Cầu về hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá cả của bản thân hàng hóa đó mà nó còn phụ thuộc vào giá cả của các mặt hàng có liên quan.
Khi giá của một sản phẩm giảm sẽ dẫn đến nhu cầu về sản phẩm khác giảm, thì hai sản phẩm đó được gọi là hàng hóa thay thế Hàng hóa thay thế thường là những cặp sản phẩm có thể thay thế cho nhau và cùng đáp ứng một nhu cầu.
Giả sử giá cá giảm đi thì người ta sẽ mua nhiều cá hơn thay thế cho thịt lợn, vì cá và thịt lợn là hai món hàng có thể thỏa mãn được nhu cầu tương tự nhau.
Ngược lại, khi sự giảm giá của một hàng hóa làm tăng lượng cầu về hàng hóa khác thì hai hàng hóa đó gọi là hàng hóa bổ sung Hàng hóa bổ sung là một cặp hàng hóa được sử dụng cùng nhau để phát huy giá trị sử dụng của hàng hóa như xăng và mô tô, máy tính và phần mềm
Thị hiếu của người tiêu dùng
Thị hiếu là sở thích, thói quen hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với từng loại hàng hóa hay dịch vụ Khi bạn thích một loại hàng hóa nào đó thì bạn sẽ mua nó nhiều hơn Ngược lại đối với hàng hóa mà bạn chưa quen dùng thì cầu về loại hàng đó sẽ thấp
Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu thị hiếu trở nên phức tạp hơn khi thị hiếu không thể trực tiếp quan sát được Vì vậy, các nhà kinh tế thường giả định rằng thị hiếu không thay đổi hoặc rất chậm và độc lập với các yếu tố khác tác động đến nhu cầu.
Kì vọng của bạn về tương lai có thể tác động tới nhu cầu của bạn ở hiện tại Chẳng hạn, nếu bạn dự kiến sẽ kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai thì bạn sẽ có thể sẵn sàng bỏ một số tiền tiết kiệm ra để mua hàng hóa.
Hoặc bạn dự kiến giá một mặt hàng nào đó sẽ giảm trong thời gian tới thì bạn sẽ không mua hàng hóa đó ở hiện tại.
Số lượng người tiêu dùng trên thị trường
Khi dân số tăng lên thì mức nhu cầu về hàng hóa cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên do khả năng sản xuất và mức thu nhập của người dân, nên qui mô dân số tăng lên thì cơ cấu của nhu cầu sẽ thay đổi. Đối với các mặt hàng thiết yếu khi dân số tăng lên thì cầu về hàng hóa đó sẽ tăng lên ở mọi mức giá.
Cơ chế hình thành giá cả thị trường
Giá thị trường là hiện tượng kinh tế xuất hiện trong quá trình trao đổi do sự thoả thuận trực tiếp giữa người mua và người bán trên cơ sở nhận thức những điều kiện cụ thể của thị trường, hay nói một cách tồng quát, do các lực lượng cầu và cung quyết định Giá thị trường nhằm thoả mãn lợi ích kinh tế của cả bên mua lẫn bên bán, là
"bàn tay vô hình" điều tiết nền sản xuất xã hội.
Giá cả thị trường hình thành tại điểm cân bằng cung cầu, khi đó giá cả thị trường bằng giá trị thị trường Khi cung vượt quá cầu, giá tăng và dẫn đến dư cung Ngược lại, khi cầu vượt quá cung, giá giảm và xảy ra thiếu hụt thị trường Sự biến động của cung lại phụ thuộc chặt chẽ vào giá trị thị trường Qua quá trình tự điều tiết, thị trường sẽ đạt trạng thái cân bằng và hình thành mức giá cân bằng thông qua cơ chế hình thành giá cả thị trường.
D th ư ư ư ư ư ừ th th th aaaaa th ừ ừ ừ ừ
Phần 2 DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM
Biến động giá cả xăng dầu giai đoạn 2018- 2022
1.1 Biến động của giá xăng dầu năm 2018
Thị trường xăng dầu năm 2018 có thể nói là một năm biến động khi đã trải qua tới 24 kì điều chỉnh giá
Quý I, giá xăng dầu trong nước phần lớn ổn định hoặc giảm nhẹ. Sang quý II và III, giá xăng dầu bắt đầu tăng Đến tháng 10, giá xăng dầu lần lượt đạt đỉnh năm, cụ thể vào ngày 6/10, ở mức 22.347 đồng/lít xăng RON 95 và 20.906 đồng/lít xăng E5 Sau đó, giá xăng dầu trong nước đã
"quay đầu" đi xuống liên tục trong 5 kỳ điều hành sau đó đến hết năm vào các ngày: 22/10, 6/11, 21/11, 6/12 và 21/12 Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI, phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng hóa tiêu dùng theo thời gian) tháng 12 năm 2018 đã giảm 0,25% so với tháng trước CPI bình quân năm 2018 so với năm 2017 tăng 3,54%.
Trên thị trường toàn cầu, giá dầu thô tính đến ngày 21/12 (kỳ điều hành giá cuối cùng) đã giảm hơn 19% so với đầu năm Giá dầu thế giới đã giảm mạnh và liên tục trong quý IV/2018 và chưa có dấu hiệu dừng lại, Tính chung cả năm 2018, giá xăng RON 95 có 9 lần tăng, 8 lần giảm, còn lại giữ nguyên Tổng mức giảm 1.139 đồng (5,9%) Giá xăng E5 RON 92 có
6 lần tăng, 7 lần giảm, 11 lần giữ ổn định Tổng mức giảm 1.456 đồng/lít(8%) Giá dầu diesel có 11 lần tăng, 7 lần giảm, tổng mức tăng 832 đồng/lít; dầu hỏa 11 lần tăng, 6 lần giảm, tổng tăng 1.386 đồng/lít; dầu mazut 11 lần tăng, 5 lần giảm, tổng tăng 1.626 đồng/kg.
1.2 Biến động của giá xăng dầu năm 2019
Trong năm 2019, giá xăng tăng hơn 3000 đồng/lít, có tất cả 12 lần tăng giá và 9 lần giảm giá.
Giá xăng quý I năm 2019 phần lớn đi ngang và tăng nhẹ vào tháng
3 Sang quý II giá xăng tăng dần, vào ngày 2/4 giá xăng tăng mạnh nhất với giá xăng Ron 95 là 20.033 đồng/lít (tăng 1.378 đồng/lít) và giá xăng Ron 92 là 18.588 đồng/lít (tăng 1.492 đồng/lít) Thời gian giá xăng tăng cao nhất của 2019 là ngày 2/5 với giá xăng Ron 95 là 22.191 đồng/lít tăng 4.500 đồng/lít so với tháng 1, giá xăng Ron 92 là 20.688 nghìn đồng/lít tăng 4.416 đồng/lít so với tháng 1 Cuối quý II giá xăng giảm mạnh, giá xăng Ron 95 là 20.134 đồng/lít giảm 1.085 đồng/lít và giá xăng Ron 92 là 19.233 đồng/lít giảm 986 đồng/lít Quý III, quý IV của năm 2019 giá xăng Ron 95 giao động từ 20.000-21.000 đồng/lít và từ 19.000- 20.000 đồng/ lít đối với xăng Ron 92.
Giá dầu thô Brent trong nửa đầu năm 2019 tương đối ổn định trên 60 USD/thùng, với biên độ dao động nhỏ trong thời gian ngắn Tuy nhiên, giá dầu có xu hướng giảm trong nửa cuối năm Cụ thể, giá dầu WTI vào ngày 1/8/2019 là 58,4 USD/thùng và giá dầu Brent cũng giảm theo.
Giá dầu thị trường thế giới tháng 8/2019 giảm khoảng 7,5 USD/thùng so với mức 65 USD/thùng, khiến giá dầu WTI chỉ còn 51 USD/thùng và dầu Brent là 57,5 USD/thùng Tuy nhiên, đến tháng 12/2019, giá dầu lại có xu hướng tăng nhẹ, với giá dầu WTI đạt 56,21 USD/thùng và dầu Brent đạt 59,74 USD/thùng vào ngày 19/8.
1.3 Biến động của giá xăng dầu giai đoạn 2020-2021
1.3.1 Giá bán lẻ xăng năm 2020
Mỗi tháng của năm 2020 nước ta có 2 lần điều chỉnh giá xăng Nhìn chung giá xăng 6 tháng cuối năm tăng nhưng không đáng kể Trong 6 tháng đầu năm 2020 giá xăng biến động mạnh do ảnh hưởng bởi đại dịch covid-19 tràn vào nước ta Cuối tháng 1 năm 2020 dịch covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta Tại thời điểm này giá xăng RON95 là 20.910 VND, xăng E5RON92 là 19.840 VND
Tới ngày 28/04/2020 giá xăng liên tục giảm 8 lần, giá xăng RON 95 là 11.630 VND, giá xăng E5RON
92 là 10.940 VND Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2020 giá xăng RON 95 giảm 9.280 VND, giá xăng E5RON 92 giảm 8.900 VND Đây được coi là lần giảm giá xăng thấp nhất lịch sử 13 năm qua tại Việt Nam Từ ngày 13/5/2020 giá xăng có xu hướng tăng trở lại Điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h30 ngày 26/11/2020: Xăng E5 RON
92 là 14.494 đồng/lít (tăng 609 đồng/lít); Xăng RON 95 là 15.351 đồng/lít (tăng 650 đồng/lít); Dầu diesel là 11.434 đồng/lít (tăng 596 đồng/lít); Dầu hỏa là 10.138 đồng/lít (tăng 576 đồng/lít); Dầu mazut là 11.742 đồng/kg (tăng 651 đồng/kg).
Tính đến ngày 11/12/2020, giá xăng RON 95 là 16.000 VND, tăng 4.370 VND so với đầu năm Tương tự, giá xăng E5RON 92 là 15.120 VND, tăng 4.180 VND so với đầu năm Mặc dù giá xăng đã tăng trở lại, nhưng vẫn thấp hơn so với giá xăng đầu năm 2020.
1.3.2 Giá bán lẻ xăng năm 2021
Giá nhiên liệu tăng mạnh năm 2021 so với 2020 Giá xăng E5RON92 lên 22,550 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 23,295 đồng/lít Dầu diesel cũng tăng lên 17,579 đồng/lít Trong khi đó, dầu hoả và dầu madut lần lượt ở mức 16,518 đồng/lít và 15,745 đồng/kg.
Giá dầu tăng cao trong phiên 28/12, trong đó giá dầu Brent khép phiên gần mốc 80 USD/thùng, bất chấp sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicon Cuối phiên này, giá dầu Brent tăng 34 xu Mỹ (0,4%) lên 78,94 USD/thùng, còn giá dầu WTI tăng 41 xu Mỹ lên 0,5% lên 75,98 USD/thùng. Trong năm 2021 mặc dù Việt Nam vẫn phải gồng mình chống lại đại dịch covid-19, nhiều hoạt động sản xuất và đi lại bị gián đoạn nhưng giá xăng đã có xu hướng tăng lên Hết năm 2021 có 24 lần điều chỉnh giá xăng trong đó có 16 lần tăng giá, 5 lần giảm giá và 3 lần giữ nguyên giá bán lẻ Giá bán lẻ xăng đã đắt hơn 41% so với cuối năm 2020 Mỗi lít xăng RON95 đắt thêm 6,816 đồng trong năm 2021, xăng E5RON92 tăng 7,032 đồng so với năm 2020 Dầu diesel và dầu hoả có 14 lần tăng, 7 lần giảm và 3 lần được nhà điều hành giữ nguyên giá bán Tổng cộng mỗi lít dầu diesel đắt thêm 5,203 đồng; dầu hoả là 5,330 đồng Còn mặt hàng dầu madut có 12 lần tăng, 8 giảm và 4 giữ nguyên giá bán, tổng cộng đắt thêm 3,473 đồng một kg trong năm qua.
1.4 Giá xăng 6 tháng đầu năm 2022
1.4.1 Giá xăng hai tháng đầu năm 2022
Giá bình quân các sản phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 25/12/2021 và kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 11/01/2022 cụ thể như sau: 91,174 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 5,040 USD/thùng, tương đương tăng 5,85% so với kỳ trước); 93,141 USD/thùng xăng RON95 (tăng 4,823 USD/thùng, tương đương tăng 5,46% so với kỳ trước); 90,731 USD/thùng dầu diesel 0.05S (tăng 5,959 USD/thùng, tương đương tăng 7,03% so với kỳ trước); 88,392 USD/thùng dầu hỏa (tăng 4,616 USD/thùng, tương đương tăng 5,51% so với kỳ trước); 449,863 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S (tăng 33,665 USD/tấn, tương đương tăng 8,09% so với kỳ trước). Áp dụng mức giá bán được điều chỉnh từ 15h chiều
440 đồng/lít, RON 95 tăng 490 đồng/lít và các loại dầu tăng khoảng 630-670 đồng/lít so với giá bán hiện hành; giá xăng E5 RON
92 bán ra không cao hơn 23.595 đồng/lít, xăng RON 95-III không cao hơn 24.360 đồng/lít; dầu diesel 0.05S không cao hơn 18.903 đồng/lít; Dầu hỏa không cao hơn 17.793 đồng/lít và dầu mazút 180CST 3.5S không cao hơn 16.993 đồng/kg.
Biến động cung, cầu (làm tác động đến giá cả)
2.1 Tình hình thị trường xăng dầu giai đoạn 2018- 2019
2.1.1 Nguồn cung xăng dầu trong nước 2018
Xuất nhập khẩu dầu thô, Condensate: PVOIL đã hoàn thành tốt nhiệm vụ xuất khẩu an toàn, hiệu quả toàn bộ lượng dầu thô được giao đạt 11,628 triệu tấn ( 100% kế hoạch, cung cấp đầy đủ và kịp thời dầu thô nội địa và nhập khẩu cho NMLD Dung Quất; trong đó, dầu thô nội địa là 7,286 triệu tấn (102% kế hoạch năm) và dầu thô nhập khẩu là 486 nghìn tấn ( 101% kế hoạch năm 2018) Đối với kết quả thực hiện 5 tháng công ty cổ phần, lượng dầu thô xuất bán là 4,656 triệu tấn (102% kế hoạch); cung cấp cho NMLD Dung Quất 2,944 triệu tấn dầu thô nội địa (115% kế hoạch) và 406 nghìn tấn dầu thô nhập khẩu ( 102% kế hoạch).
Chiết khấu thị trường luôn ở mức cao kỷ lục và việc tiêu thụ xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối vẫn rất khó khăn khi chênh lệch giá cơ sở và giá bán lẻ lớn Vào ngày 01/01/2019, thuế môi trường sẽ tăng thêm 1 nghìn đồng/lít Vì vậy, các khách hàng chỉ mua đủ nhu cầu cần thiết tối thiểu để giảm tồn kho khiến cho sản lượng kinh doanh của PVOIL tháng 11,
12 sụt giảm mạnh Tổng sản lượng kinh doanh xăng dầu toàn hệ thống PVOIL năm 2018 ước đạt 3,1 triệu m3 (99% kế hoạch năm); sản lượng 5 tháng công ty cổ phần ước đạt 1,212 triệu m3, (94% kế hoạch) Riêng sản lượng bán hàng qua kênh tiêu thụ trực tiếp (CHXD) tiếp tục tăng trưởng gần 8% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm tỷ trọng 25,3% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa, tăng 2,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ.
2.1.2 Nguồn cung xăng dầu trong nước 2019
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu các loại năm 2019 đạt 9,8 triệu tấn, trị giá 5,95 tỷ USD, giá trung bình 607,7 USD/tấn, giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với năm 2018, với mức giảm tương ứng 14,3%, 22,2% và 9,1%.
Riêng tháng 12/2019 nhập khẩu 952.468 tấn xăng dầu, tương đương561,85 triệu USD, giá trung bình 589,9 USD/tấn, giảm 4,7% về lượng, giảm5,3% về kim ngạch và giảm 0,6% về giá so với tháng 11/2019, nhưng so với cùng tháng năm 2018 thì tăng mạnh 36,3% về lượng, tăng 46,4% về kim ngạch và tăng 7,4% về giá.
Tính đến cuối năm 2019, cả nước có 32 doanh nghiệp đầu mối tăng
9 doanh nghiệp và 210 thương nhân phân phối, tăng 10 thương nhân so với cuối năm 2018 Bên cạnh đó, tình trạng kinh doanh trái phép xăng dầu vẫn diễn biến phức tạp dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ.
Giá dầu Brent giảm mạnh do lượng dầu thừa tích lũy từ các năm trước so với nhu cầu trên thị trường giảm rất chậm, cộng với sản lượng của các nước xuất khẩu ngoài OPEC vẫn tăng đều và nền kinh tế thế giới vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng nên cán cân cung cầu vẫn chưa thể thăng bằng.
Nhờ những tiến bộ công nghệ dầu khí phiến sét, Mỹ không ngừng được cải thiện nên giá thành khai thác đã đưa điểm hòa vốn xuống mức dưới 45 USD/b, do đó sản lượng Mỹ tăng nhanh dưới tác động của động lực lợi nhuận cao, dẫn đến vai trò chi phối của ngành dầu khí Mỹ đối với giá dầu càng ngày càng tăng.
Khuynh hướng tăng giá này không bền vững vì phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến khủng hoảng an ninh ở Iran, Syria, Lybia, Đông Á và Biển Đông, cũng như quan hệ chính trị, kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc Từ sau sự kiện khủng hoảng giữa Mỹ - Iran - Triều Tiên được đẩy lên mạnh mẽ trong những ngày từ đầu tháng 6/2019, dưới tác động tâm lý lo sợ nguồn cung gián đoạn do nguy cơ chiến tranh đến gần, giá dầu mới thực sự đổi chiều Từ cuối năm 2019, dưới tác dụng của diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và dịch virut Corona cùng khả năng liên minh OPEC+ sẽ tăng cắt giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên làm cho các nước sản xuất dầu ngoài OPEC, cũng như Iran, Iraq tăng sản lượng làm cho thị trường đã thừa dầu càng thêm thừa dầu làm giá dầu lại biến động theo hướng giảm. 2.2 Biến động của thị trường xăng dầu do tác động của đại dịch từ đầu năm 2020- 2021
Từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2021, đại dịch COVID-19 hoành hành dữ dội tại Việt Nam Ca bệnh đầu tiên xuất hiện ngày 23/1/2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ca nhập cảnh từ Vũ Hán Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" Trong thời gian này, Việt Nam tạm dừng tiếp nhận khách nước ngoài, thực hiện cách ly xã hội toàn quốc trong 15 ngày Các địa phương có nguy cơ lây nhiễm cao như Đà Nẵng, Hải Dương, Hà Nội và đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh (cách ly gần 3 tháng) đã thực hiện Chỉ thị 15, 16, 19 về giãn cách xã hội, hạn chế di chuyển, dừng hoạt động nhà máy, tác động đáng kể đến giá, cung cầu xăng dầu tại Việt Nam.
Theo số liệu báo cáo của các doanh nghiệp, Bộ Công thương, cho biết trong năm 2020, lượng xăng E5RON 92 tiêu thụ trong nước đạt khoảng 2,5 triệu m3, chiếm khoảng 32% tổng lượng xăng tiêu thụ Riêng 9 tháng đầu năm 2021, lượng tiêu thụ xăng E5RON92 tiêu thụ đạt 1.67 triệu m3 chiếm 31,45% tổng lượng xăng tiêu thụ trong nước Có thể thấy, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu đi lại, tiêu dùng của người dân giảm xuống nên lượng xăng E5RON92 cũng như tổng lượng xăng, gồm cả xăng RON95 tiêu thụ trong nước thời gian qua có giảm so với năm
2020 Sản lượng xuất bán xăng dầu 6 tháng đầu năm 2019 thời gian chưa dịch bệnh là 5,1 triệu m3, có thể thấy rõ được cầu về xăng giảm lượng lớn trong thời gian dịch bệnh.
Thực trạng cho thấy nhu cầu xăng dầu trong nước đang giảm nghiêm trọng khi sản lượng bán lẻ giảm đến 80% tại TP HCM và các tỉnh phía Nam, giảm 60% tại Hà Nội, tổng nhu cầu thị trường giảm khoảng 40% Do tình hình dịch bệnh nhà nước áp dụng chỉ thị 15, 16, 19 giảm sản xuất và đi lại ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu tiêu dùng xăng khiến lượng cầu xăng giảm đáng kể.Đồng thời, việc tiếp tục nhập khẩu xăng dầu cùng việc tồn kho cao đã dẫn đến dư thừa nguồn cung xăng dầu Tới quý 4 năm
2021 giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của việc nhu cầu tăng khi các nước nới lỏng dần lệnh cấm đi lại, thiếu nguồn cung về than và khí đốt tại Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu; mức dự trữ dầu thô của Hoa Kỳ sụt giảm,
Tình hình sản xuất xăng
Tại Việt Nam, nguồn xăng dầu trong nước được cung cấp chủ yếu bởi nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn Tổng sản lượng hai nhà máy này cung cấp ra thị trường có thể đáp ứng khoảng 80- 85% nhu cầu xăng dầu nội địa Ngày 20/4/2020 trở thành ngày lịch sử của ngành dầu mỏ thế giới khi giá dầu thô rơi xuống mức âm Do ảnh hưởng của đại dịch covid-19 cung vượt hơn cầu, nhu cầu sản xuất đi lại giảm mạnh, sản xuất vượt giới hạn tồn trữ Mặc dù vậy việc nhập khẩu xăng tăng càng tạo thêm sức ép cho tiêu thụ xăng trong nước Giá bán xăng dầu của nhà máy lọc dầu Dung Quất được xây dựng trên nguyên tắc thị trường và cạnh tranh ngang bằng giá với hàng nhập khẩu từ khu vực được ưu đãi với thuế nhập khẩu 10%. Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn- đơn vị quản lý và vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đưa ra nhiều kịch bản cho vận hành nhằm ứng phó với đại dịch covid-19, trong đó có tính đến việc tạm dừng nhà máy lọc dầu Dung Quất một thời gian.
Ngày 13/8/2021 theo báo cáo của công ty lọc hóa dầu Bình Sơn- đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất, do ảnh hưởng bởi đại dịch covid-
Dự báo về xu hướng giá cả xăng dầu trong tương lai
1.1 Dự báo xu hướng giá xăng dầu trong tương lai
Nhiều tổ chức uy tín như Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA), Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) chỉ ra rằng, nhu cầu dầu thế giới sẽ vượt mức tiêu thụ 100 triệu thùng/ngày, do tác động của biến thể Omicron đến nhu cầu đi lại không quá nhiều như những dự báo trong năm 2021 Trong khi nguồn cung dầu, các vấn đề từ sự cố đường ống như tại Ecuador, hay việc các thành viên OPEC tiếp tục sản xuất thiếu dầu so với hạn ngạch đề ra do các bất ổn nội bộ, đều tạo động lực khiến giá tăng mạnh Chưa kể đến các vấn đề chính trị căng thẳng chưa thấy điểm dừng Do đó, giá tiếp tục tăng là dự báo chủ đạo
Trên thị trường quốc tế, giá dầu WTI của Mỹ tăng 2,9%, lên 120,26 USD/thùng vào lúc 6h08 ngày 4/6 theo giờ Việt Nam Giá dầu thô Brent giao tháng 7 cũng tăng 2,95%, lên 121,08 USD/thùng
Giá dầu thô trong nước ghi nhận 10 đợt tăng xăng trong đầu năm 2022, đánh dấu chu kỳ tăng giá kéo dài nhất trong thập kỷ qua Tình hình này dự kiến sẽ tiếp tục do tình trạng thiếu hụt nguồn cung vẫn chưa được giải quyết do tác động của đại dịch COVID-19, cũng như căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine kéo theo các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, dẫn đến sự gián đoạn trong sản xuất và xuất khẩu năng lượng.
Theo kết quả cuộc họp sản lượng tháng 6, OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và 8 Con số này cao hơn dự báo trước đó.
Giá dầu dự báo có khả năng tăng lên 150 USD/thùng vì lệnh cấm dầu Nga của châu, sẽ tiếp tục biến động do sự thay đổi liên tục trong các chính sách của các quốc gia về điều kiện mở cửa cũng như nguồn cung của xăng dầu Trong tương lai nước ta có thể sẽ xảy ra một thời kỳ lạm phát lớn hay nói cách khác là thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng “lớn hơn nhiều” so với những năm 1970 Do xăng dầu là mặt hàng thiết yếu của mọi gia đình, là mặt hàng không thể thay thế nhanh chóng của các ngành công nghiệp trọng điểm của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
1.2 Giải pháp ổn định giá cả Để bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu của thị trường để phục hồi kinh tế theo chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19, Bộ Công Thương đưa ra một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Đó là, chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện kế hoạch phân giao tổng nguồn và hạn mức nhập khẩu tối thiểu bổ sung đã được Bộ Công Thương giao trong quý 2 nhằm bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước phục vụ sản xuất,kinh doanh và tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp.
Các yếu tố doanh nghiệp cần cân nhắc khi gia nhập thị trường xăng dầu
Chính phủ nên sớm trình QH, Ủy ban Thường vụ QH giảm các loại thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với các mặt hàng
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để doanh nghiệp giảm phụ thuộc nhập khẩu.
Tăng sản lượng khai thác và lọc hóa dầu là cơ sở để bình ổn giá xăng dầu trong nước, không quá nhạy cảm với biến động của xăng dầu thế giới khi phải nhập khẩu, đồng thời nguồn thu từ xăng dầu cũng tăng lên.
Nhà nước cần thực hiện linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ, kiểm soát linh hoạt yếu tố gây biến động giá xăng dầu để giảm thiểu tác động xấu đối với tăng trưởng và lạm phát.
2 Các yếu tố doanh nghiệp cần cân nhắc khi gia nhập thị trường xăng dầu
2.1 Các yếu tố tác động tới thị trường xăng dầu Việt Nam gần đây
2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới cung, cầu
- Các yếu tố tác động đến cung
Nguồn cung xăng dầu vận động theo xu hướng tỉ lệ thuận với giá cả ,giá cao thì cung tăng giá thấp thì cung giảm Ngoài tác động của giá cả,cung xăng dầu còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: chính trị, xã hội, nguồn tài nguyên dầu mỏ, trình độ khoa học công nghệ, nhu cầu tiêu dùng
Nguồn cung xăng dầu bao gồm nguồn nhập khẩu và nguồn sản xuất trong nước, cho đến giai đoạn hiện nay, nguồn cung trong nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhập khẩu Nguồn xăng dầu ở nước ta hiện nay cơ bản được nhập khẩu từ nước ngoài, những mặt hàng xăng dầu chủ yếu được các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam nhập khẩu là: xăng, dầu diesel (DO), dầu mazút (FO), nhiên liệu máy bay, dầu hoả; từ các thị trường ở nhiều nước trên thế giới: Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,… nhưng nguồn nhập khẩu chủ yếu chiếm tỷ trọng cao là Singapore, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc
Due to the increasing number of vehicles that consume gasoline, primarily automobiles and motorbikes, Vietnam's demand for gasoline has surged To meet this rising market demand, Vietnam has had to increase its gasoline imports from external sources.
Giá của dầu diesel, dầu hoả, dầu mazút trên thị trường thế giới càng ngày càng tăng cao, mặt khác do sự tiến bộ của khoa học công nghệ nên định mức tiêu hao nhiên liệu của máy móc, thiết bị sử dụng nhiên liệu diesel, dầu mazút giảm xuống do vậy sản lượng nhập các mặt hàng đó có xu hướng giảm
Phát triển nguồn hàng nhập khẩu biểu hiện ở việc tăng số lượng thị trường nhập khẩu hoặc tăng số lượng nhà cung cấp hoặc tăng quy mô, sản lượng các mặt hàng nhập khẩu
- Các yếu tố tác động đến cầu
Tổng nhu cầu xăng dầu bao gồm: Nhu cầu cho giao thông vận tải, công nghiệp, thương mại dịch vụ, an ninh - quốc phòng, nhu cầu cho tái xuất, nhu cầu cho bổ sung dự trữ.
Cầu xăng dầu vận động theo xu hướng tỷ lệ nghịch với giá cả hàng hóa Tuy nhiên xăng dầu là mặt hàng thiết yếu nên nhiều khi giá có tăng hoặc giảm mạnh thì người tiêu dùng vẫn bắt buộc phải sử dụng một lượng xăng dầu nhất định chứ không thể thay thế xăng dầu bằng mặt hàng khác.
Ngoài tác động của giá cả, cầu xăng dầu còn chịu tác động của các nhân tố: thu nhập của người dân, nguồn cung xăng dầu, quy mô của thị trường, giá cả của những hàng hóa khác có liên quan, mong muốn của người tiêu dùng.
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cả
Giá cả xăng dầu lên xuống xoay quanh giá trị thực của nó và chịu tác động của các quy luật nền kinh tế thị trường như: Quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh…
Giá cả xăng dầu biến động liên tục do những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường Theo quy luật thị trường thì người mua luôn mong muốn mua được hàng với giá thấp, còn người bán thì luôn mong muốn bán với giá cao Tuy nhiên giá cả của xăng dầu được hình thành trên thị trường là mức giá mà người mua và người bán đều chấp nhận được.
Giá cả xăng dầu chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như: Tình hình chính trị - kinh tế thế giới, quan hệ cung cầu…
Với những ưu thế về mặt trữ lượng dầu mỏ, không khó để khẳng định rằng trong tương lai OPEC vẫn là nhà cung cấp chính cho thị trường dầu mỏ Trong ngắn hạn OPEC vẫn là nhân tố chính ảnh hưởng lên giá xăng dầu
Việt Nam đã chính thức mở cửa thị trường xăng dầu Vì vậy giá xăng dầu trong nước cũng thường xuyên biến động theo giá thị trường thế giới. Tuy nhiên Nhà nước vẫn nắm quyền quản lý bằng việc điều chỉnh giá hoặc tăng, giảm thuế nhập khẩu và các loại thuế, phí khác; qua đó quyết định mức giá tới tay người tiêu dùng.