Thứ ba, trang phục quần áo luôn là nhu cầu của mỗi người, vì vậy khi kinh doanh các sản phẩm may mặc có thể nhận thấy sức tăng trưởng bền vững của nó thu về cho nhà sản xuất, người bán l
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH TẾ
Học phần: Kinh tế vi mô – ECO01A
Đề tài:
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG QUẦN ÁO MÙA
ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2021
Giảng viên: Đỗ Thị Thu
Lớp: K24NHC
Sinh viên thực hiện:
Nhóm trưởng: Trần Thị Phương Anh – 24A4012689
Thành viên: Nguyễn Thị Việt Ánh – 24A4012701
Hoàng Chính Nghĩa – 24A4012910 Nguyễn Tú Linh – 24A4012342
Tô Hương Ly – 24A4012534 Đinh Thị Mai – 24A4012537 Phùng Thị Ngọc Mai – 24A4012547 Bùi Thanh Minh – 24A4010427 Phạm Thị Trà My – 24A4010591 Nguyễn Linh Nga – 24A4012728
Hà nội, ngày 08 tháng 04 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
II DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG QUẦN ÁO MÙA ĐÔNG NĂM 2020 – 2021 3
1 Diễn biến cung 3
2 Diễn biến cầu 4
3 Phân tích diễn biến giá cả thị trường 7
III CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG QUẦN ÁO MÙA ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2020 – 2021 9
1 Phân tích các yếu tố tác động đến cầu 9
2.Phân tích các yếu tố tác động đến cung 12
3 Phân tích thị trường và giá cả thị trường 13
3.1 Xác định trạng thái cân bằng cung cầu 13
IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUẦN ÁO MÙA ĐÔNG TRONG GIAI ĐOẠN NĂM 2022 14
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG QUẦN ÁO MÙA
ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2020 – 2021
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, trang phục là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người Không chỉ giữ chức năng là bảo vệ con người khỏi các tác hại của môi trường, trang phục ngày nay còn đáp ứng vô vàn các đòi hỏi khác đến từ người tiêu dùng
Thứ nhất, trang phục góp phần mang đến cơ hội cho người mặc Theo một bài viết từ Tâm lý học xã hội và khoa học đời sống, cuộc thử nghiệm kiểm tra trí tuệ giữa hai nhóm đối tượng mặc quần áo xuề xoà và lịch lãm, những người ăn mặc quần áo chỉnh tề và lịch lãm thể hiện tốt hơn trong nhiệm vụ được giao, họ thể hiện những khả năng sáng tạo và tự tin cao hơn Thứ hai, trang phục giúp chúng ta thể hiện cá tính Mỗi loại trang phục sẽ phát ra thông điệp nhất định về người mặc, gây ấn tượng nhất định lên những người xung quanh Yếu tố đó đồng thời tác động đến chủ nhân của chúng, trở thành một phần trong cá tính mà người mặc đang muốn xây dựng Thứ ba, trang phục quần áo luôn là nhu cầu của mỗi người, vì vậy khi kinh doanh các sản phẩm may mặc có thể nhận thấy sức tăng trưởng bền vững của nó thu về cho nhà sản xuất, người bán lợi nhuận cao
Thị trường may mặc luôn là một sân chơi hấp dẫn với bất cứ nhà đầu tư nào, đặc biệt là các hãng thời trang hướng tới đối tượng học sinh sinh viên Một phần vì đối tượng này nằm ở lứa tuổi trưởng thành, thích tìm kiếm cá tính cho bản thân nên nhu cầu ăn mặc, phong cách luôn thay đổi; phần vì đây là thế hệ được tiếp cận với công nghệ số nên việc theo đuổi những trào lưu thời trang là rất phổ biến Đây vừa là ưu điểm, vừa là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất vì họ phải liên tục thay đổi và
nắm bắt rõ thị trường Những điều trên là lí do mà nhóm 1 chọn “Biến động cung cầu
và giá cả trên thị trường sản phẩm quần áo mùa đông trong năm 2020-2021” làm
đề tài nghiên cứu Bằng những số liệu sẵn có và thông qua khảo sát hơn 100 học sinh sinh viên trên địa bàn Hà Nội kết hợp cùng các phương pháp so sánh tĩnh, mô hình hóa, từ đó nhóm 1 hướng tới mục đích đưa ra những phương hướng cụ thể cho ngành
Trang 4công nghiệp may mặc nhằm phát triển, quản lý giá cả thị trường sản phẩm may mặc mùa đông trong thời gian tới
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT
- Cầu: Khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có muốn mua và có khả
năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, với giả định các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu là không đổi
- Cung: Khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có muốn mua và có
khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, với giả định các yếu tố khác là không đổi
- Hàng hóa thông thường: Là hàng hóa có tỷ lệ chi tiêu trong tổng chi tiêu của
người tiêu dùng ngày càng tăng lên cùng với mức độ gia tăng thu nhập của họ
- Hàng hóa thứ cấp: Là hàng hóa có tỷ lệ chi tiêu trong tổng chi tiêu của người
tiêu dùng ngày càng giảm đi cùng với mức độ gia tăng thu nhập của họ
- Hàng hóa thay thế: Là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu
(nhưng có thể mức độ thỏa mãn là khác nhau)
- Hàng hóa bổ sung: Có thể là những hàng hóa được sử dụng song hành với
nhau để bổ sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó
- Cân bằng thị trường: Là một trạng thái tại đó không
có sức ép làm thay đổi giá và sản lượng, tại đó còn có khả
năng cung ứng vừa đủ cho nhu cầu trên thị trường Mức giá
mà người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý của
họ được gọi là mức giá cân bằng
- Cơ chế thị trường: Là hình thức tổ chức và quản lý nền kinh tế trong đó cá
nhân tiêu dùng và nhà kinh doanh tác động lẫn nhau trên thị trường để xác định giá cả
và sản lượng Đây là cơ chế tự điều khiển hoạt động kinh tế thông qua hai lực cung cầu và giá cả thị trường
II DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG QUẦN ÁO MÙA ĐÔNG NĂM 2020 – 2021
Trang 51 Diễn biến cung
Năm 2020 có thể coi là một năm đầy thử thách của Việt Nam khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Việt Nam, khiến Chính phủ phải ra chỉ thị đóng cửa khẩu, nhiều doanh nghiệp bán lẻ tạm dừng hoạt động Không thể xuất khẩu hàng hóa, thương mại toàn cầu dần trở nên đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng cũng như để lại nhiều thách thức cho năm 2021
Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cũng
đã chia sẻ trong buổi họp báo về Hội nghị tổng kết của Hiệp hội năm 2021 diễn ra ngày 7/12:
“Năm 2021 là năm cực kỳ khó khăn của ngành dệt may Việt Nam Tiền đề tăng
trưởng âm 9,8% của năm 2020 khiến dệt may bước vào năm 2021 với nhiều nỗi lo Tuy nhiên, bằng nỗ lực của Đảng, chính quyền các cấp nói riêng và toàn bộ nhân dân Việt Nam nói chung, năm 2021 đã có những bước phát triển vượt bậc, khởi sắc hơn nhiều so với năm 2020”.
Nếu như trong quý I/2021, doanh nghiệp trong ngành dệt may phấn khởi bởi ngay từ đầu năm đã ký được hợp đồng đến hết quý III, thậm chí hết năm thì sang quý II/2021, dịch bùng phát ở khu vực phía bắc và bùng phát ở TP Hồ Chí Minh, lan rộng
ra các tỉnh khu vực phía nam khiến sản xuất của các doanh nghiệp dệt may gần như đóng băng
"Xuất khẩu dệt may tháng 7, 8, 9 liên tục giảm Đơn hàng không thể trả cho đối tác Tình hình này chỉ chấm dứt khi sang tháng 10, Nghị quyết 128/NQ - CP được Chính phủ ban hành quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID - 19 thì sản xuất của doanh nghiệp mới bắt đầu hồi phục, đã có thể 'trả nợ' các đơn hàng", ông Cẩm cho biết
2 Diễn biến cầu
Mua sắm và làm đẹp là những nhu cầu thiết yếu của học sinh - sinh viên thế kỷ hiện đại Nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao, trong đó quần áo ngày càng được quan tâm hơn và việc mua sắm nó đã gắn liền với các hoạt động của mỗi người; đôi lúc nó
Trang 6cũng được sử dụng như là một sự thư giãn sau những khoảng thời gian mệt mỏi của công việc hay học hành căng thẳng
Để phục vụ cho bài tập lớn cũng như để hiểu rõ hơn về nhu cầu mua sắm quần áo của học sinh, sinh viên hiện nay, nhóm 1 chúng em đã tạo một link google form để khảo sát hơn 100 học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội về nhu cầu mua quần áo ấm của họ khi khí hậu dần trở nên lạnh hơn Thời gian khảo sát diễn ra trong khoảng cuối tháng 2, khi đó thời tiết thay đổi đột ngột làm nhu cầu mua quần áo của các bạn cũng tăng lên
Tuy quần áo mùa đông được coi là hàng hóa thiết yếu nhưng đối tượng được nghiên cứu ở đây là học sinh sinh viên – những người hầu hết có thu nhập thấp hoặc chưa đi làm, chi tiêu còn phụ thuộc vào bố mẹ nên chỉ có 59% trả lời đồng ý khi được hỏi
Hình1.1: Nhu cầu mua quần áo mùa đông của các bạn học sinh, sinh viên Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát do nhóm thực hiện
Việc đa số người được hỏi là nữ (86,1 %) cũng có ảnh hưởng đến kết quả trên
Trang 7Hình 1.2: Giới tính của người tham gia khảo sát
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát do nhóm thực hiện)
Xu hướng ăn mặc của học sinh sinh viên hiện nay
Hình 1.3: Phong cách thời trang của những người được khảo sát
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát do nhóm thực hiện)
Xu hướng ăn mặc của học sinh sinh viên hiện nay khá thoải mái, đúng với lứa tuổi, thể hiện ở 71.3% lựa chọn Ngoài ra cũng có đến 8,9% các bạn lựa chọn phong cách trưởng thành và 9,9% theo phong cách cá tính để làm nổi bật tính cách của mình Chính vì vậy thị trường quần áo ngày càng có xu hướng phát triển, các nhãn hàng thời trang ngày càng cho ra nhiều sản phẩm với nhiều thiết kế độc lạ, bắt mắt để làm thỏa mãn nhu cầu về thời trang của người tiêu dùng
• Nhu cầu mua quần áo mùa đông của học sinh sinh viên
Trang 8Hình 1.4: Thời điểm xuất hiện nhu cầu mua quần áo
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát do nhóm thực hiện)
Từ biểu đồ, ta có thể thấy hơn 55% các bạn tham gia khảo sát có xu hướng mua quần áo khi thời tiết thay đổi 24,8% sẽ mua khi cảm thấy bản thân có khả năng chi trả
và đang trong mùa “săn sale” Khoảng 12,9% sẽ mua khi có một vài nhu cầu cá nhân (tặng quà cho người khác) Và chỉ có khoảng 7% mua khi được người quen giới thiệu hoặc có nhu cầu khác)
3 Phân tích diễn biến giá cả thị trường:
Mua bán tại chỗ ảm đạm
Theo báo Vietnamplus, giá cả đồ rét năm nay nhìn chung khá ổn định, không tăng so với năm ngoái
Tên mặt hàng Giá (nghìn đồng/chiếc)
Áo khoác mỏng nữ 150 - 200
Quần nỉ, quần tất 100 - 200
Áo gió nam 200 - 400
Áo len 150 - 350
Trang 9Áo nỉ, áo có mũ (hoodie) 300 - 400
Áo khoác dày 900 - 1900
Bảng 3.1: Giá quần áo mùa đông năm 2022
(Nguồn: Báo Vietnamplus)
Trong khi đó, những sản phẩm mang các thương hiệu quốc tế được ưa chuộng như Zara, H&M, Uniqlo hướng tới người tiêu dùng thu nhập khá nên giá bán đắt gấp đôi, gấp ba hàng thời trang thường Giá của các sản phẩm này dao động từ 300.000 - 500.000 đồng đối với áo giữ nhiệt, mũ, khăn len… và từ 3 - 6 triệu đồng với áo khoác,
áo phao, quần bò…
Một số chủ cửa hàng bán quần áo tại Hà Nội cho biết lượng khách năm nay chỉ bằng một nửa so với năm ngoái, ảnh hưởng của đại dịch khiến các thương nhân dè chừng trong việc nhập thêm các mẫu mới
Bán hàng online được mùa
Trái ngược với không khí trầm lắng tại các cửa hàng quần áo thời trang trên các tuyến phố lớn như Bà Triệu, Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc, Cầu Giấy…, thị trường quần áo mùa lạnh trên chợ mạng đang khá sôi động Đặc biệt, với giá cả chỉ từ 15.000
- 300.000 đồng/sản phẩm, hình thức mua hàng trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… thu hút được sự quan tâm của nhiều học sinh - sinh viên
Áo thun cotton dài tay 60 - 100
Áo khoác mỏng 60 - 130
Trang 10Áo len 70 - 200
Bảng 3.2: Giá một số mặt hàng tại một gian hàng trên Shopee
(Nguồn: thuongtruong.com.vn)
Khi so sánh hai bảng trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy giá của các mặt hàng trên sàn điện tử thấp hơn tại cửa hàng offline từ 30 - 40%.Cộng thêm tình hình dịch bệnh vẫn chưa có nhiều tín hiệu khả quan, quả thực, không có gì bất ngờ khi người tiêu dùng lựa chọn tham gia giao dịch trên các sàn thương mại điện tử
Chị Huyền - chủ một gian hàng online cũng cho hay, vì dịch bệnh kéo dài nên chị chuyển sang kênh bán online Không phải tốn chi phí mặt bằng nên giá quần áo của shop thường sẽ rẻ hơn từ 20 - 30% so với trước kia, dù lãi ít hơn nhưng lượng khách
ổn định và đông hơn trước
III CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG QUẦN ÁO MÙA ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2020 – 2021
1 Phân tích các yếu tố tác động đến cầu
Yếu tố thu nhập của người tiêu dùng: Đây là một yếu ảnh hưởng trực tiếp
tới khả năng mua hàng và việc ra quyết định của người tiêu dùng
• Qua khảo sát của nhóm 1 về mức thu nhập của sinh viên Học Viện Ngân Hàng cho thấy:
Hình 1.1: Thu nhập mỗi tháng của người được khảo sát
Trang 11=> Như đã phân tích ở trên, đa số các bạn sinh viên tham gia khảo sát có mức thu nhập khá thấp, thu nhập của các bạn hầu hết đến từ chu cấp gia đình (77,2%) và đi làm thêm Đặc biệt, do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội trong đại dịch hiện nay, việc tìm kiếm công việc làm thêm bên ngoài trở nên khó khăn và khiến thu nhập của sinh viên nói chung trở nên thấp hơn
Các yếu tố thị hiếu:
- Hiện nay, người tiêu dùng có cầu sử dụng về quần áo luôn quan tâm đến tính an toàn, hiệu quả, thiết kế của sản phẩm Đặc biệt là với thế hệ trẻ gen Z hiện nay, quần
áo không chỉ cần đảm bảo yếu tố chất lượng mà còn phải bắt mắt, đẹp về hình thức, mẫu mã
Hình 1.2: Chất lượng quần áo, tiêu chí khi mua đồ
- Theo khảo sát, những người tham gia có:
+70% người quan tâm đến các sản phẩm có chất liệu bình dân nhưng mẫu mã đẹp
+19% người quan tâm đến màu sắc thời thượng, bắt mắt - “đắt sắt ra miếng” +5% người chỉ quan tâm đến yếu tố chất liệu cao cấp của sản phẩm
+6% còn lại là quan tâm đến 1 số khác v.v.v
- Thậm chí, mức độ hài lòng về sản phẩm cũng ảnh hưởng đến thị hiếu người tiêu dùng:
+61,4% người tham gia khảo sát hài lòng với sản phẩm
+22,8% người tham gia khảo sát khá hài lòng với sản phẩm
+14,9% người tham gia khảo sát rất hài lòng với sản phẩm
Trang 12+0,9% người tham gia khảo sát rất không hài lòng với sản phẩm
Hình 1.3: Mức độ hài lòng khi mua hàng
Yếu tố giá cả:
Khả năng chi trả cho nhu cầu mua sắm quần áo mùa đông của nhóm đối tượng học sinh, sinh viên trên địa bàn HN như sau:
Hình 1.4: Mức chi tiêu sẵn sàng bỏ ra cho việc mua quần áo.
- Theo khảo sát của nhóm 1:
+55,4% người tham gia khảo sát chỉ sẵn sàng chi dưới 500.000 VNĐ/tháng cho quần áo mùa đông
+36,6% người tham gia khảo sát sẵn sàng chi từ 500.000 - 1.000.000 VNĐ /tháng cho quần áo mùa đông
+6,9% người tham gia khảo sát sẵn sàng chi từ 1.000.000 - 2.000.000 VNĐ/tháng cho quần áo mùa đông
+1% người tham gia khảo sát sẵn sàng chi từ trên 2.000.000 VNĐ/tháng cho quần áo mùa đông
Trang 13=> Phần đông các bạn sinh viên sẵn sàng chi dưới 500.000 VNĐ mỗi tháng cho quần áo mùa đông Đây là phân khúc bình dân, có giá cả hợp lý, phù hợp với các bạn học sinh sinh viên chưa có thu nhập/ thu nhập chưa cao.
Hình 1.5: Mức chi trả sẵn sàng thêm khi thu nhập tăng
Tuy vậy, nhóm đối tượng này luôn có nhu cầu mua sắm quần áo cao và sẵn sàng chi thêm cho loại hàng hóa này nếu có thể Khi được hỏi, có tới 73% người tham gia cho rằng họ sẵn sàng chi tiêu cho mặt hàng này, gấp 3 lần số người nói không (23%)
Ngoài ra còn các yếu tố khác như:
- Các chính sách kinh tế của Chính phủ: thuế đánh vào người tiêu dùng thì cầu sẽ giảm, chính phủ trợ cấp người tiêu dùng thì cầu sẽ tăng…
- Kì vọng thu nhập và kỳ vọng về giá cả
- Số lượng người tiêu dùng
- Giá hàng hóa liên quan trong tiêu dùng: Bao gồm hàng hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ sung
Chung quy lại, giả định cầu tăng do các yếu tố tác động đến cầu làm cầu tăng, đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải, từ D sang D 0 2
Hình 1.6: Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu
Trang 142.Phân tích các yếu tố tác động đến cung
- Tiến bộ công nghệ (ứng dụng công nghệ mới làm tăng năng suất): Công nghệ
có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được sản xuất ra Công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hoá hơn được tạo ra Ví dụ: Sự cải tiến trong công nghệ dệt vải làm tăng cung về áo ấm mùa đông
- Giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (chi phí sản xuất): Nếu như giá của các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm, lợi nhuận sẽ lớn và do đó hãng sẽ muốn cung nhiều hàng hóa hơn Ví dụ, khi giá thành vải giảm, thì nhà sản xuất
sẽ tạo ra và cung cấp được nhiều sản phẩm hơn
- Số lượng nhà sản xuất trong ngành: Số lượng người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được bán ra trên thị trường Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hoá càng nhiều, đường cung dịch chuyển sang bên phải
Ngoài ra còn hàng loạt các yếu tố khác các tác động đến cung áo ấm mùa đông nữa như:
- Giá của các hàng hóa liên quan trong sản xuất
- Các chính sách kinh tế của Chính phủ: chính sách thuế, chính sách trợ cấp, …
- Lãi suất: lãi suất tăng, đầu tư có xu hướng giảm xuống, cung sẽ giảm
- Kỳ vọng giá cả và thu nhập
- Điều kiện thời tiết khí hậu: Việc sản xuất của các doanh nghiệp có thể gắn liền với các điều kiện tự nhiên như đất, nước, thời tiết, khí hậu, …
- Môi trường kinh doanh thuận lợi: Khả năng sản xuất sẽ tăng lên, cung sẽ tăng,
… Đều làm cung tăng
=> Chung quy lại, giả định cung tăng do các yếu tố tác động đến cung làm cung tăng, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải, từ S sang S 0 1
Hình 2: Sự di chuyển và dịch chuyển đường
cung