1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dựa trên các ý nghĩa của gdpgnp trong phân tích kinh tế vĩ mô, hãy phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế việt nam trong 3 năm gần đây

52 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA: MARKETING ĐỀ TÀI THẢO LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 1 Đề tài: Dựa trên các ý nghĩa của GDP/GNP trong phân tích kinh tế vĩ mô, hãy phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 3 năm gần đây Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay và phân tích, đánh giá hiệu quả của chính sách kinh tế vĩ mô được sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian gần đây Nhóm: 03 Lớp học phần: 2307MAEC0111 Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Thanh Huyền Hà Nội, tháng 04 năm 2023 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6 1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu đo lường sản lượng 6 1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế .6 1.1.2 Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng 6 1.2 Cách sử dụng, ý nghĩa và nhược điểm của cặp chỉ tiêu GDP/GNP .7 1.2.1 Cách sử dụng cặp chỉ tiêu GDP/GNP .7 1.2.2 Ý nghĩa 7 1.2.3 Nhược điểm 8 1.3 Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .8 1.3.1 Chính sách tài khóa 8 1.3.2 Chính sách tiền tệ .9 1.3.3 Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 10 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG 3 NĂM 2020-2022 .10 2.1 Tốc độ - chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020-2022 10 2.2 GDP bình quân đầu người Việt Nam giai đoạn 2020-2022 12 2.3 Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020-2022 13 2.4 Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn năm 2020-2022 19 2.4.1 Thành tựu trong tăng trưởng kinh tế .19 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân căn bản trong tăng trưởng kinh tế 19 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY 21 3.1 Các nhân tố chủ quan 21 3.1.1 Lao động 21 3.1.2 Công nghệ- kỹ thuật 22 3.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 23 3.1.4 Vốn 24 3.1.5 Thu nhập 25 3.1.6 Lãi suất 26 3.2 Các nhân tố khách quan 28 3.2.1 Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung .28 3.2.2 Đại dịch Covid-19 31 3.3.3 Hội nhập kinh tế Quốc tế .33 2 CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ THÚC ĐÂY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .35 4.1 Chính sách tài khoá 35 4.1.1 Các chính sách tài khoá đã được ban hành 35 4.1.2 Hiệu quả của chính sách tài khóa đã được ban hành 37 4.1.3 Đánh giá hiệu quả chính sách tài khóa đã được ban hành 38 4.2 Chính sách tiền tệ 38 4.2.1 Nội dung của chính sách tiền tệ đã được ban hành .38 4.2.2 Hiệu quả của chính sách tiền tệ đã được ban hành .40 4.2.3 Đánh giá hiệu quả chính sách tiền tệ đã được ban hành .41 4.3 Đánh giá hiệu quả của cả 2 chính sách 41 CHƯƠNG V: MỘT SỐ KẾT LUẬN CHÍNH VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 43 5.1 Kết luận 43 5.2 Giải pháp .43 KẾT LUẬN 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 03 49 BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 03 50 3 LỜI MỞ ĐẦU 1, Lí do lựa chọn đề tài Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế, là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia Theo Robert Solow, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định Do sự tác động của lạm phát nên thông thường chỉ tiêu GNP và GDP theo thực tế dùng để đanh giá mức tăng trưởng kinh tế thực tế Trong đó, chỉ tiêu GDP là một chỉ tiêu thường được sử dụng nhất để đánh giá tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, một khu vực hay một địa phương trong một thời kì nhất định Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, là mối quan tâm nhiều nhất của chính phủ các nước bởi vì tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập của người dân, xóa đói giảm nghèo, …Do đó, nền kinh tế của mỗi quốc gia có tăng trưởng và phát triển hợp lý hay không thường dựa vào chỉ số GDP để nhận định Trong giai đoạn ba năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều nhưng biến động Trong khi những khó khăn tiềm ẩn của nền kinh tế còn chưa được giải quyết, nước ta lại tiếp tục chịu những cú sốc lớn từ đại dịch COVID -19, cân đối ngân sách nhà nước gặp rất nhiều thách thức Diễn biến phức tạp của đại dịch gây ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế và ngăn cản những bước tiến mới trong việc đầu tư và phát triển Từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn, bài viết này sẽ phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong ba năm gần đây ở những khía cạnh khác nhau, đồng thời nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tăng trưởng kinh tế dựa trên các ý nghĩa của GDP/GNP Qua đó đánh giá hiệu quả của những chính sách kinh tế vĩ mô đã được sử dụng, đưa ra những giải pháp tối ưu cho bài toán tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời điểm sắp tới 2, Đối tượng nghiên cứu Từ những điều nêu ra ở trên có thể thấy đối tượng nghiên cứu của đề tài này sẽ là các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, các nhân tố ảnh hưởng đến nền kinh tế và đặc biệt là những biến động của kinh tế Việt Nam trong ba năm trở lại đây 3, Mục đích nghiên cứu Nêu ra ý nghĩa của GDP/GNP trong phân tích kinh tế vĩ mô, áp dụng vào bối cảnh nền kinh tế nước ta trong giai đoạn 2020 – 2021 và 2021 – 2022 và phân tích tình hình tăng trưởng và biến động trong giai đoạn đó 4 Đánh giá hiệu quả những chính sách đã được đưa ra, từ đó đề xuất những giải pháp có thể thực hiện được trong giai đoạn sắp tới 4, Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá được những chính sách kinh tế vĩ mô cũng như đưa ra giải pháp thì không thể thiếu việc nêu ra được cơ sở lý thuyết, để từ đó áp dụng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, tổng hợp kinh tế, hệ thống hoá, khái quát hoá, phương pháp so sánh, phân tích kinh tế - xã hội Ngoài ra còn cần phải quan sát và đo lường, xây dựng được mô hình nghiên cứu, các bước tiến hành và kiểm định lại mô hình 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu đo lường sản lượng 1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 1.1.2 Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng 1.1.2.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Tổng sản phẩm quốc nội GDP đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ kinh tế của một quốc gia, trong một thời kì nhất định (thường là một năm) GDP = C + I + G + (X-IM) +C: Tiêu dùng của hộ gia đình + I: Đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp + G: Chi tiêu chính phủ + X-IM: Xuất khẩu ròng 1.1.2.2 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) Tổng sản phẩm quốc dân GNP đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước sản xuất ra trong một thời kì nhất định (thường tính là một năm) GNP = GDP + NIA Với NIA là thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài, được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập do công dân nước sở tạo ra ở nước ngoài với thu nhập tạo ra ở nước sở tại của công dân nước ngoài 1.1.2.3 Các chỉ tiêu khác  Tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP): Tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNI) là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng được sử dụng để đo lường giá trị tăng thêm thực sự của một quốc gia NNI tính toán bằng cách 6 trừ các khoản chi phí cho việc duy trì và phục hồi tài sản cố định trong quốc gia khỏi GDP NNP = GNP – De + De: khấu hao  Thu nhập quốc dân Y: Thu nhập quốc dân (Y) là phần còn lại của tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP) sau khi trừ đi thuế gián thu (Te) Thu nhập quốc dân còn có thể được tính bằng cách lấy tổng sản phẩm quốc dân trừ đi khấu hao và thuế gián thu: Y = GNP – De – Te Y = NNP – Te  Thu nhập có thể sử dụng Y D: Thu nhập có thể sử dụng Y D(hay còn gọi là thu nhập khả dụng) là phần thu nhập quốc dân còn lại sau khi các hộ gia đình nộp lại các lại thuế trực thu (Td) hoặc các loại phí ngoài thuế và nhận được các trợ cấp (Tr) của Chính phủ hoặc các doanh nghiệp Y D= Y – Td +Tr + Td: Thuế trực thu + Tr: Trợ cấp 1.2 Cách sử dụng, ý nghĩa và nhược điểm của cặp chỉ tiêu GDP/GNP 1.2.1 Cách sử dụng cặp chỉ tiêu GDP/GNP 1.2.1.1 GDP danh nghĩa và GDP thực GDP danh nghĩa: ▪ Đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ theo giá hiện hành (giá thực hiện) ▪ Ký hiệu: GDPN (GNPN ) n GDPNt (GNPNt ) = ∑ Pit Qit i=1 GDP thực: ▪ Đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ theo giá cố định (còn gọi là giá so sánh) ▪ Ký hiệu: GDPR(GNPR) GDPRt (GNPRt ) = ΣPi0 Qit  GDPN thay đổi là do giá cả thay đổi và/hoặc sản lượng thay đổi  GDPR chỉ thay đổi khi có sự thay đổi của sản lượng 1.2.1.2 GNP/GDP bình quân GNP bình quân là một thước đo kinh tế được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội (GNP) của một quốc gia cho số dân của quốc gia đó Nó thường được sử dụng để đo lường sức mạnh kinh tế trung bình của mỗi cá nhân trong một quốc gia 7 GDP bình quân là một chỉ số kinh tế được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia cho số dân của quốc gia đó Nó được sử dụng để đo lường mức độ phát triển kinh tế trung bình của một cá nhân trong một quốc gia 1.2.2 Ý nghĩa Ý nghĩa của chỉ tiêu GDP là nó cung cấp thông tin về sức mạnh kinh tế của một quốc gia và mức độ phát triển của nó Nó cũng cung cấp cho chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư một cái nhìn tổng thể về sự phát triển kinh tế của một quốc gia và cung cầu của thị trường trong nước Ý nghĩa của chỉ tiêu GNP là nó cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về giá trị sản xuất của một quốc gia và đóng góp của công dân và doanh nghiệp của quốc gia đó trong các hoạt động sản xuất kinh tế của thế giới GNP có thể được sử dụng để so sánh sức mạnh kinh tế của các quốc gia khác nhau và đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia trong thời gian 1.2.3 Nhược điểm GDP cũng có một số hạn chế, bao gồm việc không đo lường được sự phân phối thu nhập và tài nguyên trong nền kinh tế, không đo lường được các hoạt động kinh tế phi chính thức, cũng như không đánh giá được sự tiến bộ công nghệ và đóng góp của các hoạt động phi kinh doanh đối với sự phát triển của một quốc gia Do đó, để có một cái nhìn toàn diện về sự phát triển kinh tế của một quốc gia, cần sử dụng nhiều chỉ tiêu và chỉ số kinh tế khác nhau GNP cũng có một số hạn chế tương tự như GDP, như là không đo lường được sự phân phối thu nhập và tài nguyên trong nền kinh tế, không đo lường được các hoạt động kinh tế phi chính thức và không đánh giá được sự tiến bộ công nghệ Do đó, để có một cái nhìn toàn diện về sự phát triển kinh tế của một quốc gia, cần sử dụng nhiều chỉ tiêu và chỉ số kinh tế khác nhau 1.3 Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 1.3.1 Chính sách tài khóa 1.3.1.1 Khái niệm Chính sách tài khóa là hệ thống giải pháp điều chỉnh thuế và chi tiêu của chính phủ nhằm tác động đến sản lượng và việc làm của nền kinh tế theo các mục tiêu kinh tế vĩ mô 1.3.1.2 Mục tiêu:  Ngắn hạn: Tăng trưởng sản lượng, ổn định giá, giảm tỷ lệ thất nghiệp và cân bằng cán cân thanh toán  Dài hạn: điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn 1.3.1.3 Công cụ:  Chi tiêu công cho hàng hoá và dịch vụ (G)  Thuế (T) 1.3.1.4 Cơ chế tác động: 8 Trường hợp 1: Nền kinh tế vận hành dưới mức sản lượng tiềm năng, thất nghiệp trong nền kinh tế gia tăng ( dấu hiệu của nền kinh tế suy thoái )  Mục tiêu: thúc đẩy tăng trưởng, giảm thất nghiệp  Công cụ: dùng CSTK lỏng: tăng G, giảm T  Cơ chế tác động: 1 Tăng chi tiêu chính phủ (∆G) ⇒ AE tăng ⇒ Y tăng: ∆Y = m*∆G 2 Giảm thuế (∆T) ⇒ AE tăng ⇒ Y tăng: ∆Y = mt*∆T Nếu giảm tỷ lệ thuế ∆t ⇒ tăng số nhân chi tiêu m ⇒ sản lượng cân bằng tăng ∆Y = ∆m*A (A: tổng chi tiêu tự định) Trường hợp 2: Nền kinh tế vận hành trên mức sản lượng tiềm năng, lạm phát ra tăng (dấu hiệu của nền kinh tế tăng trưởng nóng)  Mục tiêu: kiềm chế tăng trưởng nóng, giảm lạm phát  Công cụ: dùng CSTK chặt: giảm G, tăng T  Cơ chế tác động: 1 Giảm chi tiêu chính phủ (∆G) ⇒ AE giảm ⇒ Y giảm: ∆Y = m*∆G 2 Tăng thuế (∆T) ⇒ AE giảm ⇒ Y giảm: ∆Y = mt*∆T Nếu tăng tỷ lệ thuế ∆t ⇒ giảm số nhân chi tiêu m ⇒ sản lượng cân bằng giảm ∆Y = ∆m*A (A: tổng chi tiêu tự định) 1.3.2 Chính sách tiền tệ 1.3.2.1 Khái niệm Chính sách tiền tệ là hệ thống các giải pháp và công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước về tiền tệ do NHTW khởi thảo và thực thi nhằm ổn định giá trị đồng tiền, hướng nền kinh tế vào sản lượng và việc làm mong muốn 1.3.2.2 Mục tiêu:  Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chống suy thoái  Ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát  Giảm thất nghiệp  Ổn định hệ thống tài chính  Các mục tiêu khác: ổn định tỷ giá, lãi suất, … 1.3.2.3 Công cụ:  Tỷ lệ dự trữ bắt buộc  Lãi suất chiết khấu  Hoạt động thị trường mở 9 1.3.2.4 Cơ chế tác động: Trong ngắn hạn CSTT chủ yếu tác động đến AE thông qua ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đối với tiêu dùng (C), đầu tư (I) và xuất khẩu ròng (NX) Từ đó tác động đến sản lượng, giá cả và việc làm của nền kinh tế  Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng: thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm ⇒ CSTT mở rộng áp dụng khi nền kinh tế suy thoái  Tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt: kiểm soát tăng trưởng nóng, giảm lạm phát ⇒ CSTT thắt chặt áp dụng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát cao 1.3.3 Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Ổn định giá: Chính sách tiền tệ cần đảm bảo ổn định giá để tăng tính toán dự đoán và tin tưởng của thị trường Chính sách tài khóa cũng cần khẳng định rằng chi tiêu của chính phủ được điều chỉnh hợp lý và không làm tăng áp suất sử dụng Tăng trưởng kinh tế: Chính sách tài khóa có thể được sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra việc làm và gia tăng thu nhập Chính sách tiền tệ cũng có thể hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bằng cách giảm lãi suất để tăng chi tiêu và đầu tư Ổn định tài chính: Khóa chính sách tài chính và tiền tệ cần đảm bảo ổn định tài chính của quốc gia Chính sách tài khóa cần chắc chắn rằng chính phủ không thắc mắc nợ quá mức, trong khi chính sách tiền tệ cần chắc chắn rằng tỷ lệ lãi suất không quá cao để không gây áp lực cho khoản vay của người dân và doanh nghiệp Điều chỉnh bù trừ: Khi chính sách tài chính khóa và tiền tệ ngoại tệ, chẳng hạn như khi chính sách tài chính khóa tăng chi tiêu trong khi chính sách tiền tệ tăng lãi suất, chính phủ có thể điều chỉnh bù trừ để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG 3 NĂM 2020-2022 2.1 Tốc độ - chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020-2022 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thay đổi khá nhiều trong giai đoạn 2020-2022 Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 3 năm 2020-2022 đã có sự thay đổi rõ rệt Sau 2 năm 2020 và 2021 bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt ở mức 2,91% và 2,58% Tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2021 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thì đây vẫn được coi là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhát thế giới Và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xếp hang cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN Đến năm 2022, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã phục hồi một cách thần kỳ, đạt mức 8,02% - cao hơn cả khi đại dịch Covid-19 chưa diễn ra Đây là một dấu hiệu vô cùng tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo Bảng số liệu tăng trưởng kinh tế trong 3 năm 2020-2022 (sử dụng GDP thực cơ sở năm 2010) 10

Ngày đăng: 16/03/2024, 00:49

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w