1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh bình phước

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Phước
Tác giả Huỳnh Thanh Hóa
Người hướng dẫn TS. Đào Lê Kiều Oanh, TS. Huỳnh Văn Sáu
Trường học Trường Đại học Bình Dương
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 4,67 MB

Nội dung

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTBCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cao thường niên BFC Năng lực tài chính của ngân hàng Banking Financial CapabilityCBTD Can bộ tín dụng CLTD Chất lượng tín dụng CN Chi

Trang 1

HUỲNH THANH HÓA

21000048

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ NGÀNH: 8340101

Bình Dương, năm 2024

Trang 2

HUỲNH THANH HÓA

21000048

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ NGÀNH: 8340101

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐÀO LÊ KIỀU OANH

TS HUỲNH VĂN SÁU

Bình Dương, năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn Thạc sĩ “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Ngânhàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Bình Phước” Đây làmột công trình nghiên cứu được thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của cô TSĐào Lê Kiều Oanh

Trong luận văn này, tác giả đã thực hiện một số nghiên cứu và phân tích vềtình hình tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh Bình Phước của Ngân hàng Thương mại

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi muốn gửi tất cả một lời cảm ơn đối với các bạn, gia đình và giáo viên đã

hỗ trợ tôi trong suốt quá trình viết luận văn này

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn cô TS Đào Lê Kiều Oanh và TS HuỳnhVăn Sáu, giảng viên hướng dẫn tôi trong quá trình viết luận văn Tôi cũng muốn gửitất cả một lời cảm ơn đến các giảng viên, nhà khoa học và các chuyên gia đã hỗ trợtôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn Tôi rất vui khi nhận được sự hỗ trợ

từ các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh và quản trị, từ các nguồn tàiliệu cho tôi đọc và tìm hiểu, đến các gợi ý và chú ý trong quá trình viết luận văn.Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Ngânhàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Bình Phước, đã cungcấp cho tôi những thông tin và tài liệu hữu ích, tạo điều kiện cho tôi có thể thu thập

dữ liệu và viết luận văn

Tôi rất vui với kết quả cuối cùng của luận văn và mong rằng những gì tôi đãhọc và viết sẽ có ích cho cộng đồng và những người có nhu cầu tìm hiểu về chấtlượng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín– chi nhánh Bình Phước

Bình Dương, tháng 02 năm 2024

Tác giả

Huỳnh Thanh Hóa

Trang 5

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chất lượng tín dụng tiêu dùng tạiSacombank – CN Bình Phước đang dần được chú trọng hơn, nhưng vẫn còn một sốhạn chế, đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn đang tăng Dữ liệu từ ba năm giaiđoạn 2020-2022 cho thấy rằng số dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ đều đang tăngliên tục Phân tích này đưa ra những nguyên nhân chính và các giải pháp đểSacombank – CN Bình Phước có thể nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng củamình trong tương lai gần.

Trang 6

MỤC LỤC

trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 3

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 3

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước có liên quan 5

6.1 Các nghiên cứu trong nước 5

6.2 Các nghiên cứu nước ngoài 7

7 Đóng góp của đề tài 9

8 Bố cục của luận văn 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10

1.1 Cơ sở lý luận về tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại 10

1.1.1 Khái niệm hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại 10

1.1.2 Vai trò của tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại 11

1.1.3 Đặc điểm và đối tượng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại 13

1.1.3.1 Đặc điểm tín dụng tiêu dùng 13

1.1.3.2 Đối tượng tín dụng tiêu dùng 14

1.1.4 Quy trình tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại 15

Trang 7

1.2 Chất lượng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại 16

1.2.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng tiêu dùng 16

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tiêu dùng 17

1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính 17

1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng 17

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tiêu dùng 20

1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan 20

1.2.3.2 Các nhân tố khách quan 24

1.2.3.3 Nhân tố từ phía khách hàng 24

1.3 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại các NHTM và bài học cho Sacombank – chi nhánh Bình Phước 25

1.3.1 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại các NHTM 25

1.3.1.1 Kinh nghiệm của ngân hàng Công thương – chi nhánh Ba Đình 25

1.3.1.2 Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 25

1.3.1.3 Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 26

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Sacombank cũng như các ngân hàng thương mại khác 26

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC 29

2.1 Giới thiệu về Sacombank – chi nhánh Bình Phước 29

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín 29

2.1.2 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Bình Phước 29

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Bình Phước 30

2.1.3.1 Kết quả huy động vốn 31

2.1.3.2 Kết quả hoạt động tín dụng 35

Trang 8

2.1.3.3 Lợi nhuận của Sacombank – chi nhánh Bình Phước 38

2.2 Thực trạng tín dụng tiêu dùng tại Sacombank – chi nhánh Bình Phước 40

2.2.1 Thực trạng tín dụng tiêu dùng tại Sacombank – chi nhánh Bình Phước 40

2.2.2 Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sacombank – chi nhánh Bình Phước 44

2.2.2.1 Chỉ tiêu định tính 44

2.2.2.2 Chỉ tiêu định lượng 46

2.2.3 Đánh giá hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Sacombank – chi nhánh Bình Phước dựa trên kết quả khảo sát 52

2.2.4 Những kết quả đạt được 56

2.2.5 Các hạn chế 57

2.2.6 Nguyên nhân của các hạn chế 58

2.2.6.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 59

2.2.6.2 Nguyên nhân từ phía môi trường vĩ mô 60

2.2.6.3 Nguyên nhân từ phía khách hàng 60

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 62

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC 63

3.1 Mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển của Sacombank – CN Bình Phước 63

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sacombank – CN Bình Phước 64

3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng 64

3.2.2 Đa dạng hoá danh mục tín dụng 65

3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động marketing 65

3.2.4 Giải pháp giảm thiểu rủi ro 66

3.2.5 Quan tâm chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng 67

3.3 Kiến nghị đối với Sacombank 68

3.3.1 Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng tiêu dùng 68

3.3.2 Xây dựng hệ thống kiểm tra và giám sát tín dụng hiệu quả 69

Trang 9

3.3.3 Đầu tư phát triển công nghệ thông tin 69 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 71 KẾT LUẬN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2 1: Tình hình huy động vốn Sacombank – CN Bình Phước từ 2019 – 2022 32 Bảng 2 2: Chỉ tiêu huy động vốn, tín dụng và tỷ lệ tín dụng trên tiền gửi của Sacombank – CN Bình Phước 36 Bảng 2 3: Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ Sacombank – CN Bình Phước 38 Bảng 2 4: Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng tại Sacombank - CN Bình Phước giai đoạn 2020 – 2022 38 Bảng 2 5: Dư nợ tín dụng KHCN theo kỳ hạn tại Sacombank – CN Bình Phước giai đoạn 2020 – 2022 40 Bảng 2 6: Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng KHCN trong tổng dư nợ tín dụng tại Sacombank - CN Bình Phước giai đoạn 2020 – 2022 41 Bảng 2 7: Dư nợ tín dụng KHCN theo sản phẩm tại Sacombank - CN Bình Phước giai đoạn 2020 – 2022 42 Bảng 2 8: Dư nợ tín dụng tiêu dụng KHCN theo TSĐB tại Sacombank - CN Bình Phước giai đoạn 2020 – 2022 43 Bảng 2 9: Số lượng khách hàng giao dịch tại Sacombank – CN Bình Phước giai đoạn 2020 – 2022 47 Bảng 2 10: Số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại Sacombank - CN Bình Phước giai đoạn 2020 – 2022 47 Bảng 2 11: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tại Sacombank - CN Bình Phước

từ năm 2020 – 2022 49

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2 1: Tỷ lệ tín dụng trên tiền gửi của các NHTM năm 2022 37 Hình 2 2: Tình hình biến động của Nợ quá hạn tại Sacombank – CN Bình Phước từ năm 2020 đến năm 2022 50 Hình 2 3: Thông tin chung về đối tượng khảo sát 53

Trang 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCTC Báo cáo tài chính

BCTN Báo cao thường niên

BFC Năng lực tài chính của ngân hàng Banking Financial CapabilityCBTD Can bộ tín dụng

CLTD Chất lượng tín dụng

CN Chi nhánh

CP Cổ phần

GDP Tổng thu nhập quốc nội

ISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa

LA Số lượng tài sản thanh khoản Liquid Asset

NHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM Ngân hành thương mại

NPL/TL Tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dưnợ Non-Performing Loans to TotalLoans

OC Nguồn vốn chủ sở hữu Owned Capital

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cấp tín dụng là một trong những hoạt động chính của Ngân hàng thương mại,

có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, nhưng cũng là hoạt động gây rủi rocao nhất trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng Hoạt động tín dụng vẫn là nguồnsinh lời chính của một ngân hàng, với dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trongtổng tài sản có sinh lời Tuy nhiên, rủi ro từ hoạt động tín dụng vẫn đóng vai trò làrủi ro chủ yếu của Ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Chỉ số tiêu dùng được xem như một dấu hiệu quan trọng của tăng trưởng kinh

tế trung hạn ở nhiều quốc gia trên thế giới Mức tiêu dùng xuất phát từ sự oạn nhận

về thu nhập tương lai của người dân Nó cũng là một động lực và mục tiêu chi trảcủa hoạt động sản xuất kinh doanh Nhu cầu tiêu dụng về xe hơi, nhà ở, và các mặthàng gia dụng khác cũng có thể được đáp ứng thông qua tín dụng tiêu dùng Do đó,tín dụng tiêu dùng luôn được coi là một phần quan trọng của ngân hàng bán lẻ.Theo một khảo sát của BCG Group, tín dụng tiêu dùng chỉ chiếm 30% - 35% tổng

dư nợ nhưng tạo ra trên 60% lợi nhuận của các ngân hàng thương mại lớn tại châu

Á Trong khi đó, cho dân cư, có nhu cầu đặc biệt của thế hệ trẻ và những người cóthu nhập thấp, họ không thể chờ đợi đến tuổi già mới có đủ tiền tiết kiệm để muanhà, xe hơi và các mặt hàng gia dụng khác

Tại Việt Nam, vào một số năm gần đây, hoạt động tín dụng tiêu dùng đãchiếm một vị trí quan trọng trong dịch vụ ngân hàng, tín dụng tiêu dùng đã gópphần lớn vào lợi nhuận cho các ngân hàng Do đó, các ngân hàng đã tăng cườngviệc phát triển tín dụng tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng cho phép khách hàng cá nhân

và hộ gia đình mua sắm các mặt hàng cần thiết thông qua các gói trả góp, tạo cho họđộng lực để làm việc, tiết kiệm và nuôi dưỡng con cái Việc này cũng kích thích nhucầu tương lai của doanh nghiệp, tăng quy mô sản xuất, thúc đẩy sự đổi mới vàphong phú hơn về chất lượng sản phẩm Điều này giúp tăng tốc toàn bộ quá trìnhsản xuất, giao dịch, phân phối và tiêu dùng, tạo ra một nền tảng tăng trưởng cho

Trang 14

kinh tế Trước những lợi ích lớn mà tín dụng tiêu dùng mang lại cho hệ thống ngânhàng và kinh tế, việc cải thiện chất lượng các sản phẩm tín dụng tiêu dùng đã trởnên quan trọng.

Sài Gòn Thương Tín đã nhận thức vai trò quan trọng của tín dụng tiêu dùngtrong hoạt động ngân hàng, do đó, ngân hàng này đã nhanh chóng tham gia và pháttriển một số sản phẩm tín dụng tiêu dùng với lãi suất hấp dẫn và kỳ hạn tín dụng dài.Tại Chi nhánh Bình Phước, cũng đã có những nỗ lực về phát triển tín dụng tiêudùng Qua thực tiễn và kinh nghiệm, Chi nhánh đã đạt được một số kết quả Tuynhiên, tín dụng tiêu dùng của chi nhánh vẫn còn một số hạn chế, chẳng hạn nhưdoanh số tín dụng tiêu dùng vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn, tỷ lệ dư nợkhông có tài sản bảo đảm vẫn ở mức cao và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng quanhiều năm Sản phẩm tín dụng tiêu dùng của chi nhánh cũng chưa có ưu điểm nổibật hơn Ví dụ, lãi suất tín dụng của Sacombank – CN Bình Phước lớn hơn so vớimột số ngân hàng khác, như lãi suất tín dụng của NHTM CP Á Châu là 9,7%/ nămtrong khi lãi suất tín dụng của Sacombank – CN Bình Phước lớn hơn, ở mức 10,5%.Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng của Sacombank – CN Bình Phước cũng giảm từ4,42 trong năm 2021 xuống còn 4,15 trong năm 2022, cho thấy chất lượng tín dụngtiêu dùng của chi nhánh cần cải thiện và không đạt được yêu cầu phát triển đặt ra.Cùng với những thách thức mà hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân phải đối mặtnhư khoản vay nhỏ, phí dịch vụ cao, người đi vay bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố kháchquan khác nhau ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ, việc mở rộng hoạt động cho vay cũng phảihướng tới nâng cao chất lượng và đảm bảo an ninh trong hoạt động cho vay như một mụctiêu hàng đầu ưu tiên hàng đầu của ngân hàng, Chi nhánh Sacombank – Bình Phước cũngkhông ngoại lệ, chi nhánh có thị trường đầy hứa hẹn để phát triển, tuy nhiên, hoạt động chovay tại đây cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng là nguyên nhân chính tiềm

ẩn những nguy cơ mất an toàn, tiêu cực trong hoạt động tín dụng Nhận thức được tầmquan trọng của việc cho vay cá nhân, kết hợp với kiến ​ ​ thức có được qua quá trình họctập, nghiên cứu, kinh nghiệm làm việc thực tế tại chi nhánh và thời gian nghiên cứu hạn

chế, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Ngân

Trang 15

hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Bình Phước” để làm đề

tài nghiên cứu cho luận văn của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sacombank – CN BìnhPhước giai đoạn 2020 – 2022 Trên cơ sở đó, luận văn thực hiện đánh giá đánh giáchất lượng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nângcao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh trong thời gian tới

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát, luận văn xác định các mục tiêu cụ thể sauđây:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng tiêu dùng và chất lượng tín dụng tiêudùng tại NHTM

Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sacombank– CN Bình Phước trong giai đoạn 2020 - 2022;

Trên cơ cở phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tiêu dùng, nghiên cứu đềxuất một số giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tạiSacombank – CN Bình Phước

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đề ra, luận văn hướng đến trả lời các câu hỏi sau:Nghiên cứu cơ sở lý luận nào về tín dụng tiêu dùng và chất lượng tín dụng tiêudùng của NHTM

Trong giai đoạn 2020 – 2022, thực trạng chất lượng tín dụng tiêu dùng củaSacombank – CN Bình Phước diễn ra như thế nào? Những thuận lợi và hạn chế nàotrong hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dụng tại chi nhánh Bình Phước?

Trang 16

Cần đề xuất giải pháp và kiến nghị nào nhằm nâng cao chất lượng tín dụngtiêu dùng tại Sacombank – CN Bình Phước?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng tín dụng tiêu dùng tại NHTM CP Sài GònThương Tín – CN Bình Phước

- Đối tượng khảo sát: khách hàng là các cá nhân hoặc hộ gia đình có quan hệtín dụng tại chi nhánh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: xem xét trong giai đoạn 2020 – 2022

- Không gian nghiên cứu: Sacombank – CN Bình Phước

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đạt được mục tiêunghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chuyên sâu: Nghiên cứu thêm các công trình khoahọc của các chuyên gia trong cùng lĩnh vực, tham khảo ý kiến của Ban lãnh đạo vàphòng Tín dụng – Sacombank CN Bình Phước nhằm mục đích xác định mục tiêu vàphương hướng phát triển hoạt động Tín dụng trong thời gian tới Từ đó tạo cơ sởtiền đề để chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai các sản phẩmtín dụng tiêu dùng và đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao CLTD củaSacombank – CN Bình Phước trong thời gian tới

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các kỹ thuật về thu thập thông tin, thống kê,phân tích kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin nhằm đưa

ra những nhận định về tình hình tín dụng tiêu dùng ở ngân hàng TMCP Sài GònThương Tìn – Chi nhánh Bình Phước Từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao chấtlượng sản phẩm tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng này Cụ thể như sau: Phương phápphân tích thu thập dữ liệu, thu thập dữ liệu từ các báo cáo hoạt động kinh doanh qua

Trang 17

các năm tại Sacombank- Chi nhánh Bình Phước; Phương pháp diễn giải và quy nạp;Phương pháp so sánh đối chiếu; Phương pháp tổng hợp, luận văn sử dụng phươngpháp tổng hợp thông tin từ các văn bản; báo cáo tài chính (BCTC), báo cáo thườngniên (BCTN), số liệu tại phòng tín dụng, các tài liệu nội bộ liên quan đến quy trìnhnghiệp vụ tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh các năm 2020 – 2022 Ngoài ra, luận văncòn sử dụng nguồn tin từ 1 số các webside khác nhằm phục vụ cho quá trình tìmhiểu và so sánh thông tin trong công tác nghiên cứu: trang web của Ngân hàng nhànước (NHNN).

6 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước có liên quan

Trong nước và trên thế giới, tác giả đã phát hiện có rất nhiều nghiên cứu liênquan đến chủ đề này Tuy nhiên, do tính đặc thù của các quốc gia, vùng lãnh thổ vàtình hình kinh tế sống xã hội, nên việc quản lý rủi ro và nâng cao chất lượng tíndụng cá nhân tại các NHTM sẽ khác nhau Một vài nghiên cứu liên quan đến chủ đềnày đã được tác giả tổng hợp và đưa vào phần tổng quan của nghiên cứu

6.1 Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, hoạt động cho vay tiêu dùng và chất lượng cho vay tiêu dùngtại NHTM đã được thực hiện nhiều, với một trong số đó là nghiên cứu của NguyễnThị Ngọc Mai (2013) Nghiên cứu này tập trung vào giải pháp mở rộng và nâng caochất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn –Chi nhánh Thăng Long Nghiên cứu này đã phân tích chi tiết các vấn đề ly thuyết cơbản về cho vay tiêu dùng và đánh giá thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng tạiAgribank – CN Thăng Long, sử dụng các phương pháp phân tích so sánh và phântích tỷ lệ để xem xét các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và thu nhập của cho vay tiêudùng Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng,cải thiện chất lượng cho vay tiêu dùng

Tác giả Vũ Văn Thực (2014) đã tiến hành một nghiên cứu về "Phát triển chovay tiêu dùng tại ngân hàng và phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank", trong đóđược đánh giá khái quát thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của Agribank

Trang 18

Nghiên cứu này đề xuất các giải pháp để phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng baogồm đa dạng hóa và nâng tinh chất lượng sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng, đểđáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng Các giải pháp này bao gồmviệc hỗ trợ đăng ký vay online, đặt lịch hẹn online, hỗ trợ trực tuyến, dịch vụ chovay trực tuyến, giảm thiểu hồ sơ thủ tục và giấy tờ.

Tác giả Lý Cẩm Hồng (2014) đã tìm hiểu về chất lượng cho vay tiêu dùng tạingân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn Nghiên cứu này đưa rakết luận rằng nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng có thể cải thiện đời sống vậtchất và tinh thần của người dân và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng Nó cũng giúpphát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng khác Tác giả đề xuất các giải pháp để cảithiện chất lượng cho vay tiêu dùng, chẳng hạn như hỗ trợ đăng ký trực tuyến vàgiảm thiểu hồ sơ thủ tục

Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP NgoạiThương Việt Nam (VCB) đã được nghiên cứu trong luận án của Nguyễn Thị ThuĐông (2012) Luận án này đưa ra kết luận về cơ sở lý luận và thực trạng chất lượngtín dụng tại VCB, và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng Tuynhiên, luận án chỉ dựa vào dữ liệu thứ cấp và không xem xét ảnh hưởng của nhữngnhân tố khác và mức độ tác động của chúng

Nguyên nhân và giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được tìm hiểu trong luận án củaNguyễn Văn Tuấn (2015) Đây là một luận án bao gồm lý luận về chất lượng tíndụng và rủi ro tín dụng, mô tả thực trạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp, và đềxuất các giải pháp để cải thiện chất lượng tín dụng Tuy nhiên, luận án này chỉ dựatrên dữ liệu thứ cấp và không xem xét chi tiết về tác động của các yếu tố vào chấtlượng tín dụng

Nguyên tắc và giải pháp cho chất lượng tín dụng hộ sản xuất được trình bàytrong luận án của Nguyễn Văn Thanh (2015) Đây là một luận án tạo ra một khung

lý thuyết về chất lượng tín dụng hộ sản xuất và trả lời các câu hỏi về hoạt động tín

Trang 19

dụng hộ sản xuất và quan niệm về chất lượng tín dụng hộ sản xuất Luận án nàycũng đề xuất một hệ thống giải pháp, bao gồm việc mở rộng mạng lưới, nâng caonhận thức của cán bộ, tăng cường quản trị rủi ro, đa dạng hóa phương thức cho vay

và cải thiện chất lượng điều hành của hoạt động tín dụng ở cơ sở Tuy nhiên, luận

án này chỉ dựa trên dữ liệu thứ cấp và không tính toán chi tiết về rủi ro và tác độngcủa các giải pháp

Luận án 'Nâng cao chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phầnViệt Nam' do Dương Thị Hoàn (2020) viết đã xây dựng một mô hình nghiên cứuđịnh lượng với 7 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng (CLTD) của các Ngânhàng thương mại Trong đó, nhân tố 'Quản lý rủi ro tín dụng' đã được minh bằngbằng chứng định lượng, tác động tích cực đến CLTD Luận án này cũng đề xuất cácgiải pháp và kiến nghị nâng cao CLTD cho các Ngân hàng thương mại cổ phần ViệtNam

6.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Faiçal Belaid (2014) đã tiến hành một nghiên cứu về chất lượng hoạt động tíndụng của các ngân hàng ở Tunisian Nghiên cứu này tập trung vào tác động của cácyếu tố nội tại của các ngân hàng, bao gồm năng lực điều hành, hiệu quả sử dụng chiphí, quy mô nguồn vốn ngân hàng, sự tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận, đến chấtlượng tín dụng Biến độc lập bao gồm sự tăng trưởng GDP và các đặc điểm củakhách hàng doanh nghiệp Nghiên cứu này được tiến hành với 10 ngân hàng lớnnhất Tunisian - Thụy Sỹ từ năm 2001 đến 2011 Kết quả cho thấy rằng, sự khác biệttrong việc sử dụng chi phí và vốn chủ sở hữu thấp có thể gây chất lượng tín dụngthấp Sự tăng trưởng GDP và các đặc điểm của khách hàng doanh nghiệp có tácđộng lớn đến đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng

KilianFink và cộng sự (2016) đề xuất một thuật toán để mô hình hóa sự liênkết giữa các ngân hàng thông qua kênh chất lượng tín dụng Trong mô hình hiện có,các cú sốc thường chỉ lan sang từ ngân hàng này sang ngân hàng khác trong trườnghợp vỡ nợ Tuy nhiên, trong thuật toán của nghiên cứu, các cú sốc cũng được truyền

Trang 20

đi thông qua việc giảm giá tài sản và suy giảm chất lượng tín dụng Khi xảy ra cúsốc, xác suất vỡ nợ (PD) của các ngân hàng tăng lên, làm tăng sự mất mát dự kiếncủa danh mục tín dụng của họ, do đó giảm tỷ lệ vốn điều tiết của đối tác PD của họtăng lên sẽ ảnh hưởng đến PD của các đối tác của họ.

Laivi và Kadri (2017) tập trung vào rủi ro ngân hàng do sự tăng trưởng quámức của khoản vay và cam kết tín dụng ngoại bảng Chúng tôi đã khảo sát chấtlượng tín dụng cả trong vĩ mô và vi mô, sử dụng bảng dữ liệu của 478 ngân hàng tại

28 quốc gia Châu Âu trong giai đoạn 2004 - 2014 Kết quả cho thấy rằng tăng tỷ lệcam kết tín dụng trên tổng tài sản là một chỉ báo cảnh báo trước hai năm về sự tănglên tỷ lệ nợ xấu và dự phòng tổn thất cho vay Tác động bất lợi của các cam kết tíndụng đối với chất lượng tín dụng xuất phát từ bối cảnh bùng nổ tín dụng Điều này

có ý nghĩa đáng kể hơn so với các yếu tố quyết định chất lượng tín dụng truyềnthống và việc xem xét các biện pháp cam kết tín dụng có thể cải thiện nhận biết kịpthời rủi ro tín dụng

Tóm lại, có rất nhiều nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng tín dụng tạiNHTM, tuy nhiên, mỗi nghiên cứu này đề cập đến góc nhìn khác nhau về chấtlượng tín dụng tại ngân hàng Mỗi chi nhánh ngân hàng khác nhau sẽ có cách thức,chiến lược và tình hình hoạt động kinh doanh khác nhau Do đó, tác giả lựa chọnSacombank – CN Bình Phước để tập trung vào việc phân tích chất lượng tín dụngtiêu dùng tại chi nhánh này, theo đặc điểm hoạt động kinh doanh tại địa bàn TheoPwC (2020), ngành dịch vụ tài chính và ngân hàng sẽ đối mặt với những hiệu ứngbất thường nặng nề hai Nhu cầu kinh doanh và chất lượng tín dụng của khách hàngđang suy giảm vì đại dịch COVID-19 và môi trường lãi suất thấp Nên, việc nângcao chất lượng tín dụng sẽ đem lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng

Như vậy, nghiên cứu chất lượng tín dụng tiêu dùng của Sacombank – CN BìnhPhước trong giai đoạn 2020 – 2022 có những điểm đặc thù so với những nghiên cứutrước xét về phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu

Trang 21

7 Đóng góp của đề tài

Luận văn này tập trung vào việc nghiên cứu chất lượng tín dụng tiêu dùng tạiSacombank – CN Bình Phước, cung cấp các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động tín dụngcủa chi nhánh Nghiên cứu này góp phần vào quản lý hiệu quả các khoản tín dụng tiêudùng, đánh giá chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng tíndụng và hiệu quả sử dụng vốn huy động Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho chi nhánh cóthêm thông tin để đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp, nâng cao chất lượng tín dụng

cá nhân và tăng hoạt động kinh doanh

8 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Phục lục và Danh mục tài liệu tham khảo,công trình luận văn được bố cục thành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng tiêu dùng của ngân hàngthương mại

- Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thươngmại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Bình Phước

- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàngThương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Bình Phước

Trang 22

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Cơ sở lý luận về tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Tín dụng là một thuật ngữ có nguồn gốc từ từ gốc chữ La tinh “Credittum”,với nghĩa đại loại là tin tưởng, tín nhiệm Tuy nhiên, trong ngôn ngữ dân gian ViệtNam, tín dụng thường được hiểu là sự vay mượn Thực tế, tín dụng có nhiều nghĩakhác nhau và được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau

Theo định nghĩa chính thức của Quốc hội (2010), tín dụng được hiểu là mộthình thức cấp tín dụng của các NHTM, với định nghĩa chi tiết là việc bên tín dụnggiao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đíchxác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả cảgốc và lãi Cụ thể, tín dụng là một hình thức cấp tín dụng, trong đó bên tín dụnggiao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đíchxác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả cảgốc và lãi

Tín dụng có thể được thực tế thực hiện thông qua giao dịch tín dụng, chiếtkhấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các giao dịch cấptín dụng khác Nó được cấp bởi các NHTM với mục đích hỗ trợ khách hàng trongviệc tiêu dùng hoặc đầu tư Tín dụng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khácnhau, chẳng hạn như mua sắm hàng hóa vật chất, đầu tư kinh doanh, hoặc trả nợ

Vì vậy, tín dụng là một hình thức cấp tín dụng rất quan trọng và phổ biến, vớinhiều ưu điểm và rủi ro Để sử dụng tín dụng hiệu quả và an toàn, khách hàng nênnắm rõ cách hoạt động và các điều kiện của tín dụng, chọn các NHTM uy tín vàchấp nhận các điều khoản và điều kiện của tín dụng

Tín dụng tiêu dùng đã xuất hiện tại Việt Nam khoảng 20 năm trước, tuy nhiên

nó chưa trở thành mục tiêu chính của các tổ chức tín dụng (TCTD) ở đây Nhưng

Trang 23

trong vài năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và đời sống đã gópphần đẩy mạnh hoạt động tín dụng tiêu dùng Nhu cầu tiêu dùng tăng cao, và tỷtrọng tín dụng tiêu dùng trên tổng dư nợ của các TCTD Việt Nam chiếm chỉ khoảng5%, so với 40% - 50% của các nước phát triển (Khuất Duy Tuấn, 2005) Tín dụngtiêu dùng của Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, với số dân lớn vàtăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Tín dụng tiêu dùng là một trong những hình thức tài trợ được sử dụng rộng rãihiện nay, có tác dụng hỗ trợ cá nhân và hộ gia đình đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trongcuộc sống hàng ngày Nó cho phép khách hàng mượn một khoản tiền từ các NHTM

và trả lại theo các thông tin và điều kiện đã được thỏa thuận trước Nó cung cấpnguồn tài chính cho các mục đích sử dụng như nhà ở, xe cộ, tiện nghi sinh hoạt, họctập, du lịch và y tế, trước khi có đủ kinh tế để tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng cónhững đặc điểm riêng biệt với tín dụng ngân hàng, vì nó có mục tiêu hỗ trợ nhu cầutiêu dùng và có thể có những rủi ro và yêu cầu đặc biệt (Khuất Duy Tuấn, 2005):

- Khách hàng vay tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc gia đình

- Mục đích vay là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, không phải kinh doanh

- Khách hàng thường chú ý đến số tiền thanh toán hơn lãi suất

- Lãi suất tín dụng tiêu dùng thường cao hơn lãi suất tín dụng thương mại vìchi phí tín dụng cao

- Nguồn trả nợ của khách hàng thường đến từ thu nhập, không luôn phải từ kếtquả sử dụng vay

- Ngân hàng thương mại quyết định tín dụng dựa trên việc có làm, mức thunhập và trình độ học vấn của khách hàng

1.1.2 Vai trò của tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại

- Trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động tín dụng tiêu dùng đã giảm khối lượng tiềntrong nền kinh tế do vai trò trung gian của các NHTM trong việc chuyển tiền Điềunày giảm số lượng tiền mặt ở các tầng lớp dân cư, hạn chế sự lạm phát và ổn định

Trang 24

tiền tệ, cung cấp vốn để hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, kích cầu cho sảnxuất và kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình hoànthành kế hoạch sản xuất Hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp góp phần cho sựphát triển của sản xuất và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng và phong phúcủa xã hội Điều này cũng làm cho thị trường giá cả ổn định, đảm bảo đời sống ansinh xã hội, tạo công việc cho người lao động… đó là yếu tố quan trọng để xã hộiphát triển bền vững.

- Đối với ngân hàng: cuộc hội nhập kinh tế toàn cầu, ngành ngân hàng ViệtNam đang có nhiều cơ hội và thách thức Với dân số lớn và đang tăng trưởng, thịtrường tài chính Việt Nam đang trở nên hấp dẫn hơn cho các NHTM Để khai tháctốt các cơ hội này, các ngân hàng nên đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, trong đó códịch vụ huy động vốn và hoạt động tín dụng Các sản phẩm và dịch vụ này sẽ đápứng nhu cầu và mong đợi của các cá nhân và hộ gia đình, tạo điều kiện cho sản xuất

và kinh doanh, ổn định thị trường giá cả và đảm bảo đời sống an sinh xã hội Tíndụng cá nhân là cách để thiết lập mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng tốt hơn.Qua tín dụng cá nhân, ngân hàng có thể tung ra nhiều sản phẩm tài chính hữu dụngnhư tiền gửi, tiền thanh toán, chuyển tiền, chuyển khoản, kiểm đếm, giữ hộ,… vàgiới thiệu cho khách hàng Điều này không chỉ tạo cho ngân hàng một cơ hội đadạng hóa hoạt động kinh doanh mà còn giúp họ tăng thu nhập và giảm rủi ro, baogồm rủi ro tín dụng Với sự hội nhập kinh tế, cuộc sống người dân đang ngày càngđược cải thiện và mức sống của mỗi cá nhân sẽ cao hơn Thị trường tín dụng cánhân mang lại cơ hội hấp dẫn cho các ngân hàng triển khai dịch vụ tài chính Điềunày bao gồm việc thu hút vốn từ khách hàng dưới dạng tiền gửi thanh toán và tiềntiết kiệm, thu phí dịch vụ thanh toán như chuyển tiền, kiểm đếm tiền, và giữ hộ, vàlợi nhuận từ việc cấp tín dụng Tín dụng cá nhân là một kênh thuận lợi để tạo mốiquan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, từ đó tạo ra cơ hội cho các ngân hàng đadạng hoá hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững

- Đối với khách hàng: Tín dụng tiêu dùng là một dịch vụ tín dụng do ngânhàng cung cấp, giúp người dân mở rộng và hỗ trợ chi tiêu cho mục đích sống Trong

Trang 25

một thế giới kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về hàng hoá và dịch vụtiêu dùng của người dân ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn Với đa dạngcác sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng hiện nay, người tiêu dùng cũng luôn chạy theo

xu hướng đó Tuy nhiên, có một số trường hợp khách hàng không có đủ khả năng

để chi ra một lượng tiền lớn để mua sắm, hoặc họ không muốn sử dụng nguồn vốncủa mình Đó là lúc dịch vụ tín dụng tiêu dùng có thể giúp họ mở rộng và hỗ trợ choviệc chi tiêu Loại hình tín dụng này dùng để mở rộng và hỗ trợ cho người dân trongviệc chi tiêu cho các mục đích như: mua sắm, xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa, muasắm phương tiện đi lại, du lịch, du học… Điều này giúp cải thiện, nâng cao mứcsống và trình độ dân trí của toàn xã hội Người lao động sẽ có thể được thỏa mãnnhu cầu, tái tạo sức lao động, kích thích người dân lao động tích cực làm việc, sángtạo và tăng năng suất lao động Hơn nữa, tín dụng tiêu dùng sẽ góp phần hạn chế tíndụng đen và tín dụng nặng lãi, hoạt động phi pháp và gây ra những hậu quả nặng nềcho người dân và toàn xã hội Với sự hỗ trợ từ tín dụng tiêu dùng, người dân sẽ cóthể chi tiêu hợp lý và đạt được mức sống tốt hơn Nó cũng có thể giúp người laođộng có thể tận dụng năng lực và tài nguyên, góp phần xây dựng một xã hội pháttriển và tiên tiến hơn

1.1.3 Đặc điểm và đối tượng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.1.3.1 Đặc điểm tín dụng tiêu dùng

- Tín dụng tiêu dùng là một dịch vụ có chi phí cao với rủi ro lớn, do vì vậy,NHTM quản lý và kiểm soát khoản tín dụng tiêu dùng một cách chặt chẽ và linhhoạt Nhu cầu tín dụng tiêu dùng của các cá nhân và hộ gia đình có thể thay đổinhanh chóng vì tình hình tài chính không ổn định, do đó NHTM cần quản lý vàkiểm soát khoản tín dụng tiêu dùng để hạn chế rủi ro

- Tín dụng tiêu dùng có quy mô nhỏ hơn so với các khoản vay kinh doanh vàbất động sản, nhưng lượng khoản vay này rất lớn và chiếm một vị trí quan trọngtrong hệ thống tín dụng Lý do là do đối tượng của tín dụng này là những người dântrong xã hội, với nhu cầu tiêu dùng đa dạng và phong phú Người dân chỉ vay tiếpnếu có một lượng vốn tương đối, vay ngân hàng chỉ để bổ sung số tiền còn thiếu

Trang 26

Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, số lượng khoản vay tiêudùng sẽ tăng theo.

- Tín dụng tiêu dùng có quy mô nhỏ với thời hạn ngắn và trung bình Món vay

có giá trị nhỏ nhưng rủi ro cao Nguồn trả nợ chính là thu nhập hoặc tài khoản tiếtkiệm của khách hàng Lãi suất tín dụng cố định cao hơn so với các lĩnh vực tín dụngkhác vì chi phí tín dụng cao hơn Rủi ro tín dụng tiêu dùng cao hơn so với việc tàitrợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Ngân hàng xem xét mức thu nhập của kháchhàng khi ra quyết định tín dụng

- Rủi ro khách quan của tín dụng tiêu dùng khá cao, nguồn trả nơi chủ yếu đến

từ thu nhập hiện tại của người vay Do đó, tình trạng kinh tế xấu, sự biến động tiêucực chung như thiên tai, mất mùa, thất nghiệp, hoặc tình trạng sức khoẻ không tốtcủa khách hàng có thể gây ảnh hưởng tới khả năng trả nợ Khoản vay này cũng cótính nhạy cảm theo chu kì kinh tế, khi kinh tế tăng trưởng, nhu cầu vay ngân hàngtăng dẫn đến rủi ro cao, while khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu vay ngân hànggiảm dẫn đến rủi ro thấp hơn

- Rủi ro chủ quan của tín dụng tiêu dùng có thể phát sinh do thiếu đầy đủ cũngnhư rõ ràng của thông tin tài chính về cá nhân và hộ gia đình so với các thông tin vềdoanh nghiệp (với giấy tờ như BCTC, BCTN, hoặc kiểm tra công tác kế toán) Điềunày có thể gây rủi ro đạo đức và rủi ro thông tin bất cân xứng Khả năng trả nợ củakhách hàng có thể không đạt yêu cầu do không có thiện chí trả nợ hoặc do khôngcung cấp đầy đủ và trung thực thông tin để vay vốn

1.1.3.2 Đối tượng tín dụng tiêu dùng

Nhu cầu vay vốn của đối tượng tín dụng tiêu dùng, các cá nhân và hộ gia đình,rất đáng chú ý và phụ thuộc vào tình hình thu nhập và tài chính của họ Họ thườngtìm kiếm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu sống của họ và các dự án đầu tư lớn hơn

Do đó, việc đánh giá và quản lý rủi ro cho các khoản vay này trở nên rất quan trọng.Trong thực tế, có ba trường hợp phổ biến với đối tượng tín dụng tiêu dùng:

Trang 27

- Nếu thu nhập của cá nhân hoặc hộ gia đình thấp, nhu cầu tín dụng thường chỉ

để đạt được sự cân đối giữa thu nhập và chi tiêu, với mục đích không phải để vaymượn để mua hàng tiêu dùng hoặc đầu tư

- Nếu thu nhập trung bình, nhu cầu tín dụng tiêu dùng sẽ mạnh do mong muốnvay mượn để mua hàng tiêu dùng

- Nếu thu nhập cao, nhu cầu tín dụng tiêu dùng có thể nảy sinh để tăng khảnăng thanh toán hoặc tài trợ chi tiêu khi tài khoản đầu tư đã có vốn

Điều này cho thấy rằng nhu cầu tín dụng của đối tượng tín dụng tiêu dùng cóthể phụ thuộc vào mức thu nhập và các mục đích sử dụng khác nhau Nhà cung cấptín dụng cần hiểu rõ nhu cầu này để đánh giá và quản lý rủi ro cho khoản vay

1.1.4 Quy trình tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Quy trình tín dụng là một giai đoạn chính trong việc xử lý yêu cầu tín dụngcủa khách hàng, được thực hiện bởi CBTD và các phòng ban liên quan trong ngânhàng Quy trình này bao gồm một loạt các công việc cụ thể, từ xác minh thông tinkhách hàng, đánh giá tính xác thực và tín dụng, đến xử lý chi tiết yêu cầu tín dụng

và giải quyết các vấn đề liên quan

Việc có một quy trình tín dụng tốt và chuẩn xác giúp ngân hàng đảm bảo rằngcác yêu cầu tín dụng được xử lý nhanh chóng và chính xác, và các rủi ro được đánhgiá và giảm thiểu đúng cách Do đó, quy trình tín dụng là một phần quan trọng trongviệc quản lý tín dụng và đảm bảo tín dụng an toàn cho ngân hàng và khách hàng.Quy trình cấp tín dụng thông thường bao gồm 6 bước:

Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn gửi hồ sơ đến ngân hàng để đăng kývay CBTD sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đầy đủ và đúng quy định Hồ sơ tíndụng thường bao gồm 3 phần: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế và hồ sơ vay

Bước 2: Quyết định chất lượng tín dụng dựa trên quá trình thẩm định Đây làbước quan trọng trong quá trình tín dụng tiêu dùng

Trang 28

Bước 3: Sau khi thẩm định, CBTD thông báo với cấp trên để trình lên hộiđồng lãnh đạo phòng tín dụng hoặc Ban giám đốc xét duyệt và đưa ra quyết định tíndụng.

Bước 4: Sau khi xét duyệt và quyết định, ngân hàng và khách hàng sẽ ký kếthợp đồng vay vốn

Bước 5: Sau khi giải ngân cho khách hàng, ngân hàng phải kiểm soát xemkhách hàng sử dụng vốn đúng mục đích

Bước 6: Khi khách hàng đã trả hết nợ, hợp đồng tín dụng sẽ kết thúc

1.2 Chất lượng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng tiêu dùng

Theo định nghĩa của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO, ISO là “tập hợpcác đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình, có khả năng đáp ứng yêucầu của khách hàng và các bên liên quan” Trong ngành ngân hàng thương mại, chấtlượng tín dụng tiêu dùng là biểu tượng cho chất lượng của các khoản vay tiêu dùng

Nó giải thích được tình hình tài chính của khách hàng và sự thực hiện của các khoảnvay tiêu dùng Chất lượng tín dụng tiêu dùng tốt có nghĩa là khách hàng có khảnăng trả lại khoản vay đúng hạn và đầy đủ, trong khi chất lượng tín dụng tiêu dùngxấu có nghĩa là khách hàng có khả năng trả lại khoản vay chậm hoặc không đủ.Chất lượng tín dụng tiêu dùng đạt được khi vốn vay được sử dụng hiệu quả và đúngmục đích, ngân hàng có thể thu hồi được gốc và lãi, trong khi khách hàng có thể trảđược nợ và bù đắp chi phí Điều này cũng tạo ra hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

từ quá trình tín dụng (Lý Cẩm Hồng, 2014)

Nâng cao chất lượng của các khoản vay tiêu dùng là một mục tiêu quan trọngđối với bất cứ ngân hàng nào Đây là một cách để tăng hiệu quả sử dụng vốn vaytiêu dùng và hỗ trợ mục đích tiêu dùng của khách hàng Điều này giúp ngân hàngtạo uy tín và thương hiệu, gia tăng lợi nhuận và hấp dẫn thêm khách hàng

Trang 29

Các biểu hiện của tín dụng chất lượng cao bao gồm tăng trưởng số lượngkhoản vay tiêu dùng, tăng trưởng doanh số tín dụng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn và nợxấu, và tăng số lượng khách hàng được vay vốn Khi khách hàng sử dụng vốn vayđúng mục đích, ngân hàng có thể thu hồi gốc và lãi, bù đắp chi phí và thu được lợinhuận.

Quá trình nâng cao chất lượng của các khoản vay tiêu dùng cũng giúp ngânhàng giảm thiểu rủi ro tín dụng Điều này có thể đạt được thông qua việc đánh giá

và đánh cắp những khả năng trả nợ của khách hàng, và tạo ra một chính sách và quytrình để đảm bảo rằng các khoản vay được cấp cho những khách hàng có khả năngtrả lại và đảm bảo tín dụng an toàn cho ngân hàng và khách hàng

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tiêu dùng

1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính

Chất lượng tín dụng tiêu dùng tại NHTM được đánh giá thông qua các chỉ tiêunhư quy định chặt chẽ và rõ ràng, nhân viên CBTD hoạt động năng động, nhanhchóng và an toàn, và đánh giá của khách hàng về hoạt động tín dụng tiêu dùng củangân hàng

1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

Số lượng khách hàng cá nhân và hộ gia đình đến vay vốn tại ngân hàng đượccoi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển và chất lượng của việc tíndụng tiêu dùng Khi số lượng khách hàng vay vốn tăng trưởng theo thời gian, điềunày cho thấy rằng chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng đang được cải thiện vàcác khoản vay đang được nhận được được đánh giá cao

Đây cũng là một chỉ tiêu cho việc hấp dẫn của ngân hàng với khách hàng tiêudùng Khi số lượng khách hàng tăng, ngân hàng có thể tăng lợi nhuận và tạo uy tíncho mình Sự tăng trưởng của số lượng khách hàng vay vốn cũng có thể giúp ngânhàng giảm thiểu rủi ro tín dụng, vì khi số lượng khách hàng tăng, ngân hàng sẽ cóthể phân bổ rủi ro hơn nhờ đến lợi nhuận từ các khoản vay khác

- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Trang 30

Chỉ tiêu hệ số vòng quay vốn tín dụng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giáchất lượng và hiệu suất của quản lý tín dụng tại một ngân hàng Nó phản ánh số lầnmột đồng vốn tín dụng được sử dụng cho các giao dịch vay mượn trong một khoảngthời gian nhất định.

Khi hệ số vòng quay vốn tín dụng cao, điều đó cho thấy rằng ngân hàng đangphát huy tốt công suất tín dụng của mình và đang giúp hỗ trợ quá trình sản xuất vàlưu thông hàng hoá Nó cũng tượng trưng cho sức mạnh tài chính và uy tín của ngânhàng, vì nó có thể tái sử dụng nguồn vốn tín dụng một cách hiệu quả hơn và giảmthiểu rủi ro tín dụng

Hiệu quả của quản lý tín dụng cũng có thể được đánh giá thông qua hệ sốvòng quay vốn tín dụng Một hệ số cao cho thấy rằng ngân hàng có khả năng giảiquyết nhanh vấn đề tín dụng và giữ cho chất lượng tín dụng cao Điều này cũng cóthể giúp ngân hàng tăng lợi nhuận và giữ cho mối quan hệ với khách hàng ổn định

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số trả nợ trong kỳ

Dư nợ bình quân

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tiêu dùng:

Chỉ tiêu mang tính đo lường về sự nâng cao trình độ tín dụng của ngân hàng,chuyên ngành tiêu dùng Liệu việc tăng trưởng tốc độ dư nợ tín dụng trong nhiềunăm có giảm chất lượng tín dụng hay tăng chất lượng tín dụng? Chỉ tiêu này có thểtrả lời câu hỏi này bằng cách so sánh tốc độ tăng dư nợ trong các năm liền kề

Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu 'Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tiêudùng' mà không kết hợp với các chỉ tiêu khác, kết luận sẽ không đầy đủ Nếu tốc độtăng dư nợ tín dụng tiêu dùng nhỏ hơn so với các loại hình tín dụng khác, thì khôngthể nói rằng chất lượng tín dụng đã được nâng cao Vì vậy, việc kết hợp với các chỉtiêu khác rất quan trọng để đạt được kết luận chính xác về chất lượng tín dụng củangân hàng

Trang 31

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tiêu dùng = Dư nợ tín dụng tiêu dùng t - Dư nợ tín dụng tiêu dùng t-1

Dư nợ tín dụng tiêu dùng t-1

- Tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ tín dụng của NHTM:

Tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ tín dụng = Dư nợ tín dụng tiêu dùng

Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng

∗ 100%

Sự tăng lên của con số này cũng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng tiêu dùng

được nâng cao

Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng∗ 100%

Tỷ lệ nợ xấu càng cao, chất lượng tín dụng càng thấp Tỷ lệ này cho biết trong

1 đồng tín dụng, nợ xấu chiếm bao nhiêu đồng

- Dự phòng rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng (RRTD) là rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng gặp phải khi đặt

mục tiêu tăng trưởng tín dụng Để bù đắp những tổn thất do RRTD gây ra, các ngân

hàng trích lập dự phòng RRTD, được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí

hoạt động

Xác định mức dự phòng RRTD dựa trên việc phân loại nợ Các tổ chức tín

dụng (TCTD) sử dụng các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ

rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, sau đó phân loại các khoản nợ

vào các nhóm nợ

Trang 32

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành, dựphòng chung đối với nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 được xác định là 0,75% tổng số dư

nợ, trừ tiền gửi và tín dụng qua liên ngân hàng

Dự phòng cụ thể được trích lập để dự phòng cho từng khoản nợ cụ thể Để tính

dự phòng, sử dụng công thức:

R = max {0, (A - C)} x rTrong đó, R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích; A: giá trị của khoản nợ; C: giátrị của tài sản bảo đảm; r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể)

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tiêu dùng

1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan

Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng tập trung vào việc quy định và điều kiện, chủ trương, địnhhướng trong việc cấp tín dụng của ngân hàng, do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sửdụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho hộ gia đình và cá nhân Vì thế chính sách tíndụng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tiêu dùng Chính sáchtín dụng có thể được miêu tả như sau:

- Chính sách về lãi suất và thời hạn tín dụng: Xác định các lãi suất và thời hạntối thiểu và tối đa cho các loại dịch vụ tín dụng

- Chính sách về các khoản đảm bảo: Xác định các loại khoản đảm bảo và cácyêu cầu cần đáp ứng để nhận được dịch vụ đảm bảo

Trang 33

- Chính sách marketing: Xác định các chiến lược và hoạt động marketing đểhào hứng và giữ cho khách hàng.

Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng cần phải đơn giản, hợp lý, cụ thể, chi tiết, bao gồm cácbước sau:

- Phản hồi nhanh chóng với khách hàng về yêu cầu tín dụng của họ

- Xác minh thông tin cá nhân và tài sản của khách hàng

- Xác định mức tín dụng cho khách hàng

- Thông báo kết quả tín dụng cho khách hàng

- Giám sát và kiểm soát rủi ro trong quá trình tín dụng

Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của ngân hàng (Banking Financial Capability - BFC) là khảnăng hủy động vốn của ngân hàng để thực hiện các hoạt động kinh doanh, bao gồmhoạt động tín dụng tiêu dùng Ngân hàng có thể xác định BFC của mình dựa trêncác yếu tố sau:

- Nguồn vốn chủ sở hữu (Owned Capital - OC): là tổng giá trị các tài sản củangân hàng mà khách hàng không có nợ OC lớn sẽ tăng BFC do tăng tỷ lệ tín dụng

- Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on Owned Capital - ROC):

là tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng và OC của ngân hàng ROC cao sẽ tăng BFC do tăng tỷ

lệ tín dụng

- Tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ (Non-Performing Loans to TotalLoans - NPL/TL): là tỷ lệ giữa tổng số nợ quá hạn và tổng số dư nợ của ngân hàng.NPL/TL thấp sẽ tăng BFC do giảm rủi ro tín dụng

- Số lượng tài sản thanh khoản (Liquid Asset - LA): là tổng giá trị các tài sản

dễ dàng bán đổi thành tiền mặt hoặc gửi vào tài khoản thanh toán LA lớn sẽ tăngBFC do tăng khả năng hủy động vốn

Trang 34

Nếu ngân hàng có BFC cao, ngân hàng sẽ có khả năng đa dạng hoá danh mụcđầu tư, trong đó có hoạt động tín dụng tiêu dùng.

Quy mô và cơ cấu huy động vốn

Quy mô và cơ cấu huy động vốn của NHTM là một yếu tố rất quan trọng ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng tiêu dùng Quy mô lớn về vốn huy động cho NHTM

có nghĩa là ngân hàng có thể mở rộng các chính sách tín dụng và đầu tư hơn, nângcao chất lượng tín dụng cho các khách hàng cá nhân và hộ gia đình

Ngược lại, nếu hoạt động huy động vốn gặp khó khăn, NHTM sẽ không đủvốn để đáp ứng nhu cầu vay của các chủ thể trong nền kinh tế, dẫn đến việc tăng lãisuất huy động và tín dụng, từ đó mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng bịgián đoạn

Cơ cấu nguồn vốn cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tiêu dùng Trongtrường hợp nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn, ngân hàng thương mại sẽgặp khó khăn trong việc đảm bảo một lượng tốt đủ vốn trung và dài hạn để đáp ứngnhu cầu vốn dài hạn của khách hàng Điều này sẽ gây nên khó khăn cho việc cảithiện chất lượng tín dụng tiêu dùng Vì vậy, để đảm bảo chất lượng tín dụng tiêudùng, NHTM cần có một quy mô và cơ cấu huy động vốn tốt, đảm bảo đủ vốn đểđáp ứng nhu cầu vay của khách hàng và giảm rủi ro tín dụng

Đội ngũ cán bộ nhân viên

Đội ngũ cán bộ và nhân viên của ngân hàng thương mại NHTM trong lĩnh vựcdịch vụ và tài chính là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra chất lượng dịch vụ, vớitầm quan trọng lớn thuộc về yếu tố con người Nhân viên ngân hàng, cụ thể là cán

bộ tín dụng, đóng vai trò là hình ảnh đại diện của ngân hàng trong con mắt kháchhàng vì họ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng

Để tạo thương hiệu cho ngân hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ, NHTM cần

có một đội ngũ nhân viên tập trung vào việc nâng cao trình độ chuyên môn và tácphong chuyên nghiệp Họ cũng cần có thái độ phục vụ chu đáo và nhiệt tình, không

Trang 35

chỉ trong giao tiếp với khách hàng mà còn trong các hoạt động quản lý và quyếtđịnh kinh doanh.

Sự hiệu quả của việc phục vụ của đội ngũ nhân viên sẽ dẫn đến hài lòng củakhách hàng, từ đó giúp cho việc nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng của NHTMthuận lợi hơn Ngoài ra, hội nhập và hợp tác tốt với các đối tác cũng là một yếu tốquan trọng để cải thiện chất lượng tín dụng tiêu dùng, giảm rủi ro tín dụng và tăngcường sự tương tác tại thị trường

Vì vậy, để đảm bảo chất lượng tín dụng tiêu dùng, NHTM cần có một đội ngũnhân viên có trình độ cao, tác phong chuyên nghiệp và thái độ phục vụ chu đáo, tạo

ra sự hài lòng cao nhất cho khách hàng và giúp cho việc phát triển kinh doanh củangân hàng

Trình độ khoa học công nghệ

Sự tăng cường trong trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý thôngtin của ngân hàng có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng của hoạt động tíndụng tiêu dùng Nó giúp cho ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn và cung cấp dịch vụtốt hơn cho khách hàng Với việc đầu tư vào các công nghệ hiện đại, ngân hàng cóthể cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích và hạ tầng phục vụ tốt hơn, gia tăng sốlượng và chất lượng dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng.Các công nghệ như dịch vụ thẻ thanh toán, máy rút tiền, giao dịch qua internet

và các ứng dụng trên thiết bị di động, giúp tăng cường trải nghiệm của khách hàngvới dịch vụ của ngân hàng và cũng giới thiệu sự hiện đại hóa và sự đầu tư của ngânhàng đối với công nghệ Điều này cho phép ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụngtiêu dùng của mình bằng cách sử dụng các tài khoản mà khách hàng đã sử dụng dịch

vụ trên của ngân hàng Ví dụ, ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ tíndụng thấu chi và thẻ tín dụng, nhờ đó giúp hỗ trợ khách hàng trong các giao dịchhàng ngày và cả nhu cầu tài chính của họ Ngoài ra, việc quản lý thông tin với chấtlượng cao cũng giúp ngân hàng có thể phân tích và đánh giá dữ liệu từ khách hàng

và thị trường, từ đó tạo ra các chính sách, dịch vụ và sản phẩm tốt hơn để phục vụ

Trang 36

nhu cầu và mong muốn của khách hàng Điều này cũng giúp ngân hàng tăng cường

sự tương tác với khách hàng và đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh

Do đó, để đảm bảo chất lượng tín dụng tiêu dùng và phát triển hoạt động kinhdoanh, ngân hàng cần có một trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lýthông tin cao, cho phép họ đầu tư vào các công nghệ hiện đại và cung cấp chokhách hàng nhiều tiện ích và dịch vụ tài chính tốt hơn

1.2.3.2 Các nhân tố khách quan

Các yếu tố kinh tế xã hội, môi trường pháp lý và môi trường chính trị xã hộigóp phần định hình hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Chúng tácđộng đến việc cung cấp dịch vụ tín dụng và quản lý rủi ro cho các giao dịch Ví dụ,một môi trường pháp lý ổn định và định hướng tăng trưởng sẽ tạo điều kiện thuậnlợi để các NHTM tăng cường hoạt động tín dụng và đầu tư, trong khi một môitrường chính trị xã hội bối rối hoặc biến động sẽ có tác động tiêu cực đến sự pháttriển của hoạt động tín dụng Khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu tiêu dùng củangười dân tăng, và NHTM có thể mở rộng lĩnh vực đầu tư với dịch vụ tín dụng tiêudùng Tuy nhiên, Tín dụng là một hoạt động có nhiều yếu tố rủi ro liên quan đếnviệc cung cấp và quản lý nguồn vốn Do đó, pháp luật kiểm soát rõ ràng và minhbạch với hệ thống các văn bản pháp luật hợp lý là điều kiện tiên quyết để kháchhàng có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn của NHTM Pháp luật này cũng giúpbảo vệ quyền lợi của cả ngân hàng và khách hàng, giảm thiểu rủi ro và tăng tínnhiệm trong giao dịch Một môi trường chính trị xã hội ổn định là một điều kiệnquan trọng để cải thiện đời sống người dân và tăng nhu cầu tiêu dùng

Trang 37

khách hàng cũng sẽ giảm Xem xét trước khi cấp tín dụng trong hoạt động tín dụngcủa là việc quan trọng của NHTM Do vậy, ngân hàng có thể biết được tình hình lựctài chính và năng lực trả nợ của khách hàng có nhu cầu vay vốn.

1.3 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại các NHTM và bài học cho Sacombank – chi nhánh Bình Phước

1.3.1 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại các NHTM

1.3.1.1 Kinh nghiệm của ngân hàng Công thương – chi nhánh Ba Đình

Ngân hàng Thương mại Công Thương - Chi nhánh Ba Đình đang nỗ lực nângcao chất lượng dịch vụ tín dụng tiêu dùng từ năm 2022 Tất cả các dịch vụ tín dụngtiêu dùng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng đều được tập trung và đồng nhất Vớilịch sử hoạt động lâu đời và là một ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng Công thương

đã chuyển hướng sang lĩnh vực bán lẻ và tập trung vào dịch vụ tín dụng cho kháchhàng tiêu dùng, trong đó có phần lớn là dài hạn Do nhu cầu mua sắm nhà ở và bấtđộng sản của cá nhân ngày càng tăng, chi nhánh này đã tập trung vào dịch vụ tíndụng dài hạn cho khoản vay tiêu dùng, với tỷ lệ tồn nợ tín dụng tiêu dùng chiếmhơn 48% so với tổng số tồn nợ Tuy nhiên, chi nhánh cũng cần phải tập trung vàorủi ro tín dụng trong dịch vụ tín dụng dài hạn cho lĩnh vực tiêu dùng Do đó, chinhánh đã tăng cường công tác giám sát để đảm bảo chất lượng dịch vụ tín dụng tiêudùng và đảm bảo an toàn cho hoạt động của chi nhánh và toàn hệ thống Ngân hàngCông Thương Việt Nam.'

1.3.1.2 Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) được đánh giá là ngân hàngbán lẻ tốt nhất tại Việt Nam Lĩnh vực bán lẻ của ACB thành công là nhờ thay đổi

và phát triển hai sản phẩm truyền thống sang một công ty dịch vụ tài chính sử dụngcông nghệ trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ ACB đã khai thác dịch vụ ngân hàngđiện tử cho khách hàng cá nhân, chẳng hạn như thanh toán và gửi hóa đơn điện tử,cho phép khách hàng đặt hàng và gửi hóa đơn thông qua trang web ngân hàng Vayvốn tín chấp Á Châu là một giải pháp nhanh chóng và tiện lợi cho khách hàng, vớimức lãi suất thấp và thủ tục nhanh chóng Khách hàng có thể vay từ 10 - 300 triệu

Trang 38

đồng với mức tiền mặt và không cần thế chấp ACB là một trong số những ngânhàng lớn nhất tại Việt Nam, với sản phẩm tín dụng tiêu dùng đa dạng và phong phú,

hỗ trợ khách hàng cá nhân đáp ứng nhu cầu sử dụng

1.3.1.3 Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) là một trong những ngân hàng cổphần có vốn nhà nước lớn và uy tín tại Việt Nam VCB đã tạo thành thế mạnh tronglĩnh vực ngoại thương và bán buôn, và đang chuyển sang lĩnh vực bán lẻ, chuyên vềtín dụng tiêu dùng cho mục đích mua sắm, sửa chữa nhà, du học, và đặc biệt là tíndụng tín chấp qua lương Vay tín chấp qua lương của VCB Yêu cầu khách hàngchứng minh được thu nhập ổn định hợp pháp mà không cần tài sản thế chấp hoặcngười bảo lãnh VCB cung cấp các chính sách ưu đãi hấp dẫn với mức lãi suất tốt vàđiều kiện linh hoạt VCB hiện đang đứng đầu trong danh sách ngân hàng với lãi suấttín dụng hấp dẫn và tốt nhất hiện nay, chỉ từ 1,5%/tháng VCB cũng chú trọng mảngkhách hàng cá nhân và cung cấp các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu sửdụng của họ

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Sacombank cũng như các ngân hàng thương mại khác

Sau khi đã tìm hiểu về kinh nghiệm về chất lượng tín dụng tiêu dùng của một

số ngân hàng trên thế giới, đây là một số bài học kinh nghiệm được rút ra choSacombank và các NHTM tại Việt Nam:

- Để cải thiện và mở rộng chất lượng tín dụng tiêu dùng, ngân hàng cần nghiêncứu thị trường và xác định năng lực tài chính và mục tiêu phát triển để xây dựngchiến lược kinh doanh phù hợp, tập trung vào sản phẩm tín dụng tiêu dùng, hệ thốngmạng lưới và cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Khai thác thị trường bán lẻ với sự phát triển của hệ thống mạng lưới và dịch

vụ đa dạng, để cung cấp sản phẩm tín dụng cho khách hàng cá nhân và hộ gia đình

Trang 39

- Sử dụng công nghệ hiện đại trong các sản phẩm và dịch vụ, trong đó có dịch

vụ ngân hàng điện tử, để cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích và giảm chi phícho ngân hàng

- Phát huy vai trò và kỹ năng của nhân viên ngân hàng và các CBTD trongviệc quản lý, kiểm soát và giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, đồngthời có bộ phận xử lý rủi ro tín dụng để hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng hoạtđộng tín dụng của ngân hàng

Trang 40

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý luận khoa học liên quan đến đềtài như khái niệm về tín dụng tiêu dùng, vai trò và quy trình của hoạt động tín dụngtiêu dùng tại ngân hàng Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến những đặc điểm và các đốitượng tín dụng tiêu dùng của các NHTM Nội dung của chương 1 đã khái quát vànêu lên khái niệm về chất lượng tín dụng tiêu dùng cũng như một số chỉ tiêu nhằmphản ánh chất lượng của hoạt động tín dụng tiêu dùng tại các NHTM Trên cơ sở đó,tác giả đã phân tích những nhân tố khách quan, những nhân tố chủ quan và nhân tố

từ phía khách hàng ảnh hưởng đến chất lượng của loại hình tín dụng này Chương 1

sẽ là cơ sở lý luận để tác giả phân tích thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tiêudùng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng ở các chươngtiếp theo

Ngày đăng: 26/10/2024, 15:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN