Xây dựng hệ thống kiểm tra và giám sát tín dụng hiệu quả

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh bình phước (Trang 81 - 95)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC

3.3. Kiến nghị đối với Sacombank

3.3.2. Xây dựng hệ thống kiểm tra và giám sát tín dụng hiệu quả

Nên xây dựng một hệ thống kiểm soát và giám sát khoản vay hiệu quả để theo dõi tình hình sử dụng vốn vay và hoạt động của khách hàng. Phân biệt rõ chức năng và trách nhiệm của từng bộ phận và cán bộ tín dụng để tăng cường năng suất hoạt động chuyên môn. Từ đó, ngân hàng có thể đánh giá tốt nhất hiệu quả phân tích kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.

Thực hiện kiểm tra thường xuyên với khách hàng vay vốn để theo dõi sử dụng vốn vay và tình hình tài sản bảo đảm. Thực hiện kiểm tra bất chợt để phát hiện hành vi gian lận và khuyến khích khách hàng trả nợ trước hạn.

3.3.3. Đầu tư phát triển công nghệ thông tin

Đầu tư nâng cao trình độ vật chất kỹ thuật tại ngân hàng, cần đào tạo lại nhân viên với kỹ năng chuyên môn cao, đồng thời đòi hỏi một đội ngũ nhân viên có khả năng cao hơn để đáp ứng yêu cầu về hoạt động theo chuẩn quốc tế. Ngoài ra, trong lĩnh vực tín dụng, nhân viên cũng cần có phẩm chất, yếu tố cần thiết để hoàn thành công việc tốt, đảm bảo an toàn và tạo nguồn thu cho ngân hàng. Đồng thời, không ngừng phát triển và áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thông tin tín dụng tại đơn vị, đây là yếu tố hạ tầng, yếu tố công nghệ quan trọng trong điều kiện hiện nay. Chỉ có công nghệ hiện đại, sử dụng hiệu quả mới cho phép thu thập, quản lý và xử lý nguồn dữ liệu lớn, nhanh chóng và chính xác. Vật chất kỹ thuật là một trong những hình ảnh đầu tiên về ngân hàng khi khách hàng đến giao dịch, vì thế, cần có các trang thiết bị hiện đại để tạo cho khách hàng tin tưởng vào sự an toàn, thoải mái, thuận tiện khi giao dịch.

Sacombank đã xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu chính của Ngân hàng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế TIA 942-Tier 3. Bên cạnh việc đầu tư nâng cấp thường xuyên hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo nhu cầu phát triển và vận hành hệ thống, Sacombank cũng quy hoạch hạ tầng hệ thống, áp dụng công nghệ ảo hóa

máy chủ để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên hệ thống, tiếp tục nghiên cứu triển khai sử dụng điện toán đám mây trong các hoạt động phù hợp với quy định. Tiếp tục triển khai chiến lược phát triển Ngân hàng số, chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh ngân hàng số hóa.

Triển khai hệ thống LOS bao gồm CMS, hệ thống MISData warehouse, hệ thống quản lý quy trình kinh doanh (lưu trữ và luân chuyển hồ sơ) BPM/ECM, triển khai trục tích hợp ESB… Triển khai các dự án về an toàn bảo mật hệ thống CNTT nhằm kiện toàn hệ thống an toàn bảo mật về kỹ thuật, bảo vệ hạ tầng công nghệ trước nguy cơ tấn công tội phạm công nghệ cao, nhằm tấn công và đánh cắp các thông tin về khách hàng cũng như của ngân hàng.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các chi nhánh, phòng giao dịch nhất là các thiết bị tin học, công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo an toàn, chính xác trong việc lưu trữ, xử lý các giao dịch giữa các chi nhánh, phòng giao dịch với khách hàng của Sacombank.

Để cải thiện hoạt động tín dụng và công tác giao dịch tại ngân hàng, ngân hàng nên cập nhật các quy trình tín dụng, giảm bớt các thủ tục rối mắt, quy định xử lý giao dịch trong vòng 2 ngày. Ngân hàng cũng nên hoàn thiện và cập nhật cơ chế quản trị điều hành, tập trung hóa, đồng thời phân cấp ủy quyền cho các cấp rõ ràng.

Ngân hàng cần mở rộng các hình thức đầu tư, sản phẩm và dịch vụ để giữ vững thị trường và đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách hàng.

Cần có sự nhất quán, đồng bộ trong việc thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn, trong đó cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, phòng ban, nhân viên tại chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Bình Phước với nhau.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ những số liệu đã phân tích và đánh giá ở chương 2 về thực trạng tín dụng tiêu dùng cũng như những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sacombank – CN Bình Phước, tác giả đã rút ra những thành tựa và hạn chế trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh Sacombank – CN Bình Phước trong thời gian 2020 – 2020. Trên cơ sở những nội dung trên, chương 3 của luận văn đã xác định mục tiêu, định hướng và chiến lược phát triển của hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh Bình Phước. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp để hoàn chỉnh nghiệp vụ, nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Sacombank – Bình Phước nhằm góp phần nâng cao hoạt động cấp tín dụng, trong đó tập trung vào hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh một cách an toàn, hiệu quả. Qua đó, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và mạng lại lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro thấp nhất đến cho hoạt động tín dụng tại Sacombank – CN Bình Phước.

KẾT LUẬN

Hoạt động cấp tín dụng luôn là hoạt động sinh lời chủ yếu và quyết định đến hiệu quả kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Hoạt động này không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng mà còn đóng góp vào quá trình thực thi, bình ổn các chính sách tiền tệ của NHNN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tăng trưởng, cạnh tranh và biến động mạnh;

đặc biệt hoạt động tín dụng ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, mà hệ quả của nó chính là nợ xấu.

Sacombank – Chi nhánh Bình Phước cần nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. Hiện tại, hoạt động tín dụng tại Bình Phước tăng trưởng nhưng vẫn còn tồn tại một số khiếm khuyết, chẳng hạn như hiệu quả kinh doanh chưa cao và chất lượng tín dụng kém. Nghiên cứu này cần được hoàn thiện để tăng trưởng và cải thiện công tác tín dụng tại ngân hàng và chi nhánh:

- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết của hoạt động tín dụng tiêu dùng của các NHTM;

- Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng;

- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng Sacombank – CN Bình Phước trong giai đoạn 2020 – 2022 và phân tích/ đánh giá các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh;

- Trên cơ cở đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng tiêu dùng, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sacombank – CN Bình Phước. Các giải pháp và đề xuất được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận và có tính thực tiễn, được hỗ trợ bằng việc tham khảo nhiều tài liệu, tạp chí liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

Phần B: Câu hỏi điều tra mức độ đồng ý của cán bộ tín dụng ngân hàng về các nhân tố tác động đến thực trạng chất lượng tín dụng tiêu dùng của Sacombank – CN Bình Phước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh bình phước (Trang 81 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)