Khóa luận đã vận dụng các cở sở lý luận về năng suất lao động trong doanh nghiệp từ đó phân tích thực trạng năng suất lao động của công ty Apparel Far Eastern Viet Nam cho thấy năng suất
Mục tiêu của đề tài
- Tổng hợp cơ sở lý luận cơ bản về việc năng suất lao động tại doanh nghiệp
- Đánh giá năng suất lao động tại công ty Apparel Far Eastern (Viet Nam) trong giai đoạn 2020- 2022 để phát hiện ra những điểm mạnh điểm yếu trong quản lý lao động và năng suất lao động tại công ty
- Từ đó có thể đề xuất những biện pháp để phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu nhằm nâng cao năng suất lao động tại công ty Apparel Far Eastern (Viet Nam).
Đối tượng và phạm vi của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Năng suất lao động
- Phạm vi không gian: Tại công ty Apparel Far Eastern (Viet Nam)
- Phạm vi thời gian: Năm 2020, 2021 và 2022.
Phương pháp thực hiện đề tài
Phương pháp thu thập thông tin
Số liệu được sử dụng trong đề tài bao gồm cả số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp
- Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua quan sát tham gia, quan sát từ môi trường thực tế
- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ sách, báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học, nguồn số liệu của công ty như báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh,…
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp
…và sử dụng phần mềm Excel để xử lý nguồn số liệu
Trong quá trình nghiên cứu có kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời tham khảo các tài liệu, công trình nghiên cứu dựa trên những kiến thức đã được học, các số liệu thực tế phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản
Chương 2: Thực trạng năng suất lao động tại công ty Apparel Far Eastern (Viet Nam)
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị
LÝ LUẬN CƠ BẢN
Khái niệm năng suất
Năng suất (Productivity) trong kinh tế học, đo lường đầu ra trên một đơn vị đầu vào, ví dụ như lao động, vốn hoặc bất kỳ một nguồn lực nào khác Nó thường được thể hiện cho nền kinh tế dưới dạng tỷ lệ giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên tổng số giờ làm việc
Năng suất là hiệu quả của quá trình sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ được biểu hiện thông qua một số thước đo Các phép đo năng suất thông thường được thể hiện bởi tỷ số giữa tổng đầu ra với một đầu vào đơn lẻ hoặc tổng đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất, nghĩa là sản lượng trên một đơn vị đầu vào, thường trong một khoảng thời gian cụ thể Năng suất lao động có thể được chia nhỏ hơn nữa theo các lĩnh vực để xem xét xu hướng tăng trưởng lao động, mức lương và cải tiến công nghệ Lợi nhuận của công ty và lợi nhuận của cổ đông có liên quan chặt chẽ với tăng trưởng năng suất
- Ở cấp độ doanh nghiệp, năng suất là thước đo hiệu quả của quá trình sản xuất của một công ty, nó được thể hiện bằng phương pháp đo lường số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất so với giờ lao động của nhân viên hoặc bằng cách đo lường doanh thu thuần của một công ty so với thời gian lao động của nhân viên Là kết quả thể hiện thông qua số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người lao động làm ra trong một khoảng thời gian nhất đinh Nó thể hiện ở kết quả lao động của mỗi người trong một khoảng thời gian nhất định Cùng một khoảng thời gian đó sẽ có người năng suất làm việc cao đạt KPI nhưng cũng có người năng suất lao động của họ lại thấp
- Năng suất trong kinh tế học, đo lường đầu ra trên một đơn vị đầu vào Khi năng suất không tăng trưởng đáng kể, nó sẽ hạn chế lợi nhuận tiềm năng về doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp và mức sống Phép tính cho năng suất là sản lượng của một công ty chia cho các đơn vị được sử dụng để tạo ra sản lượng đó Năng suất tại chỗ làm việc đề cập đơn giản đến mức độ “công việc” được tiến hành trong một khoảng thời gian cụ thể
- Cách tính năng suất: Phép tính cho năng suất rất đơn giản: chia kết quả đầu ra của một công ty cho các yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất đầu ra đó Đầu vào được sử dụng phổ biến nhất là thời gian lao động, trong khi đầu ra có thể được tính theo đơn vị sản xuất hoặc doanh số bán hàng.
Khái niệm năng suất lao động
Theo C Mác: Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định
Năng suất lao động được tính bởi số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đó
Theo quan niệm truyền thống: năng suất lao động thể hiện tính hiệu quả của việc sử dụng lao động Thực chất nó đo giá trị đầu ra mà một lao động tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc là lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đầu ra
Như vậy: Năng suất lao động phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra (là sản phẩm) và đầu vào (là lao động) được đo bằng thời gian làm việc Từ hai khái niệm về năng suất lao động chúng ta có thể hiểu một cách tổng quát nhất “năng suất lao động là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của người lao động trong quá trình sản xuất ”
1.2.1 Phân loại năng suất lao động
Theo phạm vi: Năng suất lao động được chia làm 2 loại là năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội
1.2.1.1 Năng suất lao động cá nhân
Năng suất lao động cá nhân là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số giữa khối lượng công việc hoàn thành hoặc số lượng sản phẩm với thời gian lao động hao phí để sản xuất ra số sản phẩm đó
Lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất Năng suất lao động cá nhân được xem như thước đo tính hiệu quả của lao động sống, được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động Đối với các doanh nghiệp thường trả lương dựa vào năng suất lao động cá nhân hoặc mức độ thực hiện công việc của từng cá nhân, do đó tăng năng suất lao động cá nhân đòi hỏi hạ thấp chi phí của lao động sống
Năng suất lao động cá nhân còn phụ thuộc chủ yếu vào cá nhân người lao động như sức khỏe, tay nghề, trình độ, sự thành thạo trong công việc, tuổi tác, công cụ lao động, máy móc và người đó sử dụng là thủ công, thô sơ, cơ khí hay là hiện đại
1.2.1.2 Năng suất lao động xã hội
Năng suất lao động xã hội là sức sản xuất của toàn xã hội, nó được đo bằng tỷ số giữa tổng sản phẩm đầu ra của xã hội với số lao động bình quân hàng năm hoặc thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
Trong năng suất lao động xã hội có cả sự tiêu hao của lao động sống và lao động quá khứ Lao động quá khứ là sản phẩm của lao động sống đã được vật hoá trong các giai đoạn sản xuất trước kia (biểu hiện ở giá trị của máy móc, nguyên, vật liệu)
Năng suất lao động xã hội chỉ tăng lên khi chi phí lao động và lao động quá khứ cùng giảm Hiểu đơn giản là đã có sự gia tăng lên của năng suất lao động cá nhân, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu ở trong sản xuất Ngoài ra năng suất lao động xã hội còn phụ thuộc vào công cụ lao động, trình độ của người lao động và còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức lao động sản xuất, điều kiện lao động, điều kiện tự nhiên,…
1.2.1.3 Mối quan hệ của năng suất lao động cá nhân và xã hội
Hình 1.1 Năng suất lao động cá nhân và xã hội
Năng suất lao động cá nhân và xã hội sẽ có mối quan hệ mật thiết với nhau Việc tăng năng suất cá nhân sẽ tăng được năng suất xã hội và việc tăng năng suất lao động xã hội là hiểu hiện của tăng năng suất cá nhân Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể nói tăng năng suất lao động cá nhân dẫn đến tăng năng suất lao động xã hội vì việc hạ thấp chi phí lao động sống nếu rõ đặc điểm của tăng năng suất lao động cá nhân
Còn việc hạ thấp chi phí lao động sống và lao động quá khứ nêu rõ đặc điểm tăng năng suất lao động xã hội, trong điều kiện làm việc với các công cụ hiện đại, không thể tách rời lao động của hàng loạt ngành đã tham gia vào sáng tạo ra những công cụ hiện đại đó Tóm lại để tăng NSLĐ xã hội thì NSLĐ cá nhân phải tăng lên, tiết kiệm lao động sống giảm nhanh hơn sự tăng lên của lao động quá khứ
Trên thị trường hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội Chính vì vậy, năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa là năng suất lao động xã hội
1.2.2 Thước đo năng suất lao động
Thông thường, khi nói đến năng suất, người ta thường nói đến mức năng suất, được tính bằng cách lấy đầu ra chia cho đầu vào
Công thức chung để tính NSLĐ: NSLĐ= Đầu ra/ Đầu vào lao động
Một số thước đo NSLĐ cơ bản bao gồm:
NSLĐ dựa trên tổng đầu ra: NSLĐ = Chỉ số tổng đầu ra/ Chỉ số tổng đầu vào lao động Cách đo năng suất này cho biết cách sử dụng NSLĐ để tạo ra tổng sản lượng Thay đổi NSLĐ phản ánh ảnh hưởng chung của thay đổi vốn, đầu vào trung gian, cũng như thay đổi về kỹ thuật, tổ chức và hiệu quả trong mỗi doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng của quy mô kinh tế, mức độ sử dụng năng lực và sai số đo lường khác nhau
NSLĐ dựa trên giá trị gia tăng: Phương pháp này cho biết cách sử dụng NSLĐ để tạo ra giá trị gia tăng Thay đổi NSLĐ phản ánh ảnh hưởng chung của thay đổi về vốn, cũng như thay đổi về kỹ thuật, tổ chức và hiệu quả trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng của quy mô kinh tế, mức độ sử dụng năng lực và sai số đo lường khác nhau
Phương pháp đo lường năng suất lao động
Có ba phương pháp để đo lường năng suất lao động (NSLĐ), gồm: NSLĐ tính bằng hiện vật, NSLĐ tính bằng giá trị (tiền) và NSLĐ tính bằng thời gian lao động Mỗi phương pháp tính đều có ưu và nhược điểm riêng
NSLĐ tính bằng hiện vật
NSLĐ tính bằng giá trị
NSLĐ tính bằng thời gian lao động
- W là mức NSLĐ của một lao động
- Q hv là tổng sản lượng tính bằng hiện vật
- T là tổng số lao động
- W là mức NSLĐ của một lao động (tính bằng tiền)
- Qt là tổng sản lượng tính bằng tiền
- T là tổng số lao động
- L là lượng thời gian lao động hao phí cho một sản phẩm
- Thp là thời gian lao động hao phí
Thp= Qhv* thời gian lao động bình quân
- Q hv là tổng sản lượng tính bằng hiện vật Ưu điểm
- Biểu hiện mức NSLĐ một cách cụ thể, chính xác, không chịu ảnh hưởng của sự biến động về giá cả
- Có thể so sánh mức
- Phản ánh tổng hợp hiệu quả của lao động, có thể tính cho các loại sản phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm của phương pháp
Phản ánh cụ thể mức tiết kiệm về thời gian lao động để sản xuất ra một sản phẩm
NSLĐ giữa doanh nghiệp (DN) hoặc các nước khác nhau theo một loại sản phẩm
- Đánh giá trực tiếp hiệu quả của lao động tính bằng hiện vật
- Tổng hợp chung được các kết quả mà DN đã tạo ra trong kỳ như thành phẩm, bán thành phẩm, các công việc và dịch vụ…
- Chưa phản ánh đúng hiệu quả của lao động vì chỉ tính cho thành phẩm mà không tính cho các sản phẩm dở dang
- Chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm nhất định, không thể dùng làm chỉ tiêu tổng hợp tính cho nhiều loại sản phẩm nên không thể so sánh mức NSLĐ giữa các ngành có các loại sản phẩm khác nhau, giữa các DN sản xuất nhiều loại sản phẩm
- Yếu tố chất lượng sản phẩm đôi khi bị bỏ qua
- Bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả
- Không khuyến khích tiết kiệm vật tư và dùng vật tư rẻ, DN nào dùng nhiều vật tư hoặc vật tư đắt tiền sẽ đạt mức NSLĐ cao
- Nếu lượng sản phẩm hợp tác với bên ngoài nhiều, cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổi mức NSLĐ của DN
Việc tính toán phức tạp mà không dùng được để tính tổng hợp NSLĐ bình quân của một ngành hay một
DN có nhiều loại sản phẩm khác nhau
- Rất khó thực hiện cho sản phẩm dịch vụ Ở Việt Nam, thường chọn cách tính NSLĐ bằng giá trị NSLĐ là chỉ tiêu phản ánh năng suất làm việc của lao động, được đo bằng tổng sản phẩm trên phạm vi một vùng, một tỉnh hay một thành phố (GRDP) tính bình quân trên một lao động trong thời kỳ tham chiếu, thường là một năm
Việc lựa chọn phương pháp tính năng suất lao động phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm chủ yếu, thì có thể sử dụng phương pháp tính bằng hiện vật Nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, thì nên sử dụng phương pháp tính bằng giá trị hoặc phương pháp tính bằng thời gian lao động
- Mục đích sử dụng chỉ tiêu năng suất lao động: Nếu chỉ tiêu năng suất lao động được sử dụng để đánh giá hiệu quả của lao động, thì nên sử dụng phương pháp tính bằng hiện vật Nếu chỉ tiêu năng suất lao động được sử dụng để so sánh mức NSLĐ giữa các doanh nghiệp hoặc các ngành khác nhau, thì nên sử dụng phương pháp tính bằng giá trị Nếu chỉ tiêu năng suất lao động được sử dụng để đánh giá mức tiết kiệm về thời gian lao động, thì nên sử dụng phương pháp tính bằng thời gian lao động
Cả ba phương pháp tính năng suất lao động đều có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của lao động và điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc lựa chọn phương pháp tính phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có được những thông tin chính xác và hữu ích để đưa ra các quyết định đúng đắn.
Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
Sự phát triển khoa học - kĩ thuật: Có thể nói, khoa học kĩ thuật là yếu tố mạnh mẽ nhất giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất lao động Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật bắt đầu từ sự phát triển của công cụ lao động, sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho máy móc cũ Thay thế sức người bằng máy móc thiết bị làm giảm nhẹ cường độ lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như giá trị của sản phẩm
Ví dụ như: - Tự động hóa các công việc lặp lại
+ Robot và máy tự động: Sử dụng robot và máy tự động trong các công việc lặp lại có thể giảm yêu cầu về lao động thủ công, giảm lãng phí thời gian, và tăng tốc quy trình làm việc
- Phần mềm quản lý dự án: Công nghệ quản lý dự án giúp tăng cường kiểm soát và theo dõi tiến độ công việc, tạo điều kiện cho quản lý hiệu quả và phối hợp nhóm
- Hệ thống kiểm soát chất lượng tự động: Công nghệ nhận diện và kiểm soát chất lượng:
Sử dụng hệ thống nhận diện hình ảnh và công nghệ kiểm soát chất lượng tự động giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm một cách đồng đều và chính xác
Sự tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật mang lại nhiều cơ hội để tối ưu hóa các quy trình làm việc, tăng cường sự hiệu quả và đồng thời giảm bớt công việc lặp lại và lãng phí thời gian Điều này có thể dẫn đến tăng cường năng suất lao động và cạnh tranh khả năng cạnh tranh của công ty Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu, độ màu mỡ của đất, rừng… Các yếu tố này phần nào sẽ tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn đến năng suất lao động Thời tiết và khí hậu của các nước nhiệt đới khác với các nước ôn đới và hàn đới, do đó ở các nước khác nhau có những thuận lợi và khó khăn khác nhau trong sản xuất Và đối với mỗi một ngành sản xuất thì điều kiện tự nhiên sẽ có những tác động khác nhau Trong nông nghiệp thì độ phì nhiêu, màu mỡ của đất, của rừng và của biển khác nhau sẽ đưa lại cho chúng ta năng suất khác nhau Trong công nghiệp khai thác mỏ thì các vấn đề về hàm lượng của quặng, độ nông sâu của các vỉa than, vỉa quặng, trữ lượng của các mỏ đều sẽ tác động đến khai thác, đến năng suất lao động Con người đã có nhiều biện pháp để giảm thiểu các tác động có hại của thiên nhiên đến sản xuất và đạt được nhiều thành quả đáng kể như trong dự báo thời tiết, trong diệt trừ côn trùng phá hoại mùa màng, Tuy nhiên, vẫn chưa khắc phục được hết, vì vậy yếu tố thiên nhiên là yếu tố rất quan trọng, và cần phải đặc biệt tính đến trong các ngành như nông nghiệp, khai thác và đánh bắt thủy sản, trồng rừng, khai thác mỏ và trong ngành xây dựng
Cơ sở vật chất - kĩ thuật của xã hội: Cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế quốc dân có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động Cơ sở vật chất - kĩ thuật đó thể hiện trong các ngành năng lượng, cơ khí, luyện kim, hoá chất, giao thông vận tải và hệ thống thông tin, liên lạc Đó là các nhân tố gắn liền với sự phát triển kinh tế, để tăng nhanh năng suất lao động xã hội cần phải hết sức chú ý đến
Cơ sở lý luận về năng suất lao động bao gồm các chính sách của nhà nước và các đoàn thể; điều kiện chính trị, xã hội và kinh tế; môi trường kinh doanh; sự sẵn có của tài chính, điện lực, nước sạch, vận tải, thông tin liên lạc và nguyên liệu thô Chúng ảnh hưởng đến NSLĐ của từng doanh nghiệp một, nhưng các doanh nghiệp không thể chủ động kiểm soát được
Bản thân người lao động: Đây được xem là các yếu tố có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến năng suất của người lao động Nó bao gồm các yếu tố về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ làm việc, ý thức lao động, tinh thần trách nhiệm, sự gắn bó đối với doanh nghiệp… Để có thể tăng NSLĐ, đây là một yếu tố quan trọng, cần được ưu tiên hàng đầu
Quản lý con người: Việc tổ chức, quản lý lao động một cách chặt chẽ và khoa học sẽ góp phần tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và ngược lại Năng suất lao động của mỗi một quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của người lao động
Trình độ văn hoá của người lao động: Là khả năng hiểu biết kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội của người lao động (thể hiện thông qua bằng cấp) Trình độ văn hoá càng cao thì khả năng tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cao, từ đó ảnh hưởng tích cực tới năng suất lao động
Trình độ chuyên môn của người lao động: Thể hiện thông qua khả năng hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo về ngành nghề nào đó, biểu hiện trình độ đào tạo tại các trường, cơ sở đào tạo nghề, các trường cao đẳng, đại học, trung cấp… Trình độ chuyên môn càng cao, nắm bắt được các kỹ năng, kỹ xảo một cách thuần thục thì thời gian hao phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm càng được rút ngắn, góp phần nâng cao năng suất lao động.Trình độ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao, công cụ đưa vào sản xuất ngày càng hiện đại, tân tiến, do đó đòi hỏi người lao động phải có một trình độ chuyên môn tương ứng để có khả năng vận dụng, điều khiển máy móc trong sản xuất Nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn của công nhân có ý nghĩa quan trọng đối với tăng năng suất lao động Đây là một yếu tố không thể nào thiếu được, bởi vì cho dù khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao và đưa vào sản xuất các loại máy móc hiện đại, thì càng yêu cầu người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng Nếu thiếu người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng thì không thể nào điều khiển được máy móc, không thể nắm bắt được các công nghệ hiện đại
Kỉ luật lao động: Kỉ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội Mục tiêu của kỷ luật nhằm làm cho người lao động làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thông thường và có quy củ Tuy nhiên việc sử dụng hình thức kỷ luật như thế nào để có tác dụng thúc đẩy năng suất lao động rất quan trọng, lựa chọn hình thức kỷ luật tương ứng với mức độ sai phạm có tác dụng củng cố thái độ đạo đức và khuyến khích sự chủ động sáng tạo của người lao động theo hướng làm việc đúng đắn Để việc thực hiện các biện pháp kỷ luật đã được lựa chọn mang lại kết quả mong muốn cho tổ chức, người quản lý cần giải thích để người lao động có liên quan hiểu được lý do của biện pháp lý luận đưa ra và thi hành đối với anh ta, chú ý thuyết phục người lao động hiểu rằng thi hành kỷ luật là để chính họ sửa chữa thiếu sót để làm việc ngày càng tốt hơn, cho người lao động thấy rằng anh ta không bị ác cảm về sau này nếu cố gắng sửa sai và không tái phạm, làm cho ngươì lao động hiểu, tổ chức nhìn nhận cả những ưu và nhược điểm của anh ta để khơi gợi những phản ứng tốt, cần bày tỏ sự tin tưởng và lòng tin vào người lao động Nếu như tổ chức đảm bảo việc thực hiện kỷ luật lao động theo những nguyên tắc này thì sẽ thúc đẩy tăng năng suất lao động
Tinh thần trách nhiệm: Tinh thần trách nhiệm của người lao động đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất cá nhân của người lao động, đồng thời giúp người lao động đạt hiệu quả trong công việc Người có tinh thần trách nhiệm cao luôn cẩn thận, chu đáo và hoàn thành công việc đúng thời hạn một cách tự giác, không những vậy mà sản phẩm họ làm ra cũng đạt chất lượng cao, như vậy trong doanh nghiệp có nhiều người lao động có tinh thần trách nhiệm cao sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tốt, đồng thời nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp Ngược lại, những người có tinh thần trách nhiệm thấp sẽ thì họ sẽ làm việc với một tinh thần không tự giác, thiếu trách nhiệm có thể gây ra những hậu quả xấu ảnh hưởng không chỉ đến kết quả lao động của họ mà còn ảnh hưởng tới tập thể, tới doanh nghiệp
Sự gắn bó với doanh nghiệp: Về khách quan sự gắn bó với doanh nghiệp mang lại hiệu quả lâu dài cho cả doanh nghiệp và người lao động Đối với doanh nghiệp khi người lao động gắn bó với doanh nghiệp, thì doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi ích như giảm thiểu chi phí cho việc tuyển dụng cũng như đào tạo nhân viên mới, mặt khác người lao động gắn bó với doanh nghiệp tức họ đã có một thời gian làm việc tương đối dài trong doanh nghiệp, do đó họ thông thạo hơn trong công việc cũng như nhiều kinh nghiệm làm việc, dẫn tới đem lại hiệu quả cao trong công việc, thúc đẩy tăng năng suất lao động Đối với người lao động khi họ xác định găn bó với một tổ chức nao đó thì họ sẽ tập trung hơn vào công việc và cố gắng làm tôt công việc của mình nhằm mục đích cá nhân như thăng tiến, tăng lương,… nhưng điều đó lại góp phần làm tăng năng suất lao động của tổ chức Tình trạng sức khoẻ: Sức khoẻ của người lao động được thể hiện thông qua chiều cao, cân nặng, tinh thần, trạng thái thoải mái về thể chất, tình trạng sức khoẻ ảnh hưởng tới năng xuất của người lao động Người lao động có tình trạng sức khoẻ tốt sẽ hoàn thành công việc với chất lượng cao hơn Ngược lại, nếu người lao động có trạng thái sức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến sự mất tập trung trong quá trình lao động làm cho độ chính xác của các thao tác càng kém, là nguyên nhân dẫn tới hiệu quả thấp trong lao động
Thái độ lao động thể hiện qua tinh thần trách nhiệm trong công việc, kỷ luật lao động cao … một người có thái độ lao động tốt tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, thực hiện nghiêm túc các quy định trong lao động sẽ hoàn thành tốt công việc, đảm bảo an toàn trong lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm…Ngược lại một người có thái độ lao động không tốt, không nghiêm túc trong quá trình lao động, coi thường các quy định trong lao động, thường xuyên vi phạm kỷ luật lao động sẽ làm giảm hiệu quả lao động dẫn đến giảm năng suất lao động
Nâng cao năng suất lao động
Nâng cao năng suất lao động là quá trình tăng khả năng và hiệu quả của người lao động trong việc hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn Nó liên quan đến việc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên như thời gian, công cụ, kỹ năng và quy trình để đạt được sản phẩm hoặc dịch vụ với chất lượng tốt và trong khoảng thời gian cho trước
Nâng cao năng suất lao động có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia Nó giúp tăng thu nhập quốc dân, nâng cao đời sống của người dân, cải thiện vị thế cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế
Nâng cao năng suất lao động có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:
- Tăng doanh thu và lợi nhuận: Khi năng suất lao động tăng, sản xuất và cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ nhanh hơn, doanh thu và lợi nhuận của tổ chức có thể tăng lên
- Giảm chi phí: Năng suất lao động cao thường đi đôi với giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa quy trình làm việc Điều này có thể giúp giảm chi phí vận hành và sản xuất
- Nâng cao chất lượng: Khi nhân viên làm việc hiệu quả và tập trung, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ có thể tăng lên Việc tăng cường năng suất lao động giúp đảm bảo rằng công việc được thực hiện một cách chính xác và đáng tin cậy
- Tăng cường cạnh tranh: Năng suất lao động cao có thể giúp tổ chức đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh
- Cải thiện sự hài lòng của khách hàng: Khi sản phẩm được hoàn thành một cách nhanh chóng và chất lượng, khách hàng sẽ hài lòng hơn với dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn Điều này có thể dẫn đến sự hài lòng và sự trung thành từ phía khách hàng
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về việc nâng cao năng suất lao động:
- Một doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, giúp giảm thời gian sản xuất một sản phẩm từ 1 giờ xuống còn 30 phút Nhờ đó, năng suất lao động của doanh nghiệp tăng lên 200%
- Một công ty đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, giúp người lao động làm việc hiệu quả hơn Nhờ đó, năng suất lao động của công ty tăng lên 15%
- Một cơ quan nhà nước cải thiện cơ sở hạ tầng, giúp giảm thời gian di chuyển của cán bộ, công chức Nhờ đó, năng suất lao động của cơ quan nhà nước tăng lên 10%
Như vậy, nâng cao năng suất lao động là một nhiệm vụ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia Để nâng cao năng suất lao động, cần có sự nỗ lực của cả doanh nghiệp, người lao động và các cơ quan quản lý nhà nước
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
2.1.1.1 Tổng quan về tập đoàn Far Eastern
Quá trình hình thành và phát triển:
- Năm 1937: Doanh nghiệp đầu tiên của ông Yu-Zhang Hsu được thành lập tại Thượng Hải, Trung Quốc để bán buôn và bán lẻ bông, đậu tương, ngô và các loại cây ngũ cốc
- Năm 1945: Công ty TNHH Nhà máy Dệt kim Far Eastern do ông Yu-Ziang Hsu thành lập, để sản xuất thương hiệu đồ lót Skyscraper
- Năm 1949: Di dời do nội chiến ở Trung Quốc, Dệt may Viễn Đông chuyển đến Đài Loan và lắp đặt nhà máy dệt kim ở ngoại ô Panchiao của Đài Bắc, nơi tiếp tục sản xuất và tiếp thị các sản phẩm dệt kim
- 1965: Nhà máy nhuộm và in được thành lập, hoàn thành việc tích hợp theo chiều dọc các quy trình của FETL từ kéo sợi đến dệt, nhuộm và hoàn tất, và sản xuất quần áo
Sự hội nhập như vậy đã mang lại cho Dệt may Far Eastern lợi thế cạnh tranh quan trọng trong ngành
- 1997: Công ty TNHH Far Eastern Apparel (Tô Châu) được thành lập và bắt đầu sản xuất hàng loạt, thâm nhập vào thị trường Trung Quốc đại lục chủ yếu với đồ lót thương hiệu Paul Simon
- 2007: Mua lại Vietnam Fashionline Saigon Limited, chính thức mở rộng hoạt động tại Việt Nam Sau đó được đổi tên thành Công ty TNHH Far Eastern Apparel (Viet Nam) và chuyển đến địa điểm mới
2.1.1.2 Khái quát về công ty TNHH Apparel Far Eastern (Vietnam)
CÔNG TY TNHH APPAREL FAR EASTERN (VIETNAM)
Tên giao dịch: FAR EASTERN APPAREL (VIETNAM) LIMITED
Tình trạng: Đang hoạt động Địa chỉ: Số 46, Đại Lộ Tự Do, Khu Công Nghiệp Việt Nam - Singapore,
Phường Bình Hòa, Thành Phố Thuận An, Bình Dương Người đại diện: Lee,Shien-Chung Điện thoại: (0274) 3782260
Email: el710110@feavn.com.vn
Loại hình DN: Công ty TNHH MTV ngoài quốc doanh
Ngành nghề KD: Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)
(Nguồn tài liệu: Trang web công ty: https://Far.Eastern.Apparel.Vietnam)
Công ty TNHH Apparel Far Eastern (Viet Nam) là công ty may mặc đầu tiên của tập đoàn FE có mặt tại Việt Nam
Hình 2.2: Cảnh quan tại Công ty TNHH Apparel Far Eastern (Viet Nam)
(Nguồn tài liệu: Trang web công ty: https://Far.Eastern.Apparel.Vietnam)
FEAV là công ty chuyên sản xuất các mặt hàng thời trang xuất khẩu Hiện tại các khách hàng chủ yếu của công ty bao gồm: Nike, Fila, Adidas, Lululemon, New Balance, Columbia, CK…
Hình 2.3: Khách hàng của công ty
(Nguồn tài liệu: Trang web công ty: https://www.feg.com.tw/en/home/index.aspx)
Những khách hàng của công ty là những Brand lớn trên thế giới, các mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm thời gian về ngành hàng may mặc trong lĩnh vực Sportwear
Hình 2.4: Áo khoác thành phẩm của khách hàng Columbia
(Nguồn tài liệu: Trang web công ty: https://www.feg.com.tw/en/home/index.aspx)
Hình 2.5: Mẫu quần nỉ nam Nike Sportswear của khách hàng Nike
(Nguồn tài liệu: Trang web công ty: https://www.feg.com.tw/en/home/index.aspx)
Chân thành: Khách hàng, công chúng và đồng nghiệp đều phải được đối xử chân thành; hợp tác và làm việc nhóm phải dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau
Siêng năng: Mọi người phải luôn siêng năng làm việc để đổi mới bản thân và công ty Với sự siêng năng, chúng ta có thể bù đắp những thiếu sót của mình và vượt qua những khó khăn gian khổ
Tiết kiệm: Sống một cuộc sống đơn giản và trân trọng những phước lành của bạn; như vậy người ta có thể sống một cuộc sống hạnh phúc với ít ham muốn trần thế
Thận trọng: Luôn đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào; những người có kế hoạch trước là những người sẽ thành công Đổi mới: Không ngừng tạo ra giá trị mới cho khách hàng và cổ đông Lý tưởng cao nhất của Tập đoàn là biến mọi doanh nghiệp dưới lá cờ của mình trở thành công ty hàng đầu trong ngành của mình
2.1.2 Bộ máy tổ chức của công ty
Công ty Apparel Far Eastern (Viet Nam) là một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, trực thuộc Tập đoàn Far Eastern (Đài Loan) Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất quần áo thời trang được ông Wu Ting Te điều hành và lãnh đạo Công ty tổng cộng gồm 6 phòng ban: G.M office, factory office, administrator divison, finance division, factory division, lean office, với hơn 200 nhân viên
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty FE
(Nguồn tài liệu: Phòng nhân sự)
Sơ lượt về sơ đồ tổ chức công ty, hiện tại bộ phận tôi đang thực tập là Production division (đơn vị sản xuất)
- Production division (Đơn vị sản xuất)
+ Equipment & Energy Dept: Bộ phận năng lượng và thiết bị, nơi chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo việc hoạt động bình thường của các thiệt bị phục vụ cho sản xuất, lên kế hoạch bảo trì và sửa chữa hằng năm Người đứng đầu cao nhất là trưởng phòng cấp cao
+ Factory 1 & 2: Đây là hai bộ phần mang tính nồng cốt của công ty, nơi thực hiện trách nhiệm sản xuất, họ sẽ nhận số lượng đơn hàng từ bộ phận MR sau đó sắp xếp và triển khai số lượng chuyền may tương ứng để đảm bảo tiến độ Người đứng đầu cao nhất là xưởng trưởng
Những bộ phận khác trong công ty như:
- GM office (Văn phòng tổng giám đốc)
+ GM office: Nơi có chức năng điều hành và quản lý toàn bộ mọi công việc trong công ty, người đứng đầu cao nhất là Hiệp Lý
+ IT Dept: Bộ phận công nghệ thông tin, nơi quản lý về hệ thống thông tin của công ty, xây dựng hệ thống dữ liệu, bảo trì và xây dựng các phần mềm theo yêu cầu của khách hàng nội bộ Bên cạnh đó bộ phần này còn đảm bảo việc hoạt động bình thường và hiệu quả của các thiết bị phần cứng liên quan, người đứng đầu cao nhất là giám đốc cấp cao IT
THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY APPAREL FAR
2.2.1 Thực trạng hoạt động tại công ty
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là chuyên gia công hàng may mặc, đồng hoạt động theo mô hình sản xuất kinh doanh xuất khẩu đi các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Bỉ, Canada, Mexico….Dưới đơn đặt hàng của các hãng nổi tiếng trên thế giới như: Nike, Carter’s, Levi’s, Columbia…
Hiện nay nhà máy có 24 chuyền may, gia công các loại Công xuất 9,600,000 sp/năm chiến lược phát triển 2021-2023 là 50-80 chuyền may để đáp ứng cho nhu cầu, khả năng hoạt động của công ty
2.2.2 Đánh giá năng suất lao động tại công ty Apparel Far Eastern (Viet Nam)
Bảng 2.8: Bảng báo cáo sản lượng và giá trị của sản phẩm quần áo năm 2021-2022
(Nguồn: Phòng sản xuất và tính toán của tác giả)
Nhìn chung, năng suất lao động của Công ty Apparel Far Eastern (Viet Nam) năm
2022 theo sản phẩm có sự cải thiện đáng kể Điều này cho thấy, công ty đã có những nỗ lực trong việc nâng cao năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Năng suất lao động tính bằng giá trị của sản phẩm quần áo trẻ em tiếp tục tăng, đạt
700 triệu đồng/lao động, cao hơn 16,7% so với năm 2021 Điều này có thể do Công ty đã đầu tư vào các thiết bị máy móc hiện đại, tự động hóa các khâu sản xuất, giúp giảm sức lao động của người lao động Đồng thời, Công ty cũng đã tăng cường đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động, giúp họ nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn, làm việc chính xác, nhanh nhẹn hơn
Năng suất lao động tính bằng giá trị của sản phẩm quần áo nam và quần áo nữ không thay đổi so với năm 2021, đều đạt 1.000 triệu đồng/lao động Điều này có thể do quy trình sản xuất của hai loại sản phẩm này không có sự thay đổi đáng kể so với năm
Năng suất lao động tính bằng hiện vật của tất cả các sản phẩm đều đạt 1.000 sản phẩm/lao động Điều này cho thấy, số lượng sản phẩm được sản xuất ra trên một lao động là tương đương nhau
Năng suất lao động tính bằng thời gian lao động của sản phẩm quần áo trẻ em giảm nhẹ, từ 0,0033 giờ/sản phẩm xuống 0,0029 giờ/sản phẩm Điều này có thể do Công ty đã cải tiến quy trình sản xuất, giúp giảm thời gian lao động cho các khâu sản xuất Điều này cho thấy, công ty đã có những nỗ lực trong việc nâng cao năng suất lao động , góp phần tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của công ty, tuy nhiên công ty vẫn cần tiếp tục cải thiện năng suất lao động, đặc biệt là năng suất lao động tính bằng thời gian lao động Điều này sẽ giúp công ty giảm chi phí sản xuất, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
2.2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động tại công ty Apparel Far Eastern (Viet Nam)
Năng suất lao động là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp Năng suất lao động cao giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh
Tại Công ty Apparel Far Eastern (Viet Nam), năng suất lao động vẫn còn chưa cao so với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực, theo số liệu của Hiệp hội dệt may
Việt Nam, năng suất lao động của Công ty Apparel Far Eastern (Viet Nam) năm 2022 đạt 1.000 triệu đồng/lao động Trong khi đó, năng suất lao động của các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia đạt trung bình từ 1.500 đến 2.000 triệu đồng/lao động Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động tại FAEVN, bao gồm:
Chất lượng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của FAEVN chủ yếu là lao động phổ thông, chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa qua đào tạo bài bản Do đó, trình độ tay nghề của người lao động còn hạn chế, dẫn đến năng suất lao động thấp
Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị: Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị của FAEVN vẫn còn chưa hiện đại, máy móc cũ còn được sử dụng nhiều trong xưởng Do đó, người lao động phải tốn nhiều thời gian và công sức để thực hiện các công việc, dẫn đến năng suất lao động thấp
Tổ chức lao động, quản lý sản xuất: Tổ chức lao động, quản lý sản xuất của FAEVN phân chia ra nhiều phòng ban nhưng chưa khai thác được hết năng suất làm việc, dẫn đến công việc giữa các phòng ban chưa được kết hợp chặt chẽ, dễ gây xung đột, mất đoàn kết
Do đó, người lao động không được phân công công việc hợp lý, dẫn đến lãng phí thời gian và công sức, giảm năng suất lao động
Môi trường làm việc: Môi trường làm việc tại FAEVN chưa thật sự tốt Độ chiếu sáng ở dưới xưởng vẫn còn hạn chế, một số nơi không có hệ thống máy lạnh, do đó, người lao động không thoải mái, dễ bị mệt mỏi, dẫn đến năng suất lao động thấp Để nâng cao năng suất lao động, FAEVN cần tập trung giải quyết các yếu tố trên Cụ thể, doanh nghiệp cần:
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: FAEVN cần đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động Doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn, hoặc cử người lao động đi đào tạo tại các cơ sở chuyên nghiệp
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
Nhận xét
Nhìn chung, năng suất lao động của Công ty Apparel Far Eastern (Viet Nam) trong những năm gần đây đã có sự cải thiện đáng kể Cụ thể, năm 2022, năng suất lao động của Công ty đạt 1.000 triệu đồng/lao động, cao hơn 16,7% so với năm 2021
Những thành tựu đã đạt được trong năng suất lao động của Công ty Apparel Far Eastern (Viet Nam) bao gồm:
Năng suất lao động của sản phẩm quần áo trẻ em tiếp tục tăng, đạt 700 triệu đồng/lao động, cao hơn 16,7% so với năm 2021 Điều này cho thấy, Công ty đã có những nỗ lực trong việc đầu tư vào các thiết bị máy móc hiện đại, tự động hóa các khâu sản xuất, giúp giảm sức lao động của người lao động Đồng thời, Công ty cũng đã tăng cường đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động, giúp họ nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn, làm việc chính xác, nhanh nhẹn hơn
Năng suất lao động tính bằng thời gian lao động của sản phẩm quần áo trẻ em giảm nhẹ, từ 0,0033 giờ/sản phẩm xuống 0,0029 giờ/sản phẩm Điều này có thể do Công ty đã cải tiến quy trình sản xuất, giúp giảm thời gian lao động cho các khâu sản xuất
Tuy nhiên, năng suất lao động của Công ty Apparel Far Eastern (Viet Nam) vẫn còn chưa cao so với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực Tại Công ty TNHH Apparel Far Eastern (Viet Nam), năng suất lao động vẫn còn chưa cao so với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực Theo báo cáo tài chính của FAEVN năm 2022, năng suất lao động của công ty đạt 1,02 triệu đồng/người/năm Con số này thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực, như:
Công ty TNHH Việt Nam Knitting & Dyeing đạt 1,3 triệu đồng/người/năm
Công ty TNHH Dệt may Việt Tiến đạt 1,4 triệu đồng/người/năm
Công ty TNHH May mặc T&A đạt 1,5 triệu đồng/người/năm
Nguyên nhân chính khiến năng suất lao động của Công ty Apparel Far Eastern (Viet Nam) vẫn còn chưa cao so với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực bao gồm:
Trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động còn hạn chế Theo thống kê của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay, có khoảng 75% lao động trong ngành dệt may chưa qua đào tạo hoặc chỉ được đào tạo dưới 3 tháng
Chất lượng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của FAEVN chủ yếu là lao động phổ thông, độ tuổi dưới 30 là phần lớn, nên chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản Do đó, trình độ tay nghề của người lao động còn hạn chế, dẫn đến năng suất lao động thấp
Các thiết bị máy móc của Công ty còn chưa được hiện đại hóa, tự động hóa Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tỷ lệ tự động hóa trong ngành dệt may Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 30%
Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị của FAEVN còn chưa hiện đại, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất Do đó, người lao động phải tốn nhiều thời gian và công sức để thực hiện các công việc, dẫn đến năng suất lao động thấp
Quy trình sản xuất của Công ty còn chưa được tối ưu hóa Một số khâu sản xuất của Công ty vẫn còn mang tính thủ công, chưa được áp dụng các công nghệ tiên tiến Để nâng cao năng suất lao động, Công ty Apparel Far Eastern (Viet Nam) cần tập trung giải quyết các nguyên nhân trên Cụ thể, Công ty cần:
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động Công ty cần xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp
- Đầu tư vào các thiết bị máy móc hiện đại, tự động hóa các khâu sản xuất Công ty cần đầu tư vào các thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến để tự động hóa các khâu sản xuất, giảm sức lao động của người lao động
- Cải tiến quy trình sản xuất Công ty cần nghiên cứu, cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động, giảm chi phí sản xuất
Với những nỗ lực và giải pháp phù hợp, Công ty Apparel Far Eastern (Viet Nam) có thể tiếp tục nâng cao năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Kiến nghị
Để cải thiện tình hình thực tế về năng suất lao động tại Công ty TNHH Apparel Far Eastern Việt Nam (FAEVN), tôi đề xuất một số giải pháp sau:
- Đối với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dài hạn, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp Kế hoạch đào tạo cần được xây dựng dựa trên đánh giá nhu cầu đào tạo của người lao động và yêu cầu của công việc Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, đối tượng đào tạo, phương pháp đào tạo và thời gian đào tạo
Tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn, hoặc cử người lao động đi đào tạo tại các cơ sở chuyên nghiệp Doanh nghiệp cần đa dạng hóa các hình thức đào tạo để phù hợp với nhu cầu và khả năng của người lao động Các chương trình đào tạo cần được tổ chức bởi các giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tế Đánh giá hiệu quả đào tạo, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch đào tạo cho phù hợp Doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua các tiêu chí như: kiến thức, kỹ năng, thái độ của người lao động sau đào tạo Từ đó, doanh nghiệp có thể rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch đào tạo cho phù hợp
- Đối với cơ sở vật chất, máy móc thiết bị: Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện đại Doanh nghiệp cần đầu tư mua sắm mới hoặc nâng cấp máy móc thiết bị cũ, ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất Các máy móc thiết bị cần được bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên để đảm bảo hoạt động tốt
Tổ chức sắp xếp, bố trí máy móc thiết bị hợp lý, khoa học Việc sắp xếp, bố trí máy móc thiết bị hợp lý sẽ giúp người lao động tiết kiệm thời gian và công sức, nâng cao năng suất lao động
- Đối với tổ chức lao động, quản lý sản xuất:
Cải thiện tổ chức lao động, quản lý sản xuất, phân công công việc hợp lý cho người lao động Doanh nghiệp cần áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, như quản lý theo mục tiêu, quản lý theo quá trình, để phân công công việc hợp lý cho người lao động
Tăng cường phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp Việc phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, phòng ban sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thời gian lãng phí
- Đối với môi trường làm việc: Đầu tư xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường Môi trường làm việc tốt sẽ giúp người lao động thoải mái, dễ chịu, tập trung làm việc, nâng cao năng suất lao động
Tăng cường các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động Các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động sẽ giúp người lao động gắn bó với doanh nghiệp, có tinh thần làm việc tốt hơn, nâng cao năng suất lao động
Ngoài ra, doanh nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp để triển khai các giải pháp nâng cao năng suất lao động Doanh nghiệp cần thường xuyên tuyên truyền, giáo dục người lao động về tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất lao động, từ đó nâng cao ý thức của người lao động trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất lao động
Với những giải pháp trên, tôi tin rằng FAEVN có thể cải thiện tình hình thực tế về năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững.