BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÊ TÀI: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH XÂY DỰNG HOÀNG GIA... BỘ G
Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những cơ sở lý luận về kế toán NVL tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
- Tìm hiểu về thực trạng tổ chức kế toán NVL tại công ty TNHH NHÔM KÍNH XÂY DỰNG HOÀNG GIA Đưa ra kiến nghị và đề ra những giải pháp khắc phục thực trạng về kế toán NVL tại công ty.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu của những năm 2021-2022 và 2022-2023
- Phương pháp chứng từ: Liệt kê những chứng từ một cách chi tiết
- Phương pháp thu thập, phân tích và thống kê số liệu.
Kết cấu khóa luận
Nội dung đề tài, lời mở đầu và kết luận ngoài ra nội dung bài luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch toán NVL tại các doanh nghiệp SXKD
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán NVL tại công ty TNHH NHÔM KÍNH XÂY DỰNG HOÀNG GIA
Chương 3: Một số nhận xét và ý kiến về tổ chức kế toán NVL tại công ty TNHH NHÔM KÍNH XÂY DỰNG HOÀNG GIA
❖ Các thuật ngữ viết tắt:
SXKD, SX, SP Sản xuất kinh doanh, sản xuất, sản phẩm
BCTC Báo cáo tài chính
PP, MT Phương pháp, máy tính
DMVT, VT Danh mục vật tư, vật tư
TS, NV Tài sản, nguồn vốn
GTGT Gía trị gia tăng
Cơ sở lý luận về hoạch toán NVL tại các doanh nghiệp SXKD
Những vấn đề chung về kế toán NVL tại các doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, vai trò, đặt điểm, phân loại về NVL của doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm, vai trò, đặt điểm của NVL
NVL là đối tượng lao động quan trọng nhất trong quá trình SXSP NVL được thể hiện dưới dạng vật như sắt, nhựa, kẽm, nhôm, kính… NVL hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như mua ở bên ngoài, tự SX hoặc từ những DN góp vốn vào Nhưng đa số NVL đều mua từ bên ngoài là nhiều Doanh nghiệp sẽ dự trữ NVL để phục vụ cho quá trình SX để tạo ra sản phẩm thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho việc bán hàng, cho quản lý DN
NVL ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng cũng như chất lượng sản phẩm Vì vậy, việc quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu là yếu tố quyết định doanh nghiệp đó có thành công và phát triển hay không.
NVL tham gia vào một quy trình sản xuất, giá thành của nguyên vật liệu sẽ được chuyển vào giá trị của SP Nguyên vật liệu đưa vào quy trình sản xuất thì sẽ biến đổi hình dạng và trạng thái hoàn toàn để trở thành sản phẩm Nguyên vật liệu trong xây dựng rất đa dạng và phong phú
Mỗi loại NVL đều có mỗi công dụng khác nhau luôn biến động trong quy trình sản xuất Doanh nghiệp phải phân loại các vật liệu theo cách phù hợp nhất Phân loại nguyên
5 vật liệu có nhiều hình thức khác nhau như: phân loại theo công dụng và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình SXKD, NVL được phân loại như sau:
- Nguyên vật liệu chính: Sẽ là những NVL tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất như: kính, nhôm, đá, sắt, thép…
- Vật liệu phụ: Vật liệu phụ thường được dùng chung với vật liệu chính để tạo nên một sản phẩm đặc sắc để thu hút người nhìn như màu sắc, mùi vị, hay là chất bảo quản để phục vụ cho quy trình SX
- Nhiên liệu: Là nguồn cung cấp lượng nhiệt làm cho máy móc hoạt động trong quá trình SXKD như xăng, dầu, khí đốt, củi,…
- Phụ tùng: Là những trang máy móc, thiết bị, phụ kiện mà DN mua dự trữ cho những trường hợp máy móc thiết bị hư hỏng để có thay thế hoặc sửa chữa
-Vật liệu và thiết bị xây dựng: Là các vật liệu và thiết bị mà doanh nghiệp nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản
Phế liệu: Là những sản phẩm thu được trong quá trình SX không cần dùng đến nữa hoặc bị mất giá trị ban đầu vốn có của nó như sắt vụn, nhôm vụn , giấy vụn…
-Một số vật liệu khác: như bao bì, thùng xốp và thùng giấy, tem nhãn và một số vật tư đặc trưng khác… Để có thể quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu hơn cần phải nêu rõ cụ thể tình hình biến động giá thành của từng loại nguyên vật liệu một cách đầy đủ rõ ràng hơn và nên chia theo phân cấp của từng loại vật liệu
- Đánh giá NVL là xác định giá trị của NVL đó theo một nguyên tắc nhất định, nhằm thực hiện chức năng hạch toán, ghi chép và lập báo cáo kế toán bằng tiền các loại vật tư
- Đánh giá NVL nhập kho: Tất cả các NVL (Hàng tồn kho) thường được tính bằng giá gốc (giá thực tế của sản phẩm từ khi mua vào đến khi nhập kho).
- Đánh giá NVL khi xuất kho: Tùy thuộc vào mức giá của từng doanh nghiệp tính
Có 4 phương pháp tính giá xuất kho:
+ Phương pháp bình quân gia quyền
+ Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
+ Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)
1.1.2.1 Tính giá thành NVL khi nhập kho:
* Đối với NVL khi mua ngoài:
- Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, chi phí xếp dỡ chi phí kho bãi trong quá trình mua, chi phí hao hụt tự nhiên
- Các khoản thuế không được hoàn trả lại: thuế nhập khẩu, thuế TTĐB hàng nhập khẩu, các khoản thu mua giảm giá hàng mua ( là khoản được giảm trừ khi mua hàng)
*Đối với NVL mà DN tự sản xuất và gia công chế biến rồi nhập kho thì:
Giá gốc = chi phí thu mua HTK + chi phí chế biến HTK + chi phí liên quan trực tiếp
Giá thực tế của hàng nhập kho = giá thành sx sản phẩm thực tế + Chi phí chế biến phát sinh
Giá trị thực tế của hàng nhập kho = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí thu mua thực tế +
Các khoản không được hoàn lại + Các khoản thu mua (Trừ giảm giá hàng mua được thừa hưởng)
*Đối với NVL đi thuê ngoài gia công nhập kho:
- Các chi phí liên quan đến gia công bao gồm: tiền thuê gia công, chi phí vận chuyển, chi phí xếp dỡ vật liệu đến nơi gia công và vận chuyển về lại doanh nghiệp
*Đối với NVL nhận từ hoạt động góp vốn để nhập kho:
* Đối với NVL từ nguồn viện trợ và tặng thưởng để nhập kho:
Giá thành thực tế hàng nhập kho = Gía trị vốn góp do những + Chi phí liên quan đến bên thỏa thuận tiếp nhận
Giá thành thực tế = Gía cho hội đồng tiếp nhận + Chi phí liên quan đến tiếp nhận Xác định dựa vào giá trên thị trường
Giá thành thực tế hàng nhập kho = Gía trị vố góp do các bên thỏa thuận + Chi phí liên quan trực tiếp
1.1.2.2 Tính giá thành NVL khi xuất kho
* Xác định giá vốn hàng xuất kho theo PP bình quân gia quyền
Có 2 cách tính đơn giá bình quân là đơn giá bình quân cả kì và đơn giá bình quân mỗi lần nhập như sau:
+ Đơn giá bình quân gia quyền cả kì
Ví dụ: Tại Công ty tnhh xây dựng X trong tháng 4/2022 có số liệu sau:
-Ngày 3/4/2022 nguyên vật liệu A tồn kho đầu kì: 4.000 kg, đơn giá là 3.000/ kg, tổng trị giá là 12.000.000đ;
-Ngày 4/4/2022 nhập kho nguyên vật liệu A: 6.000 kg, đơn giá 3.500đ/ kg, tổng trị giá là 21.000.000đ;
-Ngày 7/4/2022 xuất kho 7.000 kg nguyên vật liệu A Vì công ty tính giá bình quân cả kì nên tại ngày 7/4/2022 ta tính: Đơn giá 1kg NVL A ta tính như sau: Đơn giá thực tế NVL xuất trong kỳ = Số lượng NVL xuất trong kỳ x Giá đơn vị bình quân
Tổng trị giá + Tổng trị giá hàng
Hàng tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kì Đơn giá bình quân Tổng số lượng + Tổng sản lượng hàng tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kì
Giá trị thực tế xuất kho 7.000 kg NVL A: 3.300 x 7000 = 23.100.000đ
+ Đơn giá bình quân mỗi lần nhập kho (Bình quân liên hoàn)
Ví dụ: Tại Công ty tnhh xây dựng H trong tháng 5/2022 có số liệu sau:
-Ngày 2/5/2022 nguyên vật liệu A tồn kho đầu kì: 4.000 kg, đơn giá là 2.500đ/kg; -Ngày 5/5/2022 nhập kho nguyên vật liệu A: 6.000 kg, đơn giá 4.000đ/kg;
-Ngày 7/5/2022 xuất kho nguyên vật liệu A 10.000 kg
Vậy trị giá xuất kho NVL A ngày 7/5/2022 000 x 3.400 = 34.000.000đ
* Xác định giá vốn xuất kho theo PP nhập trước xuất trước (FIFO):
Phương pháp FIFO được hiểu đơn giản là nguyên vật liệu nào nhập được nhập vào trước thì xuất trước nguyên vật liệu nào nhập sau thì xuất sau Ưu tiên cho xuất hàng tồn kho trước nếu không có đủ số lượng hàng xuất kho thì dùng đơn giá lần nhập tiếp theo cứ theo thứ tự từ trước đến sau để xuất ra
Công ty TNHH Q có phát sinh các nghiệp vụ trong tháng như sau:
- Tồn đầu kỳ: Nguyên vật liệu A 10.000 m , đơn giá 3.000 đồng/ m;
Tổng trị giá hàng tồn sau mỗi lần nhập kho Đơn giá bình quân Tổng sản lượng hàng tồn sau mỗi lần nhập kho f
- Ngày 05/06/2022: Nhập 5.000 m nguyên vật liệu A, đơn giá 4.000 đồng/ m;
- Ngày 10/06/2022: Nhập 9.000 m nguyên vật liệu A, đơn giá 5.000 đồng/ m;
- Ngày 20/06/2022: Xuất 16.000 m nguyên vật liệu A
Trị giá xuất kho nguyên vật liệu X ngày 20/06/2022 theo phương pháp FIFO là:
* PP nhập sau xuất trước:
Hạch toán kế toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất
Hạch toán chi tiết NVL là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán nhắm để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng NVL cả số lượng, chất lượng và giá trị của NVL đó
Kế toán chi tiết ở kho là do thủ kho tiến hành và thủ kho phải chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản NVL tại kho, thực hiện nhập, xuất NVL trên cơ sở chứng từ đã hợp lệ Thủ kho phải ghi chép vào các sổ sách có liên quan đến tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL
Chứng từ là một loại tài liệu vô cùng quan trọng đối với một DN Như các giấy tờ tài liệu ghi chép lại thông tin, nội dung giao dịch của DN Dùng để ghi lại những nghiệp vụ đã được hạch toán vào sổ kế toán của DN
1.2.1.2 Các chứng từ được sử dụng
Người lập chứng từ phải đảm bảo nhập đầy đủ thông tin và đúng thời gian quy định Cũng phải chịu toàn bộ trách nhiệm về tính chính xác và đảm bảo hợp pháp các chứng từ nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1.2.2 Hạch toán kế toán NVL Để hạch toán về NVL đã sử dụng trong doanh nghiệp được đầy đủ và chi tiết thì bộ phận kế toán thường áp dụng 3 Phương pháp: PP thẻ song song, PP đối chiếu luân chuyển và PP số dư.
Phương pháp này phản ánh tình hình biến động tăng hoặc giảm của NVL và CCDC về số lượng
Mỗi ngày, thủ kho đều dựa vào các chứng từ nhập - xuất kho vật tư để thực hiện việc ghi nhận các số liệu vật tư
Mỗi chứng từ chỉ được ghi 1 dòng trên thẻ kho và mở theo từng danh mục vật tư Hàng ngày hoặc cứ đến định kỳ thì thủ kho sẽ tổng hợp lại chứng từ nhập – xuất vật tư để đưa cho kế toán Cứ đến cuối tháng hoặc hằng ngày thì thủ kho sẽ tổng hợp lại tất cả số lượng vật tư nhập – xuất kho trong một tháng hoặc ngày để tính ra số lượng vật tư tồn kho của tháng hoặc ngày theo từng danh mục của vật tư.
Tại phòng kế toán không những có thể biết về tình hình biến động tăng hoặc giảm về số lượng, CDCD mà còn về cả giá trị của từng danh mục vật tư
Các chứng từ vật tư sẽ được chuyển tới theo ngày hoặc định kỳ để cho kế toán kiểm tra rồi ghi đơn giá và tính giá thành cho từng chứng từ vật tư Sau đó kế toán sẽ ghi lại toàn bộ các nghiệp vụ nhập – xuất kho vật tư lần lượt vào sổ kế toán chi tiết từng DMVT
Cuối tháng kế toán VT sẽ tiến hành cộng sổ kế toán chi tiết để đối chiếu về số lượng với thẻ kho cùng một lúc và lập bảng tổng hợp lại các chứng từ xuất – nhập – tồn để đối chiếu lại
Hình 1.1: Sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư theo PP thẻ song song
PP luân chuyển là sử dụng để theo dõi về sự biến động của số lượng và giá trị của các
VT tồn kho Chỉ cần ghi sổ một lần vào cuối tháng, mỗi danh mục VT được ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển
*Tại kho: Được thực hiện tương tự như PP song song Sử dụng thẻ kho để theo dõi số lượng xuất– nhập– tồn kho
*Tại phòng kế toán: Kế toán tự ghi chép những tình hình xuất– nhập– tồn kho của
VT vào sổ để đối chiếu luân chuyển Mỗi danh mục VT chỉ được ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển và chỉ ghi mỗi cuối tháng Cuối tháng kế toán sẽ đối chiếu số lượng VT trong số đối chiếu luận chuyển với thẻ kho rồi đối chiếu với kế toán tổng hợp.
* Hình 1.2: Sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư theo PP đối chiếu luân chuyển
PP số dư là phương pháp hạch toán chi tiết về hàng tồn kho để theo dõi vật tư số lượng trên thẻ kho, phòng kế toán sẽ theo dõi vật tư về số lượng và giá trị trên sổ kế toán chi tiết vật tư xuất – nhập – tồn
Thực hiện ghi chép vào thẻ kho, cuối tháng phải tổng hợp số lượng VT tồn kho và ghi vào cột số dư Thủ kho sẽ lập phiếu giao nhận chứng từ theo từng danh mục vật tư hoặc nhóm VT, sau đó gửi kèm theo các chứng từ cho bên kế toán
Sổ số dư sẽ được kế toán mở từng kho và sử dụng cho cả năm sổ này dùng để theo dõi số lượng và giá trị của các vật tư tồn kho không theo dõi số lượng và giá trị của các vật tư nhập và xuất kho
Tới ngày gần cuối tháng kế toán sẽ đưa số liệu cho thủ kho ghi vào sổ sau đó sẽ gửi về phòng kế toán để kế toán kiểm tra và tính giá từng loại vật tư
Theo quy định, định kỳ kế toán phải xuống kho để kiểm tra các sổ ghi chép và ký xác nhận số lượng vật tư tồn ở từng thời điểm trên kho
Thực trạng kế toán NVL của Công Ty TNHH Nhôm Kính Xây Dựng Hoàng
2.1 Tổng quan về Công Ty TNHH Nhôm Kính Xây Dựng Hoàng Gia
2.1.1 Thông tin của Công Ty TNHH Nhôm Kinh Xây Dựng Hoàng Gia
* Tên Công Ty: Công Ty TNHH NK & XD HOÀNG GIA được Sở Kế hoạch
& Đầu tư TPHCM cấp giấy phép thành lập số 0313218741 ngày 18/05/2015
* Trụ sở: 449/164 Ấp 6, Xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn, TP.HCM
* Giấy phép thành lập số ngày 18/04/2015 do Sở kế hoạch & Đầu tư TP HCM cấp
Lực lượng nhân sự của công ty:
Cán bộ trình độ thạc sỹ : 01 người
Cán bộ kỹ sư, cử nhân : 09 người
Chuyên gia nước ngoài : 02 người
Công nhân kỹ thuật có tay nghề : 30 người
Công nhân công trường : 40 người Đại diện lãnh đạo:
* Ông Lê Tuấn Hải - Giám đốc
* Ông Nguyễn Văn Phúc - Phó Giám đốc
Trụ sở của công ty:
Nhà máy sản xuất: Địa chỉ tại số 449/164 Đông Thạnh, Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh có diện tích trên 2.000 m 2 , được xây dựng từ năm 2008 với trang thiết bị nhà xưởng hiện đại và tiên tiến được cập nhật và trang bị theo công nghệ của các nước tiên tiến như Anh,
Công suất thiết kế nhà máy có khả năng sản xuất được 100m 2 /ngày
Nhà máy có hệ thống sơn tĩnh điện khép kín và hiện đại, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và chất lượng cao theo yêu cầu của chủ đầu tư và kiến trúc giúp cho sản phẩm có giá thành tiết kiệm hơn Dựa trên quy trình công nghệ nhôm kính, chúng tôi không ngừng xây dựng danh tiếng của đơn vị bằng các dịch vụ quản lý chất lượng cũng như thiết kế, cung cấp, gia công lắp đặt các loại cửa đi, cửa sổ, mặt dựng đạt yêu cầu chất lượng và mỹ quan theo yêu cầu của chủ đầu tư và các kiến trúc sư
2.1.2 Lịch sử hình thành của Công Ty TNHH Nhôm Kính Xây Dựng Hoàng Gia
- Công ty TNHH NK&XD HOÀNG GIA được hình thành và ra đời dựa trên nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là ngành xây dựng nước ta đang từng bước phát triển vượt bậc trong đó ngành nhôm, kính xây dựng đang từng ngày phát triển và hòa nhập với các công nghệ tiên tiến thế giới Đáp ứng nhu cầu đó Công ty TNHH NK&XD HOÀNG GIA được hình thành và ra đời góp phần cho sự phát triển ngành nhôm, kính xây dựng của Việt Nam
- Với tinh thần luôn luôn học hỏi và phát triển không ngừng của Công ty TNHH
NK&XD HOÀNG GIA với thương hiệu sản phẩm được bảo hộ trên toàn lãnh thổ
Việt Nam và thế giới là ROYAL WINDOW
• Tóm tắt sự hình thành và phát triển của công ty qua từng giai đoạn:
Công ty TNHH xây dựng nhôm kính Hoàng Gia thành lập năm 2007 cho đến Ngày 18/04/2015 có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên
Năm 2016 đến nay công ty đang trên đà phát triển mạnh mẽ Trong những năm qua công ty có nhiều công trình lớn như: Cáp treo và quần thể khu vui chơi giải trí biển Hòn Thơm, Phú Quốc, dự án khu dân cư Đại Quang Minh ở quận 2 TP.HCM, Biệt thự chị Ngọc ở quận 7 TP.HCM, ……
Từ 2016 đến nay công ty đang trên đà phát triển và có nhiều công trình lớn
2.1.3 Đặc điểm hoạt động SXKD của công ty
- Ngành kinh doanh Công Ty TNHH Nhôm Kính Xây Dựng Hoàng Gia:
• Thiết kế, sản xuất , thi công lắp đặt hệ thống nhôm kính: vách ngăn, mặt dựng, cửa đi, cửa sổ, cửa bản lề sàn, lan can, cầu thang kính …, cho mọi công trình với thương hiệu sản phẩm là ROYAL WINDOW
• Tham gia thi công, đầu tư xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông thủy lợi, đầu tư xây dựng nhà cho thuê …
• Đầu năm 2015 Công ty ngoài lĩnh vực nhôm kính còn triển khai thiết kế và lắp đặt cho hạng mục cửa nhựa lõi thép là dòng sản phẩm mới của thương hiệu ROYAL WINDOW với giá thành cạnh tranh và chất lượng theo tiêu chuẩn Hoàng Gia.
2.1.3.2 Quy trình tổ chức SXKD
*Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Ban Giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc
- Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty
- Phó Tổng giám đốc được ủy quyền trực tiếp phụ trách kỹ thuật và đại diện lãnh đạo chất lượng và trách nhiệm xã hội DN Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các phòng thực hiện nhiệm vụ được giao
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng được phân công phụ trách
Phòng quản lý dự án và thi công GIÁM ĐỐC
Chủ động giải quyết những vấn đề nghiệp vụ thuộc lĩnh vực mình phụ trách và có trách nhiệm báo cáo kết quả giải quyết với Giám đốc
Giúp Giám đốc và được Giám đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực công việc
Trực tiếp phụ trách một số phòng trong cơ quan theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm về kết quả công việc thuộc lĩnh vực của mình phụ trách trước Giám đốc và Pháp luật
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển sản phẩm, xây dựng và phát triển bộ máy nhân sự của bộ phận để đạt các mục tiêu đã đề ra
- Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về kế hoạch kinh doanh và mục tiêu doanh thu của phòng bộ phận
- Chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển chính sách giá cũng như đề xuất các điều chỉnh cần thiết về chính sách giá để đạt các mục tiêu đã đề ra
* Phòng quản lý dự án và thi công:
- Chịu trách nhiệm về kỹ thuật thi công (Kết cấu, áp lực gió, gia cố…)
- Chịu trách nhiệm về tổ chức nhân lực thi công
- Lập kế hoạch & tiến độ cho từng dự án
- Kiểm tra toàn bộ bản vẽ thi công
- Giải quyết các vấn đề về thiết kế kỹ thuật
- Tham dự các cuộc họp về thiết kế
- Khắc phục các việc sửa chữa tại công trình
- Phụ trách thiết kế kỹ thuật
- Kiểm tra toàn bộ bản vẽ thi công
- Lập kế hoạch cho công việc thiết kế
- Giải quyết các vấn đề về thiết kế kỹ thuật
- Tham dự các cuộc họp về thiết kế
Chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ nguồn tài chính công ty, quản lý kho thành phẩm và kho vật tư, quản lý nguồn tài chính đầu vào và đầu ra của tòan bộ công ty
- Lên kế hoạch vật tư cho từng dự án
- Kiểm soát và báo cáo kịp thời những cấu kiện gần hết
- Lựa chọn tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp và kiểm soát số lượng cũng như chất lượng vật tư
2.1.4 Đặt điểm tổ chức kế toán tại công ty TNHH Nhôm Kính Xây Dựng Hoàng Gia
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Nhôm Kính Xây Dựng Hoàng Gia
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Nhôm Kính Xây Dựng Hoàng Gia được tổ chức theo mô hình tập trung Nhiệm vụ của kế toán là thực hiện đầy đủ các chế độ, chuẩn mực và quản lý tài chính cũng như ghi chép lại đầy đủ tình hình hoạt động SXKD tại doanh nghiệp, lập các báo cáo và bảo quản lưu trữ các hồ sơ kế toán cho ban Giám đốc và lãnh đạo cấp trên Kế toán trưởng là người đứng đầu trong bộ máy kế toán ngoài ra còn có các kế toán viên phụ giúp kế toán trưởng
Tại phòng kế toán: Dựa vào các chứng từ kế toán sẽ tổng hợp và định khoản tài khoản, ghi chép các số liệu vào sổ kế toán và nhập các chứng từ vào phần mềm kế toán trên máy tính rồi lập các báo cáo quản trị của công ty
* Hình 2.2: Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty xây dựng nhôm kính Hoàng Gia
+Tổ chức và điều hành bộ máy kế toán của công ty
+ Chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban giám đốc, hội đồng quản trị và các cơ quan chức năng của nhà nước về việc xây dựng, thực hiện các hoạt động tài chính, các báo cáo tài chính