BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETINGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------BÀI TIỂU LUẬN NHÓM KTHP: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG THEO MÔ
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -BÀI TIỂU LUẬN NHÓM KTHP: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG THEO MÔ HÌNH SCOR
TẠI CÔNG TY COCA-COLA
Trang 3MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
1.1 Quản trị chuỗi cung ứng 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Cấu trúc 3
1.2 Mô hình quản trị chuỗi cung ứng SCOR 3
1.2.1 Khái niệm 3
1.2.2 Quy trình 4
1.2.3 Phân loại 4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG THEO MÔ HÌNH SCOR CỦA COCA-COLA 5
2.1 Tổng quan về công ty Coca-Cola và hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty 5
2.1.1 Giới thiệu Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam 5
2.1.2 Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Coca-Cola 5 2.2 Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR của công ty Coca-Cola 7
2.2.1 Mô hình SCOR cấp độ 1 7
2.2.2 Mô hình SCOR cấp độ 2 11
2.2.3 Mô hình SCOR cấp độ 3 11
Trang 4CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG THEO MÔ HÌNH
SCOR CỦA CÔNG TY COCA-COLA 12
3.1 Nhận xét hoạt động quản trị chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR 12
3.1.1 Ưu điểm 12
3.1.2 Nhược điểm 13
3.2 Đề xuất giải pháp 13
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 5GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
Trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh đầy khắc nghiệt, việc tối đa hóadoanh thu và lợi nhuận là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp Để đạt được mụctiêu này, các nhà quản lý cần áp dụng nhiều biện pháp như hoạch định chiến lượckinh doanh hiệu quả, giảm thiểu chi phí, quản lý nguồn nhân lực và đẩy mạnh sảnxuất Tuy nhiên, một trong những yếu tố then chốt đóng vai trò quan trọng khôngkém chính là việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng Tối ưu hóa chuỗi cung ứng giúp doanhnghiệp tăng cường hiệu quả vận hành, giảm thiểu chi phí không cần thiết, đồng thờinâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Việc quản lý chuỗi cung ứnghiệu quả còn tạo ra sự linh hoạt, cho phép doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng vớinhững thay đổi của thị trường và đảm bảo sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinhdoanh Đây chính là yếu tố quyết định đến sự thành công và cạnh tranh của doanhnghiệp trong môi trường kinh doanh hiện đại
Có rất nhiều phương pháp giúp doanh nghiệp có thể tối đa hóa chuỗi cungứng một cách triệt để như áp dụng các kỹ thuật, mô hình hay các công nghệ mới vào
quản trị chuỗi cung ứng Một trong những mô hình cơ bản, được áp dụng rộng rãi
trên toàn thế giới là mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng SCOR được Hội đồng Chuỗicung ứng (Supply Chain Council) phát triển để phân tích, so sánh quy trình và hiệusuất của chuỗi cung ứng Mô hình này cung cấp một bộ các công cụ để giúp công tyxây dựng bảng vẽ thiết kế chuỗi cung ứng, mô hình này còn định ra các thực hành tốtnhất, các thước đo hiệu quả hoạt động và các yêu cầu chức năng Các công cụ củaSCOR tạo khả năng cho công ty phát triển và quản lý cấu trúc chuỗi cung ứng hiệuquả
Một trong những doanh nghiệp ứng dụng mô hình SCOR vào quản trị chuỗicung ứng hiệu quả nhất phải kể đến là Coca-Cola Với hơn 100 năm thành lập, Coca-Cola đã và đang rất thành công trong lĩnh vực nước giải khát toàn cầu Hãng đã sửdụng mô hình SCOR để tối ưu hóa chuỗi cung ứng phức tạp của mình, từ khâunguyên liệu đầu vào đến khi sản phẩm hoàn chỉnh được phân phối đến tay người tiêudùng trên khắp thế giới SCOR giúp Coca-Cola chuẩn hóa các quy trình, giảm thiểulãng phí, cải thiện hiệu suất và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường Nhờ sự
Trang 6áp dụng hiệu quả của SCOR, Coca-Cola đã duy trì được vị thế dẫn đầu trong ngành,không chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn về sự hiệu quả trong vận hành chuỗi cungứng.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng mô hình SCOR vào quản
trị chuỗi cung ứng, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động
ứng dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng SCOR tại Coca-Cola” Nội dung
nghiên cứu bao gồm: (1) Lý thuyết về quản trị chuỗi cung ứng và mô hình tham chiếuhoạt động chuỗi cung ứng SCOR, (2) Tổng quan về Công ty TNHH nước giải khátCoca-Cola, phân tích hoạt động quản trị chuỗi cung ứng và mô hình SCOR của công
ty, (4) Nhận xét, đề xuất giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứngtại công ty
Trang 7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Quản trị chuỗi cung ứng
1.1.1 Khái niệm
Theo Council of Supply Chain Management Professionals: “Quản trị chuỗicung ứng là việc lên kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìmkiếm nguồn cung và thu mua, tổ chức sản xuất để biến nguyên vật liệu đầu vào thànhhàng hóa và tất cả các hoạt động quản trị logistics khác….cũng như phối kết hợp vớicác thành viên như nhà cung ứng, các đơn vị sản xuất trung gian, các bên dịch vụ thứ
ba và cuối cùng là khách hàng”
1.1.2 Cấu trúc
Dạng chuỗi cung ứng cơ bản: tồn tại ít nhất ba thành viên sau là Nhà cung
cấp, doanh nghiệp và khách hàng Trong đó, nhà cung cấp là các doanh nghiệp cungcấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp và doanh nghiệp này tiến hành sản xuất, chếtạo để tạo thành sản phẩm thành phẩm để phấn phối đến người tiêu dùng
Dạng chuỗi cung ứng mở rộng: Trong mô hình cấu trúc này, doanh nghiệp
được xem như là trung tâm (focal firm) của cấu trúc với hoạt động thu mua nguyênvật liệu đầu vào từ các nhà cung cấp và sản xuất, chế tạo để rồi phân phối đến kháchhàng của mình Các nhà cung cấp dịch vụ logistics có thể bao gồm các doanh nghiệpvận tải, doanh nghiệp cho thuê kho bãi, doanh nghiệp tư vấn và thực hiện thủ tục hảiquan, báo cáo thuế và đây chính là các tác nhân thúc đẩy chuỗi cung ứng vận hànhthông suốt
1.2 Mô hình quản trị chuỗi cung ứng SCOR
1.2.1 Khái niệm
SCOR (Supply Chain Operation Reference) là mô hình Tham chiếu hoạt độngchuỗi cung ứng được phát triển bởi Hội đồng chuỗi cung ứng Mô hình SCOR cungcấp cho các doanh nghiệp một phương pháp mang tính quy chuẩn trong việc phântích và đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng Ứng dụng tốt mô hìnhSCOR giúp công ty định ra được các công cụ quản lý, các yêu cầu, chức năng cầnthiết cho từng quy trình cốt lõi, các quy trình con và cả hoạt động của chuỗi cung
Trang 8ứng Từ đó, giúp cho công ty phát triển và quản lý cấu trúc chuỗi cung ứng hiệu quảhơn.
1.2.2 Quy trình
Hoạch định (Plan): SCOR đưa ra các dự báo về nhu cầu và xác định các tiêu
chí như: chi phí hoạch định, chi phí tồn kho, thời gian lưu kho và độ chính xác về cácvấn đề Điều này nhằm xác định được nhu cầu từ đó tính toán về khả năng cung ứng
để hoạt động được diễn ra một cách tối ưu nhất
Mua hàng (Source): SCOR đưa ra các tiêu chí như: chi phí mua vật tư, chu
kỳ mua hàng, thời gian cung cấp vật liệu để có thể đánh giá quy trình mua hàng củacông ty Quy trình này bao gồm việc xác định và đánh giá hiệu xuất của nhà cungcấp, đồng thời công ty cũng thực hiện các hoạt động mua hàng
Sản xuất (Make): SCOR đã đề xuất các tiêu chí như: thời gian sản xuất, tỷ lệ
hoàn thành đơn hàng, chất lượng sản phẩm, và tỷ lệ sản phẩm lỗi để kiểm soát đượcmức độ hiệu quả của khâu sản xuất Tại đây, công ty sẽ phải thực hiện quản lý quytrình sản xuất, kiểm soát chất lượng và đóng gói sản phẩm
Giao hàng (Deliver): SCOR đưa ra các tiêu chí để đánh giá mức độ hiệu quả
như: tỷ lệ giao hàng đúng hạn, tỷ lệ hoàn tất đơn hàng, chi phí quản lý đơn hàng.Bêncạnh việc phân phối hàng hóa, công ty cũng cần phải quản lý kho hàng, kiểm soát quátrình vận chuyển để đảm bảo hiệu suất của hoạt động
Thu hồi (Return): SCOR đã đề xuất tiêu chí như: tỷ lệ thu hồi, thời gian xử lý
hàng trả lại, quy trình thu hồi và đổi trả hàng hóa để theo dõi mức độ hiệu quả củagiai đoạn này Công ty phải lên kế hoạch và kiểm soát hiệu quả dòng thu hồi hànghóa để giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường
1.2.3 Phân loại
Mô hình SCOR cấp 1: Mô tả phạm vi và cấu trúc vận hành của một chuỗi cung ứng.
Cấp độ 1 sẽ tập trung vào 5 quy trình: Plan, Source, Make, Deliver, Return
Mô hình SCOR cấp 2: Là cấp độ cấu hình hỗ trợ phát triển và đánh giá các lựa chọn
cấp độ cao (mô hình SCOR cấp 1) cho cấu trúc quy trình chuỗi cung ứng
Trang 9Mô hình SCOR cấp 3: Đề ra các quy tắc cụ thể, các thông tin cần thiết để tinh gọn
quá trình thực hiện, tăng cao hiệu quả hoạt động của công ty
Trang 10CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG THEO MÔ HÌNH SCOR CỦA COCA-COLA
2.1 Tổng quan về công ty Coca-Cola và hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty
2.1.1 Giới thiệu Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt
Nam
Coca-Cola là công ty sản xuất nước giải khát có gas thuộc top đầu trên thếgiới Coca-Cola đã dần trở thành thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, có mặt tại hơn 200quốc gia với hơn 10.000 sản phẩm được tiêu thụ mỗi giây Hiện nay, trên thế giớiCoca-Cola hoạt động trên 5 vùng lãnh thổ: Bắc Mỹ, Mỹ Latin, Châu Âu, Châu Á,Trung Đông và Châu Phi Ở Châu Á, công ty hoạt động tại các khu vực sau: TrungQuốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Nam Thái Bình Dương và Hàn Quốc Tại thịtrường Việt Nam, Coca-Cola lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1960 Coca-ColaViệt Nam hiện có các nhà máy đặt tại các thành phố thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam:TPHCM, Đà Nẵng và Hà Nội Coca-Cola Việt Nam đã không ngừng mở rộng quy
mô và nâng cao chất lượng sản phẩm, trở thành một trong những công ty nước giảikhát lớn nhất tại Việt Nam
2.1.2 Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Coca-Cola
Ở Coca-Cola, các thành phần chính tham gia vào chuỗi cung ứng bao gồm:nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà phân phối, khách hàng và nhà cung cấpdịch vụ Mỗi thành phần như một mắt xích liên kết với nhau chặt chẽ mặc dù mỗithành phần có hoạt động khác nhau
a) Nhà cung cấp: Mỗi một nhà cung ứng cho Coca-Cola Việt Nam đều được
tuyển chọn một cách kỹ càng, cẩn thận về mọi mặt Các công ty được lọt vàotầm ngắm của Coca-Cola Việt Nam sẽ được tập tập huấn, cố vấn chuyên sâu
từ công ty và VCCI, USABC để đảm bảo các thành viên trong chuỗi hoạt độngkhớp nhau và đảm bảo chất lượng cũng như sản lượng
b) Hoạt động sản xuất: Tổ chức sản xuất là khâu trung tâm của chuỗi Công ty
Coca-Cola Việt Nam Được cấu tạo gồm 2 bộ phận:
Trang 11TCC (The Coca-Cola Company): chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp nước cốt
Coca-Cola cho các nhà máy, chịu trách nhiệm khuếch trương và quản lý thương hiệu.TCC chịu trách nhiệm 3 chữ P là Price, Product, Promotion
TCB (The Coca-Cola Bottler): chịu trách nhiệm sản xuất, dự trữ kho bãi, phân phối
và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca-Cola Điều đó có nghĩa là TCB chịu tráchnhiệm về chữ P còn lại - Place và mô hình này được áp dụng như nhau trên toàn thếgiới, trong đó có Việt Nam
c) Vận chuyển thành phẩm
Quá trình vận chuyển trong chuỗi cung ứng hàng hóa của Coca-Cola đượcđiều chỉnh liên tục theo thời gian thực thông qua ứng dụng công nghệ trong việc vậnhành Các xe tải giao hàng của công ty đều được lắp thiết bị theo dõi hành trình GPS
để đạt mục tiêu: Các sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ tới các điểm phân phối ngaytrong vòng 48h
Thông qua các thống kê được báo cáo hàng ngày, các hoạt động vận tải hànghóa trong chuỗi cung ứng của Coca-Cola được tối ưu liên tục, giảm thiểu thời giansản phẩm đến tay khách hàng Để hạn chế nhược điểm khi lượng xe quá lớn cùng vớinhiều yêu cầu giao hàng cần được đáp ứng, Coca-Cola đã triển khai công nghệ tối ưuhóa tuyến đường, chia các lệnh giao hàng vào các thời điểm phù hợp để hạn chế cáckhung giờ cao điểm Việc này không chỉ giảm thiểu tối đa chi phí nhiên liệu tiêu hao,
mà còn đem lại sự hài lòng cho các khách hàng/đối tác, tăng thêm uy tín của công ty
Trang 12các trung gian tiếp cận gần nhất với người tiêu dùng cuối cùng, vì vậy họ hiểu rõ hơn
ai hết nhu cầu và ước muốn của khách hàng Nhà bán lẻ thường tập trung vào hành vimua hàng của mọi người và đã tìm thấy những cách để hoàn thiện hơn kinh nghiệm
về những người ghé thăm các cửa hàng của họ Gần đây Coca-Cola đã hợp sức vớicác nhà bán lẻ nhằm tạo ra các chương trình tập trung vào người tiêu dùng trong vaitrò đi mua hàng như: các đợt khuyến mãi, giảm giá chỉ dành riêng cho một nhà bán lẻnhất định, hình thức khuyến mãi cũng được xét tùy thuộc vào đặc điểm của kháchhàng tại nơi đó,…
e) Người tiêu dùng
Người tiêu dùng là cá nhân, tổ chức tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho đời sống
và chức năng tồn tại của mình Là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm của Cola Họ tạo nên thị trường mục tiêu của công ty và nó được đáp ứng bởi các thànhviên khác của kênh như nhà bán buôn, nhà bán lẻ,… và chính họ cũng là người ảnhhưởng trực tiếp đến doanh số của các thành viên kênh, của nhà sản xuất Một sự thayđổi trong hành vi mua, trong nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng cũng đủ đưadoanh nghiệp tới bờ vực thẳm Dẫn chứng xác thực khi mà hiện nay thị hiếu củangười tiêu dùng đối với nước giải khát có gas nói chung và đối với Coca-Cola nóiriêng đang dần thay đổi do nhiều tác động của môi trường Chính điều này đã làmdoanh thu của Coca-Cola sụt giảm đáng kể, gây không ít khó khăn cho công ty
Coca-2.2 Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR của công ty Coca-Cola
2.2.1 Mô hình SCOR cấp độ 1
Lên kế hoạch cho quá trình vận hành chuỗi cung ứng là một điều rất quantrọng, nó quyết định mức độ hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếpđến thành quả của công ty Có thể nói, sự thành công của Coca-Cola là nhờ sự đónggóp không nhỏ của những kế hoạch kinh doanh hiệu quả này
Quá trình hoạch định chuỗi cung ứng của Coca-Cola là một quá trình có cảyếu tố đầu vào và đầu ra Đầu vào đó chính là những thông tin cần thiết về thị trường,
Trang 13bản kế hoạch hành động của chuỗi cung ứng Bản kế hoạch này phải đáp ứng cả haiyêu cầu đó là khả thi đối với nguồn lực của công ty và phải đáp ứng được nhu cầukhách hàng.
Một số công tác mà Coca-Cola đã thực hiện để tạo ra một bản kế hoạch cuốicùng đó là: Hoạch định chiến lược nguồn cung; Hoạch định chiến lược sản xuất;Hoạch định chiến lược logistics và giao hàng; Hoạch định việc hoàn trả sản phẩm
Thực hiện tốt quy trình hoạch định chuỗi cung ứng, Coca-Cola đã giải quyếtđược các vấn đề như: Liệu có cần phát triển thêm nguồn cung mới?; Có nên thay đổidanh mục sản phẩm?; Tự sản xuất hay thuê ngoài?; Có nên thuê ngoài hoạt độnglogistics?;
Lợi ích: Nhờ có bản kế hoạch rõ ràng về chuỗi cung ứng, Coca-Cola đã tối ưu
hóa được chi phí vận hành, tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có và kiểm soát chặtchẽ mọi hoạt động Bên cạnh đó, bản kế hoạch này cũng góp phần định hướng chocông ty, đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng Đồng thời, hạn chế được nhiềurủi ro trong quá trình vận hành chuỗi cung ứng
Sau khi đã có bản kế hoạch sản xuất, Coca-Cola sẽ tìm kiếm nhà cung ứng đểmua nguyên vật liệu cung cấp cho quá trình sản xuất Ở giai đoạn này, công ty phảidựa vào bản kế hoạch để xác định được sản phẩm cần sản xuất là gì, sản xuất baonhiêu là đủ Từ đó, Coca-Cola sẽ biết được các nguyên vật liệu mà mình cần, khốilượng là bao nhiêu, chất lượng của các nguyên vật liệu như thế nào Bên cạnh đó,công ty cũng cần phải xác định được các nhà cung ứng phù hợp với các yêu cầu củacông ty để cung ứng nguyên vật liệu
Trong quá trình này, Coca-Cola cần phải quản lý các đối tác một cách hiệuquả để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ Công ty cũng cần phải có kế hoạch tàichính, quản lý rủi ro về tiền tệ một cách hiệu quả để kiểm soát dòng tiền một cách tốtnhất khi mua hàng Một số công ty đối tác, chuyên cung cấp nguyên vật liệu choCoca-Cola là: