đề tài phân tích việc thực hiện chương trình marketing năm 2022 cho sản phẩm cocacola zero sugar của công ty coca cola

95 0 0
đề tài phân tích việc thực hiện chương trình marketing năm 2022 cho sản phẩm cocacola zero sugar của công ty coca cola

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý do chọn đề tàiTrong thị trường nước giải khát tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung Coca-Cola luôn là một trong số thương hiệu dẫn đầu và để khẳng định vị thế của mình.Coc

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢIBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

-NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETINGTÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNGTRÌNH MARKETING NĂM 2022 CHO SẢN PHẨM

COCA-COLA ZERO SUGAR CỦA CÔNG TY COCA-COCA-COLA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETINGĐỀ SỐ 2

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO - 89689Lớp: QKD61DH

Nhiệm vụ: PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNHMARKETING NĂM 2022 CHO SẢN PHẨM COCA-COLA ZERO SUGARCỦA CÔNG TY COCA-COLA.

Các số liệu liên quan:

1 Số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây 2 Số liệu kế hoạch và thực hiện về thị phần, doanh số đối với sản phẩm cần phân tích năm 2022

3 Số liệu về tài chính của sản phẩm phân tích

4 Số liệu kế hoạch và thực hiện các yếu tố marketing – mix năm 2022 đối với sản phẩm cần phân tích.

Ngày giao đồ án: 23/02/2023Ngày hoàn thành: 23/05/2023

Trưởng bộ môn

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

1.1 Thông tin chung

1.6.1 Một số sản phẩm của Công ty Coca-Cola

1.6.2 Kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2020-2022

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

2.1 Phân tích môi trường kinh doanh

2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô

2.1.2 Phân tích môi trường vi mô

2.1.3 Phân tích môi trường nội bộ

2.2 Phân tích tình hình kinh doanh sản phẩm của Công ty

2.2.1 Thị trường mục tiêu

2.2.3 Tình hình kinh doanh: doanh số, doanh thu, lợi nhuận, thị phần…

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MARKETING CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NĂM 2022

3.1 Giới thiệu sản phẩm Coca-Cola Zero Sugar

Trang 4

3.3 Chiến lược giá cả

3.3.1 Giá bán của Coca-Cola Zero Sugar

3.3.2 Phương pháp định giá

3.3.3 Chiến lược giá

3.4 Chiến lược phân phối

3.4.1 Mục tiêu phân phối

3.4.2 Mô hình tổ chức kênh phân phối

3.4.3 Các dòng chảy trong kênh phân phối

3.3.4 Chính sách tuyển chọn thành viên kênh phân phối

3.3.5 Chính sách động viên, khuyến khích thành viên kênh phân phối

3.5 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp

3.5.1 Mục tiêu xúc tiến hỗn hợp

3.5.2 Mô hình tổ chức hoạt động truyền thông marketing

3.5.3 Chiến lược truyền thông marketing

3.5.4 Công cụ và phương tiện truyền thông marketing

Trang 5

2.1 Bảng cơ cấu lao động theo chức năng 48 2.2 Bảng cơ cấu lao động theo trình độ 48 2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2022 51-52

1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức toàn cầu Công ty Coca-Cola 14 1.3 Các sản phẩm của Công ty Coca-Cola 23 2.1 Tỉ trọng của các loại nước trong ngành nước giải khát 39 2.2 Sơ đồ quy trình sản xuất nước có gas 45 3.1 Các hình thức bao bì của sản phẩm Coca-Cola Zero 57 3.2 Sơ đồ dòng chảy vật chất và thu hồi bao gói sản phẩm 70

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thị trường nước giải khát tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung Coca-Cola luôn là một trong số thương hiệu dẫn đầu và để khẳng định vị thế của mình.Coca-Cola đã phân phối nước giải khát trên 200 nước và mỗi ngày sản xuất hơn 1,9 tỷ sản phẩm để phục vụ nhu cầu khách hàng Con số này cho thấy mức phổ biến của Coca-Cola đối với người tiêu dùng như thế nào.

Thế giới ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống con người cũng được cải thiện, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao và mọi người quan tâm đến sức khỏe hơn Dựa vào tâm lý đó của người tiêu dùng, Coca-Cola đang không ngừng phát triển chiến lược kinh doanh vì mục tiêu trở thành công ty nước giải khát lớn nhất, cung cấp nhiều nước giải khát nhất theo nhu cầu của người tiêu dùng, bao gồm các dòng sản phẩm ít đường và không đường, đồng thời đa dạng mẫu mã và mở rộng mức độ phủ sóng kinh doanh ở khắp mọi nơi.

Công ty Coca-Cola cũng ủng hộ các khuyến cáo hiện nay của một số cơ quan y tế hàng đầu, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (W.H.O.) về việc khuyến cáo mọi người hạn chế lượng đường tiêu thụ, không nạp quá 10% trên tổng lượng tiêu thụ calo/năng lượng mỗi ngày Những năm vừa qua, phương pháp tiếp cận đa chiều của công ty chủ yếu nhằm đáp ứng những thay đổi về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, bao gồm giảm đường và calo ở nhiều sản phẩm; sản xuất nước giải khát mới có lợi cho sức khoẻ với khả năng hydrat hóa và bổ sung dinh dưỡng.Năm 2017, Công ty dự tính cắt giảm lượng đường cho hơn 500 loại nước giải khát trên quy mô toàn cầu, thêm 30% với tổng số hơn 3.900 sản phẩm ít đường và không đường Công ty cũng chi mạnh tay hơn vào các chiến lược Marketing nhằm thúc đẩy người tiêu dùng có cái nhìn mới về các loại nước giải khát ít đường và không đường.

Trang 7

Để tìm hiểu về chiến lược thực hiện chương trình marketing của công ty, em

đã lựa chọn đề tài: “PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

MARKETING NĂM 2022 CHO SẢN PHẨM COCA-COLA ZERO SUGARCỦA CÔNG TY COCA-COLA”

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và làm đồ án môn học Quản trị Marketing em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh Nga, bản thân em đã hiểu sâu hơn lý thuyết và nắm vững hơn các kiến thức về quản trị marketing từ đó vận dụng các lý thuyết, đưa ra các chiến lược hiệu quả trong các tình huống, em đã hoàn thành đồ án dưới đây

Do thời gian hoàn thành có hạn và cá nhân em cũng chưa có kiến thức sâu rộng nên bài báo cáo còn nhiều thiếu xót Em mong nhận được những chỉ bảo và góp ý từ cô để bài đồ án được hoàn chỉnh hơn và giúp bản thân em trau dồi được nhiều kiến thức hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

2 Bố cục

 Lời mở đầu  Nội dung

Chương 1: Giới thiệu về Công ty

Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh và tình hình kinh doanh sản phẩm

Trang 8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

1.1 Thông tin chung

Loại hình: Công ty đại chúng.

Ngành nghề: Nước giải khát.

Người sáng lập: John Pemberton với tên Coca-Cola ; Asa Griggs Candler với tên Công ty Coca-Cola.

Khu vực hoạt động: Toàn cầu (trừ Cuba và Triều

- Tháng 5 năm 1886, một dược sĩ người Atlanta đồng thời là bác sĩ nhãn khoa John Pemberton đã phát minh ra Coca Cola Pemberton đã pha chế xi-rô cho Coca Cola, được kiểm tra tại Jacob’s Pharmacy ở khu vực lân cận và được đưa vào tiêu thụ Tên Coca Cola được đề xuất bởi kế toán của Pemberton và đối tác Frank Robinson Vì công thức của xi-rô yêu cầu chiết xuất từ lá coca và chiết xuất caffeine từ hạt kola, nên đã tạo thành tên gọi Coca Kola Nhưng Robinson – một người xuất sắc trong việc thiết kế, cho rằng việc sử dụng một cặp chữ C

Hình 1.1: LOGO của công ty

( Nguồn: Website của công ty)

Trang 9

trong nhãn hiệu sẽ trông ấn tượng trong quảng cáo Do đó, Kola đã trở thành Cola, khai sinh ra tên thương hiệu Coca Cola

- Ngày 8 tháng 5 năm 1886, Công ty Coca Cola đã bán loại nước ngọt đầu tiên của mình cho công chúng, tổng doanh thu là khoảng 50 đô la Rõ ràng, năm hoạt động đầu tiên của Coke không thành công khi so với doanh thu, Pemberton chi hơn 70 đô la để sản xuất đồ uống này, dẫn đến thua lỗ.

- Một dược sĩ kiêm doanh nhân khác đến từ Atlanta – Asa Candler, đã mua công thức Coca Cola với giá 2.300 đô la từ Pemberton Đáng buồn thay, Pemberton đã qua đời vài năm sau đó Cuối những năm 1890, Coca Cola đã trở thành một trong những loại đồ uống phổ biến nhất Mỹ Doanh số bán Coca Cola đã tăng hơn 4000% từ năm 1890 đến năm 1900.

- Bằng chứng từ lịch sử Coca Cola cho thấy rằng, trước năm 1905 thì nước giải khát Coca Cola được bán như một loại thuốc bổ, có thể chứa chiết xuất caffeine từ hạt kola và chiết xuất từ cocaine Trong khi cocaine chỉ bị tuyên bố là bất hợp pháp vào năm 1914, Candler đã bắt đầu đưa cocaine ra khỏi công thức vào đầu những năm 1900 Vào năm 1929, tất cả các yếu tố tác động đến thần kinh của chiết xuất lá coca cuối cùng đã được các nhà khoa học bác bỏ.

- Đầu năm 1900 quảng cáo là một phần không thể thiếu đối với sự thành công của Coca Cola Những nỗ lực quảng bá và tiếp thị của Coca Cola đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể về nhu cầu khách hàng Vì vậy, doanh nhân Joseph Biedenharn ở Mississippi bắt đầu đóng chai đồ uống, khiến nó dễ vận chuyển hơn Đến năm 1895, Candler đã thiết lập các nhà máy sản xuất Coca ở nhiều thành phố, bao gồm Los Angeles, Chicago và Dallas, để đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng Năm 1899, Candler đã bán quyền độc nhất đóng chai Coke cho hai luật sư – Joseph Whitehead và Benjamin Thomas.

- Năm 1916, Coca Cola bắt đầu sản xuất chai có đường viền, cho phép công ty

Trang 10

đầu một loạt nhà đầu tư mua lại Coca Cola Năm 1923, Robert, con trai của Woodruff được bổ nhiệm làm chủ tịch công ty.

- Theo dòng lịch sử Coca Cola đến năm 1928, Coke là một trong những nhà tài trợ cho Thế vận hội, giúp công ty tiếp cận nhiều khách hàng hơn trên toàn thế giới và tạo ra một truyền thống vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

- Năm 1941, Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai, và điều này khiến nhu cầu về Coke của những người lính Mỹ đóng quân ở nước ngoài tăng lên rất nhiều Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người tiêu dùng nước ngoài của Coke yêu cầu nhiều lựa chọn hơn khi mua đồ uống này.

- 1946, công ty đã mua bản quyền đối với Fanta, một loại nước giải khát trước đây được phát triển ở Đức Chai Coca-Cola có đường viền , được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1916, được đăng ký vào năm 1960 Công ty cũng giới thiệu thức uống có vị chanh Sprite vào năm 1961 và loại cola ăn kiêng đầu tiên không đường vào năm 1963 Với việc mua Minute Maid Corporation vào năm 1960, công ty đã tham gia vào thị trường nước cam quýt Nó đã thêm thương hiệu Fresca vào năm 1966.

- Năm 1978, Coca-Cola trở thành công ty duy nhất được phép bán đồ uống đóng gói lạnh tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Năm 1982, công ty giới thiệu nước giải khát không đường có hàm lượng calo thấp Diet Coke (tên ban đầu là Diet Coca-Cola) Trong nỗ lực giải quyết sự suy giảm thị phần, công ty đã áp dụng một hương vị mới của Coca-Cola vào tháng 4 năm 1985, sử dụng công thức mà công ty đã phát triển thông qua các cuộc thử nghiệm hương vị Tuy nhiên, New Coke không được đón nhận nồng nhiệt Trước sự phản đối kịch liệt của công chúng, Coca-Cola đã hồi sinh hương vị ban đầu của mình vào tháng 7, sau đó được bán trên thị trường với tên gọi Coca-Cola Classic Từ năm 1982 đến năm 1989, công ty nắm giữ quyền kiểm soát trong Columbia Pictures Industries, Inc , một công ty điện ảnh và giải trí.

Trang 11

- Những thị trường mới đã mở ra cho Coca-Cola vào đầu những năm 1990; công ty bắt đầu bán sản phẩm ở Đông Đức vào năm 1990 và ở Ấn Độ vào năm 1993 Năm 1992, công ty giới thiệu loại chai đầu tiên được làm một phần từ nhựa tái chế, một cải tiến lớn trong ngành vào thời điểm đó Coca-Cola đã tạo ra nhiều loại đồ uống mới trong những năm 1990, bao gồm nước trái cây dành cho trẻ em được bán trên thị trường châu Á, nước uống thể thao Powerade và nước đóng chai Dasani Coca-Cola cũng mua lại bia gốc của Barq’s tại Mỹ; Inca Kola ở Peru; Maaza, Thums Up và Limca ở Ấn Độ; và đồ uống Cadbury Schweppes, đã được bán tại hơn 120 quốc gia trên toàn cầu.

- Đầu những năm 2000, Coca-Cola phải đối mặt với cáo buộc gây ô nhiễm đất và nước bất hợp pháp , cũng như cáo buộc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng Năm 2001, United Steelworkers của Mỹ và Quỹ Quyền Lao động Quốc tế đã đệ đơn kiện Coca-Cola và Bebidas y Alimentos và Panamerican Beverages, Inc tuyên bố rằng các bị cáo đã công khai tham gia vào cái gọi là “đội tử thần” để đe dọa, tra tấn, bắt cóc và thậm chí sát hại các quan chức công đoàn ở Mỹ Latinh Cuộc tranh cãi đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới và khiến một số trường đại học Mỹ cấm bán các sản phẩm của Coca-Cola trong khuôn viên của họ Vụ kiện cuối cùng đã bị bác bỏ.

- Năm 2005 công ty giới thiệu Coca-Cola Zero , một loại nước ngọt không calo với hương vị của Coca-Cola thông thường Năm 2007, công ty đã mua lại Energy Brands, Inc., cùng với các vùng nước được tăng cường khác nhau Cùng năm đó, Coca-Cola thông báo rằng họ sẽ tham gia Business Leaders Initiative on Human Rights một nhóm các công ty làm việc cùng nhau để phát triển và thực hiện các phản ứng của công ty đối với các vấn đề nhân quyền ảnh hưởng đến thế giới kinh doanh.

Đến nay, Coca-Cola luôn là một trong những sản phẩm đươc nhiều người tiêu dùng biết đến, yêu thích và có măt trên tất cả các châu lục.

Trang 12

Thành tựu đáng kể của Coca-Cola

- Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập đoàn cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới Thương hiệu Coca-cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế giới đều yêu thích Coca-cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn khác của tập đoàn Ngày nay, tập đoàn Coca-cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác.

- Coca-Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới Trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola sở hữu tới 15 nhãn hiệu Mỗi ngày Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống, mỗi giây lại có hơn 10.000 người dùng sản phẩm của Coca-Cola Trung bình một người Mỹ uống sản phẩm của công ty Coca-Cola 4 ngày 1 lần Coca-Cola hiện đã có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới và có thể được nhận ra bởi 94% dân số thế giới.

- Năm 2007, Coca-Cola đã trả cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu là 11 tỷ USD và tiền lương cho 73.000 công nhân là gần 4 tỷ USD Sản xuất tiêu thụ hết 36 triệu lít nước, 6 tỷ J (Joule/Jun) năng lượng Có khoảng 1.2 triệu các nhà phân phối sản phẩm của Coca-Cola, 2.4 triệu máy bán lẻ tự động, nộp 1.4 tỷ USD tiền thuế và đầu tư cho cộng đồng 31.5 triệu USD.

- Thương hiệu Coca-Cola được xem là đáng giá nhất trên thế giới, với giá trị 50 tỷ USD.

1.3 Sứ mệnh, tầm nhìn của công ty

 Tầm nhìn

Trang 13

 Con người: Trở thành môi trường làm việc tốt nhất nơi mà con người có cảm hứng tốt nhất

 Hồ sơ: Mang đến cho thế giới một hồ sơ về thương hiệu nước giải khát có chất lượng mà có thể tiên đoán và làm hài lòng mong muốn và nhu cầu của con người

 Các đối tác: Xây dựng một mạng lưới cung cấp nước uống cho khách hàng và các nhà cung cấp, cùng nhau tạo dựng giá trị có lợi đôi bên mang tính lâu dài

 Hành tinh: Là công dân có trách nhiệm tạo nên sự khác biệt bằng cách xây dựng và hỗ trợ cộng đồng mang tính bền vững

 Lợi nhuận: Tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông và đặt tinh thần trách nhiệm lên hàng đầu.

 Năng suất: Là một tổ chức hoạt động hiệu quả, gọn nhẹ và phát triển nhanh

 Sứ mệnh

Tuyên bố sứ mệnh của Coca Cola bao gồm:

 Để làm mới thế giới

 Để truyền cảm hứng cho những khoảnh khắc hạnh phúc và lạc quan  Để tạo ra sự khác biệt và tạo ra giá trị.

Trang 14

1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty Coca-Cola

Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tỏ chức toàn cầu Công ty Coca-Cola

(Nguồn: Websise của công ty)

Qua bảng sơ đồ trên, ta thấy được công ty đã và đang áp dụng mô hình quản lý theo khu vực Là công ty lớn khi áp dụng mô hình quản lý này cũng có một số ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm:

- Cung cấp cho các nhà quản trị bộ phận quyền tự chủ để ra quyết định nhanh chóng, do đó công ty dễ dàng hơn cho việc đáp ứng nhu cầu của từng quốc gia.

-Thu được kinh nghiệm quý giá, theo đó dễ dàng thích nghi với từng quốc gia, đáp ứng thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng toàn cầu, đồng thời xây dựng được hệ thống cạnh tranh mạnh mẽ.

- Hoạt động tốt ở những nơi mà hiệu quả quy mô đòi hỏi

Nhược điểm:

- Sản phẩm phải phù hợp thị hiếu của từng địa phương Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám

Trang 15

- Phải chi phí gấp nhiều lần cho cơ sở vật chất kĩ thuật.

- Khó có thể liên kết nhiều khu vực địa lí phân tán thành chiến lược tổng thể.

- Các công ty nhờ vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các khu vực không dễ dàng chấp nhận sản phẩm mới.

1.5 Chức năng, nhiệm vụ:

 Chủ tịch hội đồng quản trị / Tổng giám đốc:

Nhiệm vụ:

- Quyết định các vấn đề liên quan đến giá cổ phần và trái phiếu được phát hành.

- Các giải pháp phát triển hoạt động trung và ngắn hạn của công ty như: Chiến lược phát triển hàng năm, mở rộng thị trường, các hoạt động marketing, đổi mới công nghệ.

- Quyết định phương án đầu tư và các dự án đầu tư trong thẩm quyền.

- Quyết định việc thành lập các công ty con, chi nhánh hay việc mua lại cổ phần của doanh nghiệp khác.

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.

- Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty.

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.

- Quyết định cơ cấu tổ chức công ty, bầu cử, miễn nhiệm, hoặc bãi nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định.

Trang 16

Chức năng:

- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị.

- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị.

- Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị.

- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.

- Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông.

- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.

 Chủ tịch và Giám đốc điều hành:

Chức năng, nhiệm vụ:

- Phát triển kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp với mục tiêu ngắn hạn Và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

- Thiết lập bộ máy quản trị doanh nghiệp tổng thể Từ đó, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, giúp gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên.sa

- Đại diện cho doanh nghiệp khi phát ngôn với các cổ đông, các cơ quan chính phủ và với công chúng.

- Điều hành, quản lý, đánh giá hiệu quả công việc của các lãnh đạo cấp dưới Và đội nhóm trong doanh nghiệp để đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh.

- Thiết lập, triển khai tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp Đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh phù hợp với chiến lược Hướng đến mục tiêu đem lại lợi nhuận cao nhất.

Trang 17

- Điều chỉnh các quy định trong công ty sao cho đảm bảo doanh nghiệp đang đi đúng với giá trị cốt lõi và văn hóa Duy trì kỷ luật để tiến tới mục tiêu kinh doanh, tuân theo hành lang pháp lý.

- Đọc và phân tích các báo cáo tài chính để đưa ra các chiến lược Điều chỉnh chiến lược (nếu cần) sao cho phù hợp với công việc kinh doanh.

- Xây dựng quan hệ tốt với khách hàng trọng yếu, cũng như các cổ đông của công ty.

- Hiểu sâu và không ngừng cập nhật những thông tin chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Đề xuất mục tiêu chiến lược, và đảm bảo các mục tiêu đó có thể ứng dụng và đo lường được.

 Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm:

Nhiệm vụ:

– Mục đích của bộ phận là nghiên cứu và phát triển sản phẩm Theo đó, bộ phận có nhiệm vụ chính là nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Đồng thời, bộ phận này còn phải xây dựng các chiến lược

cạnh tranh của doanh nghiệp

Chức năng:

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Nghiên cứu và phát triển thuần túy phục vụ cho việc hình thành những sản phẩm có đặc tính và thiết kế, công dụng cũng như chất liệu mới Thường chú trọng đến thành phần cấu tạo bên trong như: công thức, màu sắc, kiểu dáng, chất liệu, nhằm mục đích cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Nghiên cứu và phát triển bao bì: Tập trung vào thiết kế bên ngoài của sản phẩm như kiểu dáng trang trí, in ấn và sắc màu bao bì.

- Nghiên cứu và phát triển công nghệ: Tập trung tối ưu sản phẩm về cả chất lượng

Trang 18

cạnh đó còn nghiên cứu cả đối thủ để bắt chước, học hỏi áp dụng công nghệ cho công ty, doanh nghiệp của mình và phân tích dữ liệu chiến lược để đánh bại đối thủ trên thị trường, chiếm ưu thế về thị phần cho bên mình

- Nghiên cứu và phát triển quá trình: Tập trung nghiên cứu, tìm kiếm phương pháp tối ưu quá trình sản xuất, lắp ráp, vận hành, với khả năng ứng dụng cao và đưa đến đồng thời hiệu suất và hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp Điển hìnhlà việc nghiên cứu để phát triển các quy trình sản xuất, quy trình vận hành cũng như quy trình phục vụ.

 Bộ phận Marketing:

Chức năng,nhiệm vụ:

- Định hướng phát triển hình ảnh thương hiệu.

- Nghiên cứu và dự đoán tiềm năng thị trường.

- Triển khai chiến dịch phát triển sản phẩm mới.

- Khôn khéo định hướng phân khúc thị trường.

- Phát triển chiến dịch sản phẩm mới.

- Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược quảng bá thương hiệu và sản phẩm.

- Xây dựng và tiến hành các chiến lược Marketing cho sản phẩm mới

- Xây dựng mối quan hệ với Truyền thông.

 Bộ phận nhân sự:

Nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch và triển khai hoạt động tuyển dụng.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Duy trì và quản lý hoạt động của nhân sự.

Trang 19

- Quản lý và lưu trữ hồ sơ nhân sự.

Chức năng:

- Chức năng tuyển dụng

- Chức năng đào tạo

- Chức năng truyền thông

- Thực hiện quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, giao nhận hàng hóa phục vụ cho nhu cầu kinh doanh.

- Chịu trách nhiệm thiết kế hàng hóa, sản phẩm cho doanh nghiệp.

- Kiểm soát mọi khía cạnh của hoạt động sản xuất Bằng cách kiểm soát sản xuất, phòng sản xuất có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực, máy móc, lao động một

Trang 20

- Thực hiện hoạt động nghiên cứu nhằm cải thiện các sản phẩm của doanh nghiệp bằng cách thay đổi hoặc đổi mới một phần hay toàn bộ sản phẩm.

- Quản lý chi phí sản xuất, đảm bảo sản xuất sản phẩm với chi phí thấp nhất để tối đa hóa lợi nhuận.

- Đảm bảo công ty luôn có sẵn nguyên liệu cần thiết cho sản xuất.

- Đảm bảo máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất luôn được bảo trì, bảo dưỡng đúng cách.

- Quản lý và đánh giá chất lượng sản phẩm.

 Bộ phận Tài chính:

Nhiệm vụ:

- Ghi nhận các giao dịch tài chính

- Quản lý dòng tiền của doanh nghiệp.

- Lập ngân sách và đưa ra dự báo tài chính cho doanh nghiệp

- Tư vấn và tìm kiếm nguồn tài chính dài hạn cho doanh nghiệp.

- Quản lý nghĩa vụ thuế.

- Quản lý hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

- Phân tích và lập báo cáo tài chính.

- Hỗ trợ nhà quản lý đưa ra các quyết định chiến lược.

Chức năng:

- Lưu trữ và lập báo cáo

- Kiểm soát tài chính

- Huy động vốn

- Lập kế hoạch

Trang 21

 Bộ phận Kế toán:

Nhiệm vụ:

- Ghi chép, tính toán và báo cáo tình hình hiện có Ghi chép tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, tiền vốn Ghi chép lại toàn bộ quá trình sử dụng vốn của công ty.

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh Kiểm tra kế hoạch thu chi tài chính Kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn.

- Phát hiện kịp thời những hiện tượng lãng phí Ngăn ngừa những vi phạm chế độ, quy định của Công ty.

- Phổ biến chính sách, chế độ quản lý của nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết.

- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan theo chế độ kế toán hiện

- Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.

- Tham mưu cho Tổng Giám đốc về chế độ kế toán Cập nhật những thay đổi của chế độ kế toán theo quy định của pháp luật.

Trang 22

1.6 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2020-2022)

1.6.1 Một số sản phẩm của Công ty Coca-Cola

 Sprite Hương Chanh

 Sprite Hương Chanh Tự Nhiên 390 ml

 Sprite Hương Chanh 3D 600 mL Fanta:

 Fanta hương cam

 Fanta vị soda kem trái cây

 Fanta hương xá xị

 Fanta hương việt quất

 Fanta hương nho

 Nutriboost hương dâu

 Nutriboost hương cam

Trang 23

 Nước cam có tép Minute Maid Teppy

Trang 24

Hình 1.3: Các sản phẩm của Công ty Coca-Cola

(Nguồn: Công ty Coca-Cola)

Những sản phẩm bán chạy nhất của Coca-Cola

Coca-Cola Classic

Không cần phải tranh cãi về việc Coca Cola là sản phẩm đồ uống phổ biến và được nhận diện nhiều nhất trên thế giới Đây cũng là sản phẩm bán chạy nhất của hãng, có mặt ở hầu hết mọi quốc gia trừ Bắc Triều Tiên và Cuba Đặc biệt, Coca Cola chiếm tới 80% doanh số của công ty và 26% thị trường giải khát, khẳng định mình như vị vua không thể thay thế được trong đại gia đình Coca Cola.

Sprite

Trang 25

Sprite với vị chanh và màu xanh đặc biệt được giới thiệu lần đầu năm 1960 để chống lại sự gia tăng của Pepsi 7-up Với khả năng tiếp thị xuất sắc, sản phẩm này cuối cùng đã đánh bại đối thủ và bỏ 7-up lại rất xa.

Fanta được xem là nhãn hiệu lớn thứ hai của Coca Cola bên ngoài nước Mỹ, với hơn 130 triệu đơn vị sản phẩm bán ra mỗi ngày trên toàn thế giới Người ta nói rằng Fanta chỉ được ra đời vào thế chiến II, khi hãng nước ngọt lớn nhất hành tinh gặp khó trong việc nhập khẩu nguyên liệu vào Đức Tuy nhiên, nhãn hiệu này đã lớn mạnh nhanh chóng sau cuộc chiến và ngày nay nó có tới hơn 100 vị khác nhau.

1.6.2 Kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2020-2022

Trang 26

Bảng 1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Coca-Cola giai đoạn 2020-2022

Chi phí quản lí doanh nghiệp 3421 5943 4073 2522 173.72 -1870 68.53

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh899710308109091311114.57601105.83

Trang 27

Nhận xét:

Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh từ 33014 triệu USD năm 2020 lên 38655 triệu USD năm 2021 và đạt 43004 triệu USD vào năm 2022 Doanh thu năm 2022 đạt 111.25% so với năm 2021 Giá vốn hàng bán năm 2021 tăng 1924 triệu USD và đạt 114.32% so với năm 2020 Còn giá vốn hàng bán năm 2022 tăng 2643 triệu USD và đạt 117.21% so với năm 2021 Theo như báo cáo thì lợi nhuận gộp của năm 2022 là cao nhất lên tới 25004 triệu USD, còn lại lần lượt là 19581 triệu USD và 23298 triệu USD vào năm 2020 và năm 2021 Có thể thấy lợi nhuận gộp của năm 2022 tăng 7,3% so với năm 2021 do dịch bệnh và nền kinh tế của thế giới đã dần trở nên ổn định hơn làm cho lượng tiêu thụ cũng trở nên tăng nhanh trở lại Doanh thu hoạt động tài chính năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 2411, 5043, 3063 triệu USD Doanh thu hoạt động tài chính của năm 2022 giảm 1980 triệu USD, giảm 39,3% và đạt 60.74% tỷ trọng của năm 2021.

Chi phí tài chính năm 2022 cao nhất khi đạt 1215 triệu USD và đạt 143.62% so với năm 2021 Chi phí bán hàng năm 2022 cũng tăng nhẹ 5,6% với năm 2021 từ 11244 triệu USD lên 11870 triệu USD Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2022 thì giảm mạnh từ 5943 triệu USD còn 4073 triệu USD chỉ đạt 68.53% tỷ trọng của năm 2021 Mặc dù trong năm có nhiều hoạt động tiếp thị và chương trình khuyến mại hơn nhưng Coca-Cola đã thực hiện giảm chi phí nhằm để tối đa hóa lợi nhuận.

Trong năm 2021, lợi nhuận sau thuế của Coca-Cola đạt 9571 triệu USD, tăng 2036 triệu USD tương ứng tăng 26,2% với năm 2020 Bước sang năm 2022, công ty ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế là 9571 triệu USD giảm 233 triệu USD và đạt được 97.62% tỷ trọng năm 2021 do chi phí tài chính cũng như chi phí bán hàng khá cao

Năm 2022, đứng trước những khó khăn về chính trị cũng như kinh tế đang bước vào giai đoạn khủng hoảng và cũng không ít thách thức của thị trường ngành nước giải khát nói riêng, Coca-Cola đã điều chỉnh chiến lược kinh doanh, chuyển hướng tập trung sang các kênh tiêu thụ mang về và tăng cường các hoạt động khuyến mại

Trang 28

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANHVÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH SẢN PHẨM CỦA CÔNGTY

2.1 Phân tích môi trường kinh doanh

2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô

* Môi trường văn hóa:

Mỗi nước đều có những tập tục, quy tắc, kiêng kỵ riêng Chúng được hình thành theo truyền thống văn hoá của mỗi nước và có ảnh hưởng to lớn đến tập tính tiêu dùng của khách hàng nước đó Tuy sự giao lưu văn hoá giữa các nước đã làm xuất hiện khá nhiều tập tính tiêu dùng chung cho mọi dân tộc, song những yếu tố văn hoá truyền thống vẫn còn rất bền vững, có ảnh hưởng rất mạnh đến thói quen và tâm lý tiêu dùng Có những thị trường với bản sắc văn hoá thuần nhất (như Trung Quốc, Nhật Bản ) song cũng có những thị trường hết sức pha tạp về văn hoá (Mỹ) vì thế môi trường văn hoá mà doanh nghiệp nghiên cứu sẽ giúp cho việc kinh doanh có hiệu quả.

Nếu Coca-Cola chỉ gói gọn văn hóa nước Mỹ cho hoạt động kinh doanh của nó thì rõ ràng không thể nào trở nên 1 nhãn hiệu toàn cầu được Đòi hỏi phải sở hữu sự thay đổi giữa những đất nước Như việc thay đổi slogan ở Mỹ là “Can’t beat the feeling”, ở Úc là “Real taste”, ở Nga: “Coca-Cola is in the house”,… Khi Coca-cola dựa trên nền văn hóa Mỹ kết nối với thị trường khác nhau, đó là một khó khăn vì có sự khác biệt giữa nền văn hóa giữa các vùng miền, phương đông, phương tây v v tuy nhiên Coca cola đã sắm cách chinh phục văn hóa và thành công bằng phổ thông hình thức khác nhau

Trước hết phải thấy rằng Mỹ là một dân tộc chuộng mua sắm và tiêu dùng Họ có tâm lý là càng mua sắm nhiều thì càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăng trưởng, do đó, nền kinh tế sẽ phát triển Hàng hóa dù chất lượng cao hay vừa đều có thể

Trang 29

được bán trên thị trường Mỹ vì các tầng lớp dân cư ở nước này đều tiêu thụ nhiều hàng hoá.

Tại Trung Quốc ngôn ngữ vốn là rào cản chính trong nhóm những nhân tố văn hóa Tiếng nói nước ngoài thường nhật có hệ thống chữ viết có phổ biến ký tự thành một trong khoảng, trái lại mỗi ký tự của ngôn ngữ Trung Quốc đã đại diện cho một từ Bất cứ một thương hiệu nào vào Trung Quốc đều phải chuyển sang ngôn ngữ Trung Quốc, cả về cách phát âm và hình ảnh Ví dụ, Louis Vuiton thành “lu yi wei den”, Nokia thành “nou ji ya”, Shell thành “bei ke” và Nestlé thành “que chao”, Khi thâm nhập vào thị phần Trung Quốc, thương hiệu Coca-Cola thoạt đầu được phiên âm thành Kekou-Kela từ này theo nghĩa tiếng Trung thì giống như : "Cắn con nòng nọc trơn nhẫy" Và sau này, Coca-Cola phải chuyển thành “ke kou ke le” bởi cái tên cũ gây ra ấn tượng không mấy khả quan về thương hiệu.

Chiến lược quảng cáo của Coca-Cola tại Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn bởi sự khác biệt giữa văn hóa, lối sống, phong tục tập quán của 2 miền Nam - Bắc Đặc biệt là khẩu vị ăn uống của người dân 2 miền cũng chẳng giống nhau Người miền Nam có thói quen ăn ngọt hơn miền Bắc cho nên vị nhạt của Coca-Cola được ưa chuộng ở miền Bắc hơn Miền Nam lại ưa thích vị ngọt đậm đà nên họ ưa thích Pepsi hơn Mặt khác, Tiếng Việt tương đối phức tạp về ngữ nghĩa, đòi hỏi việc truyền tải nội dung phải dùng câu từ thật chuẩn nghĩa và phù hợp hoàn cảnh để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Đây cũng là một trong các hạn chế lớn nhất mà các thương hiệu gặp phải khi phát triển sản phẩm trên thị trường nước ngoài Để đảm bảo công ty Coca-Cola được cả thế giới biết đến họ phải có một chiến lược rất độc đáo và rất nhiều cách để tiếp cận khách hàng và người tiêu dùng để họ biết đến sản phẩm này mặc dù họ không uống nó Được công nhận là rất tốt và chắc chắn tất cả khách hàng và người tiêu dùng sẽ nói về nó và gián tiếp quảng cáo nước uống Coca-Cola cho người khác Vì vậy, môi trường văn hóa xã hội đã được xem xét cẩn thận trong kế hoạch tiếp thị Coca-Cola

Trang 30

họ trong hơn 25 năm), nước uống thể thao và nước đóng chai Coca cola thì phải tiếp tục thích ứng với mối đe dọa môi trường bên ngoài của phong trào lối sống lành mạnh thông qua phát triển sản phẩm và tiếp thị các lựa chọn lành mạnh có sẵn trong dòng sản phẩm.

* Môi trường kinh tế:

Vào cuối năm 2019 đầu năm 2020 đại dịch Covid 19 bùng phát khiến cho nền kinh tế của thế giới tụt dốc không phanh GDP của Mỹ năm 2020 tệ nhất sau 74 năm Mỹ hiện lúc này đang trải qua một cuộc suy thoái kinh tế Giai đoạn tăng trưởng âm này bao gồm tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát và chi phí sinh hoạt cao hơn trong khi người tiêu dùng đang có thu nhập khả dụng và sức mua thấp hơn Công ty Coca-Cola ký hợp đồng với nhiều công ty đóng chai trên khắp thế giới để sản xuất và phân phối đồ uống của họ

Đến năm 2022 kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,1% Doanh số bán lẻ giảm, các hộ gia đình thắt chặt hầu bao, thị trường nhà đất suy yếu… đang là các nhân tố cản đà tăng trưởng nền kinh tế Mỹ Cũng theo Bộ Thương mại Mỹ, năm 2022, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã giảm tốc, giảm so với mức 5,9% của năm 2021.Nền kinh tế suy yếu có thể tác động tiêu cực đến bất kỳ công ty đóng chai nào, điều này sẽ đe dọa đến sự ổn định của Công ty Coca-Cola Công ty Coca-Cola phải có lợi nhuận để duy trì khoản đầu tư của họ vào các cộng đồng trên toàn thế giới Coca-Cola đã rất thành công trong việc giúp đỡ các quốc gia khác phát triển và ổn định về kinh tế bằng cách đầu tư hàng triệu đô la trở lại các quốc gia mà họ đang hoạt động

- Tỷ lệ lạm phát: Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, cuộc xung đột Nga - Ukraine… đã đẩy giá năng lượng và hàng hóa cơ bản tăng cao, làm cho lạm phát không ngừng leo thang trong năm 2022 Lạm phát tăng và có xu hướng tiếp tục tăng nhanh, lập kỷ lục trong nhiều thập niên ở nhiều nước trong năm 2022, đặc biệt tại các nền kinh tế lớn trên thế giới Tại Mỹ, nền kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao nhất trong 40 năm qua trong bối

Trang 31

cảnh mới bắt đầu phục hồi sau đại dịch Covid-19, giá nhiên liệu cùng một số hàng hóa gia tăng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 9/2022 tiếp tục duy trì ở mức cao, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2021 do giá thực phẩm và năng lượng tăng, trước khi hạ nhiệt còn 7,4% trong tháng 10/2022 và 7,6% trong tháng 11/2022 Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, tháng 10/2022), lạm phát toàn cầu năm 2022 dự báo tăng lên mức 8,8% (cao hơn so với mức 8,3% dự báo vào tháng 7/2022).

- Lãi suất: Tại Mỹ lãi suất cho vay cơ bản lên 4,25% tới 4,5%, mức cao nhất trong vòng 15 năm qua.

Môi trường kinh tế dường như đẩy Coca-cola đến những thay đổi không ngừng nhưng có vẻ như chính sự linh hoạt trong hoạt động bất chấp suy thoái kinh tế đã giúp hãng này đứng đầu trong các tiêu chí về thương hiệu toàn cầu Hệ thống Coca-Cola có hơn 900 nhà máy trên khắp thế giới Thành phần và nguyên liệu thô của Coca-Cola phần lớn có nguồn gốc địa phương Và 82.500 nhân viên của công ty đại diện cho hàng ngàn cộng đồng và nhiều nền văn hóa Ngoài ra, các đối tác đóng chai của Coca-Cola cũng tuyển dụng hàng trăm nghìn người trên khắp thế giới và cam kết hỗ trợ các chương trình đầu tư cộng đồng

Các yếu tố môi trường kinh tế nước ngoài đã ảnh hưởng đến các chiến lược tiếp thị quốc tế của Coca-Cola Coca-Cola đã đưa ra nhiều sáng kiến để thu hút người tiêu dùng Người tiêu dùng ngày càng bị thu hút bởi nước tăng lực thể thao Diet Coke là sự đổi mới tốt nhất của Công ty Coca-Cola và đã đạt được tỷ lệ thị phần nước giải khát lớn nhất.

* Môi trường nhân khẩu học:

Công ty Coca-Cola là công ty thực sự quan tâm đến văn hóa vì họ có sản phẩm trên toàn thế giới Vì vậy, họ cũng thực sự giỏi trong việc biết cách nhắm mục tiêu thị trường của mình vào ai, ở đâu và khi nào mua sản phẩm của họ Trong môi trường này, công ty Coca-Cola đã nắm được số lượng người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm của họ vì hương vị, màu sắc và loại hương vị khác nhau dựa trên cùng một loại đồ

Trang 32

Chúng ta biết rằng công ty Coca-Cola có các loại đồ uống khác như Original Coca Cola, Vanilla Coke và Coca Cola Zero, đây là thức uống đặc biệt dành cho những người muốn ăn kiêng nhưng vẫn muốn thưởng thức vị của loại thức uống giải khát này Từ đây, chúng ta có thể thấy rằng Coca-Cola biết rằng với đồ uống của họ có thể tiếp cận tất cả người tiêu dùng từ những nơi khác nhau với dân số, mật độ, vị trí, độ tuổi, giới tính, chủng tộc, nghề nghiệp và các thông tin thống kê khác Họ thực sự có tác động lớn ở khía cạnh này bởi vì tất cả người tiêu dùng đều có thể thấy rằng họ có loại đồ uống yêu thích mà người tiêu dùng muốn , khiến tất cả nói về nó và tận hưởng nó trong thời gian bên nhau

Một số thị trường lớn của Coca-Cola đều có mật độ dân số lớn và tiềm năng về độ tuổi lao động cũng như nhu cầu sử dụng sản phẩm Điển hình là tại chính quê hương của mình dân số hiện tại của Mỹ là 336.188.138 người Dân số Mỹ hiện chiếm 4,20% dân số thế giới Mỹ đang đứng thứ 3 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ Độ tuổi trung bình ở Mỹ là 38,8 tuổi Mỹ là một trong những quốc gia có nhiều loại tôn giáo nhất thế giới Ngoài việc có tất cả các giáo phái tôn giáo lớn trên thế giới, Mỹ thực sự còn là đất nước của những nhóm tôn giáo thiểu số Và thị trường lớn nhất của Coca-Cola tại châu Á là Trung Quốc với dân số hiện tại của Trung Quốc là 1.451.166.572 người Dân số Trung Quốc hiện chiếm 18,11% dân số thế giới Trung Quốc đang đứng thứ 1 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ Độ tuổi trung bình ở Trung Quốc là 39,5 tuổi Ngoài ra còn có Ấn Độ và Việt Nam Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.503.182 người Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân số thế giới Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,7 tuổi Dân số hiện tại của Ấn Độ là 1.416.244.211 người Dân số Ấn Độ hiện chiếm 17,68% dân số thế giới Ấn Độ đang đứng thứ 2 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ Độ tuổi trung bình ở Ấn Độ là 29,4 tuổi Những số liệu trêu đều được công bố vào ngày 27/03/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc Qua những dẫn

Trang 33

chứng trên cho thấy dân số càng tăng thì nhu cầu về nước giải khát càng tăng đặc biệt là các loại nước hướng tới sức khỏe.

* Môi trường chính trị - luật pháp:

Các yếu tố chính trị quan trọng nhất có thể tác động trực tiếp đến Coca-Cola là luật pháp và quy định của chính phủ đối với các sản phẩm thực phẩm.

Ở Mỹ luật chống độc quyền: tòa án Mỹ có quyền xét xử đối với các tập đoàn ở ngoài nước nếu như hành động của họ có gây hậu quả trong nội bộ nước Mỹ Điều tiết thương mại và đầu tư ra nước ngoài, kiểm soát đầu tư ra nước ngoài không có hiệu lực ở Mỹ Do vậy tạo thuận lợi cho tập đoàn Coca-Cola đầu tư mạnh mẽ ra quốc tế và điều tiết việc quản lí công ty ở nước ngoài.

Vì là công ty sản xuất nước giải khát nên Coca-Cola thường mắc vào những vụ kiện vì tiêu thụ quá nhiều nước Ví dụ như trường hợp biểu tình ở Ấn Độ vì tình trạng khan hiếm nước Tại bang Kerala của Ấn Độ, một số hội đồng làng đã đệ đơn kiện Coca Cola vì tiêu thụ quá mức lượng nước.

Còn luật pháp ở Việt Nam Khi mới vào thị trường Việt Nam, do theo quy định không được thành lập các công ty có 100% vốn nước ngoài Nên Coca –Cola đã phải liên kết với chính phủ để vào Việt Nam Theo đó, phía Việt Nam sẽ góp 51% vốn bằng đất đai, nhân công còn lại Coca-Cola góp 49% Do phải bỏ nhiều chi phí cho các yếu tố đầu vào nên trong giai đoạn đầu, quảng cáo của Coca-Cola không được đầu tư nhiều, chưa thật sự thu hút người tiêu dùng Với mục tiêu mở cửa thị trường sâu rộng, Việt Nam có nhiều chính sách kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Nên các công ty khi xâm nhập vào Việt Nam có nhiều cơ hội hơn

Mỹ có nền chính trị ổn định tạo môi trường tốt cho kinh doanh phát triển kinh doanh Hệ tư tưởng và khuynh hướng chính trị: có 2 Đảng là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà Chính phủ điều chỉnh luật lệ tăng khả năng kiểm soát các hoạt động công ty trong nước và ngoài nước Hiện tại các chi nhánh của Coca-Cola đặt tại các nước

Trang 34

Nga-Ukraina Từ khi có xung đột xảy ra, để trừng phạt Nga các nước lớn và nhỏ trên thế giới trong đó có Mỹ đặt lệnh trừng phạt như hạn chế việc xuất nhập khẩu và các lệnh cấm tài trợ dẫn đến sự mất cân bằng trong trong cung-cầu của thế giới Đại dịch chưa ổn định được bao lâu nền kinh tế đang dần đi vào quỹ đạo thì cuộc xung đột xảy ra làm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ của Coca-Cola càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết Và công ty Coca-Cola cũng tuyên bố rằng rút khỏi Nga và ngừng kinh doanh với nước này

* Môi trường tự nhiên:

Công ty Coca-Cola là một công ty sản xuất đồ uống cho người tiêu dùng nên nguyên liệu cơ bản là nước Đảm bảo sản phẩm, thức uống đạt tiêu chuẩn, chất lượng mà mình đề ra Tất cả các nguồn nguyên liệu và năng lượng phải ở trong tình trạng tốt và chất lượng tốt để tạo ra những thức uống ngon nhất từ trước đến nay Vì nước là nguồn tài nguyên cơ bản để Công ty Coca-Cola sử dụng và sản xuất sản phẩm nên họ thực sự quan tâm đến nó Họ phải có chương trình xử lý nước quy mô lớn để xử lý nước mà họ sẽ sử dụng để pha chế đồ uống Bởi vì thông thường, tất cả các loại đồ uống đều được pha chế từ nước đã qua sử dụng và sau đó sẽ được tái chế để làm đồ uống khác

- Địa lý khí hậu: So với Việt Nam, Mỹ có sự phân chia về mùa rõ rệt trong năm, đặc biệt mùa đông rất lạnh, nhiệt độ có thể xuống dưới không độ C Các bang có khí hậu ôn hòa tập trung ở Tây Bắc Thái Bình Dương, còn các bang ở vùng duyên hải miền Đông, miền Trung Đông và miền Nam lại mang tính chất ẩm ướt Các bang ở Tây Nam thường có những đợt khí nóng

- Tài nguyên thiên nhiên: Nước Mỹ cũng rất giàu tài nguyên khoáng sản mặc dù thiếu một số nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ sản xuất – ví dụ như dầu mỏ Nước Mỹ có nhiều đất trồng màu mỡ và khí hậu ôn hòa, có các đường bở biển dài trên Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và trên Vịnh Mêhicô Nước Mỹ chiếm 31,2% trữ lượng than đã được phát hiện của thế giới, trị giá khoảng 30 nghìn tỷ

Trang 35

USD, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác Ngoài ra, Mỹ còn có 750 triệu hectare rừng, trị giá gần 11 nghìn tỷ USD Tài nguyên rừng và than chiếm 89% tổng giá trị tài nguyên thiên nhiên của Mỹ Nước này cũng nằm trong nhóm 5 quốc gia sở hữu nhiều nhất ở các loại tài nguyên đồng, vàng và khí tự nhiên.

Công ty Coca-Cola nghiêm túc thực sự quan tâm đến môi trường tự nhiên vì sản phẩm của họ cũng thực sự gần gũi với các nguồn năng lượng Tất cả những gì Công ty sử dụng đều được tái chế và không làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng vì chất lượng mà họ đã đặt ra Dựa trên nước và đóng gói bằng cách đóng gói đồ uống trong chai, Công ty Coca-Cola vẫn có thể tái chế và quản lý để xử lý mọi thứ về môi trường tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.

* Môi trường khoa học – kỹ thuật:

Công ty Coca-Cola trong thời đại ngày nay cho rằng công nghệ là rất quan trọng để cải thiện hoạt động kinh doanh của họ, điều này sẽ giúp họ có thể sản xuất nhiều sản phẩm hơn kịp thời và đáp ứng nhu cầu thị trường Bằng cách hợp tác với công nghệ hiện đại, Công ty Coca-Cola có thể thiết kế chai, nhãn và bao bì mới để không bị bỏ lại phía sau và sẽ luôn có một thế hệ mới tiếp tục và tiêu thụ đồ uống của họ Coca-Cola đã mở Trung tâm Sáng tạo và Công nghệ trị giá 90 triệu USD tại Thượng Hải vào năm 2009 Trung Quốc có số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học và kỹ thuật lớn thứ hai thế giới Nâng cao nhận thức về công nghệ ví dụ như chai mới, nhãn mới, thiết kế, v.v Trong thị trường ngày nay, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp duy trì lợi nhuận Các doanh nghiệp lớn như Công ty Coca-Cola, phải đầu tư vào nghiên cứu công nghệ để tìm cách trở nên hiệu quả hơn và cuối cùng là giành lợi thế trước đối thủ cạnh tranh tốt hơn

- Công nghệ ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi Các ứng dụng công nghệ hiện nay trong ngành giải khát tập trung vào quy trình sản xuất và cải tiến bao bì sản phẩm, nỗ lực trong việc giảm lượng nước và năng lượng sử dụng trong sản xuất cũng như tái chế hoặc thu mua lại các chai, can, lọ,… Ý tưởng sản xuất vỏ chai

Trang 36

thân thiện với môi trường, dễ tái chế đang được Coca-Cola nghiên cứu và ứng dụng như:

+ Vỏ chai PlantBottle được làm từ nhựa và 30% thành phần từ cây mía và mật đường tinh chế, có thể tái chế 100% Việc sản xuất loại vỏ chai này sẽ giúp giảm 30% lượng khí thải CO2 so với các loại vỏ chai PET chủ yếu làm từ dầu mỏ hiện nay

+ Một ý tưởng cho loại chai tương lai mới đây sẽ đem đến nhiều lựa chọn hơn trong cùng một sản phẩm cho người tiêu dùng Trong lĩnh vực đồ uống, các nhà sản xuất thường đưa ra nhiều loại sản phẩm có hương vị khác nhau Việc xây dựng và vận hành vài dây chuyền nhà máy để cung cấp mỗi loại sản phẩm như vậy là rất đắt đỏ Việc phân phối chúng cũng gặp nhiều thách thức, chưa kể đến việc phải có những kho chứa lớn để chứa đủ loại hương vị như vậy Tuy nhiên, loại vỏ chai được lập trình sẽ chỉ cần đến 1 dây chuyền sản xuất để tạo ra thứ mùi vị cơ bản, ví dụ cola Những hương liệu khác sẽ được đựng trong những nút nhựa hàn kín, gắn xung quanh rìa cổ chai vừa giúp giảm giá thành lại tốn ít không gian trên kệ "Ý tưởng ở đây là công ty có thể đưa ra nhiều lựa chọn hơn, nhưng lại phân phối ít sản phẩm hơn".

+ Coca Cola có thể rất hiệu quả trong việc sử dụng các công nghệ mới Họ đánh mạnh vào việc quảng cáo hay sử dụng dịch vụ nhận thưởng qua các mã quét QR trên từng mỗi lon nước.

Cuộc cách mạng kỹ thuật số đặc biệt là sự xuất hiện của các thị trường trực tuyến, có tác động mang tính cách mạng đối với cách công ty luôn giao dịch với người tiêu dùng (đánh giá thường niển 2016) Tốc độ thay đổi công nghệ bán lẻ, đặc biệt là sự bất chấp ngày càng tăng của bot kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, mạng lưới giao hàng không người lái, in 3-D và các công nghệ khác tập trung vào tốc độ, sự thuận tiện và phổ biến đang cho phéo người mua sắm hoạt động liên tục trên và giữa tất cả các kênh bán lẻ

Trang 37

Tóm lại, các yếu tố về mặt vĩ mô tạo ra những cơ hội và thách thức rất đadạng đến các sản phẩm của công ty Coca-Cola có thể phân ra như sau:

- Nhận thức của người tiêu thụ về sức khỏe ngày càng cao nên cơ hội cho những sản phẩm có lợi cho sức

- Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, gia tăng nguồn lực lao động.

- Tỷ giá hối đoái, mất giá đồng nội tệ, tỷ lệ lạm phát cao

- Nền kinh tế của Mỹ và thế giới đang suy thoái.

- Sự bất ổn về chính trị thế giới làm gián đoạn quá trình xuất-nhập khẩu.

- Các quy định pháp luật về đồ uống giải khát làm rào cản cho việc tiêu thụ sản phẩm.

- Điều kiện tự nhiên của thế giới dần khan hiếm do được khai thác quá nhiều và tình trạng ô nhiễm môi trường càng tệ

2.1.2 Phân tích môi trường vi mô

* Đối thủ cạnh tranh:

- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đối thủ cạnh tranh lớn nhất, trực tiếp của Coca Cola

chính là Pepsi Đây chính là cuộc chiến được quan tâm trên thị trường nước giải khát trên thế giới cũng như tại Việt Nam Coca Cola đã đưa ra một chiến lược an toàn là duy trì mức giá tương đương với đối thủ Pepsi Có thể thấy, thương hiệu Coca Cola và Pepsi có quy mô gần như nhau, thực hiện các chiến lược và phát triển

Trang 38

sản phẩm tương tự Vì vậy, áp lực từ đối thủ cạnh tranh Pepsi với Coca Cola trong ngành nước giải khát về giá và thị phần đối đầu nhau gây gắt

Pepsico đã cho ra mắt dòng sản phẩm mới là Pepsi chanh không calo Pepsi chanh không calo đã được tung ra ở nước ngoài cách đây vài năm Sản phẩm có lớp vỏ bên ngoài nổi bật, khác biệt so với các dòng Pepsi truyền thống khác Từ màu xanh truyền thống, bây giờ Pepsi vị chanh có lớp vỏ đen mờ nổi bật, vô cùng cá tính.Với bao bì chất liệu mờ độc đáo và thiết kế dạng lon giúp ta dễ dàng bảo quản và có thể dễ dàng mang theo mọi nơi Sự thành công của Pepsi chanh không calo đang có ưu thế hơn sản phẩm Coca Cola Zero Sugar Nên việc không ngừng thích nghi, sáng tạo, triển khai những chiến dịch truyền thông mới nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu là cần thiết

Bên cạnh đó, Coca Cola tranh dành thị trường và cạnh tranh trực tiếp một số đối thủ khác, bao gồm: Keurig Green Mountain Group, Schweppes, RC Cola, Hires Root Beer và Nehi,…

- Đối thủ tiềm ẩn: Bao gồm những đối thủ sẽ xuất hiện trong tương lai và mới xuất

hiện trên thị trường Sự xuất hiện của những đối thủ này đã làm tăng tính cạnh tranh cho đối thủ trong ngành Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng lớn đối với Coca Cola vì đã có thị phần ổn định và sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu

* Khách hàng:

- Không giống như các nhãn hiệu giải khát khác chỉ tập trung vào một hoặc một số đối tượng khách hàng khác nhau, Coca cola luôn hướng tới mọi đối tượng khách hàng :

+ Thị trường người tiêu dùng: những người và hộ dân mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân.

+ Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất.

+ Thị trường nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lại kiếm lời.

Trang 39

+ Thị trường của các cơ quan Nhà nước: những tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hàng hoá và dịch vụ đó cho những người cần đến nó.

- Trong các chiến dịch marketing của mình, Coca Cola luôn coi “khách hàng là thượng đế” Hãng đã có nhiều chiến lược khác nhau để khách hàng thực sự cảm nhận được hương vị của Coca Cola

* Người cung cấp:

Các nguyên liệu cần thiết để sản xuất các sản phẩm của Coca Cola như CO2, đường, chất tạo độ chua, caffeine,… Hiện cocacola đang hợp tác với các nhà cung ứng cho nguyên liệu bao gồm Công ty Stepan – Cung cấp lá Coca Cola, Công ty TNHH Dynaplast – Cung cấp vỏ chai và Công ty Cổ phần Biên Hịa – Cung cấp thùng carton.

Tuy nhiên yếu tố xảy ra trong môi trường đã ảnh hưởng đến những nhà cung ứng nguyên liệu cho công ty Coca Cola Việc thiếu nhiên liệu và một số nguyên liệu để chế biến nước giải khát không có sẵn, điều này đã dẫn đến Coca Cola sản xuất không đủ chỉ tiêu hoặc nghiêm trọng hơn là Coca bị hỏng.

Việc thiếu các vật liệu như chai, lon và có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của Coca Còn chai lon thùng đựng bị hỏng tác động đến chuỗi cung ứng cũng như hoạt động kinh doanh chung của công ty.

Đây không phải là vấn đề đối với thương hiệu nước giải khát như Coca Cola Bởi mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp đã có từ lâu, bền chặt Hơn nữa, các công ty trong ngành còn mua nguyên vật liệu lẫn nhau nhằm hạn chế rủi ro.

* Nhà phân phối:

- Trên thế giới có khoảng 14 triệu điểm phân phối sản phẩm Coca – Cola và mỗi ngày trên thế giới có khoảng 1 tỷ suất Coca – Cola được tiêu thụ Sản phẩm Coca –

Trang 40

có được vị trí ưu thế như vậy, Coca – Cola cũng phải bỏ ra một chi phí không nhỏ chút nào.

- Trước việc phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh như Pepsi, Coca – Cola vẫn phải mở rộng các đại lý phân phối thông qua các đại lý, các quán café, nước giải khát trong nhà hàng, … và hỗ trợ các đại lý, nhà bán lẻ như tặng dù, hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ về tài chính để đến tay người tiêu dùng.

* Sản phẩm thay thế:

Hình 2.1: Tỉ trọng của các loại nước trong ngành nước giải khát

(Nguồn: thông tin từ các công ty)

Sản phẩm thay thế là hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế các loại hàng hóa, dịch vụ khác có sự tương đồng về giá trị, lợi ích, công dụng.

Đối với Coca-Cola, sản phẩm chính của họ là nước giải khát có gas, các sản phẩm làm từ trái cây như nước trái cây, sữa trái cây Ga trong nước giải khát có gas, được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh là thành phần đem lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa Nó giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn, hỗ trợ điều trị táo bón Ngoài ra, các

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan