1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích chu kỳ kinh tế tại việt nam và ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế đến hoạt động đầu tư tại việt nam

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chu kỳ kinh tế tại Việt Nam và ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Kim Phượng, Nguyễn Đặng Thuỳ Dương, Đào Thị Mỹ Lệ, Bùi Thị Mai, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Vy Uyên, Dương Thị Vương Thi, Nguyễn Duy Đức, Phan Thị Ngọc Anh, Lê Phương Huyền, Vũ Thu Hằng
Người hướng dẫn TS. Phạm Văn Hùng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế học cho người ra quyết định đầu tư
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 892,85 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC CHO NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯĐề tài Phân tích chu kỳ kinh tế tại Việt Nam và ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế đến hoạt động

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC CHO NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ

Đề tài

Phân tích chu kỳ kinh tế tại Việt Nam và ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn : TS Phạm Văn Hùng Nhóm sinh viên thực hiện :

Nguyễn Kim Phượng - 11206651 Nguyễn Đặng Thuỳ Dương 11204923 Đào Thị Mỹ Lệ - 11202051 Bùi Thị Mai - 11216670

Nguyễn Thị Nga - 11202715 Nguyễn Vy Uyên - 11208390 Dương Thị Vương Thi - 11203762 Nguyễn Duy Đức - 11211387 Phan Thị Ngọc Anh - 11200353 Lê Phương Huyền - 11201839 Vũ Thu Hằng - 11216651

HÀ NỘI, NĂM 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Danh mục hình, biểu đồ 2

Chương 1 Cơ sở lý thuyết về chu kỳ kinh tế 3

1.1 Khái niệm chu kỳ kinh tế 3

1.2 Các pha của chu kỳ kinh tế 3

1.3 Các đặc điểm và biến động của chu kỳ kinh tế tại Việt Nam 4

1.4 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chu kỳ kinh tế tại Việt Nam 5

2.2 Tác động của chu kỳ kinh tế đến hoạt động đầu tư 13

2.2.1 Tổng quan chung về chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa các giai đoạn 13

2.2.2 Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam 14

2.2.2.1 Sự biến đổi của hoạt động đầu tư theo giai đoạn của chu kỳ kinh tế 14

2.2.2.2 Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế đến quyết định đầu tư ở Việt Nam 16

Chương 3 Giải pháp giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng chu kỳ và bài học của nhóm tác giả 22

3.1 Giải pháp vượt qua khủng hoảng chu kỳ tại Việt Nam 22

3.1.1 Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa 22

3.1.2 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý kinh tế 23

3.1.3 Phát triển các ngành kinh tế chịu biến đổi tốt và đa dạng hóa kinh tế 24

3.2 Bài học của nhóm tác giả 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

Danh mục hình, biểu đồ

Hình 1: Chu kì kinh tế 3 pha 3

Hình 2: Chu kì kinh tế 4 pha 4

Hình 3: Biện pháp theo chủ nghĩa Keynes 7

Hình 4: Biện pháp theo chủ nghĩa kinh tế tự do mới 7

Hình 5: Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1989 - 1999 9

Hình 6: Tăng trưởng và thất nghiệp trong các chu kỳ kinh tế 9

Hình 7: Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 10

Hình 8: Tốc độ tăng trưởng GDP thực của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 11

Hình 9: GDP thực của Việt Nam theo giá so sánh 2015 giai đoạn 2010 - 2019 12

Hình 10: GDP thực Mỹ giai đoạn 2000-2022 14

Hình 11: Tổng đầu tư tư nhân ở Mỹ giai đoạn 2000-2022 14

Hình 12: Mối quan hệ tương quan giữa GDP thực và tổng đầu tư tư nhân tại Mỹ 15

Hình 13: GDP thực Việt Nam giai đoạn 2008 - 2019 15

Hình 14: Đầu tư tư nhân Việt Nam trên GDP giai đoạn 2010-2022 16

Hình 15: Tổng GDP và tổng đầu tư Việt Nam 2011 - 2019 16

Trang 4

Chương 1 Cơ sở lý thuyết về chu kỳ kinh tế

1.1 Khái niệm chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế là những biến động có tính chu kỳ của một nền kinh tế hay nói cách khác là sự biến động của GDP thực tế

Chu kỳ kinh tế thể hiện ở các chuỗi sự kiện, được lặp lại theo thời gian Biến động chu kỳ kinh tế thường được đặc trưng bởi những biến động và suy thoái chung trong một loạt các biến số kinh tế vĩ mô Thông thường, chu kỳ của chúng có phạm vi rộng từ khoảng 2 đến 10 năm

1.2 Các pha của chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế gồm có 3 pha, trong đó bao gồm: suy thoái, phục hồi và hưng thịnh: Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm là thời điểm nền kinh tế bắt đầu có các dấu hiệu đi xuống với việc sản lượng hàng hóa suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, mức lương thấp, lãi tín dụng bị thắt chặt… Và thông thường tốc độ GDP thực tế giá trị âm hai kỳ liên tiếp thì được coi là suy thoái

Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế và là thời điểm lạm phát ở mức vừa phải và có xu hướng giảm

Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế

Hình 1: Chu kì kinh tế 3 pha

Ngoài ra, chu kỳ kinh tế gồm 3 pha nhiều ý kiến cũng cho rằng chu kỳ kinh tế

Trang 5

chỉ có hai pha là suy thoái và hưng thịnh, cũng có ý kiến cho rằng chu kỳ kinh kế gồm 4 pha là:

- Giai đoạn suy thoái kinh tế - Giai đoạn đáy chu kỳ - Giai đoạn phục hồi kinh tế

- Giai đoạn đỉnh của chu kỳ kinh tế

Hình 2: Chu kì kinh tế 4 pha

1.3 Các đặc điểm và biến động của chu kỳ kinh tế tại Việt Nam

Một nền kinh tế điển hình thường không kéo dài thời gian ổn định quá lâu mà sẽ xảy ra các sự thay đổi và có sự thăng trầm nhất định Nhìn vào số liệu thống kê về tăng trưởng và thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 1986 đến 2009 có thể thấy sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã trải qua ba giai đoạn suy thoái chu kỳ với tần suất từ 9 - 10 năm Qua đó có thể rút ra được một số đặc điểm của chu kỳ kinh tế Việt Nam:

- Thời kỳ suy thoái: Là thời kỳ trong đó tổng cầu giảm nhanh trong khi sản lượng rất thấp và thất nghiệp cao Hiện tượng suy thoái kinh tế ở nước ta rơi vào những năm cuối của thập niên Tuy nhiên, đây là sự kiện suy thoái kinh tế ngẫu nhiên Chu kỳ kinh tế Việt Nam bắt đầu bởi sự hưng phấn và tâm lý đám đông, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị GDP

- Thời kỳ phục hồi: Ở thời kỳ này, sự gia tăng nhanh của tổng cầu đi kèm với sự gia tăng nhanh chóng của sản lượng và thất nghiệp giảm

- Thời kỳ hưng thịnh: Đây là thời kỳ tổng cầu vượt quá mức sản lượng tiềm năng và tiếp tục tăng lên, giá cả cũng tăng do có tình trạng dư cầu

Trang 6

1.4 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chu kỳ kinh tế tại Việt Nam

1.4.1 Chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa là một bộ phận của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và hoặc thuế của Chính phủ Chu kỳ kinh tế bắt nguồn từ sự biến động của thị trường dẫn tới nền kinh tế phải trải qua các đỉnh, đáy suy thoái Phản ứng của chính sách tài khóa, tiền tệ trước các cú sốc của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn tới diễn biến tiếp theo của nền kinh tế (Keynes, 1936)

Việt Nam đã đạt được những thành tựu tích cực trong phát triển kinh tế: kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát Chính sách tài khóa trong những năm qua có những hỗ trợ tốt cho tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, vấn đề cơ cấu lại ngân sách Nhà nước cũng đã trở thành yêu cầu cấp bách để đảm bảo bền vững tài khóa trong dài hạn, củng cố niềm tin của thị trường và hỗ trợ hiệu quả hơn cho tăng trưởng kinh tế Cũng như các quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam thực thi chính sách tài khóa thuận chu kỳ

Dựa trên số liệu phía trên có thể thấy, khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng theo chiều hướng tích cực, Việt Nam gia tăng nguồn lực cho sản xuất theo đà phát triển của nền kinh tế cần nhiều tiềm lực cơ sở vật chất để tăng trưởng - Chính phủ áp dụng chính sách tài khoá mở rộng nhằm thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

1.4.2 Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, vì vậy trong bất cứ bối cảnh nào thì chính sách tiền tệ cũng theo đuổi mục tiêu chung là ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tùy theo tình hình cụ thể, các quốc gia đã lựa chọn khuôn chính sách tiền tệ phù hợp nhằm đạt được mục tiêu mong muốn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tổng kết sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ thì có 3 khung chính sách tiền tệ được phần lớn các ngân hàng trung ương sử dụng, đó là khuôn khổ chính sách tiền tệ kiểm soát khối lượng, kiểm soát giá (lãi suất hoặc tỷ giá) và lạm phát mục tiêu Từ năm 1992, chính sách tiền tệ bắt đầu hình thành ở Việt Nam, là thời kỳ lạm phát cao, kinh tế tăng trưởng thấp (giai đoạn cuối của thời kỳ lạm phát siêu mã), nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi

Trang 7

1.5 Nguyên nhân và biện pháp đối phó với chu kỳ kinh tế

1.5.1 Nguyên nhân

Theo nhà sử học và kinh tế chính trị Sismondi nguyên nhân dẫn đến việc hình

thành chu kỳ kinh tế là kết quả tự nhiên của các yếu tố thị trường Sản xuất dư thừa và tiêu dùng thấp, hay còn có thể được hiểu đơn giản hơn là cung lớn hơn cầu

Ở giai đoạn hưng thịnh của chu kỳ trước, các doanh nghiệp phát triển và đẩy mạnh hoạt động sản xuất Từ đó, lượng hàng hóa sản xuất được tăng lên Bên cạnh đó, mức thu nhập của người lao động cũng tăng tỷ lệ thuận với khả năng sản xuất của doanh nghiệp, mức chi tiêu cũng được nâng cao Các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển và đạt khả năng mở rộng quy mô

Tuy nhiên, đến một mức độ nhất định, lượng sản phẩm được sản xuất sẽ vượt quá nhu cầu của thị trường Lúc này, cung nhiều hơn cầu, các doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất và nhân lực để giảm bớt chi phí sản xuất Thu nhập giảm, mức chi tiêu của thị trường cũng giảm theo tỷ lệ thuận Đây là nhân tố dẫn đến sự suy thoái của nền kinh tế và bắt đầu chu kỳ mới

Với góc nhìn chủ quan thì còn nhiều yếu tố dẫn đến việc tạo ra chu kỳ kinh tế, ví dụ:

Kinh tế tăng trưởng phát triển dẫn đến doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên Lúc này, người lao động có nhiều tiền để chi tiêu, kéo theo sự tăng trưởng của sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu Hậu quả dẫn đến sẽ là sản xuất hàng hóa dư thừa, bắt buộc doanh nghiệp cần giảm giá để kích cầu tiêu dùng Hệ lụy là lợi nhuận kinh doanh giảm, các công ty cắt giảm lương, cắt giảm lao động và cuối cùng là suy thoái kinh tế

1.5.2 Biện pháp và cách ứng phó

Ta có hai nhóm trường phái kinh tế học vĩ mô lớn là chủ nghĩa Keynes và chủ nghĩa kinh tế tự do mới, cùng với đó là hai hướng đối phó với việc này, cụ thể là:

Chủ nghĩa Keynes: Theo chủ nghĩa Keynes, chu kỳ này được hình thành từ thị trường không hoàn hảo khiến tổng cầu biến động Cách đối phó với việc này theo chủ nghĩa Keynes là áp dụng các chính sách quản lý tổng cầu của thị trường Khi nền kinh tế bị thu hẹp thì áp dụng các chính sách nới lỏng và ngược lại, khi nền kinh tế khuếch trương thì phải thắt chặt

Trang 8

Hình 3: Biện pháp theo chủ nghĩa Keynes

Chủ nghĩa kinh tế tự do mới: Trường phái chủ nghĩa kinh tế mới quan điểm rằng chu kỳ kinh tế xảy ra do sự can thiệp của chính phủ hoặc do các cú sốc cung ngoài dự tính Vì thế, cách đối phó của chủ nghĩa kinh tế mới là điều chỉnh cú sốc cung và hạn chế sự can thiệp của chính phủ

Hình 4: Biện pháp theo chủ nghĩa kinh tế tự do mới

Trang 9

Chương 2 Phân tích chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam và tác động của chu kỳ kinh tế đến hoạt động đầu tư

2.1 Tổng quan chu kỳ kinh tế tại Việt Nam qua các giai đoạn

2.1.1 Chu kỳ 1 (1989 - 1999)

Hai biến vĩ mô chính được sử dụng để xác định chu kỳ kinh tế là tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp

Nhìn vào số liệu thống kê về tăng trưởng và thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 1986 đến 2009 có thể thấy sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã trải qua ba giai đoạn suy thoái chu kỳ với tần suất từ 9 - 10 năm

Lần đầu tiên là năm 1989 - 1990 khi tăng trưởng GDP trung bình chỉ đạt 4,9% trong khi tỷ lệ thất nghiệp lên đến 13% năm 1989 và 9% năm 1990 Nhờ đổi mới kinh tế, trong đó đặc biệt sản xuất lương thực năm 1989 đã có xuất khẩu, Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành, những tấn dầu thô đầu tiên đã được khai thác, xuất khẩu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xóa bỏ tem phiếu, đổi mới quản lý tiền tệ tạo khả năng để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này

Từ năm 1990, sau khi tư duy cải cách thực sự được chuyển hóa thành các chính sách kinh tế và đi vào cuộc sống, cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội đã cơ bản được khắc phục và chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn và bước vào thời kỳ phát triển mạnh với tốc độ tăng GDP bình quân 8,2%/năm trong giai đoạn 1991 - 1995, đạt mức cao nhất trong chu kỳ là 9,5% năm 1994, thất nghiệp chỉ còn 5,8% Tăng trưởng kinh tế cao lên, đạt đỉnh cao nhất vào năm 1995 (9,54%) và tính chung thời kỳ 1991 - 1995 đã đạt 8,2%/năm Tỷ lệ thất nghiệp giảm nhanh Xuất khẩu tăng với tốc độ cao Đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng mạnh, nếu năm 1988 mới có 322 triệu USD thì năm 1996 đạt tới 8.979 triệu USD

Trang 10

Hình 5: Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1989 - 1999

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Hình 6: Tăng trưởng và thất nghiệp trong các chu kỳ kinh tế

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Tuy nhiên, do cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nên nước ta lại nhanh chóng đi vào thời kỳ suy thoái 1998 - 1999 Tốc độ tăng trưởng chỉ còn 5,8% năm 1998 và xuống đáy 4,8% năm 1999 Cũng trong năm 1999, thất nghiệp tăng lên 6,7% và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn ở mức rất cao 28,9%

Khủng hoảng năm 1989 là do nhà nước cho người dân muốn làm gì thì làm (ít nhất là ở khía cạnh tài chính tín dụng) Hậu quả của nó là tháp Ponzi mà ở đó tiền của người gửi sau dùng để trả lãi cho người gửi trước đó chứ làm gì có thể kinh doanh mức sinh lời lên đến 24%/tháng và tháp này sụp đổ khi không còn người gửi tiền nữa Nhân tố gây ra khủng hoảng là hằng hà vô số các hợp tác xã tín dụng (hơn 7.000)

Việt Nam đang trên đà phát triển thì bắt đầu từ năm 1997, các nước trong khu vực gặp khủng hoảng tài chính - tiền tệ, cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á khiến

Trang 11

nước ta lại nhanh chóng đi vào thời kỳ suy thoái 1998-1999 Cụ thể là do việc lơi lỏng các ngân hàng thương mại cổ phần để một số doanh nghiệp biến chúng thành sân sau hay bộ phận huy động vốn để đầu cơ Hoặc một số doanh nghiệp câu kết với các ngân hàng để dùng vốn vay ngắn hạn đầu cơ vào bất động sản

Cuộc khủng hoảng thứ ba năm 1999 đã ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế Việt Nam Tăng trưởng kinh tế Việt Nam bị sụt giảm: năm 1998 chỉ còn 5,76%, năm 1999 chỉ còn 4,77% Tỷ lệ thất nghiệp 6,9%, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn lên đến 28,9% Vốn đầu tư nước ngoài giảm liên tục chỉ còn 1.568 triệu USD năm 1999 Xuất khẩu năm 1999 chỉ còn tăng 1,9% Giá USD năm 1997 tăng tới 14,2%, năm 1998 tăng 9,6%

2.1.2 Chu kỳ 2 (1999 - 2009)

Từ năm 2000 - 2008, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực dồi dào trong khu vực dân doanh GDP liên tục tăng qua các năm và đạt 8,5% năm 2007, thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,2% Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó, trong giai đoạn 2003 - 2007 cung tiền cũng tăng cao trung bình 25%/năm, tín dụng nội địa tăng trên 35%/năm và đạt mức cao nhất thế giới là 53% trong năm 2007

Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế – tài chính thế giới cũng là một cú sốc mạnh từ bên ngoài đã cộng hưởng và nhanh chóng đưa nước ta vào pha suy thoái của chu kỳ Tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 6,18% năm 2008, thất nghiệp tăng lên 4,6%

Theo đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, năm 2009 Việt Nam có Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm tăng 5,2% thấp nhất trong vòng 10 năm (năm 2008 tăng 6,18%, năm 2007 tăng 8,46%, 2006 tăng 8,23% ) Kinh tế Việt Nam 2009 chịu tác động chủ yếu thông qua 02 kênh: Xuất khẩu giảm cả về lượng lẫn giá do kinh tế thế giới suy thoái; nhu cầu giảm sút và đầu tư nước ngoài sụt giảm

Hình 7: Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Trang 12

Khủng hoảng năm 2009 xảy ra cũng là kịch bản tương tự năm 1999, nhưng mức độ trầm trọng hơn Tình trạng sở hữu chéo đã hết sức trầm trọng và cũng là do dùng tiền huy động để đầu cơ vào các tài sản (bất động sản, vàng và một số tài sản tài chính rủi ro khác)

2.1.3 Chu kỳ 3 (2009 - 2019)

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi nhanh chóng, thương mại đã bắt đầu thặng dư, GDP của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh Kinh tế tư nhân đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và Hoạt động xuất nhập khẩu đạt mức tăng trưởng cao và thặng dư Từ một quốc gia nghèo nhất trong khu vực, hiện nay Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa khá ổn định

Kể từ năm 2010 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,96%/năm trong giai đoạn 2010-2020 Và đặc biệt năm 2020 trước những khó khăn và thách thức chung của tình hình dịch bệnh covid nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương và đạt 2,91% Đây là những kết quả đáng ghi nhận của nền kinh tế Việt Nam kể từ năm 2010 đến nay Bên cạnh kết quả tăng trưởng đạt được trong giai đoạn 2010- 2020 và đặc biệt là năm 2020, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, xuất khẩu thô, du lịch và các nguồn đầu tư vốn của nước ngoài

Hình 8: Tốc độ tăng trưởng GDP thực của Việt Nam giai đoạn 2010-2020

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam cũng có sự gia tăng đáng ghi nhận

Trang 13

Theo số liệu công bố của Ngân hàng Thế giới được trình bày ở (Bảng 3) thì GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam theo giá so sánh năm 2015 của năm 2010 đạt 1.648 USD/người/năm Đến năm 2015, GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam đạt 2.085 USD/người/năm và đến năm 2020 GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam đạt 2.655 USD/người/năm

So với năm 2010, GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 tăng 1.007 USD/người/năm, tương ứng với mức tăng là 61,1% So với năm 2015, GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam tăng 570 USD/người/năm, tương ứng với mức tăng 27,33% Đặc biệt năm 2020, GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam tăng 51 USD/người/năm so với năm 2019, tương ứng với mức tăng 1,95% Đây là mức tăng trưởng khá, trong khi nhiều quốc gia phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức của tình hình dịch bệnh và GDP bình quân đầu người trong năm 2020 đều giảm so với năm 2019

Hình 9: GDP thực của Việt Nam theo giá so sánh 2015 giai đoạn 2010 - 2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong giai đoạn 2010-2020 nền kinh tế Việt Nam đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng khá với tổng GDP thực của toàn nền kinh tế tăng trưởng ổn định và GDP thực bình quân đầu người duy trì mức tăng trưởng ổn định trong giai đoạn này

Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế Việt Nam cũng như GDP thực bình quân đầu người và đặc biệt thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam vẫn còn khá thấp so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Do đó, Việt Nam cần nhiều sự nỗ lực hơn nữa và khai thác tốt những lợi thế vốn có nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong giai đoạn tiếp theo

Ngày đăng: 08/04/2024, 22:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w