1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chiến lược digital marketing Đề tài xây dựng kế hoạch digital marketing cho sản phẩm son dưỡng chống nắng m o i

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng kế hoạch Digital Marketing cho sản phẩm son dưỡng môi chống nắng M.O.I
Tác giả Trần Thị Mỹ Hạnh, Huỳnh Thị Tuyết Trinh, Trần Thị Tú Trinh, Trần Thị Lê Na
Người hướng dẫn ThS. Huỳnh Bá Thúy Diệu
Trường học Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn, Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh tế số & Thương mại điện tử
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 37,02 MB

Cấu trúc

  • 1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH M.O.I COSMETICS (9)
  • 1.1.2. Lịch sử hình thành (9)
  • 1.1.3. Sản phẩm của M.O.I (10)
  • 1.1.4. Văn hóa doanh nghiệp (12)
    • 1.1.4.2. Nguồn lực hữu hình (19)
    • 1.1.4.3 Hoạt động marketing (25)
  • 1.2. Phân tích thị trường 21 1. Môi trường vĩ mô (30)
    • 1.2.1.1. Môi trường nhân khẩu học (30)
    • 1.2.1.2. Môi trường kinh tế (31)
    • 1.2.1.3. Môi trường tự nhiên (33)
    • 1.2.1.4. Môi trường công nghệ (35)
    • 1.2.1.5. Môi trường văn hóa - xã hội (38)
    • 1.2.1.6. Môi trường chính trị – pháp luật (39)
    • 1.2.2. Môi trường vi mô (42)
      • 1.2.2.1. Khách hàng (42)
      • 1.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh (43)
      • 1.2.2.3. Nhà cung cấp (49)
      • 1.2.2.4. Sản phẩm thay thế (51)
      • 1.2.2.5. Trung gian (54)
    • 1.2.3. Chân dung khách hàng (57)
    • 1.2.4. Quy mô thị trường (58)

Nội dung

Trong thờiđại số, các nền tảng mạng xã hội, thương mại điện tử, và công cụ tìm kiếm đã thay đổihành vi tiêu dùng, yêu cầu M.O.I tối ưu hóa các kênh truyền thông số để tăng nhận diệnthươn

Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH M.O.I COSMETICS

- Tên đầy đủ : CÔNG TY TNHH M.O.I COSMETICS

- Địa chỉ trụ sở chính : 82 Lê Thị Hồng Gấm, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh, Vietnam.

- Fanpage: https://www.facebook.com/moicosmetics.vn/

- Instagram: https://www.instagram.com/moicosmetics/

- Website: http://www.moicosmetics.vn/

- Website hệ thống đại lý M.O.I trên toàn quốc: https://moicosmetics.vn/pages/he- thong-dai-ly

- Shopee:http://link.moicosmetics.vn/storeshopee_MOI

- Lazada: http://link.moicosmetics.vn/MOIstore_LZD

Lịch sử hình thành

Năm 2018, ở tuổi 28, CEO trẻ tuổi bắt tay cùng nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà ra mắt thương hiệu mỹ phẩm M.O.I Cosmetics Startup có màn chào sân ấn tượng với 30.000 cây son được đặt mua chỉ trong một ngày, thu về hơn chục tỷ đồng sau một đêm Doanh thuM.O.I Cosmetics đạt 30 tỷ đồng sau 1 năm hoạt động Năm tiếp theo với tăng trưởng hơn200% so với 2018.

Hồ Ngọc Hà được biết đến với tư cách là một người mẫu, ca sĩ, doanh nhân thành đạt thuộc top đầu Việt Nam Vào cuối năm 2018, cô đã cho ra mắt thương hiệu mỹ phẩm của riêng mình mang tên M.O.I (Make Over Image).

Công ty TNHH M.O.I Cosmetics được hình thành với ngành nghề kinh doanh chính được đăng ký là buôn bán nước hoa, hàng mỹ phẩm, son và chế phẩm vệ sinh với son là sản phẩm chính.

Vào thời điểm thành lập, tổng vốn của M.O.I là 6,8 tỷ đồng do hai pháp nhân góp vốn là Hồ Ngọc Hà( 55% vốn), và các nhà đầu tư khác( 45%).

Cuối tháng 10/2019, cơ cấu sở hữu của công tỷ thay đổi, M.O.I Cosmetics thay đổi thành Công ty TNHH MTV với 100% vốn nước ngoài, chủ sở hữu là pháp nhân M.O.I International Ltd có trụ sở tại Hong Kong và vốn không đổi (6,8 tỉ) Lúc đó công ti có thêm cổ đông mới là Randy Gene Dobson( Chủ tịch CMG Asia), CEO Lâm Thành Kim là đại diện pháp luật của công ty và sở hữu 31,5% cổ phần 6 tháng sau ngày thành lập (03/2018) công ty đã ra mắt những sản phẩm đầu tên với tên sản phẩm là tên các bài hát của Hà Hồ Sản phẩm của M.O.I được sản xuất tại Hàn, hiện tại đã có 140 đại lý tại hơn

30 tỉnh trên Việt Nam, ngoài ra còn xuất hiện rải rác tại Australia, Singapore, Nhật Bản,

Mĩ, Canada Sau năm đầu kinh doanh đã bán được hơn 300000 sản phẩm, chủ yếu hơn nửa là son Doanh thu năm 2018 là 30 tỷ.

Sản phẩm của M.O.I

Bảng 1.1 Danh mục sản phẩm của M.O.I

Son môi (Son thỏi, son kem, son dưỡng Jelly Lipgloss)

Phấn trang điểm (Phấn nước, phấn phủ, phấn má hồng)

Chăm sóc da (Sữa rửa mặt, toner, nước tẩy trang, mặt nạ gạo)

Trang điểm mắt (Chì kẻ mày, bút kẻ mắt)

Nước hoa (Nước hoa cao cấp Destiny)

Chăm sóc cơ thể (Sữa tắm, sữa dưỡng thể)

Văn hóa doanh nghiệp

Nguồn lực hữu hình

M.O.I Cosmetics đã trải qua những thay đổi lớn về mặt tài chính kể từ khi thành lập, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2023 Sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu và tài sản cho thấy công ty đã và đang mở rộng mạnh mẽ, dù gặp nhiều thách thức trong năm

2021 do ảnh hưởng của đại dịch Tình hình tài chính này phản ánh sự linh hoạt và chiến lược phát triển dài hạn của M.O.I Cosmetics.

Bảng tài chính của M.O.I Cosmetics (2019-2023)

Năm Doanh thu (tỷ VND) Lợi nhuận (tỷ VND) Tổng tài sản (tỷ VND)

Biểu đồ tài chính của M.O.I Cosmetics (2019-2023)

Khi M.O.I Cosmetics được thành lập vào năm 2017, vốn điều lệ của công ty là 6,8 tỷ đồng Tỷ lệ góp vốn gồm Hồ Ngọc Hà chiếm 55% và Lâm Thành Kim chiếm 45%.

Hình 1.9 Thông tin về vốn

Năm 2019, M.O.I Cosmetics chuyển quyền sở hữu sang M.O.I International Limited, một pháp nhân có trụ sở tại Hong Kong Dù thay đổi chủ sở hữu, CEO Lâm Thành Kim vẫn giữ vai trò đại diện luật pháp của công ty. Đến cuối năm 2019, vốn chủ sở hữu của M.O.I tăng lên 16 tỷ đồng, cho thấy công ty đang tăng trưởng tốt nhờ vào sự mở rộng thị trường và phát triển doanh thu. Vào cuối năm 2020, tổng tài sản của công ty đạt 67 tỷ đồng, phản ánh quá trình tích lũy tài sản ổn định và khả năng mở rộng kinh doanh thông qua việc ra mắt các dòng sản phẩm mới.

Mặc dù có sự thay đổi về chủ sở hữu, vốn điều lệ của M.O.I vẫn duy trì ở mức gần 7 tỷ đồng trong các năm sau, không có sự thay đổi lớn về nguồn vốn, thể hiện sự ổn định về mặt tài chính.

=> Những thông tin có thể thấy rằng M.O.I Cosmetics đã duy trì nguồn vốn ổn định và đạt được sự phát triển nhanh chóng thông qua việc đầu tư hiệu quả vào kinh doanh.

M.O.I Cosmetics đã ghi nhận những biến động đáng chú ý trong doanh thu qua từng năm, phản ánh quá trình phát triển và đối phó với các thách thức của thị trường Dưới đây là diễn biến chi tiết theo từng năm:

Năm 2019: Đây là năm khởi sắc của M.O.I với doanh thu đạt gần 84 tỷ đồng, tăng trưởng 180% so với năm 2018 Công ty đã tiêu thụ khoảng 1,5 triệu sản phẩm, bao gồm các dòng sản phẩm chủ đạo như son môi, phấn nền, má hồng, và mặt nạ Đây là kết quả từ chiến lược quảng bá mạnh mẽ và sự hợp tác với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.

Năm 2020: Dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thị trường, M.O.I Cosmetics vẫn tiếp tục tăng trưởng, đạt doanh thu 102,4 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2019 Sự tăng trưởng này một phần nhờ vào chiến lược ra mắt kịp thời các sản phẩm như mặt nạ gạo và son dưỡng môi, phù hợp với nhu cầu chăm sóc da và sử dụng hàng ngày trong thời gian giãn cách.

Năm 2021: Do tác động kéo dài của đại dịch, doanh thu của M.O.I giảm gần 50% so với năm 2020 Việc giãn cách xã hội và suy giảm sức mua đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là việc tiếp cận khách hàng qua các sự kiện và chiến dịch quảng bá trực tiếp.

Năm 2022: Sau năm 2021 đầy thách thức, doanh thu của M.O.I đã phục hồi nhưng vẫn thấp hơn 20,4% so với năm 2020 Công ty tiếp tục ra mắt các sản phẩm mới và tăng cường hợp tác với nghệ sĩ để mở rộng thị trường, tập trung vào các dòng sản phẩm chăm sóc da tự nhiên hơn.

Năm 2023: M.O.I đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 150% so với năm 2022 Công ty dự định mở rộng danh mục sản phẩm và đẩy mạnh hợp tác với các nghệ sĩ nổi tiếng nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng.

Nhìn chung, doanh thu của M.O.I Cosmetics đã trải qua giai đoạn tăng trưởng ấn tượng ban đầu, doanh thu đã có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm đầu, nhưng bị ảnh hưởng nặng nề trong năm 2021 do đại dịch Tuy nhiên, công ty đã bắt đầu phục hồi từ năm 2022, nhưng sau đó đã dần phục hồi và đặt mục tiêu tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Lợi nhuận là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của M.O.I Cosmetics Dưới đây là phân tích chi tiết về sự biến động của lợi nhuận theo từng năm: Năm 2019: M.O.I đạt được thành công đáng kể ngay từ năm đầu tiên với lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 5,4 tỷ đồng Đây là một thành tích ấn tượng cho một thương hiệu mỹ phẩm mới, cho thấy công ty đã nhanh chóng tạo dựng được sự tin cậy từ khách hàng và có chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Năm 2020: Mặc dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, M.O.I vẫn duy trì lợi nhuận ổn định Lợi nhuận sau thuế trong năm 2020 đạt 4 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2019 Điều này có thể do chi phí hoạt động tăng lên trong bối cảnh đại dịch, nhưng công ty vẫn giữ được tỷ suất lợi nhuận gộp ở mức 55%, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty vẫn khá hiệu quả.

Năm 2021: Doanh thu giảm mạnh trong năm 2021 cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của M.O.I Lợi nhuận sau thuế giảm đáng kể, tuy không có con số cụ thể, nhưng đây là kết quả của việc doanh thu bị sụt giảm gần 50% Dù vậy, M.O.I đã cố gắng duy trì các hoạt động thiết yếu và tập trung vào các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày để giảm thiểu tổn thất.

Hoạt động marketing

Website đang nhận được 101,7 nghìn lượt truy cập thông qua tìm kiếm tự nhiên, cho thấy khả năng hiển thị tốt trên các công cụ tìm kiếm.

Hình 1.11 Lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên

Mức tăng +5,7% là dấu hiệu tích cực, cho thấy sự cải thiện trong SEO và khả năng thu hút lưu lượng truy cập thông qua tìm kiếm không trả phí.

Hình 1.12 Lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên trong 2 năm

Biểu đồ cũng minh chứng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của lưu lượng truy cập sau tháng 4, nhờ vào việc tối ưu hóa từ khóa, nội dung và các chiến dịch SEO Từ tháng 5 đến tháng 7, lượng truy cập tự nhiên duy trì ở mức ổn định với trung bình 101.703 lượt truy cập mỗi tháng, cho thấy chiến lược đang được thực hiện hiệu quả.

Lượt truy cập (140,5 nghìn, +23,28%): Website đã ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể về lượt truy cập, với mức tăng 23,28% Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy chiến lược thu hút người dùng đang hoạt động hiệu quả Việc tăng lượt truy cập có thể do các yếu tố như tối ưu hóa nội dung, chiến dịch quảng cáo, hoặc chiến lược SEO hiệu quả.

Lượng khách duy nhất (94,4 nghìn, -11,65%): Mặc dù tổng lượt truy cập tăng, nhưng lượng khách duy nhất lại giảm 11,65% Điều này có thể chỉ ra rằng website đang thu hút nhiều lượt truy cập lặp lại từ những khách hàng cũ, thay vì thu hút lượng khách mới Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cần cải thiện chiến lược mở rộng tệp khách hàng mới.

Visit Duration (Thời lượng truy cập): Thời gian truy cập trung bình là 16 giây Đây là một thời gian khá ngắn, cho thấy người dùng có thể rời trang web nhanh chóng, có khả năng do nội dung không hấp dẫn hoặc trải nghiệm người dùng chưa tốt.

Pages / Visit (Số trang xem mỗi lượt truy cập): Trung bình, mỗi người dùng chỉ xem 1,58 trang mỗi lần truy cập Điều này có thể phản ánh rằng người dùng không tìm thấy nhiều giá trị trên website hoặc không điều hướng đến các trang khác Cần tối ưu hóa giao diện và nội dung để người dùng ở lại lâu hơn và xem nhiều trang hơn.

Bounce Rate (Tỷ lệ thoát): Tỷ lệ thoát là 27,03%, tức là khoảng 1/4 số người truy cập rời đi sau khi xem chỉ một trang Mức tỷ lệ thoát này khá tốt so với tiêu chuẩn ngành, cho thấy website có khả năng giữ chân người dùng ở mức tương đối.

=> Các chỉ số về thời lượng truy cập và số trang xem mỗi lượt truy cập còn khá thấp, cho thấy cần cải thiện nội dung và trải nghiệm người dùng Tỷ lệ thoát 27,03% là một dấu hiệu tích cực, nhưng vẫn cần tập trung vào việc cải thiện sự tương tác trên trang để tăng số lượng trang xem và thời gian ở lại.

Facebook: https://www.facebook.com/moicosmetics.vn

Hình 1.14 Các video trên Fanpage của M.O.I Cosmetics

Video "Bộ đôi hiệu ứng căng mọng": 3,3K lượt phát, 9 lượt thích.

Video "Tẩy tế bào chết cám gạo": 5K lượt phát, 14 lượt thích.

Video "Nhân đôi quà tặng": 5,2K lượt phát, 9 lượt thích.

Lượt xem video khá cao, nhưng lượt tương tác (lượt thích) trên các bài đăng còn khá thấp so với tổng số lượt phát Ví dụ, video có 12K lượt phát chỉ nhận được 38 lượt thích, tỷ lệ tương tác (thích so với lượt phát) là khoảng 0,32%.

=> Với tổng số 487K người theo dõi, tỷ lệ tương tác tự nhiên từ lượt thích và bình luận là khá thấp so với quy mô fanpage Fanpage cần tối ưu hóa nội dung để khuyến khích thêm tương tác từ người xem, chẳng hạn như thêm các lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng hoặc nội dung thu hút hơn.

Instagram: https://www.instagram.com/moicosmetics/?hl=vi

Tài khoản Instagram của M.O.I Cosmetics (@moicosmetics) là một kênh truyền thông xã hội quan trọng, giúp thương hiệu kết nối với khách hàng và quảng bá sản phẩm một cách hiệu quả.

Phân tích nội dung và tương tác:

Số lượng bài viết: 2.364 bài.

Giới thiệu sản phẩm: Thường xuyên cập nhật về các dòng sản phẩm mới, bộ sưu tập đặc biệt và các set quà tặng hấp dẫn.

Hình ảnh và video chất lượng cao: Sử dụng hình ảnh chuyên nghiệp, màu sắc tươi sáng, thu hút sự chú ý của người xem.

Hợp tác với người nổi tiếng: Xuất hiện của các KOLs và người mẫu nổi tiếng như Hồ Ngọc Hà, giúp tăng uy tín và sức hút cho thương hiệu.

Chia sẻ bí quyết làm đẹp: Cung cấp tips trang điểm, chăm sóc da và hướng dẫn sử dụng sản phẩm, tạo giá trị gia tăng cho người theo dõi.

Lượt tương tác: Mức độ tương tác của các bài đăng M.O.I Cosmetics có vẻ khá thấp, dựa trên số lượt thích so với lượng người theo dõi Cụ thể, các bài đăng về sản phẩm và sự kiện chỉ nhận được từ 3 đến 17 lượt thích, và không có bình luận nào Điều này cho thấy nội dung có thể chưa đủ hấp dẫn hoặc chưa có chiến lược kêu gọi hành động (CTA) mạnh mẽ Để cải thiện, nên xem xét việc kết hợp nội dung tương tác hơn, ví dụ như tổ chức mini game, ưu đãi đặc biệt, hoặc livestream thu hút sự chú ý.

=> Tài khoản Instagram của M.O.I Cosmetics (@moicosmetics) là một kênh quan trọng giúp thương hiệu kết nối với khách hàng và quảng bá sản phẩm Mặc dù tài khoản có nội dung đa dạng, bao gồm giới thiệu sản phẩm mới, hình ảnh chuyên nghiệp và hợp tác với người nổi tiếng như Hồ Ngọc Hà, nhưng mức độ tương tác lại khá thấp Lượt thích trung bình từ 3 đến 17 và không có bình luận nào Để cải thiện, thương hiệu có thể cần thêm các chiến lược tương tác như tổ chức mini game, ưu đãi, và livestream để thu hút sự chú ý.

Phân tích thị trường 21 1 Môi trường vĩ mô

Môi trường nhân khẩu học

Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á với dân số 99.989.758 người ( tính đến ngày 26/11/2023) và đứng thứ 15 trên thế giới Theo thống kê phân tích dân số, độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,3 tuổi Nhóm dân số trẻ (từ 16-

30 tuổi) chiếm tỷ lệ cao trên 20% tổng dân số Hiện tại, cộng đồng LGBT đang ngày càng phát triển và đây là nhóm đối tượng tiềm năng để có thể tiếp cận

Về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, hiện tại vẫn là dương, vì số ca sinh vượt quá số ca tử vong Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số đang có xu hướng giảm do tỷ lệ sinh giảm và tỷ lệ già hóa dân số tăng Điều này phần nào là kết quả của quá trình đô thị hóa và sự phát triển kinh tế, khiến nhiều gia đình chọn có ít con hơn hoặc kết hôn muộn hơn

Dân số tăng nhanh, dù ở mức độ giảm dần, vẫn tạo ra những cơ hội tích cực cho các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng như mỹ phẩm, thời trang và dịch vụ Dân số gia tăng giúp mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng sản xuất, cải tiến sản phẩm và tăng cường doanh thu Việc dân số tăng đồng nghĩa với một lực lượng lao động trẻ dồi dào, là cơ hội để các ngành kinh doanh tận dụng nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế và cải thiện thu nhập cũng có lợi cho việc mở rộng ngành sữa sang thị trường rộng lớn hơn, tạo cơ hội tiêu dùng và nâng cao thu nhập.

Mức sống của người dân ngày một nâng cao tạo cơ hội cho các công ty sản xuất Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến quý IV năm 2023, số lao động có việc làm là 51,5 triệu người, tăng 130.400 người so với quý III và tăng 414.600 người so với quý IV năm 2022 Điều này cho thấy một bước tiến đáng kể trong việc cải thiện chất lượng lao động, nhờ vào các nỗ lực không ngừng của chính phủ trong việc nâng cao hệ thống giáo dục và đào tạo

Hình 1.16 Thị trường lao động tại Việt Nam

Việc mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, cùng với sự gia tăng tỷ lệ lao động có trình độ, mang lại nhiều cơ hội cho các công ty sản xuất và kinh doanh Đặc biệt, những ngành như mỹ phẩm, thời trang và dịch vụ tiêu dùng có cơ hội mở rộng mạnh mẽ nhờ vào nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao Dân số gia tăng không chỉ mở rộng quy mô thị trường, mà còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể phát triển và gia tăng thu nhập.

=> Yếu tố nhân khẩu học tại Việt Nam mang lại nhiều cơ hội cho ngành mỹ phẩm nhờ dân số trẻ và đông, cùng với mức sống ngày càng nâng cao Độ tuổi trung bình thấp và sự phát triển của các nhóm tiềm năng như cộng đồng LGBT giúp mở rộng thị trường tiêu dùng Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số giảm dần và sự gia tăng dân số già đặt ra thách thức dài hạn Mặc dù vậy, lực lượng lao động trẻ dồi dào và thu nhập cải thiện tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp mỹ phẩm mở rộng và phát triển bền vững.

Môi trường kinh tế

Ngành mỹ phẩm, đặc biệt là phân khúc son môi, đang trên đà phát triển mạnh mẽ tạiViệt Nam Theo các báo cáo, thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện có tổng giá trị khoảng2,63 tỷ USD, với dự báo tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 3,32% cho đến năm 2027 Các sản phẩm chăm sóc da, trong đó có son môi, đang trở thành lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng, chiếm hơn 60% tổng doanh thu ngành mỹ phẩm.

Hình 1.17 Doanh thu dự kiến của ngành Mỹ phẩm tại Việt nam

Sự phát triển kinh tế, tăng thu nhập của người dân cùng với nhận thức về làm đẹp ngày càng tăng đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng mỹ phẩm Theo số liệu thống kê, giai đoạn từ năm

2022 – 2023, tỷ lệ phụ nữ sử dụng mỹ phẩm tăng lên đáng kể khoảng 90% và dự kiến tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường mỹ phẩm sẽ tiếp tục duy trì ở mức 15 – 20% Đây là một con số đáng chú ý, cho thấy tiềm năng phát triển của ngành mỹ phẩm trong nước. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của phụ nữ Việt Nam đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là trong độ tuổi từ 25-32 Mức chi tiêu trung bình cho mỹ phẩm ước tính là khoảng 436.000 đồng mỗi tháng.

Quá trình đô thị hóa và sự phát triển của thương mại điện tử cũng tạo ra cơ hội lớn cho các thương hiệu tiếp cận người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn; doanh thu từ các kênh thương mại điện tử trong ngành mỹ phẩm đã đạt 22,2 nghìn tỷ đồng trong năm 2023, tăng74% so với năm 2022

Hình 1.18 Báo cáo của Metric về doanh số của ngành mỹ phẩm trên sàn TMĐT năm

Tuy nhiên, ngành mỹ phẩm Việt Nam đang phát triển, nhưng cũng đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu quốc tế, đặc biệt là từ Hàn Quốc và Nhật Bản Sự xuất hiện của các sản phẩm cao cấp từ nước ngoài đã đặt ra thách thức lớn cho các thương hiệu nội địa trong việc đổi mới và cải thiện chất lượng sản phẩm Hơn nữa, xu hướng tiêu dùng đang dịch chuyển mạnh mẽ về các sản phẩm có thành phần tự nhiên và hữu cơ, phản ánh mối quan tâm ngày càng cao về sức khỏe và môi trường của người tiêu dùng Mặc dù có nhiều cơ hội, các thương hiệu trong ngành mỹ phẩm son cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng để duy trì và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này.

=> Môi trường kinh tế Việt Nam tạo ra tiềm năng phát triển lớn cho ngành mỹ phẩm,nhờ vào sự gia tăng thu nhập, quá trình đô thị hóa và nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, đặc biệt trong phân khúc chăm sóc da và son môi Thị trường dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, thúc đẩy bởi thương mại điện tử Tuy nhiên, ngành cũng đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các thương hiệu quốc tế, đặc biệt là xu hướng tiêu dùng chuyển dịch sang các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ Để duy trì và mở rộng, các doanh nghiệp cần linh hoạt trong việc cải tiến sản phẩm và chiến lược tiếp cận thị trường.

Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên đang tác động mạnh đến ngành mỹ phẩm, ảnh hưởng từ nguồn nguyên liệu đến quy trình sản xuất và tiêu dùng Các nguyên liệu tự nhiên như chiết xuất thực vật và tinh dầu ngày càng quan trọng, nhưng sự khan hiếm và biến đổi chất lượng do khai thác quá mức và thay đổi khí hậu đang gây khó khăn Biến đổi khí hậu còn làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng và yêu cầu doanh nghiệp chuyển sang các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Hình 1.19 Thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường

Các quy định về môi trường ngày càng khắt khe, buộc doanh nghiệp phải minh bạch và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Nhận thức của người tiêu dùng về bảo vệ môi trường đã thúc đẩy xu hướng bao bì tái chế và sản phẩm thân thiện với môi trường Nhựa thải cũng là một vấn đề lớn, nhiều thương hiệu như L’Oréal và La Roche-Posay đã cam kết cải tiến bao bì, giảm thiểu nhựa và sử dụng vật liệu tái chế. Đặc biệt, L’Oréal đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 100% bao bì có thể tái sử dụng hoặc tự phân hủy và 50% bao bì sẽ được sản xuất từ vật liệu tái chế Hay như vừa qua, nhãn hàng dược mỹ phẩm La Roche-Posay đã ra mắt kem chống nắng Anthelios Body Milk Hydrating Lotion có bao bì dạng tuýp bằng giấy bìa cứng đầu tiên trên thế giới, sự kiện được xem là sự tiến bộ vượt bậc của ngành bao bì mỹ phẩm, làm giảm đến 45% lượng nhựa sử dụng trung bình trong các tuýp bao bì nhựa thông thường Kiehl’s sẽ là thương hiệu tiếp theo sử dụng công nghệ bao bì mới này, dự kiến ra mắt các sản phẩm có bao bì thân thiện vào năm 2022 Điều này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mở ra cơ hội cho các thương hiệu phát triển bền vững.

Hình 1.20 Thay thế bao bì bằng chất liệu tự phân hủy

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, thế giới tiêu tốn 2,9 nghìn tỷ bảng Anh mỗi năm cho chất thải thực phẩm Người ta ước tính rằng, ở Liên minh Châu Âu, có tới một phần ba tổng sản lượng nông nghiệp bị mất đi khi sản phẩm được phát hiện là "không hoàn hảo" Nhận thấy điều này, một sinh viên khoa thiết kế người Tây Ban Nha Julia Roca Vera đã phát triển phương pháp biến những loại trái cây và rau không hoàn hảo thành mỹ phẩm Việc biến thực phẩm "không hoàn hảo" thành mỹ phẩm, như sáng kiến của Julia Roca Vera, giúp giảm thiểu lãng phí và thúc đẩy tiêu dùng có trách nhiệm hơn. Doanh nghiệp cần linh hoạt trước những thách thức này để đáp ứng xu hướng bền vững của thị trường.

=> Môi trường tự nhiên hiện nay đang tạo ra cả cơ hội và thách thức cho ngành mỹ phẩm Nhu cầu về nguyên liệu tự nhiên và sản phẩm thân thiện với môi trường đang gia tăng, đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm kiếm giải pháp bền vững trong quy trình sản xuất và bao bì Tuy nhiên, khan hiếm nguyên liệu và biến đổi khí hậu làm gia tăng áp lực lên chuỗi cung ứng Để phát triển bền vững, các thương hiệu cần linh hoạt, đầu tư vào công nghệ xanh, và chú trọng đến các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

Môi trường công nghệ

Ngành mỹ phẩm hiện đang chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ hiện đại, góp phần quan trọng vào việc đổi mới sản phẩm và nâng cao chất lượng Các công nghệ tiên tiến như nano, sinh học, và tế bào gốc được áp dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất, mang lại những giải pháp hiệu quả và an toàn hơn Điển hình như M.O.I Cosmetics với sản phẩm phấn phủ M.O.I Baby Skin Powder, ứng dụng công nghệ nano giúp hạt phấn siêu mịn, tăng khả năng che khuyết điểm và kiểm soát dầu hiệu quả hơn Nước thần DA BY M.O.I với công nghệ men vi sinh giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, làm sáng da, giảm viêm và ngăn ngừa mụn Mặt nạ bơ DA by M.O.I sử dụng công nghệ Hydrogel ôm sát vào da, giảm tình trạng hút ẩm ngược và tối ưu hóa quá trình hấp thụ tinh chất.

Hình 1.21 Hồ Ngọc Hà cùng Lâm Thành Kim tại nhà máy sản xuất

Ngoài ra, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế ảo (AR) cũng đang thay đổi cách người tiêu dùng tương tác với sản phẩm AR cho phép thử nghiệm sản phẩm ngay trên thiết bị di động, mang lại trải nghiệm mua sắm chân thực hơn Công nghệ AI và MachineLearning giúp cá nhân hóa quá trình chăm sóc da, đề xuất sản phẩm phù hợp với từng người dùng Điển hình, ứng dụng của Olay Skin Advisor hay ModiFace không chỉ giúp người dùng thử trang điểm mà còn tạo nên trải nghiệm mua sắm độc đáo, thu hút khách hàng và tăng khả năng đưa ra quyết định mua hàng.

Hình 1.22 Ứng dụng Skin Advisor của thương hiệu Olay

Hình 1.23 Ứng dụng hóa trang, làm tóc, trang điểm của ModiFace

Công nghệ không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra sự kết nối sâu sắc hơn giữa thương hiệu và người tiêu dùng Các sản phẩm không chỉ đảm bảo hiệu quả và an toàn mà còn mang đến trải nghiệm cá nhân hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường Thêm vào đó, xu hướng phát triển bền vững với nguyên liệu tự nhiên và quy trình sản xuất thân thiện môi trường cũng là một ưu tiên mà các thương hiệu mỹ phẩm theo đuổi.

=> Yếu tố công nghệ mang đến nhiều cơ hội đột phá cho ngành mỹ phẩm, từ việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cá nhân hóa trải nghiệm đến phát triển bền vững Tuy nhiên,doanh nghiệp cũng đối mặt với thách thức về chi phí, tốc độ thay đổi và rủi ro kỹ thuật,đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và liên tục cập nhật để duy trì cạnh tranh.

Môi trường văn hóa - xã hội

Nhu cầu sử dụng son của phụ nữ hiện nay rất cao, điều này mở ra cơ hội lớn về lợi nhuận cho ngành sản xuất mỹ phẩm, đặc biệt là son môi Những khu vực có nền kinh tế phát triển thường có tỷ lệ người sử dụng son môi cao hơn, và doanh thu của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ tin tưởng và lựa chọn của khách hàng đối với từng loại sản phẩm.

Trước đây, nhiều người vẫn bị ảnh hưởng bởi các quan niệm truyền thống, đặc biệt là những giá trị liên quan đến thuần phong mỹ tục Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ của xã hội, lối sống hiện đại và năng động hơn đã thay đổi tư duy của họ Giờ đây, họ dễ dàng chấp nhận những phong cách và xu hướng mới Việc làm đẹp không chỉ là cách thể hiện sự tự tin mà còn là biểu hiện của sự tôn trọng đối với bản thân và những người xung quanh Trong đó, trang điểm đã trở thành một thói quen phổ biến, và theo nhiều khảo sát, son môi là một trong những vật dụng không thể thiếu của phụ nữ Son môi được xem như

"vũ khí" của phái đẹp.

Những năm gần đây, xu hướng làm đẹp tự nhiên, an toàn ngày càng được ưa chuộng. Nếu như trước kia, người tiêu dùng chỉ chú trọng đến màu sắc của son, thì hiện nay, họ đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến chất lượng Phụ nữ hiện đại mong muốn sử dụng các sản phẩm không chỉ đẹp về hình thức mà còn an toàn cho sức khỏe, ngay cả khi sử dụng thường xuyên như son môi Đây cũng chính là yếu tố khiến các doanh nghiệp mỹ phẩm phải đặt chất lượng lên hàng đầu.

Sự phát triển của mạng xã hội đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy các xu hướng làm đẹp tại Việt Nam Các nền tảng như Facebook, Instagram và TikTok đã tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận thông tin về mỹ phẩm và làm đẹp từ các beauty blogger và influencers Đồng thời, xu hướng "người Việt dùng hàng Việt" ngày càng phổ biến M.O.I Cosmetics không chỉ chú trọng về màu sắc và kiểu dáng mà còn đảm bảo chất lượng, từ đó xây dựng được niềm tin từ phía khách hàng.

Về văn hóa, Việt Nam có nhiều vùng miền với những phong tục và tập quán khác nhau, điều này cũng ảnh hưởng đến quan niệm và thị hiếu làm đẹp Chẳng hạn, ở một số nơi, người tiêu dùng thích những màu son sáng, trong khi những nơi khác lại ưa chuộng các tông màu trầm M.O.I Cosmetics đã nắm bắt rất tốt sự khác biệt này, khi doanh nghiệp phân phối các loại son phù hợp với sở thích của từng vùng miền và thành phố, tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

=> Yếu tố văn hóa - xã hội mang lại cơ hội lớn cho ngành mỹ phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất son môi, nhờ nhu cầu cao từ phụ nữ hiện đại Sự thay đổi về lối sống và tư duy đã mở ra nhiều xu hướng làm đẹp mới, từ việc trang điểm như biểu hiện của sự tự tin đến việc quan tâm hơn đến chất lượng và an toàn của sản phẩm Tuy nhiên, thách thức đến từ sự đa dạng trong phong tục và thị hiếu giữa các vùng miền, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược linh hoạt.

Môi trường chính trị – pháp luật

Việt Nam là một quốc gia có thể chế chính trị ổn định, nơi chính phủ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp Ngành công nghiệp mỹ phẩm tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng trung bình 6% mỗi năm Đây là một thị trường tiềm năng với quy mô hơn 3,5 tỷ USD và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới, thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm và đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất trong lĩnh vực này, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định và thông tư quan trọng Điển hình là Nghị định 93/2016/NĐ-CP, ban hành ngày 01/7/2016, về điều kiện sản xuất mỹ phẩm, đã được đơn giản hóa giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đầu tư và sản xuất

Hình 1.24 Nghị định 93/2016/NĐ-CP

Bên cạnh đó, Thông tư 06/2011/TT của Bộ Y tế về quản lý mỹ phẩm đã đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nghiêm ngặt nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Bằng cách kết hợp các quy định hỗ trợ doanh nghiệp và các biện pháp kiểm soát chất lượng, Việt Nam đã tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp mỹ phẩm phát triển bền vững Điều này không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước mà còn mở rộng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, thị trường mỹ phẩm vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức trong đó đặc biệt là hàng giả, hàng nhái, những mặt hàng kém chất lượng trôi nổi trên thị trường, họ tận dụng những kẽ hở trong các khâu điều tra quản lý chưa thật sự kỹ càng vì vậy các trung gian đã có cơ hội thực hiện các thủ đoạn tinh vi đánh tráo các mặt hàng giả đến tay người tiêu dùng Theo cục quản lý thị trường thì trong 4 tháng đầu năm 2023, lực lượng quản lý thị trường phát hiện hơn 4.700 hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; xử phạt vi phạm hành chính trên 43 tỷ đồng, với trị giá hàng hóa vi phạm hơn 45 tỷ đồng Sự xuất hiện vấn nạn này đã và đang xảy ra gây ảnh hưởng rất lớn tới người tiêu dùng về sức khỏe, tâm lý thậm chí là mất niềm tin vào thị trường mỹ phẩm và các doanh nghiệp chất lượng về hình ảnh, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp

=> Yếu tố chính trị - pháp luật tại Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành mỹ phẩm nhờ vào hệ thống chính trị ổn định và các quy định hỗ trợ doanh nghiệp Những chính sách như Nghị định 93/2016/NĐ-CP và Thông tư 06/2011/TT giúp thúc đẩy đầu tư, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, thị trường vẫn đối mặt với thách thức về hàng giả, hàng nhái, gây ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của người tiêu dùng và uy tín của các doanh nghiệp mỹ phẩm.

Môi trường vi mô

Khách hàng của M.O.I chủ yếu là phụ nữ trẻ, đam mê làm đẹp, đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm vừa an toàn vừa tiện lợi Họ có thói quen mua sắm qua nhiều kênh khác nhau, từ cửa hàng truyền thống đến nền tảng thương mại điện tử, và chịu ảnh hưởng lớn từ các KOLs và mạng xã hội Điểm nổi bật của khách hàng M.O.I là họ mong muốn sở hữu các sản phẩm mỹ phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng với mức giá hợp lý Với việc sản xuất tại nhà máy lớn nhất châu Á ở Hàn Quốc, M.O.I đáp ứng được mong đợi này khi mang đến sản phẩm chuẩn quốc tế với chi phí phải chăng.

Xu hướng người tiêu dùng hiện nay ngày càng chú trọng đến mỹ phẩm thân thiện với môi trường, không chứa các thành phần gây hại và không thử nghiệm trên động vật Đây là cơ hội lớn để M.O.I tăng cường truyền thông về tính an toàn, bền vững của sản phẩm nhằm chinh phục thêm nhóm khách hàng quan tâm đến yếu tố này.

Tuy nhiên, M.O.I phải đối mặt với thách thức không nhỏ từ các thương hiệu quốc tế nổi tiếng như MAC, 3CE, L'Oréal, vốn đã có lượng khách hàng trung thành Trong bối cảnh người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, liên tục thay đổi phong cách và lựa chọn sản phẩm, M.O.I cần sự linh hoạt trong việc ra mắt sản phẩm mới và bắt kịp các xu hướng làm đẹp. Để cạnh tranh hiệu quả và giữ chân khách hàng, M.O.I không chỉ cần đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn phải tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến, tối ưu từ giao diện website, ứng dụng bán hàng đến các chính sách đổi trả linh hoạt và dịch vụ giao hàng nhanh chóng.

=> M.O.I có tiềm năng lớn trong việc đáp ứng nhu cầu của phụ nữ trẻ về các sản phẩm mỹ phẩm chất lượng cao, an toàn với giá cả hợp lý Để duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển trong thị trường đầy thách thức, M.O.I cần tận dụng mạnh mẽ xu hướng tiêu dùng xanh, tăng cường truyền thông về tính bền vững và thân thiện với môi trường của sản phẩm Đồng thời, việc liên tục ra mắt sản phẩm mới, bắt kịp xu hướng làm đẹp và cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến sẽ giúp M.O.I giữ chân khách hàng và cạnh tranh hiệu quả với các thương hiệu quốc tế nổi tiếng.

❖3CE Đặc điểm sản phẩm

3CE nổi bật với dòng sản phẩm son lì, bóng và semi-matte Công thức son của hãng thường tập trung vào sự mềm mịn khi thoa lên môi, không gây cảm giác khô, nặng môi như một số sản phẩm son lì khác Đặc biệt, sản phẩm của 3CE không chỉ tạo màu chuẩn mà còn có độ bám cao, giữ được màu suốt nhiều giờ liền, phù hợp với các nhu cầu làm đẹp lâu dài của khách hàng Màu sắc của son 3CE rất đa dạng, phù hợp với các tông da khác nhau, đặc biệt là các tông màu thời thượng, hiện đại Bao bì sản phẩm của 3CE thường được đánh giá cao nhờ vào phong cách trẻ trung, thời trang, thu hút giới trẻ.

Hình 1.26 Sản phẩm son của 3CE

3CE nằm trong phân khúc giá trung bình – cao tại thị trường Việt Nam, với giá dao động từ 300.000 - 450.000 VNĐ/cây son Giá này có thể cao hơn so với nhiều đối thủ nội địa, nhưng vẫn được chấp nhận do chất lượng và thương hiệu.

Nhóm khách hàng chính của 3CE là những bạn trẻ trong độ tuổi từ 18-30, yêu thích làm đẹp và phong cách thời trang Nhóm này bao gồm sinh viên, nhân viên văn phòng và những người có phong cách sống hiện đại.

Hình 1.27 Son 3CE hợp tác với KOLs Lily Maymac nổi tiếng thế giới

3CE thường hợp tác với các KOLs và fashionista nổi tiếng tại Hàn Quốc và Việt Nam, giúp tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến giới trẻ 3CE rất mạnh trong việc tận dụng các nền tảng như Instagram và Facebook để quảng bá hình ảnh sản phẩm với hình ảnh bắt mắt, gắn liền với xu hướng thời trang Tại Việt Nam, 3CE có các cửa hàng chính hãng, cho phép khách hàng trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, giúp tăng độ tin tưởng và tiện lợi. Điểm mạnh

Là một thương hiệu Hàn Quốc đã được công nhận trên toàn cầu, 3CE có một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và là biểu tượng thời trang của giới trẻ.

3CE nổi tiếng với chất lượng son vượt trội, bảng màu thời thượng và phù hợp với mọi tông da Các dòng sản phẩm luôn được người dùng đánh giá cao về độ bám màu và dễ sử dụng.

Chiến dịch marketing của 3CE rất bài bản và sáng tạo, từ việc hợp tác với KOLs đến các chương trình khuyến mãi thông minh Mạng xã hội là một trong những kênh quảng bá mạnh nhất của họ.

3CE thường xuyên ra mắt các bộ sưu tập mới, phù hợp với xu hướng làm đẹp của giới trẻ, từ đó giúp duy trì sự quan tâm của khách hàng. Điểm yếu

So với các thương hiệu nội địa Việt Nam hoặc các đối thủ cạnh tranh khác, giá của3CE có thể cao hơn, không phù hợp với tất cả các phân khúc khách hàng.

Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam hiện nay có sự cạnh tranh rất lớn, đặc biệt từ các thương hiệu nội địa và các thương hiệu quốc tế khác với chiến lược giá và tiếp thị mạnh mẽ.

Xu hướng làm đẹp theo phong cách Hàn Quốc vẫn đang rất phổ biến tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho 3CE Các sản phẩm của Hàn Quốc thường được đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả, giúp thương hiệu giữ vững lòng tin của khách hàng.

Chân dung khách hàng

Bảng 1.2 Chân dung khách hàng của M.O.I

NHÂN KHẨU HỌC Độ tuổi 18-35 tuổi, tập trung vào Thế hệ Y (Millennials) và Thế hệ Z.

Giới tính Phần lớn là nữ giới, nhưng M.O.I cũng bắt đầu thu hút một số lượng nam giới quan tâm đến làm đẹp và chăm sóc da.

Thu nhập Thu nhập trung bình đến khá, có khả năng chi trả cho các sản phẩm làm đẹp chất lượng nhưng vẫn tìm kiếm mức giá hợp lý.

Sinh viên, nhân viên văn phòng, người mới đi làm, và các ngành nghề liên quan đến sáng tạo, giải trí, hoặc công việc đòi hỏi chú trọng ngoại hình.

Tình trạng hôn nhân Đa phần chưa kết hôn, nhưng cũng có một phần khách hàng là phụ nữ đã có gia đình.

TÂM LÝ Ý thức về sắc đẹp

Khách hàng rất chú trọng đến ngoại hình và mong muốn luôn xinh đẹp, tự tin khi giao tiếp, đồng thời thể hiện phong cách cá nhân qua cách trang điểm. Ưa chuộng xu hướng

Thích cập nhật các xu hướng làm đẹp mới nhất, đặc biệt là các sản phẩm được người nổi tiếng như Hồ Ngọc Hà giới thiệu.

Quan tâm đến chất lượng và tính an toàn của sản phẩm, thích các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng phải có giá hợp lý. Ý thức xã hội Ủng hộ các thương hiệu có trách nhiệm xã hội, cam kết với phát triển bền vững, và có sứ mệnh trao quyền cho phụ nữ.

Sở thích Yêu thích chăm sóc bản thân, trang điểm nhẹ nhàng và thường xuyên, đồng thời quan tâm đến các sản phẩm chăm sóc da.

Thường xuyên mua sắm trực tuyến thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, hoặc sàn thương mại điện tử như Shopee,

Sự tiện lợi Ưa chuộng sự tiện lợi và nhanh chóng khi mua sắm, thích trải nghiệm mua hàng mượt mà, từ tìm kiếm thông tin đến giao hàng.

Sử dụng các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da hàng ngày Thường xuyên thử nghiệm các sản phẩm mới, đặc biệt nếu chúng đang là xu hướng. Đánh giá sản phẩm

Khách hàng thường tham khảo ý kiến từ người nổi tiếng, beauty bloggers, và đánh giá từ người dùng khác trước khi quyết định mua hàng.

Có xu hướng quay lại mua sắm nếu sản phẩm đáp ứng được nhu cầu, đồng thời dễ bị thu hút bởi các chương trình khuyến mãi, giảm giá. ĐỊA LÝ

Khách hàng tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh,

Hà Nội, Đà Nẵng, những nơi có nhu cầu làm đẹp cao và tiếp cận xu hướng mới dễ dàng.

Khách hàng của M.O.I sống ở các khu vực đô thị phát triển, tiếp cận được công nghệ, mạng xã hội và các xu hướng tiêu dùng hiện đại.

Quy mô thị trường

M.O.I Cosmetics, kể từ khi ra mắt vào năm 2018, đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành mỹ phẩm tại Việt Nam Về quy mô thị trường, trong vòng 3 năm đầu, M.O.I đã bán được gần 2 triệu sản phẩm, chứng tỏ khả năng tiếp cận mạnh mẽ của thương hiệu đối với người tiêu dùng

Năm 2018, doanh thu của MOI Cosmetics đạt 30 tỷ đồng với hơn 300.000 sản phẩm được bán ra thị trường cùng hệ thống phân phối mở rộng tại 3 thành phố lớn Năm 2019,doanh thu tăng gần 300% so với năm 2018, đạt 84 tỷ đồng và có hệ thống phân phối trên toàn quốc với hơn 1000 nhà phân phối Đây là kết quả của chiến lược mở rộng phân phối cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động tiếp cận khách hàng Năm 2019, M.O.I cũng nhận được sự đầu tư từ CMG.ASIA, giúp thương hiệu có thêm nguồn lực để phát triển tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á Năm 2020, doanh thu liên tục tăng, đạt 120 tỷ đồng bất chấp những khó khăn từ đại dịch COVID-19 Điều này phản ánh sự thành công của

M.O.I trong việc duy trì và phát triển trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức M.O.I cũng đã xây dựng được một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, với 1.000 nhà phân phối và hợp tác với các chuỗi cửa hàng mỹ phẩm như HASAKI, Beauty Box, Sociolla, và Guardian Năm 2021, doanh thu đạt 69 tỷ đồng với 500.000 sản phẩm được bán ra thị trường, đã định hướng tăng trưởng thành công bất chấp đại dịch Năm 2022, doanh thu của công ty đạt 95,8 tỷ đồng với 800.000 sản phẩm được bán ra thị trường MOI Cosmetics cũng mở rộng mạng lưới phân phối của mình lên 279% với việc ra mắt các cửa hàng thương mại điện tử chính thức.

M.O.I dự kiến sẽ phát triển thêm các dòng sản phẩm trang điểm, chăm sóc da và thậm chí là thực phẩm chức năng để chăm sóc sắc đẹp từ bên trong Điều này thể hiện tầm nhìn dài hạn nhằm phục vụ nhu cầu làm đẹp toàn diện cho phụ nữ M.O.I cũng đặc biệt quan tâm đến việc phát triển bền vững, với mục tiêu tạo ra hàng triệu cơ hội việc làm cho phụ nữ Việt Nam, giúp họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình Ngoài ra, xu hướng làm đẹp cá nhân hóa đang ngày càng được ưa chuộng, với sự phát triển của công nghệ cho phép sản xuất các sản phẩm được tùy chỉnh theo nhu cầu riêng của từng nhóm khách hàng.

=> M.O.I Cosmetics đã và đang phát triển mạnh mẽ trong thị trường mỹ phẩm Việt Nam, với sự tăng trưởng đáng kể cả về doanh thu và phạm vi tiếp cận Sự linh hoạt trong việc thích ứng với các xu hướng mới và cam kết phát triển bền vững sẽ là yếu tố quan trọng giúp M.O.I tiếp tục thành công trong tương lai.

Bảng 1.3 Mô hình SWOT của M.O.I

Strengths (Điểm mạnh) Weaknesses (Điểm yếu)

- Sản phẩm chất lượng cao và an toàn:

M.O.I sử dụng công nghệ hiện đại như nano, men vi sinh và hydrogel, cùng với nguyên liệu tự nhiên từ Hàn Quốc, đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn quốc tế và phù hợp với làn da người Việt.

- Thương hiệu Việt đầu tiên đạt chuẩn

- Sự cạnh tranh mạnh từ thương hiệu quốc tế: Đối mặt với những thương hiệu có chiến lược mạnh và đã có chỗ đứng lâu đời như 3CE, L'Oréal, và MAC, đặc biệt trong phân khúc khách hàng trẻ.

- Phụ thuộc lớn vào KOLs và influencers: Hình ảnh thương hiệu phụ quốc tế: Là thương hiệu mỹ phẩm Việt

Nam đầu tiên đạt được sự công nhận quốc tế, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong nước.

- Hệ thống phân phối rộng khắp: Có mặt tại hơn 90 cửa hàng của các hệ thống uy tín như Guardian, BeautyBox, Hasaki,

MediCare, và 170 đại lý phân phối trên toàn quốc.

- Tận dụng sức ảnh hưởng của KOLs:

M.O.I đã xây dựng thành công hình ảnh thương hiệu nhờ vào việc hợp tác với những người nổi tiếng như Hồ Ngọc Hà, tăng cường độ nhận diện và sự ưa chuộng của khách hàng. thuộc nhiều vào chiến lược tiếp thị với KOLs, dễ bị ảnh hưởng nếu xu hướng hoặc chiến lược thay đổi.

- Hạn chế đa dạng sản phẩm: Sản phẩm chủ yếu tập trung vào son môi và trang điểm, trong khi các thương hiệu cạnh tranh đang đa dạng hóa với dòng chăm sóc da và thực phẩm chức năng làm đẹp từ bên trong.

- Giới hạn trong khả năng mở rộng quốc tế: Dù đạt chuẩn quốc tế nhưng việc mở rộng ra thị trường ngoài nước vẫn còn chậm so với tiềm năng.

Opportunities (Cơ hội) Threats (Thách thức)

- Nhu cầu mỹ phẩm ngày càng tăng tại

Việt Nam: Sự gia tăng về thu nhập và nhận thức làm đẹp của phụ nữ Việt, đặc biệt ở độ tuổi từ 18-35, tạo ra cơ hội lớn cho M.O.I trong việc mở rộng thị phần.

- Xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững: Khách hàng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường, không thử nghiệm trên động vật và có bao bì tái chế Đây là cơ hội để M.O.I đẩy mạnh dòng sản phẩm tự nhiên, an toàn và quảng bá tính bền vững.

- Sự phát triển của thương mại điện tử:

- Cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu quốc tế và nội địa: Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh từ các thương hiệu quốc tế như 3CE, Perfect Diary, và cả các thương hiệu nội địa khác đang dần nổi lên, gây áp lực lớn về giá cả và chất lượng sản phẩm.

- Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Sự xuất hiện của hàng giả và hàng nhái gây thiệt hại nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu và lòng tin của người tiêu dùng.

- Biến đổi khí hậu và khan hiếm nguyên liệu: Sự biến đổi khí hậu đang gây ảnh

Doanh thu mỹ phẩm qua các kênh TMĐT tăng mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để

M.O.I mở rộng phân phối và tiếp cận khách hàng thông qua nền tảng như

Shopee, Lazada, và Tiki. hưởng đến nguồn cung nguyên liệu tự nhiên, gây áp lực lớn đến việc duy trì chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất.

- Sự thay đổi nhanh chóng về xu hướng làm đẹp: Khách hàng, đặc biệt là giới trẻ, liên tục thay đổi thói quen và xu hướng làm đẹp, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn nhanh nhạy trong việc ra mắt sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu.

Ngày đăng: 26/10/2024, 10:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w