1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài xây dựng kế hoạch marketing cho thương hiệu heineken trong thời gian 2024 2025

41 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng kế hoạch marketing cho thương hiệu Heineken trong thời gian 2024-2025
Tác giả Hồ Thị Tuyết My, Lê Đình Quang Huy, Đinh Tuấn Anh, Phạm Hoàng Lan, Đoàn Bùi Phi Long, Lê Văn Bình
Người hướng dẫn Lâm Ngọc Thùy
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Bài thuyết trình nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 24,4 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP (4)
    • 1.1 Tổng quan doanh nghiệp (4)
    • 1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh (4)
    • 1.3 Lịch sử hình thành (4)
  • CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG CẦU, CẠNH TRANH THỊ TRƯỜNG (6)
    • 2.1 Phân tích PESTEL (6)
      • 2.1.1 Political (Chính trị) (6)
      • 2.1.2 Economic (Kinh tế) (6)
      • 2.1.3 Social (Xã hội) (6)
      • 2.1.4 Technological (Khoa học công nghệ) (7)
      • 2.1.5 Environmental (Môi trường) (7)
      • 2.1.6 Legal (Pháp lý) (7)
    • 2.1 Xác định thị trường (7)
      • 2.1.2. Thị trường có sẵn và đủ điều kiện (Qualified Available Market) (12)
      • 2.1.3 Thị trường có sẵn của Heineken (13)
      • 2.1.4. Thị trường mục tiêu (Target Market) (14)
      • 2.1.5 Thị trường đã thâm nhập của Heineken (16)
    • 2.3. Nhân tố cạnh tranh (Competitive Factors) (18)
      • 2.3.1. Quyền lực người mua/người bán (18)
      • 2.3.2. Sản phẩm thay thế/cạnh tranh trực tiếp (19)
      • 2.3.3. Kiểm định – đánh giá đối thủ (19)
      • 2.4.4. Điều kiện xâm nhập ngành (22)
    • 2.4. MÔI TRƯỜNG NỘI VI (22)
      • 2.4.1. Quản trị (22)
      • 2.4.2. Nguồn cung ứng (23)
      • 2.4.3. Nhân lực (24)
      • 2.4.4. Môi trường làm việc (24)
      • 2.4.5. Tài chính (26)
      • 2.4.6. Quy trình đánh giá các vấn đề trọng yếu của Heineken (26)
      • 2.4.7. Gắn kết với các bên liên quan (26)
  • CHƯƠNG 3: DỰ ĐOÁN THỊ TRƯỜNG (28)
    • 3.2 Phân tích bảng hiệu lực Marketing (CRM) (28)
    • 3.3 Ma trận Ansoff (31)
    • 3.4 Phân tích mô hình SWOT (33)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG (35)
    • 4.1 Phân tích khách hàng trong thị trường khách hàng tiêu dùng (35)
      • 4.1.1 Nhu cầu và đặc tính cá nhân (35)
      • 4.1.2 Các yếu tố văn hóa (36)
      • 4.1.3 Sự nối kết xã hội (37)
      • 4.1.4 Các yếu tố thuộc cá nhân và tâm lý (38)
    • 4.2 Phân tích khách hàng trong thị trường doanh nghiệp (39)
      • 4.2.1 Đặc điểm nhân khẩu (Demographics) (39)
      • 4.2.2 Quyết định thuộc tổ chức và môi trường (39)
      • 4.2.3 Mối quan hệ trong – ngoài (Internal & External relationships) (39)

Nội dung

GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

Tổng quan doanh nghiệp

HEINEKEN Việt Nam: 30 năm phát triển bền vững và sáng tạo

● 30 năm hoạt động tại Việt Nam với 6 nhà máy và hơn 3.000 nhân viên.

● Tạo ra 152.000 việc làm, đóng góp 0,7% GDP quốc gia.

● Nằm trong top doanh nghiệp đóng góp thuế nhiều nhất.

● Danh mục sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu và sở thích của người Việt.

● Các thương hiệu nổi tiếng: Heineken®, Tiger, Larue, BIVINA, Bia Việt, Strongbow, Edelweiss.

● Có sản phẩm được sáng tạo bởi chính các chuyên gia nấu bia Việt Nam.

● Cam kết “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn”.

● Top 3 Doanh nghiệp Sản xuất Bền vững nhất Việt Nam (2016 – 2021).

● Sử dụng 52% năng lượng tái tạo.

● Tái sử dụng hoặc tái chế 100% rác thải và phụ phẩm.

● Tiên phong trong truyền thông uống có trách nhiệm.

● Giới thiệu sản phẩm Heineken® 0.0.

HEINEKEN Việt Nam: Kết hợp kinh nghiệm quốc tế với bản sắc Việt để mang đến những sản phẩm chất lượng và đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành nhà sản xuất bia hàng đầu, đầy tự hào & có trách nhiệm tại Việt Nam, được dẫn dắt bởi những giá trị cốt lõi: Tôn trọng Con người

& Hành tinh, Tận hưởng cuộc sống, Chất lượng, Khát vọng thành công.

Lịch sử hình thành

● 1873: Khởi đầu ở Amsterdam với xưởng bia gia đình của Gerard Heineken.

● 1991: Thành lập Heineken Việt Nam với nhà máy đầu tiên ở Hóc Môn.

● 1994: Bắt đầu sản xuất bia Heineken tại TP.HCM, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

● 2007: Mở rộng quy mô toàn quốc bằng cách mua lại 3 nhà máy bia tại ĐàNẵng, Quảng Nam & Tiền Giang.

● 2021: Kỷ niệm 30 năm thành lập, đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng củaViệt Nam.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG CẦU, CẠNH TRANH THỊ TRƯỜNG

Phân tích PESTEL

Nhìn chung tình hình chính trị Việt Nam khá ổn định và có nhiều điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong ngành phát triển

Trong năm 2023, các doanh nghiệp rượu - bia - nước giải khát tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn về áp lực tăng giá nguyên vật liệu do nội chiến Nga - Ukraine và Nghị định 100/NĐ - CP của Chính phủ Tuy nhiên, VBA đã đưa ra những giải pháp có tính thuyết phục như: tiếp tục lùi thời hạn tăng thuế, chưa nên điều chỉnh tăng thuế tại thời điểm hiện tại mà cần giữ ổn định chính sách thuế như hiện nay cho ngành đồ uống.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2023 của cả nước ước tính tăng 5,05% so với năm trước, đưa quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD;

GDP bình quân đầu người ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022 Như vậy đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt mốc 100 triệu đồng/người/năm.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dự báo, tăng trưởng kinh tế năm 2024 có thể đạt 6,48%; xuất khẩu cả năm tăng 5,19%; thặng dư thương mại ở mức 6,26 tỷ USD; lạm phát bình quân năm ở mức 3,72%.

Theo báo cáo phân tích của VIRAC (Công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu ngành, DN, thị trường), ngành bia Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng kép là 11%/năm trong giai đoạn 2023 - 2026

Theo báo cáo tổng hợp, được biết mức tiêu thụ bia tính đến năm 2022 của Việt Nam đang ở 3,8 triệu lít/năm, chiếm 2,2% thị trường thế giới Nhờ kết quả thống kê này, Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng đầu toàn khu vực ASEAN, đứng thứ ba châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản) về mức tiêu thụ bia

Tuy nhiên, mức tiêu thụ rượu bia trong năm 2024 được dự báo sẽ giảm so với những năm trước Bởi vì, NTD dần quan tâm và chú trọng đến các vấn đề về sức khỏe và vóc dáng Đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi Nghị định 100 của Chính phủ

2.1.4 Technological (Khoa học công nghệ)

100% điện năng sử dụng trong quá trình sản xuất được thông qua bởi Chứng chỉ thuộc tính năng lượng (EACs) từ các nhà cung cấp được chứng nhận, trong khi HEINEKEN Việt Nam tiếp tục hướng đến những giải pháp điện năng tái tạo triệt để hơn, chẳng hạn như cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA)

Những nguyên vật liệu được Heineken tuyển chọn kỹ càng với chất lượng cao để luôn mang lại sự đồng đều về chất lượng trong từng sản phẩm của mình.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi giúp đẩy nhanh quá trình lên men bia và cho ra đời những sản phẩm đặc trưng nhất Tuy nhiên, nguyên vật liệu chính để sản xuất bia là lúa mạch và hoa bia hầu hết phải nhập khẩu

Tất cả các sản phẩm của công ty đều tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng của Bộ Y tế, cũng như những quy định chặt chẽ của tập đoàn

Các giấy tờ pháp lý liên quan đến quy trình sản xuất bia đều được Heineken cung cấp đầy đủ và công khai trên trang web chính thức:

- Nội kiểm chất lượng nước sạch

Xác định thị trường

Thị trường Bia Việt Nam có các dòng bia như sau: a Premium Beer b Mainstream Beer

2.1.1 Thị trường tiềm năng (Potential Market)

Tất cả khách hàng có nhu cầu, mong muốn hoặc quan tâm đến một sản phẩm cụ thể Đây là phạm vi rộng nhất của thị trường, bao gồm mọi người có thể quan tâm đến sản phẩm dù họ có khả năng mua hay không.

Tất cả người tiêu dùng trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) tại Việt Nam, quan tâm đến việc tiêu thụ bia, không phân biệt giới tính, thu nhập, vị trí địa lý, phong cách sống.

Doanh thu dự kiến 1.501,0 triệu USD vào năm 2024.

Dự kiến doanh thu Bia không cồn ở Việt Nam đạt 50,2 triệu USD vào năm

2024 Tốc độ tăng trưởng dòng bia không cồn hàng năm là 5,21% (CAGR 2024-2028) cao hơn mức trung bình của ngành hàng

=> Cơ hội lớn cho các thương hiệu đầu tư và đa dạng hóa dòng bia này.

- Mức độ tăng trưởng khá cao là dấu hiệu tích cực cho ngành Beer

- Nhu cầu cao nhờ sự tăng trưởng của dân số trẻ(tệp khách hàng chính sử dụng rượu bia).

- Mức thu nhập khả dụng tăng, đô thị hoá đang được đẩy mạnh và sự phổ biến của bia trong hoạt động xã hội và lễ hội tại Việt Nam.

- Sự ra mắt của dòng Beer không cồn gia tăng đối tượng và đáp ứng nhiều lo ngại về pháp luật cũng như sức khoẻ của khách hàng.

- Phụ nữ tiêu thụ bia rất lớn chiếm 41,3 %, là cơ hội cho các dòng bia êm hơn và ít nồng độ cồn hơn.

Công ty Heineken có thị phần lớn nhất chiếm 44,4%, kế đến là công ty Sabeco với 33,9%.

Mặc dù bia Heineken chỉ chiếm 6% nhưng nhãn hiệu này chính là nhãn hiệu đứng đầu phân khúc bia cao cấp tại Việt Nam.

- Cơ hội lớn cho các thương hiệu đầu tư và đa dạng hóa dòng bia không cồn.

- Mức độ tăng trưởng khá cao là dấu hiệu tích cực cho ngành Beer

- Nhu cầu cao nhờ sự tăng trưởng của dân số trẻ(tệp khách hàng chính sử dụng rượu bia).

- Mức thu nhập khả dụng tăng, đô thị hoá đang được đẩy mạnh và sự phổ biến của bia trong hoạt động xã hội và lễ hội tại Việt Nam.

- Sự ra mắt của dòng Beer không cồn gia tăng đối tượng và đáp ứng nhiều lo ngại về pháp luật cũng như sức khoẻ của khách hàng.

- Phụ nữ tiêu thụ bia rất lớn chiếm 41,3 %, là cơ hội cho các dòng bia êm hơn và ít nồng độ cồn hơn.

- Là thương hiệu dẫn đầu thị trường Heineken cần phải nghiên cứu sản xuất cả product lẫn promotion để tiếp cận nhiều hơn đến giới trẻ giữ vững vị trí đầu tiên.

- Nhiều đối thủ cạnh tranh đặc biệt là Sabeco đặt ra nhiều thách thức đối với Heineken để bỏ xa đối thủ.

- Việc phụ nữ tiêu thụ bia lớn là khó khăn trong hình ảnh thương hiệu khi được nhắc nhiều hơn đến hình ảnh người đàn ông

3.1.2 Thị trường có sẵn (Available Market)

Phần của thị trường tiềm năng mà bạn có thể phục vụ thực sự, dựa trên các yếu tố như kênh phân phối, quy định pháp luật và khả năng chi trả của khách hàng.

2.1.2.3 Thị trường có sẵn của Heineken

Người tiêu dùng có thể tiếp cận được với sản phẩm Heineken thông qua các kênh phân phối hiện tại, bao gồm cả online qua kênh thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee và offline như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, quán bar, roof top……và nhà hàng trên khắp Việt Nam.

Về độ phủ thị trường Heineken có mạng lưới phân phối rộng lớn tại Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều khu vực, đặc biệt là Miền bắc và duyên hải bắc trung bộ độ phủ sóng còn thấp ( dưới 30%), nhiều nông thôn và tỉnh lẻ chưa được phủ sóng đầy đủ

=> Cơ hội mở rộng kênh phân phối ở những khu vực này mở rộng tiếp cận thị trường có sẵn.

2.1.2 Thị trường có sẵn và đủ điều kiện (Qualified Available Market)

2.1.3.1 Định nghĩa Đây là phần của thị trường sẵn có mà không chỉ có khả năng mua sản phẩm dựa trên yêu cầu về tài chính, quyền truy cập, và các yếu tố hợp pháp, mà còn đáp ứng được các tiêu chí đặc biệt mà doanh nghiệp hoặc sản phẩm đặt ra Nói cách khác, đây là phân khúc thị trường mà doanh nghiệp coi là phù hợp nhất với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, dựa trên các yếu tố như độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích, vị trí địa lý, v.v.

2.1.3 Thị trường có sẵn của Heineken

Khách hàng có khả năng mua bia Heineken nhờ vào thu nhập ổn định hoặc sở thích cao cấp phù hợp với các tiêu chí như tuổi tác, lối sống và quan điểm về thương hiệu. Đối với hầu hết người tiêu dùng (đặc biệt là những người dưới 36 tuổi)

Heineken luôn là biểu tượng của sự thành công và tôn trọng đối tác.

• Ngoại hình: Ngoại hình sang trọng, mặc vest và cà vạt….

• Tính cách: Thân thiện và hòa đồng

• Một người có nhiều thành tựu hoặc chưa có thành tựu nhưng đang cố gắng để đạt những mục tiêu đó. Đây là thị trường gồm những khách hàng lựa chọn các dòng sản phẩm cao cấp và cận cao cấp Thị phần của phân khúc cao cấp và cận cao cấp tăng trưởng mạnh do thu nhập và mức sống của người dân ngày càng nâng cao; cơ cấu dân số trẻ - bộ phận khách hàng ưa thích sử dụng những sản phẩm sáng tạo, mang tính hiện đại, chú trọng tới cả hình thức lẫn chất lượng sản phẩm, yêu thích những thương hiệu nước ngoài, và đặc biệt chi tiêu mạnh tay cho nhu cầu thưởng thức và giải trí Phân khúc này tuy có tổng lượng tiêu thụ và giá trị tiêu thụ thấp hơn rất nhiều so với phân khúc phổ thông, nhưng đạt mức CAGR từ năm 2016-2021 lên tới 6.3%, cao hơn mức CAGR của phân khúc phổ thông là 2.7% và phân khúc bình dân là 3.7%.

=> Cơ hội lớn cho các dòng bia cao cấp và cận cao cấp mở rộng tệp khách hàng, gia tăng doanh thu bằng cách lôi kéo khách hàng trẻ tuổi.

2.1.4 Thị trường mục tiêu (Target Market)

Phần của thị trường sẵn có mà thương hiệu chọn để tập trung marketing và bán hàng Đây là nhóm khách hàng được xác định là có nhu cầu cao nhất và sẽ phản hồi tích cực nhất với sản phẩm của thương hiệu đó.

2.1.4.2 Thị trường có sẵn của Heineken

Các nhóm khách hàng cụ thể mà Heineken tập trung chiến lược marketing và bán hàng là người tiêu dùng trẻ tuổi (18-35 tuổi), đam mê cuộc sống năng động, yêu thích các hoạt động xã hội và giải trí… Vì vậy để tiếp cận được thị trường trẻ trung năng động này Heineken đã sử dụng rất nhiều nội dung phù hợp như Âm nhạc, phim ảnh…

=> Việc cố gắng tiếp cận bằng cách phát triển các chiến dịch marketing chuyên biệt nhắm vào đối tượng trẻ với thông điệp và kênh truyền thông phù hợp giúp cho tăng cường về độ nhận biết và ưa chuộng thương hiệu đi lên rất nhiều.

3.1.5 Thị trường đã thâm nhập (Penetrated Market)

Nhân tố cạnh tranh (Competitive Factors)

2.3.1 Quyền lực người mua/người bán

● Quyền lựa chọn (Choice Power): Thay vì chọn heineken thì người mua có thể chọn các sản phẩm bia khác với các hương vị mới lạ và không đắng Hay chọn các loại bia có giá thành thấp hơn để phù hợp với tài chính từng năm

● Quyền ảnh hưởng (Influence Power): Đăng đánh giá trực tuyến hoặc chia sẻ trải nghiệm về sản phẩm Heineken trên mạng xã hội hoặc các diễn đàn trực tuyến khác Thảo luận về sản phẩm và thương hiệu Heineken với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp để tạo ra sự ảnh hưởng trong cộng đồng

● Quyền đòi hỏi (Demand Power): Yêu cầu thông tin về quy trình sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu và các biện pháp bảo vệ môi trường liên quan đến sản phẩm Heineken Phản ánh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng của Heineken, yêu cầu sửa chữa hoặc hoàn trả nếu cần thiết.

● Quyền lực thông tin (Information Power): Tra cứu thông tin về sản phẩm Heineken trên các trang web, diễn đàn, blog hoặc tạp chí về bia để có cái nhìn tổng quan và so sánh với các sản phẩm khác.Tham gia các sự kiện thử nếm bia hoặc thăm các nhà máy sản xuất để hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất và chất lượng của Heineken.

● Quyền lực đánh giá (Assessment Power): Cung cấp phản hồi về trải nghiệm mua hàng, sử dụng sản phẩm, và dịch vụ sau bán hàng của Heineken qua các kênh phản hồi của công ty như email, điện thoại, hoặc trực tiếp tại các điểm bán hàng Đánh giá và đề xuất các cải tiến hoặc sản phẩm mới cho Heineken dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

2.3.2 Sản phẩm thay thế/cạnh tranh trực tiếp

Sản phẩm cạnh tranh trực tiếp: Bia Sài Gòn, bia 333, bia Lạc Việt (Sabeco); bia

Trúc Bạch, Hanoi Beer Premium, bia hơi Hà Nội, bia chai và lon Hà Nội, bia Hanoi

Sản phẩm thay thế: Coca- Cola; pepsi

2.3.3 Kiểm định – đánh giá đối thủ:

Tiêu chí Heineken Sabeco Habeco

Heineken®, Tiger, Larue, BIVINA, Bia Việt, Strongbow và Edelweiss

Bia Sài Gòn, bia 333, bia Lạc Việt Bia Trúc Bạch, Hanoi

Hà Nội, bia chai và lon

Hà Nội, bia Hanoi Bold&Light

Thị phần(2022) cao nhất vị trí thứ 2 vị trí thứ 3

Thị trường hàng đầu Miền Nam, thương hiệu này chiếm trên 50% thị phần Ở vùng duyên hải Bắc Trung

Bộ và Bắc Trung Bộ, tỷ trọng về khối lượng chưa đến 30%.

Miền Nam Miền Bắc thành tựu 8 liên tiếp

HEINEKEN Việt Nam được vinh danh trong số 3 Doanh nghiệp Bền vững nhất

Bia Saigon và Bia 333, luôn có tiêu chuẩn chất lượng được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín trong và ngoài nước Bia Saigon đã nhiều năm được bình chọn là Thương

Top 10 Công ty uy tín ngành thực phẩm – đồ uống Việt Nam qua nhiều năm, Top 40 thương hiệu công ty giá

Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, đồng thời là một trong 5 doanh nghiệp tiên phong thực hiện kinh tế tuần hoàn và cắt giảm phát thải các- bon trong năm 2023 hiệu quốc gia Gần đây nhất là 8 huy chương Vàng và Bạc của Viện Kiểm Định Đồ Uống (BTI) của Mỹ, Giải vô địch Bia Châu Á 2022, huy chương vàng giải thưởng Bia quốc tế (IBA) 2019, giải Vàng, Bạc, Đồng tại Cúp Bia quốc tế 2019 (IBC), giải Vàng, Bạc tại Giải thưởng Bia quốc tế tại Úc 2020 (AIBA) và huy chương Vàng, Bạc tại giải thưởng Monde Selection 2021 trị nhất Việt Nam, Top

10 sản phẩm thương hiệu Việt xuất sắc, Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt

Lượng bia sản xuất sản xuất 1,1 tỷ lít bia mỗi năm trên 2,2 tỷ lít bia/năm trên 800 triệu lít bia/năm. doanh thu & lợi nhuận sau thuế

+ Sự nhận diện Theo một cuộc khảo sát thương hiệu toàn cầu chung giữa các thương hiệu bia thì Heineken đứng thứ 2 thương hiệu toàn cầu sau bia Budweiser Trong cuộc thí nghiệm khảo sát lần 2 thì Heineken chính là thương hiệu bia duy nhất được nhận ra ngay chỉ với một vỏ chai không nhãn hiệu.

+ Độ tin cậy Theo kết quả khảo sát về độ tin cậy được thực hiện bởi Edelman tại Việt Nam từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2022, việc theo đuổi phát triển bền vững đã giúp

HEINEKEN Việt Nam đạt được mức độ tin cậy cao Bên dưới là những kết quả khảo sát nổi bật mà chúng tôi nhận được từ 959 người tham gia khảo sát

+ Lợi thế về chi phí

Nhờ việc ký kết hợp đồng mua nguyên liệu trên thế giới một cách tập trung Có đến 50% hợp đồng mua nguyên liệu của Heineken Vietnam Brewery là do công ty mẹ ký kết Điều này cho phép công ty có lợi thế về chi phí nguyên liệu đầu vào.

+ Lợi thế khác biệt hóa

Heineken Vietnam Brewery quản lý hiệu quả giá bán cho nhà phân phối và bán lẻ trong đó các nhà phân phối được hưởng biên lợi nhuận là 3-4% Điều này cho phép Heineken tránh được tình trạng các nhà phân phối cạnh tranh nhau về giá.

Tận dụng được các chiến lược tiếp thị từ công ty mẹ Bằng cách tận dụng quy mô toàn cầu đồng thời thích ứng với thị trường trong nước, Heineken Vietnam Brewery có lợi thế về tiếp thị và xây dựng thương hiệu.

Heineken Vietnam Brewery hưởng lợi nhờ Heineken NV hợp tác trên quy mô toàn cầu với facebook Đầu tư 10% ngân sách truyền thông của nhãn hàng Heineken® chochương trình Uống có trách nhiệm

● Tiếp thị kỹ thuật số

Trong chiến lược marketing của Heineken, hồ sơ công ty đã xuất hiện trên tất cả các trang web và cổng truyền thông xã hội.

● Tận dụng được các chiến lược tiếp thị từ công ty mẹ Bằng cách tận dụng quy mô toàn cầu đồng thời thích ứng với thị trường trong nước, Heineken Vietnam Brewery có lợi thế về tiếp thị và xây dựng thương hiệu.

MÔI TRƯỜNG NỘI VI

Heineken bổ nhiệm ông Jacco van der Linden vào vị trí chủ tịch khu vực Châu Á Thái Bình Dương và TGĐ điều hành Heineken Việt Nam Ông Jacco đã từng đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cấp cao trong bộ phận Thương mại tại các quốc gia như Anh, Nigeria, Hà Lan và Ireland Với những kinh nghiệm dày dặn, phong phú, những thành tích xuất sắc về quản trị doanh nghiệp cùng sự lãnh đạo tài tình về phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng thương mại, TGĐ điều hành Heineken Việt Nam sẽ giúp phát triển Heineken ngày càng lớn mạnh, nâng tầm vị thế trong ngành bia Việt. Tại HEINEKEN Việt Nam, chúng tôi gắn kết trách nhiệm vào hoạt động kinh doanh, trong đó Tổng Giám đốc Điều hành lãnh đạo và đề ra phương hướng - theo chiến lược ‘Nâng tầm Tham vọng 2030’ của HEINEKEN Toàn cầu Chịu trách nhiệm chính đối với những Trụ cột liên quan, Ban Điều Hành dẫn dắt việc triển khai các chương trình phát triển bền vững tại tất cả các cấp phòng ban, khuyến khích văn hóa hợp tác và đổi mới sáng tạo để đạt những mục tiêu đầy tham vọng này.

Trong mỗi Trụ cột Phát triển bền vững, phòng Ngoại Vụ đóng vai trò gắn kết với tất cả các bên liên quan, cũng như kết nối hợp tác giữa các phòng ban chức năng và điều phối các hoạt động BaBV, theo dõi kết quả và thực hiện báo cáo Chúng tôi mong muốn chia sẻ những đóng góp tích cực của mình đến toàn xã hội, cũng như duy trì những giá trị cốt lõi và sự minh bạch trong phương thức kinh doanh của HEINEKEN Việt Nam Hơn nữa, vào năm 2022, chúng tôi đã tăng cường sử dụng các giải pháp số và công nghệ, hỗ trợ thúc đẩy những bước tiến mới trên hành trình Vì Một Việt Nam Tốt Đẹp hơn Các dự án Đổi mới & Công nghệ (D&T) nổi bật của chúng tôi bao gồm Route to Market, Green Place, Green Cloud và Paperless

Dữ liệu về kết quả các hoạt động BaBV được cập nhật định kỳ trên các hệ thống toàn cầu tương ứng, từ đó, báo cáo tổng hợp được trích xuất để theo dõi kết quả định kỳ Ban Quản trị BaBV do Tổng Giám đốc Điều hành chủ trì sẽ họp định kỳ hàng quý để cập nhật tình hình thực hiện và thống nhất các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, nếu có Hàng năm, chúng tôi giới thiệu báo cáo bền vững nhằm đánh giá tiến độ thực hiện các tham vọng, chia sẻ những thông lệ tốt và lắng nghe phản hồi từ các bên liên quan để hoàn thiện hơn các kế hoạch phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

Cung ứng đầu vào hiện tại của Heineken Việt Nam chủ yếu là từ những bản hợp đồng của công ty mẹ ký kết với bên cung ứng nên đây được coi là một lợi thế mà Heineken có được Các nguồn nguyên liệu đầu vào chính đều được nhập khẩu từ châu Mỹ, châu Âu và châu Úc vào các nhà máy sản xuất bia tại Việt Nam để tiến hành quá trình sản xuất Nguyên liệu đầu vào chính đều là hàng nhập khẩu nên giá nhập vào cao do phải chịu thêm thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, tỷ giá giữa đồng ngoại tệ với đồng Việt Nam,

Hơn 3.000 nhân viên trên khắp Việt Nam. có 3/6 nhà máy được điều hành bởi nữ giới.

+ Bên cạnh việc đảm bảo phúc lợi và sức khỏe thể chất cơ bản cho toàn bộ nhân viên, HEINEKEN Việt Nam còn tổ chức nhiều chương trình sức khỏe như tư vấn sức khỏe trực tiếp, tọa đàm trực tuyến về sức khỏe và thành lập các câu lạc bộ thể thao nhằm nâng cao nhận thức về lối sống lành mạnh cho nhân viên.

+ Kết quả là trong năm qua hơn 80% nhân viên của chúng tôi được tư vấn sức khỏe trực tiếp bởi các bác sĩ của công ty; hơn 30 buổi tọa đàm trực tuyến về sức khỏe được tổ chức với sự tham dự của hàng trăm nhân viên trong mỗi buổi và hơn 40 câu lạc bộ thể thao được thành lập với hơn 1.000 nhân viên tham gia.

- Đào tạo và học tập

+ HEINEKEN Việt Nam đã triển khai chuỗi các chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo cho hơn 100 nhân viên, bao gồm: Chương trình Phát triển Lãnh đạo Mới, Chương trình Lãnh đạo tạo Tác động (HEINEKEN

Impact Leadership Program), Chương trình Lãnh đạo theo Tình huống (HEINEKEN Situational Leadership Program) và Chương Quản trị viên Tập sự.

+ Trong năm 2022, 777 nhân sự quản lý của HEINEKEN Việt Nam đã tham gia khóa đào tạo LSCs Nội dung khóa học được thiết kế nhằm trang bị cho người học kiến thức để xác định các hành vi an toàn cần thiết và ứng phó với các hành vi không an toàn

- HEINEKEN Việt Nam đóng góp 72,7 nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế trong toàn bộ chuỗi giá trị, tương đương 1,04% GDP cả nước (so với 0,94% trước đại dịch COVID năm 2019) HEINEKEN Việt Nam đã hỗ trợ 246.000 việc làm trong toàn bộ chuỗi giá trị, đóng góp 0,49% vào lực lượng lao động của Việt Nam.

- HEINEKEN Việt Nam cũng nằm trong số các doanh nghiệp đóng góp thuế nhiều nhất cho ngân sách nhà nước trong nhiều năm liền.

- 8 văn phòng và 6 nhà máy trải dài từ bắc đến nam

2.4.6 Quy trình đánh giá các vấn đề trọng yếu của Heineken

- Tìm hiểu các xu hướng toàn cầu và trong ngành, các tiêu chuẩn, khuôn khổ, kết quả đối chuẩn và nghiên cứu về sự uy tín

- Theo dõi phản hồi xã hội, trao đổi với các tổ chức phi chính phủ (NGO) và nhà đầu tư, khảo sát nhân viên và phỏng vấn chuyên gia.

- Phân tích thông tin và liên kết với kết quả phân tích rủi ro nội bộ để xác định các vấn đề trọng yếu.

- Xác nhận kết quả với Ban Điều hành và Ban Kiểm soát.

2.4.7 Gắn kết với các bên liên quan

● Khảo sát môi trường làm việc hàng năm

● Các cuộc họp TownHall toàn công ty

● Thông điệp hàng tháng từ Tổng Giám đốc Điều hành

● Các cuộc họp hàng tháng của Ban Giám Đốc các Bộ phận

● Truyền thông nội bộ thường xuyên, ví dụ: trên kênh Workplace thuộc Facebook

- KHÁCH HÀNG (nhà phân phối, chủ cửa hàng) VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG

● Hội nghị & các khóa tập huấn Nhà Phân Phối

● Triển khai hoạt động tại điểm bán theo từng chiến dịch

● Kết nối qua các nền tảng kỹ thuật số

- CÁC CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG

● Họp với các cơ quan truyền thông, hai lần một năm

● Họp báo theo sự kiện

- CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG (ví dụ Hiệp hội Bia Rượu, Nước Giải khát Việt Nam)

● Hội thảo ngành và các cuộc họp thường kỳ

● Các cuộc họp và hội thảo

- CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ, TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ CỘNG ĐỒNG RỘNG LỚN HƠN

● Các chương trình từ thiện Tết Nguyên đán

● Các chương trình thường xuyên về nước sạch cho cộng đồng

● Các cuộc họp/diễn đàn chuyên gia khi cần thiết

● Báo cáo hàng tháng/quý

DỰ ĐOÁN THỊ TRƯỜNG

Phân tích bảng hiệu lực Marketing (CRM)

Theo số liệu và thông tin có thể thấy ma trận CRM của Heineken rơi vào 2 trường hợp

Trường hợp 1: Khách hàng mới sẽ thay thế khách hàng cũ

Danh mục sản phẩm của Heineken rất đa dạng: Bia Tiger, Bia Việt, Bia larue mang đến đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng Dẫn đến việc tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới, nhưng có thể giảm sự duy trì khách hàng đối với bia Heineken

● Chiến dịch "Strongbow Chilly Peach – Đào tuyệt Chill, Phiêu lễ hội"

Strongbow cũng hợp tác cùng ca sĩ Tiên Tiên để cho ra mắt quảng cáo LED 3D tương tác, khách hàng lần đầu tiên có thể tương tác, chụp lại những khoảnh khắc cùng chill Strongbow với thần tượng của mình qua OOH để tăng độ nhận biết về thương hiệu, phát triển tệp khách hàng mới

Sau chiến dịch trên, Strongbow đạt top 1 trong bảng xếp hạng BSI tháng 2.2022 và nhận về nhiều bình luận tích cực và yêu thích trên các nền tảng mạng xã hội.

● Chiến dịch "Bia Việt - Hết mình về nhà, Tết Việt khởi sắc"

Bia Việt đã dựng lên 11 Trạm Đoàn Viên nơi người lao động về quê trong dịp Tết không chỉ được được hỗ trợ thức ăn, nước uống, phiếu xăng và dịch vụ sửa xe miễn phí; mà còn được thư giãn với những không gian tương tác giải trí và nhận được những phần quà Tết ý nghĩa từ Bia Việt.

Trạm Đoàn Viên của Bia Việt đã đồng hành cùng hơn 90.000 gia đình khắp các nẻo đường Bắc - Nam Thương hiệu cũng dẫn đầu các thảo luận và chiến dịch mạng xã hội mùa Tết vừa qua, chiếm 77% Share of Voice về nội dung Tết trên Youtube.

Trường hợp 2: Doanh số & lợi nhuận tăng với mức độ tối đa có thể

Theo báo cáo của VietData, Heineken đầu ngành về doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế, với doanh thu thuần hàng năm biến động Năm 2020, doanh thu thuần đạt khoảng 30 nghìn tỷ đồng, giảm gần 20% trong năm 2021 và tăng hơn 50% trong năm 2022.

Gần đây nhất, Heineken đã tổ chức chương trình “Starverse #Kennection - Kết nối kiểu mới, Mở quà kiểu #Ken đã thu lại những con số ấn tượng, từ đó vừa đồng thời phát triển khách hàng mới tốt cũng như duy trì khách hàng cũ ổn định.

Starverse được xây dựng trong thế giới ảo metaverse Tại đây, người dùng có thể tạo ra các nhân vật mới tùy theo sở thích và sinh sống tại thế giới Starverse Ngoài ra, trong thế giới ảo Starverse, khán giả GenZ có thể trải nghiệm trở thành “bậc thầy ủ bia" cùng thương hiệu Heineken, tìm hiểu bí quyết tạo ra hương vị bia nguyên bản và độc đáo của thương hiệu Thế hệ trẻ ngày nay vốn sống trong thế giới nơi mà kỹ thuật số và thế giới thực có sự tương tác cao, có khả năng tạo ra nhiều hoạt động mới lạ. Ngoài ra, khán giả cũng có thể truy cập Starverse để thu thập các ngôi sao đỏ biểu tượng của Heineken và nhận phần thưởng giá trị như Iphone 13 và loa Harman Kardon cao cấp.

Vì vậy, Starverse không chỉ là nơi thể hiện sự sáng tạo của Heineken mà nó còn mở ra nhiều cơ hội tìm hiểu lẫn nhau giữa thương hiệu và thế hệ genZ thông qua nhiều hoạt động trong không gian ảo này.

Ma trận Ansoff

Heineken sử dụng phương pháp tiếp cận 360 độ trong các hoạt động quảng cáo của mình

● Tiếp thị kỹ thuật số:

Trong chiến lược marketing của Heineken, hồ sơ công ty đã xuất hiện trên tất cả các trang web và cổng truyền thông xã hội Điều này giúp thương hiệu trực tiếp, tương tác với người tiêu dùng Từ đó, Heineken hiểu khách hàng, hiểu được nhu cầu và đòi hỏi của họ Heineken sử dụng phản hồi và kết hợp nó vào chiến lược tổ chức và tiếp thị rộng lớn hơn của mình.

Heineken triển khai chương trình thẻ tích điểm cho khách hàng bằng các thẻ khách hàng thân thiết cho phép khách hàng đổi điểm để đổi lấy sản phẩm hoặc các quà tặng hấp dẫn khác theo hướng dẫn của công ty. b Mở rộng thị trường

Bia Heineken tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên hơn 192 quốc gia và có hơn

130 nhà máy sản xuất trên khắp thế giới Kênh phân phối của Heineken rộng khắp toàn quốc, từ đại lý bán lẻ đến nhà phân phối chính, bởi nó là thức uống phổ biến và không thể thiếu trong các bữa tiệc Chính vì thế mà trong chiến lược marketing của Heineken ở Việt Nam việc phân phối sản phẩm này cần phải phủ kín thị trường và dễ dàng để người tiêu dùng tìm thấy.

Heineken cũng chuyển sang tiếp cận thị trường là phụ nữ với loại bia heineken không độ cồn (0.0% độ cồn) giúp họ có thể lựa chọn thưởng thức bên cạnh bia có cồn, đồng thời đáp ứng xu hướng hiện nay về lối sống cân bằng hơn. c Phát triển sản phẩm

Năm 2020, Heineken ra mắt dòng sản phẩm mới Heineken® 0.0 tại Việt Nam với 0.0% nồng độ cồn, hương vị cân bằng hoàn hảo, sảng khoái cùng vị đại mạch đằm mượt.

Năm 2016, ra mắt Heineken Silver với vị nhẹ êm, dễ uống đồng thời vẫn lưu giữ trọn vẹn hương vị đậm chất trứ danh trên toàn thế giới của Heineken, HeinekenSilver là người bạn đồng hành không thể thiếu trong mọi cuộc vui. d Đa dạng hóa

Giữa khó khăn, Heineken Việt Nam vẫn không ngừng đổi mới Ngay trong mùa dịch bệnh năm ngoái, công ty vẫn tung ra thành công 2 sản phẩm sáng tạo hướng đến thế hệ người dùng mới – gồm: Tiger Platinum, bia lúa mì hương vỏ cam, cam có nguồn gốc từ nông trại ở Nghệ An, nước táo lên men Strongbow Chilly Peach, dành riêng cho thị trường Việt Nam.

Phân tích mô hình SWOT

S S1: Chiếm được thị phần lớn và độ nhận biết thương hiệu cao Heineken đứng thứ 2 thương hiệu toàn cầu S2: Chất lượng sản phẩm vượt trội, thiết kế bao bì đẹp mắt

S3: Có môi trường làm việc an toàn S4: Chiến lược tiếp thị mạnh mẽ, phủ sóng toàn cầu

W W1: Giá thành cao so với đối thủ

W2: Danh mục đồ uống không cồn còn hạn chế

O O1: Việt Nam đứng đầu toàn khu vực ASEAN, đứng thứ ba châu Á về mức tiêu thụ bia.

Việt Nam ngày càng phát triển

SO S1+S4+O2: Đẩy mạnh các hoạt động marketing hướng đến nhóm khách hàng tiềm năng là trung lưu

WO W1+O2: Cần xây dựng chiến lược giá phù hợp để cạnh tranh với các đối thủ

W2+O1: Chiến lược đa dạng hóa - mở rộng danh mục sản phẩm

T T1: Áp lực tăng giá nguyên vật liệu

T2: Nghị định 100/CP quy định về xử phạt với người điều khiển xe máy có sử dụng rượu, bia bị siết chặt tại các thành phố trọng điểm

T3: NTD dần quan tâm và chú trọng đến các vấn đề về sức khỏe và vóc dáng

ST S1+S2+S4+T3: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm bia tốt cho sức khỏe

S1+S2+S4+T3+T2: Tạo nhiều chiến lược tiếp thị tập trung vào vấn đề sức khỏe

WTW1+T1+T3: Tăng cường marketing cho sản phẩm là sản phẩm cao cấp, tạo tâm lý “tiền nào của nấy” cho người tiêu dùng

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG

Phân tích khách hàng trong thị trường khách hàng tiêu dùng

4.1.1 Nhu cầu và đặc tính cá nhân:

● Chủ yếu được sử dụng bởi người dùng nam giới: Theo Kết quả tình trạng sử dụng rượu bia theo giới tính SURA (Lưu Bích Ngọc - Nguyễn Thị Thiềng,

2015) cho thấy trong số 5.200 người dân được khảo sát phỏng vấn, có gần 60% đã từng sử dụng rượu bia Tỷ lệ này ở nhóm nam giới là 86,8%, ở nhóm phụ nữ là 31,6%, có nghĩa là tỷ lệ nam giới đã từng sử dụng rượu bia gấp hơn 2,5 lần tỷ lệ ở phụ nữ

● Đặc điểm nhân khẩu của người mua bia nhập khẩu - theo Cơ quan điều hành nghiên cứu châu Âu (European Research Executive Agency, 2020):

○ Nam giới thành thị Việt Nam có thu nhập từ mức C trở lên (trên

1000 usd/tháng) trong độ tuổi 25-45.

■ Người nước ngoài sống ở các thành phố lớn

○ Về thu nhập: Thu nhập càng cao thì tỷ lệ người từng sử dụng rượu bia càng nhiều ( Kết quả tình trạng sử dụng rượu bia theo giới tính

4.1.1.2 Vấn đề được giải quyết bởi sản phẩm:

Theo báo cáo buzzmetric (2015): Lợi ích về cảm xúc lớn nhất mà việc uống bia mang lại cho người dùng là Cảm thấy tâm trạng tốt hơn/ Vượt qua khủng hoảng cảm xúc (8%) Bên cạnh đó, uống bia cũng được nói là Chứng tỏ khả năng uống bia, Thể hiện sự nam tính, Đẳng cấp,

4.1.1.3 Sự thay đổi trong nhu cầu:

● NTD ngày càng ít tiêu thụ bia vì quan tâm đến sức khỏe hơn: Theo VIRAC

(2023), việc chi tiêu cho các đồ uống không tốt cho sức khỏe sẽ giảm dần và chính sách pháp luật của Việt Nam cũng hạn chế người dân tiêu thụ đồ uống có cồn Cũng theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), việc giảm tiêu thụ rượu bia là xu thế tất yếu vì giới trẻ ngày càng ý thức được tác hại của việc uống nhiều rượu, bia tới sức khỏe và vóc dáng

● Vì nghị định 100, người tiêu dùng cũng , thay vào đó là các sản phẩm ít cồn/ không cồn như heineken 0.0 để tiêu thụ

● Sự nổi lên của bia thủ công (craft beer): Theo IPOS.vn, đối với thế hệ Gen Y

& Gen Z, họ ngày càng chú trọng đến những sản phẩm chất lượng, mang tính địa phương và tốt cho sức khỏe nên bia thủ công lại càng được yêu thích

● Xu hướng mua về nhà sử dụng (kênh off-premise): người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm các hoạt động ăn uống và giải trí ở bên ngoài để tiết giảm chi phí và tránh bị xử phạt vi phạm về nồng độ cồn.

4.1.2 Các yếu tố văn hóa:

4.1.2.1 Văn hóa và nhánh văn hóa:

● Bia là điều không thể thiếu trong những dịp quan trọng của đời người như hôn nhân và điều này được thể hiện qua câu nói rất phổ biến “vô tửu bất thành lễ”, tức là không phải không có rượu thì không có lễ hội nhưng lễ hội sẽ không trọn vẹn nếu thiếu sự hiện diện của rượu.

● Bia là thức uống yêu thích của mọi người để giải nhiệt và sảng khoái sau một ngày dài Người VN thích uống bia trong cốc hơn là uống trong lon hoặc chai (Beers in Vietnam - A Complete Guide For Lager Lovers, https://www.holidify.com/pages/beers-in-vietnam- 829.html)

● Trong văn hoá truyền thống, sử dụng rượu bia, thuốc lá là những hành vi được mặc định chỉ dành cho nam giới.

● Khi ăn tiệc, Bia thường được dùng kèm khi ăn Hải sản hoặc Đồ nướng.

● Doanh nhân Việt Nam thường xuyên đưa khách hàng đi uống bia khi họ đang đàm phán các giao dịch kinh doanh Heineken chính là một lựa chọn bia cao cấp thường được sử dụng cho những sự kiện như vậy.

● Nhánh văn hóa: Văn hóa bia hơi vỉa hè tại Hà Nội: Người dân Hà Nội có văn hóa uống bia hơi ngồi ở bàn ghế nhựa, ngoài vỉa hè chứ không ngồi ở trong quán xá, bàn ghế lịch sự.

● Nhóm có trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ người sử dụng rượu bia càng nhiều (Lưu Bích Ngọc & Nguyễn Thị Thiềng, 2015)

● Trong cùng báo cáo, ở các nhóm nghề nghiệp khác nhau, hai nhóm dân số có tỷ lệ người sử dụng rượu bia nhiều nhất là nhóm người làm nghề tự do (xe ôm, bán hàng rong) (71,6%) và nhóm nhân viên hành chính (70%) Tuy nhiên, đặc trưng nhân khẩu học, kinh tế của hai nhóm này lại hoàn toàn đối ngược nhau Nhóm nghề nghiệp có tỷ lệ người hiện sử dụng rượu bia thấp nhất là nhóm tiểu chủ, tự làm chủ và buôn bán nhỏ (52,2%)

5.1.2.3 Cân nhắc về đạo đức:

Rượu bia gây ra nhiều hệ lụy cho cá nhân người sử dụng lẫn xã hội, như làm gia tăng bệnh tật, tai nạn giao thông, làm ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động

4.1.3 Sự nối kết xã hội:

● Gia đình: Ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt là người lớn tuổi ảnh hưởng đến thế hệ sau trong gia đình.

■ Ví dụ: Truyền thống sử dụng bia trong các dịp lễ quan trọng: kết hôn, tân gia, dịp lễ Tết, sum họp gia đình… có thể ảnh hưởng đến hành vi sử dụng bia của các thế hệ sau trong GĐ vì uống bia thể hiện sự nam tính, trưởng thành; Uống bia gắn liền với văn hóa bia rượu Việt Nam.

● Bạn bè: Bạn bè có thể giới thiệu các thương hiệu bia mới, địa điểm uống bia mới.

■ Ví dụ: Uống bia gắn liền với các hoạt động vui chơi, giải trí trong các dịp tụ tập bạn bè; Uống bia cùng nhau để cổ vũ cho đội bóng yêu thích…

● Đồng nghiệp: Ảnh hưởng đến người đi làm -> ảnh hưởng theo thói quen uống bia của nhóm bạn, đồng nghiệp.

■ Ví dụ: Uống bia sau giờ làm việc để gắn kết đồng nghiệp -> thể hiện sự hòa đồng, giao tiếp tốt

● Người dẫn dắt tư tưởng (opinion leaders): Các nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, người mẫu…

○ Rapper Justatee và siêu mẫu Quang Đại trong Chiến dịch “Hơn cả mùa lễ hội” năm 2018 của Heineken

4.1.4 Các yếu tố thuộc cá nhân và tâm lý:

● Giải khát: Bia là thức uống giải khát được ưa chuộng, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.

● Tăng vị ngon cho bữa ăn: Bia được sử dụng để tăng hương vị cho một số món ăn Việt Nam.

● Thể hiện đẳng cấp: Một số người sử dụng bia đắt tiền để thể hiện đẳng cấp và vị thế xã hội.

● Ở miền Trung và miền Nam, uống bia gắn với kết nối nhiều hơn miền Bắc, nơi mà người dân ở đây thường gắn bia với việc nâng tâm trạng của họ (Báo cáo của Cốc cốc về hành vi sử dụng bia, 2022)

● Quan niệm về bia: Bia được xem là thức uống "mạnh mẽ", "nam tính" và gắn liền với hình ảnh người đàn ông Việt Nam.

● Ảnh hưởng văn hóa: Bia xuất hiện trong nhiều lễ hội truyền thống và được xem như một phần văn hóa của một số địa phương.

Phân tích khách hàng trong thị trường doanh nghiệp

4.2.1 Đặc điểm nhân khẩu (Demographics):

4.2.1.1 Các khách hàng doanh nghiệp của Heineken chia theo kênh phân phối gồm:

● Nhà phân phối: Phân phối bia Heineken cho các nhà bán lẻ, đại lý.

● Nhà bán lẻ: Cửa hàng tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

● Quán bar, nhà hàng: Phục vụ bia Heineken cho khách hàng.

● Khách sạn, khu du lịch: Cung cấp bia Heineken cho du khách.

● Kênh thương mại điện tử: Phân phối bia Heineken trực tuyến.

4.2.1.2 Những khách hàng này thường nằm ở các khu vực có mật độ dân số cao Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…

4.2.2 Quyết định thuộc tổ chức và môi trường

Các thời điểm ra quyết định mua:

● Với các nhà phân phối, thời điểm trước Tết vài tháng thường là thời điểm nhập bia về để chuẩn bị cho Tết

● Với các nhà hàng, quán ăn thì tháng 6 hay những tháng nóng bức thì sẽ nhập bia nhiều hơn vì nhu cầu người tiêu dùng cao vào những ngày này

● Chính sách mua hàng (Buying Policies):

○ Những khách hàng này thường mua hàng theo số lượng lớn và có xu hướng mua hàng định kỳ.

○ Họ thường ưu tiên các sản phẩm chất lượng cao và thương hiệu mạnh.

○ Giá cả cũng là một yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng của họ.

4.2.3 Mối quan hệ trong – ngoài (Internal & External relationships)

● Những khách hàng này thường có mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp và thường xuyên mua hàng từ những thương hiệu mà họ tin tưởng.

● Họ cũng thường có mối quan hệ mật thiết với khách hàng cuối cùng và thường xuyên tìm kiếm những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Ngày đăng: 04/04/2024, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w