DNA Deoxyribonucleic acid HIV Human Immuno-deficiency Virus Virút gây suy giảm miễn dịch HRQoL Health-related quality of life - Chất lượng cuộc sống liên quan MSM Nam quan hệ tình dục đồ
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ
Mô tả chương trình sức khoẻ
1.1 Tên chương trình sức khỏe
Chương trình Phòng, chống HIV trên địa bàn Quận 10 năm 2022
1.2 Tầm quan trọng của chương trình
1.2.1 Chủ trương, chính sách của quốc gia, thành phố về việc phải thực hiện chương trình
- Căn cứ Quyết định số 1246/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.(1)
- Căn cứ Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 06/7/2021 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030 (2)
- Kế hoạch 1705/KH-UBND TP.HCM 2022 triển khai phương hướng, nhiệm vụ của UBQG phòng, chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn thành phố (3)
- Quyết định số 2297/QĐ-UBND TP.HCM 2021 về phê duyệt đề án phát triển y tế cộng đồng thực hiện bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030 (4)
- Kế hoạch Hành động thực hiện “Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 (1)
- Căn cứ quyết định số 3306/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2019 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS Quận 10 (5)
1.2.2 Định hướng, kế hoạch dài hạn thực hiện chương trình (6)
HIV/AIDS là dịch bệnh nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người và phát triển kinh tế - xã hội Phòng chống HIV/AIDS là nhiệm vụ quan
2 trọng cần có sự phối hợp của các cấp ủy Đảng, phòng ban ngành, chính quyền, đoàn thể các cấp và là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi cộng đồng Dựa trên quan điểm đó, thủ tướng chính phủ đã đưa ra định hướng, kế hoạch dài hạn sau đây:
- Nghiên cứu, xây dựng các chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội trong tình hình mới
- Huy động mọi nguồn lực và sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, mỗi người dân và cộng đồng vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS tới mọi đối tượng, kết hợp giữa tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước với tuyên truyền về tác hại, hậu quả của HIV/AIDS đối với sức khỏe con người, phát triển kinh tế xã hội
- Tổ chức triển khai các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế nhằm hạn chế đến mức tối đa sự lây truyền của HIV và giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe người bệnh AIDS
- Kết hợp chặt chẽ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các hoạt động phòng, chống ma túy, mại dâm
- Thực hiện cam kết và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS
1.2.3 Số liệu (tình hình bệnh tật) của chương trình ở cấp Quốc gia, cấp Thành phố
❖ Tình hình bệnh tật HIV tại Việt Nam
- Theo cục phòng chống HIV/AIDS, tính đến cuối năm 2022, cả nước có khoảng 242.000 người nhiễm HIV/AIDS (220.580 người được biết rõ tình trạng) và 112.572 người tử vong Ca mới tìm thấy: 11.000 ca - Tử vong mới: 1.460 ca
- Về công tác điều trị HIV/AIDS: tiếp tục được mở rộng và hiện có 499 cơ sở ĐT, trong đó 442 cơ sở đang điều trị thuốc ARV BHYT, điều trị cho gần 170.000 bệnh nhân nhiễm (7)
❖ Tình hình bệnh tật HIV tại TPHCM (8)
- Đến hết năm 2022, TP.HCM ước tính khoảng 51.000 - 55.000 người nhiễm HIV (48.508 người nhiễm HIV/AIDS đang được quản lý) Trong đó có 5870 người nhiễm HIV/AIDS mới (2400 người hộ khẩu tại TP.HCM)
- Số trường hợp tử vong năm 2022 tại TPHCM là 390 giảm so với năm 2021 là
1.3 Mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình cấp Quận
Căn cứ vào Kế hoạch số 284/KH-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2022 về Thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Ban Bí thư “Về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS tiến tới chấm dứt bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030” trên địa bàn Quận 10 giai đoạn 2022-2030 (2)
Căn cứ theo Kế hoạch thực hiện chương trình sức khỏe năm 2022 trên địa bàn Quận
1.3.1 Mục tiêu chung Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động trong công tác phòng chống HIV/AIDS để giảm số bệnh nhân mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, phấn đấu chấm dứt dịch bệnh AIDS trên địa bàn Quận 10 trước năm 2030
1.3.2 Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
Bảng 1: Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể trên địa bàn Quận 10 năm 2022
STT Mục tiêu, chỉ tiêu 2022
1 Tỷ lệ nhiễm mới HIV trong cộng đồng dân cư ≤ 0,03%
2 Tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV bỏ trị trong năm 3% đến 5%
3 Tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV tử vong trong năm 3% đến 5%
4 Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của họ ≥ 92%
5 Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm HIV đăng ký điều trị ARV ≥ 92%
Tỷ lệ bệnh nhân đang điều trị ARV có kết quả xét nghiệm tải lượng virus HIV đạt dưới ngưỡng ức chế (1 tháng, hoặc mệt mỏi và sốt kéo dài không rõ căn nguyên >1 tháng
• Viêm phổi do Pneumocysti jiroveci
• Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương
• Nhiễm virus Herpes simplex ở da và niêm mạc >1 tháng hoặc ở nội tạng
• Viêm não chất trắng đa ổ tiến triển
• Bệnh nấm candida thực quản, khí quản, phế quản hoặc phổi
• Nhiễm khuẩn huyết do Salmonella không phải thương hàn
• Bệnh lí não do HIV
• Hoạt động mức độ 4: Nằm liệt giường trên 50% số ngày trong tháng trước đó
Bảng 6: Phân loại giai đoạn miễn dịch của người lớn nhiễm HIV qua chỉ số CD4
Mức độ Số CD4/mm 3
Bình thường hoặc giảm không đáng kể > 500
1.6 Tổng quan các thuốc ARV và lợi ích của điều trị thuốc ARV
1.6.1 Tổng quan các thuốc ARV
Thuốc ARV (Antiretroviral Drug) là thuốc kháng vi rút được sử dụng trong điều trị HIV/AIDS ARV ức chế sự nhân lên của vi rút, duy trì nồng độ vi rút trong máu ở mức thấp nhất có thể Tại Việt Nam, việc điều trị thuốc ARV đối với bệnh nhân HIV/AIDS đã được chuẩn hóa trong Hướng dẫn Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS được ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn nêu rõ mục đích của điều trị ARV nhằm ức chế tối đa và lâu dài quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể, cũng như phục hồi hệ thống miễn dịch (14)
Ba nguyên tắc điều trị ARV đã được trình bày trong Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS bao gồm: điều trị ARV ngay khi người bệnh được chẩn đoán nhiễm HIV, phối hợp đúng cách ít nhất 3 loại thuốc ARV, đảm bảo tuân thủ điều trị hàng ngày, liên tục, suốt đời (14)
Từ năm 2013 về trước, thuốc ARV dùng cho chữa trị HIV tại Việt Nam được cung cấp bởi các nguồn tài trợ quốc tế là chủ yếu (trên 90%) Tuy nhiên, từ năm 2014, quỹ BHYT bắt đầu tham gia thanh toán tiền thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS tham gia
BHYT Chính thức từ tháng 3/2019, quỹ BHYT thanh toán cho các cơ sở điều trị chỉ định thuốc ARV điều trị HIV (20) Do đó việc điều trị ARV cần phải kiểm soát chặt chẽ để hạn chế tình trạng kháng thuốc dẫn đến phải sử dụng các phác đồ bậc cao với chi phí cao hơn đáng kể so với phác đồ bậc 1
Giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan tới HIV Việc chỉ định điều trị ARV sớm (từ CD4 dưới 200 lên dưới 350 tế bào/mm 3 ) cho thấy hiệu quả điều trị gia tăng Ngoài ra, đo tải lượng vi rút thường qui 12 tháng mang lại lợi ích đáng kể như giúp lượng giá mục tiêu thứ ba trong chiến lược 90-90-90; phát hiện sớm thất bại điều trị, thay đổi phác đồ kịp thời Qua đó nâng cao chất lượng điều trị và giúp giảm lan truyền kháng thuốc trong cộng đồng, định hướng cho nghiên cứu tìm nguyên nhân các trường hợp tải lượng vi rút dưới ngưỡng nhưng có thất bại miễn dịch (19)
Dự phòng lây truyền HIV từ người nhiễm sang người khác (bạn tình/bạn chích)
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Khi người bệnh điều trị ARV đạt tải lượng HIV < 200 bản sao/mL và tuân thủ điều trị sẽ không làm lây truyền HIV cho bạn tình qua đường tình dục (1) Các báo cáo chính thức của WHO cho rằng “một mức tải lượng vi rút HIV không phát hiện được có nghĩa là HIV không còn khả năng lây truyền qua đường tình dục” (24)
1.6.3 Một số tác dụng phụ của thuốc
Hầu hết các tác dụng phụ chỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, bao gồm: buồn nôn, mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ phát ban, mẩn ngứa ngoài da, rối loạn đường ruột, tiêu chảy… Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị HIV có thể gây ra các tác dụng phụ không rõ ràng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm Ví dụ như tăng cholesterol (yếu tố nguy cơ của bệnh tim) …
Những người có tình trạng sức khỏe khác hoặc đang dùng các loại thuốc khác có thể tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ của thuốc (24)
1.7 Khái niệm chất lượng cuộc sống
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chất lượng cuộc sống (CLCS) là nhận thức cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống, trong bối cảnh văn hóa và hệ thống giá trị mà họ đang sống, cũng như liên quan đến mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và mối quan tâm của họ (25)
CLCS bị ảnh hưởng bởi tình trạng thể chất, tâm lý, mức độ độc lập, mối quan hệ xã hội và mối quan hệ của họ với những đặc trưng của môi trường theo một cách thức phức tạp
2 Tình hình/ thực trạng về chủ đề nghiên cứu
2.1 Tình hình trên thế giới
2.1.1 Thực trạng nhiễm HIV trên thế giới
PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thiết kế: Nghiên cứu cắt ngang.
- Địa điểm: Khoa Tư vấn, điều trị nghiện chất và HIV/AIDS, Trung tâm Y tế Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV tại Khoa Tư vấn, điều trị nghiện chất và HIV/AIDS, Trung tâm Y tế Quận 10
Bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV tại khoa Tư vấn, điều trị nghiện chất và HIV/AIDS, Trung tâm Y tế Quận 10 tại thời điểm nghiên cứu
Chúng tôi chọn cỡ mẫu dựa trên công thức tính cỡ mẫu cho 1 nghiên cứu cắt ngang có biến số kết quả là 1 trung bình:
Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu
Z: trị số từ phân phối chuẩn α: xác suất sai lầm loại 1 σ: độ lệch chuẩn ước lượng trong dân số d: sai số cho phép
Dựa theo nghiên cứu “ Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV tại trung tâm y tế Thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương năm 2020” của tác giả Nguyễn Minh Trí(30), khảo sát trên 485 bệnh nhân sử dụng thang đo WHOQoL-HIV BREF, cho kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân nhiễm HIV điều trị ARV có điểm trung bình chất lượng cuộc sống chung là 13,8 ± 3,01
Như vậy, theo công thức trên ta tính được cỡ mẫu: n= 870,1
Vậy ta sẽ chọn cỡ mẫu là 871 người
Với tỉ lệ người không đồng thuận tham gia nghiên cứu ước đoán là 10% thì số đối tượng cần thiết cho nghiên cứu của chúng tôi là:
Vậy chúng tôi chọn mẫu là 968 bệnh nhân đang điều trị ARV tại khoa Tư vấn, điều trị nghiện chất và HIV/AIDS Trung tâm Y tế Quận 10, TPHCM
- Hiện tại khoa Tư vấn, điều trị nghiện chất và HIV/AIDS đang quản lý danh sách bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV tại Quận 10 TPHCM năm 2023 tuy nhiên để bảo mật an toàn thông tin bệnh nhân nên nhóm chúng tôi không được cung cấp khung mẫu chính xác Đó là lý do chúng tôi quyết định chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện
- Nhóm sẽ lựa chọn các bệnh nhân HIV/AIDS đến lấy thuốc ARV định kỳ tại Trung tâm Y tế Quận 10 Mời các bệnh nhân sau khi được cấp phát thuốc ARV sang phòng tư vấn và cho bệnh nhân tiến hành làm khảo sát bằng cách điền phiếu Khảo sát được thực hiện liên tục cho đến khi đủ số lượng 968 bệnh nhân
- Những bệnh nhân HIV/AIDS ≥ 18 tuổi đang điều trị ARV được quản lý tại khoa tư vấn và điều trị nghiện chất HIV/AIDS thuộc Trung tâm y tế Quận 10 ở TPHCM
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
- Không đủ sức khoẻ tham gia nghiên cứu (Bệnh nhân mắc bệnh tâm thần, chậm phát triển trí tuệ, lú lẫn)
- Không có khả năng đọc viết
3 Liệt kê và định nghĩa biến số
A Biến Chất lượng cuộc sống
Bảng 9: Biến số phụ thuộc
STT TÊN BIẾN SỐ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ
SỐ GIÁ TRỊ BIẾN SỐ
(D1) Đánh giá của BN về chất lượng cuộc sống của họ Định lượng rời
A2 Mức độ sức khỏe (D2) Đánh giá của BN về sự hài lòng với mức độ sức khỏe của họ
1 điểm: rất không hài lòng
Lĩnh vực sức khỏe thể chất
A3 Đau và khó chịu (D3) Đánh giá của BN về những đau đớn (khó chịu) ngăn cản họ làm những việc mà họ cần làm Định lượng rời
Lo lắng về suy giảm sức khỏe do nhiễm
HIV (D4) Đánh giá của BN về mức độ lo lắng của họ đối với những suy giảm về sức khỏe do nhiễm HIV
(D14) Đánh giá của BN về mức độ sức khỏe đủ để đáp ứng cho cuộc sống hàng ngày
STT TÊN BIẾN SỐ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ
A6 Giấc ngủ và sự nghỉ ngơi (D21) Đánh giá của BN đối với mức độ hài lòng về giấc ngủ
1 điểm: Rất không hài lòng
5 điểm: Rất hài lòng A7 Điểm trung bình về lĩnh vực sức khỏe thể chất
Người thực hiện nghiên cứu tính theo công thức sau: (D3+D4+D14+D21)/4x4 Định lượng liên tục 4 ≤ điểm trung bình ≤ 20
Lĩnh vực sức khỏe tinh thần
A8 Cảm giác vui thích và hưởng thụ (D6) Đánh giá của BN về mức độ vui vẻ trong cuộc sống Định lượng rời
A9 Sự tập trung suy nghĩ
(D11) Đánh giá của BN về khả năng tập trung khi làm việc trong các hoạt động hàng ngày
A10 Hài lòng về ngoại hình
(D15) Đánh giá của BN về sự hài lòng với hình dáng cơ thể của mình
STT TÊN BIẾN SỐ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ
A11 Hài lòng về bản thân
(D24) Đánh giá của BN về sự hài lòng đối với bản thân
1 điểm: Rất không hài lòng
A12 Các cảm xúc tiểu cực
(D31) Đánh giá của BN về mức độ thường xuyên có những cảm xúc tiêu cực, ví dụ như buồn bã, thất vọng, sợ hãi, khủng hoảng
5 điểm: Luôn luôn gặp A13 Điểm trung bình về lĩnh vực sức khỏe tinh thần
Người thực hiện nghiên cứu tính theo công thức sau:
(D6+D11+D15+D24+D31)/5x4 Định lượng liên tục 4 ≤ điểm trung bình ≤ 20
Lĩnh vực mức độ độc lập
A14 Hỗ trợ y tế về thuốc và điều trị (D5) Đánh giá của BN về mức độ cần đến hỗ trợ về y tế để giúp cho các hoạt động hàng ngày Định lượng rời
A15 Khả năng đi lại (D20) Đánh giá của BN về khả năng vận động hay đi lại của bản thân
A16 Hoạt động trong cuộc sống (D22) Đánh giá của BN về mức độ hài lòng đối với khả năng thực hiện các sinh hoạt hàng ngày 1 điểm: Rất không hài lòng
STT TÊN BIẾN SỐ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ
(D23) Đánh giá của BN về mức độ hài lòng về khả năng làm việc của bản thân
1 điểm: Rất không hài lòng
5 điểm: Rất hài lòng A18 Điểm trung bình về lĩnh vực mức độ độc lập
Người thực hiện nghiên cứu tính theo công thức sau:
(D5+D20+D22+D23)/4x4 Định lượng liên tục 4 ≤ điểm trung bình ≤ 20
Lĩnh vực mối quan hệ xã hội
A19 Các mối quan hệ cá nhân (D17) Đánh giá của BN về mức độ thông cảm của những người quen biết đối với hoàn cảnh bản thân họ Định lượng rời
(D25) Đánh giá của BN về mức độ hài lòng về các mối quan hệ cá nhân
1 điểm: Rất không hài lòng
(D26) Đánh giá của BN về mức độ hài lòng đối với đời sống tình dục
1 điểm: Rất không hài lòng
STT TÊN BIẾN SỐ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ
A22 Hỗ trợ xã hội (D27) Đánh giá của BN về mức độ hài lòng những hỗ trợ từ phía bạn bè
1 điểm: Rất không hài lòng
5 điểm: Rất hài lòng A23 Điểm trung bình về lĩnh vực mối quan hệ xã hội
Người thực hiện nghiên cứu tính theo công thức sau:
(D17+D25+D26+D27)/4x4 Định lượng liên tục 4 ≤ điểm trung bình ≤ 20
(D12) Đánh giá của BN về mức độ cảm thấy an toàn trong đời sống hàng ngày Định lượng rời
A25 Môi trường sống xung quanh (D13) Đánh giá của BN về mức độ an toàn của môi trường tự nhiên nơi họ sống
A26 Nguồn tài chính (D16) Đánh giá của BN về mức độ đủ tiền tiêu theo nhu cầu bản thân Định lượng rời
STT TÊN BIẾN SỐ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ
A27 Tiếp cận các nguồn thông tin (D18) Đánh giá của BN về mức độ dễ dàng tiếp cận các thông tin mà họ cần trong cuộc sống hàng ngày
A28 Tham gia hoạt động xã hội (D19) Đánh giá của BN về mức độ có được cơ hội tham gia các hoạt động giải trí
A29 Điều kiện tại nơi sinh sống (D28) Đánh giá của BN về mức độ hài lòng đối với những điều kiện nơi họ đang sinh sống
1 điểm: Rất không hài lòng
A30 Tiếp cận các dịch vụ sức khỏe (D29) Đánh giá của BN về mức độ hài lòng đối với khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế
1 điểm: Rất không hài lòng
(D30) Đánh giá của BN về mức độ hài lòng về các phương tiện đi lại của bản thân
1 điểm: Rất không hài lòng
STT TÊN BIẾN SỐ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ
A32 Điểm trung bình về lĩnh vực môi trường
Người thực hiện nghiên cứu tính theo công thức sau:
(D12+D13+D16+D18+D19+D28+D29+D30)/8x4 Định lượng liên tục 4 ≤ điểm trung bình ≤ 20
Lĩnh vực niềm tin cá nhân
A33 Niềm tin cá nhân (D7) Đánh giá của BN về ý nghĩa của cuộc sống đối với họ Định lượng rời
A34 Cảm thấy bị đô lỗi
(D8) Đánh giá của BN về mức độ phiền lòng khi những người xung quanh trách móc họ vì nhiễm HIV
A35 Sợ hãi về tương lai
(D9) Đánh giá của BN về nỗi lo sợ đối với tương lai
A36 Lo lắng về cái chết
(D10) Đánh giá của BN về nỗi lo lắng đối với cái chết
STT TÊN BIẾN SỐ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ
A37 Điểm trung bình về lĩnh vực niềm tin cá nhân
Người thực hiện nghiên cứu tính theo công thức sau:
(D7+D8+D9+D10)/4x4 Định lượng liên tục 4 ≤ điểm trung bình ≤ 20
Người thực hiện nghiên cứu tính theo công thức sau:
(D3+D4+D5+D6+D7+D8+D9+D10+D11+D12+D 13+D14+D15+D16+D17+D18+D19+D20+D21+D 22+D23+D24+D25+D26+D27+D28+D29+D30+D 31)/29 x 4 Định lượng liên tục 4 ≤ điểm trung bình ≤ 20
B Biến yếu tố nhân khẩu học
Bảng 10: Yếu tố đặc điểm nhân khẩu học
STT TÊN BIẾN SỐ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ PHÂN LOẠI BIẾN
SỐ GIÁ TRỊ BIẾN SỐ
B1 Giới tính Giới tính của BN tự khai báo Nhị giá 1 Nam
B2 Tuổi Tuổi của BN tính theo năm dương lịch: Hiệu năm nghiên cứu trừ đi năm sinh (Dựa trên câu trả lời của đối tượng) Định lượng rời 18,19,20,
B3 Tình trạng hôn nhân Tình trạng hôn nhân hiện tại do BN tự khai báo Định danh 1 Độc thân
3 Ly thân, ly hôn, góa B4 Tình trạng sống chungTình trạng sống chung hiện tại do BN tự khai báo Định danh
1 Sống chung với người thân
Trình độ học vấn cao nhất BN có cho tới thời điểm nghiên cứu, do BN tự khai báo
- ≤ Tiểu học: là những người có học vấn đã tốt nghiệp lớp 5 hoặc dưới lớp 5
-Trung học cơ sở (THCS): là những người có học vấn đã tốt nghiệp lớp 9
-Trung học phổ thông (THPT): là những người có học vấn đã tốt nghiệp lớp 12
- ≥ Đại học/cao đẳng/trung cấp: là những người có học vấn ở các trường trung học chuyên nghiệp hay trung cấp nghề hoặc học ở các trường cao đẳng, đại học hoặc có học vấn sau đại học Định tính thứ tự
2 Trung học cơ sở (THCS)
3 Trung học phổ thông(THPT)
4 ≥ Đại học/cao đẳng/trung cấp
STT TÊN BIẾN SỐ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ PHÂN LOẠI BIẾN
SỐ GIÁ TRỊ BIẾN SỐ
B6 Mức thu nhập trung bình
Số tiền mà BN kiếm được trong một tháng, qua tự khai báo Định tính thứ tự
B7 Tình trạng kinh tế Tình trạng kinh tế tự chủ hay phụ thuộc do BN tự khai báo Nhị Giá
2 Phụ thuộc (gia đình và trợ cấp xã hội)
C Biến yếu tố quá trình điều trị
Bảng 11: Yếu tố quá trình điều trị
STT TÊN BIẾN SỐ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ PHÂN LOẠI BIẾN
C1 Tuân thủ điều trị Đánh giá dựa trên đếm số thuốc còn lại, tự báo cáo của người bệnh, sổ tự ghi, báo cáo của người hỗ trợ điều trị, kết quả xét nghiệm tải lượng HIV (theo
“Hướng dẫn quản lý điều trị và chăm sóc HIV/AIDS năm 2021 của Bộ Y tế”):
- Có: khi BN uống thuốc đúng theo chỉ định, tái khám và xét nghiệm đúng hẹn
- Không: BN không đạt từ một yếu tố đã nêu (39)
C2 Số lượng tế bào CD4 hiện tại
Thu thập dựa vào kết quả xét nghiệm về đếm số lượng tế bào CD4 gần đây nhất trong hồ sơ bệnh án Định tính thứ tự
STT TÊN BIẾN SỐ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ PHÂN LOẠI BIẾN
C3 Bệnh kèm theo Bệnh lý BN mắc đồng thời với HIV ghi nhận từ hồ sơ bệnh án Định danh
D Biến yếu tố sử dụng chất kích thích
Bảng 12: Yếu tố sử dụng chất kích thích
STT TÊN BIẾN SỐ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ PHÂN LOẠI BIẾN
D1 Sử dụng chất gây nghiện
Trong 30 ngày, BN có sử dụng các chất tự khai báo:
-Có: đối tượng có sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, thuốc lắc, heroin, methadone
-Không: đối tượng không sử dụng bất cứ chất gây nghiện nào
- Có: vào thời điểm nghiên cứu, đối tượng có hút thuốc lá
- Không: vào thời điểm nghiên cứu, đối tượng không hút thuốc lá
-Có: đối tượng trong thời điểm nghiên cứu có sử dụng rượu, bia hoặc bất cứ thức uống có cồn nào
-Không: đối tượng không sử dụng rượu, bia hoặc bất cứ thức uống có cồn nào
E Biến yếu tố mối quan hệ gia đình – xã hội
Bảng 13: Yếu tố mối quan hệ gia đình - xã hội
STT TÊN BIẾN SỐ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ PHÂN LOẠI BIẾN
Cảm nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ từ nhân viên y tế
BN phản ánh cảm nhận sự hỗ trợ và giúp đỡ về khám chữa bệnh, bốc phát thuốc, tư vấn của nhân viên y tế tại cơ sở điều trị đối với đối tượng Định tính thứ tự
4 Không nhận được sự hỗ trợ nào
Cảm nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ từ gia đình, người thân
BN phản ánh cảm nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ về tinh thần, vật chất của gia đình, người thân đối với việc điều trị của đối tượng Định tính thứ tự
4 Không nhận được sự hỗ trợ nào
BÀI THU HOẠCH ĐỢT THỰC TẬP THỰC ĐỊA
Khoa Tư vấn – điều trị nghiện chất và HIV/AIDS (Từ ngày 13/11/2023 đến ngày 19/11/2023)
Trạm Y tế Phường 15 Quận 10 (Từ ngày 20/11/2023 đến ngày 08/12/2023)
Trải qua thời gian 4 tuần thực địa học phần Sức khỏe cộng đồng, tổ 8 lớp Y2019D chúng em đã được tiếp xúc, tìm hiểu và học hỏi các kiến thức, kĩ năng cơ bản để từ đó hiểu cách thức vận hành, chức năng, nhiệm vụ cũng như vai trò và tầm quan trọng của hệ thống y tế cơ sở cũng như các chương trình sức khỏe tại địa phương Để có thể thực hiện được những điều đó một cách có hiệu quả, đó là nhờ có sự quan tâm giúp đỡ, sự chỉ dạy nhiệt tình của chị Hoài Thương – Thạc sĩ, giảng viên đang công tác tại bộ môn
Tổ chức – Quản lý y tế, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch nói riêng và các Thầy cô, cán bộ công nhân viên, nhân viên y tế tại khoa Tư vấn - Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS, Trạm Y tế Phường 15 Quận 10 và Trung tâm Y tế Quận 10 nói chung Qua đó, nhóm chúng em đã từng bước hoàn thiện được các mục tiêu mà nhóm đề ra trong kì thực địa vừa qua, cụ thể như sau:
2.1 Mục tiêu thực tập tại Khoa Tư vấn, điều trị nghiện chất và HIV/AIDS
- Mô tả chương trình sức khỏe đang thực hiện tại Khoa Tư vấn – điều trị nghiện chất và HIV/AIDS của TTYT Quận 10
- Đưa ra lập luận xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên và phân tích được các nguyên nhân dẫn đến vấn đề sức khỏe đã chọn
- Xây dựng đề cương nghiên cứu dựa trên vấn đề sức khỏe đã chọn
2.2 Mục tiêu thực tập tại Trạm Y tế
- Trải nghiệm các hoạt động làm việc, khám chữa bệnh của nhân viên y tế tại tuyến y tế cơ sở
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân
- Thực hiện một chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe tại trạm y tế, hiểu được vai trò tầm quan trọng của hoạt động y tế dự phòng trong hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
- Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động khám chữa bệnh trong thực tiễn cộng đồng
3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập
- Trong thời gian thực tập, chúng em đã cố gắng học hỏi và nỗ lực hết mình để hoàn thành bài báo cáo và các mục tiêu được giao hàng ngày