1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ nhà máy điện rác sóc sơn tại huyện sóc sơn thành phố hà nội

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ nhà máy điện rác Sóc Sơn tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Tác giả Lê Trần Dương
Người hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Thị Thắm
Trường học Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 21,43 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA MÔI TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG DO KHÍ THẢI TỪ NHÀ MÁY ĐIỆN RÁC SÓC SƠN TẠI HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÊ TRẦN DƯƠNG

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG DO KHÍ THẢI TỪ NHÀ MÁY ĐIỆN RÁC SÓC SƠN TẠI

HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LÊ TRẦN DƯƠNG

HÀ NỘI, NĂM 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG DO KHÍ THẢI TỪ NHÀ MÁY ĐIỆN RÁC SÓC SƠN TẠI

HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Họ và tên: Lê Trần Dương Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS TRỊNH THỊ THẮM

HÀ NỘI, NĂM 2023

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN CAM ĐOAN

Tên tôi là: Lê Trần Dương

Mã sinh viên: 1911100762

Lớp: DH9QM1

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

Tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá rủi ro sức khỏecộng đồng do khí thải từ Nhà máy điện rác Sóc Sơn tại huyện Sóc Sơn, thành phố

Hà Nội

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướngdẫn của PGS.TS Trịnh Thị Thắm Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tàinày là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào Nếu phát hiện cóbất kỳ hình thức gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2023

PGS.TS.Trịnh Thị Thắm Lê Trần Dương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực của bảnthân, em đã vô cùng may mắn khi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến

và chỉ bảo nhiệt tình từ các thầy cô, gia đình và bạn bè

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS.Trịnh Thị Thắm - người

đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và theo sát em trong suốt quá trình làm khóa luận

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học Tài nguyên

và Môi trường Hà Nội nói chung, các thầy cô trong Khoa Môi trường nói riêng đãcung cấp cho em những kiến thức bổ ích về các môn đại cương cũng như các mônchuyên ngành, giúp em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ

em trong suốt quá trình học tập

Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như trình độ, kinh nghiệm còn hạnchế của một sinh viên, bài luận này không thể tránh được những thiếu sót Em rấtmong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có thể được bổsung, nâng cao kiến thức của mình, từ đó có thể thu được những điều bổ ích hơnnữa để phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Lê Trần Dương

Trang 5

MỤC LỤC

BẢN CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nội dung nghiên cứu 2

3.1 Khảo sát thực địa và thu thập, kế thừa số liệu thứ cấp 2

3.2 Đánh giá mức độ lan truyền bằng mô hình AERMOD 3

3.3 Đánh giá rủi ro sức khỏe do ảnh hưởng khí thải từ ông khói của nhà máy 3

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG 4

1.1 Tổng quan về mô hình AERMOD 4

1.1.1 Giới thiệu về mô hình AERMOD 4

1.1.2 Phương trình phân tán chủ đạo của AERMOD 6

1.1.3 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước 6

1.2 Tổng quan về nhà máy điện rác Sóc Sơn 8

1.2.1 Giới thiệu chung 8

1.2.2 Vị trí địa lý 8

1.2.3 Quy mô nhà máy và hệ thống xử lý khí thải 10

Trang 6

1.2.4 Điều kiện khí tượng 12

1.2.5 Điều kiện kinh tế - Xã hội 14

1.2.6 Công nghệ xử lý chất thải của Nhà máy Điện rác Sóc Sơn 18

1.3 Tổng quan về đánh giá rủi ro sức khỏe 22

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 26

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 26

2.2 Nội dung và quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệm 26

2.3 Phương pháp nghiên cứu 27

2.3.1 Phương pháp tổng quan tài liệu 27

2.3.2 Phương pháp điều tra thực địa 27

2.3.3 Phương pháp đánh giá lan truyền khí bằng mô hình AERMOD 28

2.3.4 Phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe 36

2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 38

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39

3.1 Kết quả mô hình lan truyền khí thải 39

3.1.1 Kết quả mô hình lan truyền khí thải theo kịch bản 1 39

3.1.2 Kết quả mô hình lan truyền khí thải theo kịch bản 2 48

3.1.3 Kết quả mô hình lan truyền khí thải theo kịch bản 3 57

3.2 Kết quả tính toán rủi ro sức khỏe 62

3.2.1 Nhận dạng mối nguy 63

3.2.2 Đánh giá phơi nhiễm 64

3.2.3 Đánh giá rủi ro 66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHỤ LỤC 72

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thống kê khí tượng và thủy văn trung bình các tháng của khu vực nghiêncứu 12Bảng 2.1 Thống kê vị trí các ống khói của Nhà máy Điện rác Sóc Sơn 32Bảng 2.2 Kết quả quan trắc theo đợt tại ống khói số 3 32Bảng 2.3 Số liệu quan trắc tự động của ngày 22/1/2023 tại nồng độ trung bình 1 giờtrong 24 giờ/ngày của các chỉ tiêu cao nhất trong ngày 33Bảng 2.4 Số liệu quan trắc tự động của ngày 22/1/2023 tại nồng độ trung bình 1 giờtrong 24 giờ/ngày của các chỉ tiêu thấp nhất trong ngày 33Bảng 2.5 Số liệu quan trắc tự động của ngày 22/1/2023 tại nồng độ trung bình 1 giờ/ngày của các chỉ tiêu thấp nhất trong ngày 34Bảng 2.6 Số liệu quan trắc tự động của ngày 22/1/2023 tại nồng độ trung bình 1 giờ/ngày của các chỉ tiêu cao nhất trong ngày 34Bảng 2.7 Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh 36Bảng 3.1 Bảng dữ liệu thông số đầu vào của tính toán rủi ro 63Bảng 3.2 CDI của một số chất trong không khí tại khoảng cách 1000m từ nguồnthải đến khu vực dân cư 65Bảng 3.3 Thương số rủi ro HQ của 4 chỉ tiêu tại khoảng cách 1000m khu vực dâncư 67

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vị trí Nhà máy Điện rác Sóc Sơn 10

Hình 2.1 Cơ sở dữ liệu đầu vào cho ống khói 30

Hình 3.1 Nồng độ CO quan trắc định kỳ tháng 7 40

Hình 3.2 Nồng độ CO từ ống khói đến khu vực dân cứ với khoảng cách 1000m 40

Hình 3.3 Kết quả mô hình lan truyền khí NOx theo thông số định kỳ tháng 7 41

Hình 3.4 Nồng độ NOx từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m .41

Hình 3.5 Kết quả mô hình lan truyền khí TSP theo thông số định kỳ tháng 7 42

Hình 3.6 Nồng độ từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m 42

Hình 3.7 Kết quả mô hình lan truyền khí SO2 theo thông số định kỳ tháng 7 43

Hình 3.8 Nồng độ từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m 43

Hình 3.9 Kết quả mô hình lan truyền khí NOx theo thông số định kỳ tháng 1 năm 2023 44

Hình 3.10 Nồng độ NOx từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m .44 Hình 3.11 Kết quả mô hình lan truyền khí CO theo thông số định kỳ tháng 1 năm 2023 45

Hình 3.12 Nồng độ CO từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m .45

Hình 3.13 Kết quả mô hình lan truyền khí SO2 theo thông số định kỳ tháng 1 năm 2023 46

Hình 3.14 Nồng độ SO2 từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m 46

Hình 3.15 Kết quả mô hình lan truyền khí TSP theo thông số định kỳ tháng 1 năm 2023 47

Hình 3.16 Nồng độ TSP từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m 47

Trang 9

Hình 3.17 Kết quả mô hình lan truyền khí NOx MAX theo thông số tự động tháng 1năm 2023 49Hình 3.18 Nồng độ NOx MAX từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách1000m 49Hình 3.19 Kết quả mô hình lan truyền khí TSP theo thông số tự động tháng 1 năm2023 50Hình 3.20 Nồng độ TSP MAX từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách1000m 50Hình 3.21 Kết quả mô hình lan truyền khí SO2 theo thông số tự động tháng 1 năm2023 51Hình 3.22 Nồng độ SO2 MAX từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách1000m 51Hình 3.23 Kết quả mô hình lan truyền khí CO theo thông số tự động tháng 1 năm2023 52Hình 3.24 Nồng độ CO MAX từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách1000m 52Hình 3.25 Kết quả mô hình lan truyền khí CO MIN theo thông số tự động tháng 1năm 2023 53Hình 3.26 Nồng độ CO MIN từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách1000m 53Hình 3.27 Kết quả mô hình lan truyền khí NOx theo thông số tự động tháng 1 năm2023 54Hình 3.28 Nồng độ NOx MIN từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách1000m 54Hình 3.29 Kết quả mô hình lan truyền khí SO2 MIN theo thông số tự động tháng 1năm 2023 55

Trang 10

Hình 3.30 Nồng độ SO2 MIN từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách

1000m 55

Hình 3.31 Kết quả mô hình lan truyền khí TSP theo thông số tự động tháng 1 năm 2023 56

Hình 3.32 Nồng độ TSP MIN từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m 56

Hình 3.33 Kết quả mô hình lan truyền khí CO theo kịch bản 3 58

Hình 3.34 Nồng độ CO từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m .58

Hình 3.35 Kết quả mô hình lan truyền khí NOx theo kịch bản 3 59

Biểu đồ 3.36 Nồng độ NOx từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m 59

Hình 3.37 Kết quả mô hình lan truyền khí SO2 theo kịch bản 3 60

Hình 3.38 Nồng độ SO2 từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m 60

Hình 3.39 Kết quả mô hình lan truyền khí TSP theo kịch bản 3 61

Hình 3.40 Nồng độ TSP từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m 61

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Tính đến ngày 23 tháng 3 năm 2023 dân số thế giới đã đạt mốc8.010.493.300 người Việt Nam là một nước được xếp hạng 14 trong số nước đôngdân Trong năm 2023 dân số nước ta dự tính tăng 745.096 và đặt móc 100.059.299vào đầu năm 2024 Song song với sự dân số gia tăng là nhu cầu của con người cũngngày một tăng cao vì vậy lượng chất thải cũng theo đó tăng lên

Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019, tổng lượng CTRSHphát sinh trên toàn quốc là khoảng 64.658 tấn/ngày Lượng CTRSH tại khu vực đôthị là 35.624 tấn/ngày và khu vực nông thôn 28.394 tấn/ngày Hà Nội là một tronghai đô thị đặc biệt Lượng CTRSH của thành phố lên khoảng 7.000 tấn/ngày[2].Trong đó tỷ lệ được thu gom, xử lý tại khu vực ngoại thành và khu vực nông thônchỉ khoảng 40-55% Dự báo với tốc độ phát triển như hiện nay, CTRSH của thànhphố Hà Nội sẽ tăng lên đến 11.300 tấn/ngày vào năm 2030 và 15.900 tấn/ngày vàonăm 2050 Khối lượng CTRSH trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng trung bình 15%,trong đó lượng rác thải từ các hộ gia đình, nhà hàng các chợ và kinh doanh là chủyếu Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế Lượng rác thải lớncủa Thành Phố Hà Nội và một vài tỉnh lân cận đều đổ về bãi rác Nam Sơn, bãi rácXuân Sơn khiến cho 2 bãi rác quá tải Lượng rác trung bình một ngày đưa vào bãirác Nam Sơn là khoảng 5.000 tấn, tương đương 1.825.000 tấn/năm

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày14/10/2016 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ đến năm 2030 Thủ đô Hà Nội đưa ra định hướng lựa chọn công nghệ xử lý ápdụng đối với chất thải rắn thông thường gồm các công nghệ: Công nghệ chế biếnphân vi sinh, công nghệ đốt thu hồi năng lượng, công nghệ tái chế, công nghệ hạnchế chôn lấp…

Dưới áp lực của lượng lớn rác đổ về bãi rác Nam Sơn khiến bãi rác luôntrong tình trạng quá tải cũng như tiến hành theo quyết định ban hành của Thủ tướngChính phủ nhằm giải quyết vấn đề tồn đọng Công ty cổ phần Năng lượng môitrường Thiên Ý Hà Nội đầu tư dự án xây dựng Nhà máy điện rác Sóc Sơn Đây là

Trang 13

một dự án góp phần thực hiện mục tiêu Chiến lược quốc gia và cũng phù hợ vớiQuy hoạt của thành phố Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ giảm thiểu ô nhiễmcũng như là đáp ứng được mong mỏi của người dân xung quanh khu vực lân cận.

Trong quá trình vận hành thử nghiệm ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 ổn địnhkhông có xảy ra vấn đề nào ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe đến conngười Trong quá trình xử lý rác phát sinh ra khí ô nhiễm và phát sinh ra bụi (trobay) được hệ thống công nghệ cao tiên tiến xử lý bụi và khí thải nhằm giảm thiểuảnh hưởng đến môi trường cũng như khu vực xung quanh Nhưng trong quá trìnhvận hành nhà máy luôn có những sự cố không tránh khỏi vì những rủi ro tiềm tàng

mà chưa phát hiện có thể ảnh hưởng dến khu vực xung quanh Việc đánh giá vàxem xét ảnh hưởng của nhà máy đến khu vực dân cư xung quanh là việc cần thiết

Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là “Đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ Nhà máy điện rác Sóc Sơn tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” nhằm nhận diện các mối nguy hại đến sức khỏe con người

trong quá trình vận hành nhàm máy, đánh giá rủi ro tiềm tàng từ phát thải khí, đánhgiá được mức độ lan truyền khí từ bãi chỗ lấp ảnh hưởng đến môi trường không khíxung quanh từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nhà máy được tốt hơn

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được hiện trạng phát thải khí từ nhà máy điện rác Sóc Sơn

- Đánh giá được rủi ro sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh do ô nhiễmkhông khí từ nhà máy điện rác Sóc Sơn

3 Nội dung nghiên cứu

3.1 Khảo sát thực địa và thu thập, kế thừa số liệu thứ cấp

- Khảo sát thực địa để thu thập các thông tin liên quan đến Nhà máy Điện rácSóc Sơn

- Khảo sát nghiên cứu hiện trạng phát thải khí của nhà máy điện rác Sóc Sơn + Thu thập số liệu thu gom và xử lý rác thải tại bãi rác

+ Thu thập số liệu và đo đạc khí thải NOx, SO2, CO2, CO tại nhà máy điện rácSóc Sơn

Trang 14

3.2 Đánh giá mức độ lan truyền bằng mô hình AERMOD

Sử dụng mô hình để đánh giá mức độ lan truyền của các khí thải ô nhiễm từcụm ống khói 1 của nhà máy qua các kịch bản xây dựng

3.3 Đánh giá rủi ro sức khỏe do ảnh hưởng khí thải từ ông khói của nhà máy

Tính toán rủi ro sức khỏe cộng đồng tại khu vực lân cận

Trang 15

CHƯƠNG I :1 TỔNG QUAN CHUNG 1.1 Tổng quan về mô hình AERMOD

1.1.1 Giới thiệu về mô hình AERMOD

Mô hình AERMOD được bắt đầu phát triển từ năm 1991 bởi Hiệp hội Khítượng thủy văn Hoa Kỳ/Ủy ban Cải tiến Mô hình Quy định Cơ quan Bảo vệ Môitrường (American Meteorological Society/Environmental Protection AgencyRegulatory Model Improvement Committee – AERMIC), một cơ quan của U.S.EPA (Cimorelli et al., 2004; M3E S.r.l, 2017; Tran, 2001).Mô hình AERMOD làđược xây dựng chủ yếu dựa trên một phiên bản cũ của mô hình ISCST2 phát triểnbởi U.S EPA (Tran, 2001)

Mô hình AERMOD là chữ viết tắt của cụm từ The ASM/EPA RegulatoryModel Mô hình AERMOD được phát triển dựa trên mô hình AERMIC bởi CơQuan Thí Tượng và Cục Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kì Một nhóm làm việc hợp táccủa các nhà khoa học từ AMS và EPA, AERMIC bước đầu đã được hình thànhtrong năm 1991 Sau đó AERMIC phát triển thành AERMOD Và được chính thức

sử dụng vào ngày 9/12/2005

Mô hình AERMOD là một hệ thống tích hợp bao gồm ba phần:

- Mô hình phân tán (AERMIC) là trạng thái ổn định thiết kế cho tầm ngắn(lên đến 50 km) phân tán của các chất gây ô nhiễm không khí phát thải từ các nguồncông nghiệp

- Công cụ khí tượng (AERMET): xử lý các số liệu khí tượng bề mặt trên cáctầng khác nhau Sau đó nó sẽ tính toán thông số đặc trưng của khí quyển cần thiếtcủa mô hình phân tán, chẳng hạn như không khí hỗn loạn, tầm cao, vận tốc ma sát,

và thông lượng nhiệt bề mặt

- Công cụ địa hình (AERMAP) có mục đích chính là thể hiện mối quan hệvật lý giữa các tính năng địa hình và hoạt động của các chất ô nhiễm không khí.Công cụ này tạo ra các dữ liệu và chiều cao cho từng vị trí đồng thời cung cấp thôngtin cho phép các mô hình phân tán để mô phỏng tác động của không khí AERMOD

là một mô hình trạng thái ổn định ở chỗ mô hình giả định rằng nồng độ ở tất cả cáckhoảng cách trong một giờ được mô hình hóa AERMOD có thể áp dụng cho các

Trang 16

vùng nông thôn, thành thị, địa hình bằng phẳng hay phức tạp và các loại nguồn thảinhư điểm, đường, diện tích Kết quả mô phỏng dưới dạng hình ảnh không gian 2chiều, 3 chiều, giúp người dùng dể dàng nhận thấy những tác động của khí thải lêncác khu vực cần đánh giá

AERMOD được áp dụng cho các vùng nông thôn, thành thị, bằng phẳng,phức tạp và các loại nguồn thải như nguồn điểm, nguồn đường, nguồn diện tích Kếtquả mô phỏng dưới dạng hình ảnh không gian 2 chiều, 3 chiều, giúp người dùng dểdàng nhận thấy những tác động của khí thải lên nơi khảo sát (Akula Venkatram,2008)

*Sơ đồ cấu trúc mô hình AERMOD:

Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc…

Trang 17

AERMOD cho ra kết quả mô phỏng sự khuếch tán chất ô nhiễm không khíphù hợp với thực tế do có nhiều tính năng như:

- Xử lý được sự không đồng nhất theo chiều dọc của lớp biên

- Xử lý được sự phát thải tại bềmặt đất

- Xử lý được các nguồn diện không đều

- Mô hình hoá vệt chất ô nhiễm ba chiều cho lớp biên đối lưu

- Hạn chế được sự trộn lẫn theo chiều dọc trong lớp biên ổn định

Do đó trong tất cả các tình huống, tổng nồng độ khí thải tại một điểm bị giớihạn bởi các tính toán nồng độ từ các trường hợp này Ở địa hình bằng phẳng, haitrạng thái là tương đương nhau Bằng cách kết hợp khái niệm về độ cao hợp lý phânchia, ở địa hình cao, tổng nồng độ của AERMOD được tính bằng tổng có trọng sốcủa các nồng độ liên quan đến hai trường hợp giới hạn này Bộ tiền xử lý dữ liệu địahình AERMOD (AERMAP) sử dụng dữ liệu địa hình đã được lưới hoá để tính toán

độ cao đại diện ảnh hưởng bởi địa hình (hc) cho từng điểm tiếp nhận mà tại vị trí đóAERMOD sẽ tính toán các giá trị Hc cụ thể của điểm tiếp nhận Thông qua cáchtiếp cận này, AERMOD xử lý việc tính toán các tác động ô nhiễm ở cả địa hìnhbằng phẳng và địa hình cao trong cùng một mô hình toán, do đó loại bỏ sự cần thiếtphải phân biệt giữa các công thức cho địa hình đơn giản và phức tạp (theo yêu cầucủa các mô hình quy định trước đây)

1.1.3 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước

a) Trong nước

Hiện nay tại Việt Nam các nghiên cứu sử dụng mô hình AERNMOD đãđược ứng tại một số các nghiên cứu sử dụng đánh giá môi trường không khí Tuynhiên, các nghiên cứu cũng chưa được phổ biến rộng rãi Tác giả Bùi Tá Long và cs

Trang 18

đã sử dụng mô hình AERMOD đê tính toán mô phỏng ô nhiễm không khí từ cácnhóm ống khói công nghiệp, và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố địa hình tới

sự lan truyền ô nhiễm không khí tại nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Thanh Hóa Vì hoạtđộng sản xuất của công ty xi măng Bỉm Sơn thải ra môi trường nhiều chất gây ônhiễm không khí Tại thời điểm đó chưa có hệ thống quan trắc tự động và cách quản

lý vẫn dựa trên các báo cáo kết quả kiểm soát môi trường xung quanh công ty, chưa

có một nghiên cứu nào được đưa ra để đánh giá phạm vi và mức độ ô nhiễm do cácnguồn thải này gây ra vì địa hình đồi núi phức tạp xung quanh nhà máy Kết luậncủa đề tài là giúp các nhà quản đánh giá và dự báo chất lượng không khí cho Công

ty Xi măng Bỉm Sơn bằng ứng dụng mô hình AERMOD

Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh “Ứng dụng mô hình AERMOD mô phỏngđánh giá ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất của nhà máy gang thép Formosa

Hà Tĩnh đến môi trường” được viết tại năm 2015 Luận văn được tác giả tập trungnghiên cứu về vấn đề: Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại khuvực, thu thập số liệu cơ sở và dữ liệu nguồn thải của nhà máy Thu thập các thôngtin về các khu vực nhạy cảm quanh khu vực dự án Trên cơ sở kết quả chạy mô hìnhAERMOD, đã thực hiện dự báo và xây dựng bản đồ phân bố ô nhiễm NO2, SO2,TSP theo kịch bản để đánh giá trường hợp xấu nhất

b) Ngoài nước

Mô hình AERMOD được phát triển dựa trên mô hình AERMIC bởi cơ quankhí tượng và cục bảo vệ môi trường Hoa Kì Kết quản mô hình được mô phỏngdưới không gian 2 chiều hoặc 3 chiều, được người dung dễ dàng nhận thấy tác độngkhí thải ở nơi khảo sát Được ứng dụng khá rộng trên thế giới:

Tác giả Farzana Danish viết “Application of GIS in visualization andassessment of ambient air quality for SO2 in Lima Ohio” tại năm 2013, Dùngphương pháp chính là chạy ứng dụng mô hình AERMOD đánh giá và dự báo chấtlượng không khí của thành phố Lima và hiển thị phân bố không gian bằng ứng dụngArcGIS Kết quả cho thấy là chất lượng không khí ở thành phố Lima mà AERMODhiện thị trên phân bố không gian bằng ArcGIS là kém

Trang 19

Năm 2012, nhóm Ttác giả Vishwa H.Shukla và Varandan viết “PerformanceStudy of AERMOD under Indian Condition” tại năm 2014 Nghiên cứu chính tậptrung vào đánh giá hiệu suất mô hình AERMOD đối với nhiều địa hình khác nhau.Kết quả cho thấy mức độ phù hợp của mô hình AERMOD với mọi địa hình phứctạp.

Nhữnưng nghiên cứu trong và ngoài nước này đã được cho thấy sự thànhcông và tiện ích của mô hình AERMOD trong lĩnh vực môi trường, nhất là cácnghiên cứu ở trong môi trường không khí.về sự lan truyền và khuếch tán của cácchất ô nhiễm trong môi trường không khí

1.2 Tổng quan về nhà máy điện rác Sóc Sơn

1.2.1 Giới thiệu chung

Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 14/10/2016 phêduyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm

2030 bao gồm Thủ đô Hà Nội Nhằm đáp ứng được giải pháp và hướng đến một xã

hội xanh sạch đẹp Dự án đầu tư xây dựng “Nhà máy điện rác Sóc Sơn” tại khu

Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội của Công ty Cổ phần Nănglượng môi trường Thiên Ý đầu tư và xây dựng nhà máy điện rác Việc xây dựng nhàmáy điện rác có mục đích giải quyết triệt để ô nhiễm môi trường cũng như hướngđến phát triển bền vững

Dự án được thực hiện theo Quyết định chủ trương đầu tư số UBND ngày 28/12/2017 do UBND Thành phố Hà Nội cấp cho liên doanh và cácNhà đầu tư và được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 7698780162 ngày 29tháng 12 năm 2017 Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Sóc Sơn,Công ty Perfect Wave Holdings Limited và Công ty Europe Tianying BVBA Hiệnnay các nhà đầu tư đã thành lập Công ty Cổ phần Năng lượng môi trường Thiên Ý

8986/QĐ-để chuẩn bị triển khai dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn Chủ tịch Công ty Cổ phầnNăng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội là ông Herman Maurits Maria Sioen (quốctịch Bỉ) là người phát minh ra công nghệ đốt rác phát điện sự dụng cho dự án vàcông nghệ đã được Văn phòng quốc tế của Tổ chức Trí tuệ thế giới cấp bằng sang

Trang 20

chế số ban hành Quốc tế WO 2008/00047 A1 ngày 03/01/2008 ĐỒng thời côngnghệ này đã được thầm định tại Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

1.2.2 Vị trí địa lý

Khu vực được quy hoạch cho Dự án của Công ty Cổ Phần năng lượng môitrường Thiên Ý Hà Nội nằm ở phía Nam và Đông Nam khu liên hợp xử lý chất thảiNam Sơn thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Diện tích đã được cấp cho dự án

là khoảng 173.936 m, đáp ứng đủ cho việc xây dựng nhà máy điện rác công suất xử

lý rác 4.000 tấn/ngày đêm

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp khu liên hợp xử lý chất thải căn Nam Sơn

- Phía Tây Nam giáp đồi, núi Chùa Tiên

- Phía Đông, Đông Nam giáp với đất của khu liên hợp chất thải rắn Nam Sơn

giai đoạn 2

Vị trí thực hiện dự án nằm cách xa khu dân cư và các công trình xây dựng, cókhoảng cách an toàn về môi trường đối với các khu vực này >500m, đảm báoQCXDVN 01:2008/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng(Theo QCXDVN 01:2008/BXD đối với nhà máy máy xử lý chất thải rắn (đốt có xử

lý khi thải, sản xuất phân hữu cơ): khoảng cách AVMT nhỏ nhất giữa nhà máy xử

lý chất thải rắn đến chân các công trình xây dựng khác là 2500m)

Trong phạm vi khu đất thực hiện dự án được UBND thành phố Hà Nội bàngiao đất, không có bất kì một hộ dân nào sinh sống trong khu đất dự án Đối vớimột số hộ dân ở phía Bắc và Tây Bắc của Khu liên hợp (nằm trong khoảng cáchATVMT của dự án), ngày 17/1, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn ĐứcChung đã ký ban hành Quyết định số 386/QĐ-UBND giao nhiệm vụ cho UBNDhuyện Sóc Sơn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chuẩn bị mặtbằng thực hiện Dự án di dân ra ngoài vùng ảnh hưởng môi trường của Khu Liênhợp xử lý chất thải Sóc Sơn (vùng bán kính 500m từ hàng rào Khu liên hợp xử lýchất thải Sóc Sơn), huyện Sóc Sơn

Trang 21

Hình 1.1 Vị trí Nhà máy Điện rác Sóc Sơn 1.2.3 Quy mô nhà máy và hệ thống xử lý khí thải

Nhà máy Điện rác Sóc Sơn được chia thành 2 khu vực: Khu vực nhà máychính và khu vực phụ trợ

1.3.3.1 Nhà máy chính

Khu vực nhà máy chính là khu vực có các chức năng như sau:

- Khu vực bể chứa rác, khu vực bể chứa rác ở Phía Tây của nhà máy chính.Phía trên bể rác sẽ bố trí các cẩu trục có gầu ngoạm để bốc rác đưa lên phễu cấp cho

lò đốt rác Mỗi lò đốt sẽ được bố trí một cẩu trục riêng để thuận tiện cho vậnhành.Tại sàn đổ rác bố trí một khu vực để phục vụ cho sửa chữa và bảo dưỡng cáccẩu trục Đáy bể bố trí rãnh thu nước rỉ rác và bể chứa trước khi dẫn ra khu xử lýnước thải tập trung

- Khu vực lò đốt được bố trí ngay cạnh bể rác để nhận rác từ bể Lò đốt làdạng đứng được bố trí trên các kết cấu bằng thép Các lò đốt của nhà máy sẽ được

bố trí song song nhau và đảm bảo khoảng cách để bố trí các thiết bị phụ như cácquạt gió, các bồn bể…Các lò hơi tận dụng nhiệt bố trí kết hợp với lò đốt để tận dụngnhiệt sinh hơi Các lò hơi có kết cấu dạng các dàn ống sẽ được bố trí dọc theođường khói thoát của lò đốt

Trang 22

- Nhà máy thiết kế hai cụm ống khói cao 80m (bố trí ở phía Đông và nằmgần ngay cạnh nhà máy chính) Số ống khói của hai cụm ống khói là 6 ống khói(trong đó có 05 ống khói thoát khí thải và 01 ống khói dự phòng trường hợp khi có

sự cố)

- Khu vực phát điện được bố trí các tua bin hơi và máy phát điện gần với lòhơi để giảm chiều dài đường ống dẫn hơi Mỗi tổ máy sẽ trang bị một tuabin máyphát riêng, các tua bin máy phát của các tổ máy sẽ được bố trí song song trong nhàtua bin nằm ở phía Đông của nhà máy chính

- Khu vực hành chính được bố trí các công trình phục vụ cho cán bộ côngnhân viên vận hành nhà máy như phòng làm việc, nhà nghỉ ca, nhà để xe đạp, xemáy và xe ô tô…Khu vực hành chính được bố trí ở cạnh cổng vào chính ở phíaNam của nhà máy

- Khu vực sản xuất gạch xỉ

Xưởng sản xuất gạch được bố trí trong khu đất ở phía Bắc của nhà máy Khuvực này có nhiệm vụ nhằm chứa các nguyên liệu thô sơ và nơi chứa xỉ để sản xuấtgạch đồng thời cũng là khu vực lưu trữ thành phẩm sau khi hoàn thành

Ngoài ra nhà máy chính còn khu vực phụ nhằm để bố trí các thiết bị phụ đểphục vụ sản suất như hệ thống xử lý nước khử khoáng để cung cấp cho lò hơi,phòng thí nghiệm phân tích mẫu nước và điều khiển xử lý nước, phòng đặt các máynén khí phục vụ sản xuất và khu vực xử lý tro bay của các lò đốt.[1]

dỡ xả rửa; nước thải từ phòng thí nghiệm

- Khu vực lưu chứa chất thải nguy hại nhằm đáp ứng được như cầu của Nhàmáy Chất thải nguy hại được đưa về khu vực lưu chứa tạm thời tại Nhà máy

- Khu vực thu nước mưa

- Khu vực nhà điều khiển trạm cân

Trang 23

1.2.4 Điều kiện khí tượng

Địa điểm xây dựng Nhà máy Điện rác nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới giómùa có đông lạnh Trừ thời gian ngắn khô hanh, khí hậu nói chung ẩm ướt, mưanhiều chịu ảnh hưởng của gió bão

Khu vực có chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội, được chia làm 2 mùa rõrệt:

- Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, hướng gió chủ đạo làgió Đông Nam Nhiệt độ cao nhất trong mùa hè lên tới 42oC Mùa nóng đồng thờicũng là mùa mưa, mùa mưa bão tập trung từ tháng 7 đến tháng 9

- Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Hướng gió chủ đạo làhướng Đông Bắc

Bão thường xuất hiện nhiều trong tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, cấp gió từ 8-10 đôi khi lên đến cấp 12

Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát táncác chất ô nhiễm trong khí quyển Nhiệt độ không khí càng cao, tốc độ các phảnứng hóa học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ Sựbiến thiên giá trị nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình phát tán bụi và khí thải đến quátrình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động

Bảng 1.1 Thống kê khí tượng và thủy văn trung bình các tháng của khu vực

nghiên cứu

Tháng Nhiệt độ ( o C) Giờ nắng (h) Lượng mưa

(mm)

Độ ẩm (%)

Tốc độ gió (m/s)

Trang 24

Nguồn: [4]

a) Nhiệt độ không khí và độ ẩm

Sóc Sơn có khí hậu chung với khí hậu Hà Nội mang sắc thái khí hậu nhiệtđới gió mùa ẩm Nằm về phía Bắc của vành đai nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếpnhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao Lượng bức xạ tổngcộng trung bình hàng năm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm3 và nhiệt độ không khí trungbình hàng năm là 25,30C Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, độ ẩm tương đốitrung bình hàng năm là 77,7%, lượng mưa trung bình hàng năm là 1212,6mm vàtrung bình có 67 ngày mưa trong 1 năm

Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của haimùa nóng, lạnh Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, kèm theo mưa nhiều,nhiệt độ trung bình là 30,40C Mùa đông từ tháng 11 tới tháng 3 với nhiệt độ trungbình là 20,440C Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng10) cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông

b) Số giờ nắng

Chế độ liên quan trực tiếp tới chế độ bức xạ và tình trạng mây che phủ Vàotháng 1 và 2, số giờ nắng ít nhất trong năm, đây cũng là thời gian có tổng lượng bức

xạ thấp, trời u ám, nhiều mây Tháng có số giờ nắng cao nhất thường rơi vào tháng

5 đến tháng 8, tổng số giờ nắng có thể lên đến 120 – 205 giờ Số giờ nắng trungbình hàng năm của Hà Nội được thể hiện ở bảng sau

c) Chế độ mưa

Chế độ mưa ảnh hưởng đến chất lượng không khí Khi mưa rơi cuốn theo bụi

và các chất ô nhiễm có trong khí quyển cũng như các chất ô nhiễm trên mặt đất, nơi

mà nước mưa sau khi rơi chảy qua Chất lượng nước mưa tùy thuộc vào chất lượngkhí quyển và môi trường khu vực

Lượng mưa của cả năm 2021 là 1952,22mm, lượng mưa lớn nhất trong năm

là 368,9 mm là vào tháng IX, tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng XII có lượngmưa là 0,7 mm.Mưa lớn trên khu vực chủ yếu là do ảnh hưởng của bão, áp thấpnhiệt đới, dải hội tụ

d) Độ ẩm không khí

Trang 25

Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đếncác quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, đến quá trìnhtrao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động Độ ẩm không khí biến đổi theomùa là chủ yếu và biến đổi theo lượng mưa, ngược lại với sự biến đổi nhiệt độ trungbình Độ ẩm trung bình năm 2021 gần đây là 75%.

Khi có bão đổ bộ tốc độ gió đạt gần 40 m/s

1.2.5 Điều kiện kinh tế - Xã hội

1.2.5.1 Kinh tế

Với diện tích đất tự nhiên 306,5 km2, bao gồm đất đồi, rừng, bán sơn địa,vùng đất giữa và vùng ven sông, tiếp giáp ba tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, TháiNguyên; có cụm Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, huyện Sóc Sơn mang trongmình nhiều lợi thế mà không phải địa phương nào cũng có Trong đó xã Nam Sơn là

xã nông nghiệp với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn:

- Trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng 870ha(Lúa 669 ha, đu đủ 45 ha, chuốitiêu hồng 18 ha, rau màu 128 ha.) với năng suất lúa đạt 4,86 tấn/ha giảm 0,28% sovới năm trước

- Chăn nuôi: còn nhiều khó khăn, giá không ổn định, xuống quá thấp gây

thua lỗ lớn cho người chăn nuôi Công tác tiêm phòng đại trà gia súc, gia cầmđược quan tâm

- Về lâm nghiệp: năm 2017 xảy ra 09 vụ cháy rừng (thuộc Ban quản lý đặc

dụng rừng Hà Nội quản lý) làm thiệt hại khoảng 69,83 ha, giảm 12 vụ so vớicùng kỳ năm trước

Trang 26

Trong những năm gần đây, kinh tế của xã Nam Sơn, Sóc Sơn có nhữngchuyển biến rõ rệt, tỉ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập bình quân tăng, bình quân 3,3triệu/người/tháng Thu nhập chủ yếu của người dân dựa vào phát triển nông nghiệp,lâm nghiệp trong đó phát triển giống gà đồi Sóc Sơn đem lại thu nhập tương đối ổnđịnh cho một bộ phận người dân Tuy nhiên đây cũng là xã còn nhiều hộ nghèo củahuyện Sóc Sơn, đồng thời cũng là 1 trong 3 xã nằm trong vùng ảnh hưởng môitrường của bãi rác Nam Sơn.

1.3.5.2 Điều kiện về văn hóa - xã hội

Dân số

Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, quy mô dân sốhuyện Sóc Sơn khoảng 512.300 người, trong đó: Đô thị vệ tinh Sóc Sơn khoảng247.000 người, thị trấn Nỉ khoảng 19.300 người, khu vực nông thôn khoảng246.000 người

Theo số liệu điều tra dân số giữa kỳ năm 2016 trên 25 xã và một thị trấn củahuyện Sóc Sơn đã xác định dân số của huyện có khoảng hơn 330 nghìn người

Trong đó, Xã Nam Sơn có diện tích đất tự nhiên 2935,00 ha, diện tích đấtnông nghiệp là 1.986,38 ha, dân số xã là 12.100 người

- Công tác dân số: Thực hiện tốt chương trình quốc gia về dân số,

KHHGĐ Duy trì tốt công tác sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh Tổng số

trẻ sinh ra 189 trẻ, trong đó con thứ 3+ trở lên 27 trẻ Tỷ suất sinh 19,49 %, giảm

0.45%o so với năm 2016, tỷ lệ sinh con thứ 3+ là 14.29% tăng 4,82 % so với năm

2016 Số trẻ em sinh ra được khám sàng lọc: 179 trẻ đạt 94.7% tăng 19.7% so với

kế hoạch giao Tỷ số giới tính khi sinh: 136/ trẻ nam/100 trẻ nữ Phối hợp vớiTrung tâm Dân số - KHHGĐ, viện nhi Trung Ương, trường Mầm non tổ chứckhám sàng lọc khiếm thính cho 500 trẻ

Xã hội

Sóc Sơn vẫn là một trong số 10 huyện nghèo của thành phố Tỷ lệ hộ nghèocủa huyện theo chuẩn mới khá cao, số hộ nghèo chiếm 5,4% và hộ cận nghèo là1,6% Một trong những hạn chế khiến Sóc Sơn chưa phát triển là do khó khăn về hạ

Trang 27

tầng, thiếu kết nối ngay trong chính nội bộ của huyện Vấn đề ô nhiễm môi trườngtại Khu liên hợp xử lý rác thải Nam Sơn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

2050, Sóc Sơn là một trong năm đô thị vệ tinh của Thủ đô với định hướng phát triển

là đô thị dịch vụ và đô thị sinh thái gắn với Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, cáckhu công nghiệp; phát triển không gian, cảnh quan xanh khu vực Núi Sóc và cácsông, hồ hiện có Thành phố vệ tinh Sóc Sơn sẽ đáp ứng yêu cầu giãn dân, giảm tảicho khu vực trung tâm, hình thành các trung tâm dịch vụ gắn với công nghiệp sạch

và các đầu mối giao thông quan trọng

Trong thời gian tới, huyện triển khai xử lý tốt công tác môi trường tại Khuliên hợp xử lý rác thải Nam Sơn, bảo đảm môi trường sống và sức khỏe nhân dân

Văn hóa, thông tin

Địa danh khu di tích Sóc Sơn hay còn gọi là đền Sóc Sơn là một địa danh vănhóa nổi tiếng Lễ hội đền Sóc (hội Gióng), diễn ra trong 3 ngày (từ mùng 6 đếnmùng 8 tháng Giêng âm lịch) để tưởng nhớ Thánh Gióng, vị anh hùng đánh thắnggiặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước

Học Viện Phật giáo Việt Nam (xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội) là một trongnhững trường đại học đặc biệt nhất nước ta Học viện có vị trí “ sơn thủy hữu tình”,khuân viên rộng tới 11ha, ngôi trường là một quần thể các kiến trúc được xây dựnghài hòa với thiên nhiên bao gồm: Bảo tàng Phật học, chùa Non Nước, giảng đườngchính và kí túc xá Nơi đây, ngoài sự thanh tĩnh, điềm đạm vốn có của chốn cửaPhật, còn có cả cuộc sống lạc quan, đoàn kết và tràn ngập tiếng cười vui của nhữngsinh viên đang theo học để thành những vị sư thầy ưu tú

Trong đó, trên địa bàn xã Nam Sơn có khu di tích Đền Rõm thuộc thônThanh Hà, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội Đền Rõm được coi là ngôi đền thờMẫu Thượng và thờ quan quân nhà Mạc Cách Đền Rõm khoảng gần 2 km là ĐềnQuan Quận thờ 18 vị Quan Quận Có thể coi nơi đây là quần thể di tích tâm linh thờnhà Mạc trong cuộc dời đô

Trang 28

Bên cạnh đó, với lợi thế cảnh quan thiên nhiên, đồi rừng, mặt nước xungquanh khu đất lập quy hoạch, nhằm tạo môi trường du lịch hòa hợp với thiên nhiên

và hấp dẫn du khách đến nghỉ dưỡng, tham quan

- Công tác giáo dục: Các nhà trường hoàn thành công tác tuyển sinh năm học

mới và tổ chức khai giảng năm học 2017 – 2018 UBND xã phối hợp với 03 nhàtrường tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

- Công Tác y tế : Thực hiện tốt công tác phòng bệnh và khám chữa bệnh

cho nhân dân, trong năm đã tổng số lượt khám chữa bệnh được 11163 lượt

người, tăng 3820 lượt người Công tác tiêm chủng được thực hiện hàng tháng,các trường hợp sau tiêm không xảy ra phản ưng thuốc Tổ chức khám sức khỏetoàn dân, lập hồ sơ điện tử khám sức khỏe toàn dân được 9763 người Tỷ lệ trẻ

em suy dinh dưỡng cân nặng 13%

- Kết quả bình xét gia đình văn hóa, làng văn hóa năm 2017 cho thấy số hộđăng ký danh hiệu gia đình văn hóa năm 2017 là 2236/2354 đạt 95% số hộ đạt giađình văn hóa đạt 2236/2466 đạt 90,7%, thôn Thanh Hà đạt danh hiệu làng văn hóa,nâng tỷ lệ thôn đạt làng văn hóa 4 thôn

Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn Huyện Sóc Sơn đã được cải tạo, nâng cấp,

mở rộng và xây dựng mới 22 tuyến đường với tổng chiều dài 83 km Đã hoàn thànhtuyến đường 1,2 nối QL3 đi khu du lịch Đền Sóc, đường 131 – Đồng Quan, Đường

16, quốc lộ 2, một số tuyến tỉnh lộ, đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, đườngcao tốc Nội Bài – Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái (quốc lộ18) đi qua Ở đây có sân bay quốc tế Nội Bài nằm ở phía tây quốc lộ 3 và đang triểnkhai nhiều dự án giao thông quan trọng nối các khu du lịch, cụm công nghiệp vớiđường Huyện, đường giao thông quốc gia và hệ thống ngoài hàng rào khu côngnghiệp Nội Bài, hạ tầng ngoài hàng rào cụm công nghiệp CN2… Tạo điều kiệnthuận lợi để ngành thương mại – dịch vụ phát triển theo

Trong khu vực dự án, trên địa bàn xã Nam Sơn, hệ thống giao thông tươngđối phát triển, trong đó có tuyến QL3, QL 35, CT07 là đường giao thông chính quantrọng kết nối địa bàn xã với các khu vực khác

Trang 29

1.2.6 Công nghệ xử lý chất thải của Nhà máy Điện rác Sóc Sơn

Công nghệ đốt rác phát điện được sử dụng nhằm xử lý rác thải rắn vô hại,biến rác thải thành nguồn tài nguyên năng lượng có lợi cho sự phát triển bền vữngcủa thành phố cũng như có lợi trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường đất, nước.Phù hợp với quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ mà thủtướng chính phủ ban hành Công nghệ đốt rác phát điện có sự khác biệt sõ rệt tùytheo từng khu vực trên thế giới

Công nghệ đốt rác phát điện của châu Âu, Mỹ, Nhật: Công nghệ này phù hợpvới rác đã được phân loại và có độ ẩm thấp Các nước có hệ thống thu gom và phânloại ngay đầu nguồn thải Nhưng khi được áp dụng vào Việt Nam còn chưa đượcthực tiễn vì nước ta chưa có ban hành các quy định và luật tương quan Rác thải tạiđầu nguồn còn chưa được phân loại tại đầu nguồn gây khó khăn và cản trở cho côngnghệ này

Công nghệ đốt rác của các nước đang phát triển: Công nghệ được áp dụngvới việc xử lý rác thải chưa phân loại tại đầu nguồn và có độ ẩm cao do văn hóa, tậpquán sinh hoạt của các nước đang phát triển có điểm tương đồng với Việt Nam nênnước ta áp dụng công nghệ này Công nghệ đốt rác ghi Waterleau được sản suất vàchế tạo theo công nghệ của Tập đoàn Waterleau, vương quốc Bỉ Công nghệ này đãđược Waterleau chuyển giao cho Tập đoàn Tianying nghiên cứu cải tiến và sản xuấtchế tạo các lò đốt và thu được nhiều thành tựu trên phạm vi toàn thế giới

1.3.6.1 Ưu điểm của công nghệ

Lò đốt Waterleau có cấu trúc mô-đun ba giai đoạn (cho rác với thành phầnphức tạp, độ ẩm cao, nhiệt trị thấp): 56 Cấu trúc ghi loại đẩy ngang ba giai đoạn,mỗi đoạn ghi là có một cơ cấu điều khiển riêng biệt, khoảng hở thẳng đứng đượctạo giữa các đoạn của lò, thiết kế xem xét đầy đủ hoạt động đảo và khuấy rác, kếtcấu ba đoạn ghi của lò mang lại hiệu quả trộn rúc tốt, trạng thái làm việc của ghi đạtmức độ chuyển động qua lại tịnh tiến đồng đều, lượng rác dịch chuyển sao cho ổnđịnh đốt một cách hiệu quản Đồng thời, tại các thời điểm khác nhau trong các điềukiện đổi, thay đổi thời gian hoạt động của ghi đối với các chất thải rắn khác nhau để

Trang 30

kiểm soát quá trình đốt cháy Chuyển động ngang cũng giúp hệ thống thủy lực vậnhành đơn giản và thời gian bảo dưỡng thuận tiện.[1]

 Khử NOx hiệu quả

Thông qua việc thiết kế cấu trúc lò đốt, việc sử dụng bức xạ nhiệt để làm khôchất thải rắn, khu vực sấy khô của khí khử và khi đốt chính được trộn hiệu quả, cóthể tối đa hóa khả năng loại bỏ NOx và các chất khử khác từ nguồn Với việc trang

bị hệ thống khử NOx kiểu SNCR (Phương pháp khử chọn lọc không xúc tác) bêntrong lò sự kết hợp hai biện pháp sẽ đảm bảo nồng độ phát thải khí NOx được kiểmsoát không vượt quá 200mg/Nh [1]

 Kiểm soát quá trình tổng hợp dioxin

Theo đặc điểm của các thành phần chất thải, hình dạng lò đốt và thiết kế hệthống kiểm soát quá trình đốt sẽ đảm bảo rằng thời gian lưu của khí thải ở nhiệt độtrên 850°C là hơn 2 giây và dioxin có thể được kiểm soát có hiệu quả tại nguồn.Trong thiết kế bề mặt đốt của lò hơi, khí thải ở nhiệt độ cao được hấp thu nhiệt khi

đi qua các khu vực làm mát nhanh để giảm thiểu khả năng tái tổng hợp dioxin ởnhiệt độ thấp Sự kết hợp hai biện pháp đảm bảo hàm lượng dioxin của đầu ra của

bộ hâm nước thấp hơn 2 ng-TEQ/Nm, và quá trình xử lý khí thải tiếp theo đảm bảonồng độ dioxin ra khỏi ông khỏi được kiểm soát theo QCVN 61:2016/BTNMT [1]

1.3.6.2 Quy trình đốt rác thải của Nhà máy Điện rác Sóc Sơn

Rác thải cấp cho Nhà máy là lượng rác thải phát sinh được thu gom trên địabàn thành phố Hà Nội Tổng lượng rác tiêu thụ cho một lò đốt khoảng 800tấn/ngày.Rác được vận chuyển đến bể chứa rác của Nhà máy bằng ôtô Phần vậnchuyển rác đến bể chứa rác của Nhà máy do cơ quan chủ quản vệ sinh môi trườngchịu trách nhiệm thực hiện

Trang 31

Sơ đồ quy trình xử lý của nhà máy Điện rác Sóc Sơn

Hệ thống xử lý khí thải:

Khi thái sinh ra bởi quá trình đốt rác thải chủ yếu bao gồm: các chất gây ônhiễm, khi axit, chẳng hạn như NOx, SOx, HCI, HF v.v, các kim loại nặng như Hg

Pb Cd và các chất ô nhiễm là hợp chất hữu cơ, chủ yếu là dioxin, furan và mùi hôi

Để ngăn chặn sự xuất hiện của tỉnh trạng ô nhiễm thứ cấp, cần xử lý khí thải Phươngpháp xử lý khói thải của Nhà máy Điện rác Sóc Sơn áp dụng kết hợp các quá trình

"hấp phụ băng phun than hoạt tính - khử axit kiểu bản khô + lọc bụi kiểu túi"

1) Hệ thống khử NOx

Một bộ thiết bị khử nitơ SNCR (khử chọn lọc không xúc tác) được thiết kế đểkhử NOx trước khi thải ra ngoài đảm bảo phát thải NOx đáp ứng tiêu chuẩn môitrường Phương pháp SNCR: phun chất khử khí thải (dung dịch NH3), ở khu vựcnhiệt độ cao (>950OC) Phản ứng hóa học được diễn ra như sau:

Lò đốt chất thải

Quy trình công nghệ Nguyên liệu

đầu vào/hạng

mục

Chất thải và biện pháp xử lý

 

Chất thải sinh hoạtCân trọng lượng

  Bế chứa rác

 Trộn đều, xé nhỏ

Khu tiếp

nhận rác

Tro xỉSản xuất gạch

Không khí

Lò đốt ghi Waterleau

Hệ thống

phát điện

Khí thải

Lưới điệnTurbinMáy phát điện

Trang 32

4NO + 4NH3 + O2 → 4N2 + 6H2OHiệu suất khử NOx của công nghệ SNCR đạt khoảng 30÷50%.

2) Hệ thống khử axit

Các loại khí axit trong khí đốt rác thải bao gồm hydro clorua (HCl), halidehalogene (clo, flo, brom, iot, vv), oxit lưu huỳnh (SO2), oxit nitơ (NOx), oxit cacbon(COx)… Để xử lý các khí thải loại này, Nhà máy sử dụng vôi bột Ca(OH)2 Khóithải sẽ vào tháp khử axit từ đỉnh Khi qua cánh điều hướng trên đỉnh vào của tháp,khói bắt đầu chuyển động rối trong thân tháp Vòi phun được lắp đặt trên đỉnh tháp

để phun sữa vôi thành sương, diện tích tiếp xúc của sữa vôi sẽ được cải thiện vàgiúp các hạt sương sữa vôi dễ dàng đi vào dòng khói Do đó diện tích tiếp xúc vàthời gian giữa các phần tử axit trong khói và phân tử Ca(OH)2 sẽ tăng và đảm bảohiệu suất hấp thụ axit Các phản ứng chính là:

2SO2+2Ca(OH)2 + O2 = 2CaSO4+2H2O2HCl+ Ca(OH)2 = CaCl2+2H2O2HF + Ca(OH)2 = CaF2+ 2H2OĐồng thời hệ thống làm mát sẽ phun nước vào tháp trung hòa bốc hơi ở nhiệt

độ cao, làm giảm nhiệt độ của khí thải, làm cho phản ứng dữ dội hơn và cải thiệnhiệu quả làm sạch khí thải Sản phẩm sau quá trình hấp thụ axit sẽ trở thành các hạtbụi Đầu ra của khói ở hông dưới tháp, phía trên phễu thu ở đáy tháp Phễu thu sẽđược gia nhiệt bằng thiết bị gia nhiệt bằng điện Khi khói đi ra khỏi tháp, vì dòngkhói bị chuyển hướng đột ngột và do lực ly tâm nên đa số các hạt bụi rơi vào trongphễu thu Quá trình khử khí axit loại bán khô, tỷ lệ loại bỏ các khí tạo axit lần lượt

là 90%

Ngoài ra kim loại nặng cũng bị giữ lại 1 phần ở bộ phận khử axit, phần cònlại tiếp tục được xử lý ở bộ phận than hoạt tính và lọc bụi túi vải

3) Xử lý kim loại nặng và Dioxin bằng than hoạt tính

Sau khi ra khỏi tháp phản ứng, khí thải đã tách được phần lớn các axit nhưngvẫn còn chứa nhiều bụi, kim loại nặng Tiếp theo, than hoạt tính (được chứa vào cácsilo) được phun vào đường ống dẫn khí nhằm hấp phụ các kim loại nặng hoặcdioxin (nếu có) phát sinh trong quá trình đốt Than hoạt tính được phun vào đường

Trang 33

ống đầu ra khói của tháp phản ứng khử axit, thông qua đường ống venture sẽ đượctrộn đều với khói, trong quá trình khói thổi sang hướng xuống vào bộ túi lọc, thanhoạt tính sẽ hấp phụ kim loại nặng (như Hg) và Dioxin trong khói Lượng than hoạttính đã hấp phụ chất bẩn sẽ bị túi trong bộ túi lọc giữ lại, được tách ra khỏi khói, vìthế cũng tách được kim loại nặng và dioxin từ trong khói, lượng than hoạt tính trongtúi chứa chất hút chất bẩn sẽ hình thành tấm lọc tiếp tục quá trình hấp phụ lượngkim loại nặng và Dioxin chưa hút hết, đảm bảo khói thải ra đạt tiêu chuẩn Do trobay đã bị thu giữ tại bộ lọc bụi túi nên hầu hết kim loại nặng cũng bị giữ lại tại đây 4) Thiết bị lọc bụi túi vải

Thiết bị lọc bụi túi thu hồi các hạt bụi khi dòng khói đi qua các túi lọc làmbằng vật liệu đặc biệt (thông thường là sợi thuỷ tinh dệt) Thiết bị lọc bụi túi có cấutạo bao gồm một kết cấu nhiều ngăn, trong đó mỗi ngăn có hàng ngàn túi dài hìnhtrụ dựng đứng có đường kính nhỏ Trên thành túi có các lỗ nhỏ, sao cho khi dòngkhói đi qua các hạt bụi bị giữ lại trong túi tạo thành các mảng bụi

Khi giáng áp qua lọc bụi đạt giá trị đặt hoặc sau một khoảng thời gian địnhtrước, các mảng bụi sẽ được thổi bong ra khỏi thành túi lọc bằng xung khí, bụi rơi

ra được thu gom tại phễu tro của bộ khử bụi và được tháo đi bởi hệ thống thải trobay

Đây là thiết bị được áp dụng hiệu quả khi có yêu cầu hiệu suất khử bụi lớnhơn 99,9% với mật độ hạt bụi trong khói ở đầu ra thiết bị nhỏ hơn 30mg/m3N

Hệ thống lọc túi vải PTFE (Polytetrafluoroethylene) có chất lượng cao,chống axit, kiềm, thủy phân cao, chịu được nhiệt độ cao nhất là 260oC Vật liệu lọc

sử dụng cho thiết bị lọc túi của Dự án này sử dụng màng PTFE 100% và được nhậpkhẩu (Gore – Mỹ), vật liệu có thể lọc bụi đến kích thước hạt 0,1 µm.[1]

1.3 Tổng quan về đánh giá rủi ro sức khỏe

a) Khái niệm về đánh giá rủi ro

- Rủi ro là xác suất của một tác động bất lợi lên con người và môi trường dotiếp xúc với mối nguy hại Rủi ro thường biểu diễn xác suất xảy ra tác động có hạikhi hậu quả của sự thiệt hại tính toán được [6]

- Đánh giá rủi ro và đánh giá rủi ro sức khỏe:

Trang 34

+ Đánh giá rủi ro là tiến trình thông qua đó, các kết quả của phân tích rủi rođược sử dụng cho việc quyết định hoặc thông qua xếp hạng tương đối các rủi rohoặc thông qua so sánh rủi ro với các mục tiêu để có các chiến lược/giải pháp quản

lý để giảm thiểu rủi ro [7]

+ Đánh giá rủi ro sức khỏe là đánh giá các mối nguy hại tiềm tàng ảnh hưởngđến sức khỏe khi con người phơi nhiễm với các chất độc hại [7]

b) Vai trò và ý nghĩa của đánh giá rủi ro sức khỏe

Đánh giá rủi ro sức khỏe là một phần không thể thiếu trong công tác quản lýmôi trường nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng dân cư Việc thực hiện đánh giárủi ro sức khỏe nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà quản lý rủi ro, cụ thể làcác nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý để đưa ra các quyết định tốt nhất

có thể thực hiện [8] Đánh giá rủi ro tập hợp, tổ chức thông tin và cho phép:

- Rủi ro tại một thời điểm bao gồm rủi ro cơ bản và những thay đổi bản thânrủi ro đó theo thời gian được ước tính và xác định sự cần thiết của hành động

- Đánh giá về những điểm mới và khác biệt của các dạng rủi ro

- Xác định và so sánh các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến bản chất và mứcảnh hưởng lớn của rủi ro

- Các vấn đề cần ưu tiên theo các mức độ rủi ro

- So sánh các tác động của các tác nhân khác nhau trong môi trường đến sứckhỏe con người, từ đó ước tính hiệu quả - chi phí [8]

c) Quy trình đánh giá rủi ro sức khỏe

Trang 35

Quy trình đánh giá rủi ro sức khỏe được thực hiện theo 5 bước chính [7].

Bước 1: Nhận diện mối nguy hại

Quá trình nhận diện mối nguy hại dựa trên các thông tin, tài liệu thu thập liênquan đến đối tượng đánh giá rủi ro sức khỏe Dựa trên đặc tính nguy hại của mối

1 Nhận diện mối nguy hại:

Thu thập dữ liệu và định lượng:

- Tập hợp và phân tích dữ liệu theo từng vấn đề

- Xác định sự ô nhiễm tiềm tàng dựa trên:

+ Đặc tính độc hại+ Số lượng hiện diện tại nơi xem xét+ Đường dẫn và các con đường phơi nhiễm+ Các chỉ thị hóa học

2 Đánh giá phơi nhiễm:

- Phân tích các tuyến phát thải

- Nhận dạng và mô tả đặc điểm người

nhận có khả năng

- Xác định sự di chuyển và các con

đường phơi nhiễm

- Đánh giá mức độ phơi nhiễm sau này

cho các tuyến phơi nhiễm đáng chú ý

- Tính toán liều lượng ô nhiễm cho tất cả

các đường dẫn

3 Đánh giá độc tính:

- Nhận diện tất cả các định tính và định lượng độc chất sơ lược qua các chỉ thị hóa học

- Định lượng nguy hại của sự phơi nhiễm

- Nhận diện các nguồn không chắc chắn

- Định lượng mức độc hại qua các bằng chứng rõ ràng

- Xác định giá trị độc tính rõ ràng với các chỉ thị hóa học

4 Đặc tính rủi ro:

Đánh giá khả năng gây nguy hại sức khỏe con người dựa trên:

- Rủi ro ung thư

- Rủi ro không gây ung thư

5 Mô tả rủi ro:

- Định lượng không chắc chắn

- Tổng kết các thông tin rủi ro

Trang 36

nguy, con đường tiếp xúc và phơi nhiễm độc chất để đánh giá những ảnh hưởng đếnsức khỏe của con người và sinh vật.

Bước 2: Đánh giá phơi nhiễm

Phân tích các tuyến phát thải của độc chất theo các con đường phơi nhiễm qua

da, ăn uống, đường hô hấp

Phân tích hàm lượng/nồng độ các chất trong môi trường qua các tuyến phơinhiễm Tham khảo các giá trị tham số rủi ro (RfD) từ tổ chức US-EPA, các nghiêncứu điển hình khác về đánh giá rủi ro sức khỏe

Bước 3: Đánh giá độc tính

Sau khi tính toán giá trị liều lượng phơi nhiễm, đánh giá cách thức và ngưỡnggây độc cho sức khỏe từ tiếp xúc, thâm nhập, chuyển hóa và thải bỏ; các triệuchứng nhiễm độc cấp tính, mãn tính đối với từng độc chất

Bước 4: Mô tả đặc tính rủi ro

Đánh giá khả năng gây nguy hại sức khỏe con người dựa trên:

- Rủi ro gây ung thư: tính hệ số rủi ro (RQ)

- Rủi ro không gây ung thư: tính thương số rủi ro (HQ)

Sau khi tính toán sẽ so sánh với 1, từ đó đánh giá rủi ro thấp hoặc rủi ro cao

Bước 5: Quản lý rủi ro

Đưa ra các biện pháp phù hợp để giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong tương lai

Trang 37

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Phát thải khí Khí thải từ của Nhà máy Điện rác Sóc Sơn và sự khuếch tán khí

- Nhà máy điện rác Sóc Sơn và khu vực dân cư xung quanh (khoảng cách….)

- Một số thông số trong khí thải: CO, NOx, SO2, TSP

- Về không gian: Tính toán lan truyền khí thải từ nhà máy điện rác với bánkính 15km tính từ ống khói

Thời gian nghiên cứu: Ngày 15 tháng 3 năm 2023 đến Ngày 28 tháng 06 năm2023

2.2 Nội dung và quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệm

Đề tài nghiên cứu của khóa luận được thực hiện với 03 nội dung dưới sự hỗ

trợ của cô PGS.TS Trịnh Thị Thắm

Bước 1: Tổng quan tài liệu, kế thừa dữ liệu

- Thu thập thông tin về nhà máy Điện rác Sóc Sơn;

- Tài liệu liên quan đến đánh giá rủi ro sức khỏe và tài liệu liên quan đến môhình lan truyền AEMOD

- Kế thừa số liệu về kết quả phân tích khí thải ống khói

- Thu thập dữ liệu đầu vào cho mô hình AEMOD

Bước 2: Điều tra thực địa, thu thập và kế thừa dữ liệu

- Khảo sát Nhà máy Điện rác Sóc Sơn để thu thập tìm hiểu về quy trình vậnhành, công suất hoạt động và đặc điểm nguồn thải

- Kế thừa số liệu về kết quả phân tích khí thải ống khói và số liệu từ trạm quantrắc khí thải online của nhà máy

Trang 38

- Kế thừa kết quả quan trắc tự động liên tục khí thải tại ống khói nhà máy

(PM, P, HCL, CO, NOx, SO2, CO2, O, ) (CO, NOx, SO2 và TSP)

- Kế thừa kết quả quan trắc định kỳ (2 giai đoạn thử nghiệm vận hành)

Bước 3: Đánh giá lan truyền của các khí thải

Sử dụng mô hình AERMOD để tính toán mức độ lan truyền và nồng độ

của một số khí thải ở khoảng cách khác nhau tính từ ống khói nhà máy đến cáckhu dân cư trong bán kinh 1000m.phạm vi 15 km theo hai kịch bản khác nhau

Bước 4: Xử lý số liệu và tính toán rủi ro

- Trích xuất nồng độ các khí nghiên cứu theo kịch bản 2 (khi có sự phát thảikhí đồng thời của 3 ống khói) tại vị trí khu dân cư (cách ống khói nhà máy từ 1,0

km – 1,5 km theo các hướng )

- Xử lý số liệu, vẽ biểu đồ và đánh giá;

- Tính toán liều lượng phơi nhiễm các thông số trong khí thải từ ống khói củaNhà máy Điện rác Sóc Sơn

- Đánh giá mức độ rủi ro

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp tổng quan tài liệu

- Thu thập các tài liệu tổng quan về Nhà máy Điện rác Sóc Sơn bao gồm các hạng mục công trình, công suất nhà máy, công nghệ xử lý bụi, khí thải,…;

- Thu thập thông tin về điều kiện - tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Huyện Sóc Sơn

- Thu thập tài liệu về mô hình AEMOD

- Thu thập tài liệu về đánh giá rủi ro sức khỏe do khí thải

- Thu thập tài liệu liên quan đến ảnh hưởng của khí thải đến sức khỏe con người

2.3.2 Phương pháp điều tra thực địa và kế thừa số liệu

Khảo sát Nhà máy Điện rác Sóc Sơn để thu thập tìm hiểu về quy trình vậnhành, công suất hoạt động và đặc điểm nguồn thải

Kế thừa kết quả quan trắc định kỳ và kết quả quan trắc tự động liên tục khíthải tại ống khói nhà máy :

Trang 39

- Kết quả quan trắc định kỳ:

Kết quả phân tích giai đoạn 1 gồm: Kết quả 7 ngày liên tiếp từ ngày 12tháng 10 năm 2022 đến ngày 18 tháng 10 2022 Kết quả 5 đợt trong giai đoạn điềuchỉnh hiệu xuất đợt 1 vào ngày (28/07/2022), đợt 2 vào ngày (16/08/2022), đợt 3vào ngày (27/08/2022), đợt 4 vào ngày (12/09/202), đợt 5 vào ngày (27/09/2022)

Kết quả phân tích giai đoạn 2 gồm: Kết quả 3 đợt: đợt 1 vào ngày(03/01/2023), đợt 2 vào ngày (18/01/2023), đợt 3 vào ngày (02/02/2023)

- Kết quả quan trắc tự động: ngày 28 tháng 7 năm 2022 và 03 tháng 1 năm 2023

2.3.3 Phương pháp đánh giá lan truyền khí bằng mô hình AERMOD

Môi trường không khí, các chất ô nhiễm bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khítượng như hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, độ che phủ của mây Bên cạnh

đó yếu tố địa hình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, tích lũy, lantruyền các chất ô nhiễm Nên việc chọn mô hình để đánh giá mức độ lan truyền làmột khâu quan trọng Chọn mô hình để phù hợp với đặc điểm địa hình và khí tượng

để đánh giá được lan truyền một cách tốt nhất

Mô hình AERMOD đã được sử dụng rộng rãi, không chỉ bởi các nhà nghiêncứu mà còn cho các cơ quan chính phủ, các công ty công nghiệp, người dân… Dữliệu đặc trưng khí thải đầu vào thiết yếu cho mô hình là tỷ lệ phát thải khí thải vàcác điều kiện khác như vị trí, chiều cao, khối lượng khí đốt và nhiệt độ, tốc độ dòngkhí, và các yếu tố khí tượng tại mỗi giờ trong khoảng thời gian trung bình Do môhình AERMOD được áp dụng để đánh giá cho các vùng nông thôn, thành thị với địahình bằng phẳng hay phức tạp đều đưa ra kết quả cho các nhà quản lý cho thấy đánhgiá nguồn thải, nhóm nguồn thải có gây ra ô nhiễm môi trường không khí xungquanh hay không

Để đánh giá lan truyền khí thải từ nguồn điểm sử dụng mô hình AERMOD,các bước thực hiện bao gồm:

Bước 1: Nhập dữ liệu đầu vào

Thông số và dữ liệu đầu vào của mô hình AERMOD để tính toán lan truyềnkhí thải từ nguồn điểm gồm: dữ liệu khí tượng, dữ liệu ống khói và khí thải và dữliệu địa hình

Trang 40

Bước 2: Lựa chọn kịch bản để chạy mô hình

Dữ liệu đầu vào cho mô hình AERMOD bao gồm:

Tập tin khí tượng (*.pfl) và (*.sfc)

Định dạng mặc định của tập tin (*.sfc) bao gồm các số liệu sau:

Ngày đăng: 06/07/2024, 09:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc….. - đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ nhà máy điện rác sóc sơn tại huyện sóc sơn thành phố hà nội
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc… (Trang 16)
Hình 1.1. Vị trí Nhà máy Điện rác Sóc Sơn 1.2.3 Quy mô nhà máy và hệ thống xử lý khí thải - đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ nhà máy điện rác sóc sơn tại huyện sóc sơn thành phố hà nội
Hình 1.1. Vị trí Nhà máy Điện rác Sóc Sơn 1.2.3 Quy mô nhà máy và hệ thống xử lý khí thải (Trang 21)
Bảng 1.1. Thống kê khí tượng và thủy văn trung bình các tháng của khu vực nghiên cứu - đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ nhà máy điện rác sóc sơn tại huyện sóc sơn thành phố hà nội
Bảng 1.1. Thống kê khí tượng và thủy văn trung bình các tháng của khu vực nghiên cứu (Trang 23)
Sơ đồ quy trình xử lý của nhà máy Điện rác Sóc Sơn Hệ thống xử lý khí thải: - đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ nhà máy điện rác sóc sơn tại huyện sóc sơn thành phố hà nội
Sơ đồ quy trình xử lý của nhà máy Điện rác Sóc Sơn Hệ thống xử lý khí thải: (Trang 31)
Hình 2.1. Cơ sở dữ liệu đầu vào cho ống khói. - đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ nhà máy điện rác sóc sơn tại huyện sóc sơn thành phố hà nội
Hình 2.1. Cơ sở dữ liệu đầu vào cho ống khói (Trang 42)
Hình 2.2. Bản đồ địa hình độ cao xung quanh khu vực nghiên cứu dữ liệu đầu vào mô hình AERMOD. - đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ nhà máy điện rác sóc sơn tại huyện sóc sơn thành phố hà nội
Hình 2.2. Bản đồ địa hình độ cao xung quanh khu vực nghiên cứu dữ liệu đầu vào mô hình AERMOD (Trang 44)
Bảng 2.1 Thống kê vị trí các ống khói của Nhà máy Điện rác Sóc Sơn - đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ nhà máy điện rác sóc sơn tại huyện sóc sơn thành phố hà nội
Bảng 2.1 Thống kê vị trí các ống khói của Nhà máy Điện rác Sóc Sơn (Trang 45)
Hình 3.1. Nồng độ CO quan trắc định kỳ tháng 7 - đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ nhà máy điện rác sóc sơn tại huyện sóc sơn thành phố hà nội
Hình 3.1. Nồng độ CO quan trắc định kỳ tháng 7 (Trang 53)
Hình 3.3 Kết quả mô hình lan truyền khí NOx theo thông số định kỳ tháng 7 Hình 3.4 Nồng độ NOx từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m - đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ nhà máy điện rác sóc sơn tại huyện sóc sơn thành phố hà nội
Hình 3.3 Kết quả mô hình lan truyền khí NOx theo thông số định kỳ tháng 7 Hình 3.4 Nồng độ NOx từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m (Trang 54)
Hình 3.9 Kết quả mô hình lan truyền khí NOx theo thông số định kỳ tháng 1 năm 2023 - đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ nhà máy điện rác sóc sơn tại huyện sóc sơn thành phố hà nội
Hình 3.9 Kết quả mô hình lan truyền khí NOx theo thông số định kỳ tháng 1 năm 2023 (Trang 57)
Hình 3.11 Kết quả mô hình lan truyền khí CO theo thông số định kỳ tháng 1 năm 2023 - đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ nhà máy điện rác sóc sơn tại huyện sóc sơn thành phố hà nội
Hình 3.11 Kết quả mô hình lan truyền khí CO theo thông số định kỳ tháng 1 năm 2023 (Trang 58)
Hình 3.12 Nồng độ CO từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m - đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ nhà máy điện rác sóc sơn tại huyện sóc sơn thành phố hà nội
Hình 3.12 Nồng độ CO từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m (Trang 58)
Hình 3.17 Kết quả mô hình lan truyền khí NOx lớn nhất theo thông số tự động tháng 1 - đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ nhà máy điện rác sóc sơn tại huyện sóc sơn thành phố hà nội
Hình 3.17 Kết quả mô hình lan truyền khí NOx lớn nhất theo thông số tự động tháng 1 (Trang 61)
Hình 3.19 Kết quả mô hình lan truyền khí TSP theo thông số tự động tháng 1 năm 2023 Hình  3.20 Nồng độ TSP MAX từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách - đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ nhà máy điện rác sóc sơn tại huyện sóc sơn thành phố hà nội
Hình 3.19 Kết quả mô hình lan truyền khí TSP theo thông số tự động tháng 1 năm 2023 Hình 3.20 Nồng độ TSP MAX từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách (Trang 62)
Hình 3.23 Kết quả mô hình lan truyền khí CO theo thông số tự động tháng 1 năm 2023 Hình 3.24 Nồng độ CO MAX từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m - đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do khí thải từ nhà máy điện rác sóc sơn tại huyện sóc sơn thành phố hà nội
Hình 3.23 Kết quả mô hình lan truyền khí CO theo thông số tự động tháng 1 năm 2023 Hình 3.24 Nồng độ CO MAX từ ống khói đến khu vực đông dân cư khoảng cách 1000m (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w