1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ sở thực tập trung tâm y tế huyện lăk

53 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Cơ Sở Thực Tập Trung Tâm Y Tế Huyện Lăk
Tác giả Phạm Vũ Long
Người hướng dẫn Nguyễn Lê Thanh Tùng
Trường học Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Thiết Bị Y Tế Miền Nam
Chuyên ngành Kỹ Thuật Thiết Bị Y Tế
Thể loại Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 7,97 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I. NỘI DUNG CHÍNH (0)
    • 1. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM (9)
    • 2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM (10)
    • 3. MÁY ĐIỆN TIM ECG-1250K (11)
      • 3.1 Giới thiệu chung (11)
      • 3.2 Nguyên lí hoạt động (11)
      • 3.3 Tổng quan bên ngoài (12)
      • 3.4 Thông số kĩ thuật (14)
      • 3.5 Quy trình sử dụng (15)
      • 3.6 Một số lỗi thường gặp (16)
      • 3.7 Bảo trì bảo dưỡng (16)
    • 4. MÁY MONITOR NIHON KOHDEN – PVM 2701 (17)
      • 4.1 Giới thiệu chung (17)
      • 4.2 Nguyên lí hoạt động (17)
      • 4.3 Tổng quan bên ngoài (18)
      • 4.4 Thông số kỹ thuật (20)
      • 4.5 Quy trình sử dụng (21)
      • 4.6 Một số lỗi thường gặp (22)
      • 4.7 Bảo trì bảo dưỡng (22)
    • 5. MÁY SIÊU ÂM HITACHI - ALPHA 6 (24)
      • 5.1 Giới thiệu chung (24)
      • 5.2 Nguyên lí hoạt động (25)
      • 5.3 Tổng quan bên ngoài (25)
      • 5.4 Thông số kỹ thuật (27)
      • 5.5 Quy trình sử dụng (28)
      • 5.6 Một số lỗi thường gặp (33)
      • 5.7 Bảo trì bảo dưỡng (34)
    • 6. MÁY GIẶT CÔNG NGHIỆP TEKNOZEN (35)
      • 6.1 Giới thiệu chung (36)
      • 6.2 Nguyên lí hoạt động (37)
      • 6.3 Tổng quan bên ngoài (37)
      • 6.4 Thông số kỹ thuật (39)
      • 6.5 Quy trình sử dụng (39)
      • 6.6 Một số lỗi thường gặp (40)
      • 6.7 Bảo trì bảo dưỡng (40)
    • 7. NỒI HẤP TIỆT TRÙNG STUDY SA-232 (42)
      • 7.1 Giới thiệu chung (42)
      • 7.2 Nguyên lí hoạt động (42)
      • 7.3 Tổng quan bên ngoài (43)
      • 7.4 Thông số kỹ thuật (44)
      • 7.5 Quy trình sử dụng (44)
      • 7.6 Một số lỗi thường gặp (45)
      • 7.7 Bảo trì bảo dưỡng (45)
  • PHẦN II. THU HOẠCH (46)

Nội dung

+ Thông báo và giải thích sơ bộ cho bệnh nhân về đo điện tim+ Đọc lộ vùng ngực và tay chân bệnh nhân+ Gắn điện cực chi màu đen vào chân phải, màu xanh lá vào chân trái, màu đỏ vào tayphả

NỘI DUNG CHÍNH

GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM

 Trung tâm y tế huyện Lăk tọa lạc tại địa chỉ: 03 Phạm Ngọc Thạch, thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk.

 Được thành lập vào 17/02/2006 trực thuộc sở y tế tỉnh Đăk Lăk

 Trước năm 2019 nơi đây là Bệnh viện đa khoa huyện Lăk Ngày 19/7/2019 trên cơ sở xáp nhập Trung tâm y tế huyện Lăk, Bệnh viện đa khoa huyện Lăk và Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Lăk thành Trung tâm y tế huyện Lăk.

 Hiện nay bệnh viện đang có 21 khoa phòng, 236 cán bộ nhân viên, hoạt động với

Hình 1.1 Trung tâm y tế huyện Lăk

Trung tâm y tế huyện Lăk là trung tâm khám chữa bệnh công lập Hạng 3 tại tỉnh Đắk Lắk Đảm bảo chuyên môn và hạ tầng để đảm nhận chức năng thăm khám tại địa phương Trung tâm tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng khám chữa bệnh, phấn đấu đạt các tiêu chí Trạm đạt chuẩn Quốc gia về Y tế xã, tiếp tục triển khai nghiên cứu, phát triển danh mục kỹ thuật theo phân tuyến và vượt tuyến tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ y tế tốt nhất tại địa phương Bên cạnh hoạt động thăm khám, Trung tâm còn hỗ trợ các công tác đào tạo, nghiên cứu y học Trung tâm y tế huyện Lăk là địa chỉ vàng trong thăm khám và điều trị tại tỉnh Đắk Lắk Giúp giảm đáng kể áp lực công việc cho các bệnh viện tuyến trên. Được vận hành bởi đội ngũ chuyên môn vững vàng, Trung tâm ngày càng phát triển Đạt nhiều thành tích trong quá trình chữa trị Thời gian qua, đội ngũ y, bác sĩ tại Trung tâm không ngừng học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn Đội ngũ vững vàng kỹ năng, tận tâm, nhiệt huyết, là nơi gửi gắm niềm tin của bà con tại địa phương.

Trung tâm y tế huyện Lăk có chất lượng thăm khám tốt, đội ngũ tay nghề cao Bên cạnh chuyên môn, các y bác sĩ đều được đánh giá cao về thái độ tận tình Với trang thiết bị hiện đại, bệnh viện đáp ứng kịp thời trong tình trạng khẩn cấp Nếu có nhu cầu thăm khám các vấn đề hô hấp, tiêu hóa….tại tỉnh Đắk Lắk Bệnh nhân có thể tham khảo Bệnh viện đã nhận được nhiều phản hồi tốt từ các bệnh nhân đến khám.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Trung tâm y tế huyện Lăk

MÁY ĐIỆN TIM ECG-1250K

Máy điện tâm đồ (EKG hoặc ECG) là thiết bị dùng để ghi lại hoạt động điện của tim Kết quả của máy ECG được thể hiện qua các đường vạch trên giấy, cho thấy hình dạng của các xung điện do tim tạo ra Chuyên gia đọc điện tâm đồ thường là bác sĩ nội khoa, bác sĩ tim mạch, bác sĩ gây mê hoặc bác sĩ phẫu thuật.

Máy ECG – 1250k của hãng NIHON KOHDEN sản xuất tại Nhật Bản là máy ECG 6 cần đời mới đem lại hiệu quả khám bệnh tốt, giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn

Quả tim co bóp theo nhịp được điều khiển của 1 hệ thống dẫn truyền trong cơ tim Với mỗi nhịp đập của tim, tín hiệu điện sẽ lan truyền từ đỉnh tới đáy tim. Những cái điện tuy siêu nhỏ, khoảng 1 phần nghìn volt, nhưng có thể dò thấy được từ các cực điện đặt trên tay, chân và ngực bệnh nhân và chuyển tới máy ghi Máy ghi điện khuếch đại lên và ghi lại trên điện tâm đồ.

Khi tế bào cơ tim ở trạng thái nghỉ, ion dương tập trung bên ngoài màng tế bào và ion âm nằm trong màng tạo nên trạng thái cân bằng điện Khi kích thích, màng tế bào khử cực, các ion âm thoát ra ngoài và ion dương đi vào Sau đó, màng tế bào tái cực, đưa ion dương trở lại bên ngoài và ion âm trở lại bên trong, khôi phục trạng thái cân bằng điện ban đầu Điện tâm đồ được sử dụng để chẩn đoán các bệnh tim như rối loạn nhịp tim, suy tim và nhồi máu cơ tim.

3.3 Tổng quan bên ngoài a) Mặt trước

1 Phím mở hộp để giấy

3 Màn hình tinh thể lỏng LCD

5 Nắp mở hộp chứa pin

Hình 3.2 Mặt trước của máy b) Mặt phím điều khiển

Hình 3.3 Mặt điều khiển của máy

1 Phím nguồn sáng đèn: bật hoặc tắt máy

2 Đèn nguồn AC: Sáng khi máy hoạt động bằng nguồn 220V AC

3 Đèn hoạt động pin: Trong khi máy hoạt động bằng pin, đèn này chỉ thị cho năng lượng pin với màu và khoảng vạch sáng Khi đèn sáng màu vàng và nhấp nháy , nó báo rằng pin sắp hết và cần được nạp điện

4 Đèn nạp pin: Chỉ thị trạng thái nạp của pin

- Đèn sáng: Pin đang nạp

- Đèn nhấp nháy: Pin nạp gần đầy

- Đèn tắt: Pin nạp đầy

5 Phím chức năng F1, F2, F3: Những phím chức năng tương ứng với chức năng hiển thị phía dưới màn hình

6 Phím ID: nhập thông tin bệnh nhân

7 Phím MODE: Nhấn phím này mở màn hình menu chính

9 Bàn phím: nhập các ký tự và các số

10 Phím/đèn RHYTHM: Thực hiện ghi nhịp khi khảo sát sóng ECG Đèn này sáng khi sóng được thu nhận (máy tự ghi sau 60s)

- FEED (Kéo giấy): Nhấn phím này để kéo giấy ra một đoạn

- MARK (Đánh dấu): Trong chế độ ghi bằng tay, nhấn phím này để chú thích sóng ECG

12 Phím/đèn FILTER: Bật hoặc tắt cho lọc nhiễu điện cơ (EMG ) , khi bật đèn sáng

- Chế độ ghi tự động: Có thể sao chép kết quả điện tim với số lượng bất kỳ - - Chế độ ghi bằng tay: Ghi dạng sóng chuẩn

14 Phím /đèn START -STOP: Bắt đầu hoặc dừng ghi Trong khi ghi đèn này sáng

15 Phím / đèn AUTO- MANUAL: lựa chọn ghi tự động hoặc ghi bằng tay

- Đèn sáng: Ghi tự động

- Đèn tắt: Ghi bằng tay c) Mặt hông bên phải

Hình 3.4 Mặt bên của máy

1 Đầu nối cáp bệnh nhân

2 Đầu vào cho tín hiệu phụ từ bên ngoài / đầu ra cho CRO d) Mặt sau

Hình 3.5 Mặt sau của máy e) Cáp kết nối

Hình 3.6 Cáp kết nối của máy

- Số đạo trình: 12 đạo trình chuẩn

- Lựa chọn độ nhạy: 1.25, 2.5, 5, 10, 20 cm/mV, tự động hoặc điều khiển bằng tay

- Hằng số thời gian: 3,2 giây hoặc lớn hơn

- Đáp ứng tần số: 0,05 Hz – 150 Hz (trong khoản – 3dB)

- Hệ số suy giảm chế độ thông thường: 103dB hoặc lớn hơn

- Thế điện cực lớn nhất: ± 500 mV hoặc lớn hơn

- Tần số lấy mẫu: 500 mẫu/giây/kênh

- Lọc điện xoay chiều: 50 hoặc 60 Hz, -20 dB hoặc thấp hơn

- Lọc điện cơ: 25 hoặc 35 Hz, -3 dB (-6dB/oct)

- Lọc sốc tim: 0,25 hoặc 0,5 Hz, - 3dB (- 6dB/oct)

Lưu tín hiệu điện tim

- Bộ nhớ trong: Lưu được 40 bệnh nhân có thể mở rộng qua thẻ SD

- Hiển thị: Màn hình LCD

- Diện tích màn hình: 5.7 inch

- Có thể hiện thị được 3/4/ 6/ 12 kênh

- Vận hành bằng phím mềm

- Phương pháp in: Ma trận điểm nhiệt

- Tốc độ giấy: 5, 10, 12, 25 hoặc 50 mm/ giây

- Giấy ghi: Kiểu cuộn: 63 mm x 30 m (OP – 119 TE)

- Cổng truyền dữ liệu: Cổng LAN (10 Baese – T)

- Các chuẩn đăng ký: Classs I, Type BF, ICE60601-1, ICE60601-2-51

- Bảo vệ sốc điện: Lớp II kiểu CF và thiết bị nguồn bên trong

- Phù hợp với chỉ dẫn 93/42/EEC

- Nguồn yêu cầu: Bộ đổi nguồn sử dụng nguồn AC 100 tới 240 V, 50/60Hz, 70VA hoặc pin 9,5 V ( đặt mua pin có thể nạp lại), 40 W

- Kích thước: 210 (rộng) x 297 (dài) x 50 (cao) mm

- Trọng lượng: Xấp xỉ 2,4 Kg (bao gồm pin)

- Phụ kiện lựa chọn: Có thể kết nối Wifi và chuyển dữ liệu qua máy tính

- Pin có thể nạp lại

- Bộ chuyển giấy loại 50 mm

- Máy điện tim, giấy ghi điện tim, các bản nối điện cực

 Chuẩn bị cho bệnh nhân.

- Giải thích, hướng dẫn bệnh nhân bỏ hết các kim loại ra khỏi người

- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, nghỉ ngơi từ 10-15 phút

 Các bước tiến hành sơ bộ

- Điều dưỡng đội mũ, mặc áo, đeo khẩu trang rửa tay theo đúng quy định

- Nắp các bản nối vào điện cực, giấy vào máy

- Cắm nguồn điện vào máy, nối dây tiếp với đất

- Vén áo bệnh nhân qua ngực, lộ cổ tay, cổ chân

- Lau cồn tại vị trí đặt điện cực, bôi gel

 Tiến hành đặt điện cực

+ Cổ tay phải: Màu đỏ _ Cổ chân trái: Màu xanh

+ Cổ tay trái: Màu vàng _ Cổ chân phải: Màu đen

+ V1 (đỏ): Khoảng liên sườn 4 bên phải sát bờ xương ức

+ V2 (vàng): Khoảng liên sườn 4 bên trái, sát bờ xương ức

+ V3 (xanh dương): Điểm giữa đường thẳng nối V2 với V4

Điểm V4 (nâu): Nằm tại giao điểm của đường dọc đi qua điểm giữa xương đòn trái với đường ngang đi qua mỏm tim (nếu khó xác định vị trí mỏm tim, có thể thay bằng đường ngang đi qua khoảng liên sườn 5 trái).

+ V5 (đen): Giao điểm của đường nách trước với đường ngang đi qua V4

 Thực hiện đo điện tim

- Loại (phương pháp) phẫu thuật, thủ thuật: đo điện tim

- Chuẩn bị: máy đo điện tim tại giường, sạc pin đầy đủ

- Các bước tiến hành như sau:

+ Thông báo và giải thích sơ bộ cho bệnh nhân về đo điện tim

+ Đọc lộ vùng ngực và tay chân bệnh nhân

+ Gắn điện cực chi màu đen vào chân phải, màu xanh lá vào chân trái, màu đỏ vào tay phải và màu vàng vào tay trái

- Gắn điện cực toàn thân

+ V1 (đỏ): Khoảng liên sườn 4 bên phải sát bờ xương ức

+ V2 (vàng): Khoảng liên sườn 4 bên trái, sát bờ xương ức

+ V3 (xanh dương): Điểm giữa đường thẳng nối V2 với V4

+ V4 (nâu): Giao điểm của đường dọc đi qua điểm giữa xương đòn trái với đường ngang đi qua mỏm tim (hay nếu không xác định được vị trí mỏm tim thì lấy khoảng liên sườn 5 trái)

+ V5 (đen): Giao điểm của đường nách trước với đường ngang đi qua V4

+V6 (tím): Giao điểm đường nách giữa với đường ngang đi qua V4, V5

3.6 Một số lỗi thường gặp

Lỗi Kiểm tra Khắc phục

Máy không khởi động khi bật nguồn hoặc không sạc pin được - Cáp nguồn

- Kiểm tra xem cáp nguồn đã được cắm vào ổ cắm điện và bộ đổi nguồn AC chưa. Kiểm tra xem phích cắm DC đã được kết nối với thiết bị chưa.

- Dùng vôn kế kiểm tra cầu chì F6 có bị đứt không.

Pin không hoạt động Kết nối pin Mở nắp ngăn chứa pin và kiểm tra xem bộ pin đã được kết nối chắc chắn chưa LCD không hiển thị Sự tương phản Xoay nút điều khiển độ tương phản để điều chỉnh độ sáng LCD

Không thể thực hiện thao tác - Cáp

- Kiểm tra xem cáp bảng điều khiển đã được kết nối chưa Kiểm tra xem các bộ phận xung đã lắp đúng chưa.

- Kiểm tra xem tín hiệu tương ứng với phím được nhấn có ở mức “L” không.

Lỗi nhận được giấy ghi Chương trình cài đặt

Kiểm tra xem giấy ghi có được đặt ở dạng giấy cuộn hay không.

Chức năng đồng hồ luôn được thực hiện bằng pin lithium (BT1) Cài đặt của thiết bị được sao lưu trong khoảng 5 năm với điều kiện thiết bị được bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Còi không báo Chương trình cài đặt

Kiểm tra cài đặt chương trình để đảm bảo rằng bộ rung không được đặt ở chế độ TẮT hoặc âm lượng được đặt ở mức cài đặt cực thấp.

Bảng 3.1 Một số lỗi của máy ECG

- Làm ẩm gạc hoặc bông thấm bằng cồn y tế hoặc chất tẩy rửa trung tính rồi vắt chặt; sau đó lau sạch vỏ.

- Ngăn không cho hóa chất và chất lỏng khác lọt vào bên trong thiết bị và các đầu nối. Thiết bị điện có thể bị chập và hư hỏng.

Không sử dụng chất tẩy rửa có chứa dung môi hữu cơ, chất pha loãng, toluene, benzen và các chất tương tự vì chúng có thể làm hỏng nhựa.

- Không sử dụng chất mài mòn hoặc chất tẩy rửa hóa học.

- Khi sử dụng bình xịt hóa chất để khử trùng toàn bộ phòng, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn hóa chất bám vào các bộ phận và đầu nối bên trong của thiết bị Việc chập các bộ phận điện có thể gây hư hỏng và kết nối kém có thể gây ra trục trặc.

4 Kiểm tra tự chẩn đoán

MÁY MONITOR NIHON KOHDEN – PVM 2701

Hình 4.1 Máy monitor Nihon Kohden

Monitor là một trong những thiết bị quan trọng để theo dõi bệnh nhân thường xuyên trong các khoa hồi sức cấp cứu, chăm sóc đặc biệt Máy monitor chuyên dụng để đo, theo dõi, phân tích các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân như nhịp tim, NIBP, SpO2, nhiệt độ, nhịp hô hấp, độ bão hòa oxy trong máu,….

Máy monitor Nihon Kohden – PVM 2701 được sản xuất tại Nhật Bản mang nhiều tính năng vượt trội, tân tiến.

Thiết bị theo dõi nhịp tim hoạt động bằng cách sử dụng các cảm biến nhỏ gắn vào cơ thể bệnh nhân để truyền thông tin đến màn hình Những cảm biến này bao gồm miếng dán dính vào da và kẹp ngón tay Công nghệ theo dõi nhịp tim đã tiến bộ đáng kể kể từ khi phát minh ra thiết bị theo dõi nhịp tim đầu tiên vào năm 1949, với nhiều thiết bị hiện đại tích hợp màn hình cảm ứng và khả năng truyền dữ liệu không dây.

Các màn hình cơ bản nhất hiển thị nhịp tim , huyết áp và nhiệt độ cơ thể của bạn Các mô hình tiên tiến hơn cũng cho biết lượng oxy mà máu của bạn đang vận chuyển hoặc tốc độ thở của bạn Một số thậm chí có thể cho biết áp lực lên não của bạn hoặc lượng carbon dioxide bạn đang thở ra Màn hình sẽ tạo ra một số âm thanh nếu bất kỳ dấu hiệu quan trọng nào của bạn giảm xuống dưới mức an toàn.

4.3 Tổng quan bên ngoài a) Mặt trước

Hình 4.2 Mặt trước của máy

6 Đèn báo nguồn Pin b) Mặt phải

1 Khe cắm thẻ nhớ SD

Hình 4.3 Mặt phải của máy c) Mặt trái

Hình 4.4 Mặt trái của máy d) Mặt sau

Hình 4.5 Mặt sau của máy

 Theo dõi được tối đa 12 kênh cùng với các thông số khác như CO2, NIBP, SPO2, TEMP, ECG

 Màn hình màu độ phân giải cao: Màn hình rộng 10.4 inch, dễ dàng quan sát từ xa, cấu trúc bằng chất TFT.

 Màn hình điều khiển bằng cảm ứng (touch screen) giúp cho bác sĩ, điều dưỡng dễ dàng hơn trong vận hành máy.

 Màn hình hiển thị 4 dạng sóng và 5 thông số gồm: điện tim, nhịp thở, SpO2, huyết áp không xâm lấn và nhiệt độ.

 Máy có chức năng chỉ dẫn cho người sử dụng trực tiếp : chỉ dẫn cách đặt điện cực , cách đặt túi hơi đo huyết áp , khi có báo động về kỹ thuật trong quá trình theo dõi thì sẽ xuất hiện phím chỉ dẫn trên màn hình Nếu chạm vào phím chỉ dẫn sẽ hiện ra danh sách hướng dẫn cách khắc phục lỗi.

 Chức năng phóng to các thông số sinh tồn giúp quan sát từ xa dễ dàng

 Đèn báo động đặt phía trên monitor giúp quan sát tình trạng bệnh nhân từ xa Đèn sáng màu đỏ khi có báo động nguy hiểm đến bệnh nhân , đèn báo màu vàng tương ứng với các thông số cài đặt vượt quá giới hạn cài đặt , đèn nháy màu xanh là bình thường

 Chương trình phân tích rối loạn nhịp EC1 của hãng Nihon Kohden cho phép giảm thiểu 80% các báo động giả , phát hiện loạn nhịp một cách chính xác hơn Có thể lưu tới 120 giờ các sự kiện loạn nhịp.

 Xem lịch sử báo động: máy có thể xem lại đến 120 file các báo động đối với thông số sinh tồn từ bảng lịch sử báo động Ta cũng có thể xem lại sóng bằng cách chuyển qua màn hình toàn sóng.

 Máy lưu được 120 giờ biểu đồ dạng đồ thị ( trendgraph ) của tất cả các thông số ,

120 giờ dữ liệu của các thông số dạng số ( trend list ) , 120 giờ các số liệu huyết áp không xâm lấn NIBP

Tính năng PWTT (Pulse Wave Transit Time) là hệ thống tiên tiến do hãng Welch Allyn phát triển Hệ thống này sử dụng dữ liệu từ sóng điện tim (ECG) và nồng độ oxy trong máu (SpO2) để nhanh chóng phát hiện ra trường hợp thay đổi huyết áp một cách đột ngột Trong quá trình đo huyết áp, nếu PWTT vượt quá ngưỡng được cài đặt thì hệ thống sẽ kích hoạt ngay chức năng đo huyết áp tại thời điểm đó, giúp phát hiện sớm những thay đổi bất thường của huyết áp Hệ thống này đã được cấp bằng sáng chế số 5564427 tại Hoa Kỳ.

 Thời lượng Pin lên đến 3 giờ nếu được sạc đầy.

 Máy in nhiệt 3 kênh cho phép ghi sóng điện tim, nhịp thở, mạch.

1 Cắm dây nguồn vào nguồn điện 220 VAC để cấp nguồn cho monitor.

2 Nhấn công tắc mở nguồn điện cho monitor, xuất hiện màn hình theo dõi bệnh nhân.

3 Cắm các dây đo vào các ổ cắm tương ứng trên monitor: dây ECG vào ổ cắm ECG, dây NIBP vào ổ cắm NIBP, dây SpO 2 vào ổ cắm SpO 2 ….

4 Gắn các điện cực theo dõi ECG, bao đo huyết áp, đầu dò SpO 2 …lên bệnh nhân, sóng và giá trị số các tín hiệu tương ứng tự động hiển thị trên màn hình theo dõi

Thực hiện các cài đặt: vì màn hình monitor là loại màn hình cảm ứng nên khi muốn thay đổi cài đặt của tham số nào thì ta chỉ cần chạm tay trực tiếp vào tham số đó Nếu muốn cài đặt tất cả các thông số thì ta nhấn nút MENU, xuất hiện màn hình cài đặt máy Sau khi cài đặt xong, ta nhấn nút HOME để trở về màn hình theo dõi Sau đây là các cài đặt thông thường khi bắt đầu theo dõi:

5 Nhập thông tin bệnh nhân: chạm vào vùng hiển thị tên bệnh nhân, sau đó nhập tên, tuổi, giới tính… vào màn hình thông tin bệnh nhân.

6 Cài đặt ECG: chạm vào vùng hiển thị nhịp tim để cài đặt các thông số cho ECG như: giới hạn báo động nhịp tim, các giới hạn cảnh báo loạn nhịp, thay đổi độ nhạy, thay đổi chuyển đạo theo dõi….

7 Cài đặt nhịp thở RR: chạm vào vùng hiển thị nhịp thở để cài đặt giới hạn báo động nhịp thở, thời gian ngưng thở, thay đổi độ nhạy, tắt/mở chế độ theo dõi nhịp thở…

8 Cài đặt SpO 2 : chạm vào vùng hiển thị SpO 2 để cài đặt ngưỡng báo động SpO 2 , độ nhạy SpO 2 , thay đổi nguồn âm thanh đồng bộ giữa SpO 2 và ECG…

9 Cài đặt NIBP: chạm vào vùng hiển thị NIBP để thực hiện cài đặt các ngưỡng giới hạn báo động NIBP (tâm trương, tâm thu, trung bình), chọn chế độ đo NIBP (đo bằng tay hoặc đo cách khoảng thời gian), chọn bao đo huyết áp lớn/nhỏ, chọn áp lực bơm tối đa…Khi muốn đo NIBP ta nhấn phím START/STOP để bắt đầu đo, nếu muốn ngừng đo ta cũng nhấn phím START/STOP.

10 Cài đặt nhiệt độ: chạm vào vùng hiển thị nhiệt độ để cài đặt ngưỡng giới hạn báo động nhiệt độ

11 Các cài đặt về hệ thống máy: nhấn nút MENU để vào màn hình cài đặt, sau đó tùy theo nhu cầu mà ta có thể thay đổi ngày giờ, tăng/giảm âm lượng đồng bộ, âm lượng báo động, chỉnh độ tương phản màn hình, cài đặt máy in, xem lại các dữ liệu dưới dạng sóng và dạng số

MÁY SIÊU ÂM HITACHI - ALPHA 6

Hình 5.1 Máy siêu âm Hitachi – Anpha 6

Máy siêu âm là loại máy được sử dụng rộng rãi trong y khoa phục vụ chẩn đoán hình ảnh Loại máy này hoạt động với phương pháp tạo các hình ảnh bằng sóng siêu âm có tần số cao để tái tạo hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể Dùng máy siêu âm, có thể theo dõi được sự chuyển động các bộ phận bên trong cơ thể, kể cả các chi tiết nhỏ như: Co bóp cơ, chuyển động dòng máu trong các mạch máu…

Máy siêu âm Hitachi – Anpha 6 là sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản mang nhiều tính năng ưu việt hơn các thế hệ trước Mang lại sự thuận tiện và xử lí hình ảnh chuyên nghiệp, thao tác đơn giản, độ chính xác cao.

Máy siêu âm hoạt động dựa trên nguyên lý định vị bằng sóng siêu âm Khi thực hiện quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ dùng đầu dò tì sát lên da, các tinh thể bên trong đầu dò sẽ phát ra các sóng siêu âm truyền vào cơ thể Đồng thời, các xương, chất lỏng và mô trong cơ thể sẽ vừa hấp thụ, truyền qua vừa phản xạ trở lại đầu dò sóng âm.

Khi đó đầu dò sẽ nhận sóng âm phản hồi và gửi thông tin đến bộ xử lý Sau quá trình phân tích, tín hiệu sẽ phản hồi lại bằng thuật toán xử lý hình ảnh rồi tái tạo thành hình ảnh siêu âm chiếu trên màn hình Qua hình ảnh siêu âm được phản chiếu, bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân và đưa ra chẩn đoán chính xác.

Hình 5.2 Màn hình chính máy siêu âm

Hình 5.3 Cụm màn hình phụ máy siêu âm

2 Các núm chỉnh chức năng

Hình 5.4 Các nút chức năng máy siêu âm

Hình 5.5 Kết nối đầu dò với thân máy siêu âm

Hình 5.6 Các đầu dò của máy siêu âm

Màn hình phẳng LCD 15 inch có thể dễ dàng nghiêng và xoay

 Kích thước: Dài 70 cm x Rộng 42 cm x

 Màn hình cảm ứng 10.4 ‘’ điều khiển

 Chiều cao của bảng điều khiển có thể điều chỉnh để phù hợp với người thao tác

 Thông tin bệnh nhân và dữ liệu ảnh có thể được lưu ổ cứng, USB, ổ DVD

 Hệ thống hỗ trợ đinh dạng JPEG, một số định dạng phổ biến khác cũng như định dạng lưu trữ DICOM

 Prosound Alpha 6 thừa hưởng những tính năng cao cấp nhất của các thế hệ máy siêu âm kết hợp hoàn hảo với một thiết kế đột phá bằng những chất liệu không ảnh hưởng đến hệ sinh thái Cho hình ảnh kỹ thuật số sắc nét, thiết kế tiện lợi, giao diện thân thiện với người sử dụng trên màn hình tinh thể lỏng LCD 15 inch và bảng điều khiển cảm ứng 10,4 inch, 3 ổ cắm đầu dò và một ổ nối ( lựa chọn thêm) cho đầu dò cơ khí hoặc đầu dò doppler sóng liên tục.

 Công nghệ HDDF (High Density Digital Front-end) áp dụng trên bộ vi xử lý tiên tiến của Aloka mang lại hiệu suất tối ưu trong xử lý hình ảnh

 Công nghệ D-T.H.E (Definitive Tisue Harmonic Echo) kết hợp hoàn hảo với tính năng lọc PST (Pure Sound Tranmission) loại bỏ tín hiệu siêu âm không cần thiết nhằm tăng độ nét và giảm nhiễu tối ưu

 Xử lý hình ảnh bằng công nghệ MBP (Multi-beam Processing) cho hình ảnh tốc độ cao giúp theo dõi những cử động của thai nhi trong sản kho

 Chức năng Directional eFLOW cung cấp thông tin về hướng dòng chảy và lưu lượng máu một cách rõ ràng giúp chẩn đoán chính xác

 Sử dụng đầu dò HD-EFV (High Definition Extended Field of View) mở rộng trường quan sát với độ phân giải cực cao

 Chức năng eTracking và FMD (Flow Mediated Dilatation) theo dõi tự động những thay đổi của các nhu mô trong chẩn đoán đánh giá xơ vữa thành mạch

 Phần mềm phân tích KI/A-SMA tuỳ chọn hỗ trợ tối đa thăm khám tim

 Chức năng TDI (Tisue Doppler Imaging) cho hình ảnh doppler mô tim

 Chức năng FAM (Free Angular M-mode) giúp đo đạc và chẩn đoán dễ dàng ở mode M

 Phần mềm theo dõi huyết áp WI theo dõi từng thay đổi nhỏ của hệ thống tim mạch.

 Khả năng nâng cấp: mở rộng bộ nhớ, hiển thị ECG và PCG, siêu âm gắng sức, tương thích giao thức DICOM, lưu trữ dữ liệu trên đĩa CD-R/đĩa mềm hoặc đĩa quang từ, truyền dữ liệu đến máy tính cá nhân,

Hình 5.7 Bảng điều khiển của máy siêu âm

Rotary encoder 1: Nó thường dùng cho menu hiển thị ở phần bên trên của bảng cảm ứng

Rotary encoder 2: Nó thường dùng cho menu hiển thị ở phần giữa của bảng cảm ứng

Rotary encoder 3: Nó dùng thường cho menu hiển thị ở phần bên dưới của bảng cảm ứng ( touch panel)

Rotary encoder 4: Khi chức năng đo lường (meaurement) hoặc chức năng phóng to thu nhỏ ( zoom) được cài đặt thì nó được dùng.

Phím mở nguồn cho máy Nhấn mở nguồn và nhấn để tắt máy

Nút điều chỉnh gain sáng tối cho hình ảnh (chỉnh gain toàn hình)

Nút hiển thị hình ảnh Mode B/M Hiển thị Menu trong chế độ hình ảnh đang dùng

Hiển thị các chương trình thăm khám

Hiển thị menu đầu dò Nhấn và chọn đầu dò cần thay đổi (khi dừng hình không sử dụng được chức năng này)

Phím Measuament, hiển thị các menu đo đạt ứng với chế độ hình ảnh đang dùng

Chuyển sang chế độ 4 chiều (chức năng Option)

Phím kích hoạt chế độ điều chỉnh điểm hội tụ chùm tia siêu âm

Phím ID bệnh nhân, nhập dữ liệu bệnh nhân nhưng không làm mất các thông số đo đạt trước đó

Phổ màu cho hình ảnh

Chức năng điều chỉnh vùng quét của đầu dò Có thể điều chỉnh hẹp hoặc rộng

Chuyển sang chế độ Doppler xung (Mode B/D)

Nút kích hoạt in lệnh in từ máy siêu âm (phải là máy in tích hợp chức năng in lệnh và tương thích với máy siêu âm để sử dụng tính năng này).

Phím xóa các dữ liệu của bệnh nhân và kết quả đo đạt trước đó.( dùng trong chương trình Tim và Sản Khoa ) Hiển thị hình ảnh mode B

Chức năng phóng to thu nhỏ hình ảnh Đánh dấu vị trí đầu dò và nơi thăn khám

Hiển thị hình ảnh mode 2B (B/B)

Hiển thị con trỏ dọc trong các Mode B/M, B/D, B/Pw, B/Cw

Nút thay đổi độ nông sâu cho hình ảnh

Chuyển sang chức năng Doppler liên tục

Phím chức năng dùng để ghi chú lên hình ảnh.

Chức năng phổ màu cho mạch máu nhỏ

Hiển thị bàn phím đầy đủ trên màn hình cảm ứng

Kích hoạt chức năng đo đạt mặc định của máy

Phím chức năng lưu trữ hình ảnh vào bộ nhớ của máy. Chỉ lưu được hình ảnh khi đã nhập đầy đủ dữ liệu bệnh nhân.

Thay đổi vận tốc và biên độ sóng Mode D

Phím thay đổi hình ảnh động hoặc tĩnh trong các Mode B/B, B/D, B/Pw, B/Cw

Chức năng tìm lại hình ảnh đã lưu trong bộ nhớ tạm của thiết bị Nhấn và dùng Trackball để tìm hình

Chức năng ghi hình ảnh vào thiết bị lưu trữ ngoài khi được kết nối với máy chính

Phím điều chỉnh gain cho các mode hình M, Pw, Cw

Chức năng xem lại hình ảnh trong bộ nhớ máy Chức năng chỉ được kích hoạt khi đã dừng hình.

Bảng 5.1 Các phím và chức năng các phím trên bảng điều khiển

Các bước vận hành máy:

 Trước khi sử dụng máy phải kiểm tra dây nguồn, bộ lưu điện, Gel và khăn lau.

 Chuẩn bị đầu dò, Gel trong siêu âm luôn được sử dụng giữa đầu của đầu dò và bệnh nhân Gel làm cho nó dễ dàng hơn để xem hình ảnh.

Để bắt đầu sử dụng máy siêu âm, hãy cắm dây nguồn vào ổ cắm, sau đó bật nguồn bộ lưu điện Tiếp theo, bật công tắc nguồn nằm ở phía sau máy Cuối cùng, nhấn nút nguồn bên hông trái của máy siêu âm để khởi động Máy sẽ tự động khởi động và hiển thị màn hình chính, sẵn sàng cho quá trình thăm khám siêu âm.

 Kết nối đầu dò với máy và chọn đầu do mong muốn

Hình 5.8 Danh sách đầu dò

3 Thao tác trên bệnh nhân

 Trước khi siêu âm, bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thay áo choàng hoặc mặc đồ rộng rãi và nằm lên giường siêu âm hoặc có thể yêu cầu bệnh nhân năm nghiêng tùy thuộc vào vùng siêu âm.

Để giảm ma sát và truyền dẫn sóng âm hiệu quả, cần bôi gel trong lên đầu dò và vùng siêu âm Gel trong đóng vai trò như một chất bôi trơn, tạo điều kiện cho đầu dò di chuyển dễ dàng trên da, đồng thời giúp truyền tải sóng âm rõ ràng, mang lại chất lượng hình ảnh siêu âm tối ưu.

 Nhấn nút Probe di chuyển chuột chọn đầu dò và chức năng thăm khám ( ADB, OB, ) -> Chọn OK -> nhấn nút Patient nhập thông tin bệnh nhân ( Tên, tuổi, địa chỉ,… )

 Ấn nhẹ đầu dò lên bề mặt mô Gel có thể cảm thấy lạnh cho bệnh nhân nhưng không gây hại gì Tháo khung trên máy tính khi đầu dò chạm vào vật thể.

 Di chuyển đầu dò xung quanh vùng thăm khám đồng thời nhìn vào hình ảnh trên máy tính và xác định vị trí bạn muốn chụp ảnh

Hình 5.9 Kết quả hiển thị trên màn hình

4 Điều chỉnh và lưu hình ảnh

MÁY GIẶT CÔNG NGHIỆP TEKNOZEN

Hình 6.1 Máy giặt công nghiệp Tenkzen

 Máy giặt công nghiệp Tenkzen có cấu tạo tương tự như máy giặt thường, bao gồm các bộ phận như: vỏ máy giặt, lồng giặt, bảng điều khiển và hệ thống mô tơ… Tuy nhiên, máy giặt công nghiệp Tenkzen có công suất và kích thước lớn hơn so với các dòng máy giặt thường.

 Máy giặt công nghiệp Tenkzen có công suất lớn nên có khả năng hoạt động liên tục trong thời gian dài và giá thành của máy sẽ đắt hơn máy giặt thường rất nhiều Sử dụng biến tần điện tử, màn hình cảm ứng tiện dụng và thiết thực để tùy trình nâng cao thời gian, tạm dừng, quay lồng giặt và nhiệt độ cho bất kì loại quần áo nào Bơm định lượng bổ sung cho xà phòng lỏng

 Kết cấu của máy chắc chắn, thiết kế sáng tạo với khung máy chịu lực bằng khung chữ H Máy giặt công nghiệp dùng để xử lý một lượng lớn quần áo nên nhà sản xuất đã thiết kế thêm 2 đường dẫn cung cấp hóa chất, trong quá trình giặt, người dùng không cần phải trực tiếp đổ hóa chất vào trong máy

 Máy có thể vận hành liên tục 24/24, thời gian giặt sẽ giao động từ 40 – 60 phút Máy có lồng giặt được thiết kế hoàn toàn bằng chất liệu thép hoặc inox không gỉ giúp chịu lực tốt.

Máy giặt công nghiệp kết hợp 3 yếu tố chính để làm sạch quần áo bao gồm: lực cơ giới, chất tẩy giặt và nước, sử dụng lực tác dụng tạo ra sự va đập của nước có chứa hóa chất giúp thấm sâu, làm tan vết bẩn ra khỏi bề mặt quần áo để làm sạch.

Mô tơ hoạt động khiến buồng giặt chuyển động tạo lực cơ giới tác dụng vào quần áo để loại bỏ vết bẩn ra khỏi từng sợi vải.

 Giặt: quy trình tạo ra lực ma sát, lật quần áo làm các sợi vải quần áo bị ép, nén, kéo dãn… khiến các kẽ hở bị biến dạng, giúp chất tẩy rửa len lỏi, thấm sâu vào từng ngóc ngách để hòa tan các vết bẩn vào trong nước, tách rời chất bẩn ra khỏi quần áo.

 Giặt nổi (xả nước): là dùng nước sạch hòa loãng hóa chất tẩy rửa trên quần áo nhằm giảm thiểu lượng sót lại của chất bẩn và chất tẩy rửa trên quần áo, khi tiến hành giặt nổi, máy giặt công nghiệp được thiết kế theo dạng sau:

Để tiết kiệm điện, nước hiệu quả, bạn có thể áp dụng phương pháp trữ nước giặt nổi Đầu tiên, đổ nước sạch vào lồng giặt với lượng phù hợp, khoảng 2-3 lần Mỗi lần ngâm từ 2-3 phút để làm sạch và pha loãng chất tẩy rửa, vết bẩn Phương pháp này được đánh giá cao vì tính tiết kiệm và hiệu quả.

 Giặt nổi nước chảy: không cần phải rút hết nước trong quần áo đang lẫn chất tẩy rửa, xối nước vào quần áo không ngừng để nước bẩn tràn ra cho tới khi sạch. Phương pháp này tiêu tốn nhiều năng lượng, nhưng tiết kiệm quá trình tháo nước và có thể tận dụng lại nước cho mẻ sau.

là phương pháp giặt sử dụng trong các thiết bị vắt nước, đem lại hiệu quả tiết kiệm điện năng và nước tiêu thụ nên được áp dụng rộng rãi.

6.3 Tổng quan bên ngoài a) Mặt trước

Hình 6.2 Mặt trước máy giặt b) Mặt sau

Hình 6.3 Tủ điện cung cấp nguồn cho máy giặt

Hình 6.4 Motor làm động cơ cho máy giặt

 Đường kính lồng giặt: 710mm

 Thể tích lồng giặt: 215mm

 Chiều sâu lồng giặt: 530mm

Bước 1: Bật aptomat phía sau máy.

Bước 2: Cho đồ vào máy giặt, đóng cửa lồng Chọn từng loại đồ vải, lưu ý phân loại đồ giặt có độ dày khác nhau Nên cho 80% công suất máy để kéo dài tuổi thọ và đạt hiệu suất sử dụng cao nhất.

Bước 3: Chọn thời gian giặt bằng bộ đếm thời gian.

Bước 4: Chọn nhiệt độ giặt bằng bộ điều chỉnh nhiệt độ.

Bước 5: Khi kết thúc chương trình giặt mở cửa lấy đồ ra. Đồ vải Nhiệt độ giặt (ºC) Thời gian giặt

Bảng 6.1 Bảng lựa chọn thời gian – nhiệt độ giặt tối ưu

- Sau hai chương trình giặt, chúng ta nên vệ sinh xơ vải phía dưới của máy để máy giặt hiệu quả hơn trong những lần giặt tiếp theo.

- Bạn cần chú ý đến nhiệt độ giặt tối đa để lựa chọn chế độ giặt chính xác cho máy giặt công nghiệp đạt hiệu quả cao nhất,…

- Nên cài đặt mức nhiệt thấp và chọn thời gian giặt lâu hơn để quần áo khô đều hơn và đỡ nhăn hơn.

- Nếu quần áo giặt bằng tay thì nên vắt thật kỹ để tránh nước nhỏ giọt xuống sàn nhà.

- Không cho quá nhiều quần áo cho mỗi lần giặt

6.6 Một số lỗi thường gặp

Lỗi Kiểm tra Khắc phục

Máy giặt không hoạt động Nguồn vào

Nước không vào hay vào rất ít trong lồng giặt

- Nguồn cấp nước không đủ

- Van xả nước chưa đóng

- Cung cấp đủ nước cho máy

Trong quá trình vắt máy bị rung lắc mạnh tiếng ồn lớn

- Ốc bắt chân máy bị lỏng

- Hệ thống giảm chấn gặp vấn đề

- Người sử dụng thao tác sai quy trình

- Chỉnh lại ốc bắt chân

- Sửa chữa hệ thống giảm chấn

- Tuân thủ đúng quy trình sử dụng Lồng giặt không hoạt động (quay) khi giặt

- Cửa lồng giặt chưa đóng kín

- Lỗi biến tấn, động cơ

- Sửa biến tần, động cơ

Bảng 6.2 Một số lỗi của máy giặt công nghiệp

Việc bảo dưỡng máy giặt công nghiệp đúng quy trình phải được thực hiện theo các bước sau:

Buổi sáng trước khi khởi động máy:

Bước 1: Thử khởi động máy giặt công nghiệp khi cửa mở.

Bước 2: Đóng cửa lại nhưng không khóa cửa máy, rồi thử khởi động máy.

Bước 3: Trong khi máy giặt công nghiệp đang vận hành, hãy thử mở cửa máy Nếu tuân thủ đúng quy trình, cửa máy giặt sẽ không thể mở được, đảm bảo theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Bước 4: Nếu khóa và khóa liên động của cửa máy hoạt động không đúng Có vấn đề thì bạn phải ngắt điện và liên hệ với dịch vụ kỹ thuật để được kiểm tra ngay.

Sau khi đã kiểm tra xong hệ thống khóa thì bạn cần phải bảo dưỡng một số thiết bị máy giặt công nghiệp như:

 Kiểm tra ống và van cấp nước ở ở phía sau máy.

 Kiểm tra tình trạng ống hơi.

 Kiểm tra khóa liên động của cửa máy trước khi vận hành. Đặc biệt, không chỉ kiểm tra mà bạn còn phải biết bảo dưỡng, vệ sinh các thiết bị bên trong như:

Vệ sinh sạch sẽ nệm cao su trước khi sử dụng trở lại giúp loại bỏ các chất tẩy rửa và tạp chất còn sót lại từ lần sử dụng trước Bằng cách này, chúng ta có thể đảm bảo nệm cao su luôn sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe, tránh các vấn đề dị ứng hoặc kích ứng da do tiếp xúc với bụi bẩn và chất tẩy rửa.

 Vệ sinh khoảng giữa nệm và tấm kính: bạn cần dùng khăn ẩm để lau vệ sinh phần này nhé.

 Vệ sinh hộp chứa chất tẩy rửa bằng cách dùng nước sạch dội vào hộp.

 Vệ sinh toàn bộ bề mặt bên ngoài máy bằng khăn ẩm và lau khô lại sau khi vệ sinh chúng.

 Mở cửa máy vào cuối ngày để cho máy khô ráo, tránh ẩm mốc.

Một số lưu ý khi bảo dưỡng máy giặt:

 Khóa của cửa máy giặt nên được kiểm tra hằng ngày để đảm bảo máy luôn hoạt động bình thường.

NỒI HẤP TIỆT TRÙNG STUDY SA-232

Hình 7.1 Nồi hấp tiệt trùng Study SA-232

Nồi hấp tiệt trùng là thiết bị dùng để khử trùng những vật như dụng cụ phẫu thuật, thiết bị, dụng cụ y tế, hay các vật dụng trong phòng thí nghiệm Trên thực tế, chiếc nồi hấp này giống như một nồi áp suất khổng lồ, sử dụng sức mạnh từ hơi nước để tiêu diệt hết các loại vi sinh vật hay vi trùng còn sót lại sau khi các vật cần khử trùng đã được rửa qua bằng nước sôi hay chất tẩy rửa.

Nồi hấp tiệt trùng Study SA-232 là một trong nồi hấp tiệt trùng được sử dụng phổ biến nhất trong y tế vì sự an toàn, dễ sử dụng, tính hiệu quả cao Tiệt trùng được nhiều dụng cụ y tế.

Các vi sinh vật, bào tử hay vi khuẩn không thể bị tiêu diệt hoàn toàn khi hấp hoặc đun sôi ở nhiệt độ 100°C Vì vậy, cần có một phương pháp tiệt trùng mang đến hiệu quả cao hơn để đảm bảo tiêu diệt hết các vi sinh vật, bào tử hay vi khuẩn trên vật cần khử trùng

Nguyên lý hoạt động của nồi hấp tiệt trùng: khi gia nhiệt, nồi hấp sẽ đóng kín các van và tạo áp suất cao trong buồng hấp, làm thay đổi nhiệt độ sôi và bay hơi của nước(thông thường nước sôi và bốc hơi ở 100°C) lên nhiệt độ cài đặt (thường sẽ là 121°C),khi đó sẽ tạo ra hơi nước bão hòa trong buồng hấp giúp tiệt trùng.

Theo nghiên cứu, tiệt trùng tại nhiệt độ khoảng 121°C, trong khoảng thời gian từ 15 -

20 phút, các vi khuẩn và vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn bởi những sự tác động từ hơi nước bão hòa dưới điều kiện áp suất cao.

Hình 7.2 Bên ngoài của nồi hấp tiệt trùng

1 Van điều chỉnh áp suất

7 Đồng hồ đo áp suất

Hình 7.3 Sơ đồ cấu tạo của nồi hấp tiệt trùng

 Kích thước tổng thể/mm: 600 (sâu) x 335 (rộng) x 430 (cao)

 Kết cấu: Buồng và cửa: Thép không gỉ #304

 Kích thước tổng thể/mm: 335 (rộng) x 430 (cao) x 510 (ngang)

 Hệ thống châm nước: Điều khiển bằng tay

 Nguồn nước tiêu thụ/ chu kỳ tiệt trùng: 350-400 cc

 Lựa chọn nhiệt độ tiệt trùng: 126 0 C

 Thời gian tiệt trùng tùy chọn: 18, 33 phút

 Chỉ báo tiệt trùng: Đồng hồ

 Chỉ báo áp suất: Đồng hồ

 Đèn chỉ báo nguồn: Có

 Tiệt trùng chất lỏng: Có

 Đèn chỉ báo tiến độ (bar hoặc đèn): Có

 Chọn lựa chương trình tiệt trùng: Có

 Đạt tiêu chuẩn ISO 13485, CE certificate

- Bước 1: Đổ nước sạch vào buồng hấp.

- Bước 2: Đặt vật cần tiệt trùng vào giỏ lưới bên trong buồng hấp

- Bước 3: Đảm bảo đậy nắp nồi thật chặt, sau đó bắt đầu lựa chọn các chức năng phù hợp cho từng loại vật mẫu cần tiệt trùng, tùy theo số lượng và kích thước Các chức năng ấy bao gồm

 Nhiệt độ và áp suất tiệt trùng

 Thời gian hấp tiệt trùng

- Bước 4: Kiểm tra và đóng van xả, van thải khí trước khi vận hành

- Bước 5: Nhấn Start để khởi động nồi hấp

- Bước 6: Khi nhiệt độ đã lên đến mức vừa đủ, Nồi hấp sẽ tự động bắt đầu tính thời gian tiệt trùng

- Bước 7: Sau khi hoàn tất quá trình tiệt trùng, chuyển qua quá trình sấy

- Bước 8: Sau khi sấy tiệt trùng xong, nồi hấp sẽ phát âm báo và đèn báo hiệu sáng lên. Trường hợp nếu đèn không sáng, bạn cần tắt công tắc On/Off rồi bật lại

- Bước 9: Nhấn nút Emergency để xả hết áp suất trong nồi Bạn chỉ được phép lấy vật được tiệt trùng ra khi đồng hồ áp suất chỉ về 0.

Một lưu ý nhỏ khi bạn muốn tiếp tục sử dụng nồi hấp để khử trùng và sấy tiếp các vật khác, hãy mở nắp nồi hấp, để máy nguội trong khoảng 20 - 25 phút rồi mới tắt máy bật lại để máy reset lại hệ thống.

7.6 Một số lỗi thường gặp

Lỗi Kiểm tra Khắc phục

Nồi hấp tiệt trùng không đạt đến nhiệt độ được cài đặt

- Nguồn điện chưa được bật

- Tắc nghẽn trong ống thoát nước trong buồng ngăn hơi thoát ra

- Nhiệt độ người nhập vượt qua mức tối đa của máy

- Thông tắc cho ống thoát nước

- Nhập nhiệt độ theo thông số cho phép

Nồi hấp không tải được - Nhiệt độ cao làm chảy một số vật liệu

Không đưa vật dụng dễ chảy vào nồi

Vật dụng bị ướt sau khi tiệt trùng Xếp xốp và vải gần nhau - Sắp xếp chúng theo hàng

- Dùng nồi có hút chân không làm khô vật dụng Lượng chất lỏng lớn làm quá trình tiệt trung bị hủy bỏ

Chất lỏng cần thời gian gian làm nóng dẫn đến quá trình bị hủy bỏ

Bảng 7.1 Một số lỗi của nồi hấp tiệt trùng

- Công việc đơn giản mà chúng tôi nghĩ bạn nên làm mỗi ngày Đó là làm sạch buồng máy và loại bỏ các vật bám còn tồn tại trong máy như: máu và các dụng cụ nhỏ Nếu không có thể làm hỏng và hư hại máy Chúng tôi khuyến nghị rằng bạn nên sử các chất tẩy rửa mà nhà sản xuất khuyến cáo để làm sạch máy.

- Kiểm tra miếng đệm cửa có xuất hiện vết nứt và vỡ hay không Các miếng đệm cửa nên được làm sạch bằng 1 chất tẩy rửa nhẹ như Spray Nine, Fantastik Hoặc dùng vải hoặc bọt biển để làm sạch.

- Khi chạy chu trình tiệt trùng điều quan trọng đó là không nên làm quá tải các khay, buồng tiệt trùng vì nó sẽ làm quá trình tiệt trùng và sấy khô không hiệu quả.

- Thay toàn bộ nước ra khỏi bể bằng nước sạch mới Đảm bảo làm sạch các khay và giá đựng thiết bị bằng các miếng tẩy rửa mềm.

Kiểm tra dây nguồn và phích cắm thường xuyên để đảm bảo chúng không bị quá tải hoặc hao mòn, vì những điều này có thể gây ra hỏa hoạn Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, hãy thay thế dây nguồn ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện.

- Định kỳ nên làm sạch và kiểm tả kỹ lưỡng nồi hấp của mình Đặc biệt là các bộ phận hay bị hao mòn như: miếng đệm, bộ lọc và miếng đệm Nếu những bộ phận này xuất hiện hư hỏng Thì bạn nên thay thế ngay lập tức để đảm bảo thiết bị của bạn được hoạt động tốt Đối với những công việc thay thế này bạn nên tham khảo và cần đến sự tư vấn và hỗ trợ từ nhà sản xuất Hoặc các kỹ thuật viên có chuyên môn để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời nhất.

THU HOẠCH

Qua 6 tuần thực tập vừa qua đã cho em rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm với về ngành nghề mà mình đang theo học Đây là khoảng thời gian rất tuyệt vời và ý nghĩa đố với em Được thực hành lắp điện cực máy ECG , vận hành máy siêu âm, bảo trì nồi hấp tiệt trùng, sửa chữa những máy móc nhỏ,… Hơn hết là được tận tay vận hành, sửa chữa,bảo trì những máy móc chưa được học trên trường Vừa được củng cố thêm kiến thức đã được học trên trường vừa được tiếp nhận thêm kiến thức về những máy móc mới tiên tiến hơn

Tuy nhiên đây chỉ là những bước chuẩn bị ban đầu cho hành trình phía trước, em vẫn phải học tập và trao dồi thêm thật tốt để tự tin hơn

Em cảm thấy mình hoàn thành quá trình thực tập rất tốt Một lần nữa xin được cảm ơn tới các thầy cô giáo của trường Cao đẳng thiết bị y tế Miền Nam, cùng với ban lãnh đạo, các bác của khoa Dược của Trung tâm y tế huyện Lăk đã giúp đỡ em hoàn thành quá trình thực tập tốt đẹp.

Tuần số: 01 Công việc thực hiện

Nhận xét của người hướng Thứ Ngày dẫn

Hai 26/02/202 - Làm quen với môi trường Phạm Đạt

4 bệnh viện, thăm các khoa

- Tìm hiểu và quan sát quy trình làm việc và hỗ trợ bảo trì, sửa chữa thiết bị

- Tìm hiểu về an toàn lao động

- Làm quen với môi trường bệnh viện, thăm quan các khoa

- Tìm hiểu về giấy tờ, lý lịch thiết bị, biên bản kỹ thuật

- Hỗ trợ sửa chữa máy nha

- Tìm hiểu cách vệ sinh màn lọc của tủ an toàn sinh học cấp 2

- Tìm hiểu về cách vận hành máy truyền dịch

- Tìm hiểu về cách vận hành máy bơm tiêm điện

- Hỗ trợ lắp màn lọc của tủ an toàn sinh học cấp 2

- Tìm hiểu về cách vận hành tủ an toàn sinh học cấp 2

- Hỗ trợ thống kê thiết bị cần hiệu chuẩn, kiểm định

- Hỗ trợ di dời và lắp đặt hệ thống X quang kỹ thuật số DR

- Tìm hiểu về bệnh viện, cơ cấu tổ chức của bệnh viện.

Chức năng, nhiệm vụ của phòng thiết bị y tế.

Tuần số: 02 Công việc thực hiện

Nhận xét của người hướng Thứ Ngày dẫn

- Hỗ trợ sửa chữa máy nha

- Hỗ trợ sửa chữa động cơ khí hút dịch

- Hỗ trợ lắp giường bệnh

- Hỗ trợ sửa chữa máy nha

- Làm báo cáo thực tập

- Hỗ trợ thay thế bình oxy cho bệnh nhân

- Hỗ trợ kiểm tra hoạt động hệ thống X quang

- Làm báo cáo thực tập

Tuần số: 03 Công việc thực hiện

Nhận xét của người hướng Thứ Ngày dẫn

- Quan sát và tìm hiểu quy trình lắp đặt hệ thống xét nghiệm

- Làm báo cáo thực tập

Ba 12/03/202 - Hỗ trợ đem gửi lý lịch máy

- Hỗ trợ kiểm tra vận hành máy bơm nước

- Hỗ trợ sửa máy đo điện tim

- Hỗ trợ di dời dời tủ an toàn sinh học cấp 2

- Xem bên kiểm định kiểm định phòng máy x quang và máy CT

- Đi khảo sát hệ thống tủ đông

- Làm báo cáo thực tập Phạm

Tuần số: 04 Công việc thực hiện

Nhận xét của người hướng Thứ Ngày dẫn

- Làm báo cáo thực tập

- Canh chỉnh đồng hồ đo áp suất cơ

- Làm báo cáo thực tập Phạm

- Sắp xếp các vật tư trong khu vật lí trị liệu Phạm

- Làm báo cáo thực tập

- Quan sát bên hãng bảo trì máy xét nghiệm sinh hóa

- Hỗ trợ bảo trì bóng đèn hồng ngoại

Tuần số: 05 Công việc thực hiện

Nhận xét của người hướng Thứ Ngày dẫn

- Kiểm tra huyết áp cho bệnh nhân

- Đi trạm y tế xã Phạm

- Đi trạm y tế xã Phạm

- Hỗ trợ sửa chữa nồi hấp tiệt trùng Hứa

- Hỗ trợ sửa chữa nồi hấp tiệt trùng

- Làm báo cáo thực tập

Ngày đăng: 19/06/2024, 14:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Trung tâm y tế huyện Lăk - báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ sở thực tập trung tâm y tế huyện lăk
Hình 1.1 Trung tâm y tế huyện Lăk (Trang 9)
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Trung tâm y tế huyện Lăk - báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ sở thực tập trung tâm y tế huyện lăk
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Trung tâm y tế huyện Lăk (Trang 10)
Hình 3.1 Máy ECG – 1250k - báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ sở thực tập trung tâm y tế huyện lăk
Hình 3.1 Máy ECG – 1250k (Trang 11)
Hình 3.3 Mặt điều khiển của máy - báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ sở thực tập trung tâm y tế huyện lăk
Hình 3.3 Mặt điều khiển của máy (Trang 12)
Hình 3.4 Mặt bên của máy - báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ sở thực tập trung tâm y tế huyện lăk
Hình 3.4 Mặt bên của máy (Trang 14)
Hình 4.1 Máy monitor Nihon Kohden - báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ sở thực tập trung tâm y tế huyện lăk
Hình 4.1 Máy monitor Nihon Kohden (Trang 17)
Hình 4.2 Mặt trước của máy - báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ sở thực tập trung tâm y tế huyện lăk
Hình 4.2 Mặt trước của máy (Trang 18)
Hình 4.3 Mặt phải của máy - báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ sở thực tập trung tâm y tế huyện lăk
Hình 4.3 Mặt phải của máy (Trang 19)
Bảng 4.1 Một số lỗi của máy monitor - báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ sở thực tập trung tâm y tế huyện lăk
Bảng 4.1 Một số lỗi của máy monitor (Trang 22)
Hình 5.1 Máy siêu âm Hitachi – Anpha 6 - báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ sở thực tập trung tâm y tế huyện lăk
Hình 5.1 Máy siêu âm Hitachi – Anpha 6 (Trang 24)
Hình 5.2 Màn hình chính máy siêu âm - báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ sở thực tập trung tâm y tế huyện lăk
Hình 5.2 Màn hình chính máy siêu âm (Trang 25)
Hình 5.3 Cụm màn hình phụ máy siêu âm - báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ sở thực tập trung tâm y tế huyện lăk
Hình 5.3 Cụm màn hình phụ máy siêu âm (Trang 26)
Hình 5.4 Các nút chức năng máy siêu âm - báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ sở thực tập trung tâm y tế huyện lăk
Hình 5.4 Các nút chức năng máy siêu âm (Trang 26)
Hình 5.5 Kết nối đầu dò với thân máy siêu âm - báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ sở thực tập trung tâm y tế huyện lăk
Hình 5.5 Kết nối đầu dò với thân máy siêu âm (Trang 27)
Hình 5.6 Các đầu dò của máy siêu âm - báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ sở thực tập trung tâm y tế huyện lăk
Hình 5.6 Các đầu dò của máy siêu âm (Trang 27)
w