Mỗi xã, thị trấn có 01trạm Y tế.- Diện tích ở trung tâm 3000m²,gồm 2 khối nhà A và B+ Khối nhà A: Gồm Ban Giám đốc; các phòng chuyên môn; phòng khám đa khoa; một sốkhoa chuyên môn.+ Khối
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và sâu sắc nhất, em mong muốn được bày tỏ đến tất cả cá nhân,
tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình trải nghiệm ngành nghề Điều dưỡng Trong thời gian qua, em đã nhận được nhiều sự quan tâm của quý thầy cô, nhà trường và bạn bè Sau hai ngày trải nghiệm tại các cơ sở y tế là cơ hội giúp em tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức đã học Ngoài ra, đây cũng là cơ hội giúp em kết nối những kiến thức lý thuyết sách vở với thực tế và nâng cao vốn kiến thức chuyên môn Tuy rằng thời gian trải nghiệm không nhiều nhưng trong quá trình đó em đã học hỏi thêm được nhiều điều, mở rộng tầm nhìn và tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế Trước tiên nhóm chúng em xin phép gửi đến ban giám hiệu trường đại học Văn Hiến, quý thầy cô tại khoa y dược đã tạo cơ hội cho chúng em được trải nghiệm tại trung tâm y tế huyện Bình Chánh và trạm y tế xã Phong Phú đã nỗ lực giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu cho
em trong thời gian vừa qua, đã cho chúng em biết tầm quang trọng của việc học tập Nếu như không có những người lái đó như thầy cô sẽ không có chúng em ngày hôm ngay và mai sau Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Phi Hùng đã dạy cho chúng em nhiểu điều hay và đã phổ cập rất nhiều những kiến thức về môn học này Trong thời gian học tập cùng thầy thì chúng em và các bạn đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích cũng như có thể hòa nhập được với môi trường Đại học Thầy không chỉ giảng dạy môn học của mình mà còn dạy nhiều thứ khác có thể giúp ích trong việc học cũng như là kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, thầy hướng dẫn chúng em về môn học chuyên ngành điều dưỡng và các vấn đề trong xã hội rất chi tiết, cụ thể, đầy sự sinh động Và cũng cảm ơn các anh chị đang công tác tại các cơ sở y tế đã tiếp nhận và chỉ dẫn nhiệt tình cho chúng em, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em khảo sát thực tế và nắm bắt kinh nghiệm bổ sung vào bài báo cáo Lần đầu đi trải nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Để bài tiểu luận của em được đầy đủ và mang tính thuyết phục hơn em rất mong nhận được sự góp ý, nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để hoàn thiện kiến thức của chúng em trong lĩnh vực này đồng thời nâng cao kinh nghiệm của bản thân
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
Phần 1: Giới thiệu về cơ sở thực hành trải nghiệm ngành nghề: 4
1.1 Cơ sở 1: Trung tâm y tế huyện Bình Chánh 4
1.1.1 Giới thiệu và mô tả đôi nét về các cơ sở thực hành: 4
1.2 Cơ sở 2: Trạm y tế Phong Phú 4
1.2.1 Giới thiệu và mô tả đôi nét về các cơ sở thực hành: 5
Phần 2: Giới thiệu các khái niệm về ngành nghề điều dưỡng 5
2.1 Khái niệm: 5
2.2 Chức năng: 6
Phần 3: Sơ đồ tổ chức của cơ sở thực hành 7
3.1 Cơ sở 1: Trung tâm y tế huyện Bình Chánh 7
3.1.1 Mô tả cơ sở thực hành 7
3.1.2 Sơ đồ tổ chức cơ sở thực hành 7
3.1.3 Mô tả chức năng cơ sở thực hành 8
3.1.4 Mô tả nhiệm vụ cơ sở thực hành 8
3.2 Cơ sở 2: Trạm y tế Phong Phú 10
3.2.1 Mô tả về cơ sơ thực hành 10
3.2.2 Sơ đồ tổ chức của cơ sở thực hành tại Trạm Y Tế 10
3.2.3 Mô tả chức năng của từng khoa/phòng 11
3.2.4 Mô tả nhiệm vụ của từng khoa/phòng 11
Phần 4 Các hoạt động của cơ sở thực hành 12
4.1 Cơ sở 1: Trung tâm y tế huyện Bình Chánh 12
4.4.1 Khám chữa bệnh: 12
4.1.2 Phòng chống dịch: 12
4.1.3.Truyền thông giáo dục sức khỏe: 12
4.1.4 HIV/AIDS: 12
4.1.5 Chăm sóc sức khỏe sinh sản: 13
4.1.6 An toàn vệ sinh thực phẩm: 13
4.1.7 Chăm sóc sức khỏe ban đầu: 13
4.2 Cơ sở 2: Trạm y tế Phong Phú 13
Trang 34.2.1 Khám chữa bệnh: 13
4.2.2 Phòng chống dịch: 13
4.2.3 Truyền thông giáo dục sức khỏe: 14
4.2.4 HIV/AIDS: 14
4.2.5 Chăm sóc sức khỏe sinh sản: 14
4.2.6 An toàn vệ sinh thực phẩm: 14
4.2.7 Chăm sóc sức khỏe ban đầu: 14
Phần 5: Những trải nghiệm, kiến thức mà các em thu được sau thời gian thực hành .15
Phần 6 Kết luận và kiến nghị 16
6.1 Kết luận 16
6.2 Kiến nghị 17
Phần 7: Cảm nghĩ của em 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4NỘI DUNG BÁO CÁO Phần 1: Giới thiệu về cơ sở thực hành trải nghiệm ngành nghề:
1.1 Cơ sở 1: Trung tâm y tế huyện Bình Chánh
- Tên cơ sở: Trung tâm y tế huyện Bình Chánh
- Địa chỉ: 100 đường Tân Túc, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh
- Thời gian làm việc: Bắt đầu lúc 7h00 – 16h00
Cấp cứu và các khoa nội trú thường trực 24/24
1.1.1 Giới thiệu và mô tả đôi nét về các cơ sở thực hành:
- Tổ chức bộ máy
a Lãnh đạo của tryng tâm y tế: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc
b Các phòng chức năng: có 4 phòng
c Các Khoa chuyên môn: 8 khoa
d Các đơn vị trực thuộc: Có 16 trạm Y tế xã, thị trấn trực thuộc Mỗi xã, thị trấn có 01 trạm Y tế
- Diện tích ở trung tâm 3000m²,gồm 2 khối nhà A và B
+ Khối nhà A: Gồm Ban Giám đốc; các phòng chuyên môn; phòng khám đa khoa; một số khoa chuyên môn
+ Khối nhà B: Khoa khám bệnh, khoa tư vấn, điều trị nghiện chất và HIV/AIDS;
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chung: Quyết định số 1649/QĐ-UBND ngày 28/04/2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Ban hành Quy định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh;
- Các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu
+ Khám chữa bệnh, sơ cấp cứu;
+ Phòng chống dịch bệnh; tiêm chủng;
+ Chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em
+ Phòng chống các bệnh xã hội: Lao, tâm thần, phong, bệnh lây qua đường tình dục + Chương trình Y tế trường học, vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động…
1.2 Cơ sở 2: Trạm y tế Phong Phú
- Tên cơ sở: Trạm y tế Phong Phú
- Địa chỉ: 116 đường D3, Phong Phú, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh
- Thời gian làm việc: 24/24
Trang 51.2.1 Giới thiệu và mô tả đôi nét về các cơ sở thực hành:
- Phong Phú là xã có diện tích tự nhiên 1868 ha, hiện nay dân số của xã là 40.274 người, trẻ em dưới 05 tuổi 1877 trẻ, bao gồm 5 ấp 72 tổ dân phố;
- Trên địa bàn của Xã có 17 Phòng khám tư nhân, Nhà thuốc, đại lý…
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của trạm Y tế: Thực hiện theo Thông
tư 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm Y tế xã, phường, thị trấn
- Tình hình nhân lực : Tổng số nhân sự: 10 người, trong đó :
+ Bác sĩ : 02 bác sỹ luân phiên từ trung tâm y tế
+ Y sĩ: 00
+ Dược sĩ:01
+ Điều dưỡng: 04 ( 02 Trình độ đại học)
+ Nữ hộ sinh :01
+ Bảo vệ : 01
- Trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất
+ Cơ sở vật chất : Được xây dựng đạt chuẩn Quốc gia và đưa vào sử dụng tứ tháng 3 năm
2015 Hàng năm vẫn được duy tu, sửa chữa khi có hư hỏng
+ Trang thiết bị y tế : Được trang bị đủ cơ số và chủng loại phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong xã và khả năng chuyên môn của cán bộ y tế
Phần 2: Giới thiệu các khái niệm về ngành nghề điều dưỡng
2.1 Khái niệm:
- Đã có nhiều định nghĩa đã được đưa ra, một số định nghĩa đã nêu sai về vai trò và con người của ngành Điều dưỡng Ví dụ theo Tạp chí The New Lexicon Wesbter's đã định nghĩa: "Người điều dưỡng là người phụ nữ được huấn luyện để chăm sóc những người
ốm đau" Tuy nhiên, ngày nay có nhiều nam giới đã chọn nghề Điều dưỡng Những người điều dưỡng này được cung cấp những kỹ năng chăm sóc bảo vệ bệnh nhân tốt qua một chương trình đào tạo
- Florence Nightingale đã đưa ra một định nghĩa về ngành Điều dưỡng cách đây hơn 100 năm: "Điều dưỡng là một hành động thiết thực bảo vệ môi trường chung quanh bệnh nhân để giúp cho bệnh nhân bình phục" Trong thuyết đầu tiên này, Florence Nightingale
đã đề cao vai trò của công tác điều dưỡng Người điều dưỡng không những được huấn luyện để chăm sóc bệnh nhân ốm đau mà còn được huấn luyện như những người nội trợ
- Virginia Henderson là một trong những người điều dưỡng đầu tiên nêu ra định nghĩa điều dưỡng (1960): "Chức năng của điều dưỡng là giúp đỡ các cá thể, đau ốm hoặc khoẻ
Trang 6mạnh, giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống và bình phục nhanh chóng Người điều dưỡng cần thiết phải có sức khoẻ, thông minh, có kiến thức và có phong thái làm việc càng nhanh càng tốt" (Henderson, 1966, p.3) Henderson cho rằng người điều dưỡng cần phải chăm sóc bệnh nhân không kể họ ốm đau hay khoẻ mạnh Bà còn đề cập đến việc giáo dục và ủng hộ vai trò của người điều dưỡng
- Canadian Nurses Association (CAN, 1984) đã nêu một định nghĩa về ngành Điều dưỡng như sau: "Điều dưỡng nghĩa là phải chăm sóc bệnh nhân phù hợp với bệnh tật của họ bao gồm cả việc luyện tập về tinh thần, chức năng và phục vụ bệnh nhân trực tiếp hoặc gián tiếp, giúp cho người bệnh cải thiện sức khỏe, ngăn chặn ốm đau, hoà nhập vào cộng đồng
và xã hội"
- Bước vào thế kỷ XXI, người ta đã cố gắng trả lời câu hỏi: "Nếu không có ngành Điều dưỡng thì cái gì sẽ mất?” Người ta đã xem ngành Điều dưỡng như là một nghệ thuật, một môn khoa học Điều dưỡng liên quan đến sức khỏe quá khứ, hiện tại và tương lai Điều dưỡng là một ngành, nghề chăm sóc người bệnh
2.2 Chức năng:
Nhìn chung thì các khái niệm đều mang chung một chức năng là chăm sóc bệnh nhân toàn diện (lấy bệnh nhân làm trung tâm) và thể hiện qua ba chức năng chính
Người điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân toàn diện ( lấy bệnh nhân làm trung tâm) được thể hiện ba chức năng chính:
- Chức năng độc lập:
+ Tiếp đón bệnh nhân, nhận định bệnh nhân theo quy trình điều dưỡng
+ Theo giỏi và đánh giá bệnh nhân trong quá trình chăm sóc, lập kế hoạch
+ Thực hiện kế hoạch chăm sóc, thực hiện các kỹ năng chăm sóc điều dưỡng
+ Thực hiện các quy tắc vô khuẩn khi tiến hành các kỹ thuật chăm sóc, chăm sóc, giải quyết bệnh nhân hấp hối và bệnh nhân tử vong
+ Thực hiện các trường hợp sơ cứu – cấp cứu ban đầu khi chưa có bác sĩ, giúp đỡ bệnh nhân và làm công việc vệ sinh thân thể hay ăn uống và vận động
- Chức năng phối hợp:
+ Phối hợp với một số kỹ thuật viên khác như: X- quang, xét nghiệm, phục hồi chức năng, ECG…để thực hiện một số kỹ thuật chẩn đóan và điều trị cho bệnh nhân
+ Phản ánh các diễn biến của bệnh nhân cho thầy thuốc để phối hợp xử trí kịp thời khi Bệnh nhân chuyển bệnh nặng
- Chức năng phụ thuộc:
Trang 7+ Cho bệnh nhân dùng thuốc ( uống, tiêm truyền,…), thụt tháo theo y lệnh của thầy thuốc
+ Thực hiện một số thủ thuật, theo yêu cầu điều trị Phụ giúp bác sỹ thực hiện một số thủ thuật điều trị Lấy bệnh phẩm để xét nghiệm
Phần 3: Sơ đồ tổ chức của cơ sở thực hành
3.1 Cơ sở 1: Trung tâm y tế huyện Bình Chánh
3.1.1 Mô tả cơ sở thực hành.
Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh là Trung tâm Y tế hạng III trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh
- Cơ cấu tổ chức gồm: Khối trung tâm (Ban giám đốc, 4 phòng, 8 khoa), 16 Trạm Y tế
xã, thị trấn
- Trung tâm Y tế huyện Bình chánh có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật
về y tế dự phòng; thực hiện khám chữa bệnh cho tất cả bệnh nhân (có thẻ BHYT hoặc không có thẻ BHYT) đặc biệt là bệnh nhân lao, tâm thần, động kinh, trầm cảm, HIV/AIDS và 16 Trạm Y tế thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và triển khai dịch vụ tiêm chủng vắc xin phòng bệnh theo nhu cầu và thực hiện các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật
3.1.2 Sơ đồ tổ chức cơ sở thực hành
Giám đốc
Ban thường vụ Đảng ủy
SYT
Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc
Thanh tra sở y tế Văn phòng sở y tế Phòng tổ chức cán bộ Phòng nghiệp vụ y Phòng nghiệp vụ dược Phòng kế hoạch tài chính Phòng quản lý dịch vụ y tế Phòng công nghệ thông tin
Trang 83.1.3 Mô tả chức năng cơ sở thực hành.
Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động và mở tài khoản ở Kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định của Nhà nước
- Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh và hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của Sở Y tế
- Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật
về y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật
3.1.4 Mô tả nhiệm vụ cơ sở thực hành
1 Thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; tiêm chủng phòng bệnh; y tế trường học; phòng, chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe, phát sinh, lây lan dịch, bệnh; quản lý và nâng cao sức khỏe cho người dân
2 Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế; vệ sinh và sức khỏe lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng; giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và dinh dưỡng cộng đồng
3 Thực hiện các hoạt động phòng, chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện; tham gia thẩm định các cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện theo phân cấp; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm, phòng, chống bệnh truyền qua thực phẩm; hướng dẫn, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ăn uống trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp
4 Thực hiện các nhiệm vụ sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng theo quy định của cấp có thẩm quyền và giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho các trường hợp bệnh nhân tự đến, bệnh nhân được chuyển tuyến, bệnh nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chuyển về để tiếp tục theo dõi điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng; thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật, chuyển tuyến theo quy định của pháp luật; khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của pháp luật; tham gia khám giám định y khoa, khám giám định pháp y khi được trưng cầu
Trang 95 Thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng
bà mẹ và trẻ em; phối hợp thực hiện các công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình theo quy định của pháp luật
6 Thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho hoạt động chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và nhu cầu của người dân; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm và an toàn bức xạ theo quy định
7 Thực hiện công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về y tế; tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe
về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện
8 Chỉ đạo tuyến, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật đối với phòng khám đa khoa khu vực, các Trạm Y tế xã, thị trấn, và các cơ sở y tế thuộc cơ quan, đơn vị, trường học, công
ty, xí nghiệp trên địa bàn huyện Bình Chánh
9 Thực hiện công tác đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp
vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho đội ngũ nhân viên y tế, các cộng tác viên khu phố và các đối tượng khác theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật
10 Thực hiện các nhiệm vụ cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng và tiếp nhận thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn theo phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp luật
11 Triển khai thực hiện các dự án, chương trình y tế ở địa phương theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; tổ chức điều trị nghiện chất bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật; thực hiện kết hợp quân – dân y theo tình hình thực tế ở địa phương
12 Thực hiện việc ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh và các Trạm
Y tế xã, thị trấn thuộc Trung tâm Y tế huyện theo quy định của pháp luật
13 Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan
14 Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật
15 Thực hiện công tác quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật
Trang 1016 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh giao
3.2 Cơ sở 2: Trạm y tế Phong Phú
3.2.1 Mô tả về cơ sơ thực hành
Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị về công tác Chăm sóc sức khỏe trong nhân dân tại cộng đồng, đặc biệt năm 2023 đại dịch Covid-19 bùng phát đã tạo áp lực càng lớn với các trạm y tế Trong đó, nhân sự tại các trạm gặp nhiều khó khăn, nhất là bác sĩ Vì thế đã có Chương trình thực hành lâm sàng dành cho bác sĩ y khoa để cấp chứng chỉ hành nghề đa khoa gắn với trạm y tế được xây dựng dựa trên các chuẩn năng lực giúp người thực hành ,sau khi hoàn tất chương trình, có khả năng đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu Các mốc phát triển năng lực trong chương trình được quy định cụ thể và
mô tả đầy đủ để người thực hành biết cần phải làm gì để đạt được năng lực sau 18 tháng.Bên cạnh đó, việc đến thực hành và tăng cường tại các trạm y tế cơ sở giúp các điều dưỡng được gần dân hơn, thấu hiểu và chia sẻ các khó khăn của người dân, mà những người dân này là những người bệnh, từ đó giúp cho người bác sĩ trẻ có thể thực hiện tốt sứ mệnh của người thầy thuốc là điều trị bệnh
Nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe hướng về cộng đồng, năng lực phòng bệnh, và đặc biệt là năng lực hoạt động xã hội Vừa có cơ hội phát triển chuyên môn, vừa có cơ hội cọ xát với nhiều vấn đề thực tế
Việc vừa học , vừa thực hành ở trạm y tế là cơ hội tốt để các y dược mới tốt nghiệp từ từ
áp dụng kiến thức vừa mới học cho việc chăm sóc bệnh nhân, đồng thời rèn cho các y dược ra trường trách nhiệm trước người bệnh của mình
Trước những khó khăn và thách thức về nguồn nhân lực y tế cho y tế cơ sở việc triển khai thí điểm mô hình “Chương thực hành lâm sàng dành cho điều dưỡng mới tốt nghiệp để cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đa khoa” đã và đang giúp giải quyết vấn đề về nguồn nhân lực cho y tế cơ sở đồng thời bảo đảm người dân được tiếp cận chăm sóc y tế sớm nhất, thuận tiện nhất
3.2.2 Sơ đồ tổ chức của cơ sở thực hành tại Trạm Y Tế
Trạm trưởng Phòng khám
bệnh Phòng xét nghiệm
Phòng tiêm
và theo dõi sau tiêm
Phòng quản
lý dược và cơ cấp cứu
Phòng hành chính khám thaiPhòng