1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các yếu tố Ảnh hưởng Đến khó khăn tâm lý khi giao tiếp với cha mẹ của sinh viên trường Đại học công nghệ tp hcm

56 23 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý khi giao tiếp với cha mẹ của sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp.HCM
Tác giả Vũ Thị Thanh Thảo, Trần Thị Trúc Giang, Nguyễn Thị Huyền Trang, Phạm Ngọc Thanh Trúc, Phạm Hoàng Thanh Tâm, Lê Ngọc Loan, Phạm Minh Khôi
Người hướng dẫn ThS. Bùi Vĩnh Nghi, Đặng Nguyễn Yến Nhung
Trường học Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM
Chuyên ngành Tâm lý học ứng dụng
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Kết quả từ nghiên cứu có thể được sử dụng để phát triển các chương trình tư vấn tâm lý, hỗ trợ sinh viên vượt qua những khó khăn trong giao tiếp với cha mẹ, đồng thời cung cấp cho phụ hu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

KHOA TÀI CHÍNH - THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO CUỐI KÌ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÓ KHĂN TÂM

LÝ KHI GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Môn học: Tâm lý học ứng dụng

Giảng viên: ThS Bùi Vĩnh Nghi

Trợ giảng: Đặng Nguyễn Yến Nhung

Nhóm sinh viên thực hiện: Bình Thường

TP Hồ Chí Minh, 2024

Trang 2

KHOA TÀI CHÍNH - THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO CUỐI KÌ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÓ KHĂN TÂM LÝ KHI GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Môn học: Tâm lý học ứng dụng

Giảng viên: ThS Bùi Vĩnh Nghi

Trợ giảng: Đặng Nguyễn Yến Nhung

Nhóm sinh viên thực hiện: Bình Thường

TP Hồ Chí Minh, 2024

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN

HK1A-2024-2025HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG

BÀI LUẬN CUỐI MÔN NHÓM: Bình Thường LỚP: 22DTMA2

Nhóm trưởng (Ký tên)

GIÁ

SV KÝ TÊN

Trang 4

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Trần Thị Trúc Giang Chương 1: Phần nguyên nhân,

các khái niệm Chương 2: Kết quả biểu đồ khảo sát

Đi khảo sát Google Form

Vũ Thị Thanh Thảo Chương 1: Phần nguyên nhân

Chương 2: Kết quả biểu đồ khảo sát

Phần kết luận Làm bảng câu hỏi

Đi khảo sát Google Form

Nguyễn Thị Huyền Trang Chương 1: Phần hậu quả

(1.4.3+1.4.4), tìm các bài báo nghiên cứu phần hậu quả Chương 2: Kết quả biểu đồ khảo sát

Đi khảo sát Google Form Làm Word

Phạm Ngọc Thanh Trúc Chương 1: Phần nghiên cứu

trong nước Chương 2: Phần giải pháp Làm bảng khảo sát Google

Trang 5

Đi khảo sát Google Form

Phạm Hoàng Thanh Tâm Chương 1: Phần nghiên cứu

nước ngoài, nguyên nhân, khai triển ý phần hậu quả 1.4.1 Chương 2: Kết quả biểu đồ khảo sát

Đi khảo sát Google Form

Lê Ngọc Loan Phần mở đầu

Chương 1: Phần nguyên nhân Chuong 2: Kết quả biểu đồ khảo sát

Đi khảo sát Google Form

Phạm Minh Khôi Phần mở đầu

Chương 1: Khai triển ý phần hậu quả (1.4.2)

Chương 2: Kết quả biểu đồ khảo sát

Đi khảo sát Google Form

Trang 6

LỜI CAM KẾT

Nhóm chúng em xin cam đoan đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý khi giao tiếp với cha mẹ của sinh viên trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu độc lập của nhóm Ngoài những thông tin có liên quan đến nghiên cứu đã được trích dẫn theo quy định, toàn bộ kết quả trình bày trong luận án được phân tích từ nguồn dữ liệu điều tra do nhóm trực tiếp thực hiện

Nhóm chúng em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Nhóm sinh viên thực hiện

Bình Thường

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Nhóm em xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và các thầy, cô giáo Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh, khoa Tài Chính – Thương Mại cũng như các cơ quan, đơn vị trong và ngoài trường đã tạo điều kiện để cho nhóm em hoàn thành đề tài này

Nhóm em xin cảm ơn bạn bè, thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và chia sẻ khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô

TS Bùi Vĩnh Nghi và chị trợ giảng Đặng Nguyễn Yến Nhung, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ nhóm em hoàn thành đề tài này

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Khách thể và Đối tượng nghiên cứu 2

5 Phạm vi nghiên cứu: 2

6 Ý nghĩa nghiên cứu: 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1.1 Lịch sử nghiên cứu 3

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước 3

1.1.2 Nghiên cứu trong nước 4

1.2 Khái niệm liên quan 4

1.2.1 Khái niệm khó khăn tâm lý 4

1.2.2 Khái niệm giao tiếp 5

1.2.3 Khái niệm khó khăn tâm lý khi giao tiếp 5

1.2.4 Khái niệm sinh viên 5

1.3 Các yếu tố khó khăn tâm lý khi giao tiếp với cha mẹ của sinh viên 6

1.3.1 Yếu tố từ bản thân 6

1.3.2 Yếu tố từ gia đình 7

1.3.3 Yếu tố từ xã hội 8

1.4 Hậu quả ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý của sinh viên khi giao tiếp với cha mẹ 9

1.4.1 Tạo cảm giác cô đơn và trầm cảm 9

1.4.2 Giảm khả năng giải quyết vấn đề 9

1.4.3 Tạo sự căng thẳng trong mối quan hệ gia đình 10

1.4.4 Ảnh hưởng tiêu cực đến học tập 10

Trang 9

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ 11

2.1 Kết quả 11

2.1.1 Thống kê mô tả 11

2.2 Giải pháp khắc phục 21

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Tài liệu nước ngoài 23

Tài liệu trong nước 26

Sách, tạp chí 27

Tài liệu nước ngoài 27

Tài liệu trong nước 28

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT BẢNG KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ KHI GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM - HUTECH 28

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT GOOGLE FORM 34

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê mô tả đối tượng khảo sát 11

Trang 11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Ảnh 2.1 Kết quả câu hỏi khảo sát gia đình 12

Ảnh 2.2 Kết quả câu hỏi khảo sát bản thân 14

Ảnh 2.3 Kết quả câu hỏi khảo sát bản thân 14

Ảnh 2.4: Kết quả câu hỏi khảo sát xã hội 17

Ảnh 2.5: Kết quả câu hỏi khảo sát hậu quả 19

Ảnh 2.6: Biểu đồ câu hỏi giải pháp 21

Trang 12

về sức khỏe cảm xúc [Trung tâm nghiên cứu Pew Research Center, Qua Rachel Minkin, Kim Parker, Juliana Menasce Horowitz Và Carolina Aragão]

Thực tế, mối quan hệ giữa sinh viên và cha mẹ thường gặp nhiều thách thức, đặc biệt trong giai đoạn sinh viên rời xa gia đình và bắt đầu quá trình tự lập Khó khăn trong giao tiếp có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như căng thẳng, áp lực, và thậm chí ảnh hưởng đến kết quả học tập Giao tiếp gia đình kém hiệu quả có thể gây

ra căng thẳng, lo lắng, và các vấn đề tâm lý khác cho sinh viên Hiểu rõ các yếu tố gây ra khó khăn tâm lý sẽ giúp cải thiện sức khỏe tâm lý của sinh viên, góp phần vào sự phát triển bền vững của họ trong học tập và cuộc sống Trong thời đại công nghệ phát triển và sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, khoảng cách giữa các thế hệ ngày càng rộng Điều này có thể dẫn đến sự hiểu lầm và thiếu thông tin trong giao tiếp giữa sinh viên và cha mẹ Nghiên cứu này giúp phân tích sâu hơn về những thách thức mới trong mối quan hệ gia đình Kết quả từ nghiên cứu có thể được sử dụng để phát triển các chương trình tư vấn tâm lý, hỗ trợ sinh viên vượt qua những khó khăn trong giao tiếp với cha mẹ, đồng thời cung cấp cho phụ huynh các phương pháp giao tiếp hiệu quả hơn với con cái

Xuất phát từ những lí do trên, nhóm chúng em chọn đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý khi giao tiếp với cha mẹ của sinh viên Đại học Công Nghệ TP.HCM - HUTECH

Trang 13

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu và phân tích quan điểm về các yếu

tố ảnh hưởng khó khăn tâm lý khi giao tiếp với cha mẹ của sinh viên Đại học Công Nghệ TP.HCM - HUTECH Cụ thể, nghiên cứu nhằm:

● Khảo sát và mô tả mức độ hiểu biết, nhận thức và thái độ của sinh viên đối với cha mẹ

● Phân tích các yếu tố tác động đến tâm lý của sinh viên như môi trường giáo dục, gia đình, văn hóa xã hội, tôn giáo, truyền thông, và xu hướng toàn cầu hóa

● Đánh giá những ảnh hưởng tiêu cực của việc giao tiếp với cha mẹ ở sinh viên

về mặt giáo dục, tâm lý, sức khỏe, đạo đức, và các mối quan hệ xã hội

● Đưa ra các giải pháp hoặc khuyến nghị liên quan đến việc giao tiếp với cha

mẹ của sinh viên, từ đó đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên từng bước khắc phục những khó khăn trên

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xác định các yếu tố ảnh hưởng: Tìm hiểu và xác định các yếu tố có thể tác

động đến việc gây ra khó khăn tâm lý khi sinh viên giao tiếp với cha mẹ

Khảo sát các yếu tố tâm lý giữa cha mẹ và con cái ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý khi giao tiếp với cha mẹ của sinh viên

Phân tích nguyên nhân và xây dựng giải pháp cho vấn đề được nêu trên

4 Khách thể và Đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Hutech

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý khi giao

tiếp với cha mẹ của sinh viên

5 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Nghiên cứu được bắt đầu từ ngày

21/09/2024 đến 21/10/2024 kết thúc khảo sát

Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Nghiên cứu được tiến hành ở

Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 14

6 Ý nghĩa nghiên cứu:

Nghiên cứu đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý khi giao tiếp với cha mẹ của sinh viên" có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu và cải thiện mối quan hệ gia đình Việc này giúp nhận diện những vấn đề giao tiếp, từ đó đề xuất và giải pháp để cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra các thông tin cần thiết để cha mẹ có thể hiểu và đồng hành cùng con cái tốt hơn, cải thiện môi trường gia đình tích cực hơn Hơn nữa, kết quả nghiên cứu có thể góp phần xây dựng các đề xuất giáo dục phù hợp, góp phần vào sự phát triển bản thân phù hợp hơn của sinh viên, giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống và học tập

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Lịch sử nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước

Tên đề tài: Parent-adolescent conflict: Daily Parent-Teen Conflict and Parent and Adolescent (2020)

Tác giả: Karol Silva, Carol a Ford, Victoria a Miller

Nghiên cứu này áp dụng phương pháp khám phá để tìm hiểu những xung đột giữa thanh thiếu niên và cha mẹ họ trong các gia đình thanh thiếu niên tại Mỹ Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp: phỏng vấn bán cấu trúc và khảo sát bằng bảng câu hỏi Các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc được sử dụng để khám phá các chủ

đề xung đột giữa thanh thiếu niên và cha mẹ của họ, động cơ, cảm xúc và lý do làm

cơ sở cho cách họ phản ứng với xung đột và xác định các yếu tố liên quan đến xung đột và giải quyết xung đột Theo công trình nghiên cứu trên, thì kết quả từ tác giả

đã cho thấy xung đột giữa cha mẹ và con cái thường diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng đến mối quan hệ tổng thể, các yếu tố về sự khác biệt trong kỳ vọng, giá trị

và cách thức giao tiếp là nguyên nhân chính gây ra mâu thuẫn và sự xung đột có thể dẫn đến căng thẳng tâm lý cho cả cha mẹ và con cái, ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm

Thành tích nghiên cứu từ đề tài trên đã đem lại kết quả nghiên cứu chính xác

và trực quan về vấn đề xung đột tâm lý, điều này góp phần tạo ra các phương pháp

để cha mẹ có thể hiểu được những vấn đề xung đột với con cái mình, tuy nhiên với phương pháp nghiên cứu trên thì vẫn còn những mặt hạn chế, phương pháp nghiên cứu không đa dạng về văn hóa hoặc xã hội, kết quả có thể không phản ánh đúng thực tế của toàn bộ sinh viên hay con cái, kết quả có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa của sinh viên Mỹ, khó khăn trong việc kiểm soát biến số, trong tâm lý học có nhiều yếu tố biến số làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu cuối cùng

Trang 15

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam xung đột tâm lý trong quan hệ liên nhân cách và các mối quan

hệ trong gia đình đã được các nhà khoa học nước nhà quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn còn mang tính chất chung chung, tính chất định hướng nghiên cứu là chủ yếu, nhất là khó khăn tâm lý trong giao tiếp của sinh viên

và cha mẹ vẫn còn chưa được nghiên cứu nhiều và toàn diện ở Việt Nam

Theo bài nghiên cứu “Xung đột tâm lý trong giao tiếp với cha mẹ ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở” của Phí Thị Thu Huyền (2026) thì kết quả khảo sát cho thấy căng thẳng thường xuất hiện do sự khác biệt trong nhận thức về sự độc lập, quan hệ xã hội, và các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày như học tập, bạn bè, thói quen sinh hoạt Cho thấy đa số học sinh đánh giá mối quan hệ với cha mẹ là bình thường trong đó đáng lưu ý là một tỉ lệ không nhỏ học sinh không cảm thấy thoải mái, hài lòng trong quan hệ với cha mẹ Nghiên cứu đã xác định các nguyên nhân, biểu hiện của xung đột tâm lý trong giao tiếp giữa học sinh trung học cơ sở và cha

mẹ, đồng thời đưa ra một số giải pháp giúp cải thiện mối quan hệ này Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào học sinh trung học cơ sở tại một địa phương cụ thể, dẫn đến hạn chế về tính đại diện và tổng quát của kết quả Kết quả có thể không phản ánh được toàn bộ bối cảnh xã hội, văn hóa, hoặc những biến đổi tâm lý ở các lứa tuổi khác hoặc ở các địa phương khác Điều này làm giảm khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn, và cũng hạn chế khả năng so sánh với các nghiên cứu khác ở các khu vực hoặc nhóm tuổi khác nhau

1.2 Khái niệm liên quan

1.2.1 Khái niệm khó khăn tâm lý

Tác giả Lê Minh (2018) cho rằng: “Khó khăn tâm lý là sự thiếu hụt, không toàn vẹn về phẩm chất tâm lý thể hiện ở sự hạn chế về mặt nhận thức, thái độ và hành vi làm cá nhân lúng túng, lo lắng, gặp nhiều trở ngại khi tiến hành thực hiện một hoạt động nào đó.” Theo Hoàng Thị Thu Hiền (2022): “Khó khăn tâm lý là những đặc điểm tâm lý không phù hợp với yêu cầu nội dung, đối tượng, hoàn cảnh công việc được thể hiện ở sự hạn chế về mặt nhận thức, thái độ, hành vi, làm cản trở quá trình hoạt động của cá nhân Khó khăn tâm lý thường nảy sinh do các yếu

tố khách quan (điều kiện, môi trường, phương tiện, xã hội ), hoặc các yếu tố chủ quan (nhận thức, thái độ, năng lực, sự hứng thú của mỗi cá nhân).” Trên cơ sở kế thừa các quan điểm nghiên cứu của các tác giả đi trước, có thể hiểu rằng khó khăn tâm lý là trạng thái mà một cá nhân gặp phải khi đối mặt với các vấn đề hoặc thách thức liên quan đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi Những khó khăn này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm áp lực trong công việc, học tập, mối quan hệ

cá nhân, hoặc các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống

Trang 16

Khó khăn tâm lý thường biểu hiện qua các triệu chứng như lo âu, trầm cảm, cảm giác cô đơn Chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày, sự tự tin

và chất lượng cuộc sống của con người Đối với nhiều người, việc nhận diện và giải quyết những khó khăn tâm lý này là rất quan trọng để phục hồi sức khỏe tâm thần

và cải thiện mối quan hệ xã hội

1.2.2 Khái niệm giao tiếp

Theo Thạc Sĩ Nguyễn Ngọc Lâm (1998): “Giao tiếp là một quá trình thiết lập mối quan hệ hai chiều giữa một người với một người hoặc với nhiều người xung quanh, liên quan đến sự truyền đạt thông điệp và sự đáp ứng với sự truyền đạt ấy Giao tiếp là một quá trình qua đó chúng ta phát và nhận thông tin, suy nghĩ, có ý kiến và thái độ để có được sự thông cảm và hành động Tóm lại, giao tiếp là một quá trình chia sẻ qua đó thông điệp sản sinh đáp ứng.” Giao tiếp không chỉ là việc truyền đạt thông tin mà còn là sự hiểu biết lẫn nhau và tạo dựng mối quan hệ Giao tiếp hiệu quả đòi hỏi sự lắng nghe, thấu hiểu và phản hồi tích cực Nó đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từ mối quan hệ cá nhân đến công việc, học tập và tương tác xã hội Thiếu giao tiếp hoặc giao tiếp kém có thể dẫn đến

những hiểu lầm và những xung đột không đáng có

1.2.3 Khái niệm khó khăn tâm lý khi giao tiếp

Khó khăn tâm lý khi giao tiếp là tình trạng mà một cá nhân gặp phải khi cố gắng truyền đạt hoặc tiếp nhận thông tin, cảm xúc và ý kiến từ người khác Theo nghiên cứu của Lê Thị Xuân Mai (2012): “Trở ngại tâm lý trong giao tiếp là toàn

bộ những đặc điểm tâm lý cá nhân và kiểu hành vi ứng xử không phù hợp với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.” Khó khăn này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân bao gồm lo âu, thiếu tự tin, cảm giác không thoải mái, hoặc những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ Những khó khăn này có thể dẫn đến việc không thể bày tỏ rõ ràng suy nghĩ hoặc cảm xúc, gây hiểu lầm và xung đột trong mối quan hệ

Hệ quả là người gặp khó khăn tâm lý trong giao tiếp có thể cảm thấy cô đơn, bị cô lập và không thể xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh

1.2.4 Khái niệm sinh viên

Theo Từ điển Giáo dục học định nghĩa sinh viên như sau: “Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học” (Bùi Hiền, 2001) Họ thường đã hoàn thành bậc học phổ thông và đang theo đuổi kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể Sinh viên không chỉ tham gia vào quá trình học tập mà còn tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu và phát triển bản thân Đây là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của độ tuổi thanh thiếu niên Ở sinh viên có những đặc điểm tâm sinh lý hết sức đặc trưng về ý thức, tư duy, tình cảm do đặc điểm lứa tuổi và tính chất hoạt động học tập ở đại học

Trang 17

Tóm lại, những yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý khi giao tiếp của sinh viên

là những tác động tiêu cực từ gia đình và xã hội, gây ra những vấn đề tâm lý căng thẳng, lo âu và áp lực lên sinh viên Từ đó sinh viên có những rào cản, ngần ngại trong việc giao tiếp và bày tỏ quan điểm của mình với cha mẹ

1.3 Các yếu tố khó khăn tâm lý khi giao tiếp với cha mẹ của sinh viên

1.3.1 Yếu tố từ bản thân

Khi thanh thiếu niên trở nên tự chủ và độc lập hơn họ có xu hướng giữ bí mật chọn những gì tiết lộ cho cha mẹ và những thông tin nào giữ lại Thanh thiếu niên giữ lại thông tin và giữ bí mật với cha mẹ vì nhiều lý do, bao gồm để tránh sự phê bình, đạt được cảm giác tự chủ (Marshall et al 2005), hoặc bảo vệ sự riêng tư của họ (Rote and Smetana 2016) Đặc biệt, nam giới có xu hướng gia tăng sự bí mật với cha mẹ trong giai đoạn đầu đến giữa tuổi vị thành niên (Keijser et al 2010b) Mặc dù việc giữ bí mật có thể là một quá trình bình thường trong sự phát triển của thanh thiếu niên, nhưng nghiên cứu thực nghiệm nhất quán cho thấy rằng sự bí mật

là bất lợi về mặt tâm lý đối với sự phát triển của thanh thiếu niên (Finkenau et al 2002) và liên quan đến mức độ hành vi nội tâm hóa và ngoại tâm hóa cao hơn theo thời gian (Frijns et al 2010) Có thể rằng những thanh thiếu niên giữ kín thông tin với cha mẹ sẽ ít nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ từ cha mẹ, do đó có thể trải qua

sự phát triển tâm lý - xã hội kém hơn gây nên vấn đề khó giao tiếp hơn với gia đình

Ở độ tuổi này, các thanh thiếu niên có nhu cầu khẳng định bản thân và độc lập, điều này có thể dẫn đến những xung đột với cha mẹ

Sự khác biệt về thế hệ: Cách suy nghĩ giữa con cái và cha mẹ có thể khác

nhau do khoảng cách về tuổi tác và kinh nghiệm sống

Tình cảm phức tạp: Con cái có thể cảm thấy ngại ngùng, e dè hoặc lo lắng

khi chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình với cha mẹ

Thiếu kỹ năng giao tiếp: Không biết cách bày tỏ cảm xúc, bạn có thể không

biết cách diễn đạt một cách rõ ràng và hiệu quả những gì mình đang nghĩ và cảm thấy

Sợ xung đột: Bạn có thể tránh những cuộc đối thoại khó khăn vì sợ làm tổn

thương cảm xúc của cha mẹ hoặc gây ra xung đột

Áp lực học tập, công việc: Khi phải đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc

sống, có thể trở nên căng thẳng, dễ cáu gắt và khó kiềm chế cảm xúc

Thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì: Sự thay đổi hormone ở tuổi dậy thì có thể

gây ra những biến đổi về cảm xúc, khiến bạn trở nên nhạy cảm và dễ bị kích động

Tính cách: Hướng nội, ít nói, hoặc có xu hướng giữ mọi thứ trong lòng Điều

này cũng ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp với cha mẹ

Trang 18

1.3.2 Yếu tố từ gia đình

Cha mẹ và con cái có mối liên hệ mật thiết hơn so với những mối liên hệ thông thường Khi bước vào giai đoạn trưởng thành, giữa bố mẹ và con cái sẽ có khoảng cách và những suy nghĩ khác nhau Khi trẻ ở tuổi vị thành niên, quan hệ

cha, mẹ - con bắt đầu trở nên căng thẳng, thậm chí xung đột (Đặng Bích Thủy, 2013;

Lê Minh Nguyệt, 2015) Đôi khi, các em tỏ ra không hài lòng về cha mẹ của mình

“Ấm ức nhưng không làm gì được”, “cãi không được lại lên giường ngồi”, “muốn

bố mẹ hiểu mình, nhưng bố mẹ không nghe, mình chẳng biết làm thế nào” (Trương Thị Thu Thủy và Trần Thị Thanh Loan, 2012) Trong nhận thức của nhiều cha mẹ,

con họ lúc nào cũng còn nhỏ và cần phải dạy dỗ nhiều điều thì mới “nên người” Tác giả Lê Thi trong "nghệ thuật ứng xử giữa cha mẹ và con cái " đã chỉ ra những nguyên nhân, yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng tới cách thức giáo dục con của cha

mẹ Trong đó có một nguyên nhân được bà khá nhấn mạnh là trình độ kiến thức của cha mẹ so với con cái và tâm lý tự ti, thủ cựu, coi thường con trẻ, luôn luôn tuyệt đối hóa vai trò của kinh nghiệm và cho rằng "trứng" không thể "khôn hơn vịt" được

Do đó họ có thái độ giáo dục con rất nghiêm khắc, coi nhẹ đặc điểm phát triển tâm

lý và nhu cầu độc lập của con Cha mẹ thường hay dùng những lời lẽ nặng nề để quát mắng con khi con không vâng lời, kiểm soát cuộc sống của con Chính cách giáo dục nghiêm khắc này đã không còn phù hợp với con ở lứa tuổi trưởng thành

và làm ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm sinh lí ở trẻ Vì vậy, con dần thiếu tự tin, rụt rè và có những khó khăn tâm lý khi giao tiếp với cha mẹ

Cách giao tiếp không phù hợp: Cha mẹ chưa khéo léo, tế nhị trong cách cư

xử, có thể vô tình sử dụng những lời nói nặng nề, chỉ trích, hoặc không biết cách lắng nghe và thấu hiểu con cái

Đòi hỏi, yêu cầu quá cao so với khả năng của con: Cha mẹ đặt quá nhiều kỳ

vọng vào con cái, khiến con cảm thấy áp lực tâm lý và khó lòng đáp ứng

Quá bao bọc: Sự bao bọc con thái quá của cha mẹ thường được thể hiện qua

ba khía cạnh: quá quan tâm, lo lắng, bao bọc đến mọi việc trong cuộc sống của con; Không tin tưởng, không yên tâm giao cho con bất cứ việc gì; Lúc nào cũng cho con còn nhỏ dại chưa biết gì Dù được bộc lộ dưới hình thức nào thì điều đó cũng thể hiện sự thiếu tin tưởng của cha mẹ đối với con

Không có hoặc ít thời gian gần gũi con: Thiếu quan tâm, chỉ tập trung vào

việc nói mà không chịu lắng nghe con cái, thiếu sự tìm hiểu, tâm sự khiến con cảm thấy cô đơn, không được thấu hiểu và khó mở lòng

Can thiệp vào đời sống riêng tư của con: Nghiên cứu chỉ ra rằng phong

cách nuôi dạy của cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ Cha mẹ can thiệp quá sâu, quá gay gắt vào những vấn đề mang tính riêng tư của con cái có thể tạo ra cảm giác lo âu và thiếu tự tin ở trẻ

Trang 19

Thiếu sự giao tiếp tích cực: Cha mẹ không cung cấp môi trường giao tiếp

tích cực, chẳng hạn như khi con chia sẻ, cha mẹ lại cười nhạo, phủ nhận hoặc chỉ trích sẽ khiến con cảm thấy không an toàn và không muốn mở lòng

Sự khác biệt về quan điểm: Cha mẹ và con cái có những quan điểm khác

nhau về cuộc sống, cách nuôi dạy con, dẫn đến những xung đột và bất đồng

Xung đột giữa cha mẹ: Khi con trẻ phải sống trong môi trường thường

xuyên xảy ra xung đột, những mâu thuẫn này không chỉ là sự mệt mỏi của cha mẹ,

mà còn là sự mệt mỏi, khổ sở đối với những đứa con Những nghiên cứu cho thấy con cái có thể bị tác động tiêu cực đến tâm lý và hành vi nếu họ thường xuyên chứng kiến cha mẹ xung đột, dùng những lời lẽ không hay để quát tháo, chỉ trích nhau

1.3.3 Yếu tố từ xã hội

Mâu thuẫn, xung đột tâm lý giữa con cái đến tuổi vị thành niên và cha mẹ được thể hiện qua nhiều khía cạnh tâm lý, trong đó nổi bật là yếu tố biểu hiện căng thẳng về tâm lý, do tác động từ yếu tố xã hội, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới

sức khỏe và tâm lý của con cái (Nguyễn Thị Hồng Hạnh-Luận án Tiến Sĩ Xã Hội Học), ngoài ra tâm lý còn bị ảnh hưởng từ các định kiến xã hội, theo J.P Chaplin

(1968), định kiến là thái độ tiêu cực được hình thành trên cơ sở của yếu tố cảm xúc, định kiến được hiểu là những thái độ tiêu cực nảy sinh trên cơ sở chắc chắn, tập hợp của các quan niệm, ý kiến, niềm tin hoặc biểu tượng có tính chất rập khuôn và đơn giản hóa quá mức về những đặc điểm bề ngoài, thái độ và hành vi ứng xử xã hội, những ấn tượng xấu…về một nhóm người nào đó tùy theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ, điều này góp phần làm ảnh hưởng đến sự xung đột tâm lý Yếu tố xã hội luôn bao gồm môi trường sống, mối quan hệ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và

cả những quy chuẩn xã hội mà con người tuân theo Chúng ảnh hưởng mạnh mẽ

đến tâm lý con người thông qua tương tác hàng ngày (Quỳnh Giang 15/08/2024)

Một môi trường sống tích cực, có sự ủng hộ từ gia đình hay bạn bè đều giúp cá nhân cảm thấy an toàn và tự tin hơn Ngược lại, những áp lực xã hội, xung đột trong mối quan hệ sẽ dẫn đến căng thẳng và rối loạn tâm lý

Ảnh hưởng từ bạn bè, đồng trang lứa: Việc so sánh bản thân với bạn bè

về vật chất, thành tích học tập, ngoại hình có thể tạo ra áp lực lớn, khiến các bạn trẻ cảm thấy tự ti và ngại chia sẻ với cha mẹ

Ảnh hưởng từ các trào lưu: Các trào lưu, xu hướng trên mạng xã hội có thể

khiến các bạn trẻ có những suy nghĩ và hành động trái ngược với quan điểm của cha

mẹ, gây ra xung đột

Thông tin tiêu cực: Tin tức tiêu cực, các vụ việc bạo lực gia đình được đưa

tin rộng rãi có thể khiến các bạn trẻ mất niềm tin vào gia đình và ngại chia sẻ

Ảnh hưởng từ truyền thông: Sự phát triển của mạng xã hội, việc sử dụng

quá nhiều mạng xã hội có thể khiến bạn ít dành thời gian cho gia đình, đồng thời tạo ra một khoảng cách thế hệ giữa bạn và cha mẹ

Trang 20

Hình mẫu lý tưởng: Hình ảnh về gia đình lý tưởng trên truyền hình, phim ảnh có thể khiến bạn so sánh với gia đình mình và cảm thấy không hài lòng

1.4 Hậu quả ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý của sinh viên khi giao tiếp với cha mẹ

Giao tiếp là một yếu tố thiết yếu trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, đặc biệt là trong giai đoạn sinh viên Việc khó khăn trong giao tiếp có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ đến tâm lý của sinh viên mà còn đến kết quả

học tập và mối quan hệ gia đình

1.4.1 Tạo cảm giác cô đơn và trầm cảm

Khó khăn tâm lý của sinh viên khi giao tiếp với cha mẹ thường dẫn đến sự

cô đơn và trầm cảm Theo nghiên cứu của Liu Liu và đồng nghiệp (2019) trong bài viết "The Role of Parental Communication in the Mental Well-being of College Students" cho thấy rằng sinh viên không thể giao tiếp hiệu quả với cha mẹ thường trải qua cảm giác cô đơn và trầm cảm Tại Việt Nam, nghiên cứu của Phạm Thị Hương (2020) trong bài viết "Tình trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên đại học: Một nghiên cứu thực nghiệm" cũng chỉ ra rằng nhiều sinh viên thiếu sự giao tiếp và

hỗ trợ từ cha mẹ, dẫn đến gia tăng triệu chứng trầm cảm và lo âu Cảm giác cô đơn

và trầm cảm mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến lứa tuổi vị thành niên, tạo cảm giác bản thân luôn trong cảm giác lo lắng và căng thẳng về mọi thứ xung quanh, người bị cô đơn và trầm cảm lúc nào cũng tách mình ra khỏi xã hội cũng như cô lập bản thân và né tránh với các mối quan hệ xã hội, nghiêm trọng hơn cảm giác trầm cảm còn có thể dẫn đến nhiều suy nghĩ lệch lạc, thậm chí là tự sát, những trải nghiệm tiêu cực này lâu dài sẽ để lại khó khăn trong việc phục hồi tâm lý và xây dựng lại một cuộc sống tích cực

1.4.2 Giảm khả năng giải quyết vấn đề

Khó khăn tâm lý của sinh viên khi giao tiếp với cha mẹ thường dẫn đến khả năng giải quyết vấn đề kém Teo nghiên cứu của Tavares và Ferreira (2020) trong bài viết "Problem-Solving Skills and Family Communication: A Study of College Students", sinh viên gặp khó khăn trong giao tiếp với cha mẹ có thể thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (2018) trong bài viết "Ảnh hưởng của giao tiếp gia đình đến sự phát triển kỹ năng sống của sinh viên" cho thấy rằng sinh viên không nhận được sự hướng dẫn cần thiết từ cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc đối mặt với các thách thức trong học tập và cuộc sống Khi sinh viên không có cơ hội để chia sẻ ý kiến hay cảm xúc, họ dễ cảm thấy lạc lõng và mất định hướng trong việc giải quyết các vấn đề Điều này làm cho họ trở nên nhút nhát và mất bình tĩnh khi gặp khó khăn, đồng thời thiếu tự tin và quyết

Trang 21

đoán trong quá trình giải quyết các vấn đề Nghiên cứu chỉ ra rằng giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp sinh viên phát triển kỹ năng giải quyết các vấn đề mà còn nâng cao sự tự tin và khả năng độc lập trong cuộc sống Do đó, cải thiện giao tiếp trong gia đình là yếu tố quan trọng trong việc góp phần phát triển kỹ năng sống của sinh viên

1.4.3 Tạo sự căng thẳng trong mối quan hệ gia đình

Khó khăn tâm lý của sinh viên khi giao tiếp với cha mẹ thường dẫn đến sự căng thẳng trong mối quan hệ gia đình, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cá nhân

và học tập Nhiều sinh viên cảm thấy áp lực từ những kỳ vọng cao của cha mẹ, điều này có thể khiến họ ngại ngùng trong việc bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình Nghiên cứu của Duffy et al (2017) chỉ ra rằng "sự không đồng thuận giữa kỳ vọng của cha mẹ và thực tế mà sinh viên trải qua có thể dẫn đến lo âu, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của họ." Khi không thể chia sẻ những lo lắng và khó khăn, sinh viên thường giữ kín cảm xúc, dẫn đến sự cô đơn và tình trạng stress kéo dài Sự căng thẳng này không chỉ làm gia tăng cảm giác bất an mà còn làm suy yếu mối quan hệ với cha mẹ Theo Kitzmann et al (2005), "sự giao tiếp kém giữa cha mẹ và con cái

có thể gây ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng, dẫn đến việc sinh viên cảm thấy thiếu hỗ trợ trong thời gian khó khăn." Khi sinh viên không dám mở lòng, cha mẹ cũng có thể cảm thấy xa cách và không hiểu con cái, tạo ra một vòng lặp tiêu cực Điều này ảnh hưởng đến khả năng học tập của sinh viên, khi họ không thể tập trung

do căng thẳng tâm lý Kết quả là, tình trạng này có thể dẫn đến xung đột gia đình nghiêm trọng hơn, làm cho môi trường sống trở nên không ổn định

1.4.4 Ảnh hưởng tiêu cực đến học tập

Khó khăn tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên và cha mẹ có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đáng kể đến quá trình học tập của sinh viên Nhiều sinh viên cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ cảm xúc, ý kiến hoặc những vấn đề họ đang gặp phải với cha mẹ, đặc biệt là khi có sự khác biệt về quan điểm hoặc kỳ vọng Điều này không chỉ gây ra cảm giác cô đơn mà còn tạo ra một áp lực tâm lý lớn, khiến họ không thể tập trung vào việc học Nghiên cứu của Shulman và Kipnis (2001) chỉ ra rằng "sự thiếu giao tiếp và hỗ trợ từ gia đình có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm và lo âu ở sinh viên", ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập của họ Khi sinh viên không thể bày tỏ những khó khăn và lo lắng của mình, họ thường giữ kín cảm xúc, dẫn đến tình trạng căng thẳng kéo dài Kitzmann et al (2005) cho rằng

"căng thẳng tâm lý từ những mối quan hệ gia đình không ổn định làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ kiến thức", điều này có thể dẫn đến kết quả học tập kém Tình trạng này không chỉ làm giảm sự tự tin của sinh viên trong học tập mà còn tạo

Trang 22

ra một vòng lặp tiêu cực, khi thành tích học tập thấp lại làm gia tăng thêm áp lực từ cha mẹ, khiến cho khó khăn trong giao tiếp ngày càng trầm trọng hơn

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ

Bảng 2.1 Thống kê mô tả đối tượng khảo sát

(Nguồn: Kết quả Google Form)

Về mặt giới tính, tỷ lệ nữ giới tham gia khảo sát chiếm hơn một nửa số lượng các đối tượng, cụ thể là 53,7% Điều này cho thấy nữ giới sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp với cha mẹ hơn là nam giới Ngược lại, có 94 người là nam giới chiếm 46,3% trong khảo sát, cũng là một con số không nhỏ, nhưng vẫn thấp hơn so với nữ giới

Trong số 203 sinh viên tham gia khảo sát, sinh viên Năm 1 có 6 sinh viên chiếm (3%) và Năm 2 có 34 sinh viên (16,7%), Năm 4 có 41 sinh viên (21,7%) Ngược lại sinh viên Năm 3 là những người sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp với cha

mẹ, chiếm 58,6% tổng số người tham gia

Trang 23

Gia đình

Ảnh 2.1 Kết quả câu hỏi khảo sát gia đình

(Nguồn: Kết quả Google Form)

1 Tôi cảm thấy cha mẹ kiểm soát gay gắt, khắt khe

Trong 203 câu trả lời về cảm nhận cha mẹ kiểm soát gay gắt, khắt khe có 32,5% đồng ý, 28,1% hoàn toàn đồng ý, 24,6% cho rằng bình thường, 9,9% không đồng ý và 4,9% hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này(Ảnh 2.1)

2 Tôi cảm thấy cha mẹ thiếu tin tưởng và nghi ngờ mình

Trong 203 câu trả lời về cảm nhận cha mẹ thiếu tin tưởng và nghi ngờ mình

có 39,4% đồng ý, 18,7% hoàn toàn đồng ý, 30,5% cho rằng bình thường, 7,9% không đồng ý và 3,4% hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này(Ảnh 2.2)

3 Tôi cảm thấy khác biệt về quan điểm với cha mẹ

Trong 203 câu trả lời về cảm nhận quan điểm khác biệt với cha mẹ có 34,5% hoàn toàn đồng ý, 22,7% đồng ý, 30,5% cảm thấy bình thường, 9,4% không đồng ý

và 3% hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này(Ảnh 2.3)

4 Tôi cảm thấy cha mẹ thiếu sự quan tâm, ít lắng nghe

Trong 203 câu trả lời về cảm nhận cha mẹ thiếu sự quan tâm, ít lắng nghe có 36,5% đồng ý, 15,8% hoàn toàn đồng ý, 27,6% cảm thấy bình thường, 16,3% không đồng ý và 3,9% hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này(Ảnh 2.4)

5 Tôi cảm thấy cách giao tiếp của cha mẹ không phù hợp

Trong 203 câu trả lời về cảm nhận cách giao tiếp của cha mẹ không phù hợp

có 24,6% đồng ý, 22,2% hoàn toàn đồng ý, 35% cảm thấy bình thường, 10,3% không đồng ý và 7,9% hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này(Ảnh 2.5)

6 Tôi cảm thấy cha mẹ can thiệp quá sâu vào những vấn đề riêng tư của tôi

Trong 203 câu trả lời về cảm nhận cha mẹ can thiệp quá sâu vào vấn đề riêng

tư có 28,1% hoàn toàn đồng ý, 28,1% đồng ý, 20,2% cảm thấy bình thường, 17,7% không đồng ý và 5,9% hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này(Ảnh 2.6)

7 Tôi cảm thấy cha mẹ không tôn trọng quan điểm cá nhân của tôi

Trong 203 câu trả lời về cảm nhận cha mẹ không tôn trọng quan điểm cá nhân có 31% đồng ý, 21,2% hoàn toàn đồng ý, 24,1% cảm thấy bình thường, 16,3% không đồng ý và 7,4% hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này(Ảnh 2.7)

8 Tôi cảm thấy cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào tôi

Trang 24

Trong 203 câu trả lời về cảm nhận cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào bản thân có 33% đồng ý, 29,1% hoàn toàn đồng ý, 24,6% cảm thấy bình thường, 9,4%

không đồng ý và 3,9% hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này(Ảnh 2.8)

9 Cha mẹ không có/ít thời gian để gần gũi tôi

Trong 203 câu trả lời về cảm nhận cha mẹ không có/ít thời gian để gần gũi

có 31% đồng ý, 25,6% hoàn toàn đồng ý, 27,6% cảm thấy bình thường, 11,8%

không đồng ý và 3,9% hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này(Ảnh 2.9)

Nhận xét kết quả khảo sát các câu hỏi về Gia Đình

Từ các kết quả khảo sát trên, ta có thể nhận thấy nhiều sinh viên cảm thấy cha mẹ có kiểm soát gay gắt, thể hiện qua có đến 60,6% đồng ý, cho thấy mức độ đồng ý tương đối cao với việc cha mẹ gây áp lực hoặc kiểm soát gắt gao Chỉ có một số ít sinh viên cảm thấy cha mẹ không kiểm soát hoặc ít kiểm soát

Nhiều sinh viên cảm thấy cha mẹ thiếu tin tưởng và nghi ngờ mình ở mức độ nhất định với 58,1% đồng ý, trong đó 19% sinh viên cho rằng cha mẹ nghi ngờ họ

ở mức rất cao Chỉ có một số ít sinh viên cảm thấy cha mẹ không hoặc ít có thái độ nghi ngờ với 11,3% Nhìn chung, phần lớn sinh viên cảm nhận được sự thiếu tin tưởng và nghi ngờ từ cha mẹ

Một tỷ lệ đáng kể các bạn trẻ cảm thấy có sự khác biệt về quan điểm so với cha mẹ Cụ thể, 57,2% số người tham gia cho biết họ cảm thấy rất khác biệt với quan điểm của cha mẹ Con số này cho thấy một khoảng cách khá lớn trong suy nghĩ giữa các thế hệ Chỉ có một tỷ lệ nhỏ, khoảng 12,4% số người tham gia, cho biết họ hoàn toàn đồng quan điểm với cha mẹ

Cảm nhận của sinh viên về việc cha mẹ thiếu sự quan tâm và ít lắng nghe, kết quả cho thấy 52,3% sinh viên đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với ý kiến này Kết quả khảo sát chỉ ra rằng sinh viên cảm nhận được sự thiếu quan tâm và lắng nghe

từ cha mẹ

Có 46,8% sinh viên cho rằng cách giao tiếp của cha mẹ không phù hợp Ngược lại, có 18,2% sinh viên cho rằng cách giao tiếp của cha mẹ phù hợp hoặc rất phù hợp Trong đó một tỷ lệ khá lớn, 35% chọn phương án trung lập, cho thấy sinh viên chưa chắc chắn hoặc không có ý kiến mạnh mẽ về vấn đề này

Bản thân

Trang 25

Ảnh 2.2 Kết quả câu hỏi khảo sát bản thân

(Nguồn: Kết quả Google Form)

Ảnh 2.3 Kết quả câu hỏi khảo sát bản thân

(Nguồn: Kết quả Google Form) Theo khảo sát có 56,2% sinh viên cảm thấy cha mẹ can thiệp quá sâu vào những vấn đề riêng tư của họ Ngược lại, chỉ có 23,6% sinh viên cho rằng cha mẹ ít hoặc không can thiệp sâu vào đời sống riêng tư của họ Nhìn chung, phần lớn sinh viên cho rằng cha mẹ can thiệp quá mức vào những vấn đề riêng tư của mình

Có 52,2% sinh viên cảm thấy cha mẹ không tôn trọng quan điểm cá nhân

Ngoài ra, 24,1% sinh viên cho rằng việc này là bình thường, trong khi 16,3% không đồng ý và 7,4% hoàn toàn không đồng ý Cho thấy một nửa sinh viên tham gia khảo

sát cảm nhận cha mẹ không thực sự coi trọng ý kiến cá nhân của họ

Đa số sinh viên (khoảng 62,1%) cảm nhận rằng cha mẹ đặt kỳ vọng quá cao, trong khi một phần nhỏ không cảm thấy điều này Cho thấy sự áp lực mà nhiều sinh

Trang 26

viên cảm nhận từ mong đợi của cha mẹ là rất lớn và có thể ảnh hưởng đến tâm lý

và cảm xúc của họ

Về việc cha mẹ không có hoặc ít thời gian để gần gũi, 56,6% sinh viên cũng cảm thấy thiếu sự gần gũi từ cha mẹ, dẫn đến sự thiếu kết nối và hỗ trợ trong mối quan hệ gia đình và từ đó khiến sinh viên có khoảng cách với cha mẹ

Nhìn chung, kết quả khảo sát phản ánh yếu tố gia đình có ảnh hưởng rõ ràng đến cảm nhận của sinh viên khi phần lớn các câu hỏi khảo sát đều có hơn 50% sinh viên thể hiện họ đồng ý Chỉ có duy nhất yếu tố cách giao tiếp của cha mẹ không phù hợp được 46,8% phiếu đồng ý, cho thấy phần lớn sinh viên cảm thấy bình thường với vấn đề này Ngược lại, sinh viên hoàn toàn đồng ý rằng cha mẹ có sự kiểm soát gay gắt và đặt kỳ vọng quá cao vào con cái với tỉ lệ hơn 60% đồng ý Hai câu hỏi này thể hiện rõ ràng nhất cảm nhận về áp lực từ cha mẹ, cho thấy rằng sự

kỳ vọng và kiểm soát gắt gao tác động mạnh mẽ nhất đến tâm lý của sinh viên, làm cho họ cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với cha mẹ

10 Tôi thường cảm thấy lo lắng khi phải chia sẻ cảm xúc của mình với cha

Trong 203 câu trả lời về việc cảm thấy lo lắng khi phải chia sẻ cảm xúc của mình với cha mẹ có 36% đồng ý, 29% hoàn toàn đồng ý, 22% cảm thấy bình thường, 9% không đồng ý và 4% hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này(Ảnh 2.10)

11 Tôi cảm thấy khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc của mình với gia đình

Trong 203 câu trả lời về việc cảm thấy khó khăn khi diễn đạt cảm xúc của mình với gia đình có 39% đồng ý, 21% hoàn toàn đồng ý, 26% cảm thấy bình thường, 11% không đồng ý và 3% hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này(Ảnh 2.11)

12 Tôi lảng tránh những cuộc nói chuyện với cha mẹ để không xảy ra xung đột

Trong 203 câu trả lời về việc cảm thấy khó khăn khi diễn đạt cảm xúc của mình với gia đình có 24% đồng ý, 24% hoàn toàn đồng ý, 33% cảm thấy bình thường, 11 % không đồng ý và 7% hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này(Ảnh 2.12)

13 Áp dụng học tập và thi cử có làm tôi căng thẳng và ít có thời gian dành cho gia đình

Trong 203 câu trả lời về việc cảm thấy khó khăn khi diễn đạt cảm xúc của mình với gia đình có 36% đồng ý, 25% hoàn toàn đồng ý, 23% cảm thấy bình

Trang 27

thường, 11% không đồng ý và 5% hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này(Ảnh 2.13)

14 Tôi cảm thấy khó mở lòng với cha mẹ về các vấn đề cá nhân vì sự khác biệt về thế hệ

Trong 203 câu trả lời về việc cảm thấy khó khăn khi diễn đạt cảm xúc của mình

với gia đình có 32% đồng ý, 31% hoàn toàn đồng ý, 22% cảm thấy bình thường, 8% không đồng ý và 7% hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này(Ảnh 2.14)

15 Tôi thường che giấu cảm xúc của mình và không muốn chia sẻ với cha mẹ

Trong 203 câu trả lời về việc cảm thấy khó khăn khi diễn đạt cảm xúc của mình với gia đình có 37% đồng ý, 29% hoàn toàn đồng ý, 20% cảm thấy bình thường, 9% không đồng ý và 5% hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này(Ảnh 2.15)

Nhận xét kết quả khảo sát các câu hỏi về Bản Thân:

Từ các kết quả của biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy đa số sinh viên đều cảm thấy lo lắng khi phải chia sẻ cảm xúc của mình cho cha mẹ là rất cao (kết quả đồng

ý lên tới 80%), chỉ có một số ít là không cảm thấy lo lắng khi chia sẻ cảm xúc, điều này thể hiện đa số sinh viên vẫn còn tâm lý rụt rè và lo sợ khi phải chia sẻ những cảm xúc của bản thân đến cha mẹ

Sinh viên đồng ý với việc cảm thấy khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ của mình tới gia đình với hơn 85% và chỉ có một số ít là không đồng tình, phần lớn các bạn trẻ thường ngại bày tỏ quan điểm và cảm xúc của mình cho cha mẹ

Đa số sinh viên là bình thường trong việc lảng tránh những cuộc nói chuyện với cha mẹ để tránh xung đột, kết quả cho thấy đa số sinh viên chọn mức độ là bình thường, điều này phản ánh sinh viên thường vẫn giao tiếp với cha mẹ khi gặp nhau chứ không hề cố tình tránh né, không giao tiếp để không phát sinh xung đột

Sự khác biệt về thế hệ ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý giao tiếp giữa cha mẹ

và sinh viên, khi số đông câu trả lời đều lựa chọn hoàn toàn đồng ý và đồng ý cho thấy các bạn trẻ khó mở lòng để bày tỏ các quan điểm của cá nhân với cha mẹ vì sự khác nhau giữa hai thế hệ, và e ngại sự không hiểu biết từ cha mẹ về thế hệ bây giờ, điều này có thể làm gia tăng khoảng cách giữa hai thế hệ

Cuối cùng, phần đông các bạn trẻ đều lựa chọn là đồng ý với việc che giấu cảm xúc của bản thân và không muốn chia sẻ với cha mẹ, các bạn trẻ khi gặp những khó khăn hay những chuyện cá nhân trong học tập, cuộc sống thường che giấu cảm

Trang 28

xúc của mình, thường không bày tỏ để tâm sự với cha mẹ, điều này có thể dẫn đến cảm giác cô đơn và thiếu hỗ trợ từ cha mẹ trong lúc khó khăn

Xã hội

Ảnh 2.4: Kết quả câu hỏi khảo sát xã hội

(Nguồn: Kết Quả Google Form)

16 Các trào lưu, xu hướng trên mạng xã hội tạo ra sự khác biệt trong cách nhìn giữa tôi và cha mẹ

Trong 203 câu trả lời về việc các trào lưu, xu hướng trên mạng xã hội tạo ra

sự khác biệt trong cách nhìn giữa tôi và cha mẹ có 5% Hoàn toàn không đồng ý, 9% Không đồng ý, 24% cảm thấy bình thường, 35% đồng ý và 27% hoàn toàn đồng ý

với ý kiến này(Ảnh 2.16)

17 Tôi cảm thấy các thông tin tiêu cực từ xã hội khiến tôi giao tiếp với cha mẹ

Trong 203 câu trả lời về cảm thấy các thông tin tiêu cực từ xã hội khiến tôi giao tiếp với cha mẹ có 7% Hoàn toàn không đồng ý, 11% Không đồng ý, 33% cảm

thấy bình thường, 31% đồng ý và 18% hoàn toàn đồng ý với ý kiến này(Ảnh 2.17)

18 Sử dụng mạng xã hội quá nhiều khiến tôi dần xa cách, khó giao tiếp với cha

Ngày đăng: 22/10/2024, 15:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến khó khăn tâm lý khi giao tiếp với cha mẹ của sinh viên trường Đại học công nghệ tp hcm
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ (Trang 4)
Bảng 2.1. Thống kê mô tả đối tượng khảo sát - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến khó khăn tâm lý khi giao tiếp với cha mẹ của sinh viên trường Đại học công nghệ tp hcm
Bảng 2.1. Thống kê mô tả đối tượng khảo sát (Trang 22)
20  Hình mẫu gia đình lý tưởng khiến tôi so sánh - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến khó khăn tâm lý khi giao tiếp với cha mẹ của sinh viên trường Đại học công nghệ tp hcm
20 Hình mẫu gia đình lý tưởng khiến tôi so sánh (Trang 43)
20. Hình mẫu gia đình lý tưởng khiến tôi so sánh và cảm thấy không hài lòng - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến khó khăn tâm lý khi giao tiếp với cha mẹ của sinh viên trường Đại học công nghệ tp hcm
20. Hình mẫu gia đình lý tưởng khiến tôi so sánh và cảm thấy không hài lòng (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w