1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưathành niên quy định của pháp luật và thực tiễnáp dụng

21 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên – Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
Tác giả Trần Bảo Ngọc
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hôn Nhân Gia Đình
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" nhận thức được tầm quan trọng về quyền lợi của trẻem, đề tài “Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên- quy định củapháp luật và thực tiễn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN – QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN

ÁP DỤNG.

Người thực hiện: Trần Bảo Ngọc MSSV: 1953801011166 Lớp: TM44B1

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trước xu thế xã hội ngày càng phát triển tiến bộ và thấm nhuần tính nhân văn Nhà nước

ta từ lâu đã biết, muốn xã hội phát triển mạnh mẽ thì phải đặt vấn đề con người lên hàngđầu, luôn đảm bảo chú ý sự phát triển và quyền lợi của yếu tố con người Đặc biệt trênhết, đó là đối với sự phát triển và quyền lợi của trẻ em Đảng và Nhà nước luôn coinhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em là nội dung cơ bản của chiến lược

Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em, trẻ em- là những người dưới 18 tuổi, cũng làcon người, là công dân của một quốc gia nên có đầy đủ các quyền cơ bản của con người,nhưng vì vẫn còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể

cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý, trước cũng như sau khi ra đời Pháp luật quốc tếhiện nay có khoảng hơn 80 văn kiện quốc tế như là “Công ước, tuyên ngôn…” trực tiếphay gián tiếp quy định hoặc có liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ em Từ đó ta có thểthấy, không chỉ ở Việt Nam vấn đề về quyền lợi của trẻ em luôn được đặt lên vị trí hàngđầu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới

"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" nhận thức được tầm quan trọng về quyền lợi của trẻ

em, đề tài “Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên- quy định của

pháp luật và thực tiễn áp dụng.” đã thu hút em, đây thực sự là một trong những điều đã

phản ánh rõ ràng rằng trẻ em luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong việc xây dựngmối quan hệ gia đình trong pháp luật Việt Nam Và với mong muốn tìm hiểu vấn đề nàymột cách sâu sắc, em đã quyết định chọn lựa nó làm đề tài cho bài tiểu luận cuối kì môn

Luật Hôn Nhân và Gia Đình Đề tài tiểu luận được tiếp cận thông qua bốn phần chính:

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀHẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG- CÁC ĐÁNH GIÁ XUNG QUANH ĐỀ TÀI.CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN CHUNG

Với lượng kiến thức hạn chế và trình độ chuyên môn chưa cao, trong suốt quá trình thựchiện bài tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi những sai xót, em rất mong nhận được sựgóp ý và đánh giá từ cô Tác giả bài tiểu luận Trần Bảo Ngọc

Trang 3

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN

1.1.1. Khái niệm con chưa thành niên (người chưa thành niên):

Tại khoản 1 Điều 21 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

“Điều 21 Người chưa thành niên

1 Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.”

Như vậy, con chưa thành niên (người chưa thành niên) là người chưa đủ mười tám tuổi.1.1.2 Khái niệm quyền của cha mẹ với con chưa thành niên:

Tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha

mẹ bao gồm:

“1 Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con pháttriển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình,công dân có ích cho xã hội

2 Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thànhniên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động vàkhông có tài sản để tự nuôi mình

3 Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con

đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự

4 Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân củacha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niênmất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, épbuộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”

Khái niệm hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên:

Trang 4

3 | T r a n g

Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên là việc nhà làm luật đã giới hạnnhằm không cho cha, mẹ thực hiện một số quyền đối với con chưa thành niên trong mộtthời hạn nhất định

1.1.4. Vì sao phải có những quy định về việc hạn chế quyền của cha mẹ với con chưathành niên?

Người ta vẫn thường nói “Cha mẹ nào cũng yêu thương con vô điều kiện” Đúng là vậy,tình yêu gia đình, tình yêu của các bậc cha mẹ, dành cho những người con mình đã sinhthành, nuôi dưỡng, giáo dục và yêu thương luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, đáng quý,đáng được trân trọng nhất vì nó không hề vụ lợi, không hề toan tính, bậc cha mẹ chỉmuốn dành những điều tốt đẹp thuần túy nhất cho con mình

Nhưng bên cạnh đó cũng có những mặt trái, có thể thấy trên thực tế không phải cách yêuthương nào của bậc cha mẹ cũng là đúng đắn, không phải tình yêu thương nào của bậccha mẹ cũng được trọn vẹn, không phải những phương pháp giáo dục, chăm sóc con cáinào của bậc cha mẹ đều thật sự là tốt Trong cuộc sống nhiều nơi, nhiều lúc những giá trịvật chất được coi trọng hơn những giá trị đạo đức, nhiều bậc cha mẹ quan tâm lo lắng đến

sự phát triển nhân cách của con em mình, ngược lại không ít những bậc cha, mẹ tỏ ra thờ

ơ, coi nhẹ trách nhiệm và các quy định của pháp luật Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡngcon chưa thành niên bị vi phạm một cách nghiêm trọng Ở nhiều gia đình, cha mẹ dùng

uy quyền để ép buộc con mình phải nghe theo, đồng thời khi cần cha mẹ sẵn sàng dùng

vũ lực hoặc những lời lẽ có tính chất xúc phạm, hành hạ, ngược đãi con, bỏ rơi con, mặccho con sống một cuộc sống “ thả nổi ” trên các đường phố…

Cha mẹ có quyền yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục đểcon phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo củagia đình, công dân có ích cho đất nước, có những quyền cơ bản đối với con như: quyềnchăm sóc, nuôi dưỡng con, quyền giáo dục con, quyền đại diện cho con, quyền có tài sảnriêng của con, quyền quản lý tài sản riêng của con, quyền định đoạt tài sản cuả con chưathành niên, con mất năng lực hành vi dân sự… Mặc dù các quyền này của cha mẹ làquyền đương nhiên nhưng trên thực tế, có một số trường hợp, để bảo vệ con, cha mẹ bịhạn chế một số quyền đối với con chưa thành niên

Ví dụ:

your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Một ông bố nghiện cờ bạc, rượu bia có thể khiến con mình bắt chước theo.Hay một bà mẹ xúi con mình làm những chuyện trái đạo đức pháp luật.

Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của trẻ em, pháp luật hôn nhân và gia đình ViệtNam đã quy định việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong một

số trường hợp và trong thời gian nhất định Đây là biện pháp chế tài của pháp luật hônnhân và gia đình áp dụng đối với cha, mẹ không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối vớicon chưa thành niên, có hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của người con

1.1.5. Một số đặc điểm của hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên:-Thứ nhất, đây là một biện pháp chế tài của luật hôn nhân và gia đình Pháp luật quy địnhcha mẹ có quyền và nghĩa vụ yêu thương chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, làm gươngtốt cho con về mọi mặt Khi cha mẹ có hành vi nghiêm trong đối với con chưa thành niênhoặc có lối sống đồi trụy…thì cha mẹ sẽ bị áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm, đó làhạn chế một số quyền đối với con chưa thành niên thông qua một quyết định của cơ quannhà nước có thẩm quyền là Tòa án Việc này thể hiện thái độ của nhà nước trong việc bảo

vệ quyền lợi của con chưa thành niên

-Thứ hai, đây là một biện pháp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thànhniên Về mặt sinh học con chưa thành niên còn đang trong độ tuổi hình thành, phát triển

về thể chất và nhân cách Vì vậy, các em cần được sống trong một môi trường an toàn,lành mạnh có sự chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng, của cha mẹ Tuy nhiên, khi cha mẹ cóhành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của con chưa thành niên thì hạn chế quyền cha

mẹ là cần thiết Theo các nhà tâm lý đối với con chưa thành niên mà được sống trong tìnhyêu thương, chăm sóc của cha mẹ vẫn là môi trường sống lý tưởng nhất để các em pháttriển tốt tâm sinh lý Nên việc hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên như thếnào trong thời gian bao lâu cũng cần có sự cân nhắc để bảo vệ quyền lợi tốt nhất của cáccon chưa thành niên

-Thứ ba, hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên chỉ làm hạn chế một sốquyền của cha mẹ chứ không làm chấm dứt mới quan hệ giữa cha mẹ và con

niên:

Trang 6

Với quan điểm trẻ em là tương lai của đất nước, trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội,các quốc gia đều quan tâm bảo vệ quyền lợi của trẻ em Trẻ em được bảo vệ trong giađình và ngoài xã hội Từ khi Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 - đạo Luật hôn nhân vàgia đình đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, pháp luật hôn nhân vàgia đình nước ta đã xây dựng trên cơ sở của nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của các con Kếthừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm

1986 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Luật hôn nhân và gia đình 2014 luôn cảitiến và đem nhiệm vụ bảo về quyền lợi trẻ em làm một trong những nhiệm vụ hàng đầu

Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về các điều khoản xoay quanh việc hạn chế quyền của cha,

mẹ đối với con chưa thanh niên trong Luật hôn nhân và gia đình 2014.

1.2.1 Phạm vi hạn chế quyền

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân,

cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưathành niên, ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lýtài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con

1.2.2 Thời gian hạn chế quyền

Tòa án ra quyết định hạn chế một hoặc một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thànhniên trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạnnày

1.2.3. Những trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con

“Điều 85 Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1 Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây: a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Trang 7

2 Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha,

mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”

Như vậy, đầu tiên tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì cha, mẹ

bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau:

Thứ nhất là cha mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhânphẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trôngnom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhânphẩm danh dự của con được coi là hành vi nghiêm trọng nhất trong các hành vi mà cha,

mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định rất rõ: “1 Mọi người có quyền bất khả xâm phạm

về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn,bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thực đối xử nào khác xâm phạm thân thể,sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”

Nhóm tội phạm xâm phạm tới quyền sống, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe,nhân phẩm, danh dự của con người được quy định tại Chương XIV (từ Điều 123 đếnĐiều 156) của BLHS năm 2015 Tuy nhiên, cần phải lưu ý là cha mẹ, mẹ bị kết án về mộttrong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ývới lỗi cố ý mới bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên Nghĩa vụ của cha mẹ đốivới con được quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình Theo đó, cha mẹ có nghĩa

vụ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con pháttriển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình,công dân có ích cho xã hội; Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không

có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; Không được phân biệt đối xửvới con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụngsức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sựhoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái phápluật, trái đạo đức xã hội Hành vi vi phạm nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng vàgiáo dục con chưa thành niên của cha mẹ có thể bao gồm những hành vi sau đây: cha mẹ

Trang 8

trốn tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc con hoặc thực hiện tráchnhiệm một cách hời hợt, không quan tâm đến cuộc sống của con làm ảnh hưởng đến đờisống vật chất hoặc tinh thần của con; không cho con đi học, bắt làm công việc không phùhợp hoặc quá sức lao động của con; đưa con vào môi trường sống không không lànhmạnh… Những hành vi vi phạm nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dụccon như vậy nhưng đến mức nghiêm trọng thì cha mẹ cũng có thể bị hạn chế quyền đốivới con chưa thành niên.

Thứ hai, phá tán tài sản của con

Theo quy định tại các Điều 75, 76 và 77 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: Con

có quyền có tài sản riêng Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, đượctặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêngcủa con và thu nhập hợp pháp khác Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng

là tài sản riêng của con; Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riênghoặc nhờ cha mẹ quản lý; Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêngcủa con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi cóquyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng kýquyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằngvăn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ… Hành vi phá tán tài sản của con chưa thànhniên có thể hiểu là hành vi sử dụng tài sản của con trái với nhu cầu, lợi ích, nguyện vọngcủa con, gây hậu quả nghiêm trọng đối với tài sản riêng của con chưa thành niên như:dùng tài sản của con chi dùng cho mục đích cá nhân của cha, mẹ; dùng tài sản của convới mục đích kinh doanh bất hợp pháp; có hành vi phá hoại tài sản của con, có hành vichiếm đoạt tài sản của con…

Thứ ba, có lối sống đồi trụy

Người chưa thành niên là đối tượng chưa hoàn thiện về thể chất, tinh thần và nhân cáchnên rất dễ bị ảnh hưởng bởi hành vi, lối sống của cha mẹ mình và rất dễ bị lôi kéo, xúigiục thậm chí ép buộc làm những điều sai trái mà bản thân họ chưa nhận thức được Lốisống đòi trụy của cha mẹ có thể lối sống buông thả, thiếu lành mạnh; nghiện chất kíchthích, ham mê cờ bạc, rượu chè, tàng trữ, mua bán văn hóa phẩm bạo lực, đồi trụy…

Trang 9

Chính lối sống như vậy của cha mẹ thể làm con bắt chước theo hoặc cảm thấy mặc cảm,xấu hổ với bạn bè, người xung quanh…

Thứ tư, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.Một trong nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân vàGia đình năm 2014 là “không được xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp luật,trái đạo đức xã hội” Hành vi sau của cha mẹ có thể được xác định là “xúi giục, ép buộccon làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”: Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi langthang; Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phépchất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ emhoạt động mại dâm; Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩmkích động bạo lực, đồi trụy; Lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghétcha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự củangười khác

Và tại khoản 2 điều luật này có quy định những quyền của cha mẹ đối với con chưathành niên có thể bị hạn chế bao gồm: quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dụccon; quyền quản lý tài sản riêng của con và quyền đại diện theo pháp luật cho con vớithời hạn từ 01 tới 05 năm Nêu rõ căn cứ vào tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án cóthể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 củaLuật này ra quyết định sẽ hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1.2.4 Người có quyền yêu cầu toà án hạn chế quyền

“Điều 86 Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1 Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2 Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

Trang 10

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3 Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm

b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.”

Như vậy, theo quy định tại Điều 86 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

- Về người giám hộ của con chưa thành niên: Người giám hộ của người chưa thành

niên bao gồm người giám hộ đương nhiên hoặc người được UBND cấp xã nơi ngườichưa thành niên cư trú cử hoặc Tòa án chỉ định theo quy định tại các điều 46, 47, 48, 52

và 54 Mục 4 Chương III BLDS năm 2015

Về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên: Người giám hộ đương nhiên

của người chưa thành niên được xác định theo quy định tại Điều 52 BLDS năm 2015 Cụthể là việc xác định người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên theo thứ tựsau đây: Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị

cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là ngườigiám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ;Trường hợp không có người giám hộ là anh hoặc chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại,

bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số ngườitrong số họ làm người giám hộ; Trường hợp không có người giám hộ như hai trường hợptrên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ

Về người giám hộ của người chưa thành niên được UBND cấp xã cử: Việc cử người

giám hộ của người chưa thành niên được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của BLDSnăm 2015 Theo đó, người chưa thành niên không còn cha hoặc mẹ; người chưa thànhniên có cha hoặc mẹ nhưng cha hoặc mẹ mất năng lực hành vi dân sự; cha hoặc mẹ cókhó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha hoặc mẹ bị hạn chế năng lực hành vi dânsự; cha hoặc mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ

mà không có người giám hộ đương nhiên như quy định tại Điều 52 BLDS năm 2015 thìUBND cấp xã nơi cư trú của người chưa thành niên có trách nhiệm cử người giám hộ chongười chưa thành niên Việc cử người giám hộ cho người chưa thành niên phải được sự

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w