1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận quan hệ cha mẹ con phát sinh dựa vào sựkiện nuôi dưỡng và dựa vào sự kiện sốngchung

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ cha, mẹ con phát sinh dựa vào sự kiện nuôi dưỡng và dựa vào sự kiện sống chung
Tác giả Lê Hà Tuyết Anh, Phạm Anh Duy, Đỗ Lê Huy Hoàng, Nguyễn Mai Thủy Tiên
Người hướng dẫn ThS. Lương Thị Thùy Dương
Trường học Trường Đại học Công nghiệp TPHCM
Chuyên ngành Luật Hôn nhân và Gia đình
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Bên cạnh đó giúp mọi người hiểu rõ về nghĩa vụ và quyền chăm sóc của cha mẹ dành cho con cái, và bổn phận của một người làm con.Không những vậy đề tài này còn cho ta hiểu thêm về quan hệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM



KHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN CÓ BÁO CÁO

MÔN HỌC: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

CHỦ ĐỀ:

QUAN HỆ CHA, MẸ CON PHÁT SINH DỰA VÀO SỰ KIỆN NUÔI DƯỠNG VÀ DỰA VÀO SỰ KIỆN SỐNG

CHUNG

GVHD : ThS Lương Thị Thùy Dương

Lớp HP : 422001514201

Trang 2

P a g e | 2

Thành phố Hồ Chí Minh , ngày 20 tháng 09 năm 2023

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM



KHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN CÓ BÁO CÁO

MÔN HỌC: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

CHỦ ĐỀ:

QUAN HỆ CHA, MẸ CON PHÁT SINH DỰA VÀO SỰ KIỆN NUÔI DƯỠNG VÀ DỰA VÀO SỰ KIỆN SỐNG

CHUNG DANH SÁCH NHÓM

Lê Hà Tuyết Anh 21138401

Phạm Anh Duy 21092841

Đỗ Lê Huy Hoàng 21115521

Nguyễn Mai Thủy Tiên 21136601

Trang 3

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2023

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

ST

T

tổng hợp, soạn nội dung

Trang 4

P a g e | 4

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Trường Đại học Công Nghiệp thành phố

Hồ Chí Minh và khoa Luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và hoàn thành

đề tài nghiên cứu này Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên

trong quá trình học tập

Cả nhóm đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong thời gian qua để hoàn thành bài tiểu luận Nhưng do kiến thức hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và làm bài Rất kính mong

sự góp ý của Cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn, sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô dành

cho chúng em trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1.1 Đặt vấn đề: 4

1.2 Mục đích- yêu cầu: 5

1.3 Đối tượng nghiên cứu: 5

1.4 Phương pháp nghiên cứu: 5

1.5 Phạm vi nghiên cứu: 5

PHẦN NỘI DUNG 6

I Quan hệ cha, mẹ và con phát sinh dựa vào sự kiện nuôi dưỡng 6

1 Khái niệm nuôi dưỡng 6

2 Quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng 6

3 Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn 8

II Quan hệ cha, mẹ và con phát sinh dựa vào sự kiện sống chung 9

1.Khái niệm con riêng 9

III Hạn chế và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật hiện hành về mối quan hệ giữa cha, mẹ và con dựa vào sự kiện nuôi dưỡng và sống chung 11

3.1 Những hạn chế dựa trên sự kiện nuôi dưỡng 11

3.1.1 Quy định pháp luật đối với việc nuôi dưỡng trẻ em sau khi cha, mẹ ly hôn 11 3.2 Những hạn chế dựa trên sự kiện sống chung 12

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật giữa cha, mẹ và con 13

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 6

P a g e | 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề:

Trong xã hội hiện nay ta có thể thấy nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ vì không thể tìm được tiếng nói chung Dù vậy thì quan hệ giữa cha, mẹ và con cái là sự yêu thương dành cho nhau vô bờ bến và đầy trách nhiệm trước xã hội.Cha, mẹ luôn yêu thương con cái đó là điều thiêng liêng từ xưa đến tận nay,mối quan hệ đó được pháp luật công nhận và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ

Đối với xã hội, mối quan hệ cha, mẹ, con sẽ là một gia đình đó là cơ sở tế bào của xã hội Gia đình có vai trò quan trọng trong việc sản xuất và duy trì nòi gióng, từ đó sản sinh

ra lao động bằng việc nuôi nấng sức khỏe các thành viên và giáo dục họ trở thành một con người gương mẫu giúp đấ nước phát triển

Hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề xác định quan hệ cha,mẹ,con còn một số hạn chế, bất cập.Pháp luật chưa quy định đầy đủ các vấn đề còn nhiều vướng mắc

Từ đó dẫn đến tình trạng không tuân thủ pháp luật.Thực trang xác định mối quan hệ cha,mẹ,con còn phức tạp và tăng nhanh

1.2 Mục đích- yêu cầu:

1.2.1 Mục đích:

Làm rõ vai trò quan hệ cha , mẹ,con phát sinh sự kiện nuôi dưỡng Bên cạnh đó giúp mọi người hiểu rõ về nghĩa vụ và quyền chăm sóc của cha mẹ dành cho con cái, và bổn phận của một người làm con.Không những vậy đề tài này còn cho ta hiểu thêm về quan

hệ cha,mẹ,con dựa vào sự kiện sống chung và những hạn chế của pháp luật sau khi ch,mẹ

ly hôn.Trong bài còn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quan hệ pháp luật giữa cha,mẹ

và con

1.2.2 Yêu cầu:

Với mục đích của đề tài trên, nhóm tôi đã giải quyết những vấn đề bất cập trong quan

hệ giữa cha,mẹ,con như sau:

+ Quan hệ cha,mẹ,con phát sinh dựa vào sự kiện nuôi dưỡng

+ Quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng

+ Quyền và nghĩa vụ của cha,mẹ đối với con cái sau ly hôn

+ Quan hệ cha mẹ,con phát sinh dựa vào sự kiện sống chung

Bên cạnh đó là những hạn chế và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về mối quan

hệ giữa cha,mẹ,con dựa trên sự kiện nuôi dưỡng và sự kiện sống chung Để mọi người rút kinh nghiệm và nâng cao đời sống trong thực tiễn

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Trong đề tài này nghiên cứu về vấn đề “quan hệ cha,mẹ, và con dựa vào sự kiện nuôi dưỡng và dựa vào sự kiện sống chung”

Trang 7

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Bài nghiên cứu này chúng em đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phân tích, liệt kê, tổng hợp, kết hợp với thực tiễn để đánh giá thực tế nhất có thể phù hợp với từng luận điểm

1.5 Phạm vi nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu kham khảo trên mạng, các bài báo và tài liệu Luật hôn nhân gia đình 2014 và nhiều tài liệu khác liên quan đến quan hệ cha,mẹ,và con cái

PHẦN NỘI DUNG

I Quan hệ cha, mẹ và con cái phát sinh dựa vào sự kiện nuôi dưỡng

1 Khái niệm nuôi dưỡng

Nuôi dưỡng là nghĩa vụ pháp lý mà một người hoặc một số người thực hiện việc trực tiếp sử dụng tiền tài, tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người sống chung với mình ( người được nuôi dưỡng ) có quan hệ: hôn nhân, huyết thống Nhằm mục đích

là tạo điều kiện để duy trì và phát triển cuộc sống của họ

a Quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng hợp pháp

Điều 71 theo Luật Hôn nhân và gia đình :

“1 Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2 Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”

Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ với con chưa thành niên ( Theo điều 21, Bộ luật Dân sự 2015: “ Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi” ) là một nghĩa

vụ trọng tâm Đối với con chưa thành niên là đối tượng luôn được nhà nước quan tâm, bảo vệ và dành những điều tốt đẹp cho cho họ nhằm hướng đến tạo điệu kiện cho họ được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển trong môi trường tốt đẹp nhất, hoàn hảo nhất, phù hợp với phát triển tâm sinh lý nhất

Thông thường, con khi được sinh ra cả cha lẫn mẹ đều đã có nghĩa vụ nuôi dưỡng con

mà không cần phải xét đến bất kì các yếu tố điều kiện nào tác động ( mất năng lực hành

vi dân sự, không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình ) Do đó cả cả cha và mẹ có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc nuôi, nuôi dưỡng con

Cũng như cha mẹ, con cái cũng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ không kế đến bất kì trường hợp nào Con cái có nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ trong mộ trường hợp khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật Nếu trong một gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc cha mẹ Tuy nhiên,

Trang 8

P a g e | 8

nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ không phỉ chỉ phát sinh khi cha mẹ già yếu, bệnh tật hay gặp khó khăn trong cuộc sống mà phải xảy ra trong cuộc sống bình thường khi chăm sóc cha

mẹ là nhiệm vụ hiển nhiên của con cái

2 Quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng

2.1 Quyền và nghĩa vụ của con

Trong thời buổi hiện nay, con cái luôn được pháp luật và nhà nước quan tâm một cách sâu sắc do chúng chính là những mầm non tương lai của đất nước Vì vậy con cái luôn

có một số quyền lợi nhất định để được phát triền toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, trở thành công dân có ích cho xã hội Ngoài những quyền lợi theo quy định của pháp luật thì con cái phải có một số nghĩa vụ nhất định để góp phần xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc Quyền và nghĩa vụ của con cái vừa mang tính đạo đức, chuẩn mực xã hội, vừa mang tính nghĩa vụ, quyền lợi theo pháp luật

Chẳng hạn như con cái phải được yêu thương và tôn trọng có quyền thực các quyền lợi, lợi ích hợp pháp phù hợp với lứa tuổi Và được đảm bảo học tập và giáo dục cũng như đảm bảo phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức Và ngược lại người con cũng phải có trách nhiệm và bộn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn và lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự cha mẹ là người đại diện theo pháp luật ( Điều 22 Điều 136 Bộ Luật Dân sự 2015 ) ( Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ), con không có khả năng lao động ví dụ như con bị khuyết tật, khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cở thể hoặc suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tât khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn hoặc con mắc bệnh dẫn đến mắc khả năng lao động như : AIDS, ung thư, suy thận,… hoặc con không có tài sản tự nuôi mình thì con có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc Con chưa thành niên có quyền tham gia những công việc phù hợp với lứa tuổi với công việc gia đình chỉ cần công việc đó không trái với các quy định của pháp luật

Con đã thành niên có quyền lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, tham gia hoạt động kinh tế, chính trị, kinh tế, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của chính mình Và khi sống cùng với cha mẹ con phải có nghĩa vụ đảm bảo đời sống chung của gia đình chẳng hạn như: tham gia lao động, sản xuất cùng gia đình nhằm tạo thu nhập cho gia đình Và con có quyền được hưởng tất cả tài sản tương xứng với công sức mà mình đã

bỏ ra

Điều 70 theo Luật Hôn nhân và gia đình:

“1 Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2 Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

3 Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không

có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Trang 9

4 Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

5 Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.”

2.2 Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ

Con cái chính là "của để dành", là món quà tinh thần vô giá mà tạo hóa ban cho các bậc làm cha làm mẹ Để có thể tạo cho con cái một môi trường phát triển tốt nhất thì cha

mẹ cần phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con theo quy định của pháp luật Nói chính xác hơn, nếu cha mẹ hoàn thành nghĩa vụ nuôi dạy con cái thì chính những người con này, đến lượt họ, họ sẽ đảm nhiệm tốt nghĩa vụ của người con đối với cha mẹ Yêu thương, chăm sóc con cái là điều kiện tiên quyết để hoàn thành trách nhiệm làm cha mẹ.Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái trở thành công dân tốt và để con được hưởng một nền giáo dục toàn diện và phát triển về mọi mặt Cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ và chăm sóc con cái khi con chưa thành niên, chưa có tự khả năng lao động, và ngay cả khi đã thành niên nhưng bị tàn tật… đó là những gì mà không chỉ pháp luật quy định mà cả đạo đức con người cũng không cho phép lương tâm cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ đó Như đã đề cập ở mục 2.2 Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật ( Điều 22 Điều 136 Bộ Luật Dân sự

2015 ) ( Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ) và bảo vệ lợi ích hợp pháp của con, nuôi dưỡng, chăm sóc con

Theo Điều 2, Khoản 3 của Luật Hôn nhân và gia đình nguyên tắc cơ bản của chế độ độ hôn nhân và gia đình Gia đình phải ấm no, hạnh phúc, các thành viên quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, không phân biệt đối xử giữa các con dó cha mẹ phải đối xử, quan tâm, chăm sóc, giáo dục các con như nhau cha mẹ không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ Do đó, hành vi phân biệt đối xử giữa các con của cha mẹ là hành vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam Hoặc là nhận thức của cha mẹ còn hạn chế, nhiều gia đình đã bắt trẻ tham gia lao động cực nhọc ở tuổi thiếu niên nhi đồng Họ lợi dụng trẻ em ngây thơ, không bị công

an theo dõi để xúi dục làm cả những việc trái pháp luật như đưa thuốc phiện, ma túy, heroin… hoặc dẫn trẻ chưa đến tuổi vị thành niên vào con đường cờ bạc, mại dâm… Điều 69 theo Luật Hôn nhân và gia đình:

“1 Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2 Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3 Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên,

Trang 10

P a g e | 10

con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4 Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc”

3 Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn

Ly hôn có thể gây tổn thương cho con cái dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa, nhất là đối với những đứa trẻ còn quá nhỏ Bởi thông thường trẻ con ở mọi độ tuổi đều biểu hiện rõ nỗi buồn của chúng Vậy nên điều mà cả hai vợ chồng quan tâm hơn cả chính là khi cha

mẹ ly hôn

Việc nuôi con sau khi ly hôn thường sẽ căn cứ vào quyền lợi của con về mọi mặt, từ

đó Tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con Căn cứ vào Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình

2014 như sau:

“1 Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2 Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3 Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha

mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, ở quy định trên đã nêu rõ sau khi ly hôn cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con của mình và sau khi ly hôn vợ và chồng có quyền thỏa thuận trực tiếp về việc nuôi dưỡng con cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con Nếu trong trường họp cha, mẹ không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con

Ví dụ : Anh B cùng với chị A có một đứa con đầu lòng 39 tháng tuổi Và chị A đang mang thai đứa con thứ hai được 7 tháng Do có nhiều bất đồng nên anh B và chị A muốn

ly hôn Thì quyền nuôi con sẽ được phân chia như thế nào?

- Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 con dưới 36 tháng tuổi của bạn sẽ

ưu tiên giao cho người mẹ nuôi Còn đứa nhỏ trên 36 tháng tuổi trường hợp chồng bạn giành quyền nuôi con thì toà án sẽ xem xét điều kiện về vật chất và tinh thần 2 bên cụ thể: nơi ở, thu nhập, thời gian dành cho con… Từ các điều kiện đó Toà sẽ xem xét giao con cho ai là tốt nhất cho đứa trẻ

II Quan hệ cha, mẹ và con cái phát sinh dựa vào sự kiện sống chung

Thông thường mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ dựa trên sự kiện nuôi dưỡng có cùng có quan hệ huyết thống từ đó sinh ra quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái

và con cái đối với cha mẹ Tuy nhiên, khi ở xã hội hiện nay hiện tượng ly hôn có xu

Ngày đăng: 23/05/2024, 17:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w