Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Thực trạng tình hình cung, cầu của Nescafé tại thị trường Việt Nam” để tìm hiểu rõ hơn về cung cách vận hành của thương hiệu này và đưa ra những giải ph
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
-Học phần: Kinh tế vi mô
Tiểu luận
Đề tài: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CUNG, CẦU CỦA NESCAFÉ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Minh Trang Sinh viên thực hiện: Phạm Khánh Nga
Lớp: KDQT50C1
Mã SV: KDQT50C10325
Hà Nội - 2024
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới và đứng đầu về năng suất trồng cà phê với 2,4 tấn/ha trong bản Đánh giá thường niên 2021/2022 của Tổ chức Cà phê Quốc tế Với tình hình khả quan của thị trường cà phê Việt Nam, nước ta đã chứng kiến những thành tựu và hứa hẹn to lớn mà lĩnh vực này có thể đem đến tăng trưởng kinh tế cũng như những cơ hội xuất khẩu mới
Trong bối cảnh rất đáng hi vọng của thị trường Việt, Nescafé là một cái tên tiêu biểu có thể được nhắc đến với rất nhiều đóng góp và thành tích đáng nể trong năm
2023 Đây là một trong ba ông lớn chiếm tới hơn 80% thị phần cà phê hòa tan tại Việt Nam Chính Nescafé đã đem đến nguồn lợi nhuận khổng lồ, từng bước giúp Nestlé trở thành thương hiệu thực phẩm hàng đầu trên thế giới
Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Thực trạng tình hình cung, cầu của Nescafé tại
thị trường Việt Nam” để tìm hiểu rõ hơn về cung cách vận hành của thương hiệu
này và đưa ra những giải pháp, đề xuất để giúp sản phẩm tiếp tục giữ vững vị thế của mình trên thị trường đầy thách thức và ấn tượng khách hàng trong và ngoài nước
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận về quy luật cung cầu và việc vận dụng vào mô hình kinh doanh sản phẩm cà phê của thương hiệu Nescafé tại Việt Nam
- Tổng hợp và phân tích thực tế tình hình cung và cầu về thị trường tiêu dùng cà phê của Nescafé, những yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp
3 Phương pháp nghiên cứu
- Trong quá trình nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp biện chứng, bài tiểu luận còn sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê
Trang 3- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
4 Câu hỏi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
- Người viết xác định câu hỏi nghiên cứu như sau: “ Qua cơ sở lý luận về cung và
cầu, Nescafé đã đạt được những kết quả kinh doanh gì và cần có những giải pháp như thế nào để Nescafé tiếp tục tăng trưởng doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới?” Về đối tượng nghiên cứu, bài tiểu luận sẽ tập
trung vào hai đối tượng chính là tình hình người tiêu dùng và doanh nghiệp
Nescafé tại Việt Nam
5 Khái quát thị trường cà phê hòa tan Nescafé tại Việt Nam
Trang 4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH CUNG CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
1 Lý thuyết thị trường và giá cả
1.1 Thị trường
● Khái niệm:
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán hàng hóa , dịch vụ giữa tập hợp những người mua và người bán
● Sơ đồ luân chuyển trên thị trường:
Hình 1.1 Sơ đồ luân chuyển trên thị trường
1.2 Giá cả
● Giá cả là sự phản ánh một cách tương đối giá trị của hàng hóa, là dấu hiệu thể hiện sự khan hiếm của hàng hóa hay sự khan hiếm của nguồn lực sản xuất ra hàng hóa
● Giá cả được quyết định thông qua sự vận động của cung và cầu trên thị trường
2 Lý thuyết cung cầu
2.1 Cầu
2.1.1 Khái niệm:
Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, với các điều kiện khác không thay đổi
Trang 52.1.2 Lượng cầu
● Lượng cầu là lượng hàng hóa/ dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định
● Lượng cầu thị trường tại mỗi mức giá là tổng lượng cầu các cá nhân trên thị trường tại mức giá đó
Giá Lượng cầu của
A Lượng cầu của B Lượng cầu thị trường
Hình 1.2 Bảng biểu diễn lượng cầu cá nhân và cầu thị trường
2.1.3 Quy luật cầu
● Lượng cầu của một hàng hóa/ dịch vụ giảm khi giá của hàng hóa/ dịch vụ đó tăng và ngược lại
2.1.4 Các yếu tố quyết định cầu
● Giá cả
● Thu nhập
● Các hàng hóa liên quan ( hàng thay thế, hàng bổ sung)
● Thị hiếu
● Kỳ vọng 2.2 Cung
2.2.1 Khái niệm
Cung là lượng hàng hóa/ dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định 2.2.2 Lượng cung
● Lượng cung bất kì loại hàng hóa nào là lượng hàng mà người bán có thể và sẵn lòng bán
2.2.3 Quy luật cung
● Với các yếu tố khác không đổi, lượng cung của một hàng hóa tăng khi giá của nó tăng → giá cả và lượng cung có tỷ lệ thuận với nhau 2.2.4 Các yếu tố quyết định cung
● Giá cả đầu vào
● Giá cả
● Công nghệ
● Kỳ vọng
Trang 6CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
1 Cầu của thương hiệu cà phê Nescafé tại thị trường Việt Nam
1.1 Thu nhập người tiêu dùng
Trang 7● Theo Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III/2023 là 7,1 triệu đồng, tăng 146 nghìn đồng so với quý II/2023 và tăng 359 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước
Hình 2.1 Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý 3/2023
● Sau khi trải qua đại dịch Covid-19 đầy thách thức, doanh nghiệp và người lao động lại tiếp tục hứng chịu “bão suy thoái" toàn cầu Nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đơn hàng sụt giảm Điều này dẫn đến các công ty phải sa thải nhân viên với số lượng lớn
● Do đó, người tiêu dùng vẫn lựa chọn sản phẩm có uy tín và mua sắm
tiết kiệm → cà phê Nescafé là mặt hàng thứ cấp → cầu về cà phê
tăng
1.2 Giá cả và các hàng hóa liên quan
● Với chiến lược xoay chuyển giá linh động cùng với nhiều dòng sản phẩm, Nescafé vẫn đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, vừa kích
thích cầu mua từ người tiêu dùng → cầu tăng
Trang 8
Hình 2.2 Đánh giá giá cả thương hiệu cà phê
● Theo (InfoQ VN , 2021), giá cả các mặt hàng của Nescafé nằm ở mức trung bình
Do đó vẫn sẽ có sự cạnh tranh về giá so với nhãn hàng có giá cả phải chăng hơn,
cụ thể là Vinacafé Tương tự, theo (Vinaresearch , 2013), Nescafé được khách hàng đánh giá là nhãn hiệu quốc tế với mức giá cả phù hợp 1
● Tuy nhiên, Nescafé lại được đánh giá cao hơn về chất lượng sản phẩm cũng như
sự đa dạng về dòng các sản phẩm Đây là một lợi thế lớn để thương hiệu này khẳng định vị thế của mình trên thị thường Việt
Hình 2.3 Đánh giá về chất lượng và đa dạng dòng sản phẩm
1.3 Thị hiếu người tiêu dùng
Thực tế ghi nhận tại thị trường cà phê hòa tan tại Việt Nam đã có không ít những thương hiệu đã khẳng định được vị thế của mình với độ nhận diện cao và độ phủ sóng lớn Có thể kể đến những cái tên như Trung Nguyên với sản phẩm G7, Wake up của Vinacafé Biên Hòa hay Cà Phê Phố của Food Empire Singapore Tuy nhiên, Nescafé của Nestlé đã làm tốt trên thương trường với những kế hoạch marketing thu hút cùng với chiến lược cạnh tranh giá và đa dạng hóa dòng sản phẩm
Thị hiếu là một yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp Thấu hiểu thị hiếu khách hàng tại Việt Nam là một quyết định sáng
1Vinaresearch (2013) KHẢO SÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ BỘT HÒA TAN NĂM 2013.
Trang 9suốt của Nescafé giúp thương hiệu này thỏa mãn được khẩu vị của ngừoi
tiêu dùng Việt dù xuất điểm là một doanh nghiệp nước ngoài → cầu tăng
Hình 2.4 Nescafé đứng vị trí thứ hai về mức độ nhận diện đầu tiên nhưng
lại có mức độ nhận diện cao nhất2
1.4 Kỳ vọng người tiêu dùng
Trong thời kỳ đổi mới và không ngừng sáng tạo về kinh tế, số lượng doanh nghiệp đang không ngừng tăng lên theo thời gian Bên cạnh đó, số lượng nhân viên văn phòng cũng dần tăng lên Đây cũng là phân khúc khách hàng tiềm năng của cà phê uống liền Hiểu được tâm lý khách hàng, Nescafé đã không ngừng cho ra đời những dòng sản phẩm phù hợp và có giá cả phải chăng ở phân khúc này, có thể kể đến Nescafé 3in1, bên cạnh đó là những sản phẩm cà phê dạng lon tiện lợi, dễ dàng di chuyển và mang theo
→ Tạo sự tin tưởng và uy tín với khách hàng → cầu tăng
2Vinaresearch (2018) Báo cáo nghiên cứu mức độ phổ biến thương hiệu (PBI) cà phê hòa tan.
Trang 102 Cung của thương hiệu cà phê Nescafé tại thị trường Việt Nam
2.1 Giá đầu vào
Theo Cafebiz, năm 2023 là một năm cà phê Việt Nam đạt giá cao kỷ lục nhưng lại “mất mùa được giá” Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê của nước ta trong niên vụ 2022 - 2023 ước tính chỉ đạt khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn, giảm 10 đến 15% so với niên vụ trước Lý do được đưa ra
là do thời tiết không thuận lợi và nông dân đang dần chuyển dịch cây trồng sang các loại cây ăn trái
Thế nhưng, giá của mặt hàng này lại chạm mức kỉ lục trong 30 năm vừa qua
Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 12 đạt 207.613 tấn với trị giá hơn gần 600 triệu USD, tăng mạnh 74% về lượng và tăng 68,1% về trị giá so với tháng trước
đó Cả năm 2023, nước ta thu về hơn 4,2 tỷ USD với 1,62 triệu tấn cà phê xuất khẩu, giảm 8,7% về lượng nhưng tăng 4,6% về trị giá so với cùng kỳ
năm trước → Nguồn cung giảm.
Hình 2.5 Giá cà phê tại thị trường nội địa năm 2023 2.2 Công nghệ
Hiểu được những khó khăn mà thị trường nguồn cung cà phê đang gặp phải, Nescafé đã có những chiến lược vô cùng khôn ngoan trong việc đảm bảo nguồn cung, đồng thời tận dụng nguồn tài nguyên và địa lý Việt Nam, nhằm giúp đỡ nông dân Việt Nam được huấn luyện cách trồng cà phê vừa đảm bảo chất lượng hạt, vừa giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và đối phó với những vấn
đề về môi trường
2.2.1 Mô hình sản xuất bền vững
Trước bối cảnh thị trường cà phê đang không ngừng đẩy giá, tình hình môi trường ở các vùng đất trồng cây cà phê lại chịu những ảnh hưởng nặng nề
Trang 11từ việc khai thác quá đà dẫn đến trình trạng nghiêm trọng về vấn đề xói mòn đất
Theo Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2011), độ che phủ của rừng ở Đăk Lăk đến năm
2000 đã giảm xuống còn khoảng 1 triệu ha (52%) Trong đó rừng giàu chỉ còn 1,5%, thường phân bố trên núi cao; diện tích rừng tự nhiên tập trung vào trạng thái rừng non (35%) Các kiểu rừng 3-5 tầng có tác dụng phòng
hộ đầu nguồn, chống xói mòn tốt đã biến thành các kiểu rừng một tầng, chất lượng kém hoặc là các thảm cây trồng nông nghiệp, công nghiệp khác Tổng diện tích rừng mất đi trong vòng 20 năm (1982 - 2002) lên đến
277.800ha, như vậy bình quân mỗi năm mất đi khoảng 14.000ha rừng Diện tích rừng mất nhanh nhất là trong 10 năm gần đây (giai đoạn 1992- 2002), bình quân mỗi năm mất 27.140ha rừng tự nhiên Suy giảm tài nguyên rừng không chỉ là vấn đề diện tích rừng bị biến mất, mà còn kéo theo các ảnh hưởng như: suy giảm chất lượng rừng, thiệt hại về sinh kế, thiếu đất canh tác, suy giảm nguồn nước Bên cạnh đó, Trái Đất cũng đang có xu hướng nóng lên toàn cầu vì bị ảnh hưởng quá nhiều từ xưởng sản xuất công
nghiệp
Ông David Rennie, Giám đốc Các Thương hiệu Cà phê của Tập đoàn Nestlé cho biết: “Nhiệt độ tăng cao sẽ làm giảm đến 50% diện tích trồng phù hợp đối với cây cà phê vào năm 2050 Đồng thời, khoảng 125 triệu nhà nông dựa vào cây cà phê để kiếm sống và ước tính khoảng 80% các hộ gia đình trồng
cà phê sống ở mức hoặc dưới mức nghèo khổ Do đó, cần phải có những hành động cụ thể để đảm bảo tính bền vững lâu dài của cà phê.”
Thấu hiểu được tình trạng ấy, Nescafé Việt Nam đã lên kế hoạch cho kế hoạch Nescafé Plan Được đưa vào hoạt động từ năm 2011, Nescafé Plan
đã được ra đời với mục đích xây dựng nền nông nghiệp tái sinh, nói không với phát thải và đồng thời cải thiện tay nghề trồng cà phê của hàng trăm ngàn nông dân Việt Tính đến nay, Nescafé Plan đã đem đến những thành tựu đáng nể như: hơn 330.000 nông dân đã được chỉ dạy kiến thức canh tác tiên tiến, góp phần tăng 30% - 150% thu nhập cho nông dân, tiết kiệm 40%
- 60% lượng nước tưới so với phương pháp truyền thống, 73.5 triệu cây
Trang 12giống tốt đã được gieo trồng, 20% lượng phân bón và thuốc trừ sâu đã bị cắt giảm.3
Năm 2023, Nescafé tiếp tục công bố kế hoạch Nescafé Plan 2030 nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Một số mục tiêu mà dự án này đặt
ra là:
● Hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang canh tác cà phê tái sinh
● Tập trung vào các nguồn mà Nescafé thu mua 90% số lượng cà phê
● Phát triển bằng cách xây dựng nền tảng một cách vững chắc
3Nescafé Việt Nam (2023) Nâng Niu Ươm Trồng | Nescafe Vietnam [online]
www.nescafe.com Available at: https://www.nescafe.com/vn/ca-phe-ngon-vi-moi-truong/nang-niu-uom-trong [Accessed 22 Jan 2024]
Trang 13Hình 2.6 Kế hoạch Nescafé Plan 2030 2.2.2 Tái chế bao bì “Nâng niu đóng gói”
Nescafé là nhãn hàng cà phê đầu tiên trên thị trường tại Việt Nam ra mắt bao bì nhựa được thiết kế cho tái chế, góp phần giảm thiểu chất thải nhựa ra ngoài môi trường Năm 2025, thương hiệu này cam kết sẽ chuyển đôi 100% bao bì hiện tại sang bao bì được thiết kế cho tái chế (D4R), góp phần giảm thiểu đáng kể chất thải nhựa
2.3 Mạng lưới phân phối
Với công ty mẹ là Nestlé - một thương hiệu đã có tiếng trên thị trường quốc
tế và một nguồn hỗ trợ vốn hùng mạnh, Nescafé luôn cố gắng để phủ sóng sản phẩm của mình và chiếm lĩnh thị phần trên thương trường
Chiến lược phân phối chính của Nescafé là “Wherever – Whenever –
However”, Nescafé muốn xây dựng hệ thống mạng lưới dày đặc, phân phối
chặt chẽ nhằm phủ sóng thị trường với mật độ cao Đồng thời, nhãn hàng còn áp dụng chiến thuật “ Tăng chiết khấu cho sức mua lớn”, khi mua sản phẩm với số lượng lớn, đại lý sẽ được chiết khấu lên đến 10% Con số nỳ
Trang 14hiện đang có tính cạnh tranh rất lớn khi đem so sánh với những đối thủ khác như G7 hay Vinacafé
Không những vậy, Nescafé còn phân phối mặt hàng của mình trên đa kênh: người tiêu dùng, điểm bán lẻ, nhà phân phối, siêu thị, các kênh thương mại điện tử,