1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Nghiên cứu áp dụng công cụ thẩm định cân bằng Carbon Ex-Act tính toán lượng phát thải KNK trong canh tác lúa của tỉnh Thanh Hóa

59 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu áp dụng công cụ thẩm định cân bằng Carbon Ex-Act tính toán lượng phát thải KNK trong canh tác lúa của tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Lờ Diệu Linh
Người hướng dẫn PGS.TS. Lờ Thu Hoa
Trường học Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế - Quản lý tài nguyên và môi trường
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 20,99 MB

Nội dung

LOI CAM KETKính gửi: Ban giám hiệu trường đại hoc Kinh tế Quốc Dân Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Thu Hoa Hội đồng cham thi chuyên đề tốt nghiệp Tên tôi là: Lê Diệu Linh Sinh viên lớp:

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

CHUYEN DE THUC TAP

Chuyên ngành: Kinh tế - Quan lý tài nguyên và môi trường

Đề tài: Nghiên cứu áp dụng công cụ thẩm định cân bằng Carbon Ex-Acttính toán lượng phát thải KNK trong canh tác lúa của tỉnh Thanh Hóa

Họ và tên sinh viên: Lê Diệu Linh

Trang 2

LOI CAM KET

Kính gửi: Ban giám hiệu trường đại hoc Kinh tế Quốc Dân

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Thu Hoa

Hội đồng cham thi chuyên đề tốt nghiệp

Tên tôi là: Lê Diệu Linh

Sinh viên lớp: Kinh tế- quản lý tài nguyên môi trường 59Khoa: Môi trường, biến đổi khí hậu và đô thị

Sau thời gian thực tập tai UBND Phường Tinh Hải, TX.Nghi Sơn, tỉnh

Thanh Hóa, dưới sự hướng dẫn của công chức Lê Văn Quý, tôi đã hoàn thành

chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu áp dụng công cụ thâm định cân

bằng Carbon EX-ACT tính toán lượng phát thải KNK trong canh tác lúa của tỉnh

Thanh Hóa”

Nay tôi viết đơn này với nội dung sau:

Tôi xin cam đoan răng, bản chuyên đề thực tập này là công trình nghiên

cứu độc lập, do bản thân tôi hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Thu

Hoa và sự giúp đỡ của các cán bộ tại cơ quan thực tập Các số liệu, các tài liệutham khảo đều được trích dẫn nguồn rõ ràng và ghi trong danh mục tài liệu thamkhảo Tôi xin cam đoan các số liệu trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên!

Hà nội, ngày 25 tháng 11 năm 2020

Sinh viên

Linh

Lé Diéu Linh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ củacác cá nhân Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn thựctập PGS.TS Lê Thu Hoa Bằng những lời khuyên chân tình, sự hướng dẫn cụ thể,

chi tiết và phương pháp làm việc thực tế, cô đã giúp đỡ em rất nhiều dé em hoànthành chuyên đề một cách tốt nhất

Em cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo và các anh, chị công tác tại UBND

Phường Tĩnh Hải đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tậptại cơ quan Việc được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc giúp em có thêm hiéu

biết kiến thức và yêu cầu công việc trong tương lai

Và cuối cùng, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân,

các bạn của tôi, những người đã góp ý và giúp đỡ, động viên tôi nhiều trong quátrình nghiên cứu và thực hiện tốt chuyên đề tốt nghiệp này

Một lan nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LOI CAM KET

LOI CAM ON

DANH MUC BANG

DANH MUC HINH

09)0/9671005 1

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN ĐÁNH GIÁ

PHAT THAI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC SAN XUẤT

0 5

1.1 Biến đỗi khí hậu và ứng phó với biến đối khí hậu 5

1.1.1 Biến đối khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu 5

1.1.2 Ứng phó với biến đổi khí hậu 2-2 2 2+2 6

1.1.3 Phát thải KNK trong canh tác lúa và ứng phó với hiện tượng

nóng lên toàn cẦU - 2: + 2+2 +E+SESEEEEE2E2EEEEEEEEEE2E121 71212 creC 7

1.2 Phát thải khí nhà kính ra môi trường từ quá trình canh tác lúa

1.4 Công cụ tính toán lượng phát thải khí nhà kính EX-ACT 14

1.4.1 Tổng quan về công cụ tính toán phát thải khí nhà kính EX-ACT14

1.4.2 Cau trúc co bản của công cụ thâm định cân bang Carbon

EX-1.5 Kinh nghiệm ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa làm giảm lượng

phát thai KNK ở Việt Nam và một số nước trên thế giới 21

Trang 5

CHƯƠNG 2 THỰC TRANG SAN XUẤT LUA VÀ PHÁT THAI

KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VUC CANH TAC LUA CUA

TINH THANH HÓA - s2 2° e+2vsseetvxseotrsseosrssee 23

2.1 Đặc điểm chung và thực trạng canh tác lúa hiện nay của tỉnh

Thanh Hóa .s- 5 <5 < 5< < 9.9.9 9000 0009090090090 23

2.1.1 Đặc điểm chung của tinh Thanh Hóa 2- 5-52 ©52¿ 23

2.1.2 Thực trạng canh tác lúa của tỉnh Thanh Hóa 25 2.2 Thực trang phát thải KNK trong quá trình canh tác lúa 27

2.3 Biện pháp giảm lượng khí nhà kính phát thải từ quá trình canh

2.3.1 Đề án, dự án giảm phát thải khí nhà kính trong quá trinh canh

tác lúa của tỉnh Thanh Hóa . 5+5 2222 £c+e+zzzsees 31

2.3.2 Dự án chuyén đổi co cau trồng lúa sang các loại cây trồng khac38

CHƯƠNG 3 SỬ DỤNG CÔNG CỤ EX-ACT TÍNH TOÁN MỨC

GIAM PHÁT THAI TRONG QUÁ TRÌNH CANH TÁC LUA 42

3.1 Dự án chuyển đổi từ mô hình canh tác lúa truyền thống sang

canh tác lúa theo mô hình nông nghiệp bền vững (VnSATT) 42

3.1.1 Bối cảnh và hoạt động của dự án - + «<< s+<cc+xss2 42

3.1.2 Vận dụng quy trình thâm định cân bằng Carbon vào dự án

chuyên đổi mô hình canh tác lúa sang các loại cây trồng khác 44 LOT KET LUẬN 2e 5° 5< 5° 5£ 5< S£Ss£Ssssessessesserserserserse 49

TÀI LIEU THAM KHHẢO -. 2-2 s se sssssessssssesssse 51

Trang 6

DANH MỤC BANG

Bảng 1.1 : Phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp khu vực miền Trung năm

Bảng 1.2 : Sơ đồ ứng dụng công cụ tính toán phát thải EX-ACT 20

Bang 2.1 : Đặc điểm canh tác của các giống lúa sản xuất ở vụ xuân năm 2017 26Bảng 2.2 : Thực trạng phát thải KNK của giống lúa ngắn ngày và dài ngày của

khu vực miền Trung ¿25s +E£2EE+EE£EE£EEE2EE2E1E717112112117171211 11x, 28

Bảng 2.3 : Lượng phát thải KNK khi áp dụng các biện pháp quản lý nước khác

nhau tại khu vực miền TIUNG 0 eeeececeeseeeeesnceeeeeaceeeenceeeeeaeeceeeeeeeeaeecsenaeeeseaeeerees 29

Bang 2.4 : Mức phat thải trong lĩnh vực canh tác lúa khi áp dung các biện pháp

quản lý nước trên đồng ruộng -. - 2-2: +©£+E£+EE£EE+£E++EEEEEerErrkerrxerkerxee 29Bảng 2.5 : Lượng phân bón sử dụng trong canh tác lúa của khu vực miền Trung

01090 30 Bảng 2.6 : Phát thải KNK trong canh tác lúa khi sử dụng các loại phân bón khác MAU ooo 31

Bang 2.7 : Tổng kết mô hình canh tác lúa của tỉnh Thanh Hóa 38Bảng 2.8 : Diện tích cây trồng được chuyên đổi từ diện tích canh tác lúa kém

Bảng 3.1 : Lượng phát thải KNK khi thay đổi biện pháp quản lý nước giữa các[000 46Bảng 3.2 : Lượng phát thải KNK khi thay đổi lượng phân bón giữa các kịch ban46Bảng 3.3 : Lượng phát thải KNK khi thay đổi phương pháp quan lý phế phụphẩm giữa các kịch bản - ¿5:22 55222x22E2EEE221122122112711271211 21121211 xe 47

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1:Nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Dat năm 1850 — 2017 5

Hình 1.2: Tỷ lệ phần trăm tăng/giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp 10

Hình 1.3: Giao diện màn hình Mô-đun 1 của EX-ACTT - s55 5+<<s52 15 Hình 1.4: Giao diện màn hình Mô- đun 2 của Ex-Act -5 5555 +<<<<<<+ 16 Hình 1.5: Giao diện màn hình mô-đun 3 của Ex-Act +-<<<<+<<<<+ 16 Hình 1.6: Giao diện man hình mô-đun 4 của Ex-ACt - - 5555 2<<<s+<+<<+ 17 Hình 1.7: Giao diện màn hình Mô-đun 5 của Ex-ACt .-c 52-5 s‡<<++<ss2 18 Hình 1.8: Giao diện màn hình Mô-đun 6 của Ex-ACt << 555 5< <<<<<<<+ 18 Hình 1.9: Giao diện màn hình mô-đun 7 của Ex-AC( 55555555 <<++<<++ 19 Hình 1.10: Giao diện màn hình mô-đun 7 của Ex-Act -55<<<<<<<+ 20

Hình 1.11 : Kịch bản được xây dựng dé phat triển khi sử dụng Ex-Act 21Hình 2.1: Bản đồ hành chính của tinh Thanh Hóa - 2-52 2552552 ©52£š 24Hình 3.1: Bản đồ vị trí khu vực nghiÊn CỨU - 5 SĂ + Ssserrereeerrserreree 43Hình 3.2: Kết quả tính toán lượng phát thải KNK khi áp dụng các biện pháp tối

ưu giảm phát thải KNK được trích xuất từ công cụ EX-ACT - 48

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

phát trién phù hợp trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội

Nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng kinh tế nặng nề nhất do BĐKH

nhưng cũng là ngành có mức độ phát thải KNK cao, đóng góp vào trong quá

trình gây nên BĐKH Lượng KNK phát thải ra từ lĩnh vực nông nghiệp chiếm11-14% tổng lượng KNK trên toàn cầu trong đó canh tác lúa chiếm tỷ trọng caonhất (gần 60% tỷ trọng trong lĩnh vực nông nghiệp) Theo FAO, quy mô phátthải KNK từ nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng do nhu cầu tiêu dùng tăngcao và sử dụng nhiều phân đạm trong quá trình sản xuất

Bên cạnh đó, nông nghiệp cũng là ngành có tiềm năng giảm phát thảiKNK với mức chỉ trả thấp và hiệu quả hơn so với lĩnh vực công nghiệp như nănglượng Canh tác lúa không chỉ là lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp do BĐKH màcòn là lĩnh vực có mức phát thải KNK tương đối nghiêm trọng đóng góp vào quá

trình nóng lên của toàn cầu Vì vậy, cần áp dụng các biện pháp canh tác lúa phù

hợp giúp mang lại lợi ích về kinh tế và giảm lượng KNK phát thải ra môi trường

Dé đưa ra các các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu giảm nhẹ BĐKH

nói chung và giảm lượng phát thải KNK ra môi trường trong lĩnh vực canh tác lúa nói riêng các công cụ tính toán phát thải KNK đã được nghiên cứu và áp

dụng vào thực tế ở một số quốc gia có nền nông nghiệp phát triển giúp cung cấpthêm thông tin dé có thé đưa ra những chính sách phát triển chiến lược phù hợp

Công cụ thâm định cân bằng Carbon Ex-Act là một trong những công cụ đánhgiá tác động của dự án trong canh tác lúa và thay đôi mục đích sử dụng đất được

sử dụng phổ biến ở một số quốc gia nhằm đưa ra các chiến lược phát triển xanh,

Trang 9

các chương trình mục tiêu quốc gia để ứng phó với BĐKH, phát triển theo hướng

tăng trưởng xanh, thân thiện với môi trường mà quan trọng nhất là giảm tối đa

mức phát thải KNK ra môi trường.

Thanh Hóa đang là một trong những tỉnh được chú trọng phát triển kinh tế

trọng tâm của cả nước trong 10 năm tới Cùng với xu hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa của cả nước Thanh Hóa cũng dang dần chuyên mình Nhiều khucông nghiệp đã mọc lên trên địa bàn tỉnh song song với đó là diện tích đất nôngnghiệp đang dan bị thu hep và chuyên sang phát triền công nghiệp Dé đảm bảothu nhập cho người nông dân và phát triển bền vững theo chỉ thị của chính phủ,Thanh Hóa đã thực hiện đổi mới cây trồng trên địa bàn tỉnh Một số dự án canhtác lúa mang lại lợi ích kinh tế cao hơn và giảm lượng KNK ra khí quyền đượcđưa vào thí điểm sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn toàn

tỉnh.

Đề tài “Nghiên cứu áp dụng công cụ thẩm định cân bằng Carbon Ex-Act

tính toán lượng phát thải KNK trong canh tác lúa của tỉnh Thanh Hóa” hệ thônghóa các vấn đề liên quan từ cơ sở khoa học, kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế

giới về công cụ tính toán phát thải KNK Ex-Act, lựa chọn mô hình canh tác lúamang lại hiệu quả kinh tế cũng như giảm thiểu tối đa lượng KNK phát thải ra môt

trường.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của nghiên cứu là hệ thống hóa các va đề liên quan từ cơ

sở khoa học và kinh nghiệm quốc tế về công cụ thâm đinh cân bang carbon nhằmtính toán lượng phát thải KNK từ các mô hình canh tác lúa hiện nay Áp dụngcông cụ thâm định cân bằng carbon ExAct dé đánh giá các mô hình canh tác lúatại tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuất lựa chọn mô hình canh tác tối ưu mang lại hiệuquả kinh tế và góp phan giảm phát thải KNK trong sản xuất lúa gạo của tỉnh

Đề đạt được mục tiêu của bài nghiên cứu, chuyên đề nghiên cứu các vấn

Trang 10

3 Đối tượng nghiên cứu.

Vấn đề phát thải KNK của các mô hình canh tác lúa trên địa bàn tỉnhThanh Hóa.

5 Phương pháp nghiên cứu.

Chuyên đề đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

ePhương pháp thu thập tài tiệu: tìm hiểu tổng quan tài liệu về cơ sở lýluận và kinh nghiệm thực tế từ các quốc gia trên thế giới qua các nguồn tạp chí,các công thông tin điện tử của các tổ chức nghiên cứu và hành động quốc tế(FAO, IPCC ), báo cáo chính phủ việc áp dụng công cụ tính toán KNK, thầmđịnh cân bằng carbon trong lĩnh vực sản xuất lúa

«Phương pháp phân tích, thu thập số liệu: Các số liệu, tài liệu nền tangđược thu thập từ niên giám thống kê của tỉnh Thanh Hóa (cục thống kê) số liệubáo cáo trong đánh giá cân bằng Carbon của một số dự án thay đổi mục đích sửdụng đất của tỉnh Thanh Hóa Từ đó so sánh, đánh giá dựa trên các yêu cầu détìm ra mô hình và phương pháp canh tác phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh

e Nguồn dữ liệu được nghiên cứu sử dụng: điều tra, tìm hiểu các tài liệu là

các công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước đã thử nghiệm và đạt

được kết quả tốt về giảm lượng phát thải KNK trong canh tác lúa

ePhương pháp tổng hợp thông tin: Từ các nguồn thông tin, số liệu, báocáo thu thập được dé áp dụng phân tích thành các biểu đồ, bảng biểu, các hình

ảnh thực tiễn từ dự án nhằm mang lại kết quả cao trong quá trình thực hiện báo

cáo chuyên đề này

eSử dụng công cụ EX-ACT dé tính toán phát thải KNK trong lĩnh vực sảnxuất lúa

6 Nội dung của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Chuyên đề được bố cục theo 3 chươngchính:

Trang 11

Chương 1: Cơ sở ly luận về đánh giá phát thải KNK trong lĩnh vực sản

xuất lúa

Chương 2: Thực trạng sản xuất và phát thải KNK trong lĩnh vực canh

tác lúa của tinh Thanh Hóa

Chương 3: Thử nghiệm áp dụng công cụ Ex-Act để tính toán phát thai

KNK trong canh tác lúa của tinh Thanh Hóa

Trang 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN ĐÁNH GIÁ

PHAT THAI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VUC SAN

XUẤT LÚA

1.1 Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến doi khí hậu.

1.1.1 Bién đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cau.

Theo Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), “KNK là nhữngkhí có khả năng hấp thu các bức xạ sóng dài và phân tán nhiệt cho Trái Dat, gây

nên hiện tượng HUNK Thanh phần cầu tạo bao gém các khí CO2, N:O, CFC,

CH¿ và hơi nước ”

BĐKH đang là vấn đề nóng thu hút rất nhiều sự quan tâm của các quốcgia trên thế giới Từ các báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra răng, BĐKH đã làm cho

nhiệt độ trên bề mặt trái đất tăng cao kéo theo đó là sự thay đổi về chất lượng khí

quyền mang lại tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người cũng như

hệ sinh thái động thực vật Nhiệt độ trái đất tăng cao khiến cho băng tan gây nên

hiện tượng nước biển dâng cao làm ngập úng các khu vực đất trũng thấp, con

người và sinh vật bị ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hằng ngày,làm

thay đôi năng suất sinh học của hệ sinh thái

Global Average Temperature 1850 - 2017

T © 6©: 6 +*> 0œ oỒœ

© N

Land data prepared by Berkeley Earth and combined |" -0.4

with ocean data adapted from the UK Hadley Centre

° œ

Global temperature anomalies relative to 1951-1980 average

Vertical lines indicate 95% confidence intervals

oe =-0.8

1860 1880 1900 1920 1940 1960 1980 2000 2020

Hình 1.1:Nhiét độ trung bình trên bề mặt Trái Dat năm 1850 — 2017

Nguồn: Berkeley Earth (2017)

Global Temperature Anomaly (° C)

Trang 13

Các hiện tượng khí hậu thay đổi theo hướng tiêu cực như lũ lụt, mưa bãođang ngày càng tăng nhanh kéo theo đó là hiện tượng nước biên dâng gây nên lũlụt triền miên Theo thống kê, trong những năm gan đây hiện tượng bão lũ ngàycàng mạnh cấp 4 và 5 đã tăng lên đáng kể, lũ lụt hoành hành ở nhiều quốc giatrong đó Việt Nam đang là đất nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đũ lụt và sạt

lở đất gây ra trong năm 2020 Hạn hán kéo dài khiến cho nguồn nước ngọt trởnên khan hiếm, ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sản lượng vàchất lượng sản phâm khiến nguồn cung lương thực thực phẩm trở nên khó khăn

Nguyên nhân gây ra hiện tượng BDKH do sự thay đổi của thiên nhiên(khách quan) và nguyên nhân chủ yếu do sự tác động của con người lên bề mặtTrái Đất (chủ quan) Lượng KNK phát thải ra môi trường từ các hoạt động sảnxuất nông nghiệp, nguồn nước, khí COa phát thải trong quá trình đốt cháy cácnguyên nhiên liệu hóa thạch như dau khí, than, quá trình sản xuất xi mang N2Ođược sinh ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp điển hình là canh tác lúa (quá

trình sinh trưởng, bón phân và đốt đồng cỏ) CH¿ phát thai trong quá trình lên

men trong ruột động vật nhai lại và khai thác than.

Từ các nghiên cứu báo cáo của các quốc gia trên thế giới, tiềm năng phát

thải lượng KNK với mức độ phát thải tuyệt đối các nguồn phát thải chủ yếu đến

từ các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, chất thải và lâm nghiệp Trong đóngành nông nghiệp là ngành phát thải KNK ra môi trường lớn nhất Theo báo cáocủa IPCC 2014 đã đưa ra rang sự nóng lên của toàn cầu chủ yêu do hoạt độngcủa con người, con người đã lạm dụng và sử dụng nguồn tài nguyên chưa hợp lýnhư phát thải lượng lớn khí COa từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, NzO phátthải trong quá trình canh tác lúa, trong các lĩnh vực sản xuất điện và giao thông

1.1.2 Ung phó với biến đổi khí hậu.

Trước những hậu quả ngày càng nghiêm trong của BĐKH, các quốc giatrên toàn thế giới đã và đang tìm kiếm những lối đi mới với mục đích thúc day sự

tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống xã hội đi cùng với giảm thiểu các tác độngtiêu cực lên người mẹ thiên nhiên Về cơ bản, dé ứng phó với BĐKH cần thực

hiện giảm thiêu tác động và thích ứng với điều kiện thay đổi nhằm giảm lượng

KNK phát tahri ra môi trường cũng như tận dụng mọi cơ hội thuận lợi mà BĐKH

mang đến

Nhận thức được van đề BDKH là vô cùng quan trọng và cấp bách, nhiều

quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã thực hiện ký Công ước khung của

Liên hiệp quốc tế về BĐKH (UNFCCC) từ năm 1992.Trải qua gần 30 năm ké từngày ký kết hiệp định, các chính sách về phát triển kinh tế theo hướng bền vững,

Trang 14

ngăn ngừa sự can thiệp của con người đến bầu khí quyên đã trở thành kim chỉnam của công ước quốc tế Các hiệp định được ký kết như Nghị định Kyoto

(1997) là xác định chỉ tiêu giảm phát thải, theo cơ chế cùng thực hiện, phát triểnsạch và buôn bán phát thải quốc tế; Hiệp định Paris (2015) quy định về giữ mức

tăng nhiệt độ trung bình toàn câu trong khoảng 1.5-3 độ C, mục tiêu đặt ra trong

hiệp định trong 5 năm tiếp theo sẽ huy động khoảng 100 tỷ USD mỗi năm từ cácnước phát triển để chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng từ các quốc gia đangphát triển Việt Nam là một trong những quốc gia đã tích cực xây dựng thànhcông cho nghị định Paris, nổi bật nhất là cam kết đóng góp giảm phát thai KNK ởmức giảm 8% so với kịch bản phát thải vào năm 2030 và có thể giảm đến 25%nếu nhận được hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế

1.1.3 Phát thai KNK trong canh tác lúa và ứng phó với hiện twong nóng

lên toàn cau.

Nông nghiệp là lĩnh vực phụ thuộc đa số bởi các yếu tố tự nhiên như: khíhậu, nguồn nước, đất đai, nhiệt độ, độ pH trong đất, điều kiện địa hình canhtác nên sẽ là ngành hứng chịu ảnh hưởng tiên cực nặng nề nhất từ BĐKH Tuynhiên nông nghiệp cũng là ngành phát thải lượng KNK lớn nhất, tác động lên quá

trinh BĐKH.

Theo báo cáo của IPCC năm 2014 thì lượng KNK phát thai từ hoạt độngsản xuất nông nghiệp như sản sinh ra khí CH¿ trong quá trình canh tác lúa ngập

nước và quá trình lên men trong ruột của các loài động vật nhai lại (trâu, bò),

phát thải lượng khí COotir hoạt động đốt cháy đồng ruộng và xử lý các phế phụphẩm nông nghiệp, N20 sinh ra trong quá trình bón phân và quá trình Nitrat hóatrên đất lúa

Nông nghiệp là lĩnh vực mang lại giá trị kinh tế chủ yếu đối với một sốquốc gia đang phát triển trên thế giới Vì vậy, dé thích ứng va ứng phó được vớiBĐKH cần nâng cao hệ thống nông nghiệp để đảm về an ninh lương thực cũngnhư phát triển toàn diện về các lĩnh vực kinh tế- xã hội Tại Việt Nam, tong

lượng phát thai KNK trong thời ky năm 1994-2012 trong tat cả lĩnh vực đã tăngvới biên độ rộng từ 103,6 triệu tấn COa tương đương lên 246,9 triệu tan CO?

tương đương trong đó nông nghiệp và năng lượng là 2 ngành có tỷ trọng phátthải lớn nhất

Theo số liệu điều tra từ tong cuc thống kê, lượng KNK phát thải từ hoạtđộng nông nghiệp là 52,65 triệu tan CO: tương đương, chiếm khoảng 50,56%tổng lượng phát thải của cả nước trong năm 1994 Năm 2005, lượng KNK phát

Trang 15

thải ra môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp là 80,54 triêu tấn, chiếm 49,35%

tổng lượng phát thải của cả nước ( trong đó canh tác lúa phát thải 44,48%) Đến

năm 2010, lượng phát thải KNK trong nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng nhẹ lên

88,37 triệu tan CO› tương đương và chiếm khoảng 18,73% tổng lượng KNK phát

thải của cả nước.

Lúa gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hầu hết các quốc gia trên thếgiới, canh tác lúa là nguồn phát thải KNK chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông

nghiệp Một lượng lớn các khí N2O, CO2, CH¿ được sinh ra trong quá trình canh

tác lúa ngập nước và xử lý gốc rơm rạ sau thu hoạch đã phát thải lượng lớn KNK

ra môi trường Sản xuất lúa nước cung cấp khoảng hon 82% san lượng gạo chotoàn thế giới nhưng cũng đóng góp mức phát thải khí CH¿ tương đương khoảng80% tổng lượng phát thải từ các phương pháp canh tác lúa khác trên toàn cau

Ở nước ta, ngành nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng phát triển tươngđối cao mang lại hiệu quả kinh tế, sản xuất và xuất khẩu gạo là nguồn thu nhậpchính của gần 67% người dân Việt Nam Theo công Ước Khung của liên hợpquốc về BĐKH, nông nghiệp chiếm khoảng 34,2% tổng lượng phát thải KNK từ

các hoạt động sản xuất chăn nuôi, canh tác nông sản, xử lý phế phụ phẩm và chấtđốt sau khi thu hoạch và trọng tâm là canh tác lúa ngập nước, chiếm khoảng gần

50% lượng phát thải KNK Sản xuất lúa gạo là lĩnh vực phát thải KNK lớn nhấtcủa ngành nông nghiệp ở nước ta Tổng lượng phát thải của KNK từ quá trong

canh tác tương đương 41.2 triệu tan CO» và dự báo đến năm 2030 sản xuất lúa

van là lĩnh vực phát thải KNK lớn nhất trong cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nayvới lượng phát thải khoảng 40 triệu tan CO tương đương

Tóm lại, giảm lượng phát thải KNK trong nông nghiệp nói chung cũng

như trong lĩnh vực canh tác lúa nói riêng được coi là mục tiêu ưu tiên trongtương lai gần Việc đánh giá chỉ tiết về phát thải và phương án giảm phát thải sẽđưa ra những thông tin cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu xây dựng cácchiến lược ứng phó với sự gia tăng phát thải KNK trong canh tác lúa

1.2 Phát thải khí nhà kính ra môi trường từ quá trình canh tác lúa

truyền thống.

1.2.1 Phát thải KNK từ quán trình canh tác lúa truyền thống

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp của nước ta đã có những

bước tiến dài trong quá trình phát triển, không chỉ quan tâm đến chất lượng sản

phẩm mà còn chú trọng đến vấn đề tính bền vững của tăng trưởng nông nghiệp

và các dự định tăng trưởng trong những năm tiếp theo Tuy nhiên trong một số

Trang 16

trường hợp phát triển ngành nông nghiệp đã gây ra biến đổi nghiêm trọng đến

môi trường dưới các hình thức phá rừng, suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước và

phát thải KNK.

Trong lĩnh vực canh tác lúa truyền thống, các loại KNK chủ yếu gồm

N2O, CH4 và CO; phát thải trong quá trình sinh trưởng cua cây lúa Canh tác lúa

ngập nước sẽ tác động làm cho quá trình trao đôi chat của đất giảm, tạo điều kiệncho các loài vi sinh vật có hại phân giải các chất hữu cơ trong đất và sản sinhlượng lớn khí CH, ra môi trường, kỹ thuật canh tác (làm đất, phân bón, quản lýngập nước trên đồng ruộng) hoặc do điều kiện khí hậu CH sinh ra từ rễ lúa vàchuyển ra môi trường bằng các mô khí bên trong cây lúa và phát tán ra bằng lálúa Ngược lại, khi canh tác lúa cạn (trong điều kiện không bị ngập nước) sẽ phátthải khí NoO và CO> từ quá trình phân giải các chất hữu cơ Vì thế, khi chuyểnđổi từ trạng thái ngập sang khô cũng làm phát thải lượng lớn KNK, bón càngnhiều phân bón hóa học cũng sẽ gây nên hiện tượng mat cân bang giữa các chat

Không chỉ thế, việc đốt rừng làm rẫy đang ngày càng gia tăng, hệ sinh tháiđộng thực vật cũng bị đảo lộn, đốt cháy rừng làm các chất hữu cơ phân hủy nhiều

hơn, gây phát thai KNK Phé phụ phẩm nông nghiệp, rơm, ra, thân lá ngô chưa

được xử lý đúng cách, sau khi thu hoạch thường đốt hoặc vứt bỏ làm lãng phí

nguồn tài nguyên hữu dụng, các loại khí như CO, CO2, CH¿ sinh ra và phát thảitrực tiếp ra môi trường Việc ứng dụng kỹ thuật vùi lấp các phế phụ phẩm nông

nghiệp cũng được một số địa phương áp dụng canh tác tuy nhiên khi áp dụng vào

tình hình thực tế, tăng số vụ canh tác lúa trong năm sẽ rút ngắn thời gian nghỉgiữa các vụ khiến cho lượng rơm rạ chưa kịp thời phân hủy hết vì vậy cũng làm

gia tăng việc phát thải KNK.

Với điều kiện canh tác chưa hợp lý, trên đồng sử dụng nhiều phân bón

hữu cơ hoặc các chat mun đã làm gia tăng lượng khí CH¿ Ngoài ra, khí hậu

nước ta có sự phân hóa theo mùa, mỗi mùa đều mang những tính chất đặc trưngriêng, nhiệt độ đã tác động rất lớn đến quá trình phát thải KNK (xúc tác khiếncho khí CH¿ sản sinh trong điều kiện đất ngập nước) Nguồn phát thải KNK nữađến từ quá trình khử, phát thải khí CH¿ trong canh tác là quá trình trung chuyểncác chất hữu cơ ở điều kiện yếm khí Quá trình hình thành và chuyển hóa CH¿dựa trên chế độ nước, chất hữu cơ, nhiệt độ và quan trọng là chất xúc tác Sự

thay đôi mức nước trên ruộng lúa sẽ dẫn đến sự thay đổi của nhiệt độ Vì vậy màlượng nước tưới tại các thời điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa có mối

liên hệ chặt chẽ với lượng KNK phát thải ra môi trường.

Trang 17

Từ các số liệu kiểm kê phát thải KNK trong nông nghiệp năm 2010, ba

loại KNK được chú ý nhất trong nông nghiệp là COa (46%), CH¿ (44%) và N›O(10%) trong đó sản xuất lúa gạo đang là ngành dẫn đầu lượng phát thải KNK, vớikhoảng 57,56% tổng lượng phát thải trong toàn ngành nông nghiệp, đất nôngnghiệp và quản lý phân bón chiếm khoảng 25,2% còn lại là trong lĩnh vực chănnuôi (Theo thông báo quốc gia lần thứ hai về BDĐKH 5/2011) Lượng phát thảiKNK từ hoạt động trồng trọt trung bình từ canh tác lúa khoảng 22 tan COa tươngđương/ha, các loại cây lươn thực ngắn ngày như lạc khoảng 10 tấn CO› tương

đương/ha Theo dự đoán của US-EPA (2016), đến năm 2020 lượn phát thải

KNK từ hoạt động nông nghiệp sẽ tăng mạnh từ 12-40% so với năm 1990 và

nguồn phát thải chủ yếu đến thir các quốc gia đang phát triển (Hình 2.2)

GE Các guốc gia dang phat triển

FEESA Các quốc gia phat triển

Lúa (CHa) Chan nuối (CHa) Bail đồng (N20 & H4]

Hình 1.2: Tỷ lệ phần trăm tăng/giảm phát thai KNK trong lĩnh vực

nông nghiệp

Nguồn: US-EPA,2016

10

Trang 18

Ngành sản xuat CH¡ N20 co Tong CO: tương | Ty lệ

(nghin |(nghim | nghin đương (triệu tan) (%) tan) tan) tan)

Canh tac lia 1782.37 37,43 57,5

Dat nông nghiệp 45.87 14.22 21.8

Quan ly chat thai 164.16 Pf | 3.45 53

Tiêu hóa thức ăn 386.12 7,73 119

Đốt savan đông cỏ 997 1,23 26171 | 0.59 09

Đốt phé thải đồng | 59.13 139 1214.68 | 1.67 2.6 ruộng

Tổng số 2383.75 14849 | 147639 | 65.09 100,00

Nguồn: Thông báo quốc gia lần thứ hai về BĐKH (2011)

1.2.2 Nguân phát thai KNK trong quá trình canh tác lúa

Nước ta là nước có nền văn minh lúa nước lâu đời, với các phương pháp

canh tác lúa hiện nay, phân bón ảnh hưởng trực tiếp đến lượng KNK phát thải ra

môi trường (CHu) Ngoài ra, một số giai đoạn trong quá trình tăng trưởng và phát

triển của cây lúa đã làm phát thải trực tiếp và gián tiếp lượng KNK từ các hoạt

động quản lý nước trên ruộng lúa, sử dụng các chất hữu cơ trên đồng ruộng (rơm,

ra, phế phụ phẩm và tàn dư cây trồng), cách lựa chọn giống lúa phù hợp với điều

kiện khí hậu và thời tiết, phương án cải tạo lại đất trước và sau khi canh tác cũng

như là cánh sủ dụng hợp lý phân bón hóa học và phân bón hữu cơ trên đồng

ruộng Tóm lại, lượng KNK phát thả trực tiếp ra môi trường từ các nguồn như

điều kiện canh tác, chế độ tưới tiêu trên đồng ruộng, sử dụng phân bón chưa hợp

ly cũng như xảy ra quá trình Oxy hóa khử trong thời kỳ lúa ngập nước.

a Cơ chế hoạt động cua quá trình phát thải lượng khí NaO trong canh

tác la

Theo nhiều nguồn thông tin nghiên cứu, IPCC phân chia phát thải KNK

do NaO theo 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp Phát thải N2O trực tiếp do quá

trình bón phân N vô cơ và hữu cơ, tăng do nhu cầu sử dụng phân bón nhiều

Ngoài ra, N2O còn đóng vai trò là sản phẩm trung gian cho quá trình Nitrat hóa

và phản ứng của nó Các chất biến đổi trong môi trường ky khí của đất ngập

11

Trang 19

nước và bị khử thành N› NzO được đánh giá là mức phát thải trên đất lúa thấp

bởi thảm thực vật khác nhau trên đất lúa Trong điều kiện ngập tự nhiên của

ruộng lúa sẽ tac động làm giảm quá trình Nitrat hóa và khử hoàn toàn, tạo ra Na

hơn là NO Tuy nhiên, theo các báo cáo gần đây của bộ NN&PTNT thì khí N2Ođang là nguồn phát thải nghiêm trọng trong canh tác lúa thôn qua lớp bùn đất và

trong vùng rễ của cây lúa.

Ở nước ta, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu và nhiều số liệu tính toán

chính xác đưuọc lượng phát thải N2O trong lĩnh vực canh tác lúa, Tuy nhiên với

trên khoảng 2 triệu tan phân bón (vô cơ và hữu cơ) được sử dụng hàng năm chưa

kế các loại phân bón hóa học như urea Vì vậy đây là nguồn phát thải KNKtương đối lớn trong quá trình canh tác lúa

b Cơ chế hoạt động của quá trình phát thải lượng khí CHạ trong canh

tác lúa.

Từ những nghiên cứu báo cáo về lượng phát thải khí CH¿ trong canh tác

lúa (thời kỳ cây lúa rẽ nhánh) thu thập được rằng mức độ phát thải khí CHy caonhất vào khoảng thời gian 5 tuần sau giao cấy và sau đó giảm dần xuống cuối vụđối với vụ chiêm còn vụ mùa thì cường độ phát thải cao nhất vào 9 tuần sau khigieo cấy, mức độ phát thải khí CH4 vụ chiêm thấp hơn vụ mùa khoảng 15-20%

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thay tốc độ phát thải CH¿ tương quan nghịchvới Eh và có tương quan thuận với hàm lượng chất hữu cơ trong đất

CH, được sinh ra trong quá trình chuyên đổi giữa các chất hữu cơ Trong

môi trường hiếu khí Ở điều kiện có oxy thảo mãn, quá trình chuyên đổi giữaCarbon trong hợp chất hữu cơ sẽ phân hủy và chuyên hóa thành lượng khí CO».Nhưng trong điều kiện môi trường không có oxy thì quá trình phân hủy này sẽkhông được thực hiện hoàn toàn và Carbon sẽ được chuyền hóa dưới dạng khí

CH¿ Sau khi được chuyền hóa, CH4 được chuyên ra môi trường bằng sự khuếch

tán, sủi bọt khí và thông qua hệ thống mô khí của cây

Lượng khí CH được phát thải trực tiếp từ ruộng lúa vào khí quyền với bacon đường chính gồm khuéc tán, bọt khí của CH¡ và phát thải từ cây lúa thôngquan hệ khí không của cây Trong đó, con đường chủ yếu gây ra hiện tượng phátthải khí CH¡¿ là hoạt động phát tán qua thân cây với tỷ lệ gần 90%, khuếch tánchiếm khoảng hơn 1% và còn lại là từ dạng bọt

12

Trang 20

1.3 Xu hướng tăng trưởng xanh và giảm phát thải KNK trong nông nghiệp

Trong khoảng những năm 2002-2005, tăng trưởng xanh đang là hướng

tiếp cận mới được các quốc gia trên thé giới nghiên cứu và phát triển Tăng

trưởng xanh, hướng đến nền kinh tế Carbon thấp mà mô hình thu hút sự quantâm của một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á Thực hiệnphát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh không chỉ giảm thải KNK ra môitrường, tăng khả năng thích nghi với hiện tượng BĐKH mà còn nâng cao chấtlượng của tăng trưởng nhằm thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng theo hướnglâu dài và cải thiện chất lượng sống của người dân

Theo Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) “ Nền kinh tế xanh

là kết quả mang lại phúc lợi cho mọi người, công bằng xã hội, mang ý nghĩa

giảm thiểu rủi ro môi trường và nghèo nàn về hệ sinh thái” Nông nghiệp xanh lànăng suất cây trồng, vật nuôi, đồng thời bảo đảm các giá trị “xanh” đối với môi

trường và “an toàn” đối với con người Với công nghệ sinh học, phân bón sinhhọc, hoạt chất sinh học quản lý sâu bệnh, áp dụng những tiến bộ trong canh tác

và nghiên cứu về giống, kỹ năng thâm canh mới, xử lý và chế biến sinh khối,nông nghiệp xanh đang là xu hướng tất yêu ngày nay Xây dựng nền nông nghiệp

xanh còn tạo điều kiện dé phát triển nền văn minh sinh thái, xây dựng nếp sốngvăn hóa kết hợp hài hòa giữa con người với tự nhiên, người với người, người với

xã hội theo một chu trình văn minh, giàu tính nhân văn Cùng với đó, phát triểnnông nghiệp xanh sẽ góp phần giảm thiếu đáng kể lượng phát thải của KNK, vàlàm chậm đi quá trình nóng lên toàn cầu

Từ điều kiện thực tiễn, ta thấy rằng phát triển kinh tế đặt ra thách thức lớncho các quốc gia trong việc hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứngđược nhu cầu xã hội và đảm bảo một môi trường bền vững Một nền kinh tếxanh, sử dụng tối đa năng lượng tái tạo, chuyên đổi cơ cấu kinh tế hướng đến nềnCarbon thấp đang là xu hướng phát triển chung của tất cả các quốc gia trên thế

giới Ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ ở xuất phát điểm.Với lợi thế của nước đi sau, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển một nền kinh tếxanh toàn diện, hướng tới sự phát triển bền vững, đạt mục tiêu hài hòa giữa tăng

trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, giảm lượng phát thải KNK ra môi trường

cũng làm chậm lại quá trình BĐKH.

13

Trang 21

1.4 Công cụ tính toán lượng phát thải khí nhà kính EX-ACT

1.4.1 Tổng quan về công cụ tính toán phát thải khí nhà kính EX-ACT

Với mục tiêu thúc day hoạt động nhằm xác định quá trình giảm nhẹ và

thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và canh tác lúa nói

riêng, có rất nhiều phương án và công cụ tính toán phát thải KNK đã được ứngdụng và nâng cao kỹ thuật ở rất nhiều nước hiện nay nhằm nâng cao nhận thứctrong cộng đồng và đánh giá các dự án

Công cụ thâm định cân bằng Carbon Ex- Act sử dụng nhằm tính toán phátthải KNK trong lĩnh vực canh tác lúa và được ưa chuộng sử dụng ở các quốc giaphát triển vì có chi phí thấp, phù hợp với hiệu quả chi phí khi đầu tư vào các dự

án và phù hợp với khí hậu, điều kiện canh tác lúa ở Việt Nam

Thực hiện tính toán phát thải KNK nhằm cung cấp thông tin để đánh giáquy mô dự án được thiết kế với yêu cầu về số liệu và chi phí thấp, phù hợp vớichi phí đầu tư cho các dự an , đặc biệt là các kế hoạch dau tư cho các dự án nông

nghiệp Công cụ này là một hệ thống đánh giá được Tổ chức Nông lương LiênHiệp Quốc (FAO) nâng cao với mục tiêu đưa ra được phương án tính toán về tác

động của các dự án, chính sách mục tiêu, chương trình trong nông nghiệp, lâm

nghiệp dé cân bang Carbon

EX-ACT còn là hệ thống tính toán dựa trên cơ sở dat, ước lượng thay đổi

Carbon (dưới hình thức phát thai và hấp thụ khí CO2) Công cụ nay đã giúp các

nhà nghiên cứu thiết kế các dự án nhằm tính toán và ưu tiên thực hiện những dự

án mang lại lợi ích về kinh tế cao đi cùng với tiềm năng giảm phát thải KNK lớn.Ngoài ra, công cụ thầm định cân bang còn có thé được dung trong khu vực rộnghơn với mục đích phát triển mọi dự án về lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp vàthay đôi mục đích sử dụng đất ( giảm thiểu BĐKH, sản xuấ thâm canh, an ninhlương thực, chăn nuôi, thay đôi mục đích sử dụng đất )

Công cụ tính toán phát thải KNK EX-ACT được thực hành trên phầmmềm Microsoft Excel (không chứa macro) và được đăng ky sử dụng hoàn toàn

miễn phí trên cổng thông tin điện tử của FAO.

1.4.2 Cấu trúc cơ bản của công cụ thẩm định cân bằng Carbon EX-ACT

EX-ACT là công cụ tính toán phát thải KNK bao gồm bộ 6 mô-đun bảng

tính thao tác trên phần mềm excel, với các nội dung của từng mô-đun như: (1)

Mô tả thông tin chung về dự án, (2) Thay đổi mục đích sử dụng đất, (3) Trồngtrọt và quản lý cây trồng, (4) Chăn nuôi, (5) Dat suy thoái và (6) Các yêu tố đầuvào và dau tư Tuy nhiên phiên bản của EX-ACT (30/8/2019) đã b6 sung thêm 2

14

Trang 22

mô đun về tính toán phát thải KNK, cân bằng carbon cho hoạt động quản lý đất

ngập nước ven biển và nuôi trồng thủy sản Nội dung được mô tả chỉ tiết dưới

đây.

(1) Mô-đun 1: Thông tin đầu vào của dự án (Description)

Food and Agriculture Organization EX~-ANTE CARBON-BALANCE TOOL - EX-ACT

of the United Nations

Project Name

Continent Asia (Insular)

Moisture regime Dry

Dominant Regional Soil Type Wetland Soils Soil 2

Climate Warm Temperate Climate 2

| 1.Description | 2.LUC | 3.Cropland | 4.Grassland | 5 Management 6 Coastal | 7 Inputs 8 Fish — 9Results Calculations Help

Hinh 1.3: Giao dién man hinh M6-dun 1 cua EX-ACT

Sử dung mé-dun 1 nhăm dua ra các thông tin hỗ trợ dé lựa chọn khu vựcđịa lý phù hợp với điều kiện canh tác Đối với các đặc tính đất, Ex-Act cung cấp

hỗ trợ dé chọn loại đất trên bản đồ theo tiêu chí của IPCC (đất khô hạn, đất cát,

đất ngập nước ) Ngoài ra, dự án có thé xác định điều kiện khí hậu thông qua

bản đồ vùng sinh thái toàn cầu theo phân chia của IPCC

(2) Mô-đun 2: Thay đỗi mục dich sử dung đất (Land Use Change)

Thay đổi mục dich sử dụng đất theo báo cáo từ IPCC gồm các loại như:

đất rừng, đất ngập nước, đất canh tác, đất đồng cỏ, đất định cư và loại khác

Người sử dụng cần tìm hiểu thông tin xác định những thay đổi mục đích sử dụng

và quy trình chuyển đôi được thực hiện ra sao, lựa chọn loại đất được thay đôi,

diện tích thay đôi và phương án chuyền đổi mục đích sử dụng

15

Trang 23

Food and Agriculture Organization

of the United Nations

Tone 1 = Subtropical humid forest Tone 2 = Subtropical dry forest Zone 3 = Subtropical steppe

Select the vegetation 0 NO Select Use after deforestation 0 0 D 0 D

Select the vegetation 0 NO Select Use after deforestation 0 0 D 0 D

Select the vegetation 0 NO Select Use after deforestation 0 0 D 0 D

Select the vegetation 0 NO Select Use after deforestation 0 0 D 0 D

Select the vegetation 0 NO Select Use after deforestation 0 0 D 0 D

Select the vegetation 0 NO Select Use after deforestation 0 0 D 0 D

Select the vegetation 0 NO Select Use after deforestation 0 0 D 0 D

Select the vegetation 0 NO Select Use after deforestation 0 0 D 0 IM

#Harvested Wood Products erning dynamics of change : "D" corresponds to default/linear, "I" to immediate and "

8

¬ 1.Description 2.LUC | 3.Cropland | 4.Grassland | 5 Management | 6 Coastal 7 Inputs | 8 Fish | 9 Results | Calculations | “7 |

Hình 1.4: Giao diện màn hình Mô- dun 2 của Ex-Act

(3) Mô-đun 3: Quản lý cây trồng và trồng trọt (Crop Production)

Với mô-đun này cung cấp bảng tính toán phát thải liên quan đến phươngpháp làm đất màu mỡ, quản lý nước và dinh dưỡng, phân bón hữu cơ, phương

pháp canh tác (thời vụ hoặc lâu năm ) Mô-đun có giao diện chia thành cây lâu

năm, mùa vụ và canh tác lúa được tưới tiêu Người dùng cần cung cấp thông tin

đã được lập trình sẵn Đối với lĩnh vực canh tác lúa cần xác định được thời gian

1G nước trong các mua cũng như các phương án sử dung phân bón hữu co.

99) Fond nd Artur Organization EX-ANTE CARBON-BALANCE TOOL - EX-ACT

3.3.1 Flooded rice systems from other LU or converted to other LU (please fill step 2.LUC previously)

150 Please select water regime Please select preseason water regime Please select type of Organic Amendment

150 Please select water regime Please select preseason water regime Please select type of Organic Amendment

150 Please select water regime Please select preseason water regime Please select type of Organic Amendment

150 Please select water regime Please select preseason water regime Please select type of Organic Amendment

3.3.2 Flooded rice systems remaining flooded rice systems (total area must remain constant)

1.Description | 2LUC 3.Cropland 4,Grassland | 5 Management | 6 Coastal | 7 Inputs | 8, Fish <i |

Hình 1.5: Giao diện man hình mô-đun 3 của Ex-Act

16

Trang 24

(4) Mô-đun 4: Chăn nuôi (Glassland Livestock)

Với chức năng tính toán lượng phát thải và cân bằng Carbon từ việc quản

lý đồng cỏ và chăn nuôi Đưa các thông tin vào bảng tính và so sánh hiện tại và

tương lai khi có và không có dự án về thực vật, động vật (Bò, Trâu ), các

phương án chăn nuôi và bảo vệ vật nuôi Đầu vào người dùng cần cung cấp các

thông tin như quy mô, hiện trạng và thười giant hay đổi trạng thái suy thoái, số

lượng động vật

of the United Nations

Land Use Crop Management Coastal Inputs Fisheries

Stu 2588igiln Change production Degradation Wetlands Investments Aquaculture

4.1 Grassland systems

4.1.1 Grassland systems from other LU or converted fo other LU (please fill step 2.LUC previously)

Description Initial State g Y Area (ha)

Fill with your description Initial e Y Area (ha)

W † Nit Start with

ifel Hình 1.6: Giao diện man hình mô-đun 4 của Ex-Act

(5) Mô-đun 5: Đất suy thoái (Management Degradation)Bảng tính của Mô-đun 5 đưa ra nhằm tính toán phát thải và cân bằngCarbon trên cơ sở đánh giá sự thay đổi về rừng suy thoái, đất bạc màu và bị rửa

trôi, khai thác than Các thông tin đầu vào như diện tích, mức độ thay đôi trạng

thái suy thoái, chu kỳ, cường độ xảy ra các vấn đề như cháy rừng

17

Trang 25

ood and Agrctue Ognization ƑX-ANTE CARBON-BALANCE TOOL - EX-ACT

of the United Nations

tion

Select the vegetation

Select the vegetation

Select the vegetation

Select the vegetation

Select the vegetation Select the vegetation

Select the vegetation

Select the vegetation

| '=;

Hình 1.7: Giao diện man hình Mô-đun 5 của Ex-Act

(6) Mô-đun 6: Dat ngập nước ven biển (Coastal Wetlands)

Ở bảng tính mô-đun (6) đưa ra nhằm tính toán lượng phát thải và cân bằngCarbon trên cơ sở đánh giá về đất ngập nước ven biển Đưa các thông tin vào

bảng tính và so sánh hiện tại và tương lai khi có và không có dự án về thoát

nước, khai thác và đào Các thông tin đầu vào như diện tích rừng ngập mặn, dam

lầy thủy triều, cỏ biến

Food and Agriculture Organizaton _ EX- ANTE CARBON-BALANCE TOOL - EX-ACT

of the United Nations

Total for extraction and excavation o LJ Drainage

| 1Description | 2LUC | 3.Cropland | 4.Grassland | 5, Management 7.Inps | 8 Fish

Hình 1.8: Giao diện man hình Mô-đun 6 của Ex-Act

(7) Mô-đun 7: Các yếu tố đầu vào và đầu tư (Inputs Investments)Các nguồn phát thải được liệt kê vào mô-đun 6 bao gồm phát thải KNK

trong tiêu thụ năng lượng điện, phát thải KNK trong quá trình sử dụng nhiên liệu,

hệ thống nguồn nước và đặc biệt là nguồn phát thải KNK từ sủ dụng phân bón vàphân bón hóa học Mô-đun này tập trung chủ yếu vào các đầu vào nông nghiệp,tiêu thụ năng lượng và cải thiện cơ sở vật chât Vì vậy, người sử dụng cân tìm

18

Trang 26

hiểu thu thập số liệu đầu vào về số lượng phân bón, thuốc trừ sâu, quy mô xâydựng cơ sở hạ tầng Các số liệu trên được thu thập và đưa vào bảng tính mô-đun 7 với mục đích tính toán lượng phát thải và cân bằng Carbon từ các hoạt

động này, so sánh với khả năng có và không có dự án.

Food and Agriculture Organization EX- ANTE CARBON-BALANCE TOOL - EX-ACT

of the United Nations

Start — Description

4.1.1 Extraction and Excavation (port constuction, construction of aquaculture or salt production ponds )

Total for extraction and excavation 0

Hình 1.9: Giao diện man hình m6-dun 7 của Ex-Act

(8) Mô-đun 8: Nuôi trồng thủy sản (Fisheries Aquaculture)

Ở bảng tính Mô-đun 7 đưa ra với mục tiêu tính toán nguồn phát thải tronghoạt động đánh bắt (dựa trên cường độ sử dụng nhiên liệu), rò rỉ trên bo mạch từ

hệ thống lạnh, khí thải sản xuất từ các hoạt động sản xuất trên bờ Vì vậy, người

dùng cần thu thập số liệu đầu vào về sản lượng đánh bắt cá mỗi năm, hệ thong

lạnh, Các số liệu trên được thu thập và đưa vào bảng tính nhăm tính toán lượngphát thải và cân bằng carbon khi có dự án và khi không có dự án

19

Trang 27

of the United Nations

Land Use Crop Grassland Management Coastal Inputs

Start Descripti ` Ssenpion Change production Livestock Degradation Wetlands Investments

8.1 Fisheries

Fishing operations (based on Fuel Use intensity

Category Gear jal catch per year (tonnes per year)

Finfish Not specified 0 0 0

Not Specified Not specified 9 0 0

Not Specified Not specified ụ 9 0

Not Specified Not specified 0 0

Not Specified Not specified 9 3 0 0

With

0

Emissions from production of ice produced ashore % of total cat: odu Start Ni l With

KH was

(SBR) toescription | 21Uc | 3.cropland | 4.Grassland 5, Management | 6.coasal | 7.Inputs | 8 Fish |WWWR8WW Z0

Hình 1.10: Giao diện man hình mô-đun 8 của Ex-Act

Từ những liên kết trên, cho phép EX-ACT ứng dụng phân tích phạm virộng về các van đề về phát triển các dự án nông nghiệp, lâm nghiệp và thay đổi

mục đích sử dụng dat va tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực được biểu diễn bằng

sơ đồ dưới đây:

Bang 1.2 : Sơ đồ ứng dụng công cụ tính toán phát thải EX-ACT

EX-ACT

Phát triển An tinh Phát triển Phục héi Giảm

chăn nuôi lương thực rừng đất BDKH

Viéc xac dinh pham vi thâm định bao gồm xác định quy mô của dự án cần

được thâm định và lựa chọn mô-đun phù hợp để đánh giá dự án Trên thực tiễn,

chúng ta có thể lựa chọn mô-đun 3 và 6 để thực hiện tính toán phát thải Ngoài

ra,khi thực hiện cân bằng Carbon Ex-Act từ dự án dựa theo nguyên tắc so sánh

sự khác biệt giữa dự án và kịch bản cơ sở Kết quả cuối cùng chính là xác định

được sự khác biệt của dự án so với kịch bản cơ sở.

Về số liệu để cung cấp cho Ex-Act là những số liệu cho các phân tích vềkinh tế của dự án Các biến số dưới đây sẽ miêu tả chỉ tiết được sự khác biệt cần

thiết dé có thé hiểu và áp dụng được Ex-Act

20

Trang 28

C—O = s“ nf Có dự án

Lợi ích từ dự án

© Không có dự án

Xác nhận các biến số (số ha đất sử dụng, số đầu gia stic ) i Pha thực hiện dự an i Pha anh hưởng tích luy dự ẩn

Thời gian (nam)

Hình 1.11 : Kịch bản được xây dựng dé phát triển khi sử dung Ex-Act

Nguồn:FAO, 2014

Ex-Act xác định sự khác nhau giữa hai chu kỳ thời gian: Thời gian thực

hiện dự án là đoạn từ khi thục hiện dự án đến khi kết thúc dự án, kéo dài từ to đến

ti Giai đoạn phân tích tác động có thể không phải đợi đến khi kết thúc các canthiệp của dự án thông qua các hoạt động dự án Thậm chí khi kết thúc dự án đạtđược điểm cân bằng mới về sử dụng đất và biện pháp canh tác ở điểm ti, các thayđổi tiếp theo van có thé xảy ra như carbon trong dat, trong sinh khối mà xuất phát

từ nguyên nhân có sự can thiệp của dự án trước đó Giai đoạn này gọi là pha tích

lũy và kéo dai từ giai đoạn tị đến ty Sự khác nhau về số liệu hoạt động giữa cáckịch bản có và không có dự án được thu thập là các số liệu đầu vào để tính toáncân bằng carbon cho dự án

1.5 Kinh nghiệm ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa làm giảm lượng phát

thải KNK ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.

Canh tác lúa với mục tiêu giảm chi phi sản xuất, tăng năng suất, lợi nhuận

và chứng minh lượng KNK giảm thải ra môi trường là có thật là dé tài nhận đượcnhiều sự quan tâm cũng như có nhiều thách thức đối với việt Nam nói riêng vàcác quốc gia trên thế giới nói chung Năm 2012, trung tâm nghiên cứu khoa họcNông nghiệp Nhật Bản phối hợp cùng trường đại học Cần Thơ đã bắt đầu thựchiện các nghiên cứu thí điểm các vấn đề canh tác lúa giảm phát thải KNK vớiquy mô hẹp Dự án cũng đã phối hợp cùng với IRRI, viện lúa ĐBSCL có nghiên

cứu về “sự thích ứng với hệ thong canh tác dựa trên cây lúa” tuy nhiên dự án chi

mang tinh chất xây dựng năng lực nghiên cứu đo đạc lượng KNK phát thải trên

ruộng lúa với quy mô canh tác nhỏ.

21

Trang 29

Đặc biệt, từ giữa năm 2010 dự án “Canh tác lúa giảm phát thải KNK Việt

Nam Low Carbon Rice Project - VLCRP” do tổ chức Quỹ bảo vệ môi trường

phối hợp với Viện nghiên cứu phát triên ĐBSCL và sở nông nghiệp phát triểnnông thôn Kiên Giang và Hậu Giang đã thực hiện thí điểm thành công 4 vụ liêntiếp trên quy mô hơn 100 ha Đến cuối năm 2012, dự án VLCRP được triển khaitrên quy mô 270 ha Các kết quả kiểm chứng của dự án đã chứng minh được kỹthuật canh tác có thé giảm được chi phí sản xuất trung bình từ 6-10% nhờ sửdụng ít giống lúa hơn khoảng 40-50%, 15-35% phân bón, 20-40% nước tưới trênruộng lúa, mang lai năng suất tăng từ 5-10% vi vậy mang lại lợi nhuận cao hon

từ 10-15% cho nông hộ và mang lại lợi ích cho môi trường như giảm được lượng

khí CH4, N2O và CO› khoảng từ 4-8 tắn/ha, hạn chế tối thiêu lượng nước thải tối

đa ô nhiễm nguồn nước ra môi trường Cho đến hiện nay, dự án đang là mộttrong những dự án tiên phong đi đầu tại nước ta và được triển khai với quy mô

lớn ở vùng ĐBSCL.

Tại các quốc gia có ngành nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới như

Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ với tình hình thực tiễn canh tác lúa giảm phát thải

KNK chỉ ra rằng mặc dù các dự án canh tác lúa được tổ chức bởi tổ chức EDFtriển khai và đã đạt được những kết quả thực tế rất thuyết phục tuy nhiên vẫnchưa có các nghiên cứu và kiến nghị ứng dụng kỹ thuật canh tác giảm KNK ở

cấp cộng đồng cho người nông dân Bởi lý do chính để thwucj hiện các nghiêncứu này là làm thé nào dé lượng hóa được lượng KNK cắt giảm được mà tốnkém chi phí nhất cũng như phương án canh tác mang hiệu quả kinh tế cao và

giảm phát thải KNK ra môi trường.

22

Ngày đăng: 17/10/2024, 23:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN